Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Khởi kiện vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
~~

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI: KHỞI KIỆN TRONG VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH


Khởi kiện vụ án hành
chính

Mục lục
Chương 1. Khái quát về khởi kiện vụ án hành chính
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính

Chương 2. Thực trạng và một số kiến nghị về khởi kiện vụ án hành chính


2.1

Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính

2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính
2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong khởi kiện vụ án hành chính
2.2

Một số kiến nghị về khởi kiện vụ án hành chính

2.2.1 Kiến nghị về quy định của pháp luật khởi kiện vụ án hành chính
2.2.2 Kiến nghị thực tiễn khởi kiện vụ án hành chính

2


Khởi kiện vụ án hành
chính

Chương I: KHÁI QUÁT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa
án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyết định hành chính, hành vi hành chính
mà họ không đồng ý với quyết định, hành vi đó.
- Quyết định hành chính: "Quyết định hành chính" được hiểu là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành
chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Quyết định hành chính không thể khởi kiện bao gồm quyết định hành chính thuộc phạm vi
bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy định) và quyết định hành chính mang

tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, nghĩa là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo,
điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó
(Điều 28).
-Hành vi hành chính: "Hành vi hành chính" đối tượng của việc khởi kiện hành chính là
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật.
Tương tự như quyết định hành chính, hành vi hành chính không thể khởi kiện bao gồm
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy
định) và các hành vi hành chính mang tính nội bộ (Điều 28).

1.2 Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Thực tế cho thấy, việc xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thời gian qua không
dễ dàng, có thể là do hoạt động quản lý hành chính nhà nước hết sức đa dạng kéo theo sự
đa dạng của các loại quyết định hành chính, hoặc do nhận thức và quy định của pháp luật
hiện hành về quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính chưa có sự thống
nhất. Tuy nhiên, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện có vai trò hết sức quan trọng
trong việc khởi kiện 1 vụ án hành chính.
Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, quy định những khiếu kiện thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án như sau:
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
3


Khởi kiện vụ án hành
chính

ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính,
hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân.
3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục
trưởng và tương đương trở xuống.
4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.
Về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, hiện đang có một số
quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm quyết định hành
chính được cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành
trong quá trình giải quyết, xử lý việc cụ thể thuộc thẩm quyền, và các quyết định giải
quyết khiếu nại. Quan điểm này căn cứ vào quy định mới của Luật Tố tụng hành chính
năm 2010: Công dân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi
hành chính thì có quyền khởi kiện ra Toà án ngay mà không nhất thiết phải qua thủ tục
khiếu nại rồi mới được khởi kiện; quyết định giải quyết khiếu nại cũng là quyết định hành
chính; do đó, quyết định giải quyết khiếu nại cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính. Đây là vấn đề mới, vì theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính 1996 (sửa đổi bổ sung 1998, 2006), quyết định giải quyết khiếu nại không
phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ là điều kiện để khởi kiện đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính ra Toà án.
Quan điểm thứ hai: Chỉ có quyết định hành chính lần đầu mới là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính còn quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính. Loại ý kiến này cho rằng: nếu được quyền khởi kiện quyết định giải quyết
khiếu nại thì thực chất tòa án phải xem xét và phán quyết về tính hợp pháp của quyết định
hành chính, hành vi hành chính lần đầu bị khiếu nại trước, sau đó xem xét, quyết định về
tính hợp pháp của các quyết định giải quyết khiếu nại. Điều này phù hợp với quy định tại
khoản 1 Điều 163 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 là khi giải quyết vụ án hành
chính, “hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có
liên quan”.

Cũng theo loại ý kiến này trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên tự sửa đổi nội
dung của quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan cấp dưới (tức là quyết định
đó không đúng với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo về nội dung của quyết định giải
quyết khiếu nại lần hai), phải coi quyết định của cơ quan cấp trên là quyết định hành
chính mới-quyết định này cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

4


Khởi kiện vụ án hành
chính

Quan điểm thứ ba: Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án
giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới
hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có
chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà
người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn
bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong
việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến
việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), cụ
thể gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý
những việc cụ thể trong quản lý hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại – quyết định này có nội dung
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ

chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của
mình.
Quan điểm thứ ba có tính thuyết phục và phù hợp vì:
- Hình thức cơ bản của quản lý hành chính nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật
nhằm cụ thể hoá các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh của các cơ quan dân cử và các văn bản
pháp luật khác để thực hiện chức năng chấp hành và điều hành các quan hệ trong đời sống
xã hội.
- Một hình thức khác vừa cơ bản, vừa được thực hiện thường xuyên và thể hiện rõ nhất
chức năng quản lý hành chính là việc cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành văn bản áp dụng các
văn bản quy phạm pháp luật - văn bản cá biệt dưới dạng các quyết định hành chính. Các
quyết định này trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của các đối tượng có liên quan, đến
các công dân, cơ quan tổ chức. Vì vậy, đây là căn cứ làm phát sinh các khiếu kiện hành
chính.
- Ngoài hình thức nêu trên, một hình thức quản lý hành chính thường xuyên phát sinh là
hành vi hành chính. Cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện các hành vi này trên cơ sở các quy định
của pháp luật hoặc trên cơ sở của các quyết định hành chính. Việc thực hiện hành vi hành
chính cũng có thể sẽ làm phát sinh các khiếu nại hành chính.
Tuy nhiên, khi xác định quyết định giải quyết khiếu nại là đối tượng khởi kiện cơ quan
có thẩm quyền cần hướng dẫn không phải tất cả các “quyết định giải quyết khiếu nại” là
5


Khởi kiện vụ án hành
chính

đối tượng khởi kiện, mà chỉ có: “Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu
nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định
hành chính cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm

quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể
thuộc thẩm quyền của mình” mới là đối tượng khởi kiện.
Quan điểm trên được đưa ra vì“quyết định giải quyết khiếu nại” được ban hành theo quy
định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì chỉ xem xét tính đúng sai của nội dung khiếu nại chứ
làm thay đổi nội dung của quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại, do đó nếu coi tất
cả“quyết định giải quyết khiếu nại” đều là đối tượng khởi kiện và người khởi kiện chỉ
khởi kiện đối với “quyết định giải quyết khiếu nại” thì Tòa án không thể chỉ phán xét về
tính hợp pháp của “quyết định giải quyết khiếu nại”mà không xem xét đến quyết định,
hành vi hành chính bị khiếu nại. Suy cho cùng trong trường hợp này, thực chất là Tòa án
phải xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Mặt khác, việc xác
định đối tượng khởi kiện là tất cả “quyết định giải quyết khiếu nại”sẽ dẫn đến tình trạng
phát sinh nhiều nội dung khiếu kiện đối với cùng một vụ việc, gây khó khăn trong việc
xác định tư cách người bị kiện. Vì lẽ đó, những “quyết định giải quyết khiếu nại” theo
nghĩa là quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại hoặc kết quả của việc
giải quyết khiếu nại mà không có nội dung sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn
bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính thì không xác định là đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính.
1.3 Chủ thể khởi kiện vụ án hành chính
Chủ thế khởi kiện trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện và người bị kiện,
trong đó:
-Người khởi kiện : Điều 50
Khái niệm: Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri
( Khoản 6, Điều 3)
Từ khái niệm trên:Ta thấy người khởi kiện có thể là cá nhân, cơ qua, tổ chức.Người khởi
kiện là người bị xâm hại bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật buộc thôi việc
Quyền và nghĩa vụ người khởi kiện : Điều 50 Luật TTHC
Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của luật này.

Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu khởi
kiện nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

6


Khởi kiện vụ án hành
chính

Như vậy, người bị kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính có thể là cá nhân,
cơ quan hoặc tổ chức.
-Người bị kiện :
Khái niệm: Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện : ( Điều 51)
Các quyền và nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điêu 49 của Luật này, được Tòa án
thông báo về việc bị kiện.
Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập
danh sách cử tri bị khởi kiện.
Ví dụ: Ông T là chuyên viên phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phước
Sơn, bị chủ tịch UBND huyện ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc vì không đủ uy tín
để đảm bảo nhiệm vụ. Sau khi ông T khiếu nại chủ tịch UBND huyện đã giữ nguyên
quyết định ban đầu, không đồng ý. Ông T khởi kiện ra Tòa. Vậy người khởi kiện là cá
nhân ông T, là người trực tiếp bị xâm hại bởi QĐKLBTV. Chỉ ông T mới kiện được, bà B
là vợ ông T cũng không kiện được bởi vợ ông T không phải là người bị xâm hại bởi QĐ
trên.
Người bị kiện là Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn nếu ông là người ký quyết định.
Trong quá trình xét xử thẩm phán sẽ là người xác định tư cách của những người tham gia

tố tụng : xác định người bị kiện và người khởi kiện...
1.4 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
- Khởi kiện vụ án hành chính là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án.
Điều kiện khởi kiện : đủ 4 điều kiện :
• Chủ thể :
Phải có quyền khởi kiện : phải là người bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi
hành chính. Phải có năng lực chủ thể, năng lực hành vi Tố tụng hành chính, nếu không có
phải thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khởi kiện.

7


Khởi kiện vụ án hành
chính

• Đối tượng khởi kiện :
Đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cá
nhân, cơ quan tổ chức được khởi kiện khi không đồng ý với quyết định hành vi đó hoặcđã
khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải
quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh : cá nhân , cơ
quan tố chức được khởi kiện trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
+ Danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, danh sách cử tri bầu cử hội đồng nhân dân cá
nhân được quyền khởi kiện trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải
quýêt khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quyết

khiếu nại.
• Thời hiệu khởi kiện : Khỏan 1 Điều 104
Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành
chính bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi
kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu khởi kiện : 1 năm
Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc thời hiệu khởi kiện là 1 năm tính kể từ ngày nhận được hoặc biết được có quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định bị kỷ luật buộc thôi việc.
Ví dụ :
Ngày 11/05/2011 hộ gia đình ông A bị UBND Quận 9 ra QĐ số 120/QĐ-UBND về việc
bồi thường 2000m2 đất bị thu hồi là 35 triệu đồng, ông A nhận được quyết định vào ngày
30/05/2011. Hộ gia đình ông A không đồng ý, khởi kiện. Ngày khởi kiện là từ ngày
30/05/2011à 30/05/2012.
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh : Thời hiệu là 30
ngày.
Ví dụ : công ty TNHH A bị Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh xử phạt 700.000.000 đồng
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không đồng ý , công ty A khiếu nại lên Bộ
trưởng Bộ Công thương. Ngày 08/3/2011 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định giữ
nguyên quyết định ban đầu của Cục trưởng CQLCT. Không đồng ý, công ty A khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện là từ ngày 08/03/2011 à07/04/2011.
Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân : 5 ngày
trước ngày bầu cử
Ví dụ : A không thấy tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
8


Khởi kiện vụ án hành
chính

đã khiếu nại lên UBND phường X quận Y ( nơi lập danh sách cử tri).

Ngày 10/05/2011UBND phường X ra quyết định bác đơn yêu cầu của Ông A. Biết ngày
bầu cử là 22/05/2011.
Ông A được quyền khởi kiện từ ngày 10/05/2011à hết ngày 17/05/2011.
• Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Ví dụ : Ông H và bà C có 1 căn nhà đã có giấy tờ hợp pháp. Năm 2006, ông A bán ½ căn
nhà cho bà K, được UBND Phường và Quận xác nhận. Đến 3/2008 ông bà A bán tiếp ½
căn nhà cho ông C thì được cơ quan chức năng cho biết tòan bộ căn nhà trên đã được
UBND tỉnh cấp cho bà K bằng QĐ số 195/QD-UBND . Ông A khởi kiện ra Tòa án sơ
thẩm. Tòa án sơ thẩm hủy QĐ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất trên của UBND tỉnh. Căn cứ vào bản án trên UBND tỉnh ra QĐ 110/QĐ-UBND thu
hồi QĐ 195/QĐ-UBND được ban hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lựccủa pháp luật.
Vậy bà K không thể khởi kiện được. Hình thức khởi kiện: Khoản 1 điều 105.
1.5 Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
+ Đơn khởi kiện;
+ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
+ Bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết
định giải quyết khiếu nại ( nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyện, lợi ích
hợp pháp của mình;
+ Cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu nại ( nếu có) và bản sao các văn bản tài liệu
trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết
định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính;
+ Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ - công chức bắt buộc
phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người đã ra
quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó;
+ Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);
+ Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền);
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);
+ Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu

kiện cho người bị kiện.
Trình tự thực hiện:

9


Khởi kiện vụ án hành
chính

+ Thụ lý vụ án: Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được
phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người
khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì
thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án
phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn
khởi kiện và thụ lý vụ án giải quyết vụ án; trường hợp Thẩm phán đã thực hiện việc xem
xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không thể tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thuộc trường
hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án phân công một
Thẩm phán khác giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn
bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án
và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày nhận được thông báo, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải
nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo (nếu có).
+ Chuẩn bị xét xử:
Điều 117 Luật Tố tụng hành chính quy định:
“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:

a) 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản
2 Điều 104 của Luật này;
b) 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản
2 Điều 104 của Luật này.
c) Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể
quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với
trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường
hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

10


Khởi kiện vụ án hành
chính

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KHỞI KIỆN VỤ
ÁN HÀNH CHÍNH
2.1. Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính
2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính
- Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã được Luật tố tụng hành
chính quy định tại khoản 1, Điều 28 bao gồm các khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật
nhà nước trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan,
tổ chức. Tuy nhiên, tại khoản 4, Điều 3 chỉ giải thích quyết định hành chính, hành vi hành
chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ
đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức
đó. Do vậy, hiện tại thời điểm này cả người khiếu kiện và cơ quan có thẩm quyền giải
quyết đều đang lúng túng vì chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ
thể, chi tiết quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là mang tính nội bộ để loại trừ

không được khởi kiện. Hơn nữa, Chính phủ cũng chưa có văn bản nào quy định quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, ngoại giao nên người dân muốn khởi kiện cũng rất khó khăn và cơ
quan tòa án cũng không có cơ sở pháp lý cụ thể nào để từ chối thụ lý hoặc chấp nhận thụ
lý đơn khởi kiện hành chính. Từ những vấn đề trên đã dẫn đến hệ lụy người dân muốn
được tòa án thụ lý đơn thì phải “chạy” hoặc tòa án sẽ tùy tiện suy xét từng trường hợp
theo cảm tính và theo “quan hệ” để quyết định thụ lý đơn khởi kiện hay từ chối thụ lý đơn
khởi kiện hành chính. Tình trạng này đã và đang diễn ra đáng báo động kể từ ngày
01/7/2011 (là ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực) cho đến nay. Vì nội dung hướng
dẫn những vấn đề trên thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên tại Nghị quyết số
02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố
tụng hành chính đã “không được” hướng dẫn những vấn đề này. Chính vì vậy, người dân
còn “dài cổ” chờ Chính phủ hướng dẫn để được “đi kiện”.
- Cho tới thời điểm hiện tại, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện vụ trong án hành
chính không phải là chuyện dễ dàng đối với người dân. Vấn đề này, một mặt do hoạt động
quản lý hành chính nhà nước hết sức đa dạng kéo theo sự đa dạng của các loại quyết định
hành chính, hành vi hành chính; mặt khác, do nhận thức về quyết định hành chính, hành
vi hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính, còn có sự chưa thống nhất, cũng như
việc xác định đâu là quyết định hành chính, đâu là hành vi hành chính cũng gặp nhiều khó
khăn.
- Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 06/2010/NĐ-CP về những
người là công chức, công chức có thể là những người làm việc trong cơ quan Đảng, Văn
phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang bộ,
11


Khởi kiện vụ án hành
chính

các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, cơ quan hành chính nhà

nước cấp tỉnh, huyện… Khi những người này bị kỷ luật buộc thôi việc, có thể khởi kiện ra
Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính và Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2002, cán bộ và viên
chức đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Khi bị kỷ luật dưới
hình thức buộc thôi việc, cán bộ, công chức, viên chức có thể khởi kiện ra Tòa án. Hiện
nay, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2010, có 4 hình thức kỷ luật đối với
cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, không áp dụng hình thức kỷ luật
buộc thôi việc đối với cán bộ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Viên chức năm 2011, có
4 hình thức kỷ luật đối với viên chức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc: .
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Viên chức năm 2011, có 4 hình thức kỷ luật đối với
viên chức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Khoản 1 Điều 52). Như vậy,
nếu viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc, sẽ không thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố
tụng hành chính.
- Hiện nay, theo Luật tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện được tính căn cứ vào nội
dung đơn kiện. Theo đó, thời hiệu khởi kiện hành vi hành chính về đất đai theo Luật đất
đai; thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc... Có thể thấy, sự phong phú trong thời
hiệu khởi kiện hành chính là phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính. Tuy nhiên, chính
sự phong phú này sẽ gây khó khăn cho người đi kiện bởi lẽ buộc họ phải nắm chắc, hiểu
rõ các loại thời hiệu khác nhau dành cho các loại việc khác nhau nên việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho người dân là điều hết sức quan trọng.
- Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cá
nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính khi không đồng ý với quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được
giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai. Như vậy, trong cả hai trường hợp không được giải quyết hoặc đã được giải quyết
khiếu nại nhưng không đồng ý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án. Đến khi Luật tố tụng hành chính năm 2010 có hiệu lực thì
những thủ tục rườm rà trên đã được đơn giản hóa, đối với một số đối tượng khởi kiện thì

thủ tục khiếu nại hành chính không còn là thủ tục bắt buộc nữa; cá nhân, cơ quan, tổ chức
có thể trực tiếp khởi kiện vụ án hành chính lên Tòa án.

12


Khởi kiện vụ án hành
chính

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong khởi kiện vụ án hành chính
- Luật Tố tụng hành chính đã có hiệu lực và đi vào cuộc sống kể từ ngày 1/7/2011, tính
cho đến thời điểm bây giờ đã là hơn 1 năm. Trước đây, khi Luật Tố tụng hành chính vẫn
chưa ra đời, theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính đối với hầu hết các loại việc, sau khi đã được giải quyết khiếu nại lần 1
hoặc lần 2 (hoặc quá thời hạn không được giải quyết), nếu người dân không đồng ý có thể
khởi kiện ra toà án để được giải quyết. Sau khi Luật Tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực
thi hành - ngày 01/7/2011, người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó,
hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải
quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc
đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết đó. Tuy nhiên, hiện nay, số
lượng đơn khởi kiện hành chính được gửi đến Toà án và được thụ lý giải quyết trên thực
tế còn it, trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn
nhiều. Nhìn lại công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính những năm gần đây
cho thấy: Khiếu nại hành chính hiện nay không chỉ diễn biến phức tạp hơn về nội dung,
tính chất mà còn tăng lên đáng kể về mặt số lượng. Mỗi năm, cơ quan hành chính nhà
nước các cấp phải tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn vụ khiếu nại. Số lượng các vụ
kiện hành chính được giải quyết tại Toà án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các khiếu nại tại
cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều vụ việc khiếu nại đã được cơ quan hành chính nhà
nước giải quyết, có hiệu lực thi hành nhưng người dân không chấp nhận mà vẫn tiếp tục

khiếu nại tại cơ quan nhà nước hành chính nhà nước do vụ việc không đủ điều kiện khởi
kiện ra toà án hoặc toà án không có thẩm quyền giải quyết loại việc đó… Trong bối cảnh
hiện nay, chúng ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý mà ở đó mọi tranh chấp trong nhân dân, kể
cả tranh chấp hành chính giữa người dân với cơ quan công quyền, về nguyên tắc, đều có
thể được xem xét bởi Toà án, thì thực trạng trên là một hạn chế rất lớn cần thiết phải được
xem xét, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp thích hợp để kịp thời khắc phục.
- Trên thực tế, việc áp dụng các quy định về khởi kiện vụ án tố tụng hành chính vẫn còn
khá nhiều bất cập. Vào tháng 3/2012, tại buổi trao đổi nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối
cao và Trường Cán bộ Tòa án phối hợp tổ chức tại TP.HCM, Phòng Nghiệp vụ Tòa Hành
chính TAND Tối cao đã chỉ ra hàng loạt dạng sai sót để rút kinh nghiệm chung như: xác
định sai thẩm quyền giải quyết của tòa; xác định sai thẩm quyền giải quyết đối với việc từ
chối công chứng, chứng thực; nhầm lẫn trong việc xác định đối tượng khởi kiện như giữa
các chủ thể như UBND và chủ tịch UBND; nhầm lẫn giữa các hình thức quyết định với
thông báo của người có thẩm quyền; giải quyết chưa đủ yêu cầu khởi kiện; đình chỉ vụ án
sai; vi phạm tố tụng vì không từ chối xét xử dù đã từng tham gia xét xử sơ, phúc thẩm vụ
án đó.
Cụ thể các sai sót ấy được thể hiện trong các vụ án thực tế sau:
+ Sai sót về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án:
13


Khởi kiện vụ án hành
chính

“Ngày 4/3/2009, doanh nghiệp tư nhân Tam Đảo bị Đội Quản lý thị trường 6B bắt
giữ lô hàng không xuất đủ hóa đơn chứng từ đủ hóa đơn chứng từ nên bị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận 6 xử phạt 70 triệu đồng theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BCTBTC-BCA ), trong vòng 24 giờ sau khi kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp không xuất trình
được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, nên số hàng trên bị coi là hàng lậu.
Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý cho rằng những quy định trong TT 12/2007

là không hợp lý nên ngày 13/8/2009 đã nộp đơn ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh kiện Bộ trưởng Bộ Công thương.
Ngày 19/8, Tòa án nhân dân TP HCM đã ra thông báo bác đơn kiện của doanh
nghiệp này với lý do yêu cầu trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.”
+ Nhầm lẫn về đối tượng khởi kiện:
“Ngày 19/3/2008, Uỷ ban nhân dân huyện TL ban hành Quyết định số 310/QĐUBND để thu hồi 52,9m2 đất của gia đình ông H, trong đó có 22,58m2 đất sử dụng hợp
pháp, 29,42m2 đất lấn chiếm.
Ngày 02/7/2008, Uỷ ban nhân dân huyện TL ban hành Quyết định số 565/QĐUBND có nội dung: “Hủy bỏ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 19/3/2008; nay thu hồi
52,9m2 đất do gia đình ông H lấn chiếm, đề nghị hỗ trợ công vượt lập…quyết định này
thay thế Quyết định số 310/QĐ-UBND”. Gia đình ông H khiếu nại.
Ngày 21/10/2008, Uỷ ban nhân dân huyện TL ban hành Quyết định giải quyết
khiếu nại số 1102/QĐ-UBND, có nội dung: “Giữ nguyên nội dung Quyết định số
310/QĐ-UBND ngày 19/3/2008 là thu hồi 52,9m2 đất của gia đình ông H, trong đó có
22,58m2 đất sử dụng hợp pháp, 29,42m2 đất lấn chiếm…”.
Ngày 30/10/2008, Uỷ ban nhân dân huyện TL lại ban hành Quyết định giải quyết
khiếu nại số 1112/QĐ-UBND, có nội dung: “Thu hồi 52,9m2 đất do gia đình ông H đang
sử dụng, không đền bù, chỉ hỗ trợ công vượt lập …quyết định này thay thế Quyết định số
565/QĐ-UBND ngày 02/7/2008”.
Như vậy, theo Nghị quyết 04/NQ - HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn
thì đối tượng khởi kiện trong vụ án này là Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 19/3/2008
và Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 02/7/2008, nhưng ông H đồng ý với Quyết định số
310/QĐ-UBND và Quyết định giải quyết khiếu nại số 1102/QĐ-UBND và chỉ khởi kiện
đối với Quyết định số 1112/QĐ-UBND - quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại
nên không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án.
Ngày 12/5/2000, Uỷ ban nhân dân huyện H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số 0188/QSDĐ-TU đất cho ông H. Ông T khiếu nại việc Uỷ ban nhân dân huyện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là cấp sai đối tượng.
Ngày 07/4/2005, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện H ban hành Quyết định số
557/QĐ-CT về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông T, với nội dung: công nhận đơn
14



Khởi kiện vụ án hành
chính

khiếu nại của ông T; thu hồi và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01858/QSDĐTU ngày 12/5/2000 cấp cho ông H.
Theo cách hiểu quy định của Pháp lệnh và hướng dẫn tại Nghị quyết 04/HĐTP thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0188/QSDĐ-TU ngày 12/5/2000 của Ủy ban nhân
dân huyện H cấp cho ông H là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Nhưng thực tế,
Quyết định số 557/QĐ-CT ngày 07/4/2005 của Uỷ ban nhân dân huyện H có lợi cho ông
T nên ông T không khởi kiện; ngược lại quyết định này có nội dung "Thu hồi và hủy giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông H", nên ông H khởi kiện Quyết định số
557/QĐ-CT chứ không khởi kiện đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
0188/QSDĐ-TU ngày 12/5/2000 của Ủy ban nhân dân huyện H cấp cho ông H. Việc khởi
kiện của ông H là hợp lý vì tuy Quyết định số 557/QĐ-CT là quyết định giải quyết khiếu
nại của ông T, nhưng nội dung của quyết định này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
ông H. Thời gian qua Tòa án vẫn chấp nhận thụ lý, giải quyết yêu cầu khởi kiện của ông
H, mặc dù có vướng mắc về việc xác định đối tượng bị kiện và áp dụng luật.”
+ Quên đối chiếu quy định:
“Bà Tôn Nữ Anh Thư đăng ký kinh doanh ngành nghề cho người Việt Nam thuê
nhà để ở tại phường Trung Mỹ Tây (quận 12). Bà bị chủ tịch UBND quận ban hành quyết
định phạt tiền hơn 15 triệu đồng vì có nhiều vi phạm: Nhà cho người Việt Nam thuê để ở
nhưng lại tính tiền theo ngày giờ, sử dụng nhân viên không ký hợp đồng lao động…
Ngoài ra, chủ tịch quận còn xác định bà Thư hành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Bà Thư khiếu nại thì bị chủ tịch quận bác. Bà bèn khởi kiện yêu cầu TAND quận
12 hủy quyết định xử phạt hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch
quận. Tháng 9-2011, TAND quận 12 đã bác yêu cầu của bà.
Xử phúc thẩm, TAND TP nhận định: Quyết định giải quyết khiếu nại được thực
hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quyết định này không phải là đối

tượng khởi kiện của vụ án hành chính, không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Về quyết định xử phạt hành chính, TAND TP cho rằng theo điểm d khoản 1 Điều 1
Nghị định 72 ngày 3-4-2009 của Chính phủ thì ngành nghề kinh doanh của hộ bà Thư
(cho người Việt Nam thuê nhà để ở) không buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh trật tự. Do vậy, việc chủ tịch UBND quận 12 xử phạt nội dung này đối với bà Thư
là không phù hợp. Tòa sơ thẩm chỉ căn cứ vào việc bà Thư ký tên vào biên bản xác nhận
nội dung vi phạm, không xem xét, đối chiếu hành vi khách quan với điều luật áp dụng vào
hành vi đó để bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Thư là chưa thỏa đáng.

15


Khởi kiện vụ án hành
chính

Cuối cùng, TAND TP đã sửa án sơ thẩm, hủy quyết định xử phạt vi phạm hành
chính của chủ tịch UBND quận 12.”

+ Vừa sai luật, vừa không phù hợp thực tế

“Mảnh đất của ông Quách Tiến Nguyên ở phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức) có
một phần là đất mặt tiền, một phần là đất ở. Tuy nhiên, quyết định bồi thường, hỗ trợ
thiệt hại do chủ tịch UBND quận Thủ Đức ký lại không tính diện tích cụ thể của từng
phần mà gộp chung thành đất ở hết. Ông Nguyên khởi kiện yêu cầu TAND quận Thủ Đức
hủy quyết định này thì bị tòa bác.
Ông Nguyên kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM nhận định thẩm quyền
ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc UBND
quận. Do vậy, tòa sơ thẩm xác định người bị kiện là chủ tịch quận là chưa chính xác.
Ngoài ra, ở phần tiêu đề của quyết định ghi do chủ tịch UBND quận ban hành là sai
thẩm quyền.

Theo TAND TP, tòa sơ thẩm chưa xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của
quyết định hành chính nói trên mà đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Nguyên là chưa
đúng quy định, chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, TAND TP đã sửa bản án sơ thẩm, tuyên
hủy quyết định của chủ tịch UBND quận Thủ Đức.”
+ Kiện sai đối tượng, vẫn xử

“Ông Nghĩa phản đối, xác định rõ mình chỉ kiện chủ tịch quận chứ không kiện
UBND quận. Dù vậy, tháng 6-2011, TAND quận 9 vẫn đưa vụ kiện ra xử sơ thẩm, tuyên
bác đơn của ông Nghĩa.
Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM nhận định thẩm quyền ban hành quyết định về bồi
thường, hỗ trợ thiệt hại là của UBND quận 9 chứ không phải của chủ tịch UBND quận.
Do vậy, việc ông Nghĩa khởi kiện chủ tịch quận thuộc trường hợp người khởi kiện không
có quyền khởi kiện (điểm a khoản 1 Điều 109 Luật Tố tụng hành chính) nên tòa không thụ
lý, giải quyết.
Trong vụ này, lẽ ra TAND quận 9 phải giải thích cho ông Nghĩa biết về thẩm
quyền ban hành quyết định hành chính nêu trên, hướng dẫn ông xác định lại tư cách
người bị kiện theo quy định. Nếu ông Nghĩa không đồng ý mà vẫn kiện chủ tịch quận thì
tòa trả lại đơn kiện. Do vậy, việc TAND quận 9 đưa UBND quận 9 vào làm người bị kiện
dù ông Nghĩa không đồng ý là không phù hợp quy định và không phù hợp nguyên tắc tự
định đoạt của đương sự. Từ đó, TAND TP đã hủy án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án,
trả lại đơn kiện cho ông Nghĩa.

16


Khởi kiện vụ án hành
chính

Vụ khác, xác định nhà đất của bà Nguyễn Thị Huệ thuộc khu vực dự án đầu tư xây
dựng khu công nghệ cao, UBND quận 9 đã ban hành quyết định bồi thường và yêu cầu

bà Huệ bàn giao đất. Bà Huệ không đồng ý nên bị cưỡng chế. Bà Huệ khiếu nại nhưng bị
chủ tịch UBND quận 9 bác. Vì vậy, bà Huệ khởi kiện yêu cầu TAND quận 9 hủy quyết
định cưỡng chế hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND quận.
Xử sơ thẩm hồi tháng 8-2011, TAND quận 9 đã bác yêu cầu khởi kiện của bà Huệ
nên bà kháng cáo. Theo TAND TP, cấp sơ thẩm xác định người bị kiện là chủ tịch UBND
quận 9 và xét xử hành vi hành chính của chủ tịch UBND quận là không đúng bởi quyết
định cưỡng chế hành chính đối với bà Huệ thuộc thẩm quyền của UBND quận 9. Đây là
sai sót mà tòa phúc thẩm không thể bổ sung, khắc phục được nên phải hủy án để đảm bảo
quyền tham gia tố tụng của UBND quận 9.”
- Việc nộp đơn và hồ sơ khởi kiện của công dân còn quá nhiều khó khăn do nhiều tòa án
các cấp chưa thành thạo trong việc thụ lý loại án này. Mặt khác tâm lý ngại thụ lý và sự
cẩn thận quá mức của các tòa đối với loại án này cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều tòa
án kéo dài thời gian nghiên cứu đơn, hồ sơ và thụ lý. Có tòa để đến vài tháng mới thụ lý
và cho người khởi kiện nộp dự án phí. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian giải quyết
vụ án chính là sự thiếu hợp tác và không chấp hành pháp luật tố tụng của người có thẩm
quyền là cá nhân, và cơ quan nhà nước, tổ chức bị kiện. Họ không cung cấp hồ sơ theo
yêu cầu của tòa án, hoặc họ xin hoãn phiên tòa một cách tùy tiện với mục đích gây khó
khăn cho người khởi kiện và luật sư của họ.
- Thực tiễn hiện nay, người dân thường phải lãnh phần thua trong những vụ khởi kiện án
hành chính, chỉ trừ trường hợp các quyết định về thuế, hải quan hay xây dựng… không
liên quan đến chính quyền thì việc xét xử còn thể hiện được tính khách quan. Tính chất
đặc thù của vụ án hành chính là vụ “dân kiện quan”, đa phần người khởi kiện là “dân
thường yếu thế, thấp cổ bé họng”, trong khi những người bị kiện là người nắm giữ quyền
lực công, là một cơ quan nhà nước hoặc đại diện cho cơ quan nhà nước có uy thế, vị thế
và có tầm ảnh hưởng nhất định trong mắt mọi người, kể cả quan tòa. Hơn nữa, bên bị
kiện lại là cơ quan hành chính luôn có một bộ máy và đội ngũ công chức, có trình độ
chuyên môn, có điều kiện tiếp cận thông tin và pháp luật cùng với nguồn lực dồi dào từ
ngân sách nhà nước, trong khi người dân thường không phải ai cũng am hiểu pháp luật và
họ chỉ có khối tài sản tư của mình. Việc theo đuổi một vụ án hành chính thường phải tốn
kém thời gian cũng như chi phí tố tụng nhất định, bởi vậy bao giờ cơ quan hành chính

cũng có lợi thế hơn. Thực tế đã có nhiều trường hợp, người dân từ bỏ vụ án và chấp nhận
thua cuộc không phải vì đuối lý, mà đơn giản chỉ vì không có thời gian, tiền bạc để đi cho
đến cùng. Thực tế các vụ án hành chính không hề quá phức tạp, nhưng các Thẩm phán xử
vẫn sai nhiều, dẫn đến bị hủy sửa, nguyên nhân là do hiện vẫn còn tồn tại tình trạng Thẩm
phán nể nang, e ngại va chạm với chính quyền ngang cấp, tâm lý lo sợ không được tái bổ
nhiệm, do đó dẫn đến lúng túng, bị động và phán quyết không khách quan. Rõ ràng
với mô hình cơ quan xét xử theo đơn vị hành chính lãnh thổ như hiện nay và những mối
17


Khởi kiện vụ án hành
chính

quan hệ phụ thuộc về tổ chức, nhân sự giữa Tòa án và cơ quan địa phương đã ảnh hưởng
không ít đến tính độc lập trong xét xử của Tòa án.
2.2 Một số kiến nghị về khởi kiện vụ án hành chính
2.2.1 Kiến nghị về quy định của pháp luật khởi kiện vụ án hành chính
- Các quy định về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính cần được quy định rõ ràng và cụ
thể hơn. Nên có các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể, chi
tiết các quyết định hành chính, hành vi hành chính nào là mang tính nội bộ để loại trừ
không được khởi kiện. Hơn nữa, Chính phủ cũng cần phải công bố quy định các quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Thiết nghĩ, việc giúp người dân hiểu rõ và xác định
đúng đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ
giúp cho việc giải quyết đúng đắn các vụ án mà còn giúp người dân bảo vệ tối đa quyền,
lợi ích chính đáng của mình.
- Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các quy định về căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các
quyết định hành chính, hành vi hành chính để các Thẩm phán khi giải quyết vụ án hành
chính có căn cứ thống nhất trong việc đưa ra các phán quyết của mình. Trước mắt, Tòa án
nhân dân tối cao cần hướng dẫn kịp thời các Tòa án nhân dân địa phương về các tiêu chí

đánh giá tính hợp pháp của từng loại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi
kiện; đặc biệt là các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp, có căn cứ của các loại quyết định
hành chính hay bị khởi kiện như quyết định hành chính về quản lý đất đai, quyết định
hành chính về thuế, quyết định hành chính về xử phạt vi phạm hành chính.
- Vấn đề về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính cần phải hướng dẫn cho người dân một
cách rõ ràng cụ thể, việc thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính phong phú gây khó khăn
cho người dân, buộc họ phải nắm chắc, hiểu rõ các loại thời hiệu khác nhau dành cho các
loại việc khác nhau nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân là điều hết
sức quan trọng.
- Cần phải sớm có hướng dẫn chi tiết về việc đối thoại trong tố tụng hành chính và tập
trung bồi dưỡng những kỹ năng phân tích, ứng xử, giao tiếp, thuyết phục cho các thẩm
phán.
2.2.2 Kiến nghị thực tiễn khởi kiện vụ án hành chính
- Để việc xét xử được khách quan và công minh hơn, thiết nghĩ nhà nước ta cần xúc tiến
thành lập mô hình Tòa khu vực để bảo đảm sự độc lập của tòa án hành chính đối với bị
đơn về mọi phương diện, giúp người dân tiếp cận với công lý hành chính một cách hiệu
quả nhất. Nếu không có thay đổi quan trọng này thì trong những năm tới dù Tòa án nhân
dân tối cao có cố gắng đến đâu cũng khó cải thiện được chất lượng xét xử án hành chính.
18


Khởi kiện vụ án hành
chính

Tuy nhiên, trước mắt khi chưa có mô hình tòa án khu vực thì cần tăng cường chế tài cho
những Thẩm phán có án bị hủy, nhất là do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Bên cạnh đó
nên nêu cao vai trò giám sát của người dân, khẩn trương xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và phát huy vai trò của báo chí cũng là một biện pháp tích cực. Đối với những Thẩm
phán xét xử án hành chính đúng pháp luật, nghiêm minh thì cần khen thưởng, động viên
kịp thời cũng như có biện pháp bảo vệ họ khi bên thua kiện có thể gây khó. Những biện

pháp này hoàn toàn trong thẩm quyền của ngành Tòa án.
- Ngoài ra, thẩm phán và lãnh đạo của tòa án đều phải là Đảng viên, tòa án cấp nào thì
chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Đảng của cấp đó. Tức là thông thường về
mặt Đảng, người bị khiếu kiện lại thường có chức vụ trong Đảng cao hơn người xét xử.
Do vậy để giải quyết được những vấn đề bất cập trên, cần phải triển khai nghiêm túc và
triệt để công cuộc cải cách tư pháp, kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc Đảng lãnh đạo và
nguyên tắc tam quyền phân lập trong công tác xây dựng pháp luật, sao cho thẩm phán, hội
thẩm nhân dân và lãnh đạo của tòa án tuy là Đảng viên, nhưng vẫn không bị chi phối về
mặt Đảng của các cấp chính quyền.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng ngành, bảo đảm tuyển chọn đội ngũ cán bộ,
công chức ngành Tòa án trong sạch, vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm công tác cao, có
trình độ chuyên môn vững vàng. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và
đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ở
Tòa án các cấp để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đối với các khiếu kiện hành chính.
Thẩm phán xét xử án hành chính cần phải được đào tạo chuyên sâu về quản lý Nhà nước,
về kỹ năng xét xử án hành chính. Các Hội thẩm nhân dân cũng cần phải được bồi dưỡng
kiến thức cần thiết về pháp luật cũng như kiến thức về quản lý Nhà nước để tham gia xét
xử có hiệu quả và thiết thực hơn.

19



×