Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUY TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ LUẬT SƯ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.28 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT


ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ
NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ TRONG MỐI QUAN HỆ
VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật
sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề
nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh
danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.” ( Trích lời nói đầu của bộ
quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam)
Danh mục các từ viết tắt
CQTHTT: cơ quan tiến hành tố tụng


CQNN: cơ quan Nhà nước
BLHS: bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
THTT: tiến hành tố tụng
VKS: Viện kiểm sát

1. Các quy tắc đạo đức của Luật sư trong mối quan hệ với cơ quan tiến hành

tố tụng
1.1. Các quy tắc

Do yêu cầu hoạt động nghề nghiệp, giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng
trong thực tế đã hình thành mối quan hệ thường xuyên và mật thiết. Việc xác định
bản chất mối quan hệ này là một yêu cầu cần thiết trong nhận thức pháp luật. Đồng
thời việc quan tâm xây dựng, xác lập mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến
hành tố tụng chính là giúp thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn, chủ

2


động tích cực hơn và trên hết nhằm đem đến những lợi ích cho công tác pháp luật
nói chung.
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong
việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính và thi hành án dân
sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Các quyết định của các cơ quan này
có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành.
Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập, không bị lệ thuộc vào cá
nhân, cơ quan hay tổ chức nào khác. Tuy vậy, để đàm bảo được việc giải quyết vụ
án và thi hành án đúng pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình các cơ

quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng nhân dân, chịu sự giám sát của của nhân dân,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trong thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, lao động cơ quan tiến tố tụng
bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
Trong thủ tục tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra,
tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
Từ thực tiễn tham gia tố tụng, có thể nhận thấy mối quan hệ giữa luật sư với
CQTHTT chủ yếu tập trung vào các hành vi ứng xử theo các phạm vi sau đây:
- Tiếp xúc, nhận diện chính xác các CQTHTT, người THTT để làm thủ tục tham
gia tố tụng, tham gia các buổi hỏi cung, làm việc giữa điều tra viên, kiểm sát viên
và thẩm phán với bị can, bị cáo; tiến hành một số hoạt động, thao tác, kỹ năng, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ, những việc được làm và không nên làm của người bào
chữa trong các giai đoạn tố tụng hình sự… Luật sư phải biết vận dụng, ứng xử linh
hoạt, đúng đắn khi tham gia vào từng phạm vi công việc hay giai đoạn tố tụng, đặt
yêu cầu hay đề xuất, kiến nghị được chính xác, phù hợp.
- Nhận thức và ứng xử khi tham gia phiên tòa của luật sư (và thông qua luật sư,
là thái độ ứng xử của khách hàng) với các thành phần THTT về vị trí, vai trò của
luật sư góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, trên cơ sở bảo vệ các
quyền và lợi ích khách hàng.
- Nhận thức và ứng xử trong cuộc sống, với truyền thông, đảm bảo cho việc xử
lý các quan hệ này một cách lành mạnh, chuẩn mực, không có hành động lôi kéo,
làm trung gian, móc nối các CQTHTT và người THTT vào việc làm trái pháp luật,
hoặc cố ý gây nhầm tưởng về sự quen biết nhằm tác động đến sự lựa chọn luật sư
của khách hàng; lợi dụng các phương tiện truyền thông nhằm nói xấu, xúc phạm,
làm ảnh hưởng đến uy tín của CQTHTT.
3


Các quy tắc này được quy định tại chương 4 của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam

Cụ thể như sau:
• Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng
23.1. Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan
trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn
trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
Điều 256, Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:
“Điều 256. Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc
kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và
tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.”
23.2. Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho khách hàng nhưng
phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác mình làm
ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của khách hàng;
Luật sư cần nhận thực việc tiếp xúc, trao đổi ý kiến về nghiệp vụ là cần thiết và có
lợi cho khách hàng, nên đương nhiên phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc
lệ thuộc vào ý kiến khác mình làm ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm, phương
án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Trong thực tế, cũng không
một luật sư nào chỉ vì bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến nào đó mà tự đánh mất
thiên chức và nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
Việc hiểu thế nào là “trao đổi ý kiến nghiệp vụ” với người THTT và CQTHTT cần
phải làm rõ. Cụ thể : Việc tiếp xúc và trao đổi này về nguyên tắc cần được tiến hành
công khai, tại trụ sở CQTHTT, trong giờ hành chính, liên quan chủ yếu trao đổi về
các căn cứ kết tội và bằng chứng gỡ tội, cung cấp tài liệu do luật sư thu thập, xác
minh hoặc kiến nghị bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, xin thay đổi biện pháp
ngăn chặn cho khách hàng…( bài 5 Đạo đức ứng xử và nghề nghiệp luật sư của
Đoàn Luật sư Việt Nam).
23.3. Tại phiên tòa, luật sư chấp hành nội quy phiên tòa, tôn trọng hội đồng xét xử,

đại diện viện kiểm sát; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa khi thực hiện quyền
xét hỏi người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác; không suy đoán
4


chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác hoặc có những
lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trở ngại
cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức;
Vấn đề tiếp theo đó là: xác định thế nào là “không suy đoán chủ quan mang tính
chất kích động, quy chụp, kết tội người khác hoặc có những lời lẽ gây bất lợi cho
khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng
những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức”, chúng tôi cho rằng, tự bản thân
quan điểm bào chữa hay tranh luận của luật sư đã bao hàm mang tính chủ quan,
nhưng vấn đề cần phân biệt chính là ở chỗ cần tránh nhận thức chủ quan, phiến diện
mà dẫn đến trong lời nói, hành động, trong tài liệu gửi đến CQTHTT, có những lời
lẽ, câu chữ mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác. Điều này vẫn
thường xảy ra trên thực tế, có thể do vị thế của luật sư đứng trên quyền lợi của
khách hàng khác nhau, hoặc do thiếu kiềm chế dẫn đến quy chụp mang tính cá
nhân, thoát ly khỏi nội dung tranh tụng của vụ án.
Ví dụ như trong tài liệu gửi đến tòa án Luật sư ghi: “ Việc này là do cán bộ tòa án
mà cụ thể là thư kí tòa án đã làm sai, tôi không thế chấp nhận được việc làm thiếu
cẩn trọng của thư kí”
23.4. Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền lợi, luật sư phải chỉ ra những chứng
cứ pháp lý và căn cứ pháp luật có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc giải quyết vụ
án được khách quan, đúng pháp luật, đồng thời kiên quyết bảo vệ ý kiến, luận cứ
chính đáng và hợp pháp của mình;
Mặt khác, thực tiễn tham gia tố tụng trong các vụ án ( đặc biệt là các vụ án hình sự)
cho thấy, không phải lúc nào các quan điểm, chứng cứ pháp lý và căn cứ pháp luật
có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp
luật của luật sư đều được Hội đồng xét xử chấp nhận. Vấn đề là khi tranh luận, luật

sư phải có thái độ ứng xử chuẩn mực và có văn hóa, vừa kiên trì bảo vệ ý kiến, luận
cứ chính đáng và hợp pháp của mình, nhưng cũng phải kịp thời điều chỉnh, ghi
nhận quan điểm có căn cứ cùa người buộc tội hoặc của luật sư bảo vệ cho khách
hàng có quyền lợi đối lập với khách hành của mình, để tránh tình trạng bị coi là
“bào chữa bằng mọi giá”, bất chấp sự thật khách quan. Như trong trường hợp thấy
rõ ràng là mình sai, chỉ bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho khách hàng của mình
nhưng lại bào chữa ngược lại là khách hàng của mình đúng.
23.5. Luật sư luôn giữ bình tĩnh và có quyền có những phản ứng, yêu cầu thỏa
đáng, hợp lệ, đúng pháp luật trước những thái độ, hành vi sai trái, thiếu tôn trọng
luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng..

5


Ví dụ: Sau khi nghe đại diện VKS tranh luận có ý chọc tức và xúc phạm mình, Luật
sư vơ chai nước trên bàn ném thẳng về phía đại diện VKS. Như vậy là vi phạm quy
tắc 23.5.
Quy tắc 24. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan
tiến hành tố tụng
24.1. Câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tố tụng (kể
cả người tham gia tố tụng) nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật
trong giải quyết vụ việc;
24.2. Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật; tham
gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung
cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích
lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng;
Nhiệm vụ của luật sư là trình bày vụ việc của khách hàng bằng những lí lẽ thuyết
phục của mình, thực hiện nghĩa vụ này và duy trì lòng tin của khách hàng chính là
thái độ cần thể hiện trước tòa án nói riêng và cơ quan tiến hành tố tụng nói chung.
Nói một cách khác, tuy là có nghĩa vụ cố gắng bảo vệ quyền lợi khách hàng của

mình nhưng luật sư cũng không được lừa dối Tòa án. Nếu một người không phải là
khách hàng cung cấp một chứng cứ mà luật sư biết là không đúng sự thật thì luật sư
phải từ chối chấp nhận nó bất kể khách hàng có muốn như vậy hay không,.
24.3. Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm
trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ việc;
24.4. Dùng lời lẽ mang tính chất chỉ trích, xúc phạm cá nhân trong quá trình tham
gia tố tụng;
Luật sư phải tỏ lòng tôn trọng với những người được xã hội giao phó sứ mệnh thực
hiện công lý. Đó là bổn phận đồng thời cũng là quyền lợi của luật sư bởi vì luật sư
luôn đứng trước những con người này để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
24.5. Lợi dụng tư cách người tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp
luật để phát biểu những lời lẽ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội,
đoàn kết dân tộc, tôn giáo hoặc tuyên truyền, phổ biến những quan điểm trái pháp
luật hay đạo đức xã hội;
24.6. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng tại phiên tòa
làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của khách hàng, ảnh hưởng tới hoạt động
của Hội đồng xét xử;

6


Nhìn chung các quy tắc 24.1 tới 24.5 phù hợp với các quy định quy định tại điều 9
Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 và trên tinh thần của Bộ luật Tố
tụng hình sự, cụ thể:
-

-

Theo điều 256 BLTTHS 2003 thì mọi người vào phòng xử án phải mặc trang

phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn
của Thư ký Tòa án, tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự
điều hành của chủ tọa phiên tòa.”
Nếu luật sư vi phạm các quy định trên thì đã vi phạm vào khoản e, khoản j,
khoản k điều 9 Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2012.

“e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ,
công chức, viên chức khác để làm
i) Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố
tụng;
k) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì
hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành
tố tụng và các cơ quan nhà nước khác trái quy định của pháp luật trong việc giải
quyết vụ, việc;”
24.7. Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại
chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc luật sư đảm
nhận, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng.

-

Xử lí luật sư vi phạm các quy tắc hành nghề luật sư
Xử lí luật sư vi phạm theo điều 85 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012
thì

1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp luật sư Việt Nam và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật
sư thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
sau đây:
a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn
tháng;
d) Xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
- Ngoài ra, nếu vi phạm các quy định trên thì luật sư có thể bị truy tố hình sự theo
các điều 289 BLHS là tội đưa hối lộ, hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
điều 139 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

7


2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với cơ
quan nhà nước khác
2.1. Nhận diện phạm vi mối quan hệ giữa luật sư với CQNN khác
Mối quan hệ trực tiếp giữa luật sư và CQNN khác còn hạn chế:
-

-

Các luật sư được khách hàng ủy quyền giao tiếp với các công chức nhà nước để
thực hiện những yêu cầu của họ. Mà việc khách hàng ủy quyền cho luật sư
đại diện cho mình để giao dịch với các CQNN chưa phổ biến ở nước ta.
Người dân chưa có thói quan sử dụng dịch vụ luật sư, nếu có việc gì cần thì
thì trực tiếp giao dịch với cơ quan nhà nước hoặc qua người quen để nhờ vả.
Các CQNN cũng chưa có sự tin cậy, còn do dự khi tiếp xúc vơi luật sư là
người đại diện cho người có quyền yêu cầu.

2.2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư đối với CQNN khác
Các CQNN là đối tượng giao dịch, tiếp xúc của luật sư bao gồm nhiều dạng, cấp
khác nhau, mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có thái độ ứng xử

chuẩn mực, đạt được yêu cầu mong muốn của khách hàng, luật sư cần nhận biết
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của CQNN, người có trách nhiệm giải quyết,
thông suốt về quy trình, thời hạn giải quyết, giới hạn của việc tư vấn và khả năng
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, mối quan hệ này cũng tiềm ẩn những
xung đột tiềm tàng, do không được thỏa mãn yêu cầu, khách hàng dễ bị kích động
dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến quá
trình giải quyết, cũng như uy tín của CQNN. Việc tuân thủ và vận dụng đúng đắn
các quy tắc đạo đức và ứng xử sẽ gầy dựng niềm tin của khách hàng đối với việc
hành nghề của luật sư, đồng thời cũng dành được sự tôn trọng của các CQNN đối
với luật sư.
Quy tắc 25. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác
25.1. luật sư phải tuân thủ những quy định phù hợp trong Quy tắc 23, Quy tắc 24
Khi hành nghề với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch
vụ pháp lý khác cho khách hàng, phạm vi quan hệ luật sư thường uyển chuyển,
phong phú, đa dạng hơn nhiều so với những quy chuẩn nghiêm ngặt khi tham gia tố
tụng trong vụ án hình sự. Chính sự khác biệt này đôi khi làm cho luật sư coi nhẹ
việc chuẩn bị tư thế, thái độ, hành vi và ứng xử với CQNN hoặc người có trách
nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu của khách hàng. Vì vậy luật sư phải tuân thủ
những quy định phù hợp trong quy tắc 23, 24.
25.2. Trong quan hệ với cơ quan nhà nước, để thực hiện công việc cho khách hàng,
luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối,
trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp;

8


25.3. Luật sư có trách nhiệm giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về
khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái
pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, của người dân và ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội;

Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư thường gặp phải những trường hợp là
đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư tư vấn những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài,
phức tạp, trải qua nhiều cấp, trong đó có những yêu cầu của khách hàng có khả
năng vượt quá những chuẩn mực tố tụng hành chính bình thường (ví dụ, từ chỗ
khiếu nại không được giải quyết, bị người khác kích động, lôi kéo tụ tập đông
người hoặc biểu tình với những băng- rôn, khẩu hiệu có tính chất chống đối, xuyên
tạc chính sách, pháp luật của nhà nước…). Đó chính là lý do vì sao trong những
trường hợp như vậy, luật sư có trách nhiệm giải thích cho khách hàng các quy định
pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại,
tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước, của người dân
và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội.
25.4. Luật sư không tìm cách nhằm kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật sư cũng không nên tìm cách nhằm kéo dài, gây khó khăn cho việc giải quyết
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với vụ việc mà mình đang đảm nhận
là người đại diện, tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
3. Thực trạng và bình luận

Vấn đề vi phạm các chuẩn mực đạo đức của Luật sư – nhận tiền “chạy
án”?
Nguyên nhân chạy án: là do vai trò của luật sư trong phiên tòa quá mờ nhạt, luật sư
nói đúng chưa chắc hội đồng xét xử đã nghe, kết quả bản án không dựa vào tranh
luận tại phiên tòa mà thường là án đã có sẵn (án bỏ túi), nhiều phiên tòa luật sư chỉ
ngồi cho có hoặc ngồi cho đẹp đội hình mà thôi.
Làm luật sư bào chữa bằng lời nói suông thường rất ít khách hàng đến nhờ vì hiệu
quả không cao hoặc không có hiệu quả, luật sư không có khách hàng thì không có
thu nhập, mà không có thu nhập thì trở thành luật sư nghèo.
Để tồn tại nhiều luật sư đã chọn con đường cấu kết với thẩm phán để chạy án, nhằm
đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặc ra và làm giàu cho bản thân. Với môi trường
pháp lý như hiện nay thì luật sư chân chính thật sự chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Với cơ chế này thì đến một thời gian không xa nữa, số lượng luật sư chân chính cả
nước đếm không đủ trên đầu ngón tay.
Luật thì quy định rằng luật sư không được làm những việc sau:
3.1.

9








24.1. Câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tố tụng (kể
cả người tham gia tố tụng) nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật
trong giải quyết vụ việc;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ,
công chức, viên chức khác để làm
…..
Nhưng trên thực tế có đa số bộ phận luật sư lại vi phạm điều này, đó là hiện tượng
“chạy án” trong giới luật sư, gần đây nhất là phát biểu của Luật sư Võ An Đôn
( đoàn luật sư Phú Yên): "Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi
tháng một luật sư nhận trung bình từ 3-10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận
vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm
triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở
nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền".
Việc phát biểu của LS. Đôn gây ra những phản ứng trái chiều, có người thì cho rằng
Luật sư Đôn đã nêu lên được những vấn đề bức xúc trong giới luật sư mà nhiều
người biết nhưng không ai dám lên tiếng, cho rằng ông là một luật sư chân chính.

Còn ý kiến ngược lại thì cho rằng việc LS. Đôn dựa vào mức thu nhập, tài sản mà
đánh giá đồng nghiệp khác như vậy là một sự ấu trĩ, chủ quan làm ảnh hưởng tới
danh dự của giới luật sư. Nhưng cho dù ý kiến như thế nào thì chúng ta cũng nên
biết rằng, “không có lửa thì làm sao có khói” nếu thật sự xã hội không có những bất
tất như vậy thì không ai lên tiếng làm gì cả.
Việc chạy án trong giới luật sư có từ cách đây không lâu cho tới tận bây giờ nó vẫn
còn tiếp diễn, có thể kể đến ở đây là vụ án mà cả Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát
viên bắt tay nhau “chạy án”, cụ thể như sau:
Theo cáo trạng, trung tuần tháng 4/2008, đồn Biên phòng số 11 (Quảng Ninh) bắt
quả tang Ngô Ngọc Phan vận chuyển cho Lý Chí Trung (quốc tịch Trung Quốc)
1.200 vỉ thuốc tân dược. Cơ quan điều tra xác định đây là các chất ma túy độc hại
dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm
hoặc lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị.
Trung tá Vũ Ngọc Sơn (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy PC 17, Công
an Quảng Ninh) được giao điều tra chính vụ án.
Lợi dụng việc này, ông Sơn đã nhận gần 10.000 USD của người nhà bị can Trung
thông qua Nguyễn Ngọc Chính (luật sư bào chữa cho Trung).
Cơ quan điều tra xác định, vị trung tá công an này còn chủ động móc nối với ông
Hà Công Tuấn (thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ninh, được phân công xét xử vụ án)
để "chạy án" cho bị can Trung. Tháng 9/2008, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công
an bắt quả tang Sơn đang giao tiền cho ông Tuấn.

10




Mở rộng điều tra, một luật sư tập sự của Công ty luật Chính Tâm là Trần Thị Ngọc
Tú (29 tuổi) cũng bị xác định có hành vi làm môi giới hối lộ.




TAND Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Sơn 16 năm tù về tội (tội lạm dụng chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ), Tuấn 15 năm (nhận hối lộ), Chính 12
năm (làm môi giới hối lộ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Tú nhận án thấp nhất - 4
năm.
Từ vụ án trên ta thấy rằng việc Luật sư vì muốn có mức thu nhập cao mà thực hiện
việc chạy án, làm mất đi các quy chuẩn đạo đức của Luật sư cũng không hề ít.
3.2.

Khó khăn mà luật sư gặp phải khi làm việc với CQNN khác

Khó hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu như gặp phải những cán bộ, công chức nhà
nước không có thái độ hợp tác, tôn trọng vai trò của luật sư. Có những trường hợp
thiếu sự họp tác, thiếu sự tôn trọng từ phía các CQNN hoặc do bệnh quan liêu, cậy
quyền mà luật sư phải có những động tác “ vận động hành lang” thông qua sự quen
biết để giải quyết công việc. Cũng có thể xảy ra trường hợp vì yêu cầu của khách
hàng mà người luật sư “móc ngoặc, đi cửa sau” để đến với cán bộ có thẩm quyền.
Thường đụng phải cơ chế xin - cho, thủ tục hành chính rườm rà do giao dịch với
chính quyền là những công việc mà luật sư thường thực hiện thay cho khách hàng
của mình
3.3.
Cơ quan tố tụng gây khó khăn cho Luật sư ( Vấn đề liên quan )
Có qua thì cũng phải có lại, việc cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn cho Luật
sư trong các vụ án, nhất là các vụ án hình sự cũng không hề ít, thậm chí đa số các
vụ án là cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn cho luật sư – người bào chữa của
bị cáo.
• Thủ tục nhờ luật sư rất đơn giản, chỉ cần những người nêu trên hoặc người thân
thích của họ có đơn yêu cầu luật sư. Sau đó luật sư có thông báo, kèm theo giấy yêu
cầu luật sư và bản sao thẻ luật sư, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được

thông báo, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải cấp giấy chứng nhận
bào chữa cho luật sư. Riêng đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24
giờ, kể từ khi nhận được thông báo của luật sư, thì cơ quan điều tra phải cấp giấy
chứng nhận người bào chữa cho luật sư. ( điều 5 thông tư 70/2011/TT-BCA)
• Luật thì quy định đơn giản như thế, nhưng thực tế việc cấp giấy chứng nhận bào
chữa cho luật sư là rất khó khăn, phiền phức. Nhất là luật sư tham gia bào chữa từ
giai đoạn điều tra, thì cơ quan điều tra sẽ tìm mọi cách để gây khó khăn cho luật sư
trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, họ nêu ra đủ lý do để không cấp như: thủ
trưởng đi công tác lâu ngày mới về, văn thư bị bệnh không có con dấu, máy in
hư….

11


Theo luật sư Đỗ Ngọc Quang – Đoàn Luật sư Tp Hà Nội, cho biết gần 100% các
trường hợp không được cấp giấy chứng nhân bào chữa đúng thời hạn 3 ngày, cá biệt
có khi kéo dài hơn một năm.
Với thâm niên lâu năm trong nghề luật sư, bà Nông Thị Hà – Đoàn Luật sư TP Hà
Nội cũng nhận xét: "Tại một số trường hợp, giấy chứng nhận người bào chữa được
cơ quan điều tra sử dụng như một "công cụ" để hạn chế luật sư tham gia tố tụng".
Lý do được đưa ra cho cho việc này thường là bưu điện chuyển đến chậm (nếu gửi
qua bưu điện) hoặc người có thẩm quyền cấp giấy đi công tác vắng...
Tiếp theo sự khó khăn đó là vấn đề Luật sư tiếp xúc với thân chủ. Việc gặp thân chủ
của mình đối với các Luật sư là điều trở nên khó khăn. Nhiều luật sư nhận xét việc
gặp thân chủ của mình thực tế rất khó khăn, và ít trường hợp thực hiện được, mà
nếu thực hiện được thì lúc nào cũng có Kiểm sát viên ngồi cạnh giám sát, khó có
thể hỏi cung.
Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn đặt ra là trong cái xã hội
mà những Luật sư đôi khi bị gọi là những “ người cò án” thì như thế nào mới gọi là
một luật sư “chân chính”, có người cho rằng Luật sư chân chính “Là người phải

nuôi sống được vợ, con, gia đình, phải có tư duy tốt về kinh doanh để có thể làm lợi
cho khách hàng, làm giàu cho khách hàng và bản thân.” . Trong khi ý kiến khác lại
cho rằng: “Luật sư chân chính là luật sư tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, đặc biệt là không bao giờ "nói dối"
khách hàng. Kết quả dịch vụ pháp lý phải làm lợi về vật chất hoặc/và tinh thần cho
khách hàng.”, và cao hơn nữa một số ý kiến khác lại có khái niệm: “Một luật sư
chân chính là luật sư biết tuân thủ pháp luật, đặc biệt là tuân thủ luật luật sư và tuân
thủ các quy tắc đặc thù của luật sư đã được luật hóa”. Nhưng theo quan điểm của
chúng tôi, chúng tôi cho rằng, một luật sư chân chính là một luật sư biết gạt bỏ đi
sự quyến rũ của đồng tiền để sống, làm việc theo pháp luật, có lợi cho cộng đồng
và xã hội. đặc biệt là những người nghèo khó trong xã hội khi mà mức độ hiểu biết
pháp luật của họ còn ít.
Thông qua bài thuyết trình này, tôi không hy vọng bây giờ các bạn áp dụng các quy
tắc đạo đức trên ngay, hay có tư tưởng cao hơn là thay đổi hệ thống pháp luật,
chống hối lộ, tham nhũng, chạy án… Mà thông qua đây tôi chỉ muốn các bạn hiểu
hơn về cái nghề luật mà chúng ta đang theo đuổi và quan trọng hơn tôi muốn các
bạn hiểu rằng : để làm một luật sư chân chính là điều không hề dễ dàng chút nào.
Nghề Luật sư không chỉ là kiếm tiền mà còn là để bảo vệ công lý, bảo vệ những
cuộc đời oan trái và bất công trong xã hội nữa. Để từ đó trong chúng ta ai muốn
trở thành một luật sư chân chính thì phải nỗ lực và cố gắng nhiều hơn, ít nhất là
ngay từ bây giờ.

12


CÂU HỎI MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
1. Đại diện theo ủy quyền là gì?
2. Văn bản ủy quyền bao gồm những nội dung gì?
3. Văn bản ủy quyền có cần công chứng hay không?


BÀI LÀM
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh
và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là người được đại
diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (khoản 1,điều 139, Bộ Luật dân sự
2015 – sắp có hiệu lực).
Vì Bộ Luật dân sự 2015 không định nghĩa đại diện theo ủy quyền là gì nên kết hợp
với điều 142 Bộ luật dân sự 2005 thì ta định nghĩa đại diện theo ủy quyền là đại
diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Bộ luật dân sự năm 2015 điều 562 có quy định văn bản ủy quyền trong giao
dịch dân sự là Hợp đồng ủy quyền. Mặc dù pháp luật không quy định rõ ràng
nhưng trên thực tế trong các giao dịch dân sự về ủy quyền các cơ quan, tổ chức,
cá nhân còn sử dụng một hình thức nữa đó là Giấy ủy quyền.
Về hình thức Văn bản ủy quyền bao gồm những nội dung gì thì Luật không quy
định rõ ràng nhưng ta có thể thấy rằng bản chất của các văn bản ủy quyền là hợp
đồng vì vậy nó mang hình thức của hợp đồng, bao gồm các nội dung:


Hợp đồng ủy quyền ( theo điều 398 Bộ luật dân sự 2015)

- Các bên : Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền
- Thời điểm ủy quyền ( điều 339 Bộ luật dân sự 2015)
- Địa điểm giao kết hợp đồng ủy quyền ( điều 400 Bộ luật dân sự 2015)
- Nội dung ủy quyền ( làm công việc gì)
- Thời hạn ủy quyền
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Thù lao ủy quyền
- Phạt do vi phạm nghĩa vụ
- Chữ ký của các bên

13



….


Giấy ủy quyền : Luật không quy định rõ giấy ủy quyền bao gồm những
nội dung gì nhưng trên thực tế ta có thể thấy rằng Giấy ủy quyền bao
gồm các nội dung :

- Bên ủy quyền
- Nội dung công việc được ủy quyền
- Thời hạn ủy quyền
- Chữ kí của bên ủy quyền ( có thể có cả bên nhận ủy quyền)

3. Bộ luật dân sự 2015 cũng như luật công chứng và các luật khác không có quy
định bắt buộc văn bản ủy quyền phải công chứng, nhưng trên thực tế các văn bản
này thường được công chứng để tăng độ tin cậy với cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
khác khi người đại diện theo ủy quyền đến làm việc với các cơ quan hoặc tổ chức
này.

14



×