Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SỬ DỤNG PHIẾU BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỌC HIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.43 KB, 17 trang )

SỬ DỤNG PHIẾU BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỌC HIỂU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài:
Đọc hiểu, một phân môn thực hiện theo chương trình Tiếng Anh các lớp
6, 7, 8 mỗi tuần 3 tiết, riêng lớp 9 mỗi tuần 2 tiết trong suốt 37 tuần thực học.
Các bài đọc hiểu có vị trí rất quan trọng trong mỗi đơ vị bài học, mỗi bài có vai
trò làm cơ sở, điểm tựa cho việc dạy học các: từ ngữ, ngữ pháp và bài luận.
Đọc hiểu có nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giúp hình thành năng lực học cho học sinh.
- Giáo dục học sinh lòngsay mê đọc sách, hình thành phương pháp và thói
quen làm việc với sách và văn bản.
- Ngoài ra đọc hiểu còn có nhiệm vụ:
+ Đọc sách là việc tự học rất tốt, đặc biệt là ở các cấp học say này
+ Giúp học sinh làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức
văn hoá của nhân loại.
+ Giúp học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ.
+ Giúp giáo dục tư tưởng tốt đẹp, lối sống đạo đức,tâm tư tình cảm, thẩm
mỹ.
+ Giúp thu nhận các thông tin cần thiết và bổ ích.
Ngày nay người học Tiếng Anh thường có động cơ họp tập khác nhau.
Một số người học để mở rộng kiến thức. Có người học theo yêu cầu của nghề
nghiệp, hay học để xin việc dễ dàng… riêng các học sinh các Trường Trung Học
Cơ Sở, Tiếng Anh là một trong những môn học quy định, và nó ngày càng trở
thành một môn học quan trọng. Ở cấp học Trung Học Phổ Thông, Tiếng Anh là
môn thi tuyển. Từ thực tế đó, ngày nay Tiếng Anh là mối quan tâm lớn không
chỉ đối với học sinh mà ngay cả các Thầy, Cô giáo, các ban nghành. Làm thế
nào có được phương pháp dạy tốt để học sinh nắm bắt và hiểu bộ môn đó là một
vấn đề rất khó khăn. Trước đây, môn Tiếng Anh trong quan niệm của đa số học
sinh ở các trường cũng như các môn học bình thường khác, và hầu như giáo viên
-1-



dạy bộ môn cũng nghĩ như vậy… Những tiết dạy cốt để cung cấp đủ lượng kiến
thức trong sách giáo khoa và còn nặng nề về ghi chép, chưa phân định rõ kỹ
năng của từng tiết dạy. Bài học trở nên khô khan. Không có đồ dùng dạy học,
đặc thù của bộ môn dần dần mất đi. Đối với học sinh khả năng giáo tiếp có
nhiều hạn chế mặc dù có những học sinh vẫn làm được bài tập ( bài tập thường
mang hình thức thay thế) và cách học “chay” như thế đã trở thành thói quen ăn
sâu khó có thể thay đổi và phát triển được nếu vẫn cứ theo phương pháp giảng
dạy cũ kỷ đó.
Do sự phát triển và đòi hỏi của thời đại, xu hướng học Tiếng Anh ngày
nay đã khác. Nhưng trong cái khác đó, cũng còn tồn tại cách dạy truyền thống
(trừ những phương pháp còn mang tính thiết thực), có khác là ở kiến thức hiểu
biết và kỹ năng ngôn ngữ. Mặc dù đã có những quy định cụ thể cho bộ môn
Tiếng Anh nhưng chúng ta không thể cứ bám sát sách giáo khoa mà dạy. Chúng
ta phải dựa vào tình hình thực tế, cùng với sự sáng tạo, kinh nghiệm đổi mới của
bản thân để định hình phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Trong bộ sách
giáo khoa trung học cơ sở mới đã thể hiện được rõ các kỹ năng: nghe – nói –
đọc - viết và phần lớn nghiêng về giao tiếp nhiều hơn. Đặc biệt sách giáo khoa
lớp 8, 9 mỗi tiết dạy thể hiện một kỹ năng, mặc dù có sự hổ trợ của những kỹ
năng khác. Trong đề tài này tôi xin trình bày một kỹ năng cơ bản của môn Tiếng
Anh - kỹ năng sử dụng phiếu bài tập trong giảng dạy môn đọc hiểu.
2- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Với vai trò, vị trí và nhiệm vụ quan trọng của phân môn đọc hiểu như đã
trình bày trên. Tôi nhận thấy trong thực tế việc giảng dạy phân môn này còn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt kiến thức và rèn luyện kỹ
năng cho học sinh. Đọc là một kỹ năng quan trọng, cần thiết trong việc dạy và
học ngôn ngữ ở các cấp lớp. Nhìn chung muốn nắm bắt thông tin khi đọc một
bài đọc, văn bản. Nếu kỉ năng đọc hạn chế thì găp nhiều khó khăn. Trong lớp
học ngoại ngữ học sinh đọc để nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện, để
tìm câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó… nếu

đọc không trôi chảy thì học sinh khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông
-2-


tin lâu dài. Tuỳ theo mục đích bài học giáo viên có thể dạy đọc theo một vài
cách khác nhau.
2.1- Góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy đọc hiểu:
Nội dung bài đọc hiểu trong sách giáo khoa 6, 7, 8, 9 gồm văn bản (bài
văn hoặc bài đối thoại) phần chú giải các từ ngữ, phần câu hỏi và bài tập hướng
dẫn tìm hiểu bài giúp học sinh hiểu nội dụng và nghệ thuật của bài. Nếu giáo
viên làm tốt phần tìm hiểu bài thì còn ít thời gian giúp học sinh rèn luyện 4 yêu
cầu về đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm bằng cách thông qua các
phiếu bài tập đọc, giáo viên còn nhiều thời gian ở lớp để luyện giọng đọc cho
học sinh.
Học sinh thay phiên nhau đọc lớn tiếng (thường áp dụng cho học sinh lớp
6, 7).
Giáo viên đọc học sinh dò theo trong sách.
Học sinh đọc thầm.
Ở các lớp mới bắt đầu học Tiếng Anh, học sinh phải làm quen với sự kết
hợp các chữ cái trong hệ thống chữ viết và dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu
được ngôn ngữ của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.
Việc đọc trong lớp theo các thao tác cũ thường mang tính “ép buộc” vì
giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện. Để việc dạy học có hiệu quả
mang tính giao tiếp hơn, giáo viên cần có giai đoạn chuẩn bị và làm cho học
sinh cảm thấy có nhu cầu đọc, đọc có mục đích.
2.2- Góp phần nâng cao năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh:
Với các dạng bài tập như chọn lựa, đối chiếu cập đôi, điền từ, trả lời câu
hỏi, biến đổi câu sao vẫn giữ nguyên ý, việc sử dụng phiếu bài tập trong lớp tạo
cơ hội đồng đều cho mỗi học sinh tham dự vào giờ dạy, ngay cả những học sinh
nhút nhát cũng có cơ hội nâng cao năng lực hoạt động ngôn ngữ.

3- Phương pháp nghiên cứu:

-3-


Phương pháp dạy đọc hiểu dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn
ngữ học. Các phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ sở ngôn ngữ học
như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) vấn đề
nghĩa của từ, câu, đoạn, của bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học) vấn đề dấu
câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học).
4- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh được cụ thể hoá thành các kỹ năng đọc chỉ được hình thành khi
học sinh thực hiện 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Vì vậy tổ chức
dạy đọc hiểu cho học sinh là quá trình làm việc của thầy và trò. Thực hiện 2 hình
thức đọc này nhằm đạt đến mục đích cuối cùng của đọc - sự thông hiểu.
II- NỘI DUNG
1- Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1.1- Cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở lý luận
sau:
Đọc đựơc xem như là một hoạt động lời nói, trong đó có:
- Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ.
- Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh.
Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài).
Kỹ năng đọc là một trong nhữngkỉ năng khó, đòi hỏi một quá trình luyện
tập lâu dài. Gồm 3 giai đoan:
+ Giai đoạn phân tích.
+ Giai đoạn tổng hợp.
+ Giai đoạn từ đồng hoá.
Sự thông hiểu văn bản “viết” bằng mắt còn đi kèm với hoạt động của các
cơ quan phát âm và cơ quan thính giác.

- Việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu phải hướng đến mở rộng tầm nhìn và
giảm các bước liên hồi cho mắt. Quy trình hiểu văn bản gồm các bước:
+ Hiểu nghĩa các từ, các ngữ cảnh.
+ Hiểu các câu.
+ Hiểu các khối, đoạn văn.
-4-


+ Hiểu được cả văn bản.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Việc sử dụng các dạng bài tập ngôn ngữ trong giờ dạy đọc hiểu rất cần
thiết. Qua đây, học sinh sẽ nâng cao nhận thức và củng cố các kiến thức đã tiếp
nhận được, nhất là về phương diện từ ngữ, giúp học sinh hình thành những hiểu
biết ban đầu về một số kiểu ý nghĩa giữa các từ trong một chủ đề, về từ cùng
nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa và sử dụng được trong cuộc sống.
Thực tế qua những năm giảng dạy đọc hiểu tổ tiếng Anh của trường
thống nhất các bứơc lên lớp như sau:
2- Giai đoạn chuẩn bị:
2.1- Đối với giáo viên:
Đây là một khâu then chốt trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Kiến
thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Ngoài nội dung cơ bản
trong sách giáo khoa, giáo viên cần tìm hiểu và tham khảo tài liệu để làm bài
học thêm phần phong phú hơn. Đồ dùng dạy học là một phần không thể thiếu
được. Tranh ảnh minh hoạ và đồ dùng trực quan cần được chuẩn bị trước và sử
dụng vào những thời điểm hợp lý, thiết thực nhất.
2.2- Đối với học sinh:
Khâu chuẩn bị bài rất quan trọng, giúp học sinh tiếp thu nhanh và hiểu bài
sâu sắc hơn. Muốn học sinh làm được điều này cũng phụ thuộc vào sự hướng
dẫn của giáo viên.
3- Giai đoạn trước khi đọc:

- Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp
đọc, dùng các thủ thuật, dữ liệu có liên quan đến kinh nghiệm sống của học
sinh qua một số hoạt động như:
- Đặt câu hỏi trước và giúp học sinh đoán trước nội dung của bài học.
- Hỏi một số câu hỏi có liên quan đến thực tế.
Ví dụ: Để giới thiệu bài đọc 5 (lớp 9 trang 43, 44) giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời một số câu hỏi sau:
+ Why do people use the Internet?
-5-


+ What do people use the Internet for?
+ Make a list of benefits of the Internet you know?
Thông thường giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở trong giai đoạn
này. Các câu hỏi cần theo sát trình tự các diễn biến sự kiện của bài đọc. Các câu
hỏi có cấu trúc cơ bản, dể hiểu của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh
đoán được nội dung của bài đọc, từ đó chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự
nhiên hơn. Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để nắmbắt
nội dung tổng quát thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo
viên có thể gây hứng thú “muốn đọc” và làm cho học sinh quan tâm đến chủ đề
sắp được đọc.
Trong sách giáo khoa thường có in tranh ảnh kèm với bài đọc, giáo viên
nên sử dụng tranh ảnh này để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào nội dung bài
bằng cách giúp học sinh đoán trước nội dung và ngôn ngữ sẽ được thể hiện
trong bài.
Ví dụ: Bài học 1 (lớp 9 Read trang 9, 10) giáo viên dùng bản đồ nước
Đông Nam Á để giới thiệu về đất nước Malaysia (Area, Population, Climate,
Capital city, official religion,…)
- Học sinh đánh dấu vào cột “đúng” hay “sai” một số thông tin cho
sẵn.

Ví dụ: Bài 4 (lớp 9 – Read – Trang 36)
Read the statements and write true or false
1. Mr Lam needs to learn -……………………………………..
2. Mr Lam needs the intermediate-……………………………………
3. He wants to learn English in the -…………………………………
4. He wants the course to begin late November -……………………
- Học sinh đoán và điền một số từ ngữ vào những chổ trống của một đoan
văn hoặc những câu cho sẵn.
Ví dụ: Bài 2 (lớp 9 – Listen and read – Trang 13, 14)
Complete the sentences
1. The ao dai is described as a……………………………………
-6-


2. The majority of Vietnamese women prefer………………………
3. Some designers have modernized the ao dai by printing…………
- Học sinh thảo luận trước và cho ý kiến cá nhân về đề tài của bài văn
Ví dụ: Bài 5 (lớp 9 – Listen and read – Trang 40, 41)
Yêu cầu học sinh thảo luận về phương tiện truyền thống “The Media”.
- Học sinh đoán đúng nghĩa của một số từ hoặc cụm từ
Ví dụ: Bài 6 (lớp 9 – Listen and read – Trang 47, 48)
These words are necessary for your understanding of the following text on
“environment”. Are they familiar to you?
Pollution

Garbage dump

Litter

- Giáo viên có thể tổ chức trò chơi (dùng các từ có liên quan đến bài

đọc theo kiểu Jumbled word, Bingo, Questionnaires, vv…).
4- Giai Đoạn Đọc:
4.1- Dạy đọc:
Trong giai đoạn này, các hoạt động được tổ chức nhằm giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu, một số kỹ năng khác được kết hợp trong việc rèn luyện
kỹ năng đọc hiểu. Phương pháp tiến hành có thể theo kiểu một trong hai cách
sau đây. Đọc mở rộng hoặc đọc đào sâu, tuỳ tình hình thực tế vận dụng một
trong hai cách trên trong cùng một bài hay trong những bài khác nhau.
Cho học sinh nghe băng và dò theo để học sinh làm quen với giọng đọc
của người Anh.
4.2- Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh:
Một số hình thức kiểm tra mức độ hiểu của học sinh:
- Giáo viên có thể cho học sinh điền khuyết những câu viết trên bảng
hoặc trong lúc giáo viên cho học sinh chép vào vở.
Ví dụ: Bài 7 (lớp 9 – Read – Trang 60)
North American and European counties are interested in saving …… and …
- Giáo viên viết câu hỏi vào bảng phụ (posters). Học sinh nhìn và thực
hành, hỏi và đáp theo từng đôi. Các câu trả lời được chép lên bảng (giáo viên
-7-


hay một học sinh khác hai học sinh đang thực hành). Sau đó cả lớp sẽ thảo
luận để sữa chửa những lỗi chính tả, văn phạm cũng như về nội dung của
các câu trả lời.
- Kiểu kiểm tra đúng sai (True – false sentences)
Ví dụ: Bài 1 (lớp 9 - Read – Trang 9,10 )
- Malaysia is a member country of ASEAN.

(T)


- People speak only Malay in Malaysia.

(F)

- Đọc và sắp xếp tranh theo đúng thứ tự được mô tả trong bài đọc hay
sắp xếp theo thứ tự.
Ví dụ: Bài 10 (lớp 9 - Read – Trang86,87)
Put the phrases in order to show what you need and get in joining a trip into
the space
1. Get a letter form a doctor to show you are in perfect health.
2. See pictures of the Earth its interesting places, and stars from very far.
3. Feel free and enjoy wonderful feeling.
4. Get ready and be in an excellent physical condition.
5. Get on the trip.
- Nếu học sinh khá, giáo viên có thể khuyến khích các em nói tóm tắt
cả đoạn văn hoặc toàn bài đọc (dựa vào những câu hỏi gợi ý tiếp nhau về nội
dung bài của giáo viên).
- Nếu học sinh tiến bộ nhanh có thể cho các em áp dụng nội dung đã
học trong sinh hoạt nói tự do, không theo hướng dẫn hoặc gợi ý.
Ví dụ: Bài 5 (lớp 9 - Read – Trang 43, 44)
Học sinh sẽ thảo luận về hạn chế và lợi ích của Internet trong cuộc sống.
4.3- Quá trình lên lớp của giờ đọc hiểu.
- Kiểm tra bài cũ.
+ Mục đích: kiểm tra cả việc đọc thành tiếng và kiểm tra nội dung bài đã
học.
+ Hình thức thực hiện: yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài, trả lời
câu hỏi về nội dung đoạn đã học hay nội dung cả bài.
-8-



- Bài mới.
+ Bước 1: vào bài (giới thiệu bài).
Mục đích: kích thích học sinh ham thích đọc bài tập đọc.
Hình thức thực hiện: Dùng tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách đặt bài tập
đọc trong hệ thống chủ đề, ngữ cảnh gây hứng thú cho học sinh hoặc đưa ra câu
hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọc để tìm lời giải đáp.
+ Bước 2: đọc mẫu (đọc lời giới thiệu).
Mục đích: đưa ra mẫu để đọc thành tiếng.
Hình thức thực hiện: giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe băng ghi
âm giọng chuẩn.
+ Bứơc 3: Tìm hiểu bài.
Mục đích: để học sinh hiểu được bài đọc.
Hình thức thực hiện: học sinh lần lượt đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
của bài tập đọc - giáo viên cung cấp từ mới, các điểm ngữ pháp trong bài.
+ Bước 4: Luyện đọc, đọc củng cố và nâng cao.
Mục đích: kiểm tra điều chỉnh cho từng cá nhân đọc thành tiếng và hiểu
nội dung bài.
Hình thức thực hiện: cho học sinh đọc cá nhân trả lời câu hỏi.
Đọc nâng cao:
Mục đích: học sinh đọc có sáng tạo và bộc lộ tính cách, cảm xúc của cá
nhân mình qua việc đọc.
Hình thức thực hiện: cá nhân học sinh tự chọn đoạn yêu thích để đọc, chỉ
ra được giá trị, nét đặc sắc của đoạn.
4.4- Củng cố dặn dò:
Giáo viên hỏi lại bài học giáo dục tư tưởng và dặn dò học sinh chuẩn bị
bài sau:
* Đánh giá giờ dạy đọc hiểu hiện nay:
Mặc tích cực: với hệ thống câu hỏi của giáo viên, học sinh được gợi trí tò
mò, tiến hành đọc để tìm lời giải đáp, phát huy được trí tuệ của học sinh, hơn
nữa đây là phương pháp dạy học đựơc áp dụng đại trà từ trước đến nay.

-9-


Mặt hạn chế:
- Phần lớn sự truyền đạt của giáo viên là dùng lời nói, nói tiếng việt thay
vì nói tiếng Anh.
- Mất thời gian cho việc đặt câu hỏi (nếu thiếu sự chuẩn bị)
- Chỉ một số học sinh khá làm việc.
- Một số học sinh nhút nhát, yếu kém vẫn thụ động trước những câu hỏi
gợi ý.
- Nếu giáo viên làm tốt phần tìm hiểu bài thì còn ít thời gian để luyện đọc
cho học sinh.
Biện pháp đề xuất:
Qua những hạn chế trên tôi đề xây dựng và sử dụng phiếu bài tập trong
giờ đọc hiểu. Căn cứ vào thực tiển và quy trình lên lớp của một giờ đọc hiểu và
những mặt hạn chế trong giờ dạy đọc hiểu hiện nay - nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy cho học sinh. Tôi quan tâm việc xây dựng và sử dụng
phiếu bài tập này.
* Xây dựng phiếu bài tập.
Các phiếu bài tập được thể hiện dưới nhiều hình thức:
Dạng 1: Bài tập lựa chọn True or False (SGK lớp 8, trang 31).
a, Drugs can look like candy.
Dạng 2: Bài tập nối câu (SGK lớp 8, trang 119).
1. The Le family was sleeping

a. When the mailman came.

Dạng 3: Bài tập điền từ (SGK lớp 8, trang 42).
a. Little Pea’s father was a………………………………
Dạng 4: Bài tập dùng thì (SGK lớp 8, trang 96).

1. When………the project……………………, Doctor? (start)
Dạng 5: Bài tập biến đổi câu (SGK lớp 8, trang 95).
1. Break the glass into small pieces.
The glass is broken into small pieces.
Dạng 6: Bài tập trả lời câu hỏi (SGK lớp 8, trang 14).
1. Who likes reading?
- 10 -


2. Who is the most sociable?
- Cơ sở xây dựng phiếu baì tập:
Qua việc đọc thành tiếng và đọc để xây dựng phiếu bài tập, phiếu bài tập
có lời yêu cầu, mục đích rõ ràng, ngắn gọn và phải phù hợp. Khi soạn cần xem
xét hệ thống câu hỏi, đủ giúp học sinh hiểu và cảm nhận bài học chưa. Nếu hiểu
rồi, ta chỉ cần chuyển từ câu hỏi sang các dạng bài tập phù hợp. Nếu thiếu thì
phải thêm.
Giáo viên đọc yêu cầu học sinh nghe rồi làm bài tập trong phiếu.
Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả nhận xét và hướng dẫn cách đọc.
5. DẠY THỰC NGHIỆM
5.1 Phân tích việc vận dụng phiếu bài tập:
Việc vận dụng các phiếu bài tập là hoàn toàn phù hợp với cơ sở tâm sinh
lý lứa tuổi, tâm sinh lý của việc đọc hiểu là hoàn toàn phù hợp với cơ sở về ngôn
ngữ học và văn học của việc dạy học.
Mục đích của việc dạy đọc hiểu.
- Khích lệ học sinh trong lớp tham gia vào việc tìm hiểu bài, làm bài tập.
- Hạn chế đến mức tối thiểu tính thụ động trong giờ đọc hiểu.
- Giúp học sinh hình thành kỹ năng họat động ngôn ngữ, kỹ năng làm việc
với văn bản để thu nhận thông tin qua các hình thức đọc thầm, đọc lướt.
Tiến hành giờ dạy đọc hiểu có sử dụng phiếu bài tập.
LESSION PLAN

Class : 9

Unit 7 : SAVING ENERGY

Week : 24

Lesson :

Read

Period : 48
I/ Objectives
- General knowlegde : Students will know more how North American and
Uropean countries save money and natural resources .
- Language skills : reading , speaking , listening , writing.
II/ Teaching aids
- Teacher :Extra board , Cassette .
- 11 -


III. Procedures
Teacher’s act
1. Warm up.

Ss’act

Content
* Questions.

Ask some questions


Answer

- How much is your
family’s water bill?
- How much is your
family’s electric bill?
- Do you think it is
enormous?
- What do you do to
reduce them?

2. Pre- reading.
- Sets the scene

- Pay attention and listen * New words

- Introduce new lesson

to the taecher.

-

Preresent

some

- label (n)

information

- Present new words

- bill (n)
- consumer (n)

- give meanings

- bulb (n)

- Remind and explains - Listen

- scheme (n)

some difficult ones

- standard (n)

- Reads model

- Repeat and read, then - innovate (v)= reform
write down.

- innovation (n)
- conserve (v)
- conservation (n)

- Has Ss play games
- Give Ss two questions

* Rubout and Remember.

- Discuss, pridict the a. Do people in Western
answers.

countries
electricity,

think
gas,

water

luxury?
b. Do they want to save
electricity? What do they
do to spend less on
- 12 -


lighting?
2. While- reading.
- Introduce the text

- Listen

* Answer

- Play the tape

- Group works


* Exercise a.

- Explain how to do - Pairworks

3. North American and

excercises

- Practice

European countries are

- Give the answers

interested

in

saving

- Let Ss practice the

money

and

natural

excercises


resourses.

- Ask them- to give the - Check the answers

* Exercise b.

answers

1. They are interested in
products that will not

Has Ss read the text, Correct by self and note only work effectively but
corrects pronunciation

down

also save money.
2. We can use energy by
saving bulb instead of
ordinary 100 watt light
bulbs to spend less on
lighting.
3. She will pay 2 dollars
for lightingif she uses
energy

saving

bulbs


instead.
4. The purpose of the
labeling

is

to

help

consumers to know how
efficient each model is,
compared

with

other

appliances in the same
categaries.
- 13 -


5. Because by saving
energy we can conserve
the earth resources.
4. Post reading.
Has Ss play games

Ss play in groups


1
2
3
4
5
6
7
8
9
1. Do people in West
think

electricity.

.

.

luxury?
2. What do people think
about these energy?
3. Lucky number
4. Do they want to save
electricity?
5. What do they do to
spend less on lighting/
6. Lucky number
7. Why do you know
they use energy saving

bulbs instead of ordinary
bulbs?
.....
Remarks
5. Homework.
Copy down all the lessons and redo them at home
Prepare lessons 5; Write page 61-62
IV. Feedback.
………………………………………………….
……………………………………………………………..
5.2- Kết quả thực nghiệm:
Số liệu trước khí sử dụng
- Học sinh giỏi : 0%

Số liệu sau khí sử dụng
- Học sinh giỏi : 10%
- 14 -


- Học sinh khá : 6,7 %

- Học sinh khá : 35 %

- Học sinh trung bình : 42 %

- Học sinh trung bình : 50 %

- Học sinh yếu : 27,3 %

- Học sinh yếu : 5 %


- Học sinh kém : 24%
*Mặt thuận lợi:

- Học sinh kém : 0%

- Giúp học sinh hứng thú trong học tập.
- Giúp học sinh luyện đọc đựơc nhiều.
- Giúp nâng cao kỉ năng đọc hiểu của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đọc hiểu.
- Góp phần nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh.
*Khó khăn:
- Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc in ấn các phiếu bài tập
trước giờ lên lớp, gây tốn kém cho quỹ của lớp, của trường.
- Việc soạn phiếu bài tập làm cho giáo viên tốn nhiều công sức trong việc
soạn giảng, trong khi đời sống còn nhiều khó khăn.
Việc áp dụng phiếu bài tập trong giờ học nói chung và dạy đọc nói riêng
là rất cần thiết và bổ ích. Phiếu bài tập là phương tiện giúp học sinh đổi mới
cách học theo tinh thần chủ động, tích cực, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên
đổi mới cách dạy (bớt thời gian dùng cho hoạt động lời nói) tăng cường kiểm tra
hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp đở kịp thời với từng
đối tượng cụ thể.
5.3- Sử dụng phiếu bài tập có hiệu quả:
- Đối với giáo viên: soạn bài theo tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc
trên phiếu bài tập.
Hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu bài tập xen kẽ trong tiết dạy hoặc sau
khi học bài mới.
Giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt yêu cầu từng bài tập [phiếu bài
tập chỉ phát huy tác dụng tốt của nó khi học sinh được làm quen với các dạng
bài tập để tự mình hoàn thành nhiệm vụ chứ không nhìn bài của bạn, hoặc trao


- 15 -


đổi bắt trước bài làm của bạn] tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả có biện
pháp giúp đở kịp thời đối với từng học sinh và cả lớp.
Tổ chức học sinh làm việc tích cực trên lớp thông qua phiếu bài tập một
cách linh hoạt, sáng tạo.
- Đối với học sinh:
Các em cần nhận thức rõ trong việc đọc hiểu, đọc thành tiếng chỉ là giai
đoạn cần trải qua của người cần học Tiếng Anh. Từ đọc thành tiếng phải tiến tới
đọc thầm. Đọc thầm càng nhanh càng thạo, càng chính xác thì các em có điều
kiện hiểu nội dung bài đọc.
Các em cần phát huy hơn nữa tính tích cực, tự giác trong học tập của
mình, không tỏ ra nhút nhác, sợ sai, mắc cở dẫn đến thụ động trong lớp, cần tập
trung chú ý trong giờ học và nghiêm túc thực hiện các chỉ dẫn các yêu cầu của
thầy cô, như thế việc học mới tiến bộ rõ rệt.
Các em cần tránh thói quen lười suy nghĩ, ỉ lại, dựa dẫm. . . trong học tập
III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
Qua những năm giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới cộng với việc
thay đổi về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung chương trình mới
tôi thấy việc học tập của học sinh có một sự chuyển biến khá rõ, không chỉ ở
kiến thức hiểu biết mà còn phát triển được 4 kỷ năng cơ bản của môn Tiếng
Anh. Bốn kỷ năng nghe – nói – đọc – viết gắn liền với nhau xuyên suốt các đơn
vị bài học. Học sinh luôn có cơ hội trao đổi, thảo luận với nhau về những đề tài
yêu thích, hoặc bài tỏ ý kiến của mình với bạn cùng lớp, càng ngày càng phát
triển sâu về các kỷ năng. Đặc biệt khi tôi áp dụng phương pháp giảng dạy “Có
sử dụng phiếu bài tập trong giảng dạy bộ môn đọc hiểu Tiếng Anh” cùng với sự
chuẩn bị tốt bài giảng về mặt kiến thức cũng như đồ dùng giảng dạy, ngoài ra
biết tìm tòi tài liệu tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp qua mỗi

tiết dạy làm cho học sinh thích thú trong học tập gây sự tin tưởng và lòng ham
mê của học sinh, từ đó chất lượng học sinh ngày càng nâng cao. Hơn nữa, học
sinh có khả năng giao tiếp khá trôi chảy trong phạm vi học tập của mình. Do đó
đội ngũ giáo viên chúng ta ngoài sự nhiệt tình trong giảng dạy, sự nhiệt tâm với
- 16 -


nghề nghiệp đòi hỏi cần có sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, không
ngừng học hỏi. Trên đây là ý của bản thân tôi, xin đưa ra để cùng thảo luận. Rất
mong quí thầy cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến quí báo của mình để cùng
đưa ra một hướng dạy bộ môn Tiếng Anh đạt kết quả tốt hơn.
Tân Thạnh, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Người viết

- 17 -



×