Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.56 MB, 137 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quảng Ninh, tháng 8 năm2014


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH
NIPPON KOEI

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
QUẢNG NINH


KENGO NAGANUMA

Quảng Ninh, tháng 8 năm 2014


MỤC LỤC
Trang

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG ............................................ 1-1
1.1
Mục tiêu ............................................................................................................................. 1-1
1.2
Phƣơng pháp tiếp cận của Nghiên cứu .............................................................................. 1-1
1.3
Điều kiện chung của tỉnh Quảng Ninh .............................................................................. 1-2
1.4
Dự báo về tình hình phát triển xã hội theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................... 1-3
1.5
Những thuận lợi và thách thức của tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 1-4
CHƢƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG .................................................................................. 2-1
2.1
Môi trƣờng nƣớc................................................................................................................ 2-1
2.2
Môi trƣờng không khí........................................................................................................ 2-4
2.3
Môi trƣờng tiếng ồn ........................................................................................................... 2-4
2.4
Quản lý chất thải rắn.......................................................................................................... 2-4
2.5

Rừng nội địa/ Rừng ven biển ............................................................................................. 2-7
2.6
Đa dạng sinh học ............................................................................................................... 2-8
2.7
Xói lở và bồi tụ ................................................................................................................ 2-19
2.8
Thiên tai........................................................................................................................... 2-10
CHƢƠNG 3 KHUNG CƠ BẢN CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ MÔI TRƢỜNG TỈNH QUẢNG
NINH.............................................................................................................................. 3-1
3.1
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Quy hoạch Môi trƣờng tỉnh
Quảng Ninh ....................................................................................................................... 3-1
3.2
Phân vùng môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 3-8
3.3
Những vùng môi trƣờng trọng điểm đƣợc đề cập trong Quy hoạch môi trƣờng tỉnh Quảng
Ninh …………………………………………………………………………………….3-11
3.4
Chức năng cần đƣợc tăng cƣờng cho Sở TN&MT Quảng Ninh ..................................... 3-12
3.5
Những vấn đề khác cần chú ý trong giải pháp thực hiện Quy hoạch .............................. 3-12
CHƢƠNG 4 QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC ............................................................................ 4-1
4.1
Dự báo tác động và các vấn đề về quản lý môi trƣờng đến năm 2020 .............................. 4-1
4.2
Những mục tiêu cần đạt đƣợc và những vấn đề cần đƣợc giải quyết đến năm 2020......... 4-3
4.3
Cách tiếp cận các biện pháp quản lý nƣớc thải.................................................................. 4-3
4.4
Dự án đề xuất..................................................................................................................... 4-8

CHƢƠNG 5 QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ ................................................................. 5-1
5.1
Dự báo các tác động và những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý môi trƣờng đến
năm 2020 ........................................................................................................................... 5-1
5.2
Các mục tiêu cần đạt đƣợc và các vấn đề phải đƣợc giải quyết đến năm 2020 ................. 5-2
5.3
Phƣơng pháp tiếp cận đối với Quản lý Chất lƣợng Không khí.......................................... 5-2
5.4
Các dự án đề xuất đến năm 2020 ....................................................................................... 5-5
CHƢƠNG 6 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN.................................................................................... 6-1
6.1
Tác động dự báo và vấn đề cần đƣợc giải quyết đối với Quản lý Chất thải rắn đến năm
2020 ................................................................................................................................... 6-1
6.2
Mục tiêu cần đạt đƣợc và các vấn đề phải đƣợc giải quyết đến năm 2020........................ 6-2
6.3
Phƣơng pháp tiếp cận đối với Quản lý chất thải rắn.......................................................... 6-3
6.4
Các Dự án đề xuất ............................................................................................................. 6-7
CHƢƠNG 7 QUẢN LÝ RỪNG ....................................................................................................... 7-1
7.1
Dự báo tác động và các vấn đề cần phải giải quyết đối với Quản lý Môi trƣờng đến năm
2020 ................................................................................................................................... 7-1
7.2
Mục tiêu cần đạt đƣợc và các vấn đề phải đƣợc giải quyết đến năm 2020........................ 7-2

1



7.3
7.4

Các phƣơng pháp tiếp cận Quản lý Rừng .......................................................................... 7-3
Các dự án đƣợc đề xuất đến năm 2020 .............................................................................. 7-6

CHƢƠNG 8 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC............................................................................. 8-1
8.1
Dự báo các tác động và những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý môi trƣờng đến
năm 2020 ........................................................................................................................... 8-1
8.2
Những chỉ tiêu đề ra và những vấn đề cần giải quyết đến năm 2020 ................................ 8-1
8.3
Cách tiếp cận để bảo tồn đa dạng sinh học ........................................................................ 8-2
8.4
Các Dự án đề xuất đến năm 2020 ...................................................................................... 8-3
CHƢƠNG 9 CÁC VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......................................................................... 9-1
9.1
Dự báo tác động và các vấn đề cần phải giải quyết cho quản lý môi trƣờng đến năm
2020… ............................................................................................................................... 9-1
9.2
Mục tiêu cần đạt đƣợc và vấn đề cần giải quyết đến năm 2020 ........................................ 9-3
9.3
Phƣơng pháp tiếp cận những vấn đề biến đổi khí hậu ....................................................... 9-3
9.4
Đề xuất dự án đến năm 2020 ............................................................................................. 9-4
CHƢƠNG 10 GIÁM SÁT MÔI TRƢỜNG ................................................................................... 10-1
10.1 Mạng điểm quan trắc của tỉnh đến năm 2020 .................................................................. 10-1
10.2 Thiết lập trung tâm GIS tỉnh ............................................................................................ 10-2
10.3 Giám sát Môi trƣờng liên vùng cho tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 10-3

10.4 Khuyến nghị về Quan trắc chất lƣợng đất ....................................................................... 10-4
CHƢƠNG 11 CÁC GIẢI PHÁP THỰ HIỆN QUY HOẠCH ........................................................ 11-1
11.1 Các giải pháp thự hiện Dự án ƣu tiên .............................................................................. 11-1
11.2 Lịch thực hiện dự án ƣu tiên ............................................................................................ 11-4
11.3 Những nguồn kinh phí có thể huy động cho thực thi các dự án đề xuất........................ 11-15
11.4 Giám sát thực thi các dự án đề xuất............................................................................... 11-19
11.5 Tiến trình yêu cầu khi đăng ký xin vốn tài trợ quốc tế .................................................. 11-19
11.6 Nâng cao chức năng của các tổ chức và nguồn nhân lực có liên quan .......................... 11-20
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................1
1
Lợi ích triển khai thực hiện Quy hoạch môi trƣờng ............................................................. 1
2
Mối quan hệ giữa phân vùng môi trƣờng và những dự án đề xuất trong Quy hoạch Môi
trƣờng tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................ 2
3
Phác thảo lộ trình triển khai thực hiện Quy hoạch môi trƣờng........................................... 11
4
Đề cập tới những vấn đề môi trƣờng liên vùng .................................................................. 12
5
Các kiến nghị ...................................................................................................................... 13

2


DANH MỤC BẢNG
Các nhà máy xử lý nƣớc thải hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.............................. 2-1
Quy chuẩn chất lƣợng quốc gia về khí thải nhà máy nhiệt điện..................................... 2-2
Tỉ lệ đạt chuẩn chất lƣợng nƣớc biển ven bờ từ năm 2009 đến năm 2012..................... 2-3
Tỷ lệ phần trăm đạt chuẩn chất lƣợng không khí trong các năm từ 2009 đến 2012, so
sánh với QCVN 05:(2009/BTNMT) đối với đo 1 h ....................................................... 2-4

Bảng 2-5 Tỉ lệ đạt chuẩn đối với tiếng ồn năm 2012 ..................................................................... 2-4
Bảng 2-6 Hiện trạng các bãi rác hiện tại ........................................................................................ 2-5
Bảng 2-7 Thay đổi điều kiện rừng (1999-2010) ............................................................................ 2-8
Bảng 2-8 Các thành phần đặc hữu trong hệ động thực vật Quảng Ninh ........................................ 2-9
Bảng 2-9 Tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 – 2009 ........ 2-11
Bảng 4-1 Dự báo Nhu cầu dùng nƣớc tại các khu vực dân cƣ, nƣớc công nghiệp, nƣớc tƣới tiêu,
ngƣ nghiệp và chăn nuôi vào năm 2015, 2020 và 2030 ................................................. 4-1
Bảng 4-2 Mục tiêu đề xuất cần đạt đƣợc đến năm 2020 ................................................................ 4-3
Bảng 4-3 Biện pháp đối phó với từng loại nƣớc thải ..................................................................... 4-4
Bảng 4-5 Tiêu chuẩn nƣớc thải đối với nƣớc thải công nghiệp ..................................................... 4-5
Bảng 4-6 Danh mục các dự án đề xuất .......................................................................................... 4-9
Bảng 4-7 Danh mục các dự án đề xuất đối với lĩnh vực quản lý môi trƣờng nƣớc đến năm
2020……...................................................................................................................... 4-11
Bảng 5-1 Tiêu chuẩn Chất lƣợng Không khí: Hạt Vật chất (TSP và PM10) .............................. 5-2
Bảng 6-1 Ƣớc tính lƣợng rác thải đầu vào (2020) ......................................................................... 6-1
Bảng 6-2 Dự báo khối lƣợng CTRCN phát sinh ............................................................................ 6-2
Bảng 6-3 Các KCN và các ngành trọng điểm cần ƣu tiên phát triển ............................................. 6-2
Bảng 6-4 So sánh các phƣơng pháp xử lý chất thải có thể phân hủy sinh học .............................. 6-4
Bảng 6-5 Đề xuất các loại vật liệu có thể tái chế ........................................................................... 6-4
Bảng 6-6 Công nghệ xử lý và tiêu hủy các loại chất thải y tế ........................................................ 6-6
Bảng 6-7 Vị trí đề xuất các khu liên hợp xử lý CTR Công nghiệp trong quy hoạch liên vùng ..... 6-7
Bảng 6-8 Danh mục các Dự án đề xuất.......................................................................................... 6-7
Bảng 6-9 Kết quả đánh giá địa điểm đề xuất xây dựng công trình quản lý chất thải vùng .......... 6-10
Bảng 6-10 Danh mục các dự án đề xuất về Quản lý Chất thải rắn khai thác than đến năm 2020
….…………………………………………………………………………………….6-15
Bảng 7-1 Tác động tiềm năng chính bởi các Dự án ƣu tiên trong Quy hoạch TT Phát triển KT-XH
………………………………………………………………………………………….7-1
Bảng 7-2 Mục tiêu Quy hoạch Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030................................................................................................................................ 7-2
Bảng 7-3 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Ninh .................................................. 7-5

Bảng 7-4 Các khu bảo tồn sẽ thành lập.......................................................................................... 7-5
Bảng 7-5 Các khu bảo tồn sẽ thành lập.......................................................................................... 7-5
Bảng 7-6 Danh mục dự án đề xuất................................................................................................. 7-6
Bảng 8-1 Các chỉ số đề xuất về đa dạng sinh học tới năm 2020 ................................................... 8-2
Bảng 8-2 Danh mục các dự án đề xuất .......................................................................................... 8-3
Bảng 9-1 Ƣớc tính lƣợng phát thải GHG ở Việt Nam trong tƣơng lai .......................................... 9-1
Bảng 9-2 Các tiềm năng tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ninh ............................... 9-1
Bảng 9-3 Những vấn đề cần giải quyết đến năm 2020 .................................................................. 9-2
Bảng 9-4 Chỉ tiêu Xã hội thích ứng (Tính thích ứng) trong QNEMP............................................ 9-3
Bảng 9-5 Chỉ tiêu xã hội Carbon thấp (giảm nhẹ) trong QNEMP ................................................. 9-3
Bảng 9-6 Thứ tự ƣu tiên trong Ba phƣơng pháp tiếp cận .............................................................. 9-3
Bảng 9-7 Danh mục dự án đề xuất................................................................................................. 9-4
Bảng 9-8 Tóm tắt Dự án 1 -1 ......................................................................................................... 9-4
Bảng 9-9 Tóm tắt Dự án 2-1 .......................................................................................................... 9-5
Bảng 9-10 Tóm tắt Dự án 2-2 .......................................................................................................... 9-5
Bảng 9-11 Tóm tắt Dự án 2-3 .......................................................................................................... 9-5
Bảng 9-12 Tóm tắt Dự án 3-1 .......................................................................................................... 9-5
Bảng 9-13 Tóm tắt Dự án 4-1 .......................................................................................................... 9-6
Bảng 2-1
Bảng 2-2
Bảng 2-3
Bảng 2-4

1


Bảng 9-14 Tóm tắt Dự án 4-2 .......................................................................................................... 9-6
Bảng 9-15 Tóm tắt Dự án 5-1 .......................................................................................................... 9-6
Bảng 9-16 Tóm tắt Dự án 5-2 .......................................................................................................... 9-6
Bảng 9-17 Tóm tắt Dự án 6-1 .......................................................................................................... 9-6

Bảng 9-18 Tóm tắt Dự án 6-2 .......................................................................................................... 9-6
Bảng 9-19 Tóm tắt Dự án 7-1 .......................................................................................................... 9-7
Bảng 9-20 Tóm tắt Dự án 8-1 .......................................................................................................... 9-7
Bảng 9-21 Tóm tắt Dự án 8-2 .......................................................................................................... 9-7
Bảng 9-22 Tóm tắt Dự án 8-3 .......................................................................................................... 9-7
Bảng 9-23 Tóm tắt Dự án 9-1 .......................................................................................................... 9-7
Bảng 9-24 Tóm tắt Dự án 10-1 ........................................................................................................ 9-7
Bảng 11-1 Những Dự án ƣu tiên đề xuất trong Quy hoạch Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh ............ 11-1
Bảng 11-2 Tóm tắt chƣơng trình Bảo vệ Môi trƣờng giai đoạn 2012-2015 .................................. 11-5
Bảng 11-3 Tóm tắt chƣơng trình Bảo vệ Môi trƣờng giai đoạn 2016-2020 .................................. 11-6
Bảng 11-4 Danh mục nguồn ngân sách cho các dự án thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu ................ 11-9
Bảng 11-5 Kinh phí dự kiến......................................................................................................... 11-11
Bảng 1 Tình hình dự kiến kết quả đạt đƣợc thông qua thực hiện Quy hoạch môi trƣờng ..................2
Bảng 2 Mối quan hệ giữa các dự án và phân vùng môi trƣờng ........................................................3
Bảng 3 Phác thảo lộ trình triển khai thực hiện Quy hoạch môi trƣờng...............................................11

2


DANH MỤC HÌNH
Ƣớc tính thải lƣợng BOD từ nƣớc thải sinh hoạt tính trên đơn vị diện tích ở tỉnh Quảng
Ninh trong năm 2011 ..................................................................................................... 2-3
Hình 3.2-1 Bản đồ Phân vùng Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 3-9
Hình 4-1 Sơ đồ mô hình Jokaso ..................................................................................................... 4-6
Hình 4-2 Địa điểm đề xuất các trạm xử lý nƣớc thải mỏ bổ sung ở tỉnh Quảng Ninh................... 4-8
Hình 6-1 Quy trình xử lý rác thải thông qua 3R ............................................................................ 6-3
Hình 6-2 Ví dụ về Bãi rác Hợp vệ sinh .......................................................................................... 6-5
Hình 6-3 Đánh giá sơ bộ các địa điểm ứng cử là bãi rác vùng cho thành phố Hạ Long, thành phố
Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ ........................................................................................ 6-9
Hình 6-4 Kế hoạch phát triển dự án Nhà máy Đốt rác ................................................................. 6-11

Hình 6-5 Mô hình quản lý CTRCN dự kiến áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh ................................ 6-13
Hình 7-1 Khái niệm rừng đầu nguồn ............................................................................................. 7-3
Hình 7-2 Khái niệm hành lang sinh thái ở tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 7-4
Hình 8-1 Phác thảo Quy trình Đăng ký Khu vực Ramsar .............................................................. 8-6
Hình 8-2 Các khu vực môi trƣờng đất ngập nƣớc ứng viên khu Ramsar....................................... 8-7
Hình 9-1 Cơ cấu tổng thể các phƣơng pháp tiếp cận những vấn đề khí hậu .................................. 9-4
Hình 10-1 Mạng điểm quan trắc đề xuất của tỉnh đến năm 2020 .................................................. 10-1
Hình 10-2 Hiện trạng EANET....................................................................................................... 10-3
Hình 2-1

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3R

Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế

AAS

Máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử

A-Cmax

Nồng độ cho phép tối đa

AHP

Công viên Di sản ASEAN Heritage


AQM

Quan trắc chất lƣợng không khí

AQS

Tiêu chuẩn chất lƣợng không khí

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

ASEON

Các quan chức cao cấp về Môi trƣờng của ASEAN

AVG

Trung bình

BAP

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học

BOD5

Nhu cầu Ôxy sinh hóa

BTL


Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

CaCl2

Clorua canxi

CBD

Công ƣớc về Đa dạng Sinh học

CD

Phát triển năng lực

CEPC

Hành lang Bảo vệ Môi trƣờng Ven biển

CFB

Tầng sôi tuần hoàn

COD

Nhu cầu ô xy hóa học


COP

Hội nghị các bên

DANIDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

DARD

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DCST

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

DOC

Sở Xây dựng

DOET

Sở Giáo dục và Đào tạo

DOH

Sở Y tế

DOIT


Sở Công Thƣơng

DONRE

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

DOST

Sở Khoa học và Công nghệ

DOT

Sở Giao thông Vân tải

DPI

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

EIA

Đánh giá Tác động Môi trƣờng

EMAC

Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trƣờng

EU

Liên minh Châu Âu


EVN

Điện lực Việt Nam

FS

Nghiên cứu Khả thi

GC-MS

Sắc kí khí/Khối phổ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GHG

Khí Nhà kính

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

HBMD


Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

IBA

Vùng Chim quan trọng

IDB

Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học

INDEVCO

Công ty Phát triển Công nghiệp

IP

Khu Công nghiệp

IUCN

Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JSC

Công ty Cổ phần


Kp

Hệ số Công suất

kPa

Kilopascal

Kv

Hệ số Khu vực

1


kVA

Kilo Vôn Ampe

L/min

Lít/phút

LUP

Kế hoạch Sử dụng đất

M/P

Quy hoạch Tổng thể


MB

Ban Quản lý

MCST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

MOF

Bộ Tài chính

MOH

Bộ Y tế

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

MPA

Khu Bảo tồn biển

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

MSW


Chất thải rắn đô thị

Mw

Mega Oát

NDVI

Chỉ số Khác biệt Thực vật đã đƣợc chuẩn hóa

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NKER

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

NORAD

Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

NP

Vƣờn Quốc gia

NTFP

Sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ


ºC

Độ C

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OJT

Đào tạo thông qua công việc

PEM

Quan trắc Phát thải Nhà máy

PES

Chi trả Dịch vụ Môi trƣờng

PM

Hạt Vật chất

PM10

Hạt Vật chất có kích thƣớc nhỏ hơn 10μm

PM2.5


Hạt Vật chất có kích thƣớc nhỏ hơn 2.5μm

PMU

Ban Quản lý Dự án

PPC

UBND Tỉnh

PSD

Cơ sở dữ liệu Nguồn ô nhiễm

PSI

Kiểm kê Nguồn ô nhiễm

PSM

Bản đồ Nguồn ô nhiễm

PST

Bảng Nguồn ô nhiễm

QA/QC

Đảm bảo Chất lƣợng/Kiểm soát Chất lƣợng


QCVN

Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam

QD-TTg

Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ

QN

Tỉnh Quảng Ninh

RRD

Vùng đồng bằng sông Hồng

SEDP

Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

SOP

Quy trình vận hành tiêu chuẩn

SUF

Rừng Đặc dụng

SW


Chất thải rắn

SWM

Quản lý Chất thải rắn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSP

Bụi tổng

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UK

Vƣơng quốc Anh

UNDP

Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc


UPS

Bộ lƣu điện

URENCO

Công ty Môi trƣờng Đô thị

US

Hợp chủng quốc Hoa kỳ

US EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng của Hoa kỳ

UV

Tia cực tím

2


VEA

Tổng cục Môi trƣờng Việt Nam

VEPF


Quỹ Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam

VINACOMIN

Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam

WG

Nhóm Công tác

WQI

Chỉ số Chất lƣợng nƣớc

WQM

Quan trắc Môi trƣờng Nƣớc

WWTP

Nhà máy Xử lý Nƣớc thải

WWV

Khối lƣợng Nƣớc thải

3


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)


CHƢƠNG 1

1.1

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG

Mục tiêu
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là để lập Quy hoạch Môi trường cho tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch sử dụng đất và các mục tiêu quy hoạch
ngành, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi
trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng lực quản lý môi trường của tỉnh.

1.2

Phƣơng pháp tiếp cận của Nghiên cứu

Các quan điểm và tiếp cận chính được áp dụng trong Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh,
Vịnh Hạ Long và Đề án cải thiện Môi trường bao gồm:
1. Phương pháp tiếp cận nền kinh tế “tăng trưởng xanh” là tiếp cận chính, xuyên suốt
trong quá trình lập Quy hoạch và xây dựng các dự án ưu tiên trong Đề án cải thiện môi
trường.
2. Quan điểm và tiếp cận hệ thống và tổng hợp:
-

Quan điểm hệ thống: Quảng Ninh được xem xét trong hệ thống kinh tế phía
bắc: “Vùng đồng bằng Sông Hồng và Khu vực vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”,
"Hai hành lang, một vành đai kinh tế” trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam –

Trung Quốc (hai hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh, và Nam Ninh – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng và một “vành đai
kinh tế Bắc Bộ” gồm có 10 tỉnh ven biển Việt Nam từ Quảng Trị đến Quảng
Ninh).

-

Quan điểm tổng hợp: Các không gian quy hoạch được hoạch định dựa trên sự
phân tích, đánh giá tổng các chiến lược phát triển của Nhà nước, các quy hoạch
KTXH và quy hoạch ngành của tỉnh có liên quan.

3. Áp dụng sáng kiến SATOYAMA Nhật bản trong hoạch định không gian và xây dựng
một số dự án liên quan đến Quản lý Rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và vấn đề liên quan
đến biến đổi khí hậu .
4. Tiếp cận quản lý theo đối tượng dựa theo 4 nhóm chức năng môi trường chính : Bảo tồn
và bảo vệ, Cải tạo và phục hồi môi trương, Quản lý môi trường tích cực, Phát triển thân
thiện môi trường, với việc kết hợp quản lý môi trường theo vùng (Lựa chọn một số
vùng trọng điểm như Hạ Long,…) và quản lý môi trường liên vùng (Quảng Ninh với
các tỉnh lân cận, Quảng Ninh với các vùng lãnh thổ giáp biên giới phia Trung Quốc).

1-1


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

1.3

Điều kiện chung của tỉnh Quảng Ninh

1.3.1


Điều kiện tự nhiên

(1) Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý của tỉnh Quảng Ninh gần với hai trong ba thành phố lớn nhất nước là
Hà Nội và Hải Phòng, đồng thời có biên giới với miền Nam Trung Quốc, tỉnh Quảng
Ninh đóng vai trò quan trọng về kinh tế, đặc biệt là trong khung hợp tác kinh tế khu
vực như sau:


“Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ” bao gồm tỉnh
Quảng Ninh - vùng kinh tế lớn thứ hai ở Việt Nam. Theo Quyết định số
145/2004/QU-TTg, đến năm 2020, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ nhằm
mục đích đóng góp 28-29% vào tổng GDP của cả nước, chủ yếu thông qua phát
triển ngành công nghiệp và dịch vụ.



"Hai hành lang, một vành đai kinh tế” là khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Trung
Quốc (hai hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh,
và Nam Ninh – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng và một “vành đai kinh tế Bắc Bộ”
gồm có 10 tỉnh ven biển Việt Nam từ Quảng Trị đến Quảng Ninh).



"Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore” là một kế hoạch hội nhập kinh tế
Trung Quốc – ASEAN. Có thể hình dung là các thành phố trong khuôn khổ hành
lang này sẽ được kết nối bằng cả đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và hàng
không, tạo ra một khu vực phát triển toàn diện được tăng cường về thương mại,
đầu tư và du lịch.


(2) Khí hậu
Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình
năm là 220C ở vùng thấp, và lượng mưa trung bình năm từ 1.800 đến 2.000 mm. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa hè chiếm đến 75 -85% lượng mưa trong
năm.
(3) Tài nguyên nước
Tỉnh Quảng Ninh có mạng lưới sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,9 –
1,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối thường ngắn và dốc, tốc độ
dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các sông trên địa
bàn tỉnh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam và
Bắc – Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa. Trên địa bàn tỉnh có 30 sông,
suối có chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thường không quá 300km2 trong đó có 4
sông lớn là sông Đá Bạc, sông Ka Long, sông Tiên yên và sông Ba Chẽ . Tài ngyên
nước mặt từ các sông khoảng 7,26 tỷ m3.

1-2


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

Trữ lượng nước ngầm trong tỉnh được khai thác và phân loại như sau: loại A: 55.622
m3/ngày đêm; loại B: 130.671 m3/ngày đêm; và loại C: 172.216 m3/ngày đêm.
1.3.2

Điều kiện xã hội

(1) Khái quát
Năm 2011, dân số tỉnh Quảng Ninh là 1,2 triệu người. Trong số 14 huyện, thị xã, thành
phố thì thành phố Hạ Long có dân số lớn nhất với 224.700 người, chiếm 19.2% dân số

của cả tỉnh.
Khoảng 80% diện tích của tỉnh là vùng đồi, núi và 64% diện tích được bao phủ bởi
rừng. Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 55% so với tỷ lệ trung bình
của cả nước là 32%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012
lần lượt là 13,0, 10,6, 12,3, 12,1, 7,4; trung bình giai đoạn 2008 - 2011 là 12%/năm,
cao gấp 1,8 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (là 7%). GDP bình quân đầu
người trong năm 2011 là 2.264 USD, cao gấp 1,65 lần giá trị bình quân của cả nước
(là 1.375 USD).
Về cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp chiếm 53%, ngành dịch vụ chiếm 42%, ngành
nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5%. Các ngành công nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng
Ninh là du lịch và khai thác than.

1.4

Dự báo về tình hình phát triển xã hội theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Dưới đây là các dự báo chính về tình hình xã hội theo Quy
hoạch này:

1.4.1

Tăng trưởng dân số
Từ năm 2012 đến năm 2020, ước tính dân số Quảng Ninh sẽ tăng với tỉ lệ 1,01%/ năm,
và đạt 1,3 triệu người vào năm 2020. Sau đó, dân số sẽ tăng chậm hơn, khoảng 0,62%
/năm, và ước tính đến năm 2030, dân số sẽ là 1,4 triệu người.

1.4.2


Tăng trưởng GDP
Mức tăng trưởng GDP hàng năm dự tính là 12,7 %/ năm trong giai đoạn từ 2012 đến
2020, và 6,7 %/ năm trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2030. GDP bình quân đầu người
dự đoán là 8.100 USD/người vào năm 2020 và 20.000 USD/đầu người vào năm 2030
với giá cố định năm 2010.

1-3


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

1.4.3

Thay đổi cơ cấu công nghiệp
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đề xuất mục tiêu thay đổi cơ cấu công nghiệp. Cơ
cấu kinh tế tổng thể cũng dự kiến sẽ thay đổi, với ngành dịch vụ thay đổi theo ngành
du lịch, chiếm đến 51% GDP sau 2020. Ngoài ra, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
cũng đề xuất mức giảm công nghiệp khai thác than từ 25% năm 2012 xuống còn 12%
vào năm 2030. Những ý tưởng này dựa vào việc giới thiệu khái niệm chiến lược phát
triển xanh để chuyển đổi ngành công nghiệp từ “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh”.

1.5

Những thuận lợi và thách thức của tỉnh Quảng Ninh

1.5.1

Những thuận lợi của tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng to lớn, đặc biệt – cơ hội nổi bật – lợi thế cạnh tranh:



Tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt mang tính chiến lược về địa chính trị - kinh tế,
với các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Di sản thế giới vịnh Hạ Long – Kỳ
quan thiên nhiên thế giới mới, đồng thời cũng là vị trí trọng điểm về an ninh quốc
phòng. Quảng Ninh là nơi giao thoa của hai hành lang và một vành đai kinh tế
Việt Nam – Trung Quốc, tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, là cầu nối quan trọng trong
khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh –
Singapore, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.



Quảng Ninh có những tài sản du lịch đẳng cấp thế giới, ví dụ như Di sản thế giới
Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Bái Tử Long. Tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều
danh lam thắng cảnh nổi trội với 626 di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, có tiềm
năng to lớn về phát triển các loại hình du lịch và ngành công nghiệp văn hóa, giải
trí.



Quảng Ninh có nhiều nguồn khoáng sản dồi dào, đặc biệt là than đá, đá vôi, đất
sét, là điều kiện và cơ hội tốt để phát triển một trung tâm khai thác khoáng sản
mới (sản lượng khai thác than đá chiếm 95% tổng sản lượng than đá toàn quốc),
trung tâm sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng chiếm 14% tổng sản
lượng toàn quốc), trung tâm sản xuất nhiệt điện (chiếm 15% tổng sản lượng nhiệt
điện toàn quốc).



Xã hội và con người Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Đây là
nền tảng thuận lợi để xây dựng một tổng thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng

hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.



Tỉnh Quảng Ninh có nguồn tài nguyên biển rất có giá trị, như khu nuôi trồng thủy
sản rộng lớn, với hơn 6.100 km2 diện tích đánh bắt cá và 60.000 ha vùng ven biển
với các loài hải sản quý giá. Điều này tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho nuôi
trồng thủy sản và đa dạng sinh học.

1-4


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)



Quảng Ninh là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất (khoảng 388.000ha, theo Niên giám
thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2011) so với các tỉnh khác trong cùng Vùng Kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh nên khuyến khích duy trì diện tích rừng có giá trị,
không chỉ để bảo vệ môi trường nội địa mà còn bảo vệ cả môi trường ven biển.

1.5.2

Hạn chế và bất lợi
Ngoài những thuận lợi trên đây, tỉnh Quảng Ninh cũng có một số hạn chế và bất lợi
như sau:


Quảng Ninh đang nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu công nghiệp từ một nền
“ kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh”. Tuy nhiên, ngành khai thác than vẫn chiếm

1/3 tỷ trọng GDP, và một nửa ngân sách của tỉnh. Ngành than cũng là nhân tố
quan trọng trong định hướng phát triển quốc gia nói chung.



Hiện nay, các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường đều rất nỗ lực cải thiện
môi trường tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt việc quản lý môi
trường, năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý và các cơ quan quản lý môi
trường cần được củng cố.



Để thành công trong việc giảm tác động của ô nhiễm đến dân cư nói chung, các
công tác như quản lý chất thải rắn đô thị, bảo tồn và sử dụng bền vững môi
trường thiên nhiên của vùng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phải được
thực hiện. Đồng thời, các hoạt động nâng cao nhận thức không chỉ cần triển khai
đối với người dân, mà còn cả các doanh nghiệp các tổ chức liên quan để kiểm
soát các loại ô nhiễm cụ thể, ví dụ như tác động của nước thải công nghiệp hoặc
tác động của chất thải nguy hại.

1.5.3

Những thách thức đối với tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với 4 thách thức chính để cải thiện công
tác quản lý môi trường của tỉnh:


Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực và nâng cao thể chế để hiện thực hóa khái
niệm chiến lược tăng trưởng xanh,




Hiện thực hóa mức phát triển kinh tế mong đợi bằng cách chuyển đổi cơ cấu công
nghiệp từ “kinh tế nâu” sang “kinh tế xanh”,



Hài hòa mức phát triển kinh tế nhanh của tỉnh với công tác bảo vệ môi trường và
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, và



Giải quyết những vấn đề phát sinh từ các tác động của biến đổi khí hậu đã được
dự đoán (tỉnh Quảng Ninh có 8 xã ở dưới mực nước biển).

1-5


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

CHƢƠNG 2

2.1

Môi trƣờng nƣớc

2.1.1

Hiện trạng dịch vụ cấp nước


HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG

Hiện nay, hệ thống cấp nước tỉnh Quảng Ninh đang ở trong tình trạng tốt đối với mức
độ phát triển hiện tại. Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh Nước sạch Quảng
Ninh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý phân phối nước, khoảng 92% dân số đô thị
của tỉnh được tiếp cận với nước sạch, là tỷ lệ cao hơn so với các tỉnh thành khác trên
toàn quốc. Mặt khác, chất lượng của nguồn nước chưa được chú trọng, chỉ có 30% các
hộ gia đình khu vực nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sạch
của Bộ Y tế, phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong
những vấn đề chính đối với cơ quan quản lý cấp nước tại tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2

Hiện trạng nước thải trong khu vực đô thị
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện chỉ có 5 trạm xử lý nước thải, đều nằm ở thành phố
Hạ Long. Các trạm xử lý nước thải hiện có được tóm tắt trong Bảng 2-1.
Bảng 2-1

Các nhà máy xử lý nƣớc thải hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Địa điểm / Thành phố

Bãi Cháy / Thành phố Hạ Long
Hà Khánh / Thành phố Hạ Long
Khu đô thị Vựng Đâng
Khu đô thị Cọc 5 – Cọc 8/ Thành phố Hạ Long
Tổng cộng
Nguồn: QHPTKTXH

2.1.3

Công suất xử lý

(m3/ngày đêm)
3.500
7.200
2.000
2.400 (2x1.200)
15.100

Hiện trạng nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn
Ở khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Ninh, nước thải sinh hoạt được xả thải vào
nguồn nước công cộng sau khi qua nhà tiêu hợp vệ sinh. Tính đến tháng Năm 2013, có
khoảng 74% hộ gia đình nông thôn của tỉnh Quảng Ninh có nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân
bắc từ các hộ gia đình nông thôn được xử lý đơn giản tại các nhà tiêu hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, nước xám từ các hộ gia đình nông thôn thì không được xử lý trước khi xả
thải. Về việc xử lý nước xám, một số cộng đồng dân cư trong khu vực nông thôn có hệ
thống thu gom nước thải đơn giản bao gồm ống thoát nước và ao oxy hóa như nhà
máy xử lý nước thải, nước thải bao gồm nước xám được xử lý tại trạm xử lý nước thải
cộng đồng. Tại thời điểm này tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 125 xã thuộc
vực nông thôn trong đó có

36

khu

xã có hệ thống thu gom nước thải và trạm xử lý

nước thải tập trung quy mô nhỏ vào năm 2012.
2.1.4

Hiện trạng nước thải khai thác than
Tính đến tháng 6 năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(VINACOMIN) có 35 trạm xử lý nước thải đã đưa vào hoạt động, hiện đang triển khai

2-1


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

lập dự án và thi công trong cuối năm 2013 và 2014, 2015 tiếp 16 trạm xử lý nước thải.
Các nguồn nước thải hầm lò và lộ thiên được xử lý theo quy chuẩn quốc gia về nước
thải công nghiệp QCVN 40:2011.
Tuy nhiên, các trạm xử lý nước thải của VINACOMIN và của các công ty than đó
chưa đáp ứng đủ công suất. Dự kiến năm 2013, tổng khối lượng nước thải mỏ từ toàn
bộ khu vực khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 81 triệu m3/năm
(230.000 m3/ngày đêm), nhưng các trạm xử lý hiện có đến năm 2012 mới xử lý được
khoảng 74% tổng lượng nước thải đó. Do đó, khoảng 20 triệu m3/năm nước thải khai
thác than (chiếm 26% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả thải vào nguồn nước
công cộng.

2.1.5

Hiện trạng nước thải từ các khu công nghiệp
Hiện nay, tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp là 1.150m3/ngđ và
khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Hải Yên đã có trạm xử lý nước thải, theo
đó 95% nước thải của các khu công nghiệp này được xử lý trước khi xả thải. Tuy
nhiên, tất cả các cụm công nghiệp đều không có trạm xử lý nước thải tập trung, một
phần nước thải từ các cụm công nghiệp hiện có không được xử lý trước khi thải vào
vùng nước công cộng.

2.1.6


Hiện trạng nước thải từ tàu thuyền du lịch
Nước thải từ tàu thuyền du lịch là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho Vịnh Hạ
Long. Tải lượng ô nhiễm từ các tàu thuyền du lịch tương đương với 30% tải lượng ô
nhiễm từ dân cư trong khu vực. Do đó, nếu lượng nước thải này tiếp tục được xả
xuống Vịnh thì môi trường nước Vịnh Hạ Long sẽ ngày càng bị ô nhiễm.

2.1.7

Hiện trạng Tài nguyên nước

(1) Nước mặt
Bảng 2-2 tóm tắt chất lượng nước mặt từ năm 2009 đến năm 2012. Tỉ lệ mẫu chất
lượng nước mặt đạt chuẩn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT đối với BOD5 và
COD thấp, tương ứng là 31% và 57%.
Bảng 2-2 Quy chuẩn chất lƣợng quốc gia về khí thải nhà máy nhiệt điện
Tỉ lệ mẫu đạt chuẩn
chất lượng
(Số mẫu đạt chuẩn / tổng
số mẫu quan trắc )
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

COD

BOD5

TSS

Cd

Pb


Coliform

Dầu

57%
(227/400)

31%
(125/400)

67%
(268/400)

88%
(84/96)

86%
(96/111)

98%
(357/363)

58%
(217/371)

2-2


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)


(2) Nước biển ven bờ
Bảng 2-3 tóm tắt tỉ lệ mẫu đạt chuẩn chất lượng nước biển ven bờ từ năm 2009 đến
năm 2012 dựa trên kết quả quan trắc. Ô nhiễm dầu cũng được phát hiện ở vùng ven
biển.
Bảng 2-3

Tỉ lệ đạt chuẩn chất lƣợng nƣớc biển ven bờ từ năm 2009 đến năm 2012
Tỉ lệ đạt chuẩn chất
lượng
(Số mẫu đạt chuẩn / tổng
số mẫu quan trắc )
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

TSS

Coli form

Dầu

97%
(280/288)

96%
(258/270)

67%
(166/248)

(3) Nước ngầm

Đã xác nhận có ô nhiễm coliform trong nước ngầm. Tỉ lệ mẫu đạt chuẩn chất lượng
nước ngầm đối với coliform thấp (40%) trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012.
(4) Nước thải sinh hoạt
Đã xác nhận có ô nhiễm coliform trong nước thải sinh hoạt. Tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng
nước thải sinh hoạt đối với BOD (30%) trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012.
2.1.8

Ước tính tải lượng ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của
tỉnh Quảng Ninh.
Nhóm Nghiên cứu tính thải lượng BOD5 và TSS của nước thải sinh hoạt và nước thải
từ các hoạt động kinh tế. Hình 2-1 thể hiện kết quả ước tính tổng thải lượng BOD5
trong mỗi ha nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động kinh tế tại tỉnh Quảng
Ninh. Các kết quả ước tính này cho thấy các khu du lịch và khu dân cư như thành phố
Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên, thành phố Móng
Cái, huyện Đông Triều bị ô nhiễm nhiều hơn.

Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

2-3


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

Hình 2-1

Ƣớc tính thải lƣợng BOD từ nƣớc thải sinh hoạt tính trên đơn vị diện tích ở
tỉnh Quảng Ninh trong năm 2011

Môi trƣờng không khí


2.2

(1) So sánh với tiêu chuẩn chất lượng không khí
Bảng 2-4 cho thấy tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng không khí, hay nói cách khác là tỉ lệ mẫu
có nồng độ đạt chuẩn chất lượng không khí tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2009 đến năm
2012. Trong số các thông số được đo trong vòng 4 năm, các thông số SO2, CO, NOx
O3 đạt đạt chuẩn chất lượng tại 100% điểm đo, vì thế, có thể nói rằng “Nhìn chung,
chất lượng không khí tại tỉnh Quảng Ninh là tốt”, nhưng thông số bụi tổng (TSP) vượt
quy chuẩn (300 μg/m3) đối với đo 1 giờ ở rất nhiều điểm quan trắc. Có thể thấy rõ rằng các
con số tỉ lệ này giảm dần theo các năm, cũng có nghĩa là chất lượng không khí đối với thông
số TSP của tỉnh đang trở nên tồi tệ hơn.
Bảng 2-4

Tỷ lệ phần trăm đạt chuẩn chất lƣợng không khí trong các năm từ 2009 đến
2012, so sánh với QCVN 05:(2009/BTNMT) đối với đo 1 h

2010
2011
2012
2009 – 2012
Tỉ lệ mẫu đạt quy chuẩn chất lượng (%)
100%
100%
100%
100%
100%
SO2
(102/102)
(204/204)
(204/204)

(204/204)
(714/714)
100%
100%
100%
100%
100%
CO
(102/102)
(204/204)
(204/204)
(204/204)
(714/714)
100%
100%
100%
100%
100%
NOx
(102/102)
(204/204)
(204/204)
(204/204)
(714/714)
100%
100%
100%
100%
100%
O3

(102/102)
(204/204)
(204/204)
(204/204)
(714/714)
96%
86%
74%
59%
76%
TSP
(98/102)
(176/204)
(150/204)
(120/204)
(544/714)
Ghi chú: (b/a) có nghĩa là a: tổng số mẫu đo trong một khoảng thời gian nhất định, b : tổng số mẫu đo đạt chuẩn
chất lượng không khí
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu
2009

2.3

Môi trƣờng tiếng ồn

2.3.1

Các hoạt động quan trắc tiếng ồn
Tại Quảng Ninh, mức ô nhiễm tiếng ồn do EMAC đo tại 51 điểm quan trắc, cũng
chính là những điểm quan trắc chất lượng không khí được nêu trong Bảng 2-5. Tỉ lệ

đạt chuẩn về tiếng ồn là 65%.
Bảng 2-5 Tỉ lệ đạt chuẩn đối với tiếng ồn năm 2012

Tỷ lệ đạt chuẩn

Mức độ ồn
(dB A)

Số mẫu đạt
chuẩn

Tổng số mẫu
quan trắc

65%

130

200

Nguồn: Nhóm Nghiên cứu

2-4


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

2.4

Quản lý chất thải rắn


2.4.1

Quản lý chất thải rắn đô thị
Hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh Quảng Ninh được chia thành 14 đơn vị hành
chính, bao gồm bốn thành phố, một thị xã và chín huyện. Hiện nay, các cơ quan thuộc
chính quyền cấp huyện, thị xã và một số công ty tư nhân chịu trách nhiệm về việc thu
gom rác thải sinh hoạt, trung bình khoảng 292 tấn rác mỗi ngày, được thu gom và xử
lý tại từng bãi rác. Các công ty thu gom và vận chuyển rác bao gồm INDEVCO,
URENCO, Công ty Cổ phần Xử lý chất thải rắn Đô thị T.P Hạ Long, Công ty Môi
trường Xanh, Công ty Vệ sinh Hồng Mạnh, Công ty Hải Yến, Công ty Đồng Tâm, v.v...
Tổng lượng chất thải trung bình thu được trong tỉnh khoảng 106.580 tấn /ngày bao
gồm chất thải sinh hoạt và rác quét đường.

(1) Hệ thống xử lý chất thải cuối cùng
1)

Tình trạng của các Bãi rác hiện tại

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 15 bãi chôn lấp rác. Hai trong số những bãi chôn lấp
này có công trình xử lý nước rác và có áp dụng lớp đất phủ, với sự hỗ trợ của ODA
Đan Mạch (DANIDA). Những bãi rác khác là hệ thống đổ rác mở không sử dụng lớp
đất phủ và một số trong các bãi rác đó đang gây ra các vấn đề môi trường. Ở thành phố
Hạ Long, các công ty tư nhân phụ trách và cung cấp các thiết bị cần thiết cho vận hành
các bãi rác. Rác thải đô thị sau khi thu gom được vận chuyển đến 15 bãi rác hiện tại,
như được thể hiện trong Bảng 2-6.
Bảng 2-6 Hiện trạng các bãi rác hiện tại
STT Địa phƣơng
1


Tên bãi rác

Thành phố Hà Khẩu
Hạ Long
Đèo Sen

2

Thành phố Quang Hanh
Cẩm Phả
3
Yên Thành
Thành phố Vàng Danh
Bãi thải xưởng
Uông Bí
sàng 130 Than
Thùng –

Vị trí
Phường Hà Khẩu
Phường Há Khánh
Phường Quang Hanh
Phường Yên Thanh
Phường Vàng Danh
xã Thượng Yên Công

Bãi Rác thải vườn

Công suất Điều kiện vận
Ghi chú

Tấn/ngày
hành
30
H. động đến 2014 Yêu cầu bãi rác
2014
mới
200
H. động đến 2015 Yêu cầu bãi rác
mới
50
H. động đến 2014 Yêu cầu bãi rác
mới
10
Đóng cửa
Rác thải phát sinh
hiện nay được vận
32
Đóng cửa
chuyển về bãi rác
Đóng cửa
thải Hà Khánh –
TP. Hạ Long xử lý
10
Đang hoạt động Chuẩn bị đóng cửa

Cam tại Tài
4

Huyện Bình Thoòng, thị trấn
Liêu

Bình Liêu
Bãi rác mới

5

Huyện Tiên Bãi rác thôn xóm
Yên
Nương

Thôn xạc cùng, xã Vô Ngại
xã Tiên Lãng

20
20

2-5

Đang xây dựng,
bãi rác có diện tích
5ha
Đang hoạt động, Yêu cầu Bãi rác
bãi rác không hợp mới
vệ sinh , chưa có
hệ thống xử lý
nước rác


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

STT Địa phƣơng

6
7
8
9
10

Tên bãi rác

Huyện Đầm Đồng Tâm

Huyện Hải Bãi rác thôn 8

Huyện Ba Bãi rác khu 7
Chẽ
Huyện Vân Bãi rác Cầu Cao
Đồn
Thành phố Nhà máy xử lý rác
Móng Cái
thải km26 thôn 5

Công suất Điều kiện vận
Tấn/ngày
hành
5.6
Đang hoạt động

Vị trí
Xã Tân Bình
Xã Quảng Chính
Huyện Ba Chẽ


12.3
6

Thôn Đài làng, xã Vạn
Yên
xã Quảng Nghĩa

11

Huyện
Bãi chứa rác tạm
Th.trấn Trới
Hoành Bồ
thời tại khu 1
12 Huyện Đông Bãi rác vỉa 1B xã xã Hoàng Quế
Triều
Hoàng Quế
13 Thị
xã Bãi rác Cộng Hòa Phường Cộng Hòa
Quảng Yên
14 Huyện Cô Bãi rác Voong Xi Huyện Cô Tô

Nguồn:
Theo báo cáo thống kê của các địa phương

Ghi chú

H. động đến 2013 Yêu cầu bãi rác
mới

Đang hoạt động

1.6

Đang hoạt động

150

Đang hoạt động

13

Đang hoạt động
Đang hoạt động

37.7

Đang hoạt động

1.3

H. động đến 2015 Yêu cầu bãi rác
mới

(2) Hệ thống sản xuất phân vi sinh
Ở thành phố Hạ Long, cơ sở làm phân vi sinh quy mô lớn được xây dựng tại khu vực
Hà Khánh vào năm 2007 và bắt đầu vận hành vào năm 2009. Nhà máy do công ty tư
nhân (Công ty Cổ phần Xử lý Chất thải đô thị Hạ Long). Tuy nhiên cơ sở này sẽ bị
đóng cửa trong thời gian tới đây do có vướng mắc với luật môi trường mới ban hành
và nhượng bộ cho hoạt động khai thác than. Hiện nay, chỉ có một công ty sản xuất

phân vi sinh tại thành phố Hạ Long. Các sản phẩm họ bán cho nông dân với đơn giá là
3,5 triệu đồng/ tấn. Trong chuyến thăm thực địa, chúng tôi quan sát thấy rằng công ty
này có kinh nghiệm lâu năm với các kỹ năng được đào tạo tốt và có đủ năng lực sản
xuất phân vi sinh.
(3) Hệ thống tái chế
Chất thải hữu cơ chiếm một phần lớn trong chất thải rắn đô thị (MSW). Giảm lượng
rác hữu cơ bằng cách sử dụng nó cho mục đích khác có thể sẽ góp phần vào việc kéo
dài tuổi thọ của bãi rác, giảm khối lượng công việc trong hoạt động MSW. Đặc biệt tại
những khu vực đô thị của thành phố Hạ Long, khối lượng sản sinh chất thải có thể
phân hủy sinh học (ví dụ như chất thải nhà bếp) đang trở lên ngày càng lớn. Đối với
loại rác này, có thể phân loại các chất hữu cơ để dùng làm nguyên liệu sản xuất phân vi
sinh thay cho phân hóa học hoặc chất cải tạo đất.
(4) Nhà máy đốt rác
Hiện nay, chỉ có một nhà máy đốt rác đang được sử dụng để xử lý rác đô thị trong tỉnh
Quảng Ninh. Tại thành phố Uông Bí, toàn bộ rác thải thu được từ các khu vực đô thị
được đốt tại nhà máy, được xây dựng vào năm 2012. Nhà máy hiện có công suất 75
tấn / ngày, được xây dựng bởi một công ty tư nhân (Công ty Môi trường xanh), và hoạt
động cũng được thực hiện bởi công ty này kể từ khi bắt đầu vận hành.

2-6

Chi phí xử lý


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

của nhà máy đốt rác được cố định ở mức 410.000 VDN/tấn và đơn giá chi phí này bao
gồm cả chi phí khấu hao xây dựng. Dư lượng còn lại từ quá trình đốt rác được sử dụng
làm vật liệu xây dựng ở dạng khối.
Xin khuyến nghị cần phải cải thiện môi trường không khí xung quanh do quá trình đốt

rác phát sinh ra rất nhiều bụi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc vận
chuyển chất thải đô thị từ các trung tâm đô thị tới nhà máy đang được thực hiện bởi
URENCO.

2.5

Rừng nội địa/ Rừng ven biển

2.5.1

Hiện trạng thay đổi số lượng rừng
Nhờ những nỗ lực khác nhau của tỉnh Quảng Ninh, diện tích đất rừng đã tăng nhanh
chóng từ 228,7 nghìn ha, tỷ lệ che phủ là 38,8% (năm 2000) lên 301.780 ha, tỷ lệ che
phủ là 43,6% (theo bản sửa đổi năm 2006).
Mặc dù tổng diện tích rừng ngày càng tăng nhờ những nỗ lực khác nhau ở cả cấp nhà
nước và cấp tỉnh như Chương trình 327 và 661, chất lượng rừng vẫn đang bị giảm như
thể hiện trong Bảng 2-7. Rừng trung bình và rừng giàu thuộc chỉ tiêu rừng gỗ bị giảm
nhưng phục hồi trở lại trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, bằng với mức của năm
1999.
Bảng 2-7 Thay đổi điều kiện rừng (1999-2010)
(Đơn vị: ha)
Tăng, giảm
Loại
1999
2005
2010
1999 - 2005
2005 - 2010
Rừng tự nhiên
170.809

167.502
147.329
- 3.307
- 20.173
Rừng gỗ
120.291
116.751
110.455
- 3.540
- 6.296
- Rừng trung bình và giàu
10.628
5867
10.690
- 4.761
+ 4.823
- Rừng nghèo
24.935
27.239
19.983
+ 2.304
- 7.256
- Phục hồi rừng
84.949
83.922
79.781
- 1.027
- 4.141
Rừng tre
14.679

13.678
8.656
- 1.001
- 5.022
Rừng gỗ-tre
12.870
11.851
7.872
- 1.019
- 3.979
- Rừng ngập mặn
22.969
21.738
20.346
- 1.231
- 1.392
- Rừng trên núi đá
3.484
+ 3.484
+ 3484
- Rừng trồng
50.988
100.903
163.029
+ 49.915
+ 62.126
Ghi chú: Được cho rằng số liệu kiểm kê về “Rừng trên núi đá” không nhất quán nêu trong số liệu thống
kê của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, cần tiếp tục xác định và nghiên cứu số liệu rừng trên núi đá.
Nguồn: Định hướng kế hoạch hành động bảo vệ và phát triển lâm nghiệp Tỉnh Quảng ninh 2010 – 2015
tầm nhìn đến 2020.


Ở Quảng Ninh, rừng ngập mặn phát triển chủ yếu có ở khu vực ven biển và khu vực
cửa sông có đất phù sa. Trong mười năm (1999-2010), diện tích rừng ngập mặn giảm
262 ha/năm, tương đương với diện tích rừng ngập mặn 1,21% mỗi năm. (Cần lưu ý
rằng khu vực rừng ngập mặn gia tăng 481,8 ha trong năm 2010).

2-7


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

2.6

Đa dạng sinh học

2.6.1

Đa dạng về loài
1)

Thành phần loài

Khảo sát khoa học đã chỉ ra rằng Quảng Ninh là hệ động và thực vật phong phú với
các thứ bậc khác nhau. Các nhà khoa học đã ghi nhận cho thấy số loài sinh vật được
biết hiện nay là 4.350 loài thuộc 3 hệ (thực vật, nấm và động vật) gồm 2.236 chi, 721
họ thuộc 19 ngành,
(2) Loài đặc hữu
Trong tổng số 4350 loài đã được xác định, có 182 (4,18%) loài đặc hữu của tỉnh
Quảng Ninh với các cấp độ khác nhau.
Bảng 2-8

TT

Các thành phần đặc hữu trong hệ động thực vật Quảng Ninh

Tên Ngành / Lớp

Tên tiếng Việt

Mollusca
Ngành Thân mềm
Arthropoda - Crustacae
Ngành Chân khớp Lớp Giáp xác
Chordata - Písces
Ngành Có dây sồng Lớp cá
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
Polypodiophyta
Ngành Dương xỉ
Angiospermeae
Ngành Hạt kín
Tổng
Nguồn: Hoàng Văn Thắng và cộng sự, 2012.
1
2
3
4
5
6

2.6.2


Σ
1
5
5
1
10
160
182

Số loài đặc hữu
Việt
Bắc Bộ
Nam
1
2
3
2
3
2
38
44

6
30
43

Đông
Dƣơng


1
2
92
95

Đa dạng hệ sinh thái
1)

Cảnh quan núi

Cảnh quan núi chủ yếu là núi thấp có độ dốc lớn có đỉnh cao đến 1.600 m, xen giữa
các đỉnh núi là các thung lũng sâu và các dòng sông chảy qua. Một số các đỉnh và dãy
núi cao như dãy Đông Triều, Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Yên Tử, Cao Xiêm... Rừng mưa
tự nhiên vẫn còn và ở mức độ hãn hữu trên các khu vực núi cao. Có những nơi đỉnh
núi toàn phủ bởi cỏ. Hầu hết các khu vực có núi đều được phủ bởi rừng thứ cấp.
2)

Cảnh quan đồi

Cảnh quan đồi ở Quảng Ninh chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu nằm ở phía
bắc đường 18A, kéo dài từ Đông Triều tới Móng Cái. Phần lớn diện tích các đồi này
có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 200m.
Cảnh quan và các hệ sinh thái rừng thứ sinh nhân tác xuất hiện do hoạt động khai thác
rừng làm biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên thành các hệ sinh thái rừng thứ sinh.
Các cảnh quan này có diện tích lớn, chiếm phần lớn diện tích đồi thấp của tỉnh Quảng
Ninh, tập trung phía đông huyện Hoành Bồ, các phường phía Hòn gai của Thành phố

2-8



Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

Hạ Long, phía bắc thành phố Cẩm Phả và các huyện Vân Đồn, Bình Liêu, Hải Hà,
Tiên Yên, Ba Chẽ và Móng Cái.
3)

Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều

Cảnh quan đồng bằng hẹp ven biển/ Cảnh quan bãi triều chiếm một diện tích nhỏ dọc
theo toàn bộ đường bờ biển. Những cảnh quan này đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hầu hết các hoạt động phát triển nông nghiệp
đều có ở những nơi này cùng với cả hoạt động phát triển đô thị và dân cư. Khu vực đô
thị đông dân cư bao gồm các thành phố Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái.
4)

Cảnh quan bãi bùn thủy triều

Cảnh quan bãi bùn thủy triều là nơi có các hệ sinh thái cửa sông ven biển khá phong
phú và đa dạng, trong đó có các hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh trái rừng ngập mặn,
hệ sinh thái cỏ biển. Ngoài các bãi biển tỉnh Quảng Ninh còn có diện tích lớn các bãi
triều kéo dài từ Yên Hưng đến tận Móng Cái (điểm Sa Vy), tập trung nhiều nhất ở
Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên và Móng Cái, nơi đổ ra cửa sông Bạch Đằng,
Ba Chẽ, Tiên Yên, Hà Cối. v.v..
5)

Cảnh quan biển và hải đảo

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh có địa hình độc đáo bao gồm hơn hai nghìn hòn
đảo. Những hòn đảo này nằm dọc trên hơn 250 km đường biển. Tỉnh có hai huyện đảo
là Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có hàng nghìn ngọn

núi đá vôi các-tơ tạo ra do xói mòn của nước. Các núi đá vôi này có rất nhiều hang
động. Các đảo có hệ sinh thái đặc biệt và có rất nhiều loài đặc hữu. Trong hang có rất
nhiều loại đặc hữu như cá vây tia (Blind Cave Loach).
Các hòn đảo cũng có địa hình đa dạng phù hợp với môi trường tăng trưởng rạn san hô.
Toàn tỉnh có 4 khu vực chính có rạn san hô là vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cô Tô
và đảo Trần.

2.7

Xói lở và bồi tụ

2.7.1

Sự biến đổi đáy biển ven bờ
Mức độ bồi có xu hướng giảm dần từ bờ ra khơi, thấy rõ nhất ở khu vực Cẩm Phả, cửa
suối Lộ Phong. Những khu vực được bồi mạnh nhất là phía trước thị xã Cẩm Phả thuộc
địa phận của các phường Quang Hanh, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú và Cẩm Sơn, phía trước
phường Hà Tu, phía trước vịnh Cửa Lục và hai bên Lạch Miều với chiều dày trung bình
từ 2-3m.
Các khu vực ít biến động và bị xói chủ yếu là dọc theo các trũng xâm thực hay các luồng
dòng chảy. Luồng lớn từ vịnh Hạ Long về cửa sông Bạch Đằng, nằm giữa Bãi Cháy và
đảo Cát Bà, cũng bị xói trung bình từ 0-0,5m, có đoạn tới 1m. Dọc theo Lạch Miều địa

2-9


Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

hình bị xói mạnh, tuy nhiên đây là do được đào để làm luồng cho tàu vào cảng Cái Lân.
2.7.2


Biến động địa hình bãi triều và bồi lắng vịnh Cửa Lục
(1) Biến động diện tích mặt nước, bãi triều và rừng ngập mặn
Diện tích mặt nước vịnh Cửa Lục năm 1965 khoảng 6.542 ha, năm 2004 còn khoảng
4.720 ha, bị thu hẹp gần 2.000 ha. Các khu vực bị thu hẹp đáng kể chủ yếu ở bờ phía
bắc, phía đông và phía tây vịnh. Nguyên nhân chính là do các hoạt động phát triển như
đắp đầm nuôi, san lấp mặt bằng... xâm lấn bãi triều cao và rtừng ngập mặn.
(2) Biến đổi địa hình đáy và luồng lạch trong vịnh Cửa Lục
Luồng vào sông Diễn Vọng có sự biến đổi phức tạp hơn. Trục luồng chính đi vào cửa
sông Diễn Vọng đã bị thay đổi. Trừ đoạn nằm giữa Hòn Gạc và đảo Sa Tô do là đoạn
thắt lại cuả luồng làm gia tăng động lực dòng chảy nên vẫn duy trì được độ sâu, còn
đoạn luồng ở khu vực phường Hà Khánh đến ghềnh Cái Đá thì bị bồi lấp đáng kể,
nông hơn so với năm 1965 từ 2 đến 3m. Trục luồng chính hiện giờ lại chạy vòng lên
qua phía tây bắc và bắc của Hòn Gạc rồi chảy về phía Đông Bắc theo nhánh còn lại
vào cửa sông.

2.8

Thiên tai
Tai biến thiên nhiên tác động đến tài sản, sinh kế của người dân tại tỉnh Quảng Ninh
bao gồm nhà cửa, nguồn nước, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lượng cây
trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Tai biến thiên nhiên tác động đến đời
sống của tất cả người dân tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là những người nghèo khu vực
nông thôn, miền núi, khu vực trũng thấp, ven biển.
Tổng hợp các tác động của tai biến thiên nhiên tới kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng
Ninh được thống kê ở bảng cho thấy những tổn thất do chúng gây ra là khá lớn. Cần
phải có chiến lược với các giải pháp có tính khả thi để thích ứng và phòng tránh thiên
tai.

Bảng 2-9

Loại thiệt hại
Người

Nhà cửa
Trường học
Nông nghiệp

Tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 – 2009
Hạng mục
Số người chết
+ Trong đó trẻ em
Số người bị thương
+ Số hộ phải di dời
Số huyện bị ảnh hưởng
Tổng số nhà đổ, sập, trôi
Tổng số nhà ngập, hư hại, tốc mái
Trường học đổ, trôi
Trường học hư hại
Tổng diện tích lúa bị úng, ngập
+ Diện tích mất trắng phải sạ lại
Tổng diện tích hoa mầu bị ngập
+ Diện tích mất trắng

Đơn vị
Người
Người
Người
Hộ
Huyện
Cái

Cái
Phòng
Phòng
Ha
Ha
Ha
Ha

2-10

Bão
48
1
41
400
1.228
5.513
88
3.615
407
7.130
23

Lốc
39
1
61
9
438
4

14
20
-

Mưa lũ Tổng cộng
43
14
9
13
185
1.640
3.798
550
50
30

130
2
116
409
13
1.422
7.591
4
102
7.413
957
7.200
53



×