Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dạy học môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.68 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011- 2012

Đề tài:

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG DẠY – HỌC
MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT
CHUYÊN LAM SƠN

Tác giả: Đỗ Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn: Địa lí
Đơn vị: Tổ Địa lí

Thanh Hoá, tháng 5 năm 2012
PHẦN MỘT
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời mở đầu
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu
cầu ngày càng lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên nói chung và các nguồn năng lượng nói riêng, khiến nhiều loại tài
nguyên, đặc biệt là các loại khoáng sản năng lượng đứng trước nguy cơ cạn
kiệt. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì việc sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả các nguồn năng lượng là một yêu cầu thiết yếu được đặt ra trên
toàn thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, chúng ta cũng không


nằm ngoài xu thế đó. Vậy làm thế nào để mỗi người dân đều có ý thức cao
trong việc sử dụng năng lượng? Điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả
cộng đồng, trong đó ngành Giáo dục là một lực lượng nòng cốt, bởi không
một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn học sinh – thế hệ tương lai của đất
nước.
Việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện
dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, do đây không phải là một môn học độc lập
nên hình thức phổ biến nhất là tích hợp nội dung này thong qua các môn học
trong trường phổ thông, như Địa lí, Vật lí, Hoá học, Công nghệ,…Qua gần 5
năm giảng dạy chương trình sách giáo khoa (SGK) đổi mới của Bộ Giáo dục
– Đào tạo và quá trình dự giờ rút kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi cảm thấy
môn Địa lí là một môn khoa học có thể dạy học tích hợp cho học sinh các kỹ
năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, gia đình và
xã hội có hiệu quả. Trong quá trình dạy học môn Địa lí tôi luôn chú trọng vào
việc tích hợp kỹ năng sống bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng
lượng có hiệu quả.
Hơn nữa với học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn nơi tôi đang trực
tiếp giảng dạy môn Địa lí, tôi thấy ý thức học sinh của tôi còn hạn chế về việc
vận dụng kiến thức khoa học vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả cũng như bảo vệ môi trường.
Chính vì những lí do trên và đối với đặc thù học sinh của trường, tôi đã
mạnh dạn lồng ghép “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
vào dạy - học môn Địa lí trường THPT chuyên Lam Sơn”, là một vấn đề rất
cần thiết, mong muốn với phương pháp này, sẽ đóng góp một phần quan trọng

2


nhằm thực hiện chủ trương sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả mà Quốc
hội khoá XII đã đề ra.

Để thực hiện được giải pháp dạy học kiến thức kết hợp với lồng ghép
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là mỗi
giáo viên và mỗi học sinh cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn
học từ đó biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
2. Lịch sử của đề tài
Từ trước đến nay trường THPT chuyên Lam Sơn chưa có một đề tài
nghiên cứu về vấn đề tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả” thông qua các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy
và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết
sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường sống.
- Góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả theo công văn số 50/2010 QH12 ngày 28/6/2010 của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Chương trình được thực hiện từ năm
2006 đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn: Mục tiêu của chương trình là tiết
kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn
2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn
2011-2015 so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh
tế - xã hội theo phương án phát triển bình thường.
- HS có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Ủng hộ các hoạt động, các chính sách của Nhà nước về sử dụng
NLTK& HQ; phê phán các hoạt động, hành vi sử dụng lãng phí điện, xăng,
dầu; khai thác tài nguyên không hợp lí làm ảnh hưởng xấu đến MT và lãng
phí tài nguyên, cạn kiệt tự nhiên.
- Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý
thức trong việc sử dụng nguồn năng lượng.

3



4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ
- Nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi
đúng đắn cho học sinh trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(NLTK&HQ).
- Học sinh thực hành tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
- Có khả năng tìm hiểu các phương tiện sử dụng tiết kiệm điện, xăng,
dầu,...
- Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn
đề về khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài được thực hiện đối với HS trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hoá.
- HS thể hiện ý thức sử dụng NLTK&HQ qua các hoạt động ở nhà
trường, gia đình và xã hội.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Việc kết hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ thông qua môn học không
những giúp học sinh hiểu sâu thêm, hiểu rộng hơn kiến thức cơ bản của bài
học, mà còn giúp học sinh có thêm những hiểu biết thực tế những vấn đề về
nguồn năng lượng hiện nay. Như vậy việc làm của giáo viên đã đạt được 2
mục đích giáo dục: giáo dục môn học và giáo dục sử dụng NLTK&HQ.

4



PHẦN HAI

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp
hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình
lâu dài, phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân và
cộng đồng. Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ bản cho tương lai,
là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung trong chương trình. Trường
học là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng.
Như vậy, giáo dục sử dụng NLTK&HQ là một nội dung hết sức cần
thiết trong cuộc sống. Nhưng sẽ rất khô khan nếu đưa thành một môn học
riêng lẻ; hơn nữa kiến thức về giáo dục sử dụng NLTK&HQ có liên quan đến
rất nhiều môn học khác như Vật lí, Hoá học, Địa lí, Giáo dục công dân,… Do
đó, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là lồng ghép nội dung này với các
môn học khác, nhằm thực hiện chủ trương giảm tải chương trình giáo dục phổ
thông, vừa tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục.
Địa lí là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã
hội, mở ra trong các em một thế giới khoa học; hơn nữa toàn bộ chương trình
Địa lí THPT nghiên cứu vào các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KTXH)... rất phong phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống thực tế của chúng ta,
nên phương pháp dạy học môn Địa lí được xây dựng theo quan điểm chủ đề
và đề cao các phương pháp dạy học tích cực của học sinh. Đặc biệt, trong bộ
môn Địa lí có một nội dung quan trọng là nghiên cứu về các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (trong đó có tài nguyên năng lượng), các ngành công nghiệp năng
lượng; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc giáo dục kiến thức và rèn luyện
kĩ năng, do đó có nhiều thuận lợi để tích hợp nội dung giáo dục sử dụng
NLTK&HQ.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng học sinh

Nhìn chung, đa số học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn có sự yêu
thích đối với bộ môn Địa lí, có khả năng tư duy tốt, tuy nhiên việc vận dụng
kiến thức Địa lí vào trong cuộc sống thực tế để tích hợp với các môn khoa học
khác để sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả đối với học sinh là không
5


dễ dàng. Trong quá trình lên lớp thiết kế hoạt động phát triển kỹ năng vận
dụng kiến thức tích hợp của học sinh của trường THPT chuyên Lam Sơn, tôi
nhận định hầu hết các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ
năng này. Cụ thể:
- Về kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức trong bài học áp dụng vào thực
tế, HS ở cấp học THPT nói chung và HS trường THPT chuyên Lam Sơn nói
riêng vẫn còn hạn chế, do đó để thay đổi nhận thức và hành vi của các em đòi
hỏi phải có sự đầu tư công phu, có sự kết hợp giữa các môn học và cần có
thời gian nhất định.
- Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức
không đồng đều, một số học sinh chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong
giờ học. Mặt khác, do đặc thù trường chuyên, ở nhiều lớp HS chưa thật sự
tích cực và có sự đầu tư thời gian cho các môn chuyên chéo (ở các lớp tôi tổ
chức thực nghiệm, môn Địa lí là môn chuyên chéo).
- Vấn đề khó khăn về kiến thức cộng thêm ý tưởng nghèo nàn dẫn đến
nhiều HS còn rụt rè thiếu tự tin khi lấy ví dụ.
- Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết
kế bài dạy tích hợp của giáo viên cũng như các phương tiện dạy học mà giáo
viên sử dụng trong tiết đó.
- Ở một bộ phận nhỏ HS, ý thức công dân rất kém, cho rằng sự thay đổi
hành vi ở một phạm vi nhỏ sẽ không có tác dụng trên tầm vĩ mô.
Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích
hợp về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả chưa đạt được kết

quả như mong muốn. Thực tế là tôi đã tiến hành khảo sát ý thức học sinh lớp
11chuyên Anh qua việc kiểm tra vấn đáp hiểu biết của em về việc bảo vệ môi
trường và tiết kiệm năng lượng có hiệu quả năm học 2011 – 2012 và thu được
kết quả như sau:
- 25 học sinh có ý thức cao về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm có
hiệu quả”.
- 07 học sinh chưa có ý thức về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm có
hiệu quả”
- 10 học sinh phát biểu rằng “có ý thức nhưng đôi khi vì lười nên chưa
biến thành hành động”.
6


Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn
ý thức về “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” còn hạn chế, vì thế tôi
mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm có hiệu quả trong dạy học môn Địa lý ở một số lớp.
2.2 Thực trạng giáo viên
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT chuyên Lam Sơn, tôi nhận thấy
mình còn tồn tại những khó khăn trong việc dạy học tích hợp với vấn đề sử
dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả:
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bản thân tôi không ngừng học hỏi
nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên việc trao đổi
học hỏi kinh nghiệm giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao.
- Bản than tôi là một giáo viên còn trẻ, cùng một số đồng nghiệp khác
tuổi nghề chưa quá 5 năm, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nhiều, lại ít
được tham gia các lớp tập huấn về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệuquả nên chưa thể tích hợp được nhiều môn học liên quan đến vấn đề sử
dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả..
- Do sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học, một số giáo viên trong

quá trình giảng dạy còn ít lấy các ví dụ cụ thể liên hệ vào trong cuộc sống
hằng ngày, gần gũi với môi trường sống, gần gũi với các dạng năng lượng mà
chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày.
- Ở trường, tôi chưa mạnh dạn đề xuất các chương trình ngoại khóa về
vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Đồng thời, qua thực tế dự giờ, trao đổi với các đồng nghiệp ở các bộ
môn khác, tôi nhận thấy việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm vận dụng tích
hợp kiến thức Địa lí vào các môn khoa học khác chưa thực hiện được và đây
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
theo hướng tích hợp của môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học khác nói
chung.
Đứng trước thực trạng của giáo viên và học sinh đã nêu ra ở trên, làm
thế nào để giúp học sinh luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức Địa lí vào đời
sống đó là yêu cầu đặt ra cho chính bản thân tôi cũng như các giáo viên giảng
dạy môn Địa lí tại trường. Là giáo viên say mê giảng dạy môn Địa lí, tôi
mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả” với nội dung các giải pháp như sau:
7


3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Xác định các địa chỉ được lồng ghép giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn Địa lí trường THPT
Địa lí được coi là môn học có nhiều cơ hội giáo dục sử dụng
NLTK&HQ. Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ đến
nguồn năng lượng, đến môi trường. Các kiến thức trong môn học nếu đứng
góc độ Địa lí thì nó là kiến thức địa lí, nếu đứng ở góc độ môi trường, thì nó
là kiến thức giáo dục môi trường, nếu đứng ở góc độ tài nguyên, nguồn năng
lượng thì nó là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội...
Kiến thức nguồn năng lượng ở đây rất đầy đủ: nguồn năng lượng

truyền thống (than, củi, dầu mỏ, khí đốt, điện năng), nguồn năng lượng mới
(năng lượng Mặt Trời, sức gió, năng lượng nguyên tử, thuỷ triều...), vì thế khi
khai thác để giáo dục sử dụng NLTK&HQ rất tự nhiên, không gò bó, gượng
ép. Các vấn đề về địa lí tự nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề khai
thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn năng lượng. Các vấn đề về địa lí
kinh tế xã hội, chúng ta có thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người và sử
dụng năng lượng, hoạt động sản xuất xã hội của con người ảnh hưởng đến
nguồn năng lượng, các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ, v.v … Như vậy đối với
môn Địa lí nói chung thì trong chương trình hầu như bài nào cũng có thể khai
thác nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ ở khía cạnh khác với mức độ
rộng hẹp khác nhau.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào một số bài dạy môn Địa lí trường THPT.

Lớp
10

11

Tên bài (chương
trình cơ bản)
Bài 12: Sự phân bố
khí áp. Một số loại
gió chính
Bài 16: Sóng. Thuỷ
triều. Dòng biển
Bài 32: Địa lí các
ngành công nghiệp
(tiết 1)
Bài 5: Một số vấn đề

của châu lục và khu

Địa chỉ tích hợp

Mức độ tích
hợp

Mục II: Một số loại gió
chính

Liên hệ

Mục II: Thuỷ triều

Liên hệ

Mục I: Công nghiệp năng
lượng

Liên hệ

*Tiết 3: Mục II: Một số vấn
đề của khu vực Tây Nam Á

Liên hệ
8


12


vực

và khu vực Trung Á

Bài 9: Nhật Bản

Tiết1: MụcI : Điều kiện tự
nhiên. Mục III: Tình hình
phát triển kinh tế.Tiết2: Mục
I: Các ngành kinh tế (phần 1
“Công nghiệp”)

Liên hệ

Bài 10: Cộng hoà * Tiết 1: Mục II: Điều kiện
nhân dân Trung Hoa tự nhiên. Tiết 2: Mục II: Các
(Trung Quốc)
ngành kinh tế (phần 1
“Công nghiệp”)

Liên hệ

Bài 14: Sử dụng và Mục 1 : Sử dụng và bảo vệ
bảo vệ tài nguyên tài nguyên sinh vật. Mục 3 :
thiên nhiên
Sử dụng và bảo vệ các tài
nguyên khác

Liên hệ


Bài 27: Vấn đề phát
triển một số ngành
công nghiệp trọng
điểm (tiết 1)
Bài 32: Vấn đề khai
thác thế mạnh ở
Trung du và miền núi
Bắc Bộ

Mục1: Công nghiệp năng
lượng

Liên hệ

- Mục 2: Khai thác, chế biến
khoáng sản và thuỷ điện

Liên hệ

3.2 Ứng dụng tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào dạy học
Địa lí trong trường THPT
3.2.1. Loại bài kiến thức NL được lồng ghép thành một mục trong bài
học.
Trong chương trình Địa lí với loại bài kiến thức giáo dục sử dụng
TKNL&HQ được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học cũng khá
nhiều. Nhưng việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có ý thức hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức về sử dụng NLTK&HQ, đảm bảo hiệu quả cao cũng
không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức về
năng lượng, chuẩn bị những nội dung, phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng
của tác giả sách giáo khoa, để học sinh hiểu và có hành vi, thái độ về những

vấn đề về sử dụng NLTK&HQ mà những mục đích đó, những ý đó cần thể
hiện.

9


Tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ, ngay trong mục tiêu bài giảng cũng
nên đề cập đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu
đề ra. Muốn vậy phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có
hiệu quả để thực hiện mục tiêu đề ra.
3.2.2. Loại bài kiến thức NL được lồng ghép vào kiến thức Địa lí
Trong chương trình Địa lí THPT có nhiều kiến thức giáo dục sử dụng
NLTK&HQ được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức
này phải trên cơ sở GV quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào
một cách linh hoạt, khéo léo những kiến thức sử dụng NLTK&HQ. Kiến thức
sử dụng NLTK&HQ ở đây thường liên quan đến những hậu quả của việc khai
thác bừa bãi nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát triển kinh tế,... hoặc
những đường lối chính sách, biện pháp của các thời kì khác nhau đến việc sử
dụng NLTK&HQ.
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4.1. Biện pháp thứ nhất: Lồng ghép giáo dục sử dụng NLTK&HQ
thành một mục trong bài học.
Giáo án 1: Bài 5. Tiết 3. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á. (chương trình 11CB)
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là: II.1: Vai trò cung
cấp dầu mỏ.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu về vai trò cung cấp dầu mỏ (lớp/ cá nhân)
- Bước 1: HS dựa vào hình 5.8 nhận xét:

+ Khu vực nào trên thế giới có sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng
nhiều nhất/ ít nhất?
+ Khu vực nào vừa có khả năng thoả mãn nhu cầu dầu thô, vừa có khả
năng cung cấp cho thế giới?
+ Các nước ở khu vực khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á có
chịu ảnh hưởng của những khu vực tiêu thụ dầu thô lớn không? (lấy ví dụ).
- Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức :
10


+ Về vai trò của dầu mỏ, khí đốt trong cuộc sống hiện đại (chất đốt
cho động cơ, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...) và vai trò của nó đối
với các nước phát triển để dẫn đến nhận xét do tầm quan trọng của dầu mỏ,
khí đốt, do sự thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu nên hai
khu vực này đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.
+ GV nên liên hệ với sự biến động của giá xăng dầu trong nước/ quốc
tế và tác động của nó tới nền kinh tế và tới đời sống của người dân. Từ đó có
thể đưa ra yêu cầu về tiết kiệm sử dụng nguồn năng lượng hạn chế, không tái
sinh này
+ Trong những năm gần đây, khi thế giới càng sử dụng nhiều dầu mỏ
thì khu vực này luôn có những bất ổn về chính trị, thường xuyên xảy ra các
cuộc chiến tranh, xung đột hoặc khủng bố.
- Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực
Tây Nam Á và khu vực Trung Á, GV đặt câu hỏi: Nếu các nước tìm ra được
nguồn năng lượng mới; khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận như các nước
phát triển; có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng liệu có góp phần cải thiện
hoà bình ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á không?

Giáo án 2: Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Lớp 10
CB)

Địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ: Mục 1.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu về các ngành công nghiệp năng lượng (cả lớp)

11


- Bước 1 : HS tự tìm hiểu trong SGK để thấy được vai trò của ngành
công nghiệp năng lượng. Sau đó GV khắc sâu kiến thức : Từ khi xuất hiện
trên Trái Đất, loài người đã không ngừng tiêu dùng năng lượng. Thông qua
chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người hàng năm có thể đánh giá
trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật và văn hoá ở các khu vực và trong từng
quốc gia.
- Bước 2 : Tìm hiểu các ngành công nghiệp năng lượng.
1. Khai thác than
Sau khi nêu vai trò, trữ lượng và sự phân bố than, GV nên đưa ra biểu
đồ tình hình khai thác than trên thế giới để HS nhận xét.

2. Khai thác dầu mỏ
Sau khi nêu vai trò, trữ lượng và sự phân bố dầu mỏ, GV nên đưa ra
biểu đồ tình hình khai thác dầu mỏ trên thế giới để HS nhận xét

12


3. Công nghiệp điện lực
Sau khi nêu vai trò, sản lượng và sự phân bố điện, GV nên đưa ra biểu
đồ tình hình sản xuất điện trên thế giới để HS nhận xét


- Sau khi tìm hiểu các ngành công nghiệp năng lượng (khai thác than, khai
thác dầu mỏ và công nghiệp điện lực) ; GV khắc sâu kiến thức: than và dầu
mỏ là tài nguyên không thể phục hồi. Nhu cầu sử dụng than, dầu mỏ và điện
tăng sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên này.
- GV hỏi: Cần phải làm gì khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao
trong khi nguồn nhiên liệu ngày càng cạn kiệt?
- Ghi chú: Ngoài các giải pháp về thái độ (có ý thức sử dụng tiết
kiệm…), GV còn lưu ý HS các giải pháp về kĩ thuật để tạo ra các nguồn năng
lượng mới, thay thế nguồn năng lượng truyền thống đang có nguy cơ cạn kiệt.
GV đưa ra một số hình ảnh về các nguồn năng lượng mới.

Nhà máy điện mặt trời ( Tây Ban Nha)

13


Cối xay gió (Hà Lan)

Nhà máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều sẽ được xây dựng ngoài khơi
bờ biển phía Tây Scotland.Các Turbin phát điện sẽ được đặt dưới mực nước biển
và lợi dụng thủy triều để tạo ra điện năng.

Nhà máy điện nguyên tử ở Cattenom, Pháp.Các ống khói đang nhả ra hơi nước
không phóng xạ từ tháp làm nguội.Lò phản ứng hạt nhân được đặt trong các ngôi
nhà hình ống tròn
14


Mô hình lò phản ứng hạt nhân trưng bày trong Triển lãm quốc tế về điện hạt nhân
2010 tại Hà Nội với chủ đề “Hướng tới dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”


-->Khai thác nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có ý nghĩa quan
trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Thông điệp đưa tới các em học sinh:

Nếu sử dụng điện 3giờ/ngày thì trong 1 năm một đèn compact sẽ tiết kiệm được
50kW/h.

15


4.2. Biện pháp thứ hai: Kiến thức năng lượng được lồng ghép vào kiến
thức Địa lí
Ví dụ1. Chương trình lớp 10
Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Nhiệt độ, áp suất cao.
- Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng truyền thống.

- Biết được tiềm năng khổng lồ của nguồn năng lượng trong lòng đất.
Bài 12: Sự phân bố khí áp và một số loại gió chính.
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Gió được coi là một dạng tài nguyên vô tận.
- Hiện nay, việc sử dụng sức gió để tạo ra điện là vấn đề cần thiết.
Ví dụ 2. Chương trình lớp 11.
Bài 8: Liên Bang Nga
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Liên bang Nga là một đất nước giàu tài nguyên (trữ lượng than đá,
dầu mỏ và khí tự nhiên đứng thứ 1, 2 thế giới).
- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên

bang Nga.
- Trân trọng những thành quả Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam,
trong đó có những công trình thuỷ điện, khai thác dầu khí…
Bài 9: Nhật Bản
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên NL nhưng là một cường quốc
kinh tế sử dụng khối lượng lớn nguồn NL.
- Nhật Bản luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là NL.
- Hiện nay, Nhật Bản đang nghiên cứu để đưa vào sử dụng các nguồn
NL mới thay nguyên liệu hoá thạch.
- Có ý thức học tập người Nhật.
Ví dụ 3. Chương trình lớp 12:
16


Bài 27 : Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Biết được cơ cấu ngành công nghiệp NL của nước ta cũng như các
nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.
- Các giải pháp sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên đối với ngành
công nghiệp NL.
- Cần sử dụng các nguồn NL sạch thay thế NL hoá thạch.
- Phân tích biểu đồ về sản lượng khai thác than, dầu mỏ và tình hình
sản xuất điện ở nước ta.
- Nhận xét và phân tích bản đồ Công nghiệp năng lượng.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, xăng, dầu, than...
Bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ là:
- Giao thông vận tải là ngành sử dụng rất nhiều xăng, dầu, than, đồng
thời còn gây ô nhiễm môi trường.

- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng
các nguồn năng lượng mới thay thế dần cho các nhiên liệu truyền thống đồng
thời với việc cải thiện kết cấu hạ tầng là vấn đề hết sức cần thiết.

17


PHẦN BA

KẾT LUẬN
1. Kết quả của việc ứng dụng
Qua việc thực hiện giải pháp trên ở một số lớp 10 và 11,tính đến cuối
tháng 3/2012. Tôi có kiểm tra ý thức hiểu biết về việc “sử dụng năng lượng
tiết kiệm có hiệu quả” của học sinh lớp 11chuyên Anh và 10 chuyên Hoá đạt
kết quả như sau: Lớp 11chuyên Anh đạt: 38/42 (đạt 90,4%); lớp 10 chuyên
Hoá đạt 33/36 (đạt 91,7%) học sinh có ý thức tốt về việc “sử dụng năng lượng
tiết kiệm” trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Cụ thể như sau:
Các em nhận thức được sâu sắc phần lớn các nguồn tài nguyên là có
hạn nên cần khai thác và sử dụng hợp lí. Tuyên truyền đến mọi người dân nơi
bản thân các em sinh sống về Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ở nhà các em có ý thức nhắc nhở anh chị em cũng như bố mẹ, bạn bè
các em sử dụng tiết kiệm điện, sử dụng các đồ dùng có dán nhãn mác tiết
kiệm điện...
Đến trường các em luôn có ý thức tiết kiệm điện. Cụ thể là các em có ý
thức tắt các đồ dùng điện như: bóng đèn, quạt,… khi không cần thiết. Các em
cũng đã biết vận dụng kiến thức đã học vào các phong trào đoàn thể.
Ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của các em học sinh
lớp 11chuyên Anh và 10 chuyên Hoá cũng lan tỏa đến các bạn học sinh khác,

và lan tỏa đến gia đình các em và đến với các địa phương nơi các em đang
sinh sống mà từ đó bạn bè các em, bố mẹ các em cũng có ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm có hiệu quả không làm ảnh hưởng đến môi trường. Góp phần
đóng góp vào Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm ở trường THPT không chỉ có
thể áp dụng với môn Địa lí mà có thể áp dụng với nhiều môn học khác. Đã
đến lúc "Mỗi GV phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy
các môn trong nhà trường" (GS.TS Vũ Ngọc Hải ).

Kết quả điều tra so sánh thái độ học sinh đối với vấn đề giáo dục sử dụng
18


năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Lớp chưa được thực hiện Lớp đã được thực hiện
Các vấn đề về giáo dục
lồng ghép
lồng ghép
sử dụng NLTK&HQ
Đồng ý Phân
Không Đồng ý Phân
Không
được hỏi
vân
đồng ý
vân
đồng ý
1.Tắt các thiết bị sử dụng 70,2% 24,3% 5,5%
96,0% 4,0%

0%
điện khi ra khỏi phòng
học.
2. Sóng, thuỷ triều, dòng 65,5% 24,9% 9,6%
98%
2,0%
0%
biển có khả năng tạo ra
điện.
3. Sự phát triển của 72,5% 20,7% 6,8%
94,3% 3,7%
2,0%
ngành công nghiệp khai
thác dầu khí sẽ dẫn tới
nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên, gây ô nhiễm môi
trường...
4. Nếu các nước tìm ra 67,8% 22,2% 10,0% 90,0% 6,0%
4,0 %
được nguồn năng lượng
mới; khai thác tốt nguồn
năng lượng vô tận; có ý
thức sử dụng tiết kiệm
năng lượng có thể góp
phần tích cực vào việc
cải thiện hoà bình ở khu
vực Tây Nam Á và khu
vực Trung Á.
5. Mỗi học sinh chúng ta 68,0% 22,5% 9,5%
91,0% 5,4%

3,6%
cần phải sử dụng
NLTK&HQ chính là bảo
vệ môi trường sống của
chính mình.
6.HS cam kết sẽ tuyên 50,7% 22,6% 26,7% 83,5% 9,7%
6,8%
truyền
sử
dụng
NLTK&HQ cho những
người xung quanh

2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc lồng ghép giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào giảng dạy môn Địa lý ở
trường THPT chuyên Lam Sơn
- Giáo viên cần kiên trì sử dụng phương pháp này.
- Tổ chức các buổi ngoại khoá về ý thức tiết tiệm năng lượng và
BVMT.
- Phát tờ rơi cho các lớp tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của nguồn
năng lượng từ đó cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
19


- Tạo thói quen tiết kiệm điện cho học sinh với các hình dán nhắc nhở.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường tuyên truyền cho học
sinh hiểu thêm về “Giờ trái đất”: “Ngoài việc tắt đèn trong Giờ Trái đất, bạn
còn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta?” - đó
là thông điệp mà nhà tổ chức Giờ Trái đất muốn gửi tới công dân toàn cầu,
trong đó có Việt Nam.

Tuy rằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân còn hạn chế, nhưng tôi
hy vọng rằng với phương pháp này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều đối
tượng học sinh không chỉ trong khuôn khổ ở trường THPT chuyên Lam Sơn
mà cả các trường phổ thong khác trong tỉnh.
3. Kiến nghị, đề xuất
- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới công tác quản
lý và đổi mới phương pháp dạy - học, đặc biệt đưa “Ứng dụng CNTT” vào
chiều sâu để khai thác những lợi ích của nó.
- Cần có những kế hoạch và hành động cụ thể trong việc sử dụng tiết
kiệm nguồn năng lượng điện trong từng phòng ban, và trong các phòng học,
tránh tình trạng không có người làm việc nhưng các thiết bị sử dụng điện vẫn
hoạt động.
- Khuôn viên trường học cũng cần có những câu khẩu hiệu, băngzon
nhằm mục đích tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho
học sinh toàn trường.
- Đưa giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm có hiệu quả” vào áp dụng cho nhiều lớp trong trường THPT chuyên
Lam Sơn.

LỜI KẾT
20


Bằng những kinh nghiệm ít ỏi trong quá trình giảng dạy, nhưng với
mong muốn đóng góp vào công cuộc Đổi mới phương pháp dạy học trong
trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng, nâng cao ý thức và thay
đổi hành vi của học sinh trong việc sử dụng hợp lí năng lượng, tác giả đã xây
dựng đề tài “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
trường THPT chuyên Lam Sơn”.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, đặc

biệt các giáo viên trong tổ Địa lí trường THPT Chuyên Lam Sơn đã nhiệt tình
giúp đỡ và có những nhận xét quý báu trong quá trình tác giả xây dựng đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
của các đồng chí giáo viên giảng dạy cùng bộ môn để đề tài của tác giả hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Đỗ Thị Hằng

Tài liệu tham khảo
21


1. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu
Hằng, Trần Đức Tuấn. Phương pháp dạy học địa lý. NXB Giáo dục.
2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lý theo
hướng tích cực. NXB ĐHSP.
3. Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD- ĐT. Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thông môn Địa lí.
4. Các tài liệu liên quan đến vấn đề Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả qua môn Địa lí.
5. Lê Thông (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Địa lí 10, chương trình cơ bản.
6. Lê Thông (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Địa lí 11, chương trình cơ bản.

MỤC LỤC
22



Phần một. Đặt vấn đề…………………………………………………….. .1
1. Lời mở đầu………………………………………………………………..1
2. Lịch sử của đề tài…………………………………………………………2
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..2
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu…………………………………...3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài……………………………………………3
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu…………………………………….. .3
Phần hai. Giải quyết vấn đề……………………………………………… .4
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu………………………………………..4
3. Các giải pháp thực hiện…………………………………………………...7
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện..................................................................9
Phần ba. Kết luận.........................................................................................17
1. Kết quả của việc ứng dụng.........................................................................17
2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc lồng ghép giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT chuyên
Lam Sơn……………………………………………………………………..18
3. Kiến nghị, đề xuất………………………………………………………...18
Lời kết………………………………………………………………………20

23



×