Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Ứng dụng một số kĩ thuật trong powerpoint để xây dựng bài giảng nhanh, đơn giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.44 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Với tình hình phát triển của các ngành khoa học nói chung và của ngành công nghệ
thông tin nói riêng đã thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới chuyển sang một giai đoạn
mới, giai đoạn sản xuât công nghiệp. Sản xuất áp dụng các thành tựu của công nghệ
tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm sức lao động của con người, giảm
chi phí sản xuất...
Chất lượng cuộc sống của loài người từ đó cũng thay đổi theo. Sức khỏe nâng lên,
sức sáng tạo tuyệt vời hơn.
Nhờ vào công nghệ mà nhiều ngành nghề thay đổi, có thể nói gần như khác hẳn vời
phương pháp truyền thống.
Ví dụ như:
- Ngành Ytế, giờ đây đã có các máy siêu âm, chụp cộng hưởng từ, nội soi..
- Sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp đều thay đổi hoàn toàn, cộng nghệ
tạo ra các con giống, cây giống ... cho năng suất cao hơn nhiều.
- Trong giáo dục cũng vậy, nhờ vào công nghệ thông tin nhiều phương pháp dạy
học hiện đại xuất hiện như: Giáo án điện tử, trình chiều Powerpoint, thí nghiệm bằng
các thí nghiệm trên máy tính...
Từ những đặc điểm nêu trên chúng ta thấy, trong giáo dục giờ đây được áp dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy mạnh mẽ, đem lại hiệu quả lớn lao, làm thay đổi rất
nhiều và đa số các thay đổi đó đều đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.
Với vai trò là người giáo viên giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Nơi tôi đang
công tác là trường THPT Khoái Châu-Tỉnh Hưng Yên. Tôi tự nhận thấy mình phải có
trách nhiệm thay đổi và đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu giáo dục để phục vụ nhân
dân được tốt hơn. Cùng với sự áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở
nhiều môn học khác nhau. Đặc biệt là môn công nghệ trong trường phổ thông mà tôi
đang trực tiếp giảng dạy. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào môn học này tôi thấy
đem lại rất nhiều hiệu quả.


Đặc điểm của môn công nghệ là môn dạy về khoa học ứng dụng. Như vậy sẽ có rất
nhiều vấn đề gây khó hiểu cho học sinh, đặc biệt là các quá trình làm việc của các thiết
bị, quá trình xây dựng các bản vẽ trong cơ khí cũng như trong xây dựng...

Nguyễn Thế Anh

1

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng bài giảng cũng có nhiều vấn đề
khó khăn, tuy nhiên trong phạm vi sự tìm hiểu của bản thân và tham khảo đồng nghiệp
tôi xin đưa ra vài vấn đề:
- Lựa chọn phần mềm nào để hỗ trợ cho bài giảng.
- Việc lựa chọn một phần mềm sẽ mất rất nhiều thời gian tìm hiểu.
- Phần mềm chưa chắc đã là toàn năng.
- Không phải ai cũng sử dụng máy tình thành thạo.
- Có rất nhiều thây cô cao tuổi nên việc dùng máy tính khó khăn.
- Giáo viên trẻ không phải ai cũng có đủ thời gian để tìm hiểu những phần mềm...
Như vậy phương án ở đây sẽ là: Lựa chọn một phần mềm nào đó thật dễ tìm hiểu
và tìm hiểu những kỹ thuật thật đơn giản và gắn gọn nhưng vẫn đáp ứng được đa số
yêu cầu trong quá trình thiết kế bài giảng.
Qua làm việc thực tế tôi đã lựa chọn Powerpoint là phần mềm để đáp ứng
những nhu cầu trên của bộ môn. Tôi đã trải qua một thời gian làm việc cùng phần
mềm nên rút ra được một số kỹ thuật để làm sao xây dựng bài giảng nhanh, gọn hiệu
quả và đây chính là nội dung mà tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm mong cùng
được chia sẻ với thầy cô và bạn bè động nghiệp.


Sáng kiến mà tôi lựa chọn ở đây chình là:
Ứng dụng một số kỹ thuật trong Powerpoint để xây dựng bài giảng nhanh – đơn
giản.
Do vốn kiến thức còn hạn chế rất mong được sự quan tâm và chia sẻ của quý
Thầy, Cô và bạn đọc.

Nguyễn Thế Anh

2

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong quá trình nhận thức của con người thường xuất phát từ quan điểm: Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đây có lẽ là con đường hiệu quả nhất,
đặc biệt đối với việc tìm hiểu các vấn đề công nghệ.
Để mô tả cấu tạo của một thiết bị, chẳng hạn như cấu tạo của một động cơ đốt
trong, chúng ta khó có thể dùng hành văn để miêu tả xem là động cơ có hình dạng như
thế nào, hoạt động ra sao. Các quá trình hoạt động của động cơ lại càng khó khăn hơn.
Thay vì thế chúng ta có thể làm chậm các quá trình đó lại, tạo ra các hình ảnh chuyển
động chậm, từ đó nếu đem giảng dạy cho học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều
so với việc chúng ta nói suông.
Trong phần công nghệ lớp 12 có rất nhiều bài giảng về linh kiện điện tử, nếu
chúng ta cũng dùng lời văn để mô tả hình dạng, cấu tạo thì quả là khó khăn hơn nữa.

Thay vì thế chúng ta có thể chụp rất nhiều ảnh của các linh kiện, đối với những linh
kiện nhỏ, gọn có thể mang lên lớp cho học sinh quan sát thì bài giảng sẽ hiệu quả hơn.
Chi phí cho những việc nêu trên sẽ là tối thiểu và hiệu quả đem lại sẽ là tối đa.
Chương trình công nghệ lớp 11 cũng tương tự chương trình công nghệ lớp 12
về mặt trừu tượng. Học kì I là các bài giảng về bản vẽ kĩ thuật, học kì II là các bài
giảng về động cơ đốt trong, ứng dụng của động cơ đốt trong....Và nếu như đa số các
bài giảng chúng ta mô tả được đối tượng trong các bài dạy là các cỗ máy, là các bản vẽ
theo đúng tiêu chuẩn thì hiệu quả giáo dục tôi nghĩ sẽ đạt được rất cao.
Trên đây là một số phân tích xuất phát từ quan điểm dạy học với môn học ứng
dụng.
Từ quan điểm làm sao giáo dục bộ môn có hiệu quả nhất, nhàn cho người học, nhàn
cho người dạy trong quá trình thiết kế bài giảng. Tôi dựa trên quan điểm lấy học sinh
làm trung tâm và quan điểm dạy học trực quan làm cơ sở lí luận cho việc viết và phát
triển sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
2.2 Thực trạng vấn đề.
Powerpoint thì không lạ đối với rất nhiều thầy cô giảng dạy trong các nhà
trường phổ thông. Powerpoint được dùng mạnh mẽ để trình chiếu trong các hội thảo,
hội nghị, hay những vấn đề khái quát mà người truyền đạt muốn đề cập đến.
Tuy nhiên trên thực tế từ việc bản thân thiết kế bài giảng hoặc xem các đồng
nghiệp thiết kế bài giảng tôi thấy: để có được bài giảng hay mất rất nhiều thời gian. Ở
Nguyễn Thế Anh

3

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

đây tôi xin phép không nói về nội dung của bài giảng, mà chỉ đề cấp đến vấn đề là dựa

vào Powerpoint để đem lại hiệu quả hơn cho bài giảng. Vậy nguyên nhân do đâu.
Nguyên nhân thì có nhiều và cũng xin chỉ đề cập đến một vài nguyên nhân chủ yếu.
- Nguyên nhân đầu tiên đó là người dùng ít sử dụng Powerpoint.
Điều này làm cho các thao tác mất thời gian hơn, việc nhớ các hiệu ứng đòi hỏi
phải dò lại từ đầu.
- Nguyên nhân tiếp theo là do Powerpoint có nhiều hiệu ứng nên người dùng dễ
mệt mỏi để tìm ra được hiệu ứng ưng ý nhất. Chủ yếu là cứ thử, nếu hiệu ứng nào
được thì dùng...
Một số nguyên nhân trên đã làm rất nhiều thầy, cô mệt mỏi trong quá trình soạn
giáo án. Do vậy tôi mạnh dạn viết một số kinh nghiệm do bản thân đúc rút trong quá
trình tìm hiểu, rất mong được sự chia sẻ thêm của quý đồng nghiệp và thầy cô.
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết.
2.3.1 Giải quyết bài toán tạo ra hiệu ứng chuyển động tròn và không dừng đối với
một số chi tiết máy.
- Trong học kì II môn công nghệ lớp 11 có một số hiệu ứng chuyển động như:
Bánh răng bơm dầu trong hệ thống bôi trơn, bơm nước trong hệ thống làm mát, đường
đi của dầu bôi trơn, đường đi của nước làm mát...Bài toán sẽ được giai quyết như sau:
+ B1: Vào Powerpoint như hình 2.3.1

Hình 2.3.1
Nguyễn Thế Anh

4

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Từ màn hình chính ta chọn Autoshapes và chọn tiếp đối tượng mô phỏng bánh

răng như hình 2.3.2

Đối
tượng
chọn

Hình 2.3.2
Trên màn hình ta sẽ chọn được đối tượng:
+ B2: Làm cho đối tượng chuyển động.

Từ màn hình 2.3.1 ta chọn các thực đơn để được như hình 2.3.3. Tiếp theo chọn
Slide Show->Custom Animation (tạo hiệu ứng)

Tạo hiệu
ứng

Hình 2.3.3

Nguyễn Thế Anh

5

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Hình 2.3.4
Trên hình 2.3.4 di chuyển chuột và chọn More Effects
Cửa sổ tiếp theo hiện ra như hình 2.3.5 ta chọn tiếp

Đối tượng
chọn

Hình 2.3.5
Nguyễn Thế Anh

6

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Trên hình 2.3.6 chọn Timing...

Hình 2.3.6

Bảng chọn của Timing hiện ra ->Until End of Slide (hiệu ứng hoạt động cho
đến khi kết thúc Slide)

Hình 2.3.7

Nguyễn Thế Anh

7

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013


Như vậy khi bạn bật F5 click vao màn hinh Powerpoint bánh răng sẽ quay tít,
thật tuyệt!
Chúng ta vừa tạo ra một đối tượng mô phỏng bánh răng và bánh răng này quay
theo chiều kim đồng hồ. Vậy bánh răng liên kết sẽ phai quay theo chiều ngược lại,
cách làm như sau.
- Bạn vẫn chọn đối tượng bánh răng như các bước hướng dẫn trên, ta được như
hình vẽ 2.3.8. Tôt nhất ban nên copy đối tượng có sẵn, điều này tạo ra hai bánh răng có
cùng đường kính, nếu bánh răng khác đường kính thì thu nhỏ bánh răng vừa tạo ra là
được.

Hình 2.3.8
Chọn bánh răng 2->chọn Amount-> 3600Clockwise-> 3600 CounterCloc...
(Hình 2.3.9)
Nào hãy chạy hiệu ứng và bạn thấy bánh răng 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ.

Nguyễn Thế Anh

8

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Hình 2.3.9
Qua mấy bước đơn gian ở trên chúng ta đã tạo ra được hiệu ứng chuyển động
của bơm dầu hay bơm nước trong hai hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.
Và sau đây là toàn bộ hình ảnh của hệ thống bôi trơn.


Hình 2.3.10: Hệ thống bôi trơn.

Hình 2.3.10

Nguyễn Thế Anh

9

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Chúng ta đừng quá lo lắng khi thấy nhiều đối tượng như hình 2.3.10. Bạn nên
bắt tay vào thiết kế và rồi mọi thứ sẽ ổn, các đường đi của dầu sử dụng hiệu ứng hiển
thị hình ảnh theo đường dẫn là sẽ đạt được mục đích.
Như tôi đã nói trong phần đầu, trong thời gian hạn hẹp không dám trình bày
nhiều thứ ở đây chẳng hóa ra là “múa rìu qua mắt thợ”. Cũng không nên nhớ nhiều thứ
quá sẽ làm người đọc đau đầu.
2.3.2. Sử dụng Triggers để quản lí một nhóm đối tượng đã tạo hiệu ứng để
đạt được hiệu ứng như mong muốn. Hình 2.3.2.1

Trigger
s

Hình 2.3.2.1
Trong thiết kế bài giảng Powerpoint chúng ta có thể gặp một số vấn đề như đưa
ra các lựa chọn đáp án kiểu trắc nghiệm, ở đây lại thể hiện bằng hình ảnh. Khi ấn vào
lựa chọn sai hoặc đúng sẽ hiển thị một câu thông báo hay nội dung gì đó theo mong
muốn của người thiết kế....

Sẽ có nhiều cách khác nhau để làm điều này, tuy nhiên chúng ta nên sử dụng
Triggers đê quản lí sẽ hay hơn.
Chúng ta cùng tham khảo một ví dụ sau đây. Ví dụ này chính là phần củng cố
bài trong bài bản vẽ xây dựng môn công nghệ lớp 11 do tôi thiết kế.
Câu hỏi đặt ra như sau: Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ một ngôi nhà thì người
thiết kế thường sử dụng mấy loại bản vẽ.
Đáp án ở đây theo nội dung bài là 5:
-

Bản vẽ mặt bằng.

-

Bản vẽ mặt đứng.

-

Bản vẽ tổng thể.

Nguyễn Thế Anh

10

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

-


Bản vẽ Mặt cắt.

-

Bản vẽ hình chiếu phối cảnh hoặc hình chiếu trục đo.

Hình ảnh đưa ra co nhiều cách. Tôi chọn thiêt kế như hình 2.3.2.2

Với tình huống như trên, học sinh sẽ chọn một trong bốn phương án đưa ra.
Điều chúng ta mong muôn là nếu học sinh chọn vào ba phương án: 4, 6, 7 thì màn hình
sẽ thông bào là sai và chọn vao phương án 5 màn hình sẽ thông báo là đúng.

Hình 2.3.2.2
Nguyễn Thế Anh

11

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Chú ý một điều là nếu bạn di chuyển chuột ra khỏi các vòng tròn và click thì
chúng ta không chọn được hiệu ứng mà hiệu ứng ở đây ngay lập tức sẽ chuyển sang
Slides khác. Điều thú vị là ở chỗ đó. Khi bắt tay vào làm và bạn sẽ được kiểm nghiệm.
Bây giờ chúng ta cùng tiến hành.

Hình 2.3.2.3

-


B1: Tạo ra các đường tròn nằm thẳng hàng nhau.

Đượng thẳng phía trên chính là điểm để các bạn đặt các đường tròn thẳng hàng
nhau.
Có lẽ tôi không phải nói ra việc tạo đường tròn nữa mà mục tiêu của chúng ta là
các hiệu ứng. Người đọc ở đây coi như đã biết những công việc đơn giản là tạo ra một
số đối tượng cơ bản.
- B2: Tạo ra đối tượng để hiển thị thông báo như hình 2.3.2.4

Hình 2.3.2.4
Nguyễn Thế Anh

12

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

-

B3: Tạo ra các hiệu ứng đơn lẻ cho các đối tượng.

Trong bước này thực ra chúng ta chỉ tạo một hiệu ứng duy nhất đó là hiển thị
cho đối tượng

Chọn đối tượng sai như hình 2.3.2.5 ->Add Effect -> Entrance -> Blinds.

Hình 2.3.2.5


Double
click

Hình 2.3.2.6

Nguyễn Thế Anh

13

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Sau khi chọn được hiệu ứng ta double click vào thông báo hiệu ứng. Hình
2.3.2.6

Chọn lựa song bạn sẽ có hình ảnh như hình 2.3.2.1 và click vào lựa chọn như hình
2.3.2.7

Hình 2.3.2.7
-

Chọn Start effect on click of -> Oval1:4.

Điều này có nghĩa là khi chạy hiệu ứng nếu ta chọn đúng hình tròn (Oval1:4)
thi thông báo sai sẽ hiện ra.
Các đối tượng khác tạo hiệu ứng tương tự. Khi trình chiếu kết quả thật tuyệt
vời.

Kính thưa quý thầy cô giáo và bạn đọc trên đây tôi và trình bày một vài kỹ thuật
trong Powerpoint để nhằm tiết kiệm thời gian cho việc thiết kế bài giảng.
Nhiều người đọc thấy tại sao lại viết ít vậy? Óc sáng tạo của con người là vô
tận, quan trọng nhất là ý tưởng, ý tưởng sẽ định hướng và mở đường cho chúng ta thiết
kế nhiều thứ hay hơn dựa trên nền tảng là những hiểu biêt cơ bản rồi đi đến tinh xảo.
Với mục tiêu của sáng kiến là tiêt kiệm thời gian trong quá trình xây dựng bài giảng và
trong thời gian có hạn tôi chỉ xin phép trình bày ngắn gọn. Nếu viết dài hơn nữa có khi
lại là thừa vì đã có rất nhiều bài viết về việc sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài
giảng, tuy nhiên kiến thức là rất rộng nên mỗi người khai thác một chủ đề, cộng lại
chúng ta sẽ có những kinh nghiệm tốt hơn phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy.

Nguyễn Thế Anh

14

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
-

Hiệu quả đầu tiên mà dễ nhận thấy nhất của sáng kiến kinh nghiệm là việc
thiết kế bài giảng trở nên đơn giản hơn.

-

Học sinh rất có hứng thú với môn học.


-

Tiết kiệm chi phí cho việc phải sử dụng các mô hình thật để mô phỏng một
số bài giảng.

-

KÕt qu¶ tiÕn hµnh kh¶o nghiÖm trong n¨m häc 20112012 (líp 12 n¨m häc 2012-2013) víi 2 líp cã kh¶ n¨ng
Nguyễn Thế Anh

15

Trường THPT Khoái Châu


Sỏng kin kinh nghim nm hc 2012-2013

nhận thức tốt nhất của khối 11 đó là 11A2 và 11A3 nhsau:
* Khảo nghiệm lần 1 với

Bài 25. Hệ Thống bôi trơn

- Lp 11A2 dy trờn lp khụng dựng mỏy chiu h thng bụi trn m ch s
dng tranh v, quỏ trỡnh ging dy hc sinh giỏo viờn phi dn dt hc sinh tỡm hiu ba
trng hp. Dy rt vt v
Sau khi dy song bi tụi tin hnh kim tra 10 v nguyờn lớ h thng bụi, kt
qu th hin trờn bng s liu.

Lớp


11A2


số
50

11A3

53

Điểm 910
%
10
(20%)
20
(37,7%)

Điểm
7-8
%
30
(60%)
28
( 53%)

Điểm
5-6
%
10
(20%)

5
(
9,3%)

Điểm 34
%
0

Điểm <
3
%
0

0

0

Nhỡn vo bng s liu ta thy im s ca lp 11A3 cao hn ca lp 11A2 mc
dự lc hc ca hc sinh 11A2 tt hn 11A3. Qua õy ta thy vic ỏp dng cụng ngh
thụng tin vo bi ging hiu qu hn.
* Khảo nghiệm lần 2 với

Bài 26.

Hệ thống làm mát

Cỏch lm tng t nh ln I tuy nhiờn ln ny thỡ lp 11A2 ng dng cụng
ngh thụng tin cũn lp 11A3 khụng ng dng cụng ngh thụng tin.

Lớp



số

11A2

50

11A3

53

Điểm 910
%
23
(46%)
8
(15%)

Điểm
7-8
%
24
(48%)
32
( 60%)

Điểm
5-6
%

3
(6%)
10
(
18,8%)

Điểm 34
%
0

Điểm <
3
%
0

3
(6,2%)

0

Mt ln na kt qu li núi lờn tt c, vic ng dng cụng ngh thụng tin vo
ging dy rt tt.

Nguyn Th Anh

16

Trng THPT Khoỏi Chõu



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
Qua một thời gian công tác giảng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ
thông tôi thấy:
-

Môn công nghệ là một môn học trừu tượng, khó dạy.

-

Dụng cụ trực quan cho môn học còn thiếu.

-

Học sinh không yêu thích môn học, do nhiều nguyên nhân.

Để giải quyết mâu thuẫn trên thì giải pháp áp dụng công nghệ thông tin là hiệu
quả nhất. Và giờ đây thì hầu hết các trường phổ thông trong tỉnh đều có máy tính, máy
chiếu phục vụ cho bài giảng. Rất mong những suy nghĩ đóng góp “nhỏ nhoi”của tôi
trong sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần tạo nên sự phong phú thêm cho các tiết học
cũng như quá trình thiết kế bài giảng.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Hội đồng sư phạm nhà
trường THPT Khoái Châu nơi tôi công tác đã hỗ trợ, khích lệ, tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm của mình.

3.2. Đề xuất.
- Trong quá trình giảng dạy thì việc sử dụng các thiết bị công nghệ trong nhà
trường là không tránh khỏi, rất mong được sự thông cảm, tạo điều kiện của Ban Chi

Ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường.
- Trường tổ chức đầu tư thêm kính phí mua trang thiết bị phục vụ cho việc
giảng dạy.

Nguyễn Thế Anh

17

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Mục lục

PHẦN I: Phần mở đầu .................................................................................... 1
Lí do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
PHẦN II: Giải quyết vấn đề ............................................................................ 3
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề: ....................................................................... 3
2.2 Thực trạng vấn đề................................................................................... 3
2.3 Các biện pháp tiến hành giải quyết. ...................................................... 4
2.3.1 Giải quyết bài toán tạo ra hiệu ứng chuyển động tròn và không
dừng đối với một số chi tiết máy. ............................................................. 4
2.3.2. Sử dụng Triggers để quản lí một nhóm đối tượng đã tạo hiệu ứng
để đạt được hiệu ứng như mong muốn. ................................................. 10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. ................................................. 15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................... 17
3.1. Kết luận. ............................................................................................... 17
3.2. Đề xuất. ................................................................................................ 17


Nguyễn Thế Anh

18

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Nhận xét đánh giá.
Nhận xét và góp ý của tổ chuyên môn
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

Khoái châu, ngày ......... tháng .........năm 2013

Nhận xét và xếp loại của hội đồng khoa học nhà trường
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

Khoái châu, ngày ......... tháng .........năm 2013

Nguyễn Thế Anh

19

Trường THPT Khoái Châu


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013

Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Hưng Yên
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

Hưng yên , ngày ......... tháng .........năm 2013

Nguyễn Thế Anh

20

Trường THPT Khoái Châu



×