Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương III con người, dân số và môi trường sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.7 KB, 50 trang )

Phòng giáo dục - đào tạo huyện khoái Châu

Trường THCS Thuần Hưng
===== =====

kinh nghiệm
Phối hợp các phương pháp dạy
học tích cực vào
tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học chương III
"con người dân số và môi trường"

Người thực hiện:

Đỗ Thị Thanh

Xuân
Tổ :

Khoa

học tự nhiên
Trường:

THCS Thuần Hưng

3


Năm học: 2012 - 2013


4


Phần I: Đặt vấn đề
A . Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường(BVMT) hiện đang là vấn đề quan
tâm mang tính toàn cầu. ở nước ta, BVMT cũng đang là
vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết xác
định quan điểm “BVMT là một trong những vấn đề sống
còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ, phát triển kinh tế - xã hội,
ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm
“lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với MT
là chính”. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
là giải pháp số một. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày
17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống
giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục HS, có
những hiểu biết về pháp luật và chủ chương chính
sách của Đảng, Nhà nước về BVMT; có kiến thức về MT
để tự giác thực hiện BVMT”.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương
của Đảng và Nhà nước, 3/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác
giáo dục BVMT, xác định BVMT nhiệm vụ trọng tâm cho

giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kỹ
năng về MT và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các
môn học nhằm xây dựng mô hình nhà trường xanh, sạch,
đẹp phù hợp với điều kiện nhà trường.
5


Qua thực tế làm công tác giảng dạy bộ môn Sinh học
trong trường THCS, tôi thấy việc đi sâu tìm hiểu
khai thác kiến thức về môi trường,để dạy phần giáo
dục

BVMT cho HS lớp 9 là hết sức cần thiết. Nhưng

hiện nay nhiều GV dạy phần này còn lúng túng, chưa
hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục BVMT, nên nội
dung trong sách giáo khoa chưa khai thác hết, phối
hợp các phương pháp chưa linh hoạt , giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho HS còn gượng ép, chưa chỉ rõ
cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường,
HS chưa tự giác thực hiện tốt BVMT. Thậm chí còn có
em hiểu kiến thức chưa đầy đủ và không chính xác.
Để HS có thể dễ dàng lĩnh hội, vận dụng tốt các
kiến thức về BVMT thì người GV phải tự nghiên cứu kỹ
nội dung bài dạy, phải làm các đồ dùng dạy học như:
sưu tầm hình ảnh, các tư liệu,tìm hiểu thực tế liên
quan và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học
theo hướng tích cực vào quá trình dạy học của mình.
Như vậy, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự

nghiên cứu, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho HS. Giúp các em say mê môn học nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn, từ đó tôi
đúc rút ra một số kinh nghiệm và viết đề tài: “Phối
hợp các phương pháp dạy học tích cực vào tích

hợp

giáo dục BVMT trong dạy học chương III: Con người,
sinh vật, và môi trường” - Sinh học 9.
b. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Do

thời gian có hạn, đề tài của tôi chỉ tập

trung nghiên cứu lựa chọn, phối hợp các phương pháp
dạy học tích cực vào giáo dục BVMT trong dạy các bài
lí thuyết ở chương III: “Con người, dân số và môi
trường”.
6


- Đối tượng: Phương pháp dạy học tích cực và phối
hợp các phương pháp dạy học tích cực trong dạy tích
hợp GDBVMT.
C. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất sự phối hợp các phương pháp dạy học tích
cực vào tích hợp GDBVMT.
Đề tài này không chỉ giúp HS chủ động, sáng tạo,

lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành cho các em sự
quan tâm, hành vi, ý thức BVMT.
Với mong muốn tất cả mọi người hiểu rõ được những
vấn đề cơ bản của GDBVMT và từ đó xác định được
trách nhiệm của mình, nó có ý nghĩa quan trọng đối
với việc đào tạo thế hệ trẻ luôn tự giác thực hiện
tốt luật BVMT.
D. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Lựa chọn các phương pháp dạy học để tích hợp
giáo dục

môi trường theo hướng tích cực hoá hoạt

động học tập của HS.
- Tập dượt cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn
nhau.
-

Hình

thành

cho

các

em

sự


quan

tâm

đến

môi

trường, xây dựng ý thức BVMT, hạn chế ô nhiễm môi
trường trong các việc làm hàng ngày.
- Việc phối hợp các phương pháp để tích hợp BVMT
theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học
trong dạy sinh học không phải là một điều quá khó,
không chỉ có tôi làm được mà tất cả các GV viên khác
đều làm được và sẽ đạt kết quả tốt nếu người GV
nhiệt tình với chuyên môn, say mê với nghề nghiệp,
với HS yêu thích môn học, chăm chỉ học tập.

Phần II: Giải quyết vấn đề
7


a. cơ sở lí

luận

I - Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu

* Đối với GV:
Qua trao đổi, dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng

nghiệp, khi dạy về tích hợp giáo dục BVMT trong môn
Sinh học thì hầu hết GV mới dạy ở mức truyền đạt
kiến thức như trong nội dung sách giáo khoa, chưa có
sự mở rộng, chưa khai thác kỹ kiến thức thực tế về ô
nhiễm MT xung quanh nên giờ học kém sôi động, thầy
trò hoạt động thiếu đồng bộ, giáo viên

còn làm việc

nhiều.
* Đối với HS:
HS hiểu kiến thức phần này chưa sâu, đôi khi hiểu
kiến thức chưa chính xác,

vận dụng lý thuyết

vào thực tế chưa tốt, thể hiện ở ý thức tự giác chưa
cao, MT xung quanh các em còn bị ô nhiễm nhiều.
II - phương pháp nghiên cứu

1. nghiên cứu lý thuyết:
Để viết kinh nghiệm này tôi đã tiến hành nghiên
cứu tài liệu có liên quan:
- Các tài liệu về cơ sở lý luận của đổi mới phương
pháp dạy - học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung
tâm.
-Các tài liệu khoa học về phân phối chương trình,
sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy Sinh học 9
và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học
tích hợp GDBVMT nhằm xác định kỹ năng, kiến thức cơ

bản cần đạt được ở bậc THCS, làm cơ sở lý luận cho
đề tài này.
2. Thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành nghiên cứu phối hợp các phương pháp
dạy học tích cực vào GDBVMT trong dạy chương III:
“Con người dân số và môi trường” tôi tiến hành soạn

8


3 giáo án nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong BVMT.
ở lớp thực nghiệm 9A tôi tiến hành phối hợp các
phương pháp dạy học tích cực: trực quan, vấn đáp tìm
tòi, động não ,dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ kết
hợp với phương pháp giao cho HS làm các bài tập thực
hành ở nhà trong dạy học để phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
ở lớp đối chứng 9B tôi sử dụng chủ yếu bằng các
phương pháp thuyết trình, minh hoạ, giảng giải kiến
thức.
III - Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- xác định cơ sở lý luận của phương pháp dạy học
tích cực

và lý luận về tích hợp GDBVMT.

- Xây dựng các biện pháp


tổ chức các hoạt động

dạy học tích cực để dạy tích hợp GDBVMT và rút ra
kết luận về hiệu quả của việc

khai thác kiến thức.

- Thiết kế được các hoạt động dạy và học trong 3
bài lý thuyết của chương III: ‘‘Con người dân số và
môi trường’’.
IV- Nội dung nghiên cứu

1. Môi trường, ô nhiễm môi trường
a) Môi trường là gì? MT bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật.
MT nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật
chất trong trường như: Lớp học, phòng thí nghiệm,
sân chơi, vườn trường, thầy giáo, cô giáo, học sinh,
nội quy của trường, các tổ chức xã hội như: Đoàn,
đội...
b) Ô nhiễm MT:
9


- Khái niệm: Ô nhiễm MT là hiện tượng MT tự nhiên
bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học,
sinh học của MT bị thay đổi gây tác hại đến đời sống
của con người và sinh vật.

Do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội
trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam.
Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng
cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân
bằng với việc BVMT. MT Việt Nam đã xuống cấp, nhiều
nơi MT bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra nhiều chủ chương biện pháp nhằm giải quyết
các vấn đề về MT. Hoạt động BVMT được các cấp, các
ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm.
Tuy vậy việc BVMT ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn mới. MT nước ta vẫn tiếp tục bị
xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
2. Phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục BVMT
trong môn Sinh học THCS:
a) Tích hợp giáo dục MT là gì?
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các
kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành một nội
dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên
những mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề
cập trong bài học. Như vậy, kiến thức GDMT không
phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn
cứ vào nội dung bài học có liên quan với vấn đề MT
mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
GDBVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích
hợp vào các môn học và các hoạt động. GDBVMT không
phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là
một bộ môn riêng biệt hay là một chủ đề nghiên cứu
mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. GDBVMT
là cách tiếp cận xuyên bộ môn.

10


Trong môn Sinh học, sự tích hợp kiến thức GDMT có
thể phân thành 2 dạng:
- Dạng lồng ghép: ở dạng này kiến thức GDMT đã có
trong chương trình SGK và trở thành 1 bộ phận kiến
thức của môn học. Trong SGK THCS kiến thức GDMT được
lồng ghép có thể là:
+ Chiếm một vài chương
+ Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn
+ Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong
bài học
- Dạng liên hệ:


dạng

này

kiến

thức

GDMT

không

được


đưa

vào

chương trình SGK, dựa vào nội dung bài học GV có thể
bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua
giờ giảng.
b) Các hình thức tổ chức dạy học GDMT:
- Hình thức dạy học nội khóa: Bao gồm hình thức
dạy học trên lớp và ngoài lớp. Hình thức dạy học
trên lớp được sử dụng chủ yếu ở Việt nam, song cần
phải lựa chọn những bài thích hợp để đưa kiến thức
GDMT vào cho phù hợp. Trong khi đó, hình thức dạy
học ngoài lớp cũng đã được chú ý tới, đặc biệt là
với môn Sinh học - môn học liên quan nhiều đến thực
tế thiên nhiên. Trong chương trình Sinh học 9 - bài
56, 57: Thực hành - Tìm hiểu tình hình MT ở địa
phương.
Đối với bài chỉ có một phần hay một số nội dung là
kiến thức GDMT thì GV cố gắng phân tích rõ những
khía cạnh MT liên quan đến bài học. Đối với bài học
không có kiến thức GDMT được lồng ghép, thì tùy theo
khả năng mà liên hệ các kiến thức GDBVMT vào bài
học.
- Hình thức dạy học ngoại khóa: ở nước ta hình
thức dạy học ngoại khóa từ trước đến nay chưa phổ
11


biến. ở nhiều nước trên thế giới, việc GDMT cho HS

qua hình thức này rất được chú ý, vì đây là cơ hội
để cho HS được tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng
những kiến thức MT đã học vào thực tế BVMT tự nhiên,
phát triển khả năng độc lập của HS, giúp HS tự tổ
chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề
về MT và các hoạt động BVMT. Chính những hoạt động
này dễ dàng giúp HS có ý thức BVMT. Hoạt động ngoại
khóa có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau.
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về MT.
- Tổ chức thi tìm hiểu MT địa phương, đố vui về
MT.
- Tổ chức xem

các đoạn video - clip về MT.

- Nghiên cứu MT địa phương.
- Tổ chức hoạt động BVMT trong trường học và MT ở
địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kỳ.
c) Phương pháp dạy học tích hợp môi trường
Nội dung GDMT được tích hợp trong nội dung của các
môn học nên các phương pháp GDMT cũng được tích hợp
vào các phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên muốn
đạt được mục tiêu của giáo dục phổ thông là không
chỉ giúp cho người học có kiến thức mà phải hình
thành cho họ sự quan tâm, hành vi đối với môi trường
thì cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ
phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học.
* Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực:
Thuật ngữ “phương pháp dạy học tích cực” là thuật
ngữ rút gọn dùng để chỉ một nhóm các phương pháp dạy

học, giáo dục theo hướng phát huy tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học, thực chất là cách dạy
hướng tới việc học chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động.
* Đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học
tích cực
12


- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập
của HS
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập
hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
* Các phương pháp GDMT theo hướng tích cực:
c1) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Các phương tiện trực quan như: tranh ảnh băng hình
video, phim ảnh, đó là những phương tiện rất hữu ích
cho việc giảng dạy kiến thức về GDMT. Việc sử dụng
các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng
sâu sắc cho học sinh.
Khi sử dụng các phương tiện trực quan nên lưu ý:
- Nội dung băng hình phải phù hợp với bài học và
có ý nghĩa trong GDMT
- Thời gian sử dụng
- Hệ thống các câu hỏi để khai thác kiến thức
- Tổng kết
c2) Phương pháp vấn đáp
Trong phương pháp này GV đưa ra câu hỏi, HS trả

lời
Việc sử dụng các hỏi này khuyến khích HS quan tâm
đến các vấn đề MT và dự đoán các vấn đề môi trường
xảy ra trong tương lai.
c3) Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Lớp học được chia thành nhóm nhỏ(mỗi nhóm gồm 4
người -6 người) được duy trì ổn định trong cả tiết
học hay thay đổi tùy theo hoạt động, các nhóm được
giao cùng nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau.
Các bước tiến hành:
(1) Làm việc chung cả lớp:
Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm cụ thể cho
các nhóm, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo.
13


(2) Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến trong nhóm(chú ý mỗi nhóm bầu
1 nhóm trưởng và 1 thư kí ghi chép các ý kiến thảo
luận).
- Các nhóm báo cáo thảo luận.
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm cụ quan
sát, theo dõi và không tham gia thảo luận.
(3) Thảo luận tổng kết trước toàn lớp:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- GV và HS cùng kết luận.
c4) Phương pháp động não:
Là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời

gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả
định về vấn đề nào đó
c5) Phương pháp giao cho HS làm các bài tập thực
hành ở nhà:
Các bài tập giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã
học vào thực tiễn, từ đó hình thành cho HS kĩ năng
học tập, kĩ năng BVMT
d) Nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ
môn, tránh mọi sự gượng ép.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem
xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội
dung GDMT một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao
nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, cần liên hệ một
cách nhẹ nhàng và trình bày một cách đơn giản, lấy
những ví dụ gần gũi với đời sống của HS, của gia
đình, làng xóm và ở thiên nhiên xung quanh. ở lớp 9
nội dung GDMT cần đi sâu, làm rõ hơn cơ sở khoa học
14


của MT và GDMT thông qua nội dung kiến thức ở phần
sinh vật và MT.
Để thực hiện được những hoạt động trên thì cần có
sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt
tình của các thầy, cô giáo. Bởi vì, mỗi hoạt động
cần tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng kế
hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức, đối
tượng tham gia.

Khi giảng dạy về tích hợp GDMT thì phối hợp các
phương pháp dạy học tích cực để phát huy

tính tích

cực,chủ động,sáng tạo của HS là hết sức quan trọng,
nên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên
cứu lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học tích
cực để dạy chương III: “Con người, dân số và môi
trường”.
B. Thực trạng vấn đề
Để tích hợp GDBVMT có hiệu quả cao, kích thích sự
khám phá tìm hiểu kiến thức của HS, hình thành cho
các em sự quan tâm, hành vi về môi trường thì người
GV phải tham gia đầy đủ các đợt học bồi dưỡng do
phòng, sở tổ chức để nắm bắt được quan điểm chỉ đạo
chung về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp
dạy học tích hợp GDBVMT. Tiếp theo, cần làm tốt các
việc sau:
- Nghiên cứu kĩ chương trình SGK, phân tích sư
phạm kiếm thức của từng chương, bài và dự kiến vốn
hiểu biết của HS để

lựa chọn, phối hợp các phương

pháp dạy học tích hợp giáo dục MT theo hướng tích
cực.
- Xác định mục tiêu cần đạt sau khi dạy kiến thức.
- Chuẩn bị các thiết bị giảng dạy, tìm hiểu về môi
trường thực tế để liên hệ GDBVMT phù hợp.

15


- Thiết kế các hoạt động dạy học để đạt được mục
tiêu.
C. Phương pháp cụ thể
I. Lựa chọn và phối hợp 1 cách hợp lí các phương pháp dạy
học để tích hợp GDBVMT trong chương III: “Con người, dân số
và môi trường” theo hướng tích cực

- Để lựa chọn phối hợp một cách linh hoạt sáng tạo
các phương dạy học tích cực vào dạy học bất kì một
nội dung nào, GV cũng cần có những phân tích sư phạm
để

xác

định

được

loại

hình

kiến

thức

của


bài

,chương, nắm chắc được mục tiêu cần đạt sau khi
giảng dạy nội dung bài học cũng như các điều kiện về
thiết bị dạy học , cơ sở vật chất khác.
1. Những phân tích sư phạm làm cơ sở cho việc lựa
chọn và phối hợp các phương pháp giảng dạy tích hợp
GDMT theo hướng tích cực ở chương III: “Con người,
dân số và môi trường”
a) Kiến thức chương III: “Con người, dân số và
môi trường”.
- ở chương này, kiến thức GDMT đã có trong chương
trình SGK và trở thành một bộ phận kiến thức của môn
học, nó bao gồm các nội dung.
- Tác động của con người tới môi trường làm thay
đổi thiên nhiên. Từ đó HS có ý thức BVMT cho chính
mình. Các kiến thức này HS phần nào đã biết sơ bộ
qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua học môn
lịch sử , qua các phần khác của môn sinh học...
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề
HS đã được nghe nói, tuy nhiên để hình thành khái
niệm phải thông qua các ví dụ cụ thể.
- Các tác nhân gây ô nhiễm, ít nhiều HS đã được
chứng kiến, tiếp xúc.

16


- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Đối

với các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường theo
hướng thay đổi cách tiêu dùng theo hướng có lợi cho
MT, HS có thể suy luận được, còn việc áp dụng các
biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường như phát
triển công nghệ sạch, đôỉ mới công nghệ.... HS còn
mơ hồ thiếu hiểu biết.
b) Mục tiêu của chương III:
* Kiến thức:
- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm
thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức trách nhiệm cần
BVMT sống cho chính mình.
- Nêu được

khái niệm ô nhiễm MT.

- Trình bày được các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường và nguồn gốc phát sinh.
- Nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi
trường.
* Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tự học, đọc kênh hình, suy luận.
- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.
* Giáo dục: ý thức bảo vệ môi trường.
2. Lựa chọn, phối hợp linh hoạt các phương pháp
dạy học tích cực để tích hợp GDBVMT khi dạy chương
III: “Con người, dân số và môi trường”
Với loại hình kiến thức mà vốn hiểu biết của HS
khá phong phú, tôi sử dụng chủ đạo là các phương
pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp sử dụng các phương
tiện trực quan kết hợp các phương pháp dạy học hợp

tác trong nhóm nhỏ.
Với loại hình kiến thức mà vốn hiểu biết của học
sinh nghèo nàn thì sử dụng chủ đạo là phương pháp
trực quan kết hợp với phương pháp động não và phương
pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
17


Sau mỗi bài học tôi giao cho HS làm bài tập thực
hành ở nhà để rèn kĩ năng học tập , kĩ năng bảo vệ
MT.
* Những yếu tố đảm bảo cho sự lựa chọn và phối hợp
thành công là :
- Phải tạo được bố cục của mỗi hoạt động nhận thức
một cách lô-gíc, khoa học.
- Phải khai thác sử dụng, chế tạo mới nhiều đồ
dùng dạy học mang tính định hướng cho quá trình hoạt
động nhận thức của HS

trong học tập.

- Phải tạo được yếu tố thi đua giữa cá nhân với cá
nhân, giữa các nhóm học tập với nhau trong suốt quá
trính học tập.
- Phải đặt việc dạy tri thức mới trong mối quan hệ
hữu cơ với tri thức đã được học và tri thức sắp được
học để khai thác cái cũ dạy cái mới, tạo khát vọng
học cái mới.
II. Soạn giáo án minh họa


( Tích hợp GDMT toàn phần bằng phối hợp các phương
pháp dạy học tích cực)
Chương III : “Con người, dân số và môi trường”
Tiết 56 -Bài 53: Tác động của con người đối với MT
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS chỉ ra được các hoạt động của con
người làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức được
trách nhiệm cần BVMT sống cho chính mình và cho các
thế hệ sau.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, hình ảnh
trả lời câu hỏi. Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến
thức.Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên,
GDBVMT.
II. Đồ dùng dạy và học :

18


Tác động của con người đến môi trường: tranh phóng
to các hình 53.1,2,3 tranh về hoạt động của xã hội
công nghiệp.
III. Tiến trình bài giảng

1. Tổ chức sĩ số lớp 9A(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
3. Bài mới(2 phút): Giáo viên giới thiệu về mối
quan hệ giữa con người với môi trường: môi trường là

nơi con người sinh sống, nó chứa đựng các tài nguyên
cần thiết cho đời sống sản xuất, phục vụ con người
và cũng là nơi hứng đựng, phân huỷ tất cả các chất
thải do con người tạo ra trong đời sống và hoạt động
sản xuất. Vậy con người đã tác động đến môi trường
như thế nào? cần làm gì để bảo vệ môi trường- ngôi
nhà chung của chúng ta. Cô và các em cùng nghiên cứu
chường III: “Con người dân số và môi trường” .Trước
hết chúng ta nghiên cứu Tiết 56: Bài 53: “Tác động của
con người tới môi trường”.

Hoạt động 1 (19 phút):
I -Tác động của con người tới MT qua các thời kì
phát triển của xã hội
Hoạt động của GV
-

GV

cho

thông

tin

HS

Hoạt động của HS

nghiên


cứu

quan

sát

SGK

H53.1;2;3 (7 ảnh quét từ Cá nhân lên bảng chỉ trên
SGK) và trả lời cău hỏi:

từng

bức

ảnh,

xác

định

được :
?



trải

hội

qua

loài

người

những

thời

đã + Thời kì nguyên thuỷ; Xã
kì hội nông nghiệp; Xã hội
19


phát triển nào.
Để

phân

kì,

GV

tích
cho

công nghiệp
từng


HS

thời

quan

sát Quan sát ảnh để trả lời:

H53.1 để trả lời :

Hái quả, bắt cá, săn bắt

? Những hình ảnh trên cho thú, đốt rừng để săn thú.
ta

biết

nào

những

của

con

hoạt

người

động

trong

thời kì nguyên thuỷ.
-

GV:

của

Tác

con

động

người

đáng

kể



biết - Thời kì nguyên thuỷ:
dùng lửa để nấu chín thức đốt lửa

để săn thú
ăn, sưởi ấm không khí và
cháy rừng.
xua đuổi thú dữ.

? Việc đốt lửa

để săn - Xã hội nông nghiệp:
thú đã gây ra hậu quả gì. + Trồng trọt, chăn nuôi 
GVcho HS quan sát 1 vài
hình ảnh về xã hội nông
nghiệp (đưa ảnh về xã hội
nông nghiệp - H 53.2)
? Quan sát những hình ảnh
trên đây, hãy nhận xét về
hoạt

động

của

con

người

trong xã hội nông nghiệp?
các hoạt động này đã ảnh
hưởng tới môi trường như

chặt

phá

rừng


lấy

đất

canh

tác,

chăn

thả

gia

súc.
+ Cày xới đất canh tác



nhiều vùng bị khô cằn và
suy giảm độ màu mỡ.
+

Con

hình
cư,

người
thành


khu

định
các

sản



khu

xuất


dân

nông

nghiệp  mất đất canh tác,
mất rừng.

thế nào ?

hoạt + Nhiều giống vật nuôi,
động của con người đã có cây trồng hình thành.
GV

lưu


ý

học

sinh

tác động tích cực và tiêu
cực tới môi trường.
- Cho HS quan sát 1 vài
20


hình ảnh về xã hội công
nghiệp:

- Xã hội công nghiệp:
+ Xây dựng nhiều khu công
nghiệp, khu đô thị  diện
tích

đất

rừng



đất

trồng trọt ngày càng thu
hẹp, ô nhiễm MT tăng.

+ SX nhiều loại phân bón,
thuốc trừ sâu bảo vệ thực
vật

làm

lương
dịch

thực,

sản

nhưng

môi

trường

quả

lượng

khống

bệnh,

nhiễm
rau


tăng

nhiễm

?Quan sát những hình ảnh vệ thực vật.
trên đây, hãy nhận xét về + Nhiều giống
hoạt đông của con người cây trồng quý

chế

làm

tăng,

thuốc
vật
được

ô
bảo

nuôi,
hình

trong xã hội công nghiệp thành.
và những ảnh hưởng của nó
đến MT.

- HS nêu được hoạt đông


? Trong các thời kì trên, của con người ở thời kì
họat động của con người ở xã hội công nghiệp đã tác
thời kì nào đã tác động
21


mạnh

nhất

đến

MT?

Tại động đến môi trường nhiều

sao?

nhất trong đó có cả tác
động

tích

cực



hoạt

động tiêu cực.

* Tiểu kết 1: Tác động của con người đã trải qua
các thời kì:
- Thời kỳ nguyên thuỷ
- Xã hội nông nghiệp
- Xã hội công nghiệp



con người đã tác động nhiều

nhất đến môi trường.
Giáo viên : Nhiệm vụ của chúng ta là hạn chế các
tác động tiêu cực tới môi trường và tăng cường các
tác động tích cực tới môi trường, để làm được điều
đó chúng ta cần nghiên cứu các tác động của con
người tới môi trườnglàm suy thoái môi trường.
Hoạt động 2 (13 phút):
II - Tác động của con người làm suy thoái MT tự
nhiên
Hoạt động của GV
-

Đưa

lượm,
đốt

ra

các


săn

bắn

rừng,

chăn

ảnh:
động
thả

súc

Hoạt động của HS
hái - HS nghiên cứu bảng 53.1
vật, và hoàn thành bài tập
gia 1- a (ở mức độ thấp)
2- a, h

- Yêu cầu HS :Hoạt động 3- Tất cả
cá nhân, làm bài tập SGK 4- a, b, c, d, g, h
mục II

5- a, b, c, d, g, h
6- a, b, c, d, g, h
7- Tất cả

GV


yêu

cầu

HS

nhìn

bài tập

vào - HS dựa vào bảng 53.1 để
trả

lời:

? Em hãy cho biết: Những lượm,
hoạt

động

nào

của

săn

hoạt

động


hái

bắt

động

vạt

con hoang dã, đốt rừng, chăn
22


người

phá

huỷ

MT

tự thả

nhiên.

gia

khoáng

súc,


khai

sản,

thác

phát

triển

nhiều khu dân cư.
? Hậu quả từ những hoạt Hậu
động của con người là gì.

quả:

phá

huỷ

môi

trường tự nhiên mất nhiều
loài sinh vật, mất nơi ở
của

? Ngoài

sinh


ra còn hoạt động thoái

nào của con người gây suy môi
thoái MT?

vật,

hoá

sói

đất,

trường,

mòn,

ô

hạn

nhiễm
hán



lụt,...
+


HS

kể

thêm

dựng

nhà

máy

thải

công

như:
lớn,

nghiệp

xây
chất

nhiều,

để chất thải không qua xử
lí,

chặt


phá

rừng

bừa

+ Hoạt động chặt phá rừng bãi.
bừa bãi và gây cháy rừng - Nhiều hoạt động của con
dẫn

đến

hậu

quả

nghiêm người đã gây hậu quả xấu,

trọng nào?
-

làm

mất

cân

bằng


sinh

rừng,

cháy

nhiễm

không

GV cho HS liên hệ tới thái.

tác hại của việc chặt phá
rừng



đốt

rừng

trong

những năm gần đây.

+

Chặt

phá


rừng:

gây

ô

khí,

xói

mòn

đất,



quét, nước ngầm giảm, khí
hậu thay đổi, mất nơi ở
của các loài sinh vật giảm đa dạng sinh học gây

mất

cân

bằng

sinh

thái.


* Tiểu kết 2: Tác động lớn nhất của con người tới
MT tự nhiên là phá hủy
23


thảm thực vật dẫn đến xói mòn và thoái hoá đất, ô
nhiễm MT, hạn hán, lũ
lụt, lũ quét...
Giáo viên: hiểu rõ tác động của con người làm suy
thoái môi trường tự nhiên để đề ra biện pháp hạn chế
ô nhiễm, cải tạo môi trường đó là những việc con
người đã, đang và sẽ tích cực làm. Chúng ta nghiên
cứu tiếp phần III.
Hoạt động 3 (7 phút):
III - Vai trò của con người trong việc bảo vệ



cải tạo MT tự nhiên
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Từ những tác động tiêu cực Nêu được các biện pháp :
của

con

người


tới

môi +Hạn chế phát triển dân

trường ở trên em hãy nêu số,
các biện pháp hạn chế tác +Phục hồi trồng rừng,
động tiêu cực đó.

+Khai

thác



hiệu

quả

các nguồn tài nguyên
+Kiểm

soát

giảm

thiểu

các nguồn chất thải gây
ô nhiễm

GV

cho

HS

quan

sát

hình

ảnh về giống vật nuôi cây
trồng quý để trả lời câu
hỏi :
? Ngoài ra, con người còn
có biện pháp gì để cải tạo
và bảo vệ môi trường.

24


Dưa chuột
bao tử

Giống lúa năng
suất cao

Ngô ngọt năng
suất cao


Giống lợn siêu
lạc

Nêu ra được các biện
pháp:
+cải
tạo
được
nhiều
giống
nuôi

cây

trồng,

vật

quý,

năng

suất

cao,...

Bò đực cao sản, có tỉ lệ thụ tinh
cao, không bệnh


Bò cái có sản lượng
sữa cao

25


* Tiểu kết 3: Con người đã và đang nỗ lực để bảo
vệ và cải tạo MT tự
nhiên bằng các biện pháp:
+ Hạn chế tăng dân số, sử dụng hiệu quả các nguồn
tài nguyên.
+ Đẩy mạnh hoạt động khoa học góp phần cải tạo
nhiều giống cây trồng,
vật nuôi có năng suất cao, phục hồi và trồng rừng
mới.
Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc BVMT
sống của mình,
hạn chế ô nhiễm môi trường.
4.Củng cố (2 phút)
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái MT do
hoạt động của con người
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút):
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
-

Làm

bài

tập


số

2

(SGK trang

160),

tìm

hiểu

nguyên nhân gây ô nhiễm MT và các biện pháp hạn chế
ô nhiễm MT.
Tiết 57-bài 54: Ô nhiễm môi trường
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức HS +Nêu được khái niệm môi trường
+Trình bày được các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình
Kĩ năng thảo luận nhóm
Kĩ năng liên hệ thực tế
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng

- Tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

26



- Một số số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm
môi trường cuả thế giới nói chung và của VN nói
riêng.
III. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức 9a (1 phút)
2.

Kiểm tra bài cũ (3 phút): giáo viên gọi 2 học

sinh lên bảng
HS 1: Viết các việc làm gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường, nêu tác hại và các hành động cần
thiết để BVMT.
HS 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy
thoái môi trường.
3. Bài mới(1 phút)
-Sau khi chữa bài tập cho HS, GV lưu ý nhiều hoạt
động của con người làm bẩn môi trường tự nhiên, gây
ô nhiễm môi trường. Tình hình MT Việt Nam hiện nay
đang xuống cấp. Vì vậy việc nghiên cứu MT để bảo vệ
MT là hết sức cần thiết. Bài học hôm nay chúng ta sẽ
nghiên cứu về ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường(5
phút)
Hoạt động của giáo viên
GV trở lại bài tập của


Hoạt động của học sinh
I. Ô nhiễm môi trường

phần kiểm tra bài cũ yêu
cầu học sinh xem lại các
hoạt động gây ô nhiễm môi

Ô nhiễm môi trường là

trường.

hiện tượng môi trường tự

? Ô nhiễm môi trường là

nhiên bị bẩn, đồng thời

gì?

các tính chất vật lý, hóa
học, sinh học của môi
trường bị thay đổi gây
tác hại đến đời sống con
người và sinh vật.
27


×