Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIÁO ÁN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.39 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN CHỦ NHIỆM
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ điểm: Các loại quả bé thích
Đối tượng: 3 tuổi
Ngày soạn:
Người soạn: Quàng Thị Dẫn
Giáo viên chỉ đạo: Nguyễn Thu Hoài
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động trong ngày
- Tạo điều kiện cho trẻ tâm thế thoải mái khi tới trường
- Rèn luyện cho trẻ thói quen, nề nếp học tập, vệ sinh cá nhân
- Thông qua các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ
- Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ
B. CHUẨN BỊ
- Phòng học thông thoáng sạch sẽ, chổi, hót rác, khăn lau nhà, đồ chơi, đồ dùng
vệ sinh và đồ dùng học tập theo chủ đề, chủ đề nhánh.
C. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
I. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - TRÒ CHUYỆN - ĐIỂM DANH -THỂ
DỤC SÁNG.
1. Đón trẻ
* Mục đích
- Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường, yêu cô, mến bạn. Biết quan
tâm tới người khác. giúp giáo viên nắm được tình hình trẻ, thiết lập mối tương quan và
sự an tâm đối với phụ huynh.
- Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép khi tới lớp: chào cô, chào bạn, chào ông bà,
chào bố mẹ…
- Rèn cho trẻ thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
* Cách tiến hành
- Trước giờ đón trẻ cô đến lớp trước 15 phút thông thoáng phòng học, chuẩn bị
nước uống, nước sinh hoạt và đồ dùng cho các hoạt động trong ngày.
- Đến giờ đón trẻ: Cô đứng đón trẻ, thái độ vui vẻ niềm nở đón chào trẻ, nhắc trẻ lễ


phép chào bố mẹ, chào cô: nhắc trẻ những hành vi tự phục vụ như cất ba lô, giầy dép
đúng nơi qui định. Trao đổi nhanh gọn những thông tin cần với phụ huynh về tình hình
của trẻ. Sau đó cô cho trẻ chơi tự chọn.
- Khi trẻ chơi cô vừa đón trẻ vừa quan sát trẻ chơi để nắm được tình hình của trẻ
để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Gần hết giờ đón trẻ, cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.


2. Hoạt động tự chọn.
- Cho trẻ tự chọn góc chơi, đồ chơi và chơi theo ý thích.
3. Trò chuyện – Điểm danh
* Trò chuyện
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học và chủ đề nhánh của tuần
+ Con biết những loại quả nào?
+ Muốn có nhiều quả phải làm gì?
+ Nhắc trẻ biết ơn, kính trọng và lễ phép với các cô bác nông dân và đạo lí “Ăn
quả nhớ người trồng cây”.
* Điểm danh
Cô cho trẻ lên lớp ngồi thành tổ. Cho các tổ trưởng kiểm tra các thành viên
trong tổ của mình, sau đó cô hỏi về tên và số bạn vắng trong tổ. Cô quan sát nhanh và
đánh dấu vào sổ theo dõi. Cô có thể nhắc nhở trẻ một số nề nếp như khi vào lớp không
nói chuyện riêng,
4. Thể dục sáng
- Cho trẻ ra ngoài sân, nghe nhạc thể dục của trường để đứng vào hàng. Sau đó
khi có nhạc tập trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, sau đó
về hàng đứng cách nhau sải tay và nghe nhạc tập bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp: Làm gà gáy sáng
+ Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao
+ Chân: Đứng co chân, duỗi chân
+ Bụng: Cúi người xuống

+ Bật: Bật tại chỗ
Sau đó cho trẻ đi nhẹ nhàng làm chim bay vào lớp, không xô đẩy nhau khi đi vệ
sinh, uống nước.
II. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Chủ đề nhánh: Các loại quả bé thích.
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
Đề tài: Trò chuyện một số loại quả.
Đối tượng: Trẻ 3 tuổi
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn:
Ngày day:


III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Nội dung quan sát:
- Quan sát: Vườn quả
a. Mục đích - Yêu cầu:
- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Biết trả lời câu hỏi của cô diễn đạt rõ ý mạch lạc, nhận xét về đối tượng quan
sát: tên gọi, đặc điểm, ích lợi...
- Chơi đoàn kết, đúng luật, có ý thức yêu quý bảo vệ môi trường.
b. Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, xắc xô.
- Đối tuợng cần cho trẻ quan sát
c. Cách tiến hành:
- Cô giới thiệu mục đích quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát tạo cảm giác thoải
mái cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Gợi hỏi để trẻ trả lời câu hỏi của cô
+ Trong vườn có những loại cây ăn quả gì?
+ Quả có đặc điểm gì?

+ Trồng cây ăn quả để làm gì?
+ Muốn có nhiều cây ăn quả chúng ta phải làm gì nào?
Cô giúp cho trẻ diễn đạt rõ ý mạch lạc. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số
cây ăn quả; ích lợi của một số loại quả.
- Giáo dục: Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ vườn cây ăn quả khi quan sát.
2. Trò chơi vận động:
a. Trò chơi vận động: Hái quả.
- Chuẩn bị: Sân sạch; an toàn.
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp chúng mình thành 2 đội nhiệm vụ của 2 đội là đi hái
quả về cho đội của mình. Mỗi bạn chỉ được hái 1 quả về cho đội. Lần lượt từ bạn đầu
hàng, thời gian là 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Đội nào hái được nhiều quả nhất sẽ là đội chiến thắng.
Cô cho trẻ chơi 3 lần ( Nhắc trẻ không xô đẩy bạn)
Cô bao quát động viên trẻ chơi, dựa vào kết quả quan sát, cô đưa ra biện pháp
phù hợp.
b. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời: Cô quan sát đảm bảo an toàn cho
trẻ.
* Kết thúc: Khi hết giờ, cô làm hiệu lệnh xắc xô, nhắc trẻ thu dọn đồ dùng đồ
chơi, chỉnh lại trang phục. Cô nhận xét giờ hoạt động, cho trẻ về lơp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Tên góc hoạt động:
Góc XD: Xây dựng vườn cây ăn quả


Góc HT: Xem tranh về quả
Góc TN: Chăm sóc cây cảnh
2. Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ chơi theo nhóm và biết cách phối hợp hành động chơi trong nhóm một cách
nhịp nhàng.
Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi,

tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng.
Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự,
chi tiết độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
- Góc Xây dựng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú
để xây dựng khu rừng; lắp ghép theo ý thích.
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo
Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng
- Góc Học tập: Biết nhận xét tranh về trường mầm non, có ý thức giữ vệ sinh
môi trường.
- Góc Thiên nhiên: Hứng thú tham gia các hoạt động chăm sóc cây: Tưới cây,
nhổ cỏ, lau lá...
3. Chuẩn bị:
- Góc Xây dựng: Bộ xếp hình, các khối nhựa, gỗ, hàng rào, thảm cỏ, cây..
- Góc Học tập: Trang ảnh về trường mầm non
- Góc Thiên nhiên: Xô nước, ca, cốc, khăn ẩm.
4. Cách tiến hành
- Cô giới thiệu trò chơi ở các góc chơi, trẻ nhận góc chơi, thỏa thuận chơi lấy đồ
chơi, cùng chơi.
- Cô quan sát gợi ý để trẻ hoàn thành vai chơi, thực hiện tốt yêu cầu của từng
góc chơi, sáng tạo trong khi chơi, giao lưu, liên kết các góc trong quá trình chơi.
+ Góc Xây dựng: Sử dụng đồ chơi xếp hình, các khối xây dựng thành ngôi
trường theo ý tưởng của trẻ.
+ Góc học tập: Xem tranh, trò chuyện về nội dung tranh gợi ý liên hệ đến ngôi
trường của bé.
+ Góc Thiên nhiên: Cho trẻ tưới, nhổ cỏ, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên
nhiên. Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống.
- Cuối buổi chơi cho trẻ nhận xét góc chơi và giới thiệu sản phẩm chơi của
mình tạo ra.
V. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh:

- Chuẩn bị bàn ăn, khăn lau tay, lau mặt


- Hướng dẫn và cho trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đúng thao tác
2. Ăn trưa:
Lấy thìa bát, nhận thức ăn , cơm canh của lớp từ cấp dưỡng.
Các cháu trong tổ trực nhật phụ cô kê bàn ghế, lấy đĩa đựng thức ăn rơi, xếp
thìa ăn cơm, khăn lau tay vào từng bàn
- Khi kê bàn xong cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn. Cô nhắc nhỏ trẻ thói quen văn
minh khi ăn uống, Khi ăn ăn từ tốn, nhai kĩ, ăn hết xuất, không nói chuyện đùa nghịch,
khi ho nhớ che miệng lại, không dành thìa của bạn, khi cơm thức ăn rơi ra bàn nhớ
nhặt vào đĩa để thức ăn rơi.
- Cô giới thiệu món ăn nhằm cung cấp thêm cho trẻ về chất dinh dưỡng . Cô rửa
tay sạch sẽ đầu tóc gọn gàng, bịt khẩu trang sau đó chia ăn, cô mời lớp ăn cơm để trẻ
mời lại. Cô chia theo nhóm bàn để thức ăn được chia đều cho tất cả trẻ.
- Cô chia phần cơm và canh ra bát to về các bàn
- Khi trẻ ăn cô bao quát và chú ý đến trẻ ăn chậm hoặc sức khoẻ ngày hôm đó
không tốt. động viên trẻ ăn hết xuất. Ăn xong cất bát thìa đúng chỗ, cất ghế và lau
mồm, súc miệng , uống nước và đi vệ sinh.
2. Ngủ trưa
- Chuẩn bị:
+ Phòng ngủ sạch sẽ đủ ấm, ánh sáng vừa phải không làm chói mắt trẻ
+ Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
+ Cô cho lần lượt trẻ nữ sau đó trẻ nam vào lấy gối.Cho nằm riêng giữa nam và
nữ.
- Theo dõi trẻ ngủ
+ Cho trẻ đọc bài thơ giờ ngủ, nhắc tư thế nằm, đắp chăn cho trẻ
+ Khi trẻ ngủ cô bao quát chú ý trẻ khó ngủ, đảm bảo đắp chăn cho trẻ đủ ấm
+ Tạo bầu không khí yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon, không làm ồn ào.
- Khi trẻ thức

+ Trẻ nào thức trước cô cho cất gối, tập gấp chăn. Khi đa số trẻ thức cô cho trẻ
nghe nhạc và mở phòng, cất chăn vào đúng nơi quy định. Cho trẻ đi vệ sinh, kiểm tra
và chỉnh lại trang phục, chải tóc gọn gàng.
VI. SINH HOẠT CHIỀU
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với 1 số kiến thức mới.
- Cho đọc bài thơ, nghe truyện trong chủ điểm
- Thuộc bài hát “Vui đến trường”
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Dạy trẻ tập cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.


II. Chuẩn bị :
- Tranh về trường mầm non
- Nhạc cụ phách tre, xắc xô
- ĐDĐC: Khối gỗ, bút sáp màu, giấy vẽ…
- Khăn lau bàn, chổi lau nhà, hót rác,…..
III. Cách tiến hành:
1. Ôn đọc thơ trong chủ đề. Hát : Tập bài hát mới “Quả gì”; cho trẻ biểu diễn
văn nghệ
- Cho trẻ ngồi thành tổ, mời trẻ cùng đọc thơ.
- Trẻ thực hiện theo lớp, tố, cá nhân…Nhận xét tuyên dương và sửa sai cho trẻ.
2. Cho trẻ chơi ở các góc
- Cho trẻ về các góc, cô giáo hướng dẫn trẻ chơi theo các bước sau:
+ Trò chuyện và thỏa thuận chơi
+ Trẻ chơi: Cô đến góc chơi giúp trẻ trong khi chơi
+ Nhận xét chơi: Cô nhận xết ngay trong quá trình chơi
3. Hoạt động nêu gương:
+ Cô giúp trẻ nhớ lại những hành vi tốt của bạn. Có thể để trẻ tự nhận và tự nêu
những ưu điểm của mình. Sau đó cho các bạn trong tổ nhận xét

+ Cô chốt lại những ưu điểm của trẻ và cho trẻ cắm cờ Bé ngoan.
5. Vệ sinh - Trả trẻ - Ra về
+ Cô chỉnh lại trang phục của trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
+ Trả trẻ: Cô trao trẻ tận tay phụ huynh; nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô. Trao đổi
với phụ huynh hoạt động và tình hình trẻ ở nhóm lớp. Tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh giữ ấm khi giao mùa; Quan tâm cho trẻ đến lớp đều.
+ Cô lau dọn phòng, nhóm.
+ Lưu ý tắt điện, quạt, đóng cửa sổ, cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng trước khi ra
về.

===========================================




×