Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Một vài biện pháp sử dụng di tích lịch sử trên địa bàn huyện thọ xuân trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV, lớp 10 (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.59 KB, 23 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và
thông tin. Để phát triển vững bước cùng với các cường quốc năm châu, hơn lúc
nào hết, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Muốn thúc đẩy sự
nghiệp giáo dục trong việc đào tạo con người Việt Nam mới XHCN phù hợp với
yêu cầu của thời đại thì nội dung giáo dục phải toàn diện: không chỉ có kiến thức
khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên … mà còn phải hiểu
biết cả về văn học, nghệ thuật…. nhất là về lịch sử dân tộc. Rất nhiều nhà khoa
học và giáo dục đã đánh giá cao vai trò của bộ môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ
trẻ. Như vậy, trong các môn học ở trường THPT, môn Lịch sử có ưu thế và ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của
Đảng.
Mặc dù bộ môn Lịch sử có vị trí quan trọng như thế, nhưng thực tiễn dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề lớn còn
tồn tại hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã biết cách
tiến hành bài học lịch sử sinh động, lôi cuốn qua đó giúp học sinh hứng thú học
tập. Song vẫn còn không ít giáo viên lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ
giữa nội dung và phương pháp dạy học, chưa biết chọn lựa kiến thức cơ bản,
thiết thực và giàu tính thuyết phục, chưa phát huy được tính tích cực của học
sinh; chưa có những phương pháp dạy học sáng tạo, linh hoạt phù hợp với nội
dung bài học. Vì vậy, nhìn chung kết quả dạy học chưa cao.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh do tác động, ảnh hưởng khách quan và suy
nghĩ chủ quan nên quan niệm rằng môn Lịch sử chỉ là môn phụ, các em chưa có
hứng thú học tập, còn miễn cưỡng, đối phó.
Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng trên, việc đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học bộ môn trở thành vấn đề cấp thiết. Quá trình
đổi mới dạy học phải tiến hành thường xuyên, đồng bộ trong đó việc tăng cường
sử dụng các phương tiện trực quan có vai trò quan trọng nhất. Một trong những
loại phương tiện dạy học có thể sử dụng tốt là các di tích lịch sử ở địa phương.
Di tích lịch sử không chỉ là một loại tài liệu vật chất quý hiếm, một bằng chứng
khoa học, trung thực về sự tồn tại của quá khứ mà còn là phương tiện dạy học có


hiệu quả sư phạm cao. Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện mục tiêu giáo dục
của Đảng và Nhà nước.
Thanh Hoá nói chung, huyện Thọ Xuân nói riêng là một trong những địa
phương có số lượng di tích lịch sử phong phú đa dạng (bao gồm cả di tích lịch
sử - văn hoá, di tích lịch sử - cách mạng). Đây là nguồn tư liệu, là phương tiện
trực quan rất có giá trị để cụ thể hoá, minh chứng cho những sự kiện, những
chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Trong phạm vi
của một sáng kiến kinh nghiệm, cũng như hạn chế của bản thân tôi chọn đề tài:
“Một vài biện pháp sử dụng di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, lớp 10 (chương
trình chuẩn)”.
1


B- NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH
SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG
1- Cơ sở lý luận:
* Khái niệm:
Về tên gọi chung, hiểu theo ý nghĩa ban đầu thì di tích là những “dấu vết,
mảnh vụn” còn sót lại của cả thời đại trước gắn liền với những nhân vật, sự
kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử.
Theo luật di sản văn hoá của nước ta, Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/6/2001 quy định: di
tích là công trình được xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”
Di tích lịch sử là những dấu vết, những chứng tích vật chất, phản ánh một
sự kiện, nhân vật hoặc quá trình lịch sử đã qua; phản ánh những hoạt động đời
sống kinh tế, xã hội, văn hoá của con người qua các thời đại.

Ở đây, khái niệm di tích lịch sử chỉ những nơi ghi dấu những hoạt động
sáng tạo (của tập thể hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá) góp phần thúc
đẩy lịch sử phát triển. Giới hạn như vậy là vì bước sang thời đại văn minh, tri
thức loài người được phân chia ra thành nhiều ngành khoa học khác nhau trong
đó có ngành khoa học lịch sử. Ngành khoa học lịch sử thể hiện ở di tích, bao
gồm những nơi ghi dấu về sự hình thành dân tộc, những nơi ghi dấu sự kiện
chính trị quan trọng, ghi dấu về những chiến công quân sự, về vinh quang lao
động, lưu niệm về anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá…
Mỗi dân tộc, mỗi đất nước có những đặc điểm lịch sử riêng, ghi dấu lại
những di tích lịch sử của mình. Sự ghi dấu ấy có khác nhau về số lượng, sự phân
bố và nội dung giá trị lưu giữ ở mỗi di tích nhưng tựu chung lại, loại hình di tích
lịch sử thường bao gồm các loại sau:
- Loại di tích ghi dấu về dân tộc học
- Loại di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa
quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương.
- Loại di tích ghi dấu về chiến công chống xâm lược.
- Loại di tích ghi dấu những kỷ niệm của các anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá.
- Loại di tích ghi dấu sự vinh quang lao động.
- Loại di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến.
* Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch
sử dân tộc:
Nguyên tắc trực quan là nguyên tắc vàng của lí luận dạy học. Trong giảng
dạy và học tập lịch sử, phương pháp trực quan lại càng có vị trí quan trọng. Xuất
2


phát từ đặc điểm của việc học tập lịch sử là học sinh không thể quan sát các sự
kiện, hiện tượng đã xảy ra, chúng ta khônng thể tái tạo được lịch sử trong phòng
thí nghiệm như khi học tập nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên. Trong những

năm gần đây, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ
bão, loài người bước vào thời đại công nghệ thông tin thì những tiến bộ về khoa
học kỹ thuật đã hỗ trợ đắc lực cho việc khôi phục lại bức tranh quá khứ lịch sử
nhưng những phương tiện kỹ thuật hiện đại đó chỉ phản ánh được một mặt nào
đó của quá khứ đã từng tồn tại. Tuy vậy, việc nhận thức lịch sử của học sinh
cũng phải bắt đầu từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn”. Việc sử dụng di tích lịch sử rất có ưu thế trong dạy
học lịch sử, giúp học sinh nhận thức một cách đầy đủ nhất, làm cho các em có
cảm giác như đang được trực tiếp chứng kiến lịch sử.
Theo đồng chí Lê Duẩn: Mục đích của việc học tập lịch sử ở trường phổ
thông là phải khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người
Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lập tự cường của
dân tộc, là phải khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí
dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động
sản xuất, trong sự nghiệp xây dựng cuộc đời tự do độc lập của mình chứ không
phải khắc vào đấy những tháng năm, những sự kiện một bài lịch sử…
Những di tích lịch sử là nguồn kiến thức lịch sử có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh.
Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có sử dụng các di
tích lịch sử là khâu quyết định hướng tới hoạt động học tập chủ động, tích cực,
sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn.
2- Thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học bộ môn Lịch sử
ở trường THPT tại địa phương Thọ xuân:
Phần lớn giáo viên THPT trên địa bàn khi hỏi đều nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc sử dụng di tích lịch sử; giáo viên coi đây là một phương tiện dạy
học có hiệu quả cao. Tuy nhiên phần lớn giáo viên chưa từng tổ chức cho học
sinh học tập ngoại khoá môn Lịch sử hoặc sử dụng di tích lịch sử dưới mọi hình
thức trong dạy học lịch sử dân tộc. Có ý kiến cho rằng, việc sử dụng di tích lịch
sử trong dạy học chỉ được thực hiện khi nào có trong phân phối chương trình bắt

buộc của Bộ giáo dục; hoặc là làm như vậy rất mất thời gian, tốn kinh phí, công
sức chuẩn bị, không có tài liệu hướng dẫn cụ thể việc dạy học theo hình thức
này.
Đối với học sinh, thông qua việc tìm hiểu tôi thấy phần lớn các em rất
hứng thú với những giờ học sử dụng đồ dùng trực quan, các giờ học lịch sử tại

3


thực địa, tham quan ngoại khoá. Tuy nhiên khi hỏi về việc tìm hiểu các di tích
lịch sử trên quê hương mình thì các em ít quan tâm hoặc biết rất hời hợt.
Lịch sử mang trong mình cả kho tàng tri thức nhân loại. Nghiên cứu và
học tập lịch sử là để làm việc đúng trong hiện tại và tương lai. Sức mạnh của tri
thức lịch sử không chỉ giới hạn ở việc cung cấp cho học sinh hiểu đầy đủ và cặn
kẽ về con đường mà nhân loại và dân tộc đã đi qua, mà còn góp phần kích thích
hoạt động tích cực trong nhận thức và giáo dục cho các em những tư tưởng tình
cảm đúng. Vì vậy, việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học phải được các giáo
viên bộ môn Lịch sử coi trọng đặc biệt các di tích ngay tại địa phương mình.
II- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Tổng quan các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá
- Di tích lịch sử kiến trúc Lê Hoàn tại xã Xuân Lập, gồm đền thờ, lăng Hoàng
Khảo, lăng Quốc mẫu, lăng bố nuôi Lê Đột và đền sinh thánh.
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam và thị trấn Lam Sơn, gồm: đền thờ
Lê Thái Tổ, cung điện, lăng bia các vua và hoàng hậu nhà Lê.
- Đền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm, tại xã Thọ Diên và
Xuân Lập.
- Quần thể di tích cách mạng xã Xuân Hoà, Thọ Xuân
- Quần thể di tích lịch sử cách mạng xã Xuân Minh, Thọ Xuân.
Ngoài ra, Thọ Xuân còn nhiều di tích chưa được xếp hạng cấp tỉnh như:
đền thờ khắc Quốc công Lê Văn An (làng Diên Hào, xã Thọ Lâm), đền thờ

Quốc Mẫu (làng Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên). Ở Thọ Xuân mới phát hiện đền thờ
của vua Lê Dụ Tông (làng Mạnh Chư, xã Xuân Giang)
Trong giới hạn đề tài này, tôi xin đưa ra một vài biện pháp sử dụng di tích
lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 10,
giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV – chương trình chuẩn.
2- Sử dụng di tích lịch sử trong giờ học nội khoá:
a- Khai thác, sử dụng tài liệu về di tích lịch sử để dạy bài lịch sử nội khoá ở
lớp 10 - THPT
Khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XXV, lớp 10 (chương trình chuẩn), tôi sử dụng tài liệu về di tích lịch sử Lam
Kinh để giảng dạy phần III (Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn).
* Vị trí, mục tiêu và nội dung Bài 19:
- Vị trí:
Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV”
thuộc Chương II (Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), phần III (Lịch sử Việt
Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX). Đây là bài học khái quát, giúp học sinh
ghi nhớ những cuộc kháng chiến và khởi nghĩa lớn thời phong kiến.
4


- Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
+ Gần 6 thế kỉ đầu thời độc lập phong kiến, nhân dân Việt Nam đã phải
liên tục tổ chức những cuộc kháng chiến lớn chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
+ Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với truyền thống yêu nước ngày càng
sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động, sáng tạo vượt qua mọi thách thức, khó khăn,
đánh bại các cuộc xâm lược.
+ Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những
trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện nhiều nhà chỉ huy quân sự tài
năng, nhiều anh hùng dân tộc.

- Về tư tưởng, tình cảm:
+ Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất Tổ
quốc
+ Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
+ Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các thế hệ tổ
tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì nền độc lập của Tổ quốc.
- Về kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập.
+ Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.
+ Kĩ năng lập bảng thống kê để rút ra nhận xét, đánh giá.
- Nội dung bài học: Bài học gồm 3 mục:
Mục I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: gồm kháng
chiến thời Tiền Lê và thời Lý.
Mục II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế
kỉ XIII.
Mục III: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa
Lam Sơn.
Các mục trong bài đều tương đương nhau về kiến thức. Có thể nói không
một triều đại nào không phải tiến hành một cuộc kháng chiến lớn hay một cuộc
khởi nghĩa nhỏ. Đó là đặc điểm nổi bật của lịch sử dân tộc thời kì này. Tuy kẻ
thù xâm lược đều xuất phát từ phương Bắc nhưng không phải vì thế mà các cuộc
kháng chiến, khởi nghĩa đều diễn ra giống nhau. Mỗi cuộc kháng chiến đều có
đặc điểm riêng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến và khởi nghĩa nói lên được tinh
thần chủ động, sáng tạo và ý chí quyết chiến của nhân dân ta cũng như quyết
tâm bảo vệ nền độc lập.
* Để sử dụng tài liệu có hiệu quả, trước hết giáo viên phải nghiên cứu kĩ
sách giáo khoa. Sau đó giáo viên đến khu di tích Lam Kinh sưu tầm tài liệu phục
vụ cho nội dung bài giảng. Khi đến khu di tích thì phải tìm hiểu bao quát quá
trình hình thành và xây dựng của khu di tích; đi tham quan toàn bộ khu di tích
5



để xác định những tranh ảnh, hiện vật, mẩu chuyện nào phù hợp với nội dung
bài giảng. Hoặc giáo viên có thể liên hệ, trao đổi với cán bộ quản lý khu di tích
để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn và có hiệu quả hơn.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm bằng cách phát động học sinh
sưu tầm tranh ảnh liên quan như: anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi… lịch sử các
đời vua Lê … , tự các em nêu được thân thế, sự nghiệp của các bậc tướng tài
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh.
Ví dụ: Lê Lợi sinh ngày 06 tháng 08 năm 1385, mất ngày 22 tháng 8 năm
1433. Tằng tổ của vua huý là Hối, người phủ Thanh Hoá. Nhân một ngày chơi
qua Lam Sơn, thấy nhiều đàn chim bay lượn ở chân núi giống như là người tụ
hội, liền nói: “Xứ này đẹp”. Về rời nhà đến ở, chỉ ba năm sau cơ nghiệp thành,
con cháu đông đúc và trở thành quân trưởng một vùng. Ông nội vua húy là
Đinh, nối nghiệp tổ, hàng ngày có hơn ngàn người làm ăn. Bà nội họ Nguyễn rất
hiền, sinh hai con, trưởng là Tòng, thứ là Khoáng (Khoáng là thân phụ của vua),
người tính tình vui vẻ, hiền lành luôn làm điều thiện. Mẹ họ Trịnh, huý là
Thương, chăm đạo đàn bà. Trong nhà hoà tthuận, sinh được ba con trai: cả là
Học, thứ là Trừ, út là vua. Bác cả nối nghiệp không may mất sớm, vua nối
nghiệp cha, gặp thời loạn mà chí càng bền, dấu mình ở Lam Sơn, giả làm nghề
cày cấy, ban đêm chuyên đọc sách lược thao. Năm 1416, Lê Lợi chiêu hiền đãi
sĩ, thu nạp nhân tài và lập hội thề Lũng Nhai với 18 người bạn thân tín. Năm
1418, Lê Lợi giấy nghĩa, kháng chiến 10 năm chiến thắng giặc Minh. Lê Lợi lên
ngôi Hoàng đế ngày 15 tháng 04 năm 1428. Ngày 22 tháng 8 năm 1433, vua
băng hà, cũng năm ấy ngày 23 tháng 10 đưa về an táng tại Lam Sơn.
* Để động viên khích lệ, giáo viên có thể cho điểm thưởng với cá nhân,
tổ, nhóm làm việc tốt, tìm tòi công phu. Thông qua công tác sưu tầm, giáo viên
tập dượt cho học sinh bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu lịch sử, các
em phần nào hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc cũng như cuộc đấu
tranh anh dũng trên vùng đất Lam Sơn địa linh nhân kiệt này. Qua đó bồi dưỡng

lòng căm thù giặc, tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng cách mạng của địa
phương mình.
* Sau khi xong bước sưu tầm tài liệu ở khu di tích Lam Kinh, cùng với tài
liệu học sinh, giáo viên tiến hành phân loại tài liệu xem cái nào cần thiết sử
dụng, sắp xếp làm thành hồ sơ học tập.
* Khi tiến hành soạn giáo án, giáo viên phải chọn những tư liệu điển hình
nhất, tránh tình trạng đưa quá nhiều làm loãng nội dung bài học, không phát huy
được vai trò của phương tiện trực quan.
* Kết thúc hoạt động của thầy và trò trên lớp, yêu cầu học sinh: “Rút ra
đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo?”.
b- Tiến hành bài học lịch sử tại khu di tích lịch sử.
6


Bài học lịch sử được tiến hành tại thực địa di tích lịch sử tức là tiến hành
tại nơi đã xảy ra sự kiện lịch sử, hoàn toàn khác với các hoạt động ngoại khoá tại
di tích lịch sử. Tuy hình thức học tập có thay đổi song bài học tại thực địa là bài
học nội khoá, một mắt xích trong toàn bộ khoá trình có liên quan đến các bài
học lịch sử khác.
Bài học tại thực địa có ý nghĩa lớn đối với học sinh trên cả ba mặt: kiến
thức, tư tưởng tình cảm, kĩ năng. Bởi vì di tích lịch sử là dấu vết, mảnh vụn của
quá khứ còn sót lại. Học sinh quan sát và bổ sung, cụ thể hoá các sự kiện mà các
em đang nghiên cứu. Nó giúp phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hoá các hoạt
động nhận thức, gây hứng thú học tập lịch sử. Nó còn có tác dụng nâng cao hiểu
biết về kiến thức lịch sử, về văn hoá, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, óc
thẩm mỹ.
Để tiến hành bài học nội khoá, cụ thể là Bài 19, lớp 10 (chương trình
chuẩn) tại khu di tích Lam Kinh có hiệu quả, có thể tiến hành theo hai cách:
Cách thứ nhất: Giáo viên có thể tiến hành giờ học bình thường như trên
lớp tại một phòng riêng của khu di tích, sau đó hướng dẫn cho học sinh đi tham

quan những hiện vật liên quan đến nội dung phần III (Phong trào đấu tranh
chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn)
Ví dụ: Sau khi tiến hành giờ học bình thường như trên lớp tại một phòng
riêng của khu di tích, học sinh được hướng dẫn đi tham quan tại một số nơi
chính của hu di tích. Tuy không có dấu tích của các trận đánh lớn tại khu di tích
nhưng khi kết thúc bài học giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi mang tính chất
khắc sâu kiến thức cho học sinh như:
“Tại sao Lê Lợi lại chọn đất Lam Sơn làm nơi khởi binh chống giặc Minh
xâm lược?”
“ Hãy kể tên những chiến thắng lẫy lừng trong khoảng thời gian 10 năm
khởi nghĩa?”
“Em có đánh giá gì về người anh hùng Lê Lợi và nhân dân Thanh Hoá ?”.
Đứng ngay trên mảnh đất linh thiêng nơi Lê Lợi xây dựng căn cứ chống
giặc, các em làm việc nghiêm túc hơn.
Điều quan trọng là sau khi nói về các chiến thắng, dẫn học sinh đi tham
quan một số nơi trong khu di tích, giáo viên có thể dừng lại tại Vĩnh Lăng. Học
sinh được tận mắt chứng kiếnVĩnh Lăng cũng như bia Vĩnh Lăng. Sau đó giáo
viên có thể bổ sung thêm hiểu biết của các em: Cũng năm Lê Thái Tổ mất, ngày
23 tháng 10 an táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Lăng được xây dựng trên vạt đất
bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu và núi Chúa, tạo thành thế “ hậu chẩm bắc
sơn, tiền án nam sơn”. Bên phải lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên trái có núi
Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”.
Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy
7


từ trái sang phải tạo thành thế “tụ thuỷ”. Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh
Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Trước lăng có hai
tượng người và tưọng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng ở vị trí gần
lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kế tiếp là tượng 4 cặp con vật đối

nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa không có
yên, hai tê giác không có bành và hai con hổ ngồi hiền từ…..
Cách thứ hai: Giáo viên có thể tiến hành dạy bài nội khoá tại phòng
trưng bày của di tích lịch sử Lam Kinh. Để tiến hành bài giảng theo cách này
cần đầu tư nhiều thời gian chuẩn bị công phu và chi tiết cho bài giảng.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra từ thế kỷ XV nên không còn những
hiện vật như các di tích cách mạng nhưng khi xem sơ đồ các trận đánh lớn của
khởi nghĩa Lam Sơn tại phòng trưng bày, các em tự hào nói về những chiến
thắng trên đất Thanh Hoá như Mường Một, Mường Chính, Bến Bổng, Ba Lẫm,
Kình Lộng, Sách Khôi….đặc biệt hai chiến thắng lừng lẫy Tốt Động - Chúc
Động (tiêu diệt và bắt sống hơn 60000 quân địch) và chiến thắng Chi LăngXương Giang (tiêu diệt hơn 100000 viện binh của Liễu Thăng). Đến ngày
10/12/1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, thành Đông Quan được giải
phóng. Ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều
Lê lấy niên hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan sau đổi là Đông Kinh. Lê
Lợi làm vua được 5 năm và mất vào ngày 22 tháng 8 năm 1433, an táng tại Vĩnh
Lăng, Lam Sơn, miếu hiệu là Thái Tổ. Lê Thái Tổ khi lên ngôi vua đã cho xây
dựng ở Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây
Kinh.
Với chiến thắng vang dội như Chi Lăng- Xương Giang, giáo viên có thể
bổ sung ngay kiến thức cho các em tại phòng trưng bày tàng của khu di tích: “
Đây là trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt quân Minh (Trung Quốc) trên địa
bàn từ Chi Lăng đến Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang) của nghĩa quân Lam
Sơn, nhằm kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống Minh
1418-1428. Thành Xương Giang do đô đốc Lý Nhậm cùng các tướng Kim Dận,
Cổ Phúc…chỉ huy với khoảng 2000 quân. Thành có địa thế thành cao, hào sâu,
súng thần cơ cỡ lớn và nhiều lương thực dự trữ, là vị trí phòng ngự trọng yếu
của quân Minh bảo vệ con đường huyết mạch từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang
Đông Quan (nay là Hà Nội). Tháng 8/1427, lực lượng tiếp ứng cho nghĩa quân
Lam Sơn do Trần Nguyên Hãn chỉ huy được điều thêm để hạ thành trước khi
viện binh địch kéo sang.

Sau khi dùng pháo đặt trên các ụ đất cao khống chế địch và đột phá vào thành
bằng đường ngầm, đêm 28/9, nghĩa quân tổng công kích thành từ 4 mặt, sau gần
1 giờ thành Xương Giang thất thủ, các tướng nhà Minh phải tự vẫn.

8


Tháng 10/1427, nhà Minh đem hai cánh quân viện binh sang giải vây cho thành
theo đường Lạng Sơn, don Liễu Thăng cùng các tướng Lương Minh, Lý Khánh,
Thôi Tụ, Hoàng Phúc chỉ huy. Cánh thứ hai có khoảng 50.000 quân từ Vân Nam
tiến vào hướng Lào Cai do Mộc Thạch chỉ huy.
Thực hiện chủ trương “vây thành, diệt viện” nghĩa quân Lam Sơn một
mặt tiếp tục vây thành Đông Quan và các thành khác, một mặt chặn cánh quân
Mộc Thạch, còn lực lượng chính được bố trí diệt quân Liễu Thăng.
Ngày 8/10, cánh quân Liễu Thăng vượt biên giới, ngày 10/10 bị phục kích ở Chi
Lăng, Liễu Thăng bị tử trận ở núi Mã Yên.
Ngày 15 và 18/10, quân Minh tiếp tục bị tập kích, phục kích, thiệt hại
nặng ở Cần Trạm và Phố Cát (nay thuộc Bắc Giang), tướng chỉ huy là Lương
Minh bị giết, Lý Khánh tự vẫn. Thôi Tụ, Hoàng Phúc chỉ huy số quân còn lại
tiến về thành Xương Giang nhưng thành đã bị hạ, quân Minh phải đắp luỹ tự vệ
giữa cánh đồng.
Ngày 3/11, nghĩa quân Lam Sơn từ 4 hướng tổng công kích, diệt và bắt
toàn bộ quân Minh (trong đó có Thôi Tụ, Hoàng Phúc). Biết tin cánh quân Liễu
Thăng bị diệt, Mộc Thạch vội rút quân nhưng vẫn bị truy kích, mất trên 20.000
quân.
Sau trận Chi Lăng- Xương Giang, tướng Minh là Vương Thông ở Đông
Quan buộc phải rút quân về nước”.
Tiến hành bài học nội khoá tại di tích lịch sử Lam Kinh sẽ có tác dụng rất
lớn: cụ thể hoá, bổ sung kiến thức giúp học sinh có được những biểu tượng cụ
thể sinh động mà những giờ học trên lớp không thể làm được. Đồng thời góp

phần kích thích hứng thú học tập của các em, làm cho giờ học sôi nổi hơn.
3- Tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan học tập tại khu di tích trong dạy
học lịch sử.
Đối với hình thức này, nội dung của buổi tham quan là nhằm củng cố kiến
thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới.
Buổi tham quan học tập tại di tích lịch sử phải tuân thủ những yêu cầu,
nội quy của buổi tham quan nói chung. Song khác ở chỗ giáo viên đã tập trung
vào những tài liệu có liên quan tới bài học. Để đạt kết quả tốt giáo viên kết hợp
với cán bộ hướng dẫn di tích để trình bày, bổ sung kiến thức lịch sử phù hợp với
yêu cầu và nhận thức của học sinh. Trên cơ sở đó, gợi ý học sinh dẫn dắt học
sinh nắm vững những vấn đề quan trọng, Qua buổi tham quan như vậy, các giáo
viên trong tổ bộ môn có thể trao đổi, rút kinh nghiệm để những năm học sau có
thể tiến hành những cuộc tham quan học tập khác hiệu quả hơn.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh lớp 10B5 – trường THPT Lam Kinh, tham
quan học tập tại đền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm sau khi

9


học xong bài 19 – lớp 10 (chương trình chuẩn), đặc biệt phần III liên quan đến
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Công tác chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:
+ Đầu năm giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan học tập tại di tích và
đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn.
+ Dự trù kinh phí.
+ Trước buổi tham quan hai tuần: Giáo viên liên hệ với Ban quản lý di
tích đền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm, trao đổi và thảo luận,
trình bày rõ mục đích của buổi tham quan học tập.
- Đối với học sinh:

+ Ôn lại bài 19 – chú trọng phần III (Phong trào đấu tranh chống quân
xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn) ở nhà.
+ Giấy bút, máy ảnh (nếu có).
+ Tìm hiểu một số thông tin trên Internet hoặc tài liệu.
* Buổi tham quan chia làm hai phần:
- Phần 1: Tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên chủ yếu tiến hành giới thiệu khái quát toàn bộ đền thờ và lăng
mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm.
Ví dụ: Đền thờ toạ lạc tại xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyễn Nhữ
Lãm quê ở tỉnh Hà Nam. Trong hoàn cảnh nước Đại Ngu bị quân Minh chiếm
đóng, ông gia nhập lực lượng của Lê Lợi và dự hội thề Lũng Nhai năm 1416.
Năm 1418, ông trong số những người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê
Lợi từ những ngày đầu, tổ chức việc rèn vũ khí và quân lương của nghĩa quân.
Ngày 02 tháng 1 năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Nhữ
Lãm là một trong những người được phong chức đại tướng và thừa tướng chia
nhau đốc thúc quân đội ra đối địch với quân Minh. Trong khởi nghĩa Lam Sơn,
Nguyễn Nhữ Lãm từng làm sứ giả tới các nước Ai Lao, Chiêm Thành vận động
vua nước láng giềng giúp voi, ngựa và lương thực. Nhờ tài ngoại giao của ông,
các nước đã đồng tình giúp đỡ.
- Phần 2: Học sinh tham quan tự do có sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh có thể chia thành các nhóm tìm hiểu, ghi chép các nguồn tài liệu có
trong di tích. Trong quá trình tìm hiểu giáo viên chú ý theo dõi đôn đốc nhắc
nhở các em làm việc, giải đáp thắc mắc của các em nảy sinh trong quá trình tìm
hiểu, hướng dẫn cụ thể những vấn đề học sinh còn chưa rõ.
Hết giờ giáo viên tập trung học sinh trước tiền sảnh và nhận xét chung về buổi
tham quan, dặn dò học sinh làm bài tập thu hoạch, phát phiếu thăm dò, tìm hiểu
xem học sinh suy nghĩ gì về buổi tham quan học tập: Có thích hình thức học tập

10



này không?, đề xuất những mong muốn, nguyện vọng để giáo viên rút kinh
nghiệm và điều chỉnh những buổi tham quan sau đạt kết quả tốt hơn.
4- Sử dụng di tích lịch sử trong hoạt động ngoại khoá
a- Tổ chức tốt hoạt động tham quan ngoại khoá
Một trong những hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa giáo dục cao đối với
học sinh là tham quan di tích lịch sử. Để buổi tham quan ngoại khoá đạt hiệu
quả, thu được kết quả sư phạm mong muốn, tránh các sự cố xảy ra, giáo viên
cần có kế hoạch cụ thể bao gồm: nội dung, phương pháp tiến hành, quyết định
thời gian và nhiệm vụ của học sinh.
Buổi tham quan ngoại khoá tôi chọn đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân
trước thời điểm diễn ra lề hội hai tuần.
* Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên tổ bộ môn lịch sử kết hợp với tổ công tác Đoàn phải có sự
chuẩn bị tư đầu năm:
+ Lên kế hoạch về buổi tham quan học tập tại di tích và đề xuất với Ban
giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn.
+ Dự trù kinh phí.
+ Trước buổi tham quan 1 tuần: Giáo viên liên hệ với Ban quản lý di tích
đền, trao đổi và thảo luận, trình bày rõ mục đích của buổi hoạt động ngoại khoá.
+ Tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến nội dung chương trình học tập
sẽ hướng dẫn học sinh tham quan.
+ Trước buổi tham quan 01 ngày: phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi
than quan, những công việc các em cần làm, thời gian, địa điểm cụ thể. Ra bài
tập cho học sinh cần làm sau buổi tham quan.
- Đối với học sinh:
+ Ôn lại kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam thế kỉ X-XV, đặc
biệt Bài 19, mục 1: Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê do Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn Lãnh đạo.
+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm (nếu có).

+ Tìm hiểu một số thông tin về đề thờ vua Lê Đại Hành trên Internet hoặc
tài liệu.
* Tiến trình buổi tham quan:
Cách làm tương tự tham quan học tập tại di tích. Thông qua việc tổ chức
cho học sinh đến tham quan di tích, có tác dụng phát triển và giáo dục cao đối
với học sinh.
Qua buổi ngoại khoá, ngoài những kiến thức cơ bản học sinh đã học
(Năm 980 vua Tống sang xâm lược, Bà Thái hậu họ Dương Tôn Lê Hoàn lên
làm vua chỉ đạo kháng chiến. Năm 981, Lê Hoàn và quân dân Đại Cồ Việt đánh
tan quân Tống ngay trên vùng Đông Bắc), thì học sinh hiểu biết thêm về hệ
11


thống đền thờ vua Lê: đền toạ lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân; bao gồm:
Khu nền sinh Thánh (nơi Lê Hoàn ra đời), Lăng Hoàng Khảo (nơi thờ cha Lê
Hoàn), Lăng Mẫu Hậu (nơi Lê Hoàn cải táng mẹ sau khi lên làm vua) … Đền
vua Lê vẫn giữ được những kiến trúc cổ với những con giồng bằng đất nung gắn
trên hàng mái và hoa văn chạm khắc tinh vi trang trí đền. Trong đền còn lưu giữ
9 sắc phong thời hậu Lê, 5 sắc phong triều Nguyễn cùng một số sắc chỉ của
Chúa Trịnh về việc thờ phụng và chiếc đĩa đá quý mầu trắng, có đường kính
rộng 36cm, có đề thơ và dấu triện của nhà Tống thời bấy giờ. Đặc biệt tại đề Lê
Hoàn còn có 2 tấm bia: Một bia dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn,
một bia dựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn ca ngợi quê hương, công lao sự
nghiệp của Lê Hoàn và việc lập đền thờ ở quê hương. Hàng năm vào ngày mồng
7 và mồng 9 tháng 3 âm lịch, lễ hội Lê Hoàn được tổ chức. Khai hội ngày mồng
7 là lễ rước cha, mẹ của Lê Hoàn, ngày mồng 8 là ngày chính kỵ làm đại tế.
Người đến dự lễ hội được gặp lại những trại lính thời Lê Hoàn qua sự tái hiện
của hội thi “dựng trại binh thời Lê Hoàn”. Buổi tối xem hội hoa đăng, thả đèn
trời, giao lưu, thi hát dân ca dân vũ ngay tại khuôn viên khu di tích và trên sông
Đào.

Cuối cùng giáo viên ra bài tập cho buổi tham quan:
- “Em nhận xét gì về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời
Tiền Lê và cho biết nguyên nhân của các cuộc thắng lợi?”
- Sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến Vua Lê Đại Hành và dến
thờ Lê Hoàn
Như vậy, có thể khẳng định hoạt động tham quan ngoại khoá đền vua Lê
Đại Hành góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
b- Sử dụng tài liệu về di tích lịch sử để tổ chức dạ hội lịch sử, triển lãm học
tập:
Dạ hội lịch sử và triển lãm học tập là hoạt động ngoại khoá có tính chất
tổng hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp, trong trường tham dự. Lực lượng
tham gia học tập thường có hai nhóm: Một số ít học sinh tham gia biểu diễn và
đông đảo học sinh khác là khán giả. Đối với cả hai nhóm đề có tác dụng củng
cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học, nghệ thuật, khơi dậy
những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mỹ, gây
hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tài liệu về di tích lịch sử, nghiên cứu
cách trình bày, trang trí, những bài hùng biện lịch sử, những tiết mục văn
nghệ… không chỉ làm phòng phú kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng làm việc
độc lập, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh.

12


Cụ thể: Tổ chức buổi dạ hội kết hợp triển lãm học tập với chủ đề: “ Tuyên
truyền về di tích Lam Kinh – điểm tham quan du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái
hấp dẫn”.
* Mục đích:
- Giáo dưỡng:
+Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã được học về khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn kiến thức. Biết thêm nhiều khía
cạnh mà bài nội khoá chưa có dịp đề cập đến.
+ Hiểu được giá trị lịch sử, tâm linh, khu sinh thái của khu di tích
- Giáo dục:
+ Giáo dục học sinh niềm tự hào biết ơn công lao của các vua và anh hùng
thời Lê.
+ Giúp học sinh sống có lý tưởng, phải có trách nhiệm tuyên truyền để
quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh
- Phát triển:
+ Rèn kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
+ Tạo điều kiện cho các em bộc lộ khả năng thuyết trình trước đám đông,
khả năng sưu tập trang ảnh trưng bày, nâng cao óc thẩm mĩ.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đầu năm học giáo viên đề xuất kế hoạch lên Ban giám hiệu và tổ bộ
môn
+ Trước ngày dạ hội 2 tháng: Thành lập Ban tổ chức
Xây dựng kế hoạch cụ thể
Dự trù kinh phí
Phát động học sinh ba khối 10, 11, 12
tham gia
Hướng dẫn các khối tiến hành sưu tập cho
phần trưng bày
Xây dựng tiêu chí đánh giá.
+ Trước ngày dạ hội 1 ngày: Đội văn nghệ mỗi khối tập dượt các bài hát
ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc.
- Học sinh: Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên.
* Dự kiến:
- Thời gian: Tiến hành trong 02 giờ (từ 19h30” đến 21h30”).
- Địa điểm tổ chức: Sân trường.

- Thành phần: Ba đội chơi đại diện cho 3 khối, Ban giám hiệu, Bí thư đoàn
thanh niên, đại diện khu di tích Lam kinh, cùng toàn thể giáo viên và học sinh.
- Nội dung:
13


+ Xem phim giới thiệu về di tích.
+ Học sinh thi tổ chức thuyết trình về phần trưng bày của mình.
* Cách thức tiến hành:
Có thể tiến hành theo hai phần: Thi chào hỏi và thi hiểu biết.
- Phần chào hỏi: Mỗi đội có 03 phút cho phần thi chào hỏi (mỗi đội có 04 thành
viên). Tiêu chí: Dí dỏm, hấp dẫn và trình bày được phần lý do tham gia….
- Phần thi hiểu biết: Cả 03 đội trải qua 4 vòng thi nhỏ:
+ Vòng 1: Khởi động
+ Vòng 2: Nhận diện lịch sử
+ Vòng 3: Đi tìm mật mã
+ Vòng4: Nhà hùng biện tài ba (học sinh thuyết trình phần trưng bày của
lớp mình).
Ví dụ: Phần thi hùng biện, một trong các đội chơi sẽ thuyết trình theo
phần tranh ảnh trưng bày của đội mình với mục đích tuyên truyên giá trị lịch sử,
giá trị văn hoá của di tích: “Khu di tích Lam Kinh nằm trên địa phận thị trấn
Lam Sơn và xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuânvà xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc
thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng giải phóng dân
tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mùa xuân năm 1418. Nơi hội
tụ nhiều anh hùng hào kiệt, chiêu tập quân sĩ khắp bốn phương dựng cờ khởi
nghĩa. Sau 10 năm kháng chiến trường kì gian khổ với bao nhiêu chiến công
lừng lẫy thắng lợi. Năm 1427, trận quyết chiến Chi Lăng chém chết Liễu Thăng
tại núi Mã Yên, bắt sống hai tướng Hoàng Phúc và Thôi Tụ. Tại Xương Giang,
giết chết tướng Lương Minh, khiến Lý Khánh tự tử, đuổi Mộc Thạch về nước.

Tổng tư lệnh Vương Thông xin đầu hàng ngày 10/12/1927. Lê Lợi cho tướng
Vương Thông đến Hội thề Đông Quan, chúng xin hứa không bao giờ xâm phạm
Đại Việt nữa và xin rút 10 vạn quân về nước.
Ngày 15/1/1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh (Thăng Long),
đặt tên nước là Đại Việt, lấy niên hiệu Thuận Thiên.
Cũng như các triều đại trước đó, với tấmlòng tôn kính tổ tiên vua Lê cho
xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm với quy mô to lớn ở đất Lam Sơn và coi đây
là Kinh đô thứ 2 của Nhà nước Đại Việt sau Đông Kinh(Thăng Long-Hà Nội).
Vì lẽ đó, đương thời Lam Kinh trở thành vùng đất “căn bản” có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với nhà Lê, tồn tại như một thánh địa tôn nghiêm, nơi thờ cúng tổ
tiên và các Hoàng đế nhà Lê, nơi mai táng nhiều Hoàng đế và Hoàng Thái hậu
nhà Lê, nơi cử hành những nghi lễ mỗi khi vua Lê bái yết sơn lăng.
Diện mạo của Lam Kinh được Lịch triều hiến chương loại chí của Phan
Huy Chú ghi chép như sau: “Diện mạo của Lam Kinh đằng sau gối vào núi,
trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh
14


Lăng của Lê Thái Tổ, Chiêu Lăng của Lê Thái Tông và lăng các vua Lê đều ở
đây cả, lăng nào cũng có bia….”.
Nhưng trải qua thời gian và những biến thiên lịch sử, nhiều kiến trúc của
khu di tích Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, nhất là sau khi triều Nguyễn
chuyển việc thờ cúng các vua Lê từ Lam Kinh về đền Bố Vệ (thành phố Thanh
Hoá). Sau khi kháng chiến chống thực dân pháp kết thúc thắng lợi, hoà bình lập
lại ở miền Bắc, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước năm 1961 đã cho xây
dựng nhà che bia Vĩnh Lăng. Năm 1962, Bộ văn hoá thông tin quyết định xếp
hạng cấp quốc gia đối với di tích Lam Kinh.
Qua những hoạt động này học sinh bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, giáo dục các em tính chuyên cần trong lao động, học tập
và gây hứng thu cho học sinh

III- KIỂM NGHIỆM
Để kiểm nghiệm những hình thức sử dụng di tích lích sử trên địa bàn
huyện Thọ Xuân trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 (chương trình chuẩn)
tôi tiến hành biện pháp sử dụng tài liệu di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở
trên lớp theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong bài 19. Kết
quả sẽ là bằng chứng đánh giá hiệu quả của việc sử dụng di tích lịch sử trong
dạy học lịch sử nội khoá nói riêng và trong dạy học lịch sử nói chung và đồng
thời rút ra tính khả thi của nó trong thực tiển.
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Lam Kinh qua bài 19
lớp 10 (chương trình chuẩn); tôi chọn hai lớp 10B1 (lớp thực nghiệm) và lớp
10B2 (lớp đối chứng). Hai lớp này có số lượng học sinh và sức học ngang nhau.
- Phương pháp tiến hành:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án có thể hiện những dự kiến về biện
pháp sử dụng tài liệu di tích lịch sử đã nêu nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh.
+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án soạn bình thường, không chú trọng
nhiều đến việc cung cấp hay sử dụng các tư liệu có liên quan hỗ trợ.
- Sau tiết học, tôi đã kiểm tra nhanh trong vòng 10 phút việc nắm kiến thức
của hai lớp với 01 câu hỏi tự luận và 05 câu hỏi trắc nghiệm. Tôi thu được
kết quả như sau:
Lớp

Loại giỏi
(9-10đ)

Số HS
L

%


Loại khá
(7-8đ)
SL

%

Loại TB
(5-6đ)
SL

Loại yếu
(4đ trở xuống)

%

SL

%

10B1

46

18

39,2

25

54,3


3

6,5

0

10B2

46

14

30,4

24

52,2

8

17,4

0

0
0
15



- Kết quả thực nghiệm có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
về tỉ lệ điểm giỏi, khá và trung bình. Điều đó cho thấy học sinh lớp thử nghiệm
nắm bài và lĩnh hội kiến thức tốt hơn lớp đối chứng.
* Kiểm nghiệm phương pháp tiến hành bài học lịch sử dân tộc tại di tích
lịch sử cách mạng:
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Lam Kinh qua bài 19
lớp 10 (chương trình chuẩn); tôi chọn hai lớp 10B3 (lớp thực nghiệm) và lớp
10B4 (lớp đối chứng). Hai lớp này có số lượng học sinh và sức học ngang nhau.
- Phương pháp tiến hành:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án có thể hiện những dự kiến về biện
pháp dạy học lịch sử tại thực địa.
+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án soạn bình thường như tiến hành trên
lớp học.
- Kết quả chấm bài kiểm tra như sau:
Lớp

Loại giỏi
(9-10đ)

Số HS
L

%

Loại khá
(7-8đ)
SL

%


Loại TB
(5-6đ)
SL

%

Loại yếu
(4đ trở xuống)
SL

%

10B3

42

14

33,3

16

38,1

12

28,6

0


10B4

44

11

25,0

15

34,1

16

36,4

2

0
4,5

- Kết quả thực nghiệm có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
về tỉ lệ điểm giỏi, khá và trung bình. Điều đó cho thấy học sinh lớp thử nghiệm
nắm bài và lĩnh hội kiến thức tốt hơn lớp đối chứng.
Hiệu quả sau hai lần kiểm nghiệm cho thấy, sử dụng di tích lịch sử vào
dạy học lịch sử dân tộc học sinh không còn bị bó hẹp bởi những sự kiện khô
khan mà nội dung, môi trường học tập sinh động hơn, được tận mắt nhìn thấy
những tài liệu, chứng tích liên quan dến bài học lịch sử. Bởi vậy, học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách rất thích thú, hào hứng nên giờ học không nặng nề mà
đạt kết quả rất tốt. Học sinh không chỉ thấy được dòng chảy xuyên suốt của lịch

sử dân tộc mà còn biết được những cống hiến to lớn của quê hương mình trong
dòng chảy lịch sử đó. Như vậy, các em sẽ càng thêm yêu, thêm tự hào về quê
hương mình và có ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước. Đặc biệt,
các em có ý thức hơn trong việc giữ gìn cũng như tuyên truyền các giá trị của di
tích lịch sử trên quê hương mình.
Để thăm dò thái độ, suy nghĩ của các em học sinh về việc dạy học lịch sử
có sử dụng các di tích, tôi đã tiến hành bẳng việc phát phiếu câu hỏi để điều tra.
16


Cụ thể tôi tiến hành đối với khối 10 trường THPT Lam Kinh trong năm học
2011-2012, yêu cầu các em hãy đánh dấu vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Em có thích học môn Lịch sử ở trường phổ thông không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Bình thường
D. Không thích
Câu 2: Em hãy kể tên các di tích lịch sử trên địa bàn Thọ Xuân mà em biết liên
quan đến nội dung lịch sử Việt Nam?
A. Biết và hiểu rõ nội dung di tích phản ánh
B. Biết và nhưng không hiểu rõ nội dung di tích phản ánh
C. Không biết
D. Không quan tâm
Câu 3: Em có thích đến tham quan và học tập tại di tích lịch sử không?
A. Rất thích
B. Thích
C. Bình thường
C. Không thích
Câu 4: Em có hay đọc các tài liệu viết về di tích lịch sử không?
A. Có

B. Không bao giờ
C. Một lần
D. Chưa có điều kiện đọc
Câu 5: Theo em việc tham quan học tâp tại các khu di tích lịch sử có gì khác so
với bài học trên lớp?
A. Sinh động hơn
B. Dễ nhớ, hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử hơn
C. Thấy tự hào về truyền thống quê hương đất nước hơn
D. Không khác gì
Câu 6: Em đã đi tham quan các di tích trên địa bàn Thọ xuân chưa?
A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Chưa lần nào
D. Không cần thiết
Câu 7: Theo em có nên tổ chức các hoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường
THPT không?
A. Có
B. Không

17


Kết quả thu được là phần lớn (75%) học sinh trả lời theo hướng tích cực. Điều
đó cho thấy việc sử dụng di tích lịch sử trong quá trình giảng dạy và học tập lịch
sử ở trường phổ thông là rất cần thiết.

18


C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra không tái diễn trở lại. Do đó, để khôi
phục được bức tranh quá khứ với những nét chân thực, điển hình nhất phải sử
dụng đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Trong đó, việc
sử dụng các phương tiện trực quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch
sử.
Di tích lịch sử là phương tiện trực quan có khả năng phục vụ rất tốt cho
việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Bởi vì, di tích là những mãnh vụn,
những dấu vết của quá khứ đã qua nên nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp
kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Vì
vậy, di tích lịch sử cần được khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông. Đặc biệt Thanh hoá nói chung, Thọ xuân nói riêng có số lượng di
tích khá lớn. Điều này vô cùng thuận lợi cho việc giảng dạy lịch sử trong trường
phổ thông.
Muốn khai thác và sử dụng tốt các di tích lịch sử, giáo viên phải căn cứ
vào điều kiện cụ thể của từng trường và địa phương mình để có phương pháp
khai thác và sử dụng thich hợp. Đồng thời giáo viên phải nắm vững yêu cầu,
hình thức và phương pháp tiến hành, sử dụng tư liệu về các di tích một cách linh
hoạt trong quá trình dạy học, song vẫn phải tuân thủ những nguyên tác chung
của lý luận dạy học và yêu cầu của việc sử dụng phương tiện trực quan trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Trong tình hình đất nước hiện nay, các phương tiện trực quan để dạy học
vẫn còn rất nhiều thiếu thốn cho nên việc sử dụng các di tích lịch sử sẽ làm cho
giờ học sinh động hơn, học sinh nắm vững kiến thức hơn, nâng cao được chất
lượng bộ môn. Đồng thời khai thác và sử dụng di tích lịch sử góp phần làm giàu
vốn đồ dùng dạy học của giáo viên, rèn luyện cho giáo viên kĩ năng sưu tầm và
sử dụng tư liệu để làm bài giảng phong phú hơn.
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của việc sử dụng
di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT, tôi mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng di tích lịch sử như sau:
Một là: Các trường THPT và Sở giáo dục & đào tạo Thanh Hoá phối hợp

biên soạn các tài liệu tham khảo và giảng dạy về các di tích lịch sử của quê
hương. Đây sẽ là cuốn “cẩm nang” rất có ích cho giáo viên trong việc dạy học.
Hai là: Cần thiết Bộ GD phải đưa thêm nhiều kênh hình về di tích lịch
sử ào sách giáo khoa. Có như vậy mới tạo điều kiện cho học sinh nắm vững kiến
thức, cụ thể hoá các sự kiện lịch sử.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hoá, ngày 20/5/2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đoàn Thị Hương
19


MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
B- NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH
SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
1- Cơ sở lý luận:
2- Thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học bộ môn Lịch sử
ở trường THPT i địa phương Thọ xuân:
II- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Tổng quan các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá
2- Sử dụng di tích lịch sử trong giờ học nội khoá:
a- Khai thác, sử dụng tài liệu về di tích lịch sử để dạy bài lịch sử nội khoá ở
lớp 10 – THPT
b- Tiến hành bài học lịch sử tại khu di tích
3- Tổ chức hiệu quả hoạt động tham quan học tập tại khu di tích khi dạy
phần lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ X đến thế kỷ XV.

4- Sử dụng di tích lịch sử trong hoạt động ngoại khoá
a- Tổ chức tốt hoạt động tham quan ngoại khoá
b- Sử dụng tài liệu về di tích lịch sử để tổ chức dạ hội lịch sử, triển lãm học
tập:
III- KIỂM NGHIỆM
C- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa lớp 10 - cơ bản - THPT
- Sách giáo viên lớp 10 - cơ bản - THPT
- Các tác phẩm sử gia phong kiến Việt Nam: “Đại Việt sử ký toàn thư”,
“Đại nam nhất thống chí”, “Lịch triều hiến chương loại chí” …
- “Phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên
- “Bảo tàng - Di tích - Lễ hội”, NXB văn hoá – thông tin của Phan Khanh
- “Sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử tại thực địa”, tác
giả Hoàng Thanh Hải.

21


SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LAM KINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIÊT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN


- Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Hương ; Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Lam Kinh
- Tên SKKN: Một vài biện pháp sử dụng di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ xuân
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, lớp 10
(chương trình chuẩn)
Điểm các tiêu
Tiêu chuẩn

chuẩn

Nội dung nhận xét về từng tiêu chuẩn
2,5

2,0

1,5

1,0

1. Tính thiết thực Có thể áp dụng đối vơi mọi địa phương và
Mọi đối tượng học sinh.
2. Tính sáng tạo

x

Biết cách vận dụng các thế mạnh của địa
phương vào dạy học lịch sử
x


3. Tính khoa học

Đảm bảo về mặt hình thức, cấu trúc nội
hợp lý đúng theo yêu cầu của một SKKN

4. Tính hiệu quả

x

Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng
tạo của cả người dạy và người học

x

Điểm chung: 9,0 điểm. Bằng chữ: Chín tròn
Xếp loại: A
Ngày 20 tháng 05 năm 2013
Người đánh giá xếp loại
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Đặng Thị Thu Hằng

22


SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LAM KINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIÊT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN

- Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Hương ; Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Lam Kinh
- Tên SKKN: Một vài biện pháp sử dụng di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thọ xuân
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, lớp 10
(chương trình chuẩn)
Điểm các tiêu
Tiêu chuẩn

chuẩn

Nội dung nhận xét về từng tiêu chuẩn
2,5

1. Tính thiết thực Có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy ở
Trường phổ thông
2. Tính sáng tạo

2,0

Ápdụng được phương tiện trực quan mới

x

Đảm bảo về mặt hình thức, cấu trúc nội

x


hợp lý đúng theo yêu cầu của một SKKN
4. Tính hiệu quả

Có tác dụng lớn không những đối với giáo
Và học sinh mà còn giúp ích cho địa phương

1,0

x

vào trong dạy học lịch sử
3. Tính khoa học

1,5

x

Điểm chung: 9,0 điểm. Bằng chữ: Chín tròn
Xếp loại: A
Ngày 20 tháng 05 năm 2013
Người đánh giá xếp loại
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ngô Thị Tuyến

23




×