Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.58 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ, LUẬT

ĐỀ CƯƠNG
MÔNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
CỦA NÔNG HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:

Học viên thực hiện:

Nguyễn Thị Cẩm Phương

Trần Bá Nhân
MSHV: 212215010
Lớp: CA15QKD
Khóa: 2015

Trà Vinh - Năm 2015

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Căn cứ theo Quyết định số 264/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh ký ngày 11 tháng 02 năm 2010 về
kế hoạch hành động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh, mục tiêu là xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu


trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định kinh tế-xã hội, khai thác có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong nổ lực giảm nhẹ
biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và trách nhiệm tham gia của cộng đồng ứng phó một cách
có hiệu quả với biến đổi khí hậu tác động đến tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần
đáp ứng thực thiển đặt ra cho Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu này tại tỉnh Trà Vinh.
Trọng tâm của đề tài là đánh giá khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu ở cấp độ nông hộ nuôi
trồn thủy sản trên địa bàn tỉnh sẽ đóng gớp vào thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra cho
“Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Trà Vinh.
Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố, là một vùng đất thấp, khác bằng phẳng,
đặc trưng bởi hoạt động tương tác mạnh và đan xen giữa các hệ nước mặn với nước biển ngọt
trên một không gian rộng lớn. Toàn vùng có 22 cửa sông, lạch lớn, nhỏ với diện tích vùng triều
khoảng 800.000 ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tiềm năng để phát triển nuôi
trồng thủy sản trên cả 3 loại hình mặt nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Hàng năm đóng gớp
khoảng 60% kim nghạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực
nước biển, nằm ở vùng hạ lưu sông Mêkôn, tiếp giám với biển nên Đồng Bằng sông Cửu Long
phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Trà Vinh là một tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, nằm giửa
2 con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu. Diện tích tự nhiên 2.292,8 km2, dân số khoảng 1.062
nghìn người, chiếm 5.65% diện tích và 5,96% dân số Đồng Bằngsông Cửu Long. Địa hình chủ
yếu là những khu đất bằng phẳng với tốc độ cao trên dưới 1m so với mặt biển, riêng phần phía
nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũn cục bộ,
nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-08 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời igan 3-5
tháng. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa , biển, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm 26-27oC, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm
vào khoản 1.520, độ ẩm trung bình năm là 84%. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng
mưa ít, lại tập trung theo mùa kết hợp với địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ
triều cao gây ngaahpj úng và hạn hán cục bộ, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của cư
2



dân tỉnh.
Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên trên cho thấy ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng đến
phát triển của tỉnh, trong đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngông nghiệp nới chung, cũng
như ảnh hưởng đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh nói riêng. Hiện tượng biến
đổi khí hậu đang là thách thức rất to lớn đối với phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó đề tài “Biến
đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của nông hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh” nhằm góp phần vào sự hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục Tiêu Chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế và xã hội của nông hộ trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.
2.2.Mục tiêu cụ thể


Xác định khả năng tổn thương, thích ứng của nông hộ nuôi trồng thuỷ sản do tác động của
biến đổi khí hậu, tập trung ảnh hưởng của mực nước biển dâng.



Đo lường mức độ thiệt hại đến sản lượng và thu nhập của nông hộ.



Tìm hiểu nhận thức của hộ nông dân đối với vấn đề (BĐKH) và các biện pháp ứng phó được
triển khai của hộ.




Xem xét và đánh giá việc lựa chọn các biện pháp đối phó hiện có đang được triển khai ở
cộng đồng.



Lựa chọn và đề xuất các phương án ứng phó và thích nghi cho hộ nuôi trồng thủy sản.

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, chủ yếu ở 3
huyện (Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú).
3.2.Thời gian:
Thời gian sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích: 2001 và 2009
Thời gian thu thập số liệu: 20/5/2016 - 4/6/2016
3.3.Đối tượng nghiên cứu
Nông hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản theo nhiều hình thức khác nhau (xen canh, luân canh,
độc canh) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
4.LƯỢC KHẢO TÀI IỆU
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.Phương pháp thu thập số liệu
3


Số liệu thứ cấp: Bao gồm những tài liệu về biến đổi khí hậu (chẳng hạn như nhiệt độ,
mưa, lũ lụt, mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn) có được từ các đài khí tượng trong
khu vực và các dữ liệu và tài liệu có sẵn. Ý kiến chuyên gia từ các nhà nông học ở các trang
nghiên cứu và ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Số liệu sơ cấp: thu thập thông qua phần khảo sát kinh tế - xã hội của những hộ nông dân
nuôi trồng thuỷ sản bằng việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẳn.
Số mẫu sẽ được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, khoảng 200 hộ sẽ được
chọn ngẫu nhiên để thực hiện phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi cấu trúc. Các hộ này

được chia theo 3 huyện (Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải) tùy theo tỷ lệ số hộ tham gia sản
xuất thủy sản của từng huyện, và từng mô hình.
Dự kiến khoảng 30 mẫu theo bảng câu hỏi cấu trúc
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu: Tỉnh Trà Vinh.
Phương pháp thu thập số liệu: điều tra phỏng vấn hộ gia đình nuôi trồng thủy sản và các số
liệu thứ cấp.
Phương pháp điều tra phỏng vấn : phỏng vấn trực tiếp hộ.
Phương pháp và quy trình phân tích: phân tích thống kê mô tả và mô hình định lượng biến
nhị phân, mô hình hàm sản xuất.
6.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Ảnh hưởng của (BĐKH) đến sản xuất và thu nhập của nông hộ đến phạm vi và mức độ
nào?
- Nông dân nhận định như thế nào về vấn đề biến đổi khí hậu trước đó và trong thời gian tới?
(Chẳng hạn như nhiệt độ, hiện tượng mưa, mức độ ngập lụt, mực nước biển dâng, xâm nhập
mặn…)
- Những biện pháp thích ứng nào mà nông hộ đã thực hiện để thích ứng với vấn đề (BĐKH)?
- Đâu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến các quyết định thích ứng của nông hộ đối với
vấn đề (BĐKH)?
- Đâu là những trở ngại đối với việc thích ứng và vai trò của các hộ nông dân, cộng đồng,
chính quyền địa phương trong việc khắc phục những trở ngại trên?
- Đâu là những ảnh hưởng tiềm ẩn của (BĐKH) đối với nông hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa
bàn?
7.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu tình trạng biến đổi khí hậu kéo dài, có lẻ các hộ nông dân sẽ thu hẹp vùng canh tác nuôi
4


trồng thuỷ sản, hậu quả là việc thiếu nguồn lương thực thuỷ sản cung cấp cho tỉnh nhà và các
công ty xuất khẩu ra nước ngoài.

8.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP

Quan sát thực tế

Thu thập thông tin

Điều tra số liệu

Tiền kiếm, đưa ra giải pháp tối ưu

Làm đề cương nghiên cứu

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Một số khái niệm
Nuôi trồng thuỷ sản: là các hoạt động nuôi trồng động vật, thực vật thuỷ sinh mang lại phúc
lợi kinh tế cho con người, có tác động tố về mặc xã hội, không gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên.
Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp bởi các hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu. Biến đổi khí hậu xác định
sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu trong một
khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012).
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu: là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài các ảnh

hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng
bào gồm việc xác định và đánh giá của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (IMHEN,
2011).
1.2.Khung lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
Đề cương tập trung xem xét mối quan hệ tác động qua lại giửa nuôi trồng thuỷ sản và biến
đổi khí hậu để xác định tác động của biến đổi khí hậy để đưa ra các biện pháp ứng phó. Biến đổi
khí hậu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thuỷ sản về các khía cạnh như suy
giảm sức đề kháng của vật nuôi, vật nuôi dễ nhiễm bệnh, hư hỏng cơ sở hạ tầng), thất thoát vật
nuôi, thay đổi năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất, thu nhập của cộng đồng người nuôi và tác
động đến các hệ sinh thái có liên quan,...Vì vậy cần phải ứng phó với biến đổi khí hậy trong nuôi
trồng thuỷ sản như thế nào để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững. Việc xây dựng các giải
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thuỷ sản chính là nhằm đáp ứng lại với các
thay đổi của khí hậu và thời tiết, như vấn đề về cải tiến kỹ thuật nuôi, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải
tiến việc giám sát và quản lý môi trường ao nuôi và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa
phương.

6


BĐKH

- Thay
đổi nhiệt
độ.
- Thay
đổi
lượng
mưa.
- Thay
đổi tần

suất và
cường
độ bão
lũ.
- Nước
biển
dâng

Nuôi trồng thuỷ sản

Giải pháp ứng phó

Hệ thống nuôi:
- Thuỷ sản (tỷ lệ sống, sinh trưởng,
dịch bệnh, mùa vụ)
-Môi trường ao nuôi

Giải pháp ứng phó
với sự thay đổi của
nhiệt độ và lượng
mưa.

Hệ sinh thái liên quan:
-Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng các hệ sinh thái

Giải pháp ứng phó
với sự thay đổi tần
suất và cường độ
của bão lũ.


Điều kiện kinh tế xã hội cộng
đồng người nuôi:
- Cơ sở hạ tầng vùng nuôi và
vật tư, thiết bị trang trại nuôi.
- Sản lượng tôm nuôi
- Diện tích nuôi
- Thu nhập hộ nuôi
- Rủi ro về sức khoẻ của người
nuôi
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu

7

Giải pháp quản lí
môi trường, dịch
bệnh và quản lý
chât thải.
Giải pháp nâng
cao nhận thức về
BĐKH và ý thức
phòng chống thiên
tai cho cộng đồng


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TẠI TRÀ VINH
2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TRÀ VINH
Trà Vinh với diện tích tự nhiên là 2.341 km2, gồm 1 thành phố và 7 huyện, nằm giữa sông
Tiền và sông Hậu và ở phía Đông Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc tiếp giáp

tỉnh Bến Tre, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp biển
với chiều dài bờ biển 65 km, mặt giáp biển thông qua 3 cửa sông chính là Cổ Chiên, Cung Hầu
và Định An. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Dân số toàn tỉnh 1,007 triệu người, dân tộc Kinh chiếm 69%, dân tộc Khmer 29%, còn lại là
dân tộc Hoa, Ấn,…
2.2.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Tài nguyên biển và thủy hải sản của Trà Vinh có tiềm năng rất lớn, các loài thủy hải sản sinh
sống tại đây điều có giá trị kinh tế. Diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 49.523 ha (tôm và cá da
trơn), sản lượng hàng năm khoảng 146.000 tấn. Diện tích nuôi trồng vùng nước ngọt khoảng
13.000 ha, sản lượng cá da trơn đạt 15.000 tấn. Nhưng trong những năm gần đây biến đổi khí hậu
gây nên những tác động nghiêm trọng đến nuôi trồng thuỷ sản tại Trà vinh, riêng đợt triều cường
vừa qua từ ngày 26-31/10/2011, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 5.000 mét đê bao bị vỡ, gây
ngập từ 0,5-1 mét khoảng 1.000 căn nhà, hơn 2.000 ha vườn cây ăn trái và nhiều diện tích ao nuôi
thủy sản. Riêng tỉnh lộ 915 dài gần 8 km nằm trên địa bàn xã Ninh Thới (huyện Cầu Kè) bị nước
tràn qua, làm khoảng 250 ha nuôi tôm, cá trong mương vườn của hai huyện Cầu Kè và Càng
Long bị thiệt hại từ 80%-100%. [theo Tổng cục môi trường].
Tình trạng biến đổi khí hậu nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, song
tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
-Thứ nhất: Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp,
hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá
nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong
sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi
tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ
sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các
hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
-Thứ hai:quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh
sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát
hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp
lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi

trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối
với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình
8


sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và
đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều,
hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng
không có hiệu quả.
-Thứ ba: các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công
tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám
sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với
các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ
biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại
nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức,
qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
-Thứ tư: đông tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế,
dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng
trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
2.3.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI CÁC HỘ DÂN NUÔI TRỒNG THUỶ
SẢN
Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm 424.099 hộ thiếu nước sinh hoạt; thiệt hại 248.288 ha lúa,
18.874 ha hoa màu, 53.814 ha cây ăn quả, 105.211 ha cây công nghiệp, 5.703 ha nuôi trồng thủy
sản. Ước tính tổng thiệt hại: 6.392 tỉ đồng
Tôm bị thiệt hại nhiều nhất là ở các xã chuyên canh tôm Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông và
Hiệp Mỹ Tây với mức thiệt hại trên 22% diện tích thả nuôi. Tôm chết trong độ tuổi từ 20 ngày
đến hơn tháng tuổi, đặc biệt khoảng 2 tuần nay diện tích bị thiệt hại tăng nhanh chóng.Theo nhận
định ban đầu, tôm chết hàng loạt là do nhiệt độ ban ngày tăng cao, đêm nhiệt độ hạ xuống đột
ngột trong khi độ mặn lại cao bất thường khiến khả năng kháng bệnh của tôm giảm, nhất là bệnh
gan tụy và bệnh đốm trắng. Theo thống kê bước đầu, toàn huyện hiện có gần 40 hộ thả nuôi

khoảng 2,5 triệu con giống trên diện tích 3,5 ha bị thiệt hại. Trong đó, xã Định An có 20 hộ bị
thiệt hại khoảng 1,3 triệu con giống; xã Đại An có 10 hộ bị thiệt hại khoảng 700 triệu con giống;
…Cá nuôi bị chết đa phần nhiễm bệnh đỏ thân, chết ở giai đoạn 30- 180 ngày tuổi, gây thiệt hại
cho người nuôi ước khoảng 2,5 tỷ đồng
- Ông Trần Văn Út ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cho biết, chưa có năm nào việc
nuôi tôm lại gặp khó khăn như năm nay. Bước vào vụ nuôi, gia đình ông thả nuôi 210.000 con
tôm giống, trên diện tích 1,2 ha mặt nước, sau gần một tháng con tôm bị thiệt hại hoàn toàn. Gần
100 triệu đồng tiền vốn cũng tan biến. Hiện tại gia đình ông không đủ điều kiện tiếp tục vay vốn
ngân hàng chỉ còn cách thả cua để ao nuôi khỏi bỏ trống.
-Hàng trăm nông dân xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre bỗng nhiên
trắng tay do hàu nuôi chết hàng loạt những ngày qua, lượng hàu chết lên đến 90%. Hiện các cơ
quan chức năng bối rối vì chưa rõ nguyên nhân nhưng nông dân nhận định: hàu chết do nước
nhiễm mặn quá cao. Anh Nguyễn Văn Hoàng - ấp Thừa Thạnh, xã Thừa Đức - cho biết mùa hàu
năm nay gia đình anh nuôi khoảng 5 tấn, nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã bị chết trắng.
9


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Đối phó với biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi.Việc đánh giá thích nghi dựa trên các
tiêu chuẩn như chi phí, lợi ích, công bằng, hiệu quả, sự khẩn cấp, và khả năng thực hiện. Smit và
ctv (2001) đã nhận dạng 6 yếu tố phản ánh khả năng thích nghi với BĐKH: nguồn lực kinh tế
(economic resources), kỹ thuật (technology), thông tin kỹ năng (information & skills), cơ sở hạ
tầng (infrastructure), định chế (institutions), và công bằng (equity). Bảng 1 trình bày tóm tắt nội
dung các yếu tố này.

Bảng 1: Các định thức/yếu tố về khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
T

Yếu tố


Nội dung

STT
Nguồn lực kinh tế
1
Kỹ thuật

Nguồn lực kinh tế lớn hơn sẽ làm tăng khả năng thích
nghi. Thiếu hụt nguồn lực tài chính làm giới hạn lựa chọn
thích nghi.
Thiếu kỹ thuật làm hạn chế lựa chọn thích nghi.

2
Thông tin và kỹ năng

Thiếu nguồn nhận lực được đào tạo, có kỹ năng sẽ làm
giảm khả năng thích nghi của từng cá nhân/hộ gia đình.
Làm chủ thông tin nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng thích
nghi.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm tăng khả năng thích nghi vì có
nhiều lựa chọn hơn; Tính chất và vị trí của cơ sở hạ tầng
cũng tác động đến khả năng thích nghi.

Định chế

Các định chế xã hội hoàn thiện giúp giảm tác động của

rủi ro do BĐKH tạo ra và do đó làm tăng khả năng thích
nghi. Chính sách và thể chế có thể là trở ngại hay tăn
cường khả năng thích nghi.

Công bằng

Phân phối công bằng các nguồn lực sẽ làm tăng khả
năng thích nghi. Sự sẵn có và quyền sở hữu đối với
nguồn lực là các yếu tố quan trọng.

3

3
4

5

6

Nguồn: Swanson và ctv (2001).
Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản thích ứng với xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, bên cạnh các giải pháp ứng phó ngắn hạn cũng cần xem xét, đánh giá lại quy hoạch nuôi
tôm nước lợ và cá tra để có những bước điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
quy hoạch đối với các đối tượng nuôi này.
10


Các địa phương cũng cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng mô hình nuôi tôm
sinh thái theo hình thức tôm-rừng, tôm-lúa, nuôi quảng canh cải tiến năng suất cao...để giảm chi
phí đầu tư, nâng cao giá trị con tôm, tăng thu nhập cho người dân

Tăng cường quản lí chất lượng tôm giống, liên kết kiểm tra việc vận chuyển nhập giống
thuỷ sản, chế phẩm sinh học, thức ăn nuôi tôm tràn lan trên thị trường; phối hợp với các doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển nguồn tôm giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Cần rà soát quy hoạch thuỷ lợi, nông nghiệp, thuỷ sản...thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng
cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo chủ động ứng phó với tác
động của thời tiết cực đoan, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống hạn, xâm nhập mặn,
công trình thuỷ lợi, hạ tầng cho phát triển nuôi trồn thuỷ sản của toàn vùng.
Chọn mẫu tôm cá giống vượt trội có thể thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Sau quá trình khảo sát điều tra nhận thấy biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến tình
hình phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng, cần phãi tiến hành các giải
pháp trên một cách nhanh chống và hiệu quả, tiến hành kết hợp giữa các hộ gia đình và các cơ
quan cùng nhau thực hiện giải pháp. Những thách thức do biến đổi khí hậu và nước biển dâng đòi
hỏi tỉnh Trà Vinh có những nổ lực hơn nửa trong việc tăng cường nhận thức và nâng cao nâng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, song song với việc ban hành các chính sách
nhằm phát triển kinh tế bền vững đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu của quốc tế.
2.KIẾN NGHỊ
Cần phãi quan tâm nhiều hơn về vấn đề biến đổi khí hậu để đề ra các giải pháp kịp thời nhầm
ứng phó với thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại mà nông dân phãi chịu

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Ngọc Ánh(2014). Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Trà Vinh, luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ
Võ Thị Nương(2012). Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh thực trạng và giải pháp phát triển, luận

văn thạc sĩ địa lí học. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngô Thị Hiên (2014). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản xung quanh khu bảo tồn biển, luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
Tuấn và ctv (2009) nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng và chính quyền địa
phương đối với thiên tai như bão và lũ ở Miền Trung Việt Nam.

12



×