Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quan niệm về lịch sử và con người trong chùm truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp( Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết)”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.68 KB, 10 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

Đề tài: Quan niệm về lịch sử và con người trong
chùm truyện ngắn lịch sử của nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp( Kiếm sắc; Vàng lửa;Phẩm tiết)
Người thực hiện : Lưu Thị Thu Thảo
Sinh viên
: K37A-SP Ngữ văn
Email :
SĐT :01649515865
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút ‘đặc biệt’của nền văn
học Việt Nam hiện đại. Với hàng loạt các tác phẩm như: Những ngọn gió Hua Tát;
Tướng về hưu( 1989); Con gái thuỷ thần(1993); Những ngọn gió(1995); Tuổi hai
mươi yêu dấu(2002)…Nguyễn Huy Thiệp đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong
lòng độc giả.
Khi nhắc đến các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta không thể
không nhắc đến các sáng tác trong mảng đề tài viết về lịch sử của ông. Với những
quan điểm và cách nhìn nhận độc đáo về lịch sử của mình , nhà văn đã thành công
đưa cái” tinh thần hoài nghi hiện đại chủ nghĩa” vào trong các sáng tác của mình.
Nguyễn Huy Thiệp đã từng nói:” …nhiệm vụ của nhà văn không phải nói ra chân
lí mà là thức tỉnh ý thức hướng về chân lí hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về
phẩm giá con người trong họ”. Vì vậy, các tác phẩm ấy ngay từ khi ra đời đã gây
ra hàng loạt các cuộc tranh luận nảy lửa trên văn đàn văn học, đồng thời đây cũng
được coi là những tác phẩm “có vấn đề” và “gây sốc” đối với bạn đọc.
Để có thể đi sâu tìm hiểu thêm về các tác phẩm này cũng như quan điểm của
nhà văn về lịch sử khi viết các tác phẩm đó như thế nào, trong phạm vi bài nghiên
cứu này chúng tôi xin đi tìm hiểu về “Quan niệm về lịch sử và con người trong
chùm truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp( Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm
tiết)”.


2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

2.1. Khái lược một số nét cơ bản về nhà văn và tác phẩm( Kiếm sắc; Vàng
lửa; Phẩm tiết).
Từ nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, vào thời Đảng tuyên bố “cởi trói cho
nhà văn”, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành “một hiện tượng văn học” lạ, độc đáo
và gây nhiều tranh cãi.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều đề tài , phản ánh nhiều
vấn đề phức tạp của đời sống với một tầm tư tưởng và triết lí sâu sắc đa chiều. Và
khi nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, người ta không thể bỏ qua mảng đề tài viết về
lịch sử của ông. Vốn là một giáo viên dạy lịch sử, ông có sự am tường lịch sử sâu
sắc. Tuy nhiên điều quan trọng nhất ở ông là nhãn quan lịch sử sắc bén được kết
hợp hài hoà với nhãn quan văn chương. Chính điều này đã giúp nhà văn để lại dấu
ấn rất độc đáo và khác biệt khi khai thác đề tài lịch sử trong các sáng tác của mình.
Về tác phẩm, chùm truyện ngắn lịch sử( Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết) này
được viết trong khoảng thời kì báo “Văn nghệ” sôi động nhất( khoảng 1988) với vị
Tổng biên tập báo trứ danh là nhà văn Nguyên Ngọc. Đáng lẽ ra, chùm truyện ngắn
này không chỉ kết thúc ở ba tác phẩm( nếu như nhà văn Nguyên ngọc không bị
cách chức). Truyện thứ tư đã được viết xong kể về đứa con của Đặng Phú Lân và
Ngô Thị Vinh Hoa. Tuy nhiên, bản thảo này đã bị đốt đi vào năm 1991.
Ngay từ khi xuất hiện, chùm truyện ngắn này đã gây ra những phản ứng gay
gắt, trái ngược trong việc đánh giá, thưởng thức và thẩm định các tác phẩm này. Về
cơ bản có thể chia làm hai xu hướng:
Thứ nhất, xu hướng phản đối, phủ nhận các truyện ngắn lịch sử của Nguyễn huy
Thiệp. Hầu hết các bài viết này đều chỉ trích Nguyễn Huy Thiệp“làm cho diện
mạo lịch sử méo mó đi”, “xúc phạm tới danh dự dân tộc”, coi đó là hành động

“bắn súng lục vào quá khứ”, “xúc phạm nghiêm trọng tới lịch sử và người đọc”.
Thứ hai, có thể coi là xu hướng ủng hộ, chấp nhận lối hư cấu lịch sử của Nguyễn
Huy Thiệp như một cách tân trong kĩ thuật viết, phân biệt một cách rõ ràng “ đọc
văn phải khác với sử”.
Hai xu hướng này mâu thuẫn sâu sắc với nhau, tạo nên cuộc bút chiến gay gắt xung
quanh việc tiếp nhận, thưởng thức các truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp
trên văn đàn Việt Nam. Vì vậy, qua bài viết “quan điểm về lịch sử và con người
trong chùm truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi hi vọng có thể
tiếp cận sâu hơn với tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và một lần nữa có thể khẳng


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

định tài năng, nỗ lực đổi mới và vai trò của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn nước
ta trong suốt thời gian qua.
2.2. Quan điểm về lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp khi viết “Kiếm sắc; Vàng
lửa; Phẩm tiết)
Nguyễn Huy Thiệp không phải là người đầu tiên cũng như duy nhất viết về
đề tài lịch sử. Tuy nhiên, từ cái nhìn độc đáo, mới lạ của mình, nhà văn đã khai
thác lịch sử ở những khía cạnh riêng biệt và làm cho lịch sử” nổi loạn” qua từng
tác phẩm. Trong cái nhìn của nhà văn, lịch sử không phải là lịch sử khách quan mà
đó là những diễn ngôn về lịch sử, đó là những cách cắt nghĩa khác nhau về lịch sử.
Nhà văn đã đặt vấn đề lịch sử bằng cách riêng của một người viết tiểu thuyết. Lịch
sử của ông người ta khó có thể tìm thấy trong chính sử và ngay cả trong dã sử, đó
là một kiểu lịch sử” không sử sách nào nhắc đến”, một kiểu lịch sử” như tôi biết”
và nó có thể giống hoặc không giống với những gì mà người đời đã biết.
Ở các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp không chú trọng việc đưa ra
các chi tiết lịch sử chính xác, ông cũng không cố thuyết phục bạn đọc phải tin vào
những gì ông đã viết mà ở tác phẩm của mình, nhà văn chỉ đơn giản là đưa ra các

khả năng khác của lịch sử, những cái “có thể đã xảy ra “trong quá khứ. Đó là
những điều mà trước đây chưa được cộng đồng nhận thức, thậm chí nó còn có thể
đảo lộn rất nhiều nhận thức mà trước đây người ta coi như chân lí mà thờ phụng.
Từ trước đến nay, trong tâm thức của cộng đồng người Việt đã có mấy ai nhìn
Nguyễn Ánh như là: một khối cô đơn khổng lồ”, nhìn Nguyễn Huệ như là” người
tài bị giời đày”. Người ta chỉ quen nhìn “ Triều Nguyễn của vua Gia Long lập ra là
một triều đình tệ hại ” mà quên mất rằng” đây là một triều đình để lại nhiều lăng”.
Với tư cách là truyện ngắn lịch sử, việc khảo sát lịch sử trong truyện không
chỉ giúp chúng ta biết nhà văn đã sử dụng lịch sử như thế nào mà còn có khả năng
hé lộ một số mặt nào đó trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn.
Trước hết, ta có thể nhận thấy trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp,
ngoại trừ những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Huệ; Nguyễn Du; Nguyễn Ánh…
hay những cái tên có thật trong lịch sử như: Nguyễn Khải; Nguyễn Nghiễm; Ngô
Thì Nhậm; Trần Văn Kỉ…thì Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một vài cái tên rải rác
trong lịch sử song số phận của họ chỉ dính dáng ít nhiều hoặc chỉ có thể tìm thấy
bóng dáng của họ trong chính sử. Ví dụ như nhân vật Đặng Phú Lân “ một hào kiệt
mà không sử sách nào nhắc đến”, ta có thể coi đây là sự hư cấu hoàn toàn của


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, khi lật lại những trang sử cuối thế kỉ XVIII, cái tên
Lân cũng được tìm thấy trong chính sử với một họ khác là:Hồ Văn Lân_ một trong
những người có công gây dựng cơ đồ cho Nguyễn Ánh nhưng số phận của nhân
vật trong truyện lại có vẻ gần hơn với Đỗ Thanh Nhân, một vị tướng thân cận với
Nguyễn Ánh song sau này bị giết vì “cậy công lộng quyền”. Như vậy, Nguyễn Huy
Thiệp đã sử dụng vài chi tiết thực trong cuộc đời hai vị tướng của Nguyễn Ánh hư
cấu nên nhân vật Đặng Phú Lân.
Các chi tiết và những cái tên lịch sử được sử dụng trong truyện có vẻ hết sức

tuỳ tiện. Tác giả đã nhặt nhạnh nó từ vô vàn các chi tiết hỗn độn trong giai đoạn
khá rối ren phức tạp của lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII. Từ đó , nhà văn đã tạo nên
một lịch sử không trùng khít với chính sử. Các chi tiết nhỏ nhặt được nhà văn hư
cấu thành các sự kiện quan trọng của lịch sử. Chính sử và tiểu thuyết luôn tiềm ẩn
những khả năng vênh nhau. Có thể trong lịch sử mỗi hành động của Nguyễn Huệ
hay Nguyễn Ánh đều sẽ gây nên các biến cố lịch sử nhưng trong tiểu thuyết điều
này chưa hẳn đã xảy ra.
Trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, lịch sử chưa hẳn đã là lịch sử
khách quan,là “sự thật lịch sử một cách tuyệt đối” mà đó là những” khả năng” như
ông từng viết:”… còn điều mà chúng ta gọi là“ tri thức” thì được ủ bọc trong
trạng thái phôi thai, đúng hơn là ở trạng thái khả năng”. Điều này được thể hiện
rõ nhất trong cái kết của truyện ngắn “Vàng Lửa”. Trong truyện ngắn này, nhà văn
đã đưa ra ba cái kết để người đọc tự chọn, tuỳ theo tâm thế, tầm đón đợi của người
đọc để tìm ra cái kết hợp lí nhất theo tâm niệm của chính người đọc:” Không có tài
liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc chuyện của những người
châu Âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu. Tôi
hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”.
Đoạn kết thứ nhất gợi cho ta cảm hứng khá “lãng mạn” ở chi tiết cuốn sổ ghi
chép của Phăng, phản ánh khao khát sự hoàn hảo về tinh thần và rất duy lí, yêu cầu
cái hoàn hảo về tinh thần đó phải được đảm bảo về vật chất. Và tất cả những gì
Phăng đã trải nghiệm cũng chỉ là “những lí thuyết chắp vá đầy nguỵ biện; những
mối bất hoà kì thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta
mong manh và kì ảo xiết bao”. Chi tiết này bao hàm ý nghĩa hàm ẩn , nó cho thấy
sự bất lực của cách “viết” và “đọc” lịch sử từ một trung tâm tạo nghĩa. Nó yêu cầu
phải nhìn và đánh giá lịch sử khách quan ở nhiều nhãn quan khác nhau, từ cái nhìn


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn


đa chiều, đa trung tâm bởi vì những gì chúng ta đã biết chỉ là “những lí thuyết chắp
vá đầy nguỵ biện”
Ở cái kết thứ hai, chúng ta đặc biệt lưu ý chi tiết Phăng trở về Pháp và” Ông
thường kể lại cho con cháu nghe về những kỷ niệm quá khứ, về những biến cố ở xứ
An Nam xa xôi. Theo ông, thời kỳ ông ở An Nam mới là sự bắt đầu lịch sử của
quốc gia người Việt, khi này biên giới phân định, chữ viết có gốc từ chữ La tinh
phổ biến, người Việt dần thoát ra sự cầm tù đáng sợ của nền văn minh Trung Hoa,
có những mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại” Rõ ràng điều này được
phản ánh từ cái nhìn của phương Tây, trong đó phương Đông chỉ như một thực thể
tồn tại vì phương Tây. Theo đó, lịch sử của các nước phương Đông chỉ bắt đầu từ
ngày phương Tây khám phá ra nó.
Kết thúc thứ ba phản ánh sự cực đoan dữ dội của“ chủ nghĩa dân tộc” , bài
xích, bác bỏ sự giao lưu văn hoá với các luồng văn hoá khác. Chi tiết này bao hàm
nhiều ý nghĩa. Triều Nguyễn là “một triều đại tệ hại”, nó “tìm cách tránh mọi tiếp
xúc với bên ngoài” và rất ghét ai “nhắc lại mối quan hệ với người này, người nọ
khi nhà vua còn hàn vi, dù đấy là người Việt, người Trung Hoa hay người châu Âu
nào khác.” Nó không chỉ thuần tuý nói về sự cô lập văn hoá, xã hội của một triều
đại trong lịch sử mà kết thúc này còn nhắc đến khả năng “đọc” lịch sử một cách
biệt lập, lấy chính mình làm trung tâm và cắt đứt những tương tác từ bên ngoài.
Như vậy , ba kết thúc này không đóng lại câu truyện mà nó tiếp tục đưa lịch
sử đến với những khả năng khác. Ta thấy, vấn đề mà “Vàng Lửa“ nêu ra là sự phủ
nhận đối với tất cả những chế độ quyền lực đang áp đặt nghĩa cho lịch sử, buộc con
người phải nhìn nhận lịch sử theo một chiều hướng nhất định nào đó phục vụ cho
mục đích chính trị. Với ba kết thúc này, Nguyễn Huy Thiệp chỉ nêu ra những giả
thiết, những khả năng. Ông không buộc người đọc phải tin vào những gì ông viết,
cũng không áp đặt bất cứ kết thúc nào cho câu truyện, ông để cho người đọc tự
chọn cái kết thúc mà họ cho là hợp lí nhất, thậm chí , người đọc có thể tự đi tìm
một kết thúc khác ngoài ba kết thúc mà nhà văn đưa ra miễn là hợp lí.
Ở điểm nhìn của Nguyễn Huy Thiệp lịch sử luôn tồn tại ở trạng thái khả
năng vì vậy tác giả không bao giờ cố thuyết phục người đọc tin vào những gì mình

viết. Có lẽ do vậy tác giả đã xây dựng hình tượng người kể chuyện không đáng tin
cậy. Ta thấy, trước mỗi biến cố trong cuộc đời nhân vật, tác giả thường kể bằng
một giả thuyết thiếu chắc chắn nhất. Ví dụ như trong “Kiếm sắc” tác giả đã dùng
cụm từ “nghe nói” trước sự kiện Nguyễn Phúc Ánh sai đao phủ dùng kiếm gia


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

truyền của Lân để chém đầu Lân. Thậm chí người kể còn nói rõ mình đã can thiệp
vào việc xây dựng truyện” Khi viết tôi có tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp
xếp, chỉnh lí lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện”. Với việc xây dựng nhân vật
người kể chuyện không đáng tin cậy, tác giả buộc chúng ta khi tiếp cận tác phẩm
phải tỉnh táo. Là một tác phẩm lịch sử, nó buộc chúng ta phải nghi ngờ thứ lịch sử
đã được xây dựng trong truyện. Với sự nghi ngờ ấy, người ta sẽ tiến gần hơn với
“sự thật”. Như chúng ta đã biết, tất cả các tư liệu lịch sử, các hiện vật, biểu tượng,
văn tự, lăng mộ, cung điện…chỉ có thể giúp chúng ta nhìn rõ quá khứ hơn, chứ
không bao giờ là nhìn thấy một cách chính xác tuyệt đối cả. Không chỉ dừng lại ở
nhân vật kể chuyện không đáng tin cậy, mà trong bộ ba tác phẩm này ta thấy tồn
tại sự xen lẫn giữa hư cấu và phi hư cấu, các yếu tố hoang đường kì ảo đã tạo ra
cảm giác nghi hoặc trong lòng bạn đọc. Những chi tiết nhuốm đầy màu sắc huyền
thoại như “Khi chém, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau
thì bết lại” (Kiếm sắc) hay như trong “Phẩm tiết” tác giả viết về cảnh khi Vinh
Hoa sinh ra” Khi đẻ Vinh Hoa trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, toả
ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có tràng hoa
cuốn cổ, xoè lòng bàn tay thấy có viên ngọc ở trong khắc hai chữ thiên mệnh”.
Như vậy, liệu có một câu hỏi chính xác về “sự thật lịch sử”, cái mà chúng ta vẫn
coi là “sự thật” sẽ dừng lại ở điểm nào trên nấc thang nhận thức của con người.
Với việc tạo ra các chi tiết không trùng khít với chính sử và các chi tiết
mang tính huyền hoặc tạo nghi ngờ cho bạn đọc, Nguyễn Huy Thiệp đã thành công

trong việc khơi gợi sự tò mò của bạn đọc về lịch sử và đưa ra những nhãn quan
khác nhau khi “đọc” và “viết” lịch sử. Ta có thể khẳng định một điều rằng, trong
quan điểm của Nguyễn Huy Thiệp lịch sử luôn tồn tại ở trạng thái khả năng, nó chỉ
là những diễn ngôn, là những cách cắt nghĩa khác nhau về lịch sử chứ chưa hẳn nó
đã là lịch sử khách quan. Vì vậy, khi tìm hiểu về lịch sử, người đọc cần nhìn nó với
cái nhìn đa chiều nhiều trung tâm để có thể tiến gần hơn với “sự thật lịch sử”.
2.3. Con người trần trụi , bản năng trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn
Huy Thiệp.
Trong ba tác phẩm “Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết”, Nguyễn Huy Thiệp đã
xây dựng nên diện mạo mới cho các nhân vật lịch sử tưởng như đã quá quen
thuộc. Nhân vật ấy có thể là anh hùng của dân tộc như Nguyễn Huệ hay nhà
văn nhà thơ được người đời kính ngưỡng như Nguyễn Du, nhân vật ấy cũng có


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

thể là Nguyễn Ánh , người đã trùng hưng lại cơ đồ cho nhà Nguyễn. Cho dù là
ai đi chăng nữa, đó cũng là những nhân vật biểu tượng cho sự thiêng liêng bất
khả xâm phạm trong tâm thức của cộng đồng. Tuy nhiên, Nguyễn Huy Thiệp
không khai thác những hình tượng này ở những chiến công, với những mưu mô
chính trị mà ông khai thác những hình mẫu lịch sử ấy trong những khía cạnh
đời thường, trả người anh hùng về cuộc sống thường nhật với số phận cá nhân
của chính họ.
Ví dụ như khi nói về nhân vật Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải gần như
đã trở thành một vị thánh trong tâm thức cộng đồng người Việt. Theo nhà sử
học Đỗ Bang, có ít nhất 25 cuốn sách viết về tài thao lược và ca ngợi phẩm chất
của vua Quang Trung trên nhiều phương diện khía cạnh khác nhau, chưa kể một
loạt những cuốn sách lịch sử mang tính chính thống như Việt Nam sử lược; Đại
cương lịch sử Việt Nam toàn tập…Với những chiến công vĩ đại, bốn năm làm

vua, hai lần đại thắng quân xâm lược Xiêm la và Mãn Thanh khiến cho ánh
nhìn về Nguyễn Huệ chủ yếu chú trọng đến các chiến thắng rực chói ấy mà coi
nhẹ các chi tiết đời thường khác. Tuy nhiên trong các sáng tác của mình,
Nguyễn Huy Thiệp đã đưa vị anh hùng ấy trở về với đời sống. Trong “Phẩm
tiết” người anh hùng áo vải cờ đào cũng có khi tức giận, nóng nảy không kiềm
chế với những lời lẽ lăng mạ kẻ khác:” Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh
ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn
miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của
chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang ư?”
hay như khi nhìn thấy sắc đẹp của Vinh Hoa, Quang Trung cũng có những hành
động như của một người bình thường, biết yêu và thưởng thức cái đẹp:” Nhà
vua thấy Vinh Hoa, thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm
tay “, hay ngay cả khi nhà vua mất cũng “chết không nhắm mắt” có lẽ do cho
đến khi chết Quang Trung cũng không chiếm được Vinh Hoa làm của riêng của
mình, không được thành thân với Vinh Hoa” Khi lâm chung, có Vinh Hoa đứng
hầu bên giường, nhà vua nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt. Cả triều
đình thương cảm. Con trai nhà vua là Nguyễn Quang Toản vuốt mắt cho cha
nhưng hễ buông tay ra mắt nhà vua lại mở trừng trừng. Đến cả Hoàng hậu
Ngọc Hân cũng thế. Sau Vinh Hoa phải lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mi
mắt nhà vua thì mắt nhà vua mới nhắm lại được. Sau đấy, chỗ ngón tay út của
Vinh Hoa đen như chàm, rửa thế nào cũng không sạch”. Ta có thể thấy cách


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

viết của Nguyễn Huy Thiệp về Quang Trung có điểm giống với “ Hoàng Lê
nhất thống chí” đều sử dụng ngôn ngữ bình dị dân dã .Như khi Nguyễn Hữu
Chỉnh nói vơi Quang Trung ý nghĩ muốn kết tình thông gia của vua Lê, Quang
Trung đã nói:” Vì dẹp loạn mà ra, để rồi mà lấy vợ về, bọn trẻ nó cười cho thì

sao. Tuy nhiên, ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết con gái Bắc hà, nay
cũng nên thử một chuyến xem có tốt không”. Đây là thứ ngôn ngữ bình dị, chân
thực không kiểu cách cầu kì. Nó rất gần với ngôn ngữ của Quang Trung trong
“Phẩm tiết”.
Hay khi viết về Nguyễn Ánh, một người đã có công trùng hưng lại nhà
Nguyễn “một triều đại tệ hại” nhà văn đã sử dụng những chi tiết hết sức đời
thường với cái nhìn độc đáo. Rõ ràng là vua của một nước nhưng không sử
dụng ngôn ngữ trang trọng mà vua một nước cần phải có. Khi tức giận vị vua
ấy cũng sẵn sàng chửi tục:” Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho
cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt” hay như khi nhìn thấy Vinh Hoa bị trói không
mảnh vải che thân “ Nhà vua đến gần, thấy Vinh Hoa đẹp quá, bỗng nhiên xây
xẩm mặt mày. Nước thơm từ cung xuân Vinh Hoa tiết ra thơm ngát như mùi
hoa sữa. Nhà vua thở dài , ngã quay ra đất ngất lịm đi” Cho dù là vua của một
nước hay là ai đi chăng nữa cũng có sự dung cảm sâu xa với cái đẹp, cũng có
những nhu cầu bản năng của một con người bình thường. Khác với Nguyễn
Huệ luôn trân trọng Vinh Hoa , chiều theo những ý muốn của cô dù cũng muốn
được thành thân với cô thì Nguyễn Ánh chỉ muốn sở hữu nàng như”nuôi con
gà, con vịt trong nhà”. Nhà vua muốn chiếm thể xác của Vinh Hoa, khi được
Nguyễn Văn Thành can ngăn nhà vua đã nói :” Thế là Huệ dại, Huệ trọng tinh
thần mà bị thể xác”; ”…Bậc đế vương giữ nước là ở tinh thần, còn giữ mình là
ở thể xác”
Dù là Nguyễn Ánh hay Nguyễn Huệ họ đều là những con người cô đơn.
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng những chi tiết rất đắt để nêu bật bản chất bi kịch
của bậc đế vương” chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện” của
những”người tài, bị trời hành” của những “khối cô đơn khổng lồ”. Họ là những
số phận cá nhân xuất chúng. Họ cũng là những giới hạn, những bi kịch, bi kịch
của nỗi cô đơn, bi kịch bị lịch sử lựa chọn. Có lẽ đó là nguyên nhân Nguyễn
Ánh đã thốt lên “Ta chỉ thích làm người thường thôi”. Nhà văn như muốn “đối
thoại” với quan điểm coi người anh hùng như ý chí tuyệt đối, hình mẫu lí
tưởng, làm “phá sản” quan điểm thiêng liêng hoá, thần thánh hoá con người.



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

Nguyễn Huy Thiệp chọn những nhân vật lịch sử từ lâu đã là một hình mẫu toàn
vẹn , một hình ảnh bất khả xâm phạm trong tâm thức cộng đồng người Việt.
Nhà văn đã tạo nên một sự đảo lộn trong nhận thức của bạn đọc. Nhân vật như
một niềm tin tuyệt đối bị phá vỡ, bị nghi ngờ.Người anh hùng được soi chiếu
bởi nhiều “ luồng sáng” khác nhau, được đặt dưới những cái nhìn đa dạng, đa
chiều để trở thành một “con người đích thực. Cách đề xuất này về con người đã
chống lại những tư tưởng phong thánh con người đưa con người trở về cuộc
sống đời thường. Có lẽ cũng vì vậy nhân vật lịch sử trong truyện ngắn của ông
trở thành biểu tượng cho khát vọng đời thường hết sức nhân bản.
Nguyễn Huy Thiệp đã cho người đọc những cách nhìn mới về những niềm
tin cũ. Ông giễu nhại sự cả tin của con người, bởi thực chất con người là hữu
hạn , là bất toàn. Dù là bậc đế vương hay những con người bình thường không
có ai là toàn vẹn cả. Các nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp buộc người
đọc phải nhận thức lại lịch sử và con người lịch sử. Người tốt liệu có phải
không bao giờ xấu? Và người xấu liệu có phải không tồn tại bất kì chút tốt đẹp
nào?...Hàng loạt các vấn đề được nêu ra đã khơi gợi hàng loạt những câu hỏi về
cá nhân, về cuộc đời, về con người và về lịch sử. Nó buộc người đọc phải xem
lại toàn bộ những gì mà mình đã biết kể cả những niềm tin kể như là bất khả
xâm phạm. Qua đây, ta đã hiểu thêm phần nào về quan điểm khi nhìn nhận các
nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp.
3.KẾT LUẬN
Với việc tìm hiểu ba tác phẩm Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết chúng ta có
thể thấy được những thấy những thông điệp khác nhau ẩn chứa sau mỗi con
chữ. Qua đó, mỗi người có thể nhận ra quan niệm về lịch sử cũng như về con
người của tác giả. Nhờ vậy, bạn đọc có thể rút ra những bài học kinh nghiệm

khi nhìn nhận đánh giá bất kì một sự kiện lịch sử nào. Trong tác phẩm, nhà văn
luôn hướng bạn đọc đến cái nhìn đa chiều, đa trung tâm, phá vỡ mọi nhận thức
trước đây của cộng đồng về các nhân vật lịch sử cũng như là các sự kiện lịch
sử…
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Kim Lan (2008), “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu
vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, (số 12).


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa: Ngữ văn

2. Hoàng Thị Hường, “ Tinh thần hoài nghi trong một số truyện ngắn viết về đề
tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp”.
3. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí. Sđd, tr.123-124.
4. Đỗ Bang: Những Khám phá về vua Quang trung. Nxb. Thuận Hoá, Huế
2005, tr.22.
5. Tạ Ngọc Liễn (1988), “Về truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy
Thiệp” Báo Văn nghệ, số 26
6. Nguyễn Huy Thiệp, Giăng lưới bắt chim. Nxb.Hội Nhà văn, tr.9.



×