Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG ÁN Về việc phòng tránh hiểm hoạ thiên tai năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.46 KB, 5 trang )

UBND XÃ THẠNH LỢI
TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI

Số:

/KH-THCS

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày

tháng 9 năm 2015

KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG ÁN
Về việc phòng tránh hiểm hoạ thiên tai năm 2015

Căn cứ công văn số 12/BC-PCLB&TKCN, ngày 21/01/2014 của Ban chỉ
huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tháp Mười về việc Tổng kết
công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2013, kế hoạch thực hiện
năm 2014;
Căn cứ Kế hoạch số 73 /KH-PGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2014 của Phòng
GD&ĐT Tháp Mười về việc phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2014;
Căn cứ Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng năm 2015 của UBND xã
Thạnh Lợi về việc tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2015;
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, thực tại về cơ sở vật chất của đơn
vị nhà trường.
Trường THCS Thạnh Lợi đề ra kế hoạch phòng tránh hiểm hoạ thiện tai năm
2015 và phương án phòng tránh hiểm hoạ thiên tai của đơn vị nhằm chủ động ứng
phó với thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản năm 2015 như sau:
I/. Thực trạng:


Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo phòng tránh hiểm hoạ thiên tai tại đơn
vị nhằm ứng phó tình hình lụt bảo năm 2015.
Tình hình cơ sở vật chất: Trường lớp kiên cố được phân thành 3 khu riêng
biệt, khu phòng học có 6 phòng, trang bị đầy đủ bàn ghế phục vụ học sinh học tập;
Khu phòng thực hành có 4 phòng trong đó 2 phòng thực hành, 1 phòng thư viện và
1 phòng tin học trang bị 23 máy vi tính; Khu hiệu bộ có 6 phòng trang bị đầy đủ
thiệt bị cần thiết cho phòng làm việc, có phòng y tế, phòng đoàn đội; Cổng rào kiên
cố, có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh, phân biệt rõ nam và nữ.
Tình hình con người:
+ Đội ngũ giáo viên: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 29; chỗ ở được
bố trí trên cụm dân cư, nhà ở cấp 4, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều biết ứng
phó với thiên tai thường có ở địa phương (lũ, lụt).
+ Học sinh: Toàn trường có 275 học sinh trong đó khối 6: 90; khối 7: 63;
khối 8: 60; khối 9: 62 em; số lượng học sinh có đều trên 4 ấp tập trung phần lớn ở
tuyến dân cư và cụm dân cư, tuy nhiên còn một vài hộ gia đình sống ở đất canh tác
hẻo lánh cần quan tâm; phần lớn các em đều biết bơi; còn lại số ít chưa biết bơi đã
được đưa vào danh sách mở lớp phổ cập bơi của UBND xã năm 2015.


Nhình chung về cơ sở vật chất và con người cũng đã chủ động trong công tác
phòng tránh hiểm hoạ thiên tai năm 2015.
II/. Nhiệm vụ trọng tâm:
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là phải chỉ đạo phối hợp chặt chẽ
giữa các tổ chức đoàn thể nhà trường để ứng phó với lũ lụt thiên tai.
Tham mưu với UBND xã về các biện pháp chống lũ, bão. Phối hợp các ban,
ngành, đặc biệt là Công an, Quân sự, Hội Phụ huynh, Hội Khuyến học, Hội Chữ
thập đỏ, ... bảo vệ tài sản và tính mạng cho học sinh trong mùa lũ.
Tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh xảy
ra sau mùa lũ.
Khi tình trạng nước lũ dâng cao, không thể khắc phục được, phải báo cáo với

UBND xã và xin ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc cho học sinh nghỉ
học để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Khi cuối mùa lũ, nước rút nhà trường phải tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt,
làm vệ sinh khu vực trường, sửa chữa, gia cố khi có hiện tượng hư hỏng, sụt, lún
nền xảy ra.
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng tránh, giảm nhẹ
thiên tai lũ lụt và những chủ trương, chính sách của nhà nước về PCLB&TKCN
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh biết chủ động phòng tránh.
Vận động nhân dân, PH đóng góp công sức, tiền, của để xây dựng, sửa chữa
trường, lớp, đường đến trường bị ngập do bị lũ, tạo điều kiện cho con em đi học
trong mùa lũ được dễ dàng, hạn chế tai nạn xảy ra đối với học sinh.
III/. Phương án phòng tránh hiểm hoạ thiên tai:
3.1. Phòng chống lũ lụt:
3.1.1. Trước khi lũ đến:
Thành lập BCH tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai tại đơn vị.
Tham mưu chính quyền địa phương, các ngành các cấp chuẩn bị phương tiện,
tổ chức tập huấn ứng phó kịp thời khi có lũ lụt thiên tai xảy ra.
Gia cố nền hạ, đảm bảo an toàn khi mùa lũ đến.
Tham mưu, phối hợp các đoàn thể chuẩn bị tạo mọi điều kiện tốt nhất để tất
cả các em học sinh được đến trường trong mù lũ.
Tham mưu chính quyền địa phương mở các lớp tập bơi để đảm bảo tất cả học
sinh đều có thể sống chung với lũ.
Tuyên truyền rộng rãi đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, PHHS và học
sinh về phương châm chủ động TKCN&GNTT của tỉnh, huyện và xã "Chủ động
phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương". Cần huy động sự đóng góp
của cộng đồng để đảm bảo đủ lớp học, không để tình trạng học ca ba, việc học sinh
phải nghỉ học do ngập lũ.


3.1.2. Trong mùa lũ:

Thực hiện theo phương châm chủ động TKCN&GNTT của tỉnh, huyện và xã
"Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương". Cần huy động
sự đóng góp của cộng đồng để đảm bảo đủ lớp học, không để tình trạng học ca ba,
việc học sinh phải nghỉ học do ngập lũ.
Khi nước lũ dâng cao, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và nếu có ảnh
hưởng, thiệt hại do bão, lốc, nước lũ, cần tranh thủ kịp thời tổ chức huy động
phương tiện đưa rước học sinh đến trường, khắc phục ngay các thiệt hại do bão
không để ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.
Đẩy mạnh xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" đảm bảo giữ
gìn vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch, nước tinh khiết, môi trường an toàn,
thân thiện.
Thường xuyên cập nhật và khai thác sử dụng trang website của Phòng Giáo
dục và Đào tạo để đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và chỉ đạo điều hành nhanh
chóng trong mùa lũ.
Phối hợp các ban ngành đoàn thể vận động trẻ em, học sinh tham gia tập bơi
lội. Vận động, đề cử cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh từ 15 tuổi trở lên dự
các lớp tập huấn cách sơ, cấp cứu khi bị chết đuối, tai nạn,… để trực tiếp tham gia
sơ cấp cứu người bị nạn do nước lũ gây nên.
Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể có liên quan tại
địa phương để thực hiện công tác phòng chống lụt bão, hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại về tài sản và bảo đảm an toàn tính mạng cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh tổ
chức phương tiện, ghe, xuồng đưa rước học sinh đến trường, không để ảnh hưởng
đến việc học tập của học sinh trong mùa lũ.
Tham mưu các cấp lãnh đạo cho học sinh toàn trường nghỉ học khi cần thiết.
3.1.3. Sau khi lũ rút:
Cán bộ y tế có kế hoạch phòng chống dịch bệnh sau lũ. Phối hợp cán bộ
chuyên môn của trạm y tế xã phun xịt thuốc khữ trùng, dập dịch nhất là công tác vệ
sinh chuồng trại của các hộ dân xung quanh trường học.

Tổ chức các buổi tuyên truyền, sinh hoạt về vệ sinh môi trường, giữ vệ sinh
các nhân, giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt đời thường tránh các bệnh dịch
thông thường.
CB Phụ trách lao động xây dựng kế hoạch tổ chức vệ sinh toàn khu vực
trường học; Tham mưu xây dựng kế hoạch tiếp tục đưa rước học sinh đến trường.
Lập kế hoạch khôi phục cơ sở hạ tầng cần làm ngay, sớm ổn định việc học
hành đi lại của các em học sinh.


Báo cáo về Phòng GD&ĐT và chính quyền địa phương tình hình cơ sở vật
chất phục vụ dạy và học để có kế hoạch tu bổ, sửa chữa, nâng cấp phòng học kịp
thời đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh.
3.2. Phòng tránh bảo, lốc:
- Chủ động nắm bắt tình hình cấp độ bảo, lốc.
- Xác định vị trí bảo, lốc quét ngang trụ sở của nhà trường.
- Phân công thành viên tập trung học sinh về những nơi an toàn, các nơi kiên
cố được che chắn vững chắc khả năng không có cây lớn đỗ ngả lên, vào các góc
phòng khu phòng học, không được hổn loạn.
- Theo dõi tình hình báo cáo nhanh về BCĐ xã.
- Sau khi bảo, lốc đi qua BCĐ nhanh chống khảo sát thiệt hại, đặc biệt về
người.
- Cán bộ y tế tranh thủ chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu cho học sinh bị thương
tích, trường hợp nặng điện thoại 115 để cấp cứu.
- Liên hệ gia đình đón các em về nhà an toàn đồng thời an ủi động viên học
sinh và gia đình HS khi bị thương tích.
- Tiến hành khảo sát thiệt hại về cơ sở vật chất.
- Báo cáo tình hình khảo sát chung về BCĐ xã và ngành cấp trên.
- Huy động nhân lực dọn dẹp hiện trường, khắc phục hậu quả. Tổ chức vệ
sinh môi trường.
- Bố trí các phòng khẩn cấp như phòng học, phòng làm việc đưa các hoạt

động giáo dục trở lại bình thường.
IV/. Tổ chức thực hiện:
Thành lập Ban chỉ đạo phòng tránh hiểm hoạ thiên tai trong nhà trường, Ban
có trách nhiệm trực tiếp tham mưu, báo cáo tình hình chi tiết về ban tìm kiếm cứu
nạn và giảm nhẹ thiên tai của xã và Phòng giáo dục, thường xuyên theo dõi, kiểm
tra và ứng phó kịp thời trong tình hình nước đang dâng cao cũng như nước rút, xây
dựng kế hoạch bảo vệ và vệ sinh môi trường sau khi nước rút.
Phối hợp trong Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh vận
động phương tiện, tiền của tạo mọi điều kiện cho học sinh đi học an toàn trong mùa
lũ.
Trên đây là kế hoạch và phương án phòng tránh hiểm hoạ thiên tai năm 2015
của trường THCS Thạnh Lợi, yêu cầu Ban chỉ đạo phòng tránh hiểm hoạ thiên tai
tổ chức thực hiện nghiêm tinh thần văn bản này./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Ban CĐTKCN,GNTT xã;
- UBND xã;
- Lưu: VT.




×