Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Yếu tố cácnavan trong tiểu thuyết “ Anh em nhà Karamadôp”của Đôxtôiepxki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.93 KB, 14 trang )

Đề tài: Yếu tố các- na - van trong tiểu thuyết
“ Anh em nhà Karamadôp”của F. M. Đôxtôiepxki
---GV hướng dẫn: Ts. Lê Thị Thu Hiền-----SV thực hiện: Lưu Thị Thu Thảo-K37A, khoa Ngữ văn-----Email: Mở đầu

Các-na-van là lễ hội hoá trang gắn liền với các cuộc diễu hành sặc sỡ. Đây là lễ
hội dân gian rất phổ biến ở những khu vực có nền văn hoá Ki tô giáo và nó có cội
nguồn từ những phong tục đa thần giáo của đế chế La mã. Thông thường, nó diến
ra hàng năm trước tuần Chay lớn hay tuần Đại trai giới cho nên nó mới có tên gọi
là “các-na-van”. Trong tiếng La tinh, “carne” nghĩa là “thịt’; “vale” nghĩa là” dọn
dẹp”, “cất nhấc”…”Cất thịt đi” thế tức là “các – na – van”. Các-na-van đặc biệt
phát triển tại các nước Mĩ-Latinh, đặc biệt là Brazil. Không chỉ là lễ hội, các-na –
van còn là hiện tượng văn hoá mang tính nhân loại [5].
Trong bài báo cáo này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ các-na-van của M.Bakhtin,
một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng đã nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra
nhiều cách tiếp cận mới đối với các tác phẩm của Đôxtôiepxki. Theo M. Bakhtin,
linh hồn của các-na-van là sự” đảo ngược các đối lập nhị phân”, tức là lật ngược ý
nghĩa của các đối lập phân cực. “Cuộc sống các – na – van là cuộc sống vượt ra
khỏi nền nếp thường nhật, ở mức độ nào đó là” cuộc đời lộn trái”, “thế giới lộn
ngược” [2, tr.118]
Đến với sân chơi các-na-van, người ta quên đi những khổ cực đời thường cũng
như cái không khí trầm lắng của tuần Chay kéo dài. Ở đây, mọi quan niệm thường
nhật của phong tục tập quán đổi chỗ cho nhau.” Đổi chỗ về địa vị xã hội: thượng
lưu thành hạ lưu, kẻ ăn mày, tên ngốc, kẻ lừa gạt được tấn phong thành hoàng đế
[Type text]

Page 1


các-na-van. Đổi chỗ giới tính: đàn ông thành đàn bà. Đổi chỗ lẫn nhau giữa “chốn
thiêng liêng” và” nơi tục tĩu”: trước sảnh giáo đường, nơi nói những lời thiêng
liêng thành nơi tha hồ buông những lời chửi bới, càng tục tĩu càng hay…Thậm chí,


sinh và tử cũng có thể đổi chỗ cho nhau. Có thể thấy, trong sân chơi các-na-van,
những cấm đoán và trật tự đời thường sẽ bị bãi bỏ, mọi thứ thiêng liêng đều được
phép báng bổ, tất cả đổi chỗ cho nhau…”[4]
Dựa vào các đặc điểm trên của yếu tố các-na-van, trong bài báo cáo này, chúng
tôi xin đi tìm hiểu:“Yếu tố các-na-van trong tiểu thuyết “ Anh em nhà
Karamadôp”của Đôxtôiepxki để từ đó nhằm tìm hiểu thêm về một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên sự đặc sắc của tác phẩm.
Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm“ Anh em nhà Karamadôp”, chúng tôi nhận
thấy yếu tố các – na – van được thể hiện trên một số bình diện cơ bản sau: Sự cảm
nhận thế giới theo kiểu các – na – van; Sự phỏng nhại hình tượng nhân vật Ivan
Karamadôp; Hầu hết các hình tượng trong tác phẩm đều mang “bản chất lưỡng
tính”[2, tr.122]. Trong bài báo cáo chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về các bình diện
này.
1. Nội dung
1.1.
Sự cảm nhận thế giới theo kiểu Các – na – van.

M.Bakhtin cho rằng chúng ta cần hiểu “các-na-van là sự cảm thụ thế giới vĩ đại
mang tính toàn dân có từ hàng ngàn năm trước đây. Đó là cách cảm thụ thế giới đã
thoát khỏi mọi nỗ sợ hãi, nó đưa thế giới đến gần nhất với con người và nó cũng
đưa những con người đến gần với nhau hơn( tất cả được lôi cuốn con vào khu vực
của những mối xúc tiếp tự do, suồng sã). Với niềm vui được thay đổi, với tính cách
tương đối đầy vui nhộn, nó đối lập với sự nghiêm túc một chiều, quan phương, ảm
đạm, sản phẩm của nỗi sợ hãi và cũng đối lập với sự phát triển giáo điều, nó thù
địch với sự hình thành và thay đổi nhằm tuyệt đối hoá tình trạng cuộc sống và chế
độ xã hội nhất định.”[2, tr.143]

[Type text]

Page 2



Ta thấy trong tác phẩm “Anh em nhà Karamadôp”, yếu tố các – na –van được
thể hiện ngay trong cách xây dựng hình tượng các nhân vật chính_ những con
người nhà Karamadôp. Trong “gia đình ngẫu hợp”[3, tr.380] này, ông bố Fiodor
Pavlovitr là một kẻ tham lam, bỉ ổi, vô trách nhiệm, keo kiệt bủn xỉn và dâm đãng
vô độ. Săn đuổi khoái lạc là mục đích tối cao cả của cuộc đời ông ta. Ngoài khoái
lạc, ông ta không thừa nhận một trách nhiệm đạo lí nào kể cả đối với hai người vợ
quá cố cũng như đối với những đứa con của mình. Thậm chí ông ta còn tìm thấy sự
khoái lạc trong tình cảnh sỉ nhục, ông ta cảm thấy vui sướng, khoái trí khi làm một
thằng hề mua vui cho bọn nhà giàu để kiếm ăn. Đứa con đầu tiên, anh chàng Đmitri
Fiodorovitr là một kẻ nóng tính, ngổ ngáo, táo tợn,” máu luôn hừng hực nóng
những đam mê, dục vọng không sao điều tiết kìm hãm được”[3, tr.382]. Đứa con
thứ hai, Ivan Fiodorovitr là một con người duy lí, lạnh lùng, nhẫn tâm, cực đoan
thực chất là vị kỉ. Ngoài ra, còn có Xmerdiacov_ đứa con riêng ra đời do sự dâm
đãng của Fiodor Pavlovitr và một cô gái dở điên dở dại Lizaveta Xmerdiasaia mà
có lẽ không một ai có thể thèm muốn. Hắn ta là một kẻ ích kỉ, độc ác, trâng tráo
nhưng mềm dẻo, linh hoạt, luôn có thể biện bạch cho bất cứ hành động đê tiện nào
mà hắn gây ra… Và giữa cái gia đình tưởng như thối nát đến cùng cực ấy lại xuất
hiện một Aliosa, một con người thánh thiện, có tâm hồn trong trắng, có tấm lòng
yêu thương con người, không bao giờ để bụng đến việc người khác xúc phạm
mình, anh không bao giờ có ý nghĩ phán xét một ai và anh luôn luôn tin tưởng vào
Chúa, anh là một người sùng đạo đích thực… Ở đây, ta thấy yếu tố “các – na – van
đã đem sáp gần, thống nhất, hôn phối và kết hợp giữa cái thiêng liêng với cái phàm
tục, cái cao cả với cái thấp hèn, cái lớn lao với cái nhỏ mọn, cái uyên thâm với cái
dốt nát…”[2, tr.119].
Không chỉ có vậy, ở trung tâm của cuốn tiểu thuyết là hình ảnh của anh chàng”
thầy tu” Aliosa, một con người ngoan đạo, anh có năng khiếu đặc biệt là khiến cho
mọi người yêu mến mình. Aliosa như là sợi dây kết nối mọi con người trong nhà
[Type text]


Page 3


Karamadôp lại với nhau. Anh giống như sứ giả của Thượng đế. Đây là hình mẫu
nhân vật đã đươc Đôxtôiepxki lí tưởng hoá, và nó cũng mang trong mình lí tưởng
của nhà văn.
Sau khi rời khỏi tu viện, Aliosa “giống như một con thoi, chàng gặp gỡ hết với
người này rồi lại tâm sự với người kia. Chàng hi vọng có thể dệt nên những sợi dây
yêu thương gắn kết mọi người trong nhà lại với nhau”[3, tr.383]. Và khắp nơi, chỗ
nào Aliosa xuất hiện là ở đó “mọi cấp bậc xã hội với tư cách tấm chắn ngăn cách
con người bỗng nhiên bị xuyên thủng và giữa họ hình thành một sự tiếp xúc thân
mật, nảy sinh một sự cởi mở chân tình kiểu Các – na – van”[2, tr.164]. Nhân cách
và tình yêu của Aliosa có một khả năng đặc biệt là tương đối hoá những gì đã chia
rẽ con người với con người. Tất cả mọi người, dù là người thân hay là kẻ thù của
Aliosa không một ai có thể căm ghét chàng trai “thiên thần” ấy được. Tất cả mọi
người đều sẵn sàng nói cho chàng nghe về những điều sâu thẳm của lòng mình.
Đầu tiên là sự gặp gỡ của Aliosa với bố mình Fiodor Pavlovitr. Khi anh trở về,
dường như có sự ảnh hưởng về mặt đạo lí với Fiodor: “ở con người già trước tuổi
này có cái gì từ lâu đã lụi tắt trong tâm hồn dường như bỗng thức tỉnh”[1, tr.30].
Fiodor căm ghét Đmitri ở mặt nào đó có sự sợ hãi với Ivan, nhưng ông ta lại thật
tâm yêu quý và tin tưởng Aliosa. Không chỉ ông bố mà Aliosa có được niềm tin yêu
của tất cả mọi người: Đmitri, Caterina Ivanovna, Grusenka, Liza, … thậm chí cả
với Ivan, một con người lạnh lùng, ít nói, một con người duy lí đến đáng sợ. Tuy
Ivan và Aliosa là hai anh em ruột cùng cha, cùng mẹ, nhưng giữa hai con người này
lại có sự đối lập mơ hồ đến nỗi trong lúc say rượu Fiodor không thể tưởng tượng
được hai đứa con này của mình đều cùng một bà mẹ sinh ra. Nếu như Aliosa đại
diện cho thiên đường các – na – van, mọi thứ quanh anh đều có vẻ tươi sáng, vui
vẻ, đâu đâu cũng là tình yêu ngập tràn: “ Đây có lẽ là người duy nhất trên thế gian
mà nếu bỗng nhiên bị bỏ mặc một mình, không có chút tiền nong nào trong một

thành phố lạ một triệu dân thì anh ta cũng không khốn đốn, không chết đói chết rét,
[Type text]

Page 4


bởi vì tức khắc sẽ có người cho ăn và thu xếp cho, mà nếu không ai thu xếp cho thì
anh ta cũng sẽ tự thu xếp được ngay, chẳng phải gắng gỏi gì hết và cũng không một
chút quy luỵ, còn người giúp anh ta không hề cảm thấy đó là gánh nặng, trái lại có
lẽ còn coi đó là niềm thích thú”[1, tr.28,29] thì Ivan sẽ là đại diện của địa ngục các
– na – van. Bên cạnh Ivan luôn có không khí nặng nề, khó thở. Điều này được thể
hiện qua một số chi tiết như: thái độ của Fiodor khi Ivan trở về:” Lão đôi khi dường
như nghe lời con, tuy lão ngang chướng đến điều, thậm chí là hung hãn: vậy mà đôi
khi lão bắt đầu tỏ ra lịch sự hơn..”[1, tr.23] hay như khi Fiodor say rượu ông ta đã
nói với Ivan rằng:” Mắt mày sao lạ vậy? Cặp mắt mày nói với tao:” Lão già say bỉ
ổi”. Mắt mày đầy vẻ ngờ vực, đầy khinh miệt…Mày về đây là có sẵn rắp tâm. Còn
Aliosa thì khác, mắt nó ngời sáng Aliosa không khinh tao”[1, tr.199]; hoặc như lời
nhận xét của Liza:” Em không ưa anh Ivan Fiodorovitr của anh, anh Aliosa
ạ”[1,tr.318];…Nhưng thiên đường và địa ngục này lại đan chéo vào nhau, phản
chiếu lẫn nhau theo những quy luật lưỡng tính các – na – van sâu xa. Điều này đã
cho phép “Đôxtôiepxki lộn ngược cuộc sống, đem cái mặt nào đó vốn xa lạ của nó
quay về phía mình và phía bạn đọc, xem xét thật kĩ và chỉ ra trong đó những chiều
sâu và những khả năng mới mẻ mà con người ta chưa từng biết đến”[2, tr.163]. Ở
đây, nó được thể hiện rõ nhất qua cuộc đối thoại của Aliosa và Ivan trong quán
rượu “Kinh đô” của khu buôn bán ở một thị trấn hẻo lánh. Giữa quán rượu ồn ào,
nhà tu sĩ và kẻ vô thần ngồi bàn tính, quyết định những vấn đề tối hậu của thế giới.
Qua một chương dài đặc sắc “nổi loạn” Đôxtôiepxki đã thực sự “nổi loạn” buộc
những “giáo lí phải bộc lộ tính chất quanh co , nguỵ tạo, thậm chí phi lí, phản đạo
đức, đồng loã với tội ác”[3, tr.383]. Ivan đã lấy ra một dẫn chứng cụ thể về việc
một em bé nhà nghèo nghịch ngợm đã ném què chân một con chó của một viên

tướng hống hách và để trừng phạt em bé ấy tên viên tướng đã cho cả đàn chó hung
hãn xông ra, cắn xé tan xác em bé ngay trước mặt mẹ của em để chất vấn Aliosa về
sự hài hoà thiêng liêng của Chúa khiến cho Aliosa, chàng tu sĩ rất mực ngoan đạo
[Type text]

Page 5


cũng phải thốt lên “Phải bắn”[1, tr.351]. Những lí lẽ phản bác tôn giáo của Ivan là
xác đáng, mạnh mẽ nhưng cốt lõi tư tưởng của chàng trai vô thần này là chủ nghĩa
cá nhân cực đoan, vị kỉ… Qua cuộc đối thoại giữa Ivan với Aliosa mọi tư tưởng,
cảm xúc, quan niệm của Ivan về giáo lí và luân lí từ trước đến giờ đều bị giấu kín
đã được bộc lộ rõ ràng. Chính những lời bộc bạch ấy đã khiến sau này Ivan cảm
thấy khó chịu và chính chàng cũng không hiểu vì sao mình đã nói tất cả những điều
đó với Aliosa…
Qua nhân vật Aliosa, Đôxtôiepxki đã đi giải mã bí mật tâm hồn của mọi nhân
vật trong tác phẩm. Qua đó, nhà văn đã trình bày hàng loạt các quan niệm triết lí về
đời sống, tín ngưỡng của mình thông qua suy nghĩ, lời nói của các nhân vật.
1.2.

Sự phỏng nhại hình tượng nhân vật Ivan Karamadôp

Theo M.Bakhtin:“ Phỏng nhại là yếu tố thuộc bản chất của các – na – van. Ở
thời cổ đại, phỏng nhại gắn chặt với sự thụ cảm các – na – van về thế giới. Phỏng
nhại hoá là tạo ra “kẻ đồng dạng bị hạ bệ”, đó cũng là “thế giới lộn ngược”. Vì vậy
phỏng nhại mang tính lưỡng tính. Ở các – na – van, sự phỏng nhại được áp dụng rất
rộng rãi và có những hình thức, cấp độ đa dạng: các hình tượng khác nhau, nhại lại
nhau theo cách khác nhau, và từ những góc độ khác nhau, đây gần như là cả một hệ
thống gương dị dạng – vuốt dài ra, thu nhỏ lại, làm méo mó đi theo những hướng
khác nhau và ở những mức độ khác nhau. Những kẻ đồng dạng phỏng nhại hoá là

hiện tượng khá thường xuyên của văn học các – na – van hoá”[2, tr.124,125].
Trong tác phẩm “Anh em nhà Karamadôp”, hình tượng nhân vật Ivan Fiodorvitr đã
được phỏng nhại hoá.
Ivan không phải là đứa con của tự nhiên như Đmitri, anh ta là con người duy lí, đầu
óc lạnh lùng. Ngay từ khi còn nhỏ, Ivan đã tỏ ra là con người phi thường, xuất
chúng trong học tập và đặc biệt anh ta luôn hiểu rõ hoàn cảnh của bản thân:” ngay
từ mười tuổi nó đã thấu hiểu rằng hai anh em nó dù sao vẫn sống nhờ nhà người,
trông vào ân huệ của người ta, rằng bố của chúng là một kẻ mà chỉ nhắc đến cũng
[Type text]

Page 6


đáng xấu hổ, vân vân và vân vân”[1, tr.20]. Ta có thể thấy, sự duy lí, lạnh lùng của
Ivan là tính cách bản năng, có từ khi còn nhỏ. Anh ta thấu hiểu bản thân mình, biết
mình muốn gì và cần làm gì để đạt được điều mà mình muốn…
Không chỉ có vậy, Ivan còn là kẻ nhẫn tâm, trong khi xung đột giữa Đmitri và bố
gay gắt đến độ có thể gây ra án mạng mà anh ta vẫn thản nhiên coi đó là chuyện tự
nhiên, “rắn nuốt rắn”:” Tự dối mình làm gì, khi mọi người đều sống như thế và
không thể sống khác được”,” Chú nên biết rằng bao giờ tôi cũng bảo vệ ông già.
Nhưng về mong ước của tôi thì trong trường hợp này tôi giành cho mình sự tự do
hoàn toàn.Thôi đến mai nhé. Đừng lên án tôi và coi tôi là kẻ bất lương…”[1,
tr.209]. Với Ivan, tình cảm ruột thịt là một thành kiến, lí trí cao hơn cả mong muốn
và khát vọng. Chính vì vậy, trong khi Aliosa lo sợ về những gì có thể xảy ra giữa bố
và anh Đmitri, luôn cố gắng để xoa dịu sự căm thù bất mãn giữa hai người này thì
Ivan vẫn thản nhiên ngay kể cả khi Ivan lờ mờ đoán được những dự định của
Xmerdiacov qua những lời dò hỏi của hắn ta. Ivan vẫn quyết định mặc kệ,thậm chí
anh ta còn có sự “đồng loã”, ngầm thừa nhận đối với tội ác của Xmerdiacov nhất là
sau khi nghe hắn nói rằng: nếu như Grusenca lấy Fiodor thì rất có thể” sau khi cụ
nhà qua đời, cả cậu Đmitri Fiodorovitr cũng như cậu và cậu Alecxei Fiodorovitr

đều trắng tay, không được lấy một rúp, vì cô Agrafena Alecxandrovna lấy cụ nhà
chỉ cốt để giành hết tài sản cho mình và sẽ bắt cụ sang tên hết cho cô ấy. Còn nếu
cụ mất bây giờ, khi chuyện ấy chưa xảy ra thì mỗi cậu sẽ được ngay bốn mươi ngàn
rúp, ngay cả cậu Đmitri mà cụ rất căm ghét, vì cụ chưa làm chúc thư mà…”[1,
tr.395]. Ivan lạnh lùng, ích kỉ , có lẽ trong thâm tâm anh ta cũng luôn muốn ông bố
chết đi, anh ta cũng mong nhận được món tiền thừa kế khổng lồ từ ông bố. Ivan
cũng quan niệm rằng:“ Tội ác chẳng những phải được cho phép mà thậm chí được
thừa nhận là lối thoát khôn ngoan nhất của người vô thần để ra khỏi tình thế khó
khăn”[1, tr.1065] cùng với đó anh ta cũng đưa ra công thức “mọi việc đều được
phép làm”: “ trước khi ra đi, tôi nghĩ rằng trên đời này ít ra tôi cũng còn có chú, [Type text]

Page 7


Ivan bỗng thốt lên với một tình cảm bất ngờ, - còn bây giờ tôi thấy rằng tôi không
có chỗ trong tim chú, nhà khổ tu của tôi ạ. Tôi sẽ không từ bỏ công thức” mọi việc
đều được phép làm” đâu, thế thì chú từ tôi chứ hả?”[1, tr.383].Và Xmerdiacov đã
giết người theo lí luận “mọi việc đều được phép làm” của Ivan, hắn chính là kẻ
song trùng của Ivan.
Xmerdiacov là một trong những hình tượng ghê tởm nhất, hiện thân của sự
đe doạ ghê gớm của con người mà Đôxtôiepxki đã tạo nên với sức mạnh nghệ thuật
kinh hoàng. Ra đời do sự dâm đãng của Fiodor Pavlovitr, là đứa con hoang không
được thừa nhận và chỉ được coi là đầy tớ trong nhà. Hắn sống trong sự căm thù dữ
dội kẻ đã sinh ra hắn. Do sự chịu ảnh hưởng của tính ích kỉ, độc ác của Fiodor, hắn
không coi bất cứ cái gì là thiêng liêng, hắn không có chút tình cảm nào với những
người đã nuôi dưỡng hắn, hắn sẵn sàng chào mừng Napoleon xâm chiếm nước Nga
và hắn luôn mơ ước chiếm được số tiền ba nghìn rúp để trốn ra nước ngoài mở một
tiệm ăn nhỏ. Hắn là kẻ vô học, thân phận hèn kém, hắn lại khinh miệt dân Nga là
“vô học”! ngu dốt, thiển cận nhưng hắn có logic tôi đòi, có phép biện chứng của
riêng hắn. Fiodor Pavlovitr chết bởi tay hắn, kẻ mà lão đã tiêm nhiễm thói độc ác

và hèn mạt, là kẻ bị lão làm cho hư hỏng.
Tuy nhiên, Xmerdiacov chỉ là kẻ thực thi việc giết cha mà Ivan mới là đầu
não, là người đã khơi gợi, củng cố cho hắn ý nghĩ giết người và thúc đẩy hắn đi tới
hành động. Với tư cách là nhà triết lí, Ivan đã đi từ cực đoan này đến cực đoan
khác, nhiều khi phản lại chính mình, ở Ivan không có sự thống nhất giữa nói và
làm. Cuộc đối chất của Ivan với lương tâm của mình trong chương “Con quỷ, cơn
ác mộng của Ivan Fiodorovitr” quả thật rất đau lòng:” Ta chửi ngươi tức là ta chửi
ta! –Ivan lại bật cười. – Ngươi là ta, chính ta, có điều với bộ mặt khác. Ngươi nói
chính điều ta nghĩ…và không thể nói với ta điều gì mới”[1, tr.883]. Con quỷ là một
bộ mặt khác của Ivan, nó nhắc lại lời lẽ trước đây mà anh ta đã từng nói, đòi hỏi
anh ta phải nói và làm đi đôi với nhau. Cuộc đời đã buộc Ivan vô thần, phải tự
[Type text]

Page 8


ngắm kĩ mình, điều đó làm cho anh ta phát điên. Điều này đã thể hiện sự thù ghét
của nhà văn đối với loại người vô thần, duy lí. Có thể thấy nhân vật Xmerdiacov và
nhân vật con quỷ chính là sự phỏng nhại của Ivan Fiodorvitr
1.3.

Hầu hết các hình tượng trong tác phẩm đều mang” bản chất lưỡng
tính”.

M.Bakhtin cho rằng:“ Bản chất lưỡng tính” là đặc trưng cơ bản của các hình tượng
các – na – van.” Tất cả các hình tượng các – na – van đều nhị vị nhất thể, chúng
thống nhất trong cả hai cực thay đổi và khủng hoảng: sinh và tử( hình tượng cái
chết mang thai); tôn xưng và nguyền rủa( những lời nguyền rủa tôn kính kiểu
cacnavan đồng thời vừa mong chết chóc vừa mong sinh hạ); ngợi ca và chửi bới;
thanh xuân và già nua; phần trên và phần dưới; mặt và mông; đần độn và anh minh.

Rất tiêu biểu cho tư duy các – na – van là những hình tượng cặp đôi nhóm lại theo
sự tương phản”[2, tr.122]. Thêm vào đó, “cực phía trên của một hình tượng nhị vị
nhất thể được phản ánh ở cực dưới theo nguyên tắc hình người trong quân bài và
chúng được biểu thị như sau: các địa vị đối nhau là giống nhau, chúng nhìn nhau,
phản ánh nhau, biết hiểu nhau”[2, tr.167].
Đây cũng có thể coi là nguyên tắc sáng tác cơ bản của Đôxtôiepxki để xây dựng
nên các hình tượng trong tác phẩm của mình. Trong “Anh em nhà Karamadôp”, tất
cả đều sống trên ranh giới của những gì đối lập mình.
Thứ nhất là sự tiếp giáp giữa tình yêu và sự căm thù. Tình yêu biết và hiểu sự
căm thù còn sự căm thù cũng tiếp giáp với tình yêu và hiểu tình yêu. Điều này ta
thấy rõ ràng trong tình yêu của Caterina với Đmitri, trong tình yêu của Ivan với
Caterina, và trong tình yêu của Đmitri với Grusenca. Đmitri đã từng phát ngôn:
“cái căm thù chỉ cách tình yêu điên cuồng nhất có một sợi tóc”[1, tr.167]. Chúng ta
sẽ làm rõ điều này qua tình yêu của Caterina với Đmitri. Caterina yêu Đmitri, điều
này được thể hiện rõ nhất qua những lời làm chứng đầu tiên của cô trước toà trong
vụ xét xử của Đmitri với tội danh giết bố. Caterina đã kể lại câu chuyện của mình
[Type text]

Page 9


với Đmitri mặc dù cô biết rõ mọi người có thể có những nghi ngờ bẩn thỉu về sự
thật sau câu chuyện này. Caterina đã buông bỏ lòng kiêu ngạo, danh dự để cứu
Đmitri. Cô đã cố gắng dùng tình yêu vô hạn của mình để níu kéo Đmitri:” Tôi thử
dùng tình yêu chinh phục anh ta, tình yêu vô hạn, thậm chí tôi muốn bỏ qua cả sự
phản bội của anh ta, nhưng anh ta chẳng hiểu gì hết”[1, tr.949]. Nhưng đồng thời
với đó, Caterina cũng rất căm thù Đmitri. Cô căm ghét anh vì anh đã kể cho
Grusenca câu chuyện mà cô cho là nhục nhã, vào cái đêm mà cô đến vay tiền của
Đmitri, khiến cho Grusenca có cái cớ để trêu trọc, nhục mạ cô:” Anh ấy lại có thể
bất nhân nghĩa đến như thế! Anh ấy đi kể với con khốn nạn ấy chuyện xảy ra hôm

đó, vào cái ngày ác hại muôn đời đáng nguyền rủa nọ!” Cô đến bán sắc đẹp, tiểu
thư quý hoá ạ!”. Nó biết! Anh chú là đồ đểu cáng. Alecxei Fiodorovitr!”[1, tr.223].
Cô căm thù anh vì anh có thể bỏ rơi cô, thậm chí vứt bỏ cả danh dự của mình để
dến với người phụ nữ như Grusenca. Caterina vô cùng hiểu Đmitri, lòng căm thù
và sự thấu hiểu của cô được thể hiện qua lời phản chứng của cô sau khi Ivan nhận
hết tội lỗi vào mình. Cô gào lên một cách điên loạn và không thể tự chủ được, cô đã
giao cho toà án bức thư mà Đmitri đã viết cho cô. Cô buộc tội anh bằng những lời
lẽ độc ác, gay gắt nhất. Cô muốn chà đạp lên danh dự của Đmitri khiến cho anh
phải gào lên:” Tôi nhìn vào mắt cô và hiểu rằng cô làm mất danh dự của tôi, nhưng
vẫn cứ lấy tiền của cô! Hãy khinh thằng khốn nạn này đi, cứ khinh đi, đáng đời
tôi”[1, tr.947]. Ta thấy tình yêu của Caterina với Đmitri luôn đi theo với sự căm
thù, chúng chưa bao giờ tách rời nhau.
Ngoài ra, với nhân vật Xmerdiacov, chúng ta thấy trong hắn hừng hực sự
căm thù đối với cuộc đời, đặc biệt đối với Fiodor Pavlovitr. Xmerdiacov là con
riêng của Fiodor với một người phụ nữ điên dại. Hắn ta là một kẻ vô ơn, tàn bạo:”
Thủa bé nó rất thích treo cổ mèo, rồi làm lễ chôn cất hẳn hoi. Nó choàng tấm khăn
trải giường lên người làm áo thụng thầy tu, vừa hát vừa đưa đi đưa lại cái gì đó trên
xác con mèo như chao hương”[1, tr.181]. Lão Grigori hay gọi hắn là “con quái
[Type text]

Page 10


vật”. Và cũng giống như Fiodor, hắn không tin vào Chúa Trời và dường như với
hắn không có gì là thiêng liêng. Trong suốt cuộc đời mình, Xmerdiacov sống với
lòng căm thù dữ dội với người đã sinh ra hắn:”Grigori Vaxilevitr trách tôi căm ghét
việc tôi sinh ra đời, bác ấy bảo:” Mày làm mẹ mà đau xé ruột”. Ừ thì cứ cho là thế
đi, nhưng tôi cho rằng thà cứ giết tôi đi trong bụng mẹ để tôi đừng có mặt trên đời
này còn hơn”[1, tr.324]. Lòng căm thù cùng với những lí luận của Ivan đã đẩy
hành động của nhân vật Xmerdiacov lên đến đỉnh điểm đó là hành động giết bố là

Fiodor Pavlovitr. Hắn ta sắp xếp kế hoạch một cách tỉ mỉ để đổ tội cho Đmitri…
Thứ hai là sự tiếp giáp giữa tín ngưỡng với tư tưởng vô thần. Đây là một
trong những nội dung chủ yếu được nhà văn thể hiện kĩ lưỡng trong tác phẩm. Nó
được thể hiện rõ nhất qua tư tưởng, hành động của nhân vật Ivan. Đồng thời nó còn
được thể hiện qua những thuyết giáo của trưởng lão Zoxima. Ivan hiểu về tín
ngưỡng, hiểu về Chúa và đạo Kito, anh từng tuyên bố: “tôi chấp nhận Chúa trời
một cách giản dị và trực tiếp”. Trong suốt cuốn tiểu thuyết, ta thấy có khi tư tưởng
của Ivan đã bị lung lay, cũng có khi mơ hồ Ivan tin tưởng vào Chúa Trời. Điều này
được trể hiện khá rõ trong lời nói của con quỷ với Ivan:” Chính thế. Nhưng sự dao
động, sự lo ngại, sự đấu tranh giữa tin và không tin đôi khi là khổ hình đối với một
người có lương tâm như cậu, đến mức thà treo cổ lên còn hơn”; “ Tôi chỉ gieo vào
cậu một hạt nhỏ đức tin, nó sẽ sinh ra cây sồi- mà là cây sồi lớn đến mức ngồi trên
đó cậu bỗng muốn trở thành” ẩn sĩ và gái đồng trinh”; bởi vì đấy là ý muốn thầm
kín của cậu, cậu sẽ ăn châu chấu, ẩn mình cứu rỗi nơi hoang mạc”[1, tr.893] Tuy
nhiên, về cơ bản anh vẫn không tin vào Chúa. Khi mà Fiodor hỏi anh rằng “Có
Thượng đế không?”; “Có sự bất diệt không?”[1, tr.196] Ivan luôn trả lời là
“Không”, anh không tin vào Thượng Đế và sự bất diệt. Thậm chí, khi có chút lung
lay ở việc tin rằng có Chúa thì anh cũng không chấp nhận thế giới của chúa: “Tôi
chối bỏ không phải Chúa Trời, chú nên hiểu điều đó, mà là thế giới do Chúa tạo ra,
tôi không chấp nhận thế giới của Chúa và không thể thuận tình chấp nhận được”[1,
[Type text]

Page 11


tr.340]. Anh đưa ra những lí lẽ những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho tư
tưởng của mình. Ta có thể nhận định rằng, thực chất Ivan không chấp nhận Thượng
đế, anh ta là con người nổi loạn. Câu chuyện “Viên Đại pháp quan tôn kính” mà
Ivan kể cho Aliosa cho thấy, Ivan hiểu về tín ngưỡng nhưng anh ta không chấp
nhận nó.

Thứ ba sự cao cả tốt lành tiếp giáp với sự suy đồi và hèn mạt. Điều này được
thể hiện rõ nhất qua nhân vật Đmitri Fiodorovitr. Đmitri là một kẻ hèn mạt, anh ta
nóng tính, táo tợn, ham nhục dục… nhưng đồng thời anh ta cũng là một kẻ biết xấu
hổ về những điều mà mình đã gây ra. Anh ta cắn rứt vì nghĩ rằng mình đã giết
người là lão Grigori, khi đánh lão anh ta hoảng loạn thậm chí “nhảy xuống xem và
lấy khăn lau máu cho lão”, anh khát khao, hi vọng lão có thể sống xót. Khi nghe tin
Grigori không chết anh ta thấy vui mừng dù rằng chính Grigori là kẻ làm chứng và
chỉ ra anh là người giết bố của mình. Khi cho rằng mình đã giết người thậm chí anh
đã có ý định tự sát.Và Đmitri có thể chịu mọi tội lỗi trừ việc trở thành quân ăn cắp.
Anh ta cảm thấy xấu hổ, mất danh dự, tự cảm thấy mình hèn nhát, bất lương khi
dùng tiền của Caterina để chơi bời, phung phí.Anh không dám nói với Caterina vì
anh tự cho rằng đó là” bất lương và hèn nhát, đồ thú vật không biết tự kiềm chế
mìnhđến mức hoang dã thú vật”[1, tr.695]. Anh ta cảm thấy cắn rứt, lo lắng về số
tiền ấy và luôn mong muốn sẽ trả lại toàn bộ số tiền ấy cho Caterina. Về cơ bản ta
thấy Đmitri dù là một con người táo tợn nhưng anh ta vẫn có lương tâm. Dù ngụp
mình trong vũng bùn của dục vọng nhưng anh ta vẫn có khát vọng cao đẹp” ở đây
quỷ và chúa trời giao tranh với nhau mà chiến trường là trái tim của con người”; “
ở đây hai dải bờ gặp nhau, ở đây mọi mâu thuẫn cùng chung sống”. Vì vậy, tâm
hồn anh ta luôn ngập chìm trong những đam mê dục vọng nhưng ở phút bất ngờ
nào đó ở anh ta lại xuất hiện những ý nghĩ và hành động cao cả. Anh ta căm thù bố
mình, nhưng không dấn thân vào tội ác ghê tởm, anh ta sa doạ nhưng vẫn giữ được
bộ mặt của một con người.
[Type text]

Page 12


Thứ tư đó là sự thanh bạch và tâm hồn trinh bạch nhưng hiểu rõ thói đời và
sự ham mê sắc dục. Điều này được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Aliosa. Aliosa là
người tốt bụng, anh yêu mến tất cả mọi người, không bao giờ để bụng thù oán. Tuy

nhiên, anh lại “có tính cả thẹn và tinh khiết kì quái”[1, tr.27]. Trong lớp học, khi
bạn bè thường công nhiên nói về “những việc, những cảnh, và những hình ảnh mà
ngay cả lính tráng không phải bao giờ cũng dám nói. Khi nghe nói đến “cái ấy”
Aliosa luôn dùng ngón tay nút hai tai lại, thụp xuống sàn, nằm xuống, bưng kín
mặt, lẳng lặng chịu đựng”[1, tr.27]. Khi tiếp xúc với những người phụ nữ lúc nào
anh cũng đỏ mặt, ngại ngùng. Nhưng Aliosa lại hiểu rõ thói đời và sự ham mê sắc
dục. Aliosa luôn luôn lắng nghe mọi người nói và anh hiểu hầu hết mọi thứ, hiểu
biết sâu sắc những đau khổ. Khi Ivan kể với Aliosa về chú bé nông nô bị chó săn xé
xác, trả lời câu hỏi anh sẽ xử trí như thế nào với viên tướng đã làm việc đó, Aliosa
kêu lên “phải bắn”. Điều này đã vi phạm điều răn không chống lại cái ác của nhà
thờ. Sự nghi ngờ của Aliosa về tính thần thánh của trưởng lão Zoxima khi xác ông
bốc mùi cũng là thắng lợi của thực tế với ý đồ thực quan… Aliosa không làm ác
với ai nhưng thánh hạnh của anh bất lực không làm nên điều thiện…
Qua đây, ta thấy thê giới hình tượng trong cuốn tiểu thuyết mang trong mình bản
chất lưỡng tính, nhị vị nhất thể, có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
2. Kết luận

. Trong bài báo cáo, chúng tôi đã trình bày một cách cơ bản nhất về yếu tố các-navan được thể hiện trong tiểu thuyết “ Anh em nhà Karamadôp”của Đôxtôiepxki.
Chính yếu tố này đã tạo ra “khả năng xây dựng cấu trúc “để ngỏ” của cuộc đối
thoại lớn, cho phép chuyển động tương hỗ về mặt xã hội của con người vào phạm
vi tối cao của tâm hồn và trí tuệ; phạm vi này luôn có ưu thế hơn so với phạm vi
của ý thức độc thoại thống nhất và duy nhất”[2, tr.168]. Cảm quan các-na-van về
thế giới cho phép Đôxtôiepxki vượt qua mọi rào cản của “chủ nghĩa duy ngã”, để
xây dựng tác phẩm ở tính đa thanh. Mỗi tác phẩm cũng như một cuộc đối thoại
giữa người với người, mọi lí luận triết học cũng như quan điểm của tác giả được
[Type text]

Page 13



khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc hơn,
toàn diện hơn về các vấn đề được đề cập tới trong tác phẩm. Từ đây, ta có thể
khẳng định: yếu tố các-na-van là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự đặc
sắc cho tác phẩm “Anh em nhà Karamadôp”.
3. Tài liệu tham khảo
1. Đôxtôiepxki, Anh em nhà Karamadôp, NXB Văn học trung tâm văn hoá Đông

Tây, năm 2000.
2. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Nước Nga xô viết, năm
1979.
3. Nguyễn Hồng Chung- Nguyễn Kim Đính- Nguyễn Hải Hà- Hoàng Ngọc HiếnNguyễn Trường Lịch-Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục Việt
Nam,năm 2010.
4. Phùng Gia Thế, Tính chất các-na-van trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương
đại, />5. Xem: Carnival, />
[Type text]

Page 14



×