Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tác phẩm báo chí Trong tác phẩm Dân trồng cần sa, “quan” không biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 18 trang )

Tiểu luận
TÁC PHẨM BÁO CHÍ

1


Đề bài:
1. Chỉ ra các yếu tố nội dung trong tác phẩm Dân trồng cần sa,
“quan” không biết. (Đào Thanh Tuy – báo “Gia đình & Xã hội”
số 57 ra ngày 10/4/2007)
2. Nêu và phân tích kết cấu hai tác phẩm báo chí sau:
- Dân trồng cần sa, “quan” không biết. (Đào Thanh Tuy – báo
“Gia đình & Xã hội” số 57 ra ngày 10/4/2007)
- Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi: Phật sống đại ngàn và
đứa bé moi lên từ đất. (Hoàng Mai - báo “Gia đình & Xã hội
cuối tuần” số 30 ra ngày 23/7/2009)
3. Trên cơ sở tờ báo sưu tầm, hãy nêu:
- Cơ quan chủ quản, quản lí của tờ báo
- Báo thuộc loại định kì gì?
- Số trang? Các chuyên mục?
- Số lượng tác phẩm? Phân bố trang?
- Trong đó bài báo nào anh/chị thích nhất? Tại sao?

2


Câu 1:
Trong tác phẩm Dân trồng cần sa, “quan” không biết (Đào Thanh
Tuy – báo “Gia đình & Xã hội” số 57 ra ngày 10/4/2007), các yếu tố nội
dung của tác phẩm trình bày như sau:
a. Đề tài


Đề tài tác phẩm báo chí là một phương diện của nội dung tác phẩm,
là đối tượng được nhận thức và là kết qura nhà báo lựa chọn được. Đề tài
là phạm vi hiện thực được nhà báo lựa chọn để phản ánh. Trong tác
phẩm, đề tài được nhà báo lựa chọn phản ánh là việc do thiếu hiểu biết
mà người dân hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân (xã Lương Sơn), cùng với
sự thiếu quan tâm của cán bộ xã đã có hành vi vi phạm pháp luật
b. Sự kiện
Sự kiện của một tác phẩm báo chí có ý nghĩa quan trọng nhất trong
nội dung tác phẩm, nó là chất liệu cơ bản nhất để sáng tạo tác phẩm báo
chí, là tiêu chí đầu tiên đánh giá tác phẩm báo chí. Trong tác phẩm báo
chí ta đang phân tích, sự kiện được nhà báo đề cập đến bao gồm:
- Sự kiện bản thế: Vào năm 2002, một nhóm người tự xưng là cán
bộ ở viện nghiên cứu trung ương đã về hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân
đặt vấn đề với người dân trong xã về việc trồng cây dược liệu quý. Sau
khi trồng cây thuốc không có hiệu quả, những người này đưa một giống
cây khác và nói là cây lanh về cho người dân trồng tay thế, đồng thời
3


thanh toán tiền công đầy đủ. Người dân hai xã thấy vậy thì tham gia một
cách hồ hởi. Nhưng sau một thời gian cây cho thu hoạch, “cán bộ dự án”
dột ngột biến mất. Hàng nghìn mét vuông “cây dự án” được xác định là
cây cần sa. Các hộ dân của hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân và cán bộ xã
bàng hoàng vì họ chưa hề nhìn thấy cây cần sa trước đây.
- Sự kiện nhận thức: cần sa là một loại cây nguy hiểm, bị liệt vào
danh mục cấm nhưng những người dân hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân
lại không hề được tuyên truyền về sự nguy hiểm cũng như cách nhận biết
loài cây này. Cùng với đó là sự thiếu hiểu biết của cán bộ thôn xã – là
những người chăm lo đời sống cho nhân dân, cũng không biết cây cần sa
“mồm ngang mũi dọc” như thế nào, cũng không biết loại cây dân mình

đang trồng để thoát nghèo là cây gì cũng như nguồn gốc của dự án quá
“hời” mà họ bất ngờ được đề nghị tham gia. Sự thiếu hiểu biết của người
dân cũng như sự bất cẩn trong công tác quản lí của cán bộ xã đã khiến
người dân hai xã vi phạm pháp luật, đồng thời gây ảnh hưởng tới cả xã
hội.
Sự kiện được nhà báo sử dụng hoàn toàn phug hợp với tiêu chí của
một sự kiện báo chí:
+ Đây là một sự việc có thể coi là “vô tiền khoáng hậu”. Nó đặt ra
cho người đọc câu hỏi về thân thế những kẻ đã thuê người dân của hai xã
Đông Xuân và Tiến Xuân trông tới cả nghìn mét vuông cần sa là ai? Thế
lực nào thao túng khiếm họ sẵn sàng rót tiền đầu tư vào một “dự án” mà
khả năng thành công thấp và rủi ro bị bắt giữ là rất cao?

4


+ Việc làm của người dân hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân có thể
mang lại lợi ích nhất thời cho họ, nhưng sẽ để lại hậu quả nguy hại về sau
cho cả xã hội.
+ Sự việc này là hậu quả từ sự quản lí lỏng lẻo cũng như sự thiếu
hiểu biết của cán bộ xã Đông Xuân và Tiến Xuân.
+ Đây là một sự kiện có thật, xảy ra ở hai xã Đông Xuân và Tiến
Xuân, thuộc huyện Lương Sơn.
+ Nó là lời cảnh báo về âm mưu và thủ đoạn ngày càng tinh vi mà
bọn buôn lậu ma túy sử dụng. Mỗi người cần đề cao tinh thần cảnh giác,
tránh sa bẫy của bọn lừa đảo,
c. Chính kiến của nhà báo:
Nhà báo đã lên tiếng phê phán thái độ vô trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ xã Đông Xuân và Tiến Xuân với việc quan tâm chăm sóc tới đời
sống của nhân dân. Người dân trong thôn vì thiếu hiểu biết mà vi phạm

pháp luật, nguyên nhân một phần cũng từ sự buông lỏng quản lí và thiếu
quan tâm của cán bộ xã tới đời sống của nhân dân. Cho phép nhà đầu tư
đưa một loại “cây thoát nghèo” cho nông dân trồng, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, nhưng lại không biết đó là cây gì, chủ dự án là ai,... đây là
một điều có phần vô lí và không thể chấp nhận được.
Nhà báo đã thể hiện chính kiến của mình qua hình thức cấu trúc của
bài viết cũng như cách đặt tiêu đề cho từng phần (Dự án “thoát nghèo”
liều!, Trưởng thôn...mẫn cán!, Cán bộ xã cũng... vô tư!) và câu kết
luận ở cuối bài báo: Cứ thử cho rằng, cây lanh chỉ là một loại cây cho
nông sản đơn thuần (không phải là cây quốc cấm) đã được người dân
5


tin tưởng, đua nhau trồng mà chủ tịch xã không quan tâm đến “mồm
ngang mũi dọc” của chúng ra sao thì kể cũng là điều lạ!?.
d. Vấn đề
- Trong bài báo, tác giả đã chỉ ra hai mâu thuẫn lớn. Đó là:
Thứ nhất: Cán bộ thôn xã phải quan tâm, chăm lo cho đời sống của
nhân dân, dân có chuyện gì thì cán bộ phải biết và cùng nhân dân giải
quyết. Nhưng trong vụ việc người dân hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân
trồng cây cần sa, cán bộ thôn lại không hề biết dân trồng cây gì để thoát
nghèo cũng như nguồn gốc của người chủ dự án.
Thứ hai: Cây cần sa là loại cây quốc cấm. Nhà nước ta đã có chủ
trương tuyên truyền và giáo dục nhận thức cho người dân về mức độ
nguy hiểm cũng như cách nhận biết loại cây này cũng một số loại ma túy
khác. Đi đến các trạm y tế hay nhà văn hóa ở các thôn xã đều thấy các
tranh tuyên truyền, trong đó có in rất rõ hình của cây cần sa cũng như tác
hại của nó, nhưng cả người dân cà cán bộ hai xã Đông Xuân và Tiến
Xuân đều không biết “mồm ngang mũi dọc” của cây cầm sa ra sao và
trồng nó như một loại cây thoát nghèo.

- Hai mâu thuẫn đước nêu lên trong bài báo đã đặt ra câu hỏi về chất
lượng làm việc của đội ngũ cán bộ thôn, xã cũng như hiệu quả công tác
tuyên truyền ở cấp địa phương. Vụ việc xảy ra ở hai xã là lời cảnh báo về
sự quản lí lỏng lẻo của cán bộ thôn xã cùng với việc tuyên truyền thiếu
hiệu quả những kiến thức cơ bản thới người dân. Đây là một vấn đề mà

6


tầm ảnh hưởng của nó không chỉ bó gọn trong phạm vi hai xã Đông
Xuân, Tiến Xuân, mà đã là vấn đề chung của toàn xã hội.
e/ Chi tiết:
Một số chi tiết cụ thể trong tác phẩm báo chí trên là:
• Chi tiết kể:
o Ông Bùi Hữu Điền, Chủ tịch xã Đông Xuân cho biết, “dự
án” trồng “cây mũi nhọn” trên đã được nông dân trong xã
triển khai từ năm 2002. Khi đó, những “cán bộ” ở một viện
nghiên cứu từ trung ương về, sau mấy ngày khảo sát, đã nói
rằng, thổ nhưỡng trong xã rất phù hợp với nhiều loại cây
dược liệu quý, họ khuyên nhân dân trong xã nên trồng thử.
o Triển khai dự án, “những chuyên gia nông nghiệp” trên đã
kí hợp đồng trực tiếp với mỗi hộ nông dân. Theo đó, hộ nào
trồng 100m2 cây dự án sẽ được hưởng số tiền tương đương
giá của 1 tạ thóc. Tiền trên, dự án sẽ trả làm hai lần, lần thứ
nhất khi tham gia trồng cây được khoảng 20 ngày, lần thứ 2
thanh toán hết khi cây cho thu hoạch.
o Vụ đầu, theo chủ tịch xã Bùi Hữu Điền, giống cây mới mà
“người của dự án” đưa đến là cây thanh hao. Trồng cây này
rất dễ, nông dân chẳng mất nhiều sức lực chăm sóc mà cây
lên xanh tốt. Thế nhưng, năm ấy chẳng hiểu vì lẽ gì mà

“người của dự án” lại không chấp nhận thu hoạch sản phẩm
mà họ đã ký hợp đồng với hàng chục hộ nông dân trong xã.
Lý do họ đưa ra là do chất lượng của cây thanh hao kém.
Tuy nhiên, tiền công cho nông dân, họ vẫn thanh toán không
thiếu một xu. Bởi lý do ấy, nên vụ thứ 2, họ đưa giống cây

7


lanh về. Theo lời của “những người mang no ấm về cho
dân” thì họ muốn những hộ nông dân trong xã trồng thử
nghiệm để lấy giống phân phát cho các vùng quê khác.
o Ông Chiến cho biêt trong số 3 chuyên gia trên, người ông ấn
tượng nhất có tên là Lê Quang Vinh.
o Chúng tôi đã vào thôn Đồng Rằng để… thăm “vườn cây
quý” của gia đình ông phó chủ tịch xã Nguyễn Xuân Hoà.
o Tất thảy những cán bộ xã Đông Xuân đều trả lời, họ không
hề hay biết “mồn ngang mũi dọc” cây lanh như thế nào và
tất nhiên lại càng không biết tới cây cần sa. Và, chính quyền
địa phương hoàn toàn bất ngờ bởi những phát hiện của cơ
quan công an. Thậm chí, ông Bùi Hữu Điền, chủ tịch xã còn
khẳng định, chỉ nhìn thấy cách đây ít hôm, ông mới tận mắt
nhìn thấy “loại cây nguy hiểm ấy”, chứ từ trước, hình dáng
chúng ra sao ông cũng không hề hay biết!
• Chi tiết tả:
o Tuy chỉ cách đường cao tốc Láng – Hoà Lạc có mấy quả đồi
nhưng Đông Xuân, Tiến Xuân là hai xã nghèo, đời sống bà
con nơi đây còn rất vất vả… Bởi thế, khi “những chuyên gia
nông nghiệp” mang “giống cây trồng mới” về, bà con ai
cũng mừng ra mặt.

o Nhận thấy trồng những loại cây trong “dự án mới” trên “ăn
đứt” việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn nên chính quyền xã đã
gật đầu đồng ý.
o ... Nên các hộ dân trong xã phấn khởi lắm, họ nô nức đăng
ký tham gia.

8


o Ông Bùi Văn Chiến, nguyên là cán bộ thôn Lập Thành (xã
Đông Xuân), là một trong những người đi đầu trong việc
đón “giống cây trồng mới” về thôn, đã rất bức xúc khi kể
với chúng tôi.
o Vinh là người trực tiếp giới thiệu cách thức trồng, chăm bón
cũng như thu hoạch cây lanh cho gia đình ông và nhiều hộ
dân trong xã. Theo đó, cứ tháng 7 hàng năm, dự án cho hạt,
nông dân trong thôn tự đóng bầu ươm. Đến tháng 10, khi
cây đã lên cao chừng 2m, “người của dự án” lại về để tỉa lấy
lá, mỗi cây chỉ lấy khoảng 5 đến 6 lá phần ngọn. Tháng 1,
họ lại về và lần này, họ chặt bỏ một số cây trong vườn (chỉ
lấy chừng 30cm thân cây phần ngọn).
o Khi sắp tới vụ mới, không thấy “người của dự án” lên, ông
Chiến và nhiều hộ dân khác trong thôn đâm sốt ruột.
o Bởi thế, mới đây, khi một số người quen ở Hà Tây cũng
tham gia dự án trồng cây lanh của những “chuyên gia” trên
gọi điện thông báo với ông rằng, diện tích lanh của họ đã bị
phá vỡ vì đó là cây quốc cấm, cây gây nghiện, ông đâm
hoảng.
o Khi đó, ông và nhiều người mới ngã ngửa bởi sự thật phũ
phàng: Mấy năm nay bị lừa mà chẳng ai hay biết. Ngay lập

tức, tất thảy những cây cần sa còn sót lại của vụ trước, ông
và mọi người trong thôn đồng loạt ra tay phá bỏ.
o Những hộ tham gia tích cực nhất lại chính là gia đình các
cán bộ xã, thôn.

9


o Bởi chẳng phải chăm sóc gì nhiều mà lại có một nguồn thu
ăn chắc, gia đình bà mừng lắm. Bởi thế, có năm bà
đã….mạnh dạn đăng kí trồng đến cả nghìn m 2 nhưng “dự
án” không cho.
• Chi tiết bình:
o Cứ thử cho rằng, cây lanh chỉ là một loại cây nông sản đơn
thuần (không phải cây quốc cấm) đã được người dân tin
tưởng, đua nhau trồng mà chủ tịch xã không quan tâm đến
“mồm ngang mũi dọc” của chúng ra sao thì kể cũng là
điều… lạ!?
Câu 2
Phân tích kết cấu hai bài báo: Dân trồng cần sa, “quan” không
biết. (Đào Thanh Tuy – báo “Gia đình & Xã hội” số 57 ra ngày
10/4/2007) và Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi: Phật sống đại ngàn
và đứa bé moi lên từ đất. (Hoàng Mai - báo “Gia đình & Xã hội cuối
tuần” số 30 ra ngày 23/7/2009)
1. Bài báo: Dân trồng cây cần sa, “quan” không biết.
Bài báo được kết cấu theo lối logic tư duy. Nhà báo đã trình bày các
sự kiện diễn ra theo tư duy nhận thức của con người. Đi từ nhận định
khái quát nhất, được đưa ra trong tiêu đề bài báo: “Dân trồng cây cần sa,
“quan” không biết”, nhà báo đã triển khai vấn đề bằng cách đi sâu vào
triển khai ba luận điểm chính – ba phần của bài báo.


10


- Dự án “thoát nghèo” liều: một nhóm người tự xưng là cán bộ
nông nghiệp thuê đất và triển khai dự án trồng cây dược liệu quý với rất
nhiều ưu đãi cho bà con nông dân. Nhận thấy việc làm này mang lại hiệu
quả cao, bà con nông dân trong xã đưa nhau tham gia, loại cây trồng trên
trở thành “cây mũi nhọn” của xã. Cán bộ xã không có bất kì động thái
hay can thiệp nào vào việc này.
- Trưởng thôn... mẫn cán: cán bộ thôn nhận tiền của dự án để vận
động người dân tham gia trồng loại cây này, đồng thời cũng tham gia vào
việc gieo trồng. Sau hai vụ thu hoạch, người của dự án bỗng dưng “mất
tích”. Đến lúc này người dân và cán bộ xã mới “ngã ngửa” ra vì đây là
cây quốc cấm.
- Cán bộ xã cũng vô tư: cán bộ xã không biết dân trồng loại cây gì,
và càng không biết cây cần sa trông ra sao. Đến khi mọi chuyện ngã ngũ
họ mới biết là người dân xã mình đang trồng cây cần sa. trong khi chính
thân nhân của họ cũng đang trồng loại cây trên.
Qua ba luận điểm trên, nhà báo đã đi đến kết luận: không thể có việc
người dân trồng một loại cây mang lại thu nhập cao một cách bất thường
như vậy mà cán bộ thôn xã lại không biết. Điều này thể hiện thái độ trốn
tránh trách nhiệm của cán bộ thôn xã.
Nhà báo đã xem xét, phân tích chứng cứ rồi sau đó đi đến kết luận,
do đó bài báo này được có kết cấu quy nạp.

11


2. Bài báo Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi: Phật sống đại ngàn

và đứa bé moi lên từ đất.
Bài báo được kết cấu theo trình tự thời gian. Nhà báo đã kể (tường
thuật) lại câu chuyện của gia đình anh Pyưi-Hmoch đã cứu bé Py Yo
Rong khỏi hủ tục chôn sống hài nhi theo mẹ và chuyện Kpá Thur đã moi
em bé Rơ Mach Quai từ dưới đất lên, qua đó đưa đến cho người đọc hiểu
biết về hủ tục chôn sống hài nhi của đồng bào một số dân tộc ít người.
Hù tục đó ngày nay vẫn còn tồn tại và những người như ông Kpá Thur
hay anh Pyưi-Hmoch đang hàng ngày chiến đấu lại nó.
Trong tác phẩm, nhà báo đã kể lại diễn biến câu chuyện về hai
trường hợp hài nhi bị chôn sống sau khi ra đời. Câu chuyện thứ nhất kể
về anh Pyưi-Hmoch đã gặp một người phụ nữ bị phong đang hấp hối
giữa rừng và mang con gái cô ta về nhà nuôi, cứu đứa bé khỏi kết cục bị
chôn sống cùng với mẹ, đứa bé được gia đình anh mang về chăm sóc và
đang sống rát khỏe mạnh. Câu chuyện thứ hai kể việc ông Kpá Thur cùng
vợ đi tìm và moi bé Rơ Mách Quai từ dưới đất lên. Bé Rơ Mach Quai bị
bà ngoại chôn sống ngay sau khi sinh ra đời. Hiện nay bé đã được ông bà
Kpá Thur nhận làm con. Hai câu chuyện xảy ra ở hai thời điểm khác
nhau nhưng cùng đề cập đến một vấn đề. Đó là hủ tục chôn sống hài nhi
của đồng bào một số dân tộc thiểu số, bên cạnh đó đề cao tình thương
yêu con người của những người dân bình thường đã đi tìm và cứu sống
những đứa bé đó. Cũng từ hai câu chuyện đó, bằng những gì đã thấy, đã
nghe, đã biết và chiêm nghiệm, nhà báo cũng có những suy nghĩ, trăn trở

12


của cá nhân mình, thấy buồn vì dù đời sống vật chất của người dân đã
được cải thiện nhưng đời sống tinh thần vẫn còn lạc hậu. mông muội.
Chọn lối kết cấu theo trình tự thời gian và cách trình bày quy nạp,
qua lời kể của mình, tác giả đã để người đọc tự mình trải qua câu chuyện,

từ đó mỗi người đọc phần nào đã có những đánh giá của cá nhân mình về
vấn đề, sau đó tác giá mới tiến tới đưa ra kết luận của cá nhân mình:
Mừng cho buôn làng xa xôi giờ đã có điện thắp sáng, có điện thoại
bàn, điện thoại di động liên lạc khắp nơi. Nhưng lại không hiểu sao,
sự hiện diện của cuộc sống hiện đại vẫn chưa đẩy lùi được nếp nghĩ
lạc hậu như thủa đồng hoang.
Câu 3:
Tên tờ báo sưu tầm: Báo Kinh tể Việt Nam (Vietnam Economic
News)
1. Sơ lược về báo:
- Hình thức: Trang tin điện tử Báo Đối ngoại Vietnam Economic
News (địa chỉ truy cập: ).
- Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương Việt Nam.
- Loại định kì: nhật báo.
2. Chuyên mục:
- Báo Kinh tế Việt Nam có 11 chuyên mục:
Thương mại
Công nghiệp
13


Đầu tư/Hợp tác
Tài chính ngân hàng
Khoa học – Công nghệ
Xã hội
Kinh tế thế giới
Doanh nhân – Doanh nghiệp
Giải trí
Thông tin dự báo
Thời luận


Trong mỗi chuyên mục lớn trên lại được chia thành các mục nhỏ
hơn, đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể:
Trong chuyên mục Xã hội có các chuyên mục: Phóng sự - kí sự,
Nông nghiệp nông thôn, Bất động sản, Kinh tế địa phương, Sức khỏe, An
toàn lao động, Đào tạo nghề.
Trong chuyên mục Khoa học – Công nghệ có mục Công nghệ thông
tin – Viễn thông và Tài nguyên môi trường.
Trong chuyên mục Thương mại có các mục Tin tức xuất nhập khẩu,
Thị trường cạnh tranh, Cơ hộ giao thương, Giá xuất nhập khẩu, Tìm hiểu
FTA.
Trong chuyên mục Công nghiệp có các mục Luyện kim – Cơ khí –
Hóa chất, Khuyến công và Sản xuất sạch.
14


Trong chuyên mục tài chính có Ngân hàng, Chứng khoán, Tỉ giá
vàng, Thuế.
3. Trong ngày 30/10/2011, báo điện tử Kinh tế Việt Nam đã đăng
lên 11 bài báo.
Trong đó:
- Bài Năm 2012, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD
- chuyên mục Thương mại thuộc loại thể chính luận, thể loại chuyên
luận.
- Bài Vốn FDI đăng ký đầu tư thêm tăng 50% so cùng kỳ - chuyên
mục Đầu tư thuộc loại thể thông tấn thể loại bài phản ánh.
- Bài Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 giữa Việt Nam và EU về
VPA – Chuyên mục Sự kiện thuộc loại thể thông tấn thể loại bài tường
thuật.
- Bài Tây Ban Nha hỗ trợ du lịch Việt Nam phát triển theo hướng

bền vững – chuyên mục Du lịch thuộc loại thể thông tấn thể loại tin
ngắn.
- Bài Đồng NDT đang tiến đến tỷ giá trao đổi cân bằng – chuyên
mục Kinh tế thế giới thuộc loại thể thông tấn, thể loại tin ngắn.

15


- Bài Nhật Bản: “Đích nhắm” của 75% doanh nghiệp phần mềm
Việt Nam – mục CNTT – Viễn thông trong chuyên mục Khoa học Công nghệ thuộc loại thể thông tấn, thể loại bài phản ánh.
- Bài Lịch cắt điện sửa chữa theo kế hoạch – chuyên mục Xã hội
thuộc loại thể thông tấn, thể loại tin.
- Bài Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiết kiệm
năng lượng – mục Năng lượng - Cơ khí - Luyện kim - Hóa chất trong
chuyên mục Công nghiệp thuộc loại thể thông tấn, thể loại bài phỏng
vấn.
- Bài Ngành du lịch về đích trước thời gian – chuyên mục Du lịch
thuộc loại thể thông tấn, thể loại bài phản ánh.
- Bài Nhật Bản: Thị trường mở cho doanh nghiệp Việt Nam thuộc
chuyên mục Thương mại thuộc loại thể chính luận, thể loại chuyên luận.
- Bài OECD dự đoán về một số nền kinh tế - chuyên mục Thông tin
dự báo thuộc loại thể chính luận, thể loại chuyên luận

4. Trong số các bài báo đã được đăng trên báo (trong tháng 11), tôi
ấn tượng nhất với bài báo Cần những giải pháp điều hành quyết liệt để
cải cách của nhà báo Lưu Tiền Hãi (đăng trong chuyên mục Chuyên luận
ngày 26/11/2011).

16



Trong bài báo, người viết đã đề cập đến bài diễn văn bế mạc Hội
nghị TW 3 Khóa III của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, coi nó như hiện
tượng ít thấy trong sinh hoạt chính trị ở Việt Nam mấy năm gần đây,
vì trong đó hàm chứa một số nội dung mới, cách suy nghĩ khác mang
tính đổi mới của đổi mới. Từ bài phát biểu này của đồng chí Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng, nhà báo đã thắng thắn nhìn nhận cũng như chỉ ra
những thiếu sót trong sự phát triển không chỉ của nền kinh tế nước nhà
mà còn là căn bệnh của nhiều ban ngành, lĩnh vực khác. Đó là “tư duy
nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng của những
người làm lãnh đạo. Đồng thời nhắc nhớ cho mọi người rằng đã đến lúc
phải thay đổi tư duy và cách nghĩ để nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự
trì trệ lạc hậu và có những bước tiến mới.
Điều ấn tượng với tôi khi đọc bài viết này chính là cách nhà báo thể
hiện chính kiến của mình. Trực diện, thẳng thắn, đánh trúng trọng tâm
vấn đề. Đồng thời cách sử dụng các chi tiết một cách hợp lí đã tạo nên
niềm tin nơi người đọc, thuyết phục người đọc tin vào những gì nhà báo
viết ra, góp phần vào việc định hướng dư luận.
Về kết cấu của tác phẩm, bài báo được kết cấu mạch lạc theo mô
hình diễn dịch. Câu đầu bài báo đưa ra luận điểm chính là tầm quan trọng
của việc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có
tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành
tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối”. Các phần sau của
bài báo tập trung vào làm rõ luận điểm chính trên bằng cách phân tích
những trì trệ vốn có trong chính tư duy của những người lãnh đạo bộ máy
nhà nước, và nhấn mạnh rằng tư duy của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã
từng được Trường Chinh và đồng chí Nguyễn Văn Linh nhắc đến trong
17



quá khứ, tiến đến việc nêu lên sự cần thiết trong việc đổi mới trong hành
động để xây dựng một nền kinh tế Việt Nam vững mạnh. Có thay đổi
trong tư duy thì mới có thay đổi trong hành động.

18



×