Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA)
Hiệp định VKFTA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các Hiệp định
FTA song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bản hoàn tất đàm phán
năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015. Với nội dung đã được thỏa thuận,
dự kiến Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt
Nam.
Việc ký kết Hiệp định VKFTA, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều
cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn
Quốc. Môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ góp phần khuyến khích đầu tư
từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ
hội tiếp cận các thị trường thứ ba
I. Đặt vấn đề
Là nước xuất khẩu lớn thứ 5 và nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2014 và
nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, Hàn Quốc đang ngày càng trở
thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Do đó, việc ký kết FTA song
phương với nước này sẽ mở thêm nhiều cơ hội lớn về xuất nhập khẩu và hợp tác đầu
tư cho các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường này.
VKFTA là FTA mang tính toàn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi
ích, với các nội dung chính bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu
tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực
vật, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật
trong thương mại, thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.
Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực về nhiều mặt đối với
Việt Nam, đặc biệt về kinh tế, thương mại và đầu tư, giúp Việt Nam hoàn thiện hơn
nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả
hơn, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,
phát triển bền vững.
II. Thực trạng
Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992 đến
nay, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển toàn diện và được nâng lên tầm
"đối tác hợp tác chiến lược" nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lee
Myung-Park vào tháng 10 năm 2009. Về thương mại, kim ngạch hai chiều đã tăng từ
0,5 tỷ USD năm 1992 lên 18 tỷ USD năm 2011, tăng 36 lần trong 19 năm qua. Trong
những năm gần đây, Hàn Quốc là đứng thứ 4 trong 10 đối tác thương mại quan trọng
nhất của Việt Nam
Ngày 06/8/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách
Thương mại, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc Bark Tae Ho đã tuyên bố
chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn
Quốc. Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng việc tiếp tục tự do hóa thương mại và đầu tư
thông qua Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong
việc hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương vượt mức 20 tỷ
USD trước năm 2015. Hiệp định còn nằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ
thương mại và đầu tư song phương, đồng thời nâng cao hiệu quả của khuôn khổ pháp
lý, và thực thi chính sách thương mại, cải thiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc
biệt là môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế Việt Nam và
Hàn Quốc.
Phiên đàm phán lần thứ nhất Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã được tổ chức
vào tháng 9/2012 tại Hàn Quốc, đánh dấu sự kiện đầu tiên của quá trình đàm phán
Hiệp định FTA.
Sau hơn 2 năm đàm phán, hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hàn
Quốc vừa được Chính phủ 2 nước ký vào ngày 5/5/2015 tại Hà Nội, kể từ đó, hai bên
đã khẩn trương triển khai thủ tục phê duyệt nội bộ tại mỗi nước. Ngày 16/12, Bộ
Ngoại giao hai nước đã trao đổi công hàm về ngày hiệu lực của VKFTA, thống nhất
hiệp định có hiệu lực vào 20/12/2015.
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ có
điều kiện khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau trong
Hiệp định, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư song
phương.
Sau khi Hiệp định có hiệu lực, hai bên cũng sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ
trưởng và các Tiểu ban chức năng về thương mại hàng hóa, hải quan, phòng vệ
thương mại, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), rào
cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), di chuyển thể nhân để rà soát, giám sát và đưa
ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực thi Hiệp định.
Nội dung của hiệp định (VKFTA) bao gồm các quy chế đối với thương mại hàng hoá,
thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và
kiểm dịch động thực vật (SPS). Hiệp định cũng đưa ra các quy tắc về xuất xứ, thuận
lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương
mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý...
1. Tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ của Hàn Quốc
- Kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và đứng thứ 13
thế giới với GDP năm 2012 là hơn 1.151,3 tỷ USD (so với gần 2.164 tỷ của 10 nước
ASEAN cộng lại). Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2013 dự kiến 3%.
- Hiện Hàn Quốc là cường quốc thương mại lớn thứ 8 thế giới với tổng kim ngạch
trên 1.070 tỷ USD (2012), là nước xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới (548 tỷ USD năm
2012), xuất siêu 28,5 tỷ USD năm 2012. Dự trữ ngoại tệ đạt 327.400 tỷ USD (tháng
2/2013). Đến 2012, Hàn Quốc gia nhập Câu lạc bộ 7 nước có dân số 50 triệu dân và
GDP đầu người trên 20.000 USD. Theo IMF, dự kiến Hàn Quốc sẽ đạt GDP đầu
người 31.825 USD vào năm 2017.
- Thế mạnh của công nghệ/công nghiệp Hàn Quốc là các ngành: điện tử, ôtô, hoá
chất, đóng tàu (lớn nhất thế giới với các công ty đa quốc gia như Hyundai và
Samsung Heavy Industries), thép (với POSCO là nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới),
sợi, quần áo, da giày, chế biến thức ăn. Hiện nay Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển
các ngành công nghệ cao (hạt nhân, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, năng
lượng mới, công nghệ xanh - sạch…) và đi đầu thực hiện mô hình mới về tăng trưởng
qua chiến lược phát triển xanh.
- Về kinh nghiệm phát triển: Hàn Quốc là một trong 4 “con hổ châu Á”1 đã hoàn
thành công nghiệp hóa trong hơn 30 năm (1960 - 1996 khi trở thành nước OECD).
GDP đầu người tăng từ 87 USD (1962)2 lên 13.000 USD (1996) và lần đầu tiên vượt
20.000 USD vào năm 2007 (với 21.590 USD), năm 2012 đạt 22.705 USD3 (tăng
1,3% so với 2011). Từ nước nhận ODA, kể từ 2008 Hàn Quốc trở thành nước cung
cấp ODA cho các nước đang phát triển. Để có được cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế
cùng mức GDP đầu người như hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây mất
hơn 300 năm, Hàn Quốc chỉ mất hơn 30 năm - do đó được gọi là “Kỳ tích sông Hàn”.
Đòn bẩy và bí quyết chính là phát triển khoa học công nghệ.
2. Khả năng Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam
a. Tình hình hiện tại
- Về FDI: đến năm 2012, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 vào Việt Nam
với số vốn khoảng 25 tỷ USD (sau Nhật với 28 tỷ USD) nhưng đứng thứ nhất về số
dự án (đến cuối 2012 là 3.134); Việt Nam là thị trường đầu tư lớn thứ 3 của Hàn Quốc
ở nước ngoài (sau Trung Quốc và Mỹ). Khoảng 2.500 công ty Hàn Quốc đang đầu tư
kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
- Về ODA: Hàn Quốc hiện là nước cung cấp ODA lớn thứ 2 cho Việt Nam (sau Nhật)
với 1.226 triệu USD cho giai đoạn 1995 - 2010 (trong đó có 300 triệu USD cho năm
2010), 411,8 triệu năm 2011 và đã cam kết 1,2 tỷ USD cho giai đoạn 2012 - 2015;
Việt Nam trở thành nước nhận ODA lớn nhất trong số 20 đối tác chiến lược về cung
cấp ODA của Hàn Quốc.
- Về thương mại, Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc,
Mỹ, Nhật) với kim ngạch hai chiều năm 2011 là 18,7 tỷ USD và năm 2012 đã vượt 21
tỷ USD - tức là về đích 20 tỷ USD trước 3 năm so với mục tiêu hai Chính phủ đề ra là
năm 2015. Hiện nay, hai nước đã đặt mục tiêu phấn đầu đạt 30 tỷ USD sau 2015.
- Về khoa học công nghệ: Hàn Quốc đang hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng mặt
trời, xây dựng công viên công nghệ xanh, Viện Khoa học Công nghệ V-KIST, thực
hiện chương trình Chia sẻ tri thức (KSP) về nhiều lĩnh vực phát triển.
b. Khả năng Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam
- Chính sách chung và cơ bản của Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian tới vẫn là tăng
cường phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián
tiếp, cung cấp ODA, phát triển thương mại với hệ thống các FTA trên khắp thế giới
(đã thực hiện FTA với EU từ 2010, với Mỹ 2012, đang chuẩn bị đàm phán vòng 1
Hiệp định tay ba Hàn - Trung - Nhật, tham gia đàm phán TPP (Đối tác xuyên Thái
Bình Dương), từ tháng 5/2013 sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu
vực (RECP)1.
- Với Việt Nam, Hàn Quốc vẫn tiếp tục coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở
khu vực Đông Nam Á, là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hòa
(Trung Quốc+1) do Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi phí sản xuất còn
tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập
được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng
được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN.
Hàn Quốc cũng đang xúc tiến đàm phán FTA với Việt Nam, trong đó bao hàm cả lĩnh
vực đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR).
Hiện Việt Nam là nước cung cấp hải sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc sau Trung Quốc và
Nga, chiếm tới 11% các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Việt Nam cũng khai thác được
trên 90% thị phần thuỷ sản Hàn Quốc dành cho các nước ASEAN theo Hiệp định
FTA Hàn - ASEAN.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, riêng trong 11 tháng năm 2015, kim
ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 33,6 tỷ USD, tăng
27,6% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 8,2 tỷ USD tăng 25,2%;
nhập khẩu đạt 25,4 tỷ USD tăng 28,2%; nhập siêu 17,2 tỷ USD, tăng 29,3%.
Dự kiến, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc cả năm 2015
ước đạt 36,8 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt gần
8,9 tỷ USD, tăng 24,4%; nhập khẩu đạt 27,9 tỷ USD, tăng 28,5%; nhập siêu 19 tỷ
USD, tăng 30%.
Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/10, cả nước có 105 quốc
gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đã vượt Nhật
Bản dẫn đầu với 4.777 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 43,6 tỷ USD.
Trong 10 tháng năm 2015, hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại
Việt Nam diễn ra ở 17 phân ngành; trong đó, tập trung nhiều nhất ở các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ và xây dựng. Số
vốn đầu tư trong bốn ngành này chiếm trên 5 tỷ USD tương đương 96% tổng số vốn
đầu tư FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Gần 3.000 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, sử dụng trên 400.000 lao
động với các cơ sở sản xuất quy mô lớn như thiết bị điện tử và thép./.
Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện
chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ
quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng
thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc
theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn
định trong khu vực.
- Hàn Quốc đã cam kết tự do hóa cho 97,2% tổng giá trị hàng nhập từ VN. Theo đó,
phía Hàn Quốc sẽ cắt giảm thuế đối với nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu
chủ lực của VN như tôm, cua, cá và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm
cơ khí...
Điều đáng nói là số dòng thuế Hàn Quốc cắt giảm cho VN lên tới 95,4% số dòng
thuế, nhiều hơn số dòng thuế họ cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của VN (như
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...) khoảng 5%, giúp tăng đáng kể sức
cạnh tranh, khả năng thâm nhập của hàng Việt vào thị trường Hàn Quốc.
VN cũng là đối tác đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản
phẩm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... Đặc biệt là cam kết miễn thuế mặt hàng
tôm của VN với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần lên đến mức 15.000
tấn/năm.
Không chỉ giảm thuế, cam kết còn giảm thiểu các hàng rào phi thuế, các yêu cầu về
kỹ thuật... mà nhiều doanh nghiệp còn ngại hơn cả thuế. Ngược lại, VN cũng cam kết
cắt giảm thuế cho 92,7% giá trị nhập khẩu, 89,2% số dòng thuế đối với hàng nhập từ
Hàn Quốc
3.Biểu thuế ưu đãi Việt Nam – Hàn Quốc
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, cơ quan này đang tiến hành soạn thảo Thông tư ban
hành Biểu thuế xuất khẩu và nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
Dự kiến Thông tư này sẽ được ký ban hành vào giữa tháng 11-2015 và có hiệu lực từ
1-1-2016.
Cơ bản biểu thuế này sẽ bám sát những nội dung hai nước đã cam kết trong Hiệp
định.
Về thuế xuất khẩu, phía Hàn Quốc mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng
thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Đặc biệt trong đó
có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa
quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản
phẩm cơ khí...
Một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn
Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định.
Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ
thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa
quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất
là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt
hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).
Các sản phẩm dệt may, giầy dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được
xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Việt
Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm
đến mức 15.000 tấn/năm.
Các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò
nướng...) cũng sẽ được cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 7 đến 10 năm.
Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200
dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần
nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.
Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các
nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện
điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe
tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên...
Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong
nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập
khẩu từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng tái cơ cấu nền kinh
tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.
Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện
chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ
quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng
thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc
theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn
định trong khu vực.
III. NHỮNG CƠ HỘI ,THÁCH THỨC VÀ 1 SỐ GẢI PHÁP CẦN LƯU Ý KHI
THAM GIA VKFTA
Theo xu hướng tự do hóa thương mại, các cam kết trong WTO được coi là nền tảng
cơ bản được trên 160 quốc gia thừa nhận trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc, Hiệp
định VKFTA là một bước tiến cao hơn, không chỉ cam kết mà mở cửa thị trường triệt
để, kịp thời và nhanh chóng cho các sản phẩm của hai bên với những lợi thế đặc thù
của hai quốc gia.
Hiệp định tạo nên khuôn khổ pháp lý cụ thể, chi tiết và trực tiếp hơn cho các giao dịch
thương mại đối với hai quốc gia.
Các mặt hàng của Việt Nam được hưởng ưu đãi gồm hoa quả nhiệt đới, tỏi, gừng, thịt
lợn, mật ong và tinh bột ngọt khoai tây. Hiệp định còn đưa ra các quy định điều chỉnh
thủ tục hải quan, tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ, vệ sinh và an toàn thực phẩm và quy tắc
xuất xứ. Các rào cản thương mại điện tử và quy định pháp luật cũng bị loại bỏ.
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba và đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của
Việt Nam trong 23 năm kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao. Hàn Quốc
cũng thuộc vào nhóm 3 nước có lượng du khách đến Việt Nam lớn nhất. Đây cũng là
một trong những đối tác cung cấp lớn nhất ODA cho Việt Nam (khoảng 21 tỷ USD).
Hiệp định đặt mục tiêu tăng gấp đôi tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai
quốc gia lên 70 tỷ USD vào năm 2020, nghĩa là tăng trưởng trung bình khoảng
20%/năm.
1.Nhiều cơ hội
Hiệp định là khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho sự bổ sung các thế mạnh của hai
nền kinh tế, thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đánh giá thế mạnh để khai thác tối ưu.
Hiệp định được ký kết khẳng định Việt Nam không chỉ chủ động mà còn tích cực hội
nhập quốc tế. Lòng tin của đối tác nước ngoài đối với chính sách đổi mới và việc tuân
thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam tăng lên.
Mặc dù trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn so với Hàn Quốc nhưng
việc ký kết Hiệp định thể hiện quyết tâm cao của cả hai bên, nhất là phía Việt Nam,
chuyển từ thế bất lợi tuyệt đối sang thu lợi thế so sánh.
Đây là cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn vào các quan hệ thương mại và đầu
tư quốc tế để các quan hệ thương mại, từ mức độ thông thường lên mức độ đối tác
thương mại và đối tác thương mại chiến lược.
Các cơ hội cụ thể cũng xuất hiện từ Hiệp định này như việc hàng hóa Việt Nam tiếp
cận với thị trường Hàn Quốc với những tiêu chuẩn mới về vệ sinh, an toàn, xuất xứ,
bao bì, đóng gói… khá chặt chẽ.
Các DN Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hàn Quốc và điều đó,
chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới theo chuỗi “cơ hội làm xuất hiện cơ hội”, nhất là
cơ hội liên doanh, liên kết với đối tác Hàn Quốc vốn có tính thân thiện cao. Các DN
Việt Nam sẽ quyết liệt hơn trong việc đổi mới công nghệ sản xuất, thay đổi thói quen
kinh doanh để thích nghi với thị trường mới.
Hàn Quốc đang bộc lộ là một cường quốc công nghệ với nhiều công nghệ mới dựa
trên nền tảng của sự sáng tạo. Do đó, các DN Việt Nam có thể tranh thủ học hỏi, tiếp
cận dần với công nghệ cao để tránh bị lạc hậu và tụt hậu, từng bước thu hẹp khoảng
cách công nghệ khá lớn giữa hai quốc gia.
Quá trình cùng kinh doanh với đối tác Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện để lao động Việt
Nam học tập, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động nâng cao năng suất
lao động.
Thể chế thương mại và đầu tư của Việt Nam có cơ hội để hoàn thiện theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi kinh doanh, tăng tính minh bạch và công bằng để các DN Việt đầu
tư sang Hàn Quốc sẽ được đối xử thuận lợi.
Ngoài ra, phát triển mạnh quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc góp phần giảm
bớt sự lệ thuộc của Việt Nam vào một thị trường nào đó, giảm bớt nguy cơ gặp rủi ro
trong điều kiện thế giới có sự biến động khó lường.
2.Nhưng không ít thách thức
Phải khẳng định rằng cạnh tranh của hàng hóa và DN Hàn Quốc ở Việt Nam sau khi
Hiệp định có hiệu lực sẽ gay gắt hơn. Hàn Quốc có lợi thế hơn hẳn Việt Nam về công
nghệ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, năng lực quản lý.
Một cuộc điều tra của VCCI mới công bố tháng 3/2015 với phản hồi từ hơn 10.000
DN trong toàn quốc cho thấy, mặc dù khoảng 70% DN có nghe nói tới TPP, nhưng số
thực sự biết sâu về TPP là rất ít (chỉ khoảng 3-5% tùy theo ngành nghề).
Đây chính là điều mà ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng Phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị
trường Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Điều phối viên Hiệp định
VKFTA còn khá băn khoăn. Ông Tuyên cho biết việc ký kết các hiệp định thế này tuy
mở ra cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức.
Có trường hợp sau khi ký kết, lượng xuất khẩu tăng lên nhanh nhưng sau đó chậm lại
vì nhiều lý do, nếu không có giải pháp mới. Với kinh nghiệm nhiều năm ở Hàn Quốc,
ông Tuyên cho biết các DN Việt Nam có thể phát triển các mặt hàng như thủy, hải
sản, hoa quả nhiệt đới, tỏi, ớt để làm kim chi.
Tuy nhiên, Hàn Quốc có yêu cầu cao về quy trình chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm. Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, Bộ Nông nghiệp Hàn
Quốc… giám sát rất chặt chẽ việc này.
Bên cạnh đó, người Hàn Quốc từ các em học sinh cũng được giáo dục đầy đủ về ưu
tiên tiêu dùng hàng nội địa. Do đó, không dễ gì các thương hiệu, sản phẩm của nước
ngoài có thể cạnh tranh với hàng Hàn Quốc. Các DN Việt cần liên kết với các nhà
phân phối có thương hiệu của Hàn Quốc để thâm nhập thị trường này.
Ngoài ra, các DN cũng cần chủ động tìm kiếm các thông tin về thị trường Hàn Quốc.
Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ cũng là một vấn đề đối với những DN nhỏ, bởi những
website có thông tin về các chuyên ngành hẹp thường bằng tiếng Hàn Quốc chứ ít sử
dụng tiếng Anh.
Một kinh nghiệm được ông Tuyên chia sẻ là người Hàn Quốc làm việc với cường độ
khá cao và ra quyết định nhanh. Do đó, khi trao đổi thông tin với đối tác là các DN
Hàn Quốc, cần cung cấp thông tin bao quát, đầy đủ về mặt hàng, giá cả, cũng như khả
năng thực hiện. DN Việt Nam cần hết sức tránh việc phản hồi chậm chạp hay đưa ra
những kế hoạch không phù hợp với năng lực thực hiện.
Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Korcham) Hong Sun đề
nghị các DN Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các mặt hàng thuộc sở trường của mình bởi
có rất nhiều nhóm mặt hàng được giảm thuế theo Hiệp định đã ký kết. Tuy nhiên,
không phải DN Việt Nam nào cũng đủ khả năng về thời gian, chi phí để làm điều này.
Tại Hàn Quốc, các DN nhỏ và vừa được các cơ quan chức năng hỗ trợ thông tin,
quảng bá rất hiệu quả. Tại các tập đoàn lớn đều có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về
các hiệp định FTA, để từ đó đặt ra các kế hoạch cho DN. Điều này sẽ làm nông sản
Việt khó cạnh tranh được tại Hàn Quốc bởi tại đây, các trung tâm, chợ đầu mối hiện
đại, phương thức bán đấu giá đã tạo ra một thị trường lành mạnh, sản phẩm có sức
cạnh tranh tốt.
Bên cạnh đó,các DN Hàn Quốc cũng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam,
hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam nên có khả năng thích nghi nhanh chóng và
hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Điều này cùng với những điểm yếu như chậm đổi mới công nghệ, năng lực quản trị có
hiệu quả thấp của DN Việt Nam sẽ tạo ra nguy cơ mất thị trường, phải thu hẹp quy
mô thậm chí bị loại khỏi thị trường, nhất là đối với các DN nhỏ và vừa.
Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không được đưa vào danh
mục giảm thuế của Hiệp định sẽ gây khó khăn cho nông dân Việt Nam, dễ đẩy Việt
Nam rơi vào trạng thái thâm hụt thương mại với Hàn Quốc kéo dài.
Bên cạnh đó, thách thức trong xu hướng tự do hóa thương mại thể hiện ở việc nhiều
đối tác đến từ các nước khác nhau cũng tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ làm tăng
tính đa chiều của cạnh tranh, tạo ra một mức độ đào thải cao đối với DN trong nước,
kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, các cơ quan quản lý sẽ đứng trước thách thức phải quản lý những đối tác có
nhiều kinh nghiệm và khả năng thích nghi cao ở Việt Nam. Do đó, nếu hệ thống quản
lý hành chính hiện tại không kịp thời đổi mới có thể trở nên kém hiệu quả, không đáp
ứng được các cam kết về tạo điều kiện cho giao dịch hay cung ứng dịch vụ công.
3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP
(i) Về chiến lược thu hút và tiếp nhận đầu tư: Đứng trước thách thức của mục tiêu
“đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại”, cần tạo mọi điều kiện cho chuyển giao công nghệ để thực hiện thành công quá
trình “nội địa hóa” và phát triển công nghiệp quốc gia (có thể học tập kinh nghiệm
của Hàn Quốc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa chỉ trong 30 năm)1.
Nếu không nội địa hóa được thì sẽ không có ngành công nghiệp quốc nội và ta sẽ tiếp
tục phụ thuộc nặng vào công nghiệp/công nghệ nước ngoài, làm gia công, làm thuê, bị
khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực giá rẻ, trong khi giá trị gia tăng
tạo ra trong toàn xã hội rất thấp.
(ii) Bên cạnh việc thu hút các ngành công nghiệp cơ bản từ Hàn Quốc, cần đẩy mạnh
thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, kể cả chế biến nông lâm
hải sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu (trong đó có xuất khẩu sang Hàn
Quốc)2 để đáp ứng đúng khẩu vị và thị hiếu của người Hàn Quốc và phục vụ tiêu
dùng của cộng đồng 123.000 người Việt tại Hàn Quốc.
(iii) Hàn Quốc đang chú trọng thực hiện mô hình phát triển xanh ở Hàn Quốc cũng
như đi đầu thúc đẩy áp dụng mô hình này tại các nước khác, trong đó có Việt Nam mà
Hàn Quốc coi là đối tác chiến lược về tăng trưởng xanh. Trong chính sách ODA cho
các nước, Hàn Quốc cũng ưu tiên cung cấp 70% ODA cho lĩnh vực xây dựng hạ tầng,
đào tạo nguồn nhân lực và tăng trưởng xanh (riêng ODA cho lĩnh vực tăng trưởng
xanh chiếm tới 20%). Do đó, về ODA, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư của
Hàn Quốc vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng, ta cần chú trọng thu hút đầu tư của Hàn
Quốc vào các ngành công nghiệp và công nghệ xanh.
(iv) Về phương thức đầu tư, ta cần chú trọng mô hình đối tác công - tư (PPP) theo
Quyết định số 71/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Hàn Quốc (cũng như Nhật) là nước
đã thành công và có rất nhiều kinh nghiệm về PPP. Qua trao đổi, Hàn Quốc rất ủng hộ
và sẵn sàng tham gia đầu tư theo phương thức PPP.
(v) Cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của ta để thu hút thêm nhiều đầu tư của
Hàn Quốc và Nhật (đã được Thủ tướng khẳng định là hai nguồn đầu tư hàng đầu và
ổn định nhất trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, suy thoái). Ta cần tiếp
tục cải thiện về thủ tục hành chính, các biện pháp khuyến khích đầu tư, môi trường
kinh tế vĩ mô… để các nhà đầu tư Hàn Quốc được thuận lợi và yên tâm đầu tư vào
Việt Nam (Tổng thống mới của Hàn Quốc Park Geun Hye cũng đã đề cập vấn đề này
khi tiếp Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ngày 26/2/2013). Đồng thời, cũng cần
lường trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của Myanmar trong thu hút đầu tư nước
ngoài, trong đó có Hàn Quốc (thời gian qua, ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc
sang Myanmar và họ đánh giá Myanmar có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước
ngoài).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ báo hải quan
+
+ chinhphu.vn
+báo điện tử Việt Nam: vietnamnet và một số trang báo khác