SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
Trường THPT Khoái Châu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phát triển tư duy học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong
kĩ thuật dạy học mảnh ghép dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Lĩnh vực: Sinh học ( Sinh
11- Chương trình chuẩn)
Tên tác giả: Vũ Thị Thoàn
Giáo viên môn: Sinh
Tài liệu kèm theo: Phụ lục
Năm học: 2013 – 2014
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhà khoa học, nhà sư phạm đều nhận định rằng: tài liệu học tập có sâu
sắc về nội dung khoa học và bổ ích về mặt khách quan bao nhiêu thì nó vẫn
không có tác dụng phát triển trí tuệ học sinh nếu các em không tự suy nghĩ,
không lĩnh hội được chúng thì không thể biến nó thành của riêng mình.
Hiện nay trong các nhà trường tình trạng học sinh học tập thụ động, chưa
có thói quen làm việc tích cực và chủ động lĩnh hội kiến thức nên việc giáo viên
chuẩn bị các phiếu học tập và áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại vào giảng
dạy sẽ kích thích tư duy tự học, sáng tạo của học sinh khi tiếp cận kiến thức
Kỹ thuật dạy học mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức
hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong
quá trình hợp tác
Ngoài ra, giáo viên sử dụng kĩ thuật dạy học hiện đại kết hợp xây
dựng phiếu học tập sẽ tạo ra các cuộc tranh luận trong học tập, nó rèn
luyện cho học sinh cách nhận xét có lí lẽ, có chứng cứ rõ ràng, dẫn chứng ấy
sẽ làm cho trí óc của các em có “kỉ luật” về việc học của mình và phát biểu
một cách mạch lạc.
Với thời gian sau ba năm dạy thử và rút kinh nghiệm, tôi đã tiếp tục
chọn đề tài:
“Phát triển tư duy học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong kĩ thuật dạy
học mảnh ghép dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật”
Trường THPT Khoái Châu có nhiều điều kiện thuật lợi về cơ sở vật chất
để chúng tôi áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm mục đích xây dựng tính
tự học ở học sinh, tạo cho học sinh những kĩ năng tự mình tìm kiếm tri thức mới
vừa với sức của mình. Đề tài này được áp dụng tại lớp 11A
8,
lớp đối chứng là 11A
9
,
đây là hai lớp có tỉ lệ học sinh thụ động học tập cao nhất trong khối 11 của trường.
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-3-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
PHẦN II: NỘI DUNG
A. Kĩ thuật dạy học sử dụng:
Ngay khi được phân công dạy ở khối 11, trong quá trình dạy tôi đã phát
tài liệu, trao đổi hướng dẫn các em làm quen với phương pháp dạy của giáo
viên, điều đó vừa thuận lợi cho học sinh tiếp cận bài học, vừa giúp tôi truyền tải
kiến thức cho học sinh có hiệu quả nhất.
Để dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép, Giáo viên sẽ qui định việc chia
nhóm học tập (được tiến hành trước giờ học). Lớp học được chia thành 3 nhóm
học tập để thảo luận nội dung bài học ở 2 vòng học tập. Giáo viên giao nhiệm vụ
cho từng nhóm học tập tại mỗi vòng, cử 2 học sinh( nhóm trưởng và thư kí) ở
mỗi nhóm tại vòng 1 là sứ giả. Nhóm trưởng có khả năng điều hành hoạt động
của nhóm và có khả năng thuyết trình tốt; thư kí có khả năng quan sát tốt và chữ
viết rõ ràng.
Thời gian nghiên cứu, sản phẩm cần nghiên cứu của mỗi nhóm được thể
hiện ở các phiếu học tập qua mỗi vòng.
Vòng 1:
- Nhóm 1 hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Nhóm 2 hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Nhóm 3 hoàn thành phiếu học tập số 3.
Hết thời gian thảo luận ở vòng 1 học sinh nhanh chóng chuyển sang vòng
2: Sứ giả nhóm 1 chuyển sang nhóm 2, nhóm 1 chuyển sang nhóm 3; nhóm 2
chuyển sang nhóm 1, nhóm 2 chuyển sang nhóm 3; nhóm 3 chuyển sang nhóm
1; nhóm 3 chuyển sang nhóm 2 tạo 3 nhóm học tập mới.
Vòng 2:
Sứ giả và thành viên trong nhóm có nhiệm vụ giảng cho nhau nghe nội
dung nghiên cứu ở vòng 1 (đã được giáo viên chỉnh sửa tại mỗi nhóm ở vòng 1).
Sau đó các nhóm mới cùng thảo luận phiếu học tập số 4.
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-4-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Nội dung nghiên cứu ở mỗi vòng được học sinh trình bày trên giấy A
0
hoặc bảng fooc của nhóm. Khi hết thời gian 2 vòng thảo luận, giáo viên sẽ cử 1
đại diện thông báo kết quả thảo luận ở 2 vòng.
B. Soạn giảng bài theo kĩ thuật mảnh ghép:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường
với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình
chuyển hoá nội bào.
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ
quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác
nhau.
2. Kĩ năng
- Quan sát tranh hình và sơ đồ để thu nhận kiến thức
- Phát triển kĩ năng liên hệ thực tế
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, thực vật và môi trường sống của
chúng, đặc biệt động vật hoang dã quí hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, bài giảng điện tử có sử dụng
hình 15.1, 15.2. 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK và một số hình ảnh sưu tầm liên
quan bài học.
- Học sinh: Học bài cũ , đọc trước bài học, giấy A
0
(hoặc bảng fooc), bút
dạ, nam châm.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức (2 phút):
Kiểm tra sĩ số, vị trí học sinh đã qui định (theo sơ đồ) ở các nhóm học tập,
dụng cụ các nhóm.
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-5-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới (36 phút):
Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức theo chuẩn KTKN
GV nêu vai trò giữa trao đổi
chất giữa cơ thể và môi
trường và chuyển hoá nội
bào
Hoạt động 1: Tìm hiểu
khái niệm tiêu hóa và tiêu
hóa ở các nhóm động vật
Giáo viên chiếu slide câu
hỏi trắc nghiệm trong SGK
học sinh chọn đáp án đúng
về khái niệm tiêu hóa
? Động vật có mấy hình thức
tiêu hóa?
Trao đổi chất giữa cơ thể với môi
trường giúp lấy các chất cần thiết (chất
dinh dưỡng) từ môi trường ngoài (các
chất hữu cơ phức tạp phải trải qua quá
trình biến đổi trong hệ tiêu hoá thành chất
đơn giản) cung cấp cho quá trình chuyển
hoá nội bào.
Quá trình chuyển hoá nội bào tạo ra
năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của tế bào và cơ thể (trong đó có
hoạt động trao đổi chất), tổng hợp các
chất cần thiết xây dựng nên tế bào, cơ
thể…
Các sản phẩm không cần thiết hoặc
thừa được đào thải ra ngoài thông qua hệ
bài tiết, hô hấp…
I. Tiêu hóa là gì?
- Khái niệm
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh
dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được
- Các hình thức tiêu hóa:
+ Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa xảy ra ở bên
trong tế bào
+ Tiêu hóa ngoại bào: tiêu hóa xảy ra ở
bên ngoài tế bào
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-6-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Mục II, III, IV giáo viên dạy
học theo kĩ thuật mảnh ghép
Vòng 1:
Nhóm 1 hoàn thành phiếu
học tập số 1: Tiêu hóa ở
động vật chưa có cơ quan
tiêu hóa. Cùng thời gian đó,
nhóm 2 hoàn thành phiếu
học tập số 2: Tiêu hóa ở
động vật có túi tiêu hóa,
nhóm 3 hoàn thành phiếu
học tập số 3: Tiêu hóa ở
động vật có ống tiêu hóa
Học sinh quan sát hình ảnh
giáo viên chiếu trên slide để
thảo luận trong nhóm.
Giáo viên đi kiểm tra nội
dung thảo luận ở các nhóm
để chỉnh sửa kịp thời.
Hết thời gian thảo luận giáo
viên gọi đại diện 2 học sinh
nhóm có làm tốt ở vòng 1
dán kết quả đã thảo luận
được tại phiếu học tập 1, 2
và 3;
Học sinh tập trung nghe đại
diện báo cáo.
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan
tiêu hóa
- Đại diện: Động vật đơn bào
- Quá trình tiêu hóa:
Thức ăn không bào tiêu hoá Chất
dinh dưỡng đơn giản đi vào tế bào chất,
chất thải ra ngoài (xuất bào)
Kết luận: Tiêu hoá chủ yếu là nội bào.
Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ
nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm.
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-7-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Giáo viên chốt kiến thức của
mục I, II, III học sinh đã
nghiên cứu ở vòng 1
GV lưu ý: Đặc điểm quá
trình tiêu hoá thức ăn trong
ống tiêu hoá:
+ Thức ăn đi theo 1 chiều
trong ống tiêu hoá (từ miệng
hậu môn) nên không bị
trộn lẫn với chất thải như
trong túi tiêu hoá.
+ Dịch tiêu hoá không bị
hoà loãng với nước.
- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp
- Túi tiêu hoá được hình thành từ nhiều tế
bào, tạo thành hình túi có 1 lỗ thông duy
nhất ra bên ngoài (miệng = hậu môn). Trên
thành túi tiêu hoá có nhiều TB tuyến có
chức năng tiết enzim vào lòng túi tiêu hoá.
- Quá trình tiêu hoá thức ăn:
Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ các
tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa
tạo thành thức ăn được tiêu hóa dở dang,
sau đó thức ăn này tiếp tục được tiêu hóa
nội bào thành các chất đơn giản
III. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Đại diện: Động vật có xương sống và
nhiều loài động vật không xương sống
- Cấu tạo ống tiêu hóa:
Ống tiêu hoá là 1 ống dài, có 2 lỗ thông ra
bên ngoài (miệng, hậu môn), cấu tạo gồm
nhiều bộ phận có chức năng khác nhau.
- Quá trình tiêu hóa:
Tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu
hóa, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế
bào tuyến tiêu hóa). Thức ăn đi qua ống
tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa
học thành những chất dinh dưỡng đơn giản
và được hấp thụ vào máu.
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-8-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
+ Thức ăn được đi theo 1
chiều, ống tiêu hoá hình
thành các bộ phận với chức
năng riêng (tiêu hoá cơ học,
hoá học, hấp thụ thức ăn)
nên hiệu quả tiêu hoá cao.
GV thông báo sứ giả các
nhóm di chuyển tạo 3 nhóm
mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu
chiều hướng tiến hóa
chung của hệ tiêu hóa động
vật
Vòng 2:
3 nhóm thảo luận để hoàn
thành phiếu học tập số 4.
Giáo viên chốt kiến thức học
sinh đã nghiên cứu ở vòng 2,
Chiều hướng tiến hóa chung của hệ tiêu
hóa động vật
+ Cấu tạo ngày càng phức tạp: từ không có
cơ quan tiêu hoá (thức ăn được tiêu hoá
trong không bào tiêu hoá) đến có cơ quan
tiêu hoá, từ túi tiêu hoá đến ống tiêu hoá.
+ Từ tiêu hoá nội bào đến tiêu hoá ngoại
bào, nhờ tiêu hoá ngoại bào mà động vật có
thể ăn được các thức ăn có kích thước lớn.
+ Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng rõ
rệt: Sự chuyên hoá cao của các bộ phận ống
tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
4. Củng cố (5 phút):
Giáo viên nhấn mạnh nội dung trọng tâm (mục I, II, III)
5. Hướng dẫn (2 phút): Lưu giữ nội dung phiếu học tập đã thảo luận về
nhà tự làm lại vào vở, trả lời các câu hỏi trong SGK/66, xem trước bài 16 “Tiêu
hóa ở động vật (tiếp theo)”
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-9-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
PHẦN III: KẾT QUẢ
Từ thực tế giảng dạy tôi thấy: Để giúp học sinh tham gia vào học tập một
cách tích cực, tránh thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy học trong nhà trường có
một vai trò to lớn. Theo tôi, dạy học sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại kết
hợp xây dựng phiếu học tập, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục
tiêu trên. Với phương pháp này, học sinh được làm việc cùng nhau trong các
nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ
đã được phân công sẵn. Học sinh thực thi nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực
dưới sự định hướng của giáo viên. Hơn nữa, trong quá trình hợp tác thảo luận
giữa các thành viên trong nhóm học tập sẽ là cơ hội để các em gần gũi nhau hơn
trong học tập, giúp các em rèn luyện được nhiều kĩ năng sống: lí luận, nghe, tập
trung, toàn tâm toàn ý khi làm việc
Kết quả của lớp 11A
8
(36 học sinh) trước khi áp dụng các kĩ thuật dạy
học tích cực là:
Loại G (%) K (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)
Tỉ lệ 0 17 58 25 0
Kết quả giảng dạy của tôi trên lớp thực nghiệm 11A
8
và lớp đối chứng
11A
9
được thể hiện trên ở bảng dưới đây:
Loại
Lớp
G (%) K (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)
11A
8
(36HS) 0 25 61 14 0
11A
9
(36HS) 0 14 58 28 0
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-10-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Biểu đồ so sánh tỉ lệ các loại học sinh của lớp 11A
8
trước khi thực nghiệm và
sau quá trình thực nghiệm được thể hiện như sau:
Biểu đồ so sánh tỉ lệ các loại học sinh của lớp 11A
8
sau quá trình thực nghiệm
và lớp đối chứng 11A
9
được thể hiện như sau:
[
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
20%
40%
60%
80%
100%
Trước thực nghiệm
nghiệm10A7
Sau thực nghiệm
Ghi chú
Giỏi Khá TB Yếu
Lớp
Tỉ lệ (%)
20%
40%
60%
80%
100%
Lớp thực nghiệm 11A
8
Lớp đối chứng 11A
9
Ghi chú
Giỏi Khá TB Yếu
Tỉ lệ (%)
-11-
Lớp
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau quá trình thử nghiệm dạy học bằng kĩ thuật mảnh ghép tôi ở một số
bài tôi đã nghiên cứu mở rộng thêm các bài dạy bằng kĩ thuật dạy học này kết
hợp với các phiếu học tập. Sau quá trình áp dụng tôi và các đồng nghiệp rút ra
một số điểm cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép:
- Các sứ giả ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, bởi vậy cần xác định
yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả sứ giả có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1,
chuẩn bị cho vòng 2.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có
thể truyền đạt kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có
thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do
vậy, giáo viên cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kĩ năng, kiến thức cũng
như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giúp học sinh giải quyết nhiệm vụ phức hợp
này.
Với mục đích dạy học để nâng cao khả năng tự học, chủ động lĩnh hội
kiến thức của học sinh, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn
và biết kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy. Trước khi lên lớp, giáo viên phải
giới thiệu trước cho học sinh xem trước nội dung bài học và tự xây dựng một số
câu hỏi cho bài học đẻ có thể tự giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
Tôi nhận thấy nên phối hợp các phương tiện dạy học khác nhau trong một
tiết học, phối hợp nhịp nhàng giữa thuyết giảng với các kĩ thuật dạy học hiện đại
giúp học sinh tăng cường tính tự lập, chủ động trong học tập. Do vậy, việc đổi
mới phương pháp dạy học, thiết kế các bài dạy theo các kĩ thuật dạy học hiện đại
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-12-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
đã trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn và được nhiều giáo viên tâm huyết với nghề
quan tâm hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp tục thực hiện đề tài, tôi thấy vẫn có một số
vấn đề khó khăn nảy sinh đó là:
- Một số học sinh khả năng tập trung chưa được cao nên chỉ được khoảng
20 phút đầu là các em có thể làm việc tích cực được, thời gian còn lại hiệu quả
học tập giảm nhiều.
- Khi các sứ giả di chuyển để tạo nhóm mới tác phong một vài em còn
chậm gây mất thời gian cho bài học.
- Một số học sinh còn chưa tự giác, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở
học sinh lưu giữ nội dung các phiếu học tập đã thảo luận để về tự hoàn thành
vào vở để học.
Theo tôi khi học sinh rèn luyện được phương pháp tự học tốt các em có
thể lĩnh hội được nhiều tri thức từ kiến thức học trong nhà trường cũng như kĩ
năng xử lí tốt các tình huống trong đời sống. Đó chính là mục đích để tôi thực
hiện đề tài “Phát triển tư duy học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong
kĩ thuật dạy học mảnh ghép dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật”.
Khoái Châu, ngày 20/04/2014
Người thực hiện
Vũ Thị Thoàn
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-13-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 11 - Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sinh học 11- Sách giáo viên - Nhà xuất bản giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 11 - Nhà
xuất bản giáo dục, năm 2009.
4. Chỉnh sửa tài liệu “hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Sinh
học”, Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2010.
5. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Sinh học, cấp
THPT (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm
2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
6. http:www.google.com.vn
7. Tài liệu tập huấn các kĩ thuật dạy học mới - Bộ giáo dục và Đào tạo, năm
2010 (dự án Việt - Bỉ).
8. Bài tập chọn lọc Sinh học 11 - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2008.
9. Rèn luyện kĩ năng Sinh học 11 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm
2009
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-14-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
PHẦN PHỤ LỤC
- Một số hình ảnh học sinh thảo luận trong nhóm học tập:
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-15-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
- Các hình ảnh và phiếu học tập sử dụng trong bài dạy:
Hình ảnh 1:
Tiêu hóa nội bào ở trùng giày
Hình ảnh 2:
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-16-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức
Hình ảnh 3: Ống tiêu hóa ở một số động vật
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-17-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-18-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Ống tiêu hóa ở người
Họ tên:
Lớp:
Phiếu học tập số 1 (8 phút):
Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
Đại diện:
Quá trình tiêu hóa thức ăn:
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-19-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Họ tên:
Lớp:
Phiếu học tập số 2 (8 phút):
Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
Đại diện:
Cấu tạo túi tiêu hóa:
Quá trình tiêu hóa thức ăn:
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-20-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Họ tên:
Lớp:
Phiếu học tập số 3 (8 phút):
Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Đại diện:
Cấu tạo ống tiêu hóa:
Quá trình tiêu hóa thức ăn:
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-21-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Họ tên:
Lớp:
Phiếu học tập số 4 (5 phút):
Nêu chiều hướng tiến hóa chung của hệ tiêu hóa?
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-22-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
MỤC LỤC
Số thứ tự Nội dung Trang
1 Phần I: Đặt vấn đề 1
2 Phần II: Nội dung 2
3 A. Kĩ thuật dạy học sử dụng 2
4 B. Soạn giảng bài theo kĩ thuật mảnh ghép 3
5 Phần III: Kết quả 8
6 Phần IV: Kết luận và kiến nghị 10
7 Tài liệu tham khảo 12
8 Phần phụ lục 13
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-23-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU
Tổng điểm Xếp loại
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-24-
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Khoái Châu
Vũ Thị Thoàn Năm học 2013- 2014
-25-