Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO Công tác phòng chống tham nhũng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.99 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 121/BC-PGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tháp Mười,
ngày 25 tháng 02 năm 2014

BÁO CÁO
Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc
thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong
phạm vi trách nhiệm của sở, ngành, UBND cấp huyện
a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Lồng ghép
trong các lần họp cơ quan, họp Hiệu trưởng các trường trực thuộc, Phòng
GDĐT tập trung sao in, gửi các văn bản pháp luật đến các trường trực thuộc
qua địa thư điện tử, mua và cấp phát các quyển sách văn bản pháp luật về các
trường và yêu cầu Hiệu trưởng các trường tổ chức triểu khai, phổ biến và
tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh
biết để thực hiện.
Số lần phổ biến, tuyên truyền: 04 lần, 65 người dự/ 01 lần (Hiệu trưởng
các trường trực thuộc). Tổng số lượt người tham gia: 260 lượt.
b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác


phòng, chống tham nhũng:
- Căn cứ công văn số 219/SGDĐT-VP ngày 22/10/2013 của Sở GDĐT,
Phòng GDĐT ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các trường trực thuộc
tổ chức phổ biến, tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác phòng,
chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.
- Các văn bản triển khai, phổ biến đến các trường trực thuộc:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng
số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội;
+ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012
của Quốc hội;
+ Luật Phổ biến, giáo dục Pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20/6/2012
của Quốc hội;


+ Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội;
+ Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội;
+ Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 của Chính phủ về việc
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước;
+ Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 06/5/2011 về
việc khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành
vi tham nhũng;
+ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy các cơ sở giáo
dục, đào tạo từ năm học 2013-2014;
+ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng;
+ Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về
minh bạch tài sản, thu nhập;
+ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ

chức lễ tang cho cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GDĐT về
việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTr của Thủ tướng Chính phủ;
+ Chỉ thị số 14/CT-CP ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo;
+ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khiếu nại;
c) Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện
trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Trưởng phòng GDĐT phục trách chung, tổ chức chỉ đạo thực hiện
phòng, chống tham nhũng, chịu trách nhiệm trước cấp trên về các vi phạm
của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Các Phó trưởng phòng phụ trách các bộ phận có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát các thành viên của bộ phận phụ trách thực hiện nhiệm vụ, công vụ
đúng quy định pháp luật; Gương mẫu, liêm khiết, chấp hành nghiêm chỉnh
quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc
đạo đức nghề nghiệp; Kê khai tài sản theo quy định và chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của việc kê khai. Tham mưu với Trưởng phòng về
giải pháp phòng ngừa tham nhũng xảy ra.
- Các công chức trong cơ quan Phòng GDĐT nghiêm túc thực hiện các
quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Phòng GDĐT giáo trách nhiệm cho Tổ Hành chánh – Tổ chức hướng
dẫn các trường tổ chức thực hiện phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật
đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh biết để thực hiện, cập
2


nhật và cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật cho các trường để phổ biến,

tuyên truyền.
- Phòng GDĐT giao cho Tổ Nghiệp vụ - Thanh tra chuyên môn phụ
trách công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng tại các trường trực thuộc và tham mưu Lãnh đạo phòng trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi tham nhũng và báo cáo công tác
phòng, chống tham nhũng về cấp trên theo định kỳ.
d) Tình hình thực hiện Mục 6, Điểm a Mục 7, Chỉ thị số 10/CT-TTg
ngày 12/6/2013, của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống
tham nhũng vào giảng dạy cơ sở giáo dục, đào tạo và các kết quả khác đã thực
hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng.
Phòng GDĐT hướng dẫn, chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện đưa
nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy lồng ghép với môn Giáo
dục công dân (đối với cấp THCS), môn Đạo đức (đối với cấp tiểu học), giáo
dục lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi, hái
hoa dâng chủ… hình thức và nội dung giảng dạy nhẹ nhàng, thực tế, phù hợp
với lứa tuổi, thực hiện nội dung giảng dạy theo tài liệu hướng dẫn của Bộ
GDĐT tại công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GDĐT về
việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTr của Thủ tướng Chính phủ.
2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Cơ quan Phòng GDĐT, các trường trực thuộc Phòng thực hiện nghiêm túc
công tác công khai, minh bạch theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
phòng, chống tham nhũng số 27/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội.
Thực hiện công khai tài chính, công khai cơ sơ vật chất và công khai
chất lượng theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ GDĐT về việc ban hành hành quy chế thực hiện công khai
đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
- Thực hiện chế độ tiền lương, các phụ cấp và chế độ chính sách cho
công chức, viên chức đúng theo quy định và kịp thời.
- Cơ quan Phòng GDĐT, các trường trực thuộc xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ, thực hiện các định mức thu chi đúng quy định của ngành.
- Các chế độ, đính mức và tiêu chuẩn công tác phí, phương tiện đi lại
công tác thực hiện nghiêm túc theo quy định hiện hành.
- Thực hiện công tác tuyển dụng viên chức, công chức, điều động, bổ
3


nhiệm các bộ theo các tiêu chuẩn đã quy định: Luật Công chức, Luật Viên
chức và các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, lập trường, chính trị,
trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn nghề nghiệp.
c) Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng:
Công chức, viên chức Phòng GDĐT thực hiện nghiêm túc Quyết định số
64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị
có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.
d) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức:
Cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục thực hiện quy tắc ứng xử
theo Luật Công chức, Luật Viên chức và Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16/4/2008 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
Tuy nhiên, còn vai trường hợp giáo viên các trường do nóng tính nên đôi
khi có những lời lẻ, thái độ chưa chuẩn mực trong giao tiếp với phụ huynh
học sinh.
đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
nhằm phòng ngừa tham nhũng:
- Đối với chức Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thực hiện bổ nhiệm và luân
chuyển các bộ theo nhiệm kỳ được quy định tại Điều lệ trường theo từng cấp

học và các văn bản quy định của UBND tỉnh và huyện. Hàng năm, Phòng
GDĐT rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức
để tham mưu UBND huyện phân công, chuyển đổi vị trí công tác, điều động,
bổ nhiệm hoặc cho thôi giữ chưc vụ và luân chuyển cán bộ theo quy định của
Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản pháp quy của ngành.
e) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập:
Đối với cán bộ lãnh đạo, các công chức, viên chức có chức vụ và đảng
viên thực hiện kê khai minh bạch về tài sản và thu nhập theo Nghị định số
78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
f) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do
mình quản lý, phụ trách: Trong đơn vị chưa xảy ra trường hợp tham nhũng.
g) Việc thực hiện cải cách hành chính: Hàng năm, Phòng GDĐT yêu cầu
các bộ phận cơ quan Phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường trực thuộc rà soát
các văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc các thủ tục rờm ra, ngoài quy định thì
thông báo hủy bỏ, không thực hiện nhằm gọn nhẹ trong công tác thủ tục, hành
chính. Trong giải quyết công vụ cần gọn nhẹ, nhanh nhẹn và giải quyết dứt
điểm nhằm hạn chế công sức và thời gian, kinh phí bỏ ra của người dân.
h) Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành
4


hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Trong công tác điều hành, quản lý và
thực hiện công vụ, Phòng GDĐT đầu tư các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan như
máy in siêu tốc, máy photo, hệ thống máy vi tính, các phần mềm PMISS,
EMISS, Wesite của Phòng GDĐT, hệ thống WIFI để truy cập internet, các
phần mềm bỗ trợ khác để thực hiện nhiệm vụ, cập nhật thông tin, báo cáo,
thống kê số liệu chính xác, kịp thời và truyền tải các tài liệu, thông tin đến các
trường hoặc cấp trên được kịp thời và chính xác. Đồng thời đầu tư, trang bị hệ
thống máy vi tính cho các trường, thành lập hệ thống Wesite các trường để

phục vụ cho công tác quản lý, điều hành online được nhanh hơn, tốt hơn.
i) Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản: Hiện
tại, cán bộ, công chức Phòng GDĐT thực hiện trả lương qua tài khoản, dự
kiến trong thời gian tới thực hiện đối với cán bộ, giáo viên các trường thuộc
thị trấn Mỹ An, còn các xã khác do chưa có hệ thống máy ATM để rút tiền
nên chưa thực hiện.
k) Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng:
- Thực hiện nghiêm túc công tác kê khai minh bạch tài sản và thu nhập, trong
cơ quan, đơn vị cần có giám sát, tổ chức rà soát cán bộ, công chức, viên chức thực
hiện kê khai minh bạch tài sản, thu nhập, đồng thời xử lý nghiêm đối với cán bộ,
công chức, viên chức kê khai thiếu minh bạch.
- Các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ, quy trình thủ tục mua sắm hàng hóa, sửa chữa cơ sở vật chất, thực
hiện tốt công tác công khai sẽ làm giảm được nguy cơ tham nhũng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cán bộ, công chức, viên
chức có điều kiện tham nhũng, có giải pháp ngăn chặn ngay từ đầu các dấu
hiệu tham nhũng.
- Xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng để đủ sức răng đe và và ngăn
chặn các trường hợp có dấu hiệu và chuẩn bị tham nhũng.
- Báo vệ và khen thưởng thích đáng đối với người phát hiện, tố giác các cá
nhân, tổ chức tham nhũng.
3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng:
a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ
của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý: Chưa phát hiện cá
nhân và tổ chức tham nhũng.
b) Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham
nhũng qua hoạt động thanh tra: Trong 2013 thực hiện kiểm tra 15/65 trường,
tỷ lệ 23,08%, chưa phát hiện cá nhân và tổ chức nào tham nhũng.
c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham
nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chưa phát hiện cá nhân và tổ chức

tham nhũng.
5


d) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo
dõi, quản lý của cấp mình: Chưa phát hiện cá nhân và tổ chức tham nhũng.
đ) Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác: Chưa
phát hiện tham nhũng.
4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng:
a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:
- Tổng số cuộc kiểm tra:
+ Kiểm tra các khoản thu đầu năm: 65/65 trường, tỷ lệ 100%.
+ Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài chính: 65/65 trường, tỷ lệ 100%
+ Kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tham
nhũng: 15/65 trường, tỷ lệ 23,08%.
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:
- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra: 0/65 đơn vị
- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Chưa phát
hiện sai phạm.
II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM) CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG KỲ TIẾP THEO:
1. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 01/6/2012 của
UBND huyện về việc Đề án tuyên truyền, phổ biến luật về phòng, chống tham
nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng trong cán
bộ, công chức, viên chức.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trong cơ
quan, trường học về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Tiếp tục giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức , lối sống cho cán bộ,

công chức, viên chức thấy rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác phòng,
chống tham nhũng, đặc biệt là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
4. Tiếp tục đưa nội dung phòng, chống tham nhũng giảng dạy vào các
trường phổ thông theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ trướng
Chính phủ và Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GDĐT.
5. Tiếp tục tổ chức thực hiện phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến đội ngũ
cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh và phụ huynh biết để thực hiện.
6. Hướng dẫn, chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác xây dựng quy chế
6


chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ
quan và công tác công khai minh bạch theo quy định.
7. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện về công
tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan và các trường trực thuộc.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Công tác phòng, chống tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội, lực lượng giám sát,
kiểm tra đông đảo nhất là quần chúng nhân dân. Do đó, Phòng GDĐT đề nghị
đến UBND tỉnh cần thực hiện một số nội dung sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi đối với
người dân qua nhiều kênh: Tờ rơi, báo chí, phát thanh truyền hình, thông qua
các chương trình văn nghệ…để nâng cao nhận thức của người dân trong công
tác phòng, chống tham nhũng.
2. Có cơ chế bảo vệ và khen thưởng thích đáng đối với những người phát
hiện, tố giác các cá nhân, tổ chức tham nhũng hoặc có dấu hiệu hành vi tham
nhũng.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phân công giám sát, kiểm tra các đối
tượng có điều kiện hoặc có dấu hiệu tham nhũng và thường xuyên báo cáo

cho cấp trên về dấu hiệu và hành vi tham nhũng của các đối tượng này nhằm
có giải pháp thích hợp ngăn chặn ngay từ đầu không để cán bộ sai đường, lỡ
bước rồi mới kiểm điểm, kỷ luật, có thể sai ra những hậu quả đáng tiếc.
Nơi nhận:
- Sở GDĐT (báo cáo);
- UBND huyện (báo cáo);
- Thanh tra huyện (báo cáo);
- LĐ Phòng, CĐGD huyện (để biết);
- Tổ trưởng các Tổ PGD (để biết);
- Các trường trực thuộc (để biết);
- Lưu: HC, NV(G).

TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký tên, đóng dấu)

Trần Văn Lập

7



×