Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG ( CPI), SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP (IP), GIÁ DẦU LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.87 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
( CPI), SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP (IP), GIÁ DẦU LÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

GVHD: TS Trần Thị Mộng Tuyết
Sinh viên thực hiện:
Lớp : HP 14C1TCMA50605
TCDN- CHCQ K23- NHÓM 07
Niên khóa 2013- 2015


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

SVTH: LỚP HP 14C1TCMA50605 – CHCQ K23- NHÓM 7
STT HỌ VÀ TÊN
1

3
4

EMAIL

098447 441



0974291481





0126711384



Chữ Ký

Nguyễn Tuyết Hạnh
(nhóm Trưởng)

2

SDT

Trần Thị Thúy Nga
Trần Thị Huỳnh Như
Đỗ Như Tiến
01649667374

5

Trần Thị Xuân Lan
0909898390



SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07


Page ii


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Tiểu luận, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cô
giáo Trường Đại học Kinh Tế TP HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học, đã tạo điều kiện cho
chúng em được nghiên cứu, học tập môn Thị Trường Tài Chính. Đặc biệt, em xin gửi lời
Cảm ơn đến Cô Giáo hướng dẫn trực tiếp- Cô TS Trần Thị Mộng Tuyết - Người đã chỉ
dận tận tình và đóng góp rất nhiều ý kiến để giúp chúng em hoàn thành Tiểu luận này.
Chúng Em xin cảm ơn bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho em mượn sách và tài liệu.
Chúng Em xin cảm ơn các Khoa, các Bộ phận khác trong trường đã giúp đỡ trực tiếp hay
gián tiếp để em có thể hoàn tất Tiểu luận.
Chúng Em rất chân thành cảm ơn và mong được Thầy đóng góp cho Tiểu luận.

TP.HCM, Ngày 10 Tháng 08 Năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lớp HP 14C1TCMA50605-Nhóm 07

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page iii


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page iv


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ- ĐỒ THỊ
Bảng/ Hình vẽ


Tên Bảng/ Hình vẽ

Trang

Bảng 2.3.1.1

Bảng tóm tắt các biến sử dụng trong

20

mô hình
Bảng 2.3.2.1

Thống kê mô tả mẫu chung

21

Bảng 2.3.3.1

Sự tương quan giữa các biến được sử

22

dụng trong bài nghiên cứu.
Hình 2.3.4.1

Kết quả hồi quy Biến IND theo biến

23


CPI,IP, OIL
Hình 2.3.4.2

Kết quả hồi quy Biến IND theo biến

24

CPI,IP, OIL và T
Hình 2.3.4.3

Kết quả kiểm định BG ( Breusch-

25

Godfrey)
Hình 2.3.5.1

Kết quả hồi quy biến CPI theo biến

26

OIL
Hình 2.3.5.2

Kết quả hồi quy biến IP theo biến

27

OIL


SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page v


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCK

: Thị Trường Chứng Khoán

VN

: Việt Nam

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page vi


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CỦA GEORGE FILIS.......................... 1
Tóm Tắt ............................................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ....................................................................................................................... 1
1.2 Tổng quan những nghiên cứu trước đây........................................................................ 2
1.2.1 Biến vĩ mô và thị trường chứng khoán .................................................................. 2

1.2.2 Tác động của giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán .... 3
1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
1.3.1 Mô hình VAR......................................................................................................... 7
1.3.2 Mô tả dữ liệu .......................................................................................................... 7
1.3.3 Các thành phần mang tính chu kỳ.......................................................................... 8
1.4 Kết quả thực nghiệm...................................................................................................... 8
1.4.1 Thử nghiệm sơ bộ .................................................................................................. 8
1.4.2 Kết quả phân tích VAR........................................................................................ 12
1.5 Kết luận........................................................................................................................ 17
PHẦN 2. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG ( CPI), SẢN LƯỢNG
CÔNG NGHIỆP ( IP), GIÁ DẦU LÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM.................................................................................................................................. 18
2.1 Tổng Quan thị trường chứng khoán Việt Nam............................................................ 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................................. 20
2.3.1 Bảng tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình: .................................................... 20
2.3.2 Thống kê mô tả các biến ...................................................................................... 21
2.3.3 Phân tích tương quan giữa các biến và kết quả hồi quy : .................................... 22
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page vii


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
2.3.4 Tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 22
2.3.5 Tác động của giá dầu đến các yếu tố vĩ mô khác và thị trường chứng khoán Việt
Nam .............................................................................................................................. 26
PHẦN 3. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 27
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 35


SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page viii


PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CỦA GEORGE FILIS
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, CPI VÀ SẢN LƯỢNG
CÔNG NGHIỆP Ở HY LẠP VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU LỬA: CÓ BẤT
KỲ SỰ KHÁM PHÁ NÀO MỚI TỪ VIỆC KIỂM TRA CHU TRÌNH TUẦN HOÀN
CỦA NHỮNG NHÂN TỐ NÀY, BẰNG VIỆC SỬ DỤNG DỮ LIỆU GẦN ĐÂY?
Tóm Tắt
Bài nghiên cứu này kiểm nghiệm mối quan hệ của những nhân tố có tính tuần hoàn, giữa
CPI, Sản lượng công nghiệp ( IP), thị trường chứng khoán ở Hy Lạp và ảnh hưởng của
giá dầu lửa lên những nhân tố này. Nghiên cứu dữ liệu trong khoảng từ 1996: 1- 2008-6.
Bằng việc sử dụng Var, kết quả cho thấy rẳng chỉ số CPI của Hy Lạp ảnh hưởng cùng
chiều lên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, giá dầu cũng ảnh hưởng cùng chiều lên chỉ
số CPI và thị trường chứng khoán của Hy Lạp. Những cú sốc của CPI trong 03 năm có
thể tác động đến những biến khác, còn những cú sốc từ thị trường chứng khoán và giá
dầu thì mất từ 2- 3 năm, tuy nhiên, những biến đổi trong sản lượng công nghiệp sẽ chỉ
mất 1-2 năm. Bài nghiên cứu này sẽ là một phát hiện bổ ích và quan trọng cho những nhà
quản lý tài chính, phân tích tài chính và những nhà đầu tư tại Hy Lạp.
1.1

Giới thiệu

Mục tiêu của bài nghiên cứu này gồm hai phần, đó là ước tính mối quan hệ giữa những
nhân tố có tính chu kỳ, gồm CPI, IP và chỉ số chứng khoán ở Hy Lạp. Ngoài ra, tác giả
cũng xem xét tác động của giá dầu lên những biến số vĩ mô của Hy Lạp và thị trường
chứng khoán. Những mối quan hệ này đã được nghiên cứu nhiều trong quá khứ, ở những

quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada và những quốc gia khác. Một vài nghiên cứu
gần đây cho thấy lợi nhuận từ chứng khoán chịu ảnh hưởng của những nhân tố vĩ mô của
nền kinh tế ( Castania, 1979, Hardouvelis, 1988, Ross, 1989). Mặt khác, Levine và
Zervos ( 1996), Hooker ( 2004) và Chiarella và Gao ( 2004), đã chứng minh được lợi
nhuận từ thi trường chứng khoán chịu ảnh hưởng của những nhân tố vĩ mô như GDP,
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 1


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
năng suất, việc làm và lãi suất. Còn theo Jones và Kaul( 1996), Haung et al ( 1996) và
Sadorsky ( 1999) lại xem xét tác động của giá dầu lên lợi nhuận từ chứng khoán. Họ kết
luận rằng, lợi nhuận chứng khoán chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của giá dầu.
Tuy nhiên, những nghiên cứu của các tác giả trên thì không phù hợp với những thành
viên của Euro, như là Hy Lạp. Hơn nữa, những nghiên cứu trong quá khứ đã sử dụng
chuỗi số liệu có tính tăng trưởng. Trong nghiên cứu này, George Filis ước lượng mối
quan hệ của các biến có tính chu kỳ. Không giống như tỷ lệ tăng trưởng, những nhân tố
có tính chu kỳ mang lại những nhận định khác nhau về chu kỳ kinh doanh. Một nhân tố
quan trọng của sự so sánh là chu kỳ kinh doanh sẽ lớn hơn nếu có khủng hoảng tài chính.
1.2

Tổng quan những nghiên cứu trước đây

Tác giả đã nêu lên hàng loạt những bài nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả khác
trong quá khứ.
1.2.1 Biến vĩ mô và thị trường chứng khoán
Với nguồn vốn đầu tư được trích từ lợi nhuận giữ lại hoặc bằng việc thu hút thêm đầu tư
cao, sẽ giúp cho kinh tế tăng trưởng và thị trường chứng khoán tốt hơn ( Ritter 2005).
Như vậy, có mối quan hệ một chiều giữa nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân tố như lạm phát, cung tiền, tỷ giá có ảnh
hưởng đến lợi nhuận thu được từ chứng khoán ( Flannery và Protopapadakis, 2002).
Bằng việc sử dụng mô hình Var và phương pháp đồng liên kết, đã cho thấy lãi suất và
làm phát ảnh hưởng ngược chiều đến thị trường chứng khoán. Có nghĩa là lạm phát và lãi
suất thấp thì lợi nhuận thu được từ chứng khoán cao hơn và ngược lại ( Pearce và Roley,
1983, Altay, 2003, Omrana 2003, Gjerde và Seattem, 1999). Kể từ thập niên 70, có nhiều
tác giả đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữ lạm phát và lợi nhuận từ chứng
khoán ( Jaffee và Madelker, 1976, Fama và Schwert, 1977; Fama, 1981; Geske và Roll,
1983; Chen et al, 1986; Wahlroos và Berglund, 1986; Cozier và Rahman, 1988; Lee,
1992, Siklos và Kwok, 1999).
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 2


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Một vài tác giả khác, đã cho thấy sự ảnh hưởng của trị trường chứng khoán lên nền kinh
tế, thông qua mô hình chiết khấu dòng tiền ( như là Gordon Growth Model), giá chứng
khoán phản chiếu mong đợi của những nhà đầu tư, đối với nền kinh tế của một nước
trong tương lai ( Morck và những cộng sự, 1990; Choi et al, 1999).
Cuối cùng, một vài nghiên cứu khác cho thấy thị trường chứng khoán không thể được
giải thích bằng những nhân tố cơ bản. Thay vào đó, sự biến động của thị trường chứng
khoán có thể do những hành vi không hợp lý và sự đầu cơ ( Binswange, 1999; Shiller,
2000). Harvey (2000) và Verma và Ozuma ( 2005) cũng cho thấy chỉ số vĩ mô không có
khả năng giải thích lợi nhuận mong đợi tại thị trường các nước phát triển và mới nổi.
Những nghiên cứu tại Hy Lạp đã tìm được những bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối
quan hệ dài hạn giữa những biến số vĩ mô của nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Dritsaki ( 2005) sử dụng đồng liên kết Johansen và Granger để kết luận là chỉ số công
nghiệp sản xuất , lãi suất và lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hy Lạp.
Tuy nhiên, cô ấy cũng chỉ ra mối quan hệ giữa chỉ số công nghiệp và lợi nhuận chứng

khoán là hai chiều. Ngoài ra, Theophano và Sunil ( 2006) sự dụng mô hình VAR đã ước
lượng được ảnh hưởng của lạm phát và cung tiền lên lợi nhuận chứng khoán là ngược
chiều. Nghiên cưu tiến hành trong khoảng từ năm 1990- 1999.
Một nghiên cứu về những nhân tố có tính chu kỳ của biến vĩ mô và thị trường chứng
khoán được tiến hành bởi Leon và Filis ( 2008) tại Hy Lạp từ năm 1989- 2005. Sử dụng
dữ liệu quý, phân tích VAR cho thấy GDP và sự đầu tư có tác động qua lại lẫn nhau và
GDP mô ta sự ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán, trái lại thị trường chứng khoán
cũng tác động lại GDP, nhưng thấp hơn. Việc đầu tư và vòng quay thị trường chứng
khoán là mối quan cùng chiều, mặc dù mối quan hệ này không lớn.
1.2.2 Tác động của giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán
Tác động của giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và lợi nhuận của thị trường chứng
khoán có thể được nhận thấy rõ bằng cách kiểm tra những tác động của giá dầu đến sản
xuất công nghiệp và lạm phát (Darby, 1982; Hamilton, 1983; Burbridge và Harrison,
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 3


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
1984; Gisser và Goodwin, 1986; Mork, 1989 ; Ferderer, 1996; Sawyer và Nandha, 2006).
Giá dầu cao hơn dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, dẫn đến sản xuất giảm hoặc thu nhập
dự kiến thấp hơn (Jones et al, 2004). Codo-Reyes và Quiros (2005) đã chứng minh mối
quan hệ này bằng cách phát triển một mô hình chuyển đổi Markov, tuy nhiên, họ cũng đã
cho thấy rằng tác động của giá dầu đến thị trường chứng khoán mạnh hơn so với tác động
đến sản xuất công nghiệp. Giá dầu tác động đến CPI, giá dầu cao hơn có thể dẫn đến CPI
cao hơn và điều này có thể dẫn đến lạm phát cao hơn.
Tuy nhiên, giá dầu có thể tác động đến hiệu suất của tổng thể thị trường chứng khoán,
bao gồm cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Một tác động trực tiếp ngược chiều
có thể được giải thích bởi thực tế là giá dầu biến động tăng tạo ra sự không chắc chắn
trong thị trường tài chính, do đó có thể gây ra sự sụt giảm giá cổ phiếu. Một tác động gián

tiếp ngược chiều có thể được lí giải, đó là do trình độ sản xuất thấp hơn và tỷ lệ lạm phát
cao hơn là kết quả của giá dầu cao hơn. Bằng chứng của Jones và Kaul (1996) cho thấy
tác động của giá dầu đến thị trường chứng khoán, xảy ra do tác động của biến động giá
dầu đến dòng tiền thực. Ngoài ra, họ cũng đã kết luận rằng giá dầu là một yếu tố rủi ro
đối với thị trường chứng khoán, thông qua việc sử dụng mô hình APT.
Một mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và lợi nhuận chứng khoán cũng đã được
ghi nhận bởi Goswami và Jung (1998), Gjerde và Sættem (1999), Ciner (2001), Nandha
và Faff (2008) và O'Neill et al. (2008). Sadorsky (1999), với cùng một kết luận, cho rằng
ngoài việc thay đổi giá dầu, biến động giá dầu cũng có tác động đến lợi nhuận chứng
khoán.
Agren (2006) sử dụng mô hình VAR-ABEKK bất đối xứng để kiểm tra các biến
động lan toả từ những thay đổi giá dầu đến lợi nhuận chứng khoán tại Nhật Bản, Na Uy,
Thụy Điển, Anh và Mỹ. Kết luận là thị trường chứng khoán có những cú sốc có xu hướng
có tác động đến lợi nhuận thị trường chứng khoán mạnh hơn là từ tác động của các cú sốc
giá dầu. Hơn nữa, Maghyereh (2004) đã sử dụng một mô hình VAR cho giai đoạn 19982004 trên 22 nền kinh tế mới nổi. Bằng chứng về mối quan hệ giữa giá dầu và lợi nhuận
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 4


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
thị trường chứng khoán tại các thị trường mới nổi là khá yếu. Điều này là trái ngược so
với các báo cáo tương tự được thực hiện tại các thị trường phát triển.
Một trong những nghiên cứu gần đây nhất về mối quan hệ giữa giá dầu và thị
trường chứng khoán đã được trình bày bởi Miller và Ratti (2009), với các dữ liệu cho giai
đoạn 1971 – 2008. Bằng việc sử dụng phương pháp tiếp cận VECM, họ cho rằng trong
dài hạn, thị trường chứng khoán nhận được tác động ngược chiều từ sự thay đổi giá dầu.
Một phát hiện thú vị là tác động ngược chiều này có xu hướng trở thành gần như bằng
không cho những năm sau năm 1999. Họ lý luận rằng thay đổi mối quan hệ giữa thị
trường chứng khoán và giá dầu có thể được giải thích bởi thực tế là thị trường chứng

khoán và bong bóng giá dầu đã xuất hiện từ năm 2000. Trong một bài báo gần đây của
Park và Ratti (2008), tác động ngươc chiều của giá dầu đến lợi nhuận thị trường chứng
khoán đã được xác định cho 12 nước châu Âu, những nước này có những đặc điểm chung
của những các nước nhập khẩu dầu.
Davis và Aliaga-Diaz (2008) đã sử dụng mô hình hồi quy đơn giản để đánh giá tác
động của những thay đổi giá dầu đến lợi nhuận chứng khoán. Kết luận của họ là giá dầu
có tác động ngược chiều đến lợi nhuận chứng khoán. Tuy nhiên, họ cho rằng yếu tố quyết
định của tác động này là nguồn gốc của những cú sốc giá dầu, tức là cú sốc cung hoặc cú
sốc cầu. Họ xác nhận rằng cú sốc cung có tác động ngược chiều mạnh và có ý nghĩa,
trong khi những cú sốc cầu dường như không thể hiện một tác động đáng kể nào.
Gogineni (2007) lập luận rằng những thay đổi giá dầu do sự thay đổi nguồn cung có tác
động lớn nhất đến hiệu suất thị trường chứng khoán.
Kết luận hoàn toàn ngược lại đã được báo cáo bởi Kilian và Park (2007), hai tác giả
đã cho thấy cầu thúc đẩy những cú sốc (tức là không chắc chắn về khả dầu tương lai) gây
ra tác động ngược chiều đến lợi nhuận thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, giá dầu
tăng, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu, có xu hướng có tác động cùng chiều đáng kể đến
lợi nhuận chứng khoán.

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 5


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Cuối cùng, một nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa dầu, nền kinh tế và thị trường
chứng khoán ở Hy Lạp, được thực hiện bởi Papapetrou (2001). Bằng cách sử dụng mô
hình VAR đa biến, nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi giá dầu tác động ngược
chiều đến hoạt động kinh tế và việc làm và giá dầu là yếu tố quyết định quan trọng trong
việc giải thích diễn biến thị trường chứng khoán ở Hy Lạp.
Một nghiên cứu tương tự trước đó của Hondroyiannis và Papapetrou (2001) đã kiểm tra

sự tương tác linh hoạt giữa sản xuất công nghiệp, lãi suất, tỷ giá, hoạt động của thị trường
chứng khoán nước ngoài, giá dầu, và lợi nhuận chứng khoán Hy Lạp. Họ kết luận rằng
lợi nhuận thị trường chứng khoán không tác động đến hoạt động kinh tế, mà hoạt động
kinh tế và thị trường chứng khoán nước ngoài một phần giải thích diễn biến thị trường
chứng khoán Hy Lạp. Cuối cùng, giá dầu tác động đến giá chứng kkhoán trong khi có
một tác động ngược chiều cùng lúc đến hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần chu
kỳ của giá dầu, các chỉ số kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu. Ewing và Thomson (2007) thực
hiện một nghiên cứu của Mỹ cho giai đoạn 1982-2005 và báo cáo rằng sản xuất công
nghiệp và thị trường chứng khoán đã tác động đến giá dầu, trong khi giá dầu tác đoọng
đến giá tiêu dùng.
Mặc dù tác động ngược chiều của giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và thị trường
chứng khoán đã được nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện, nó là giá trị lưu ý rằng mối
quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô và hiệu suất thị trường chứng khoán là khá khó để
nắm bắt.
Cuối cùng, chưa có nghiên cứu tương tự gần đây nào được thực hiện tại thị trường Hy
Lạp để kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán và giá
dầu, trong khi những yếu tố này được đưa vào để xem xét các điều kiện thị trường hiện
tại. Điều này củng cố tầm quan trọng của nghiên cứu này và bổ sung kết quả đạt được
vào các tài liệu hiện có.
1.3

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 6


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

1.3.1 Mô hình VAR
Trong bài nghiên cứu này, George Filis sử dụng mô hình VAR đa biến để kiểm tra mối
quan hệ giữa Sản Lượng công nghiệp ( IP), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số Index và
Giá dầu. Đồng thời, tác giả cũng kiểm tra việc dẫn truyền các cú sốc ngẫu nhiên của các
yếu tố chu kì của sản lượng công nghiệp (C_IP), CPI (C_CPI), Chỉ số index (C_IND),
Giá dầu (C_OIL), tại Hy Lạp.
Mô hình VAR được biểu diễn dưới dạng tổng quát như sau:
(1)
Với:
+ c (m x 1) : vector của các hằng số
+ yt (m x 1) : vector của thông số ma trận nội sinh
+ Ai (m x m) : ma trận thông số
+ ut (m x 1) : vector của các cú sốc ngẫu nhiên
Đặc biệt, trong bài nghiên cứu này, mô hình VAR được trình bày rút gọn như sau:

Vì biến C_OIL sẽ được trình bày cụ thể ở phần 4 nên tác giả không đề cập trong phần
này. Tuy nhiên, về mặt thống kê, có thể có sự tác động của CPI Hy Lạp, sản lượng công
nghiệp(IP) và (hoặc) thị trường chứng khoán đến giá dầu. Phát hiện này không có ý nghĩa
về mặt kinh tế hoặc tài chính do yếu tố kích thước nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Hy Lạp. Nói một cách đơn giản, tác giả không đánh giá cao thực tế là nền kinh tế Hy Lạp
hay thị trường chứng khoán có thể tác động đến giá dầu Brent.
1.3.2 Mô tả dữ liệu

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 7


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Tác giả thống kê dữ liệu theo tháng. Các chỉ số Index tổng hợp ATHEX được chọn làm

chỉ số thị trường chứng khoán. Sản lượng công nghiệp và chỉ số CPI được điều chỉnh
theo mùa với cùng năm cơ sở (năm 2000). Giá dầu (dầu thô - Brent) đại diện cho giá dầu
thực. Tác giả chuyển đổi giá dầu trong giá dầu thực bằng cách xem xét tỷ giá Eurodolla
trong giai đoạn nghiên cứu và chỉ số CPI cho Hy Lạp và Mỹ. Các nguồn dữ liệu được lấy
từ cơ sở dữ liệu Eurostat và Datastream. Tất cả các biến được đưa về dạng logarit, thời
gian là giai đoạn 1996:1 - 2008:6, thể hiện thành 150 quan sát, bao gồm 12 năm.
1.3.3 Các thành phần mang tính chu kỳ
Tác giả sử dụng các thành phần mang tính chu kỳ của các biến để kiểm tra. Để xây dựng
các thành phần mang tính chu kỳ, thực hiện các bước sau đây:
B1: Tính toán xu hướng dài hạn của chuỗi dữ liệu (được trình bày dưới dạng logarit tự
nhiên), theo ước tính của các Hodrick-Prescott (HP) bộ lọc (Ewing và Thomson, 2007;
Hodrick và Prescott, 1997) với tham số làm mịn 14400, là thích hợp cho chuỗi thời gian
kinh tế vĩ mô hàng tháng.
B2: Sau đó, sẽ trừ xu hướng dài hạn của chuỗi dữ liệu thực tế, tức là thành phần mang
tính chu kỳ: dữ liệu thực tế - xu hướng dự kiến. Tác giả biểu thị các thành phần theo chu
kỳ sản xuất công nghiệp, chỉ số CPI, chỉ số Index và giá dầu Marker, kí hiệu tương ứng
là: C_IP, C_CPI, C_IND và C_OIL.
1.4

Kết quả thực nghiệm

1.4.1 Thử nghiệm sơ bộ
Tác giả bắt đầu thử nghiệm sơ bộ cho thấy các thành phần mang tính chu kỳ của chuỗi dữ
liệu (Hình 1).

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 8



GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Hình 1: các thành phần mang tính chu kỳ của chỉ số CPI, IND, dầu và IP.

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 9


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Ta có thể thấy rằng C_CPI có biên độ dao động cao hơn, trong khi C_IP có biên độ
dao động thấp nhất. Điều này là do C_CPI có độ lệch chuẩn cao hơn so với các biến số
khác. Độ lệch tiêu chuẩn cao này cũng có thể được quan sát thấy trong Bảng 1 dưới đây,
báo cáo thống kê mô tả của dữ liệu.

Tất cả các dãy số có nghĩa là 0 nhưng trung vị đi chệch khỏi trung bình. Đây là một
dấu hiệu cho thấy dãy số phân phối không bình thường, có thể là do phát triển phi
tuyến (hàm số mà đồ thị của nó không phải đường thẳng) liên quan đến những biến
động chu kỳ kinh doanh. Điều này không bình thường cũng là điều hiển nhiên từ
các hệ số độ nhọn và thống kê Jarque - Bera tương ứng.
Để tiến hành lập dự toán VAR, điều cần thiết đầu tiên để thiết lập tính dừng của
mẫu74. Để làm như vậy, Tác giả sử dụng một phương pháp tiếp cận hội nhập
Johansen. Cấp đầy đủ các ma trận Π, tức là nếu số lượng các phương trình đồng
liên kết đều bằng với số lượng các biến, cho thấy rằng mô hình VAR là không thay
đổi. Báo cáo bảng 2 và 3 kết quả hội nhập với theo dõi số liệu thống kê và số liệu
thống kê trị số đặc trưng tối đa.
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 10



GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Bảng 2: Kiểm tra đồng liên kết với Thống kê
Giả thuyết số

Trị số đặc

phương trình

trưng

Thống kê

k=0

6

04

5% CV

0.23232
K=1

8

K=2

07

30.914


0.06038

000

71

18

0.0

29.797

62

7

000
47.856

58.398

0.13635
K >= 3

13

31

7


prob

97.528

0.16947

b.

0.0
001

15.494
66

9.2185

0.0
024

3.8414

0.0

Lưu ý: Thống kê cho thấy thứ hạng của Π = 4. VAR là không đổi.
Bảng 3: Kiểm tra đồng liên kết với Thống kê
Giả thuyết số

Trị số đặc


phương trình

trưng

5% CV

b.

Thống kê trị số
đặc trưng tối

prob

đa
k=0

6

4
0.23232

K=1

8

39.1297
9

0.16947
K=2


7

62

0

7

21.131

21.6961

0.0
028

14.264
66

9.21851

0.0
056

60

8
0.06038

011

27.584

27.4836

0.13635
K >= 3

34

0.0
024

3.8414

0.0

Lưu ý: Thống kê trị số đặc trưng tối đa cho thấy thứ hạng của Π = 4 VAR là không
đổi.
Như hạng của ma trận Π là 4, tức là bằng với số lượng các biến, mô hình VAR là
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 11


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
không đổi, vì vậy Tác giả có thể tiến hành lập dự toán hệ số. Sử dụng AIC, SC và
tiêu chuẩn HQ, Tác giả xác định thứ tự của các mô hình. Tất cả các tiêu chí (AIC,
SC và HQ) cho phép chúng ta kết luận rằng thứ tự của các mô hình VAR sẽ là một
(1) 75.
Một thử nghiệm sâu hơn về tính dừng VAR là cần thiết (Bảng 4), nghiên cứu về

các nguồn gốc nghịch đảo của đặc trưng đa thức. Như chúng ta có thể quan sát
nguồn gốc thực sự bên ngoài vòng tròn đơn vị, cho phép Tác giả kết luận rằng
VAR (1) mô hình đáp ứng các điều kiện ổn định.
Bảng 4: Nguồn gốc của đa thức đặc trưng
Root

Modulus

0.887484 - 0.106000i

0.893792

0.887484 + 0.106000i

0.893792

0.615765

0.615765

0.369470

0.369470

Tất cả các kết quả sơ bộ cho thấy chúng ta có thể tiến hành dự toán của mô hình
VAR (1). Phần tiếp theo sẽ báo cáo các kết quả của mô hình VAR. Tác giả cũng sẽ
báo cáo về các chức năng đáp ứng sự thay đổi và phương sai phân tích để giúp cho
việc giải thích tính kinh tế của kết quả này.
1.4.2 Kết quả phân tích VAR


Bảng 5 báo cáo các kết quả từ mô hình VAR. Những kết quả chủ yếu của bảng này
cho thấy thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể từ dầu và chỉ số
CPI. Sản lượng công nghiệp ảnh hưởng tích cực đến chu kỳ thị trường chứng
khoán, nhưng sự ảnh hưởng không đáng kể. Hơn nữa , các thành phần mang tính
chu kỳ của thị trường chứng khoán Hy Lạp tác động tiêu cực đến CPI.

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 12


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Chu kỳ dầu dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp
hoặc chỉ số CPI. Dựa trên những kết quả chúng ta có thể thấy rằng chu kỳ của giá
dầu tác động đến thị trường chứng khoán Hy Lạp và tồn tại mối quan hệ hai chiều
giữa các yếu tố mang tính chu kỳ của CPI và thị trường chứng khoán Hy Lạp.
Table 5: Kết quả VAR (t-statistics trong ngoặc)

C_CPI(-1)

C_CPI

C_IND

C_OIL

C_IP

0.71113


-0.03659

-0.04647

-0.00025

[11.6755]

[-

[-3.05784]

[-0.06699]

2.49165]
C_IND(-1)

C_OIL(-1)

C_IP(-1)

C

-0.39736

0.82452

0.077023

0.007768


[-

[

[ 1.59398]

[ 0.65536]

2.05154]

17.6583]

0.002299

-0.10686

0.853403

0.00832

[

[-

[ 23.1796]

[ 0.92126]

0.01558]


3.00367]

-0.67521

0.335416

-0.06478

0.37115

[-

[

[-0.20350]

[ 4.75267]

0.52914]

1.09035]

0.013333

-0.00312

0.001495

-8.13E-05


[

[-

[ 0.22905]

[-0.05078]

0.50982]

0.49539]

Kết quả gần như tương tự với một số nghiên cứu trước đây, sử dụng tốc độ tăng
trưởng chứ không phải là yếu tố mang tính chu kỳ của các biến. Tuy nhiên, nghiên
cứu trước cũng cho thấy, giá dầu ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp và CPI, kết
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 13


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
tác giả không đồng tình với kết quả này. Ngoài ra, nghiên cứu trước đây đã chứng
minh rằng sản lượng công nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động thị trường chứng
khoán, một lần nữa, trong nghiên cứu này, kết luận như vậy không thể được xác
nhận.
Bước tiếp theo trong việc phân tích là việc kiểm tra cơ chế dẫn truyền, của những
cú sốc cấu trúc mang tính ngẫu nhiên có nghĩa, là các chức năng đáp ứng phản ứng
mạnh và phân tích biến của mô hình VAR. Mục đích của VAR chủ yếu là để xem
xét điều chỉnh vận động của mỗi biến, liên quan tới các cú sốc ngẫu nhiên cấu trúc

ngoại sinh.
Từ cơ chế dẫn truyền đề cập đến phản ứng của C_CPI trước những cú sốc từ
C_IND, C_OIL và C_IP , tác giả nhận thấy rằng có những phản ứng tiêu cực đến
cú sốc thị trường chứng khoán và sản lượng công nghiệp, trong khi có một phản
ứng tích cực với cú sốc dầu mỏ. Liên quan đến phản ứng thị trường chứng khoán,
nó có thể được quan sát thấy rằng có những phản ứng ngược chiều đến chỉ số CPI
và những cú sốc dầu, và phản ứng cùng chiều trước những cú sốc sản lượng công
nghiệp. Đối với sản lượng công nghiệp, có thể thấy nó ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ
số CPI và những cú sốc dầu, ngược lại là ảnh hưởng tích cực cho cú sốc thị trường
chứng khoán (xem hình 2). Các kết quả được nhiều người mong đợi, nhưng đối với
một số các trường hợp, câu trả lời là gần như bằng không. Nghiên cứu trước đây đã
ghi nhận kết quả tương tự vào đó, sử dụng tốc độ tăng trưởng, thay vì các thành
phần mang tính chu kỳ.

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 14


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

.
Ta có thể thấy rằng C_CPI có biên độ dao động cao hơn, trong khi C_IP có biên độ
dao động thấp nhất. Điều này là do C_CPI có độ lệch chuẩn cao hơn so với các biến số
khác. Độ lệch tiêu chuẩn cao này cũng có thể được quan sát thấy trong Bảng 1 dưới đây,
báo cáo thống kê mô tả của dữ liệu.

Lưu ý: Hàng đầu tiên cho thấy phản ứng của C_CPI trước những cú sốc từ C_CPI,
C_IND, C_OIL và C_IP. Hàng thứ hai cho thấy phản ứng của C_IND trước những cú sốc
từ C_CPI, C_IND, C_OIL và C_IP. Hàng thứ ba cho thấy phản ứng của C_OIL trước

những cú sốc từ C_CPI, C_IND, C_OIL và C_IP. Hàng thứ tư cho thấy phản ứng của
C_IP trước những cú sốc từ C_CPI, C_IND, C_OIL và C_IP.
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 15


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết
Điều đáng lưu ý ở đây là những cú sốc từ CPI cần khoảng 3 năm để được hấp thụ bởi các
biến khác, các cú sốc từ thị trường chứng khoán và dầu cần khoảng 2-3 năm, trong khi
những cú sốc từ sản xuất công nghiệp sẽ được hấp thụ trong một thời gian 1,5-2 năm
(Bảng 6).
Bảng 6: Các chức năng phản ứng và cơ chế truyền

Từ Bảng 7, Phương sai của sai số tỷ lệ của chỉ số CPI bắt nguồn từ chỉ số CPI là 88%, từ
các thị trường cổ phiếu là 8%, từ giá dầu là 2,8% và từ sản lượng công nghiệp là 0,7%.
Tương tự như vậy, Phương sai của sai số tỷ lệ cao nhất của thị trường chứng khoán bắt
nguồn từ chính nó là 66%, từ giá dầu là 16,4%, từ chỉ số CPI là 15,8% và từ sản xuất
công nghiệp là1,4%.
Cuối cùng, Phương sai của sai số tỷ lệ cao nhất của sản lượng công nghiệp bắt nguồn từ
chính nó là 90%, từ giá dầu là 5,7%, từ CPI là 2,3% và từ thị trường chứng khoán là
1,34% . Từ những phát hiện trên, tác giả kết luận rằng thị trường chứng khoán bị ảnh
hưởng nặng nề bởi các biến kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như sản lượng công nghiệp và
chỉ số CPI và thêm vào đó nó cũng bị ảnh hưởng bởi giá dầu.
SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07

Page 16


GVHD. TS. Trần Thị Mộng Tuyết

1.5

Kết luận

Trong nghiên cứu này, George Filis đã xem xét mối quan hệ của các thành phần mang
tính chu kỳ, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sản lượng công nghiệp, trong thị trường
chứng khoán Hy Lạp và ảnh hưởng của giá dầu lên các biến đó. Nghiên nghiên cứu tiến
hành từ 1996:1 - 2008:6. Kết quả sơ bộ là sự biến động của những biến mang tính chu kỳ
khác nhau đáng kể, tùy thuộc vào các biến, CPI có sự biến động cao nhất và sản lượng
công nghiệp thấp nhất. Mô hình VAR (1) cho thấy rằng giá dầu và CPI có tác động tiêu
cực lên thị trường chứng khoán.
Sản lượng công nghiệp ảnh hưởng tích cực đến chu kỳ hoạt động của thị trường chứng
khoán, nhưng không đáng kể. Ngoài ra, những thành phần mang tính chu kỳ của thị
trường chứng khoán Hy Lạp cũng tác động lại CPI theo hướng tiêu cực. Thành phần
mang tính chu kỳ của dầu dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đến sản lượng công
nghiệp hoặc chỉ số CPI. Dựa trên những phát hiện này, tác giả khẳng định rằng các thành
phần mang tính chu kỳ của giá dầu, tạo ra sự biến động của trường chứng khoán Hy Lạp
và tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa các thành phần mang tính chu kỳ của CPI và thị
trường chứng khoán. Cuối cùng, một Phương sai của sai số tỷ lệ của thị trường chứng
khoán Hy Lạp cao, bắt nguồn từ chỉ số CPI và giá dầu, ngược lại Phương sai của sai số tỷ
lệ cao của chỉ số CPI bắt nguồn từ thị trường chứng khoán Hy Lạp.
Phát hiện tương tự như những điều này đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đó.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn đã bổ sung thêm nghiên cứu trước đó, vì nó điều tra các
mối quan hệ của các thành phần mang tính chu kỳ, chứ không phải là tốc độ tăng trưởng
của họ và ngoài ra nó còn kiểm tra dữ liệu gần đây, trong đó có tính đến các giai đoạn
khủng hoảng dầu cuối cùng. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này sẽ là một phát
hiện bổ ích và quan trọng cho những nhà quản lý tài chính, phân tích tài chính và những
nhà đầu tư tại Hy Lạp.

SVTH. HP 14C1TCMA50605-CHCQ K23- Nhóm 07


Page 17


×