Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

HỆ thống quan niệm thơ trong thời thơ mới 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.68 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG CAO VIỆT BẮC
-----š›&š›-----

HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ
THỜI KỲ THƠ MỚI
1930 - 1945

TỔ: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2014 - 2015

1
 

 


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX , nền văn học nước nhà chứng kiến
một cuộc đổi mới mạnh mẽ của thơ ca, làm xuất hiện một kiểu nhà thơ mới với
lực lượng đông đảo, sáng tác của họ là thành tựu đặc sắc của nền văn học dân
tộc. Cuộc đổi mới thơ ca này đã đi vào lịch sử Văn học Việt Nam với tên gọi
Phong trào Thơ mới.
Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ
ca nói riêng trong thế kỉ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí
xứng đáng trong nền văn học dân tộc. Đồng thời Thơ mới là một hiện tượng thơ
ca gây nhiều ý kiến khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả theo
từng thời kì lịch sử xã hội, cho đến giờ việc đánh giá vẫn đặt ra sôi nổi.
1.2.Thơ mới đã đóng góp lớn trong dòng Văn học Việt Nam và có chỗ đứng


trong lòng bạn đọc. Để đạt được như vậy phải nói đến những vấn đề của lí luận
thơ, những quan niệm về thơ thời Thơ mới. Có thể nói, ngay từ bước đi ban đầu
với những bài thơ mới non trẻ đầu tiên cho đến thời kì trưởng thành và phát triển
rực rỡ nhất của nó, Thơ mới đã từng bước gây dựng cho mình một hệ thống quan
niệm về thơ như một sự tự ý thức chiều sâu về bản thân nó. Ở đây có thể thấy sự
song hành nhịp nhàng giữa thực tiễn sáng tác và lí luận thơ ca. Quá trình phát
triển của Thơ mới không thể thiếu sự đóng góp của lí luận: Ý thức đột phá mở
đường, những quan điểm lí luận phê bình có vai trò nhận diện, định hướng, hỗ
trợ và tác động vào thực tiễn sáng tác, góp phần thúc đẩu sự sáng tạo những giá
trị đích thực của thơ ca.

2
 

 


1.3.Thơ mới thời kì 1930-1945 là bước chuyển mình quan trọng của văn học
nước nhà. Trong chương trình phổ thông, nó cũng có một vị trí khá quan trọng
và tần số xuất hiện trong các đề thi Học sinh giỏi, thi Tốt nghiệp, thi Đại học khá
cao. Vì thế chuyên đề này góp phần vào công cuộc giảng dạy Ngữ văn ở nhà
trường phổ thông.
Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề Hệ thống quan
niệm về thơ thời kỳ Thơ mới 1930-1945 nhằm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về
vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn này.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của hệ thống quan niệm
thơ trong thời kì Thơ mới.
- Nhận diện và hệ thống những luận điểm cơ bản của hệ thống quan
niệm thơ

Qua đó tổng kết chân dung của hệ thống quan niệm về thơ trong một
chặng đường đầy biến chuyển, đầy sôi động của văn học nói chung và của thơ ca
nói riêng
Con đường đi từ thực tiễn sáng tác đến nhu cầu lí luận, nhận diện chính
mình của thơ mới; từ việc xây dựng hệ thống quan niệm của Thơ Mới và của thơ
Việt Nam hiện đại để rồi nó lại tác động trở lại vào hoạt động sáng tác: định
hướng, xác định mục tiêu, đặt ra những nguyên tắc, chuẩn mực… cho thơ ca,
góp phần thúc đẩy sự phát triển, tạo nên những thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt
Nam 1930 - 1945, là con đường tất yếu, biện chứng. Nghiên cứu quan niệm thơ,
bởi thế, cũng chính là nghiên cứu, xác định đặc trưng thành tựu của Thơ Mới, từ
góc độ lí luận.

3
 

 


PHẦN NỘI DUNG
1. Giới thuyết về Thơ mới và khái niệm Hệ thống quan niệm về thơ thời
Thơ mới
1.1 Giới thuyết về Thơ mới
1.1.1 Khái niệm Thơ mới
“ Thơ mới là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ, nghĩa là không hạn
chế số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần điệu…”( Việt Nam văn
học sử yếu - Dương Quảng Hàm)
Theo Nguyễn Quốc Túy trong cuốn “ Thơ mới - bình minh thơ hiện đại
(Nxb Giáo dục văn học 1995) thì khái niệm “ Thơ mới” không đồng nhất với
khái niệm “ Thơ lãng mạn” … Thơ lãng mạn là một trong những thành phần
chính của Thơ mới góp phần to lớn vào thắng lợi của Thơ mới. Nhưng trong Thơ

mới còn có những bài thơ hiện thực như bài “ Gửi Trương Tửu” của Nguyễn Vỹ
và bài “ Chợ tết” của Đoàn Văn Cừ…
Với yêu cầu hiện đại hóa thơ dân tộc, Thơ mới đã tiếp thu rất nhiều ở thơ
lãng mạn Pháp, đồng thời cũng kế thừa và phát triển tinh hoa của dân tộc, thơ cổ
Trung Hoa và thơ dân gian Việt Nam. Như vậy, Thơ mới là một bước phát triển
mới của dân tộc chứ không phải là một thời đại mới của thơ lãng mạn.
1.1.2 Những tiền đề để hình thành Thơ mới:
Cuộc bình định của Thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt
Nam nói riêng đã làm xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc trên các phương diện:
chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, văn học… Nhiều giai cấp, tầng
lớp mới như :tư sản, vô sản, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, thị dân ra đời, cùng với
nó là sự hiện diện của nhiều tư tưởng, tình cảm đậm tính cá nhân, cá thể.
4
 

 


Sau khoa thi cuối cùng năm 1918, việc đào tạo tầng lớp trí thức Hán học
chấm dứt, lực lượng sáng tác văn học viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ngày
càng được mở rộng, dần hình thành tầng lớp trí thức Tây học. Từ tầng lớp trí
thức này, xuất hiện nhiều người chuyên viết văn, làm thơ. Chữ Quốc ngữ dần
dần thay thế chữ Hán nôm trong các văn bản ấn hành lúc bấy giờ. Ảnh hưởng
của phương Tây, chủ yếu là là ảnh hưởng của văn học Pháp ngày càng tăng.
Cuộc vận động truyền bá chữ Quốc ngữ và sự ra đời của báo chí, nhà xuất bản,
sự hình thành công chúng văn học ở thành thị thúc đẩy sự hình thành nhiều thể
loại văn học mới, trong đó có Thơ mới.
Trên báo chí lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều cuộc tranh luận góp phần mở
đường cho sự phát triển của học thuật, ngôn luận như: Cuộc tranh luận về quốc
học (1924-1941), tranh luận về Truyện Kiều(1924-1944), cuộc tranh luận nghệ

thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”( 1935-1939)… Đặc biệt là cuộc
tranh luận khá sôi nổi về Thơ mới và thơ cũ (1932-1942) đã tạo ra nhiều tiền đề
lý luận phong phú, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà thơ, học giả
và công chúng. Điều đó cũng cho thấy phần nào trăn trở của nhà thơ, nhà văn cả
về ý thức, quan niệm sáng tác trước phong trào thay cũ đổi mới đang diễn ra
mạnh mẽ trên thi đàn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa Thơ mới
đến thắng lợi.
Về thơ trên cơ sở tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra hệ thống những quy
phạm về niêm luật của thơ truyền thống khó chuyển tải nhuần nhụy sự tự nhiên
của cảm xúc. Trong quan niệm và sáng tác của các nhà thơ, nhà văn đã có sự tìm
tòi đổi mới. Tuy vậy phải đến ngày 10/3/1932 khi bài thơ “Tình già” của Phan
Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu
mang tên “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, bước ngoặt mới của
Phong trào Thơ mới được mở ra. Lưu Trọng Lư viết bài hưởng ứng, có kèm mấy

5
 

 


bài Thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Các báo đua nhau đăng Thơ mới,
và Thơ mới nổi lên thành một phong trào.
1.1.3 Phong trào Thơ mới - quá trình hình thành phát triển và kết thúc:
Theo Tài liệu. VN thì Thơ mới đã được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ
Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu ủa phong trào
Thơ mới. Tản Đà chính là gạch nối của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài
Thanh và Hoài Chân xếp đầu tiên trong số 46 tên tuổi của phong trào Thơ mới.
Và đến ngày 10/3/1932 khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “ Tình già” trên Phụ nữ
tân văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “ Một lối thơ mới trình chánh giữa làng

thơ, thì phát súng lệnh của Phong trào Thơ mới chính thức bắt đầu.
Phong trào Thơ mới phát triển qua 3 chặng sau đây:
- Giai đoạn 1932- 1935:
Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và thơ cũ. Sau bài
khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,
Huy Thông… Trong bài “ Một cuộc cải cách về thơ ca”, Lưu Trọng Lư kêu gọi
các nhà thơ mau chóng “Đem những ý tưởng mới,những tình cảm mới thay vào
những ý tưởng cũ ”.Cuộc đấu tranh này khá gay gắt, bởi phía đại diện cho “thơ
cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng
Duy Từ, Nguyễn Văn Hạnh phản đối chống lại Thơ mới rất quyết liệt. Cho đến
cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía
Thơ mới. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ mới với tập
“Mấy vần thơ ” (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt của các nhà thơ Lưu Trọng
Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên…
- Giai đoạn 1936-1939;
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối, so với thơ cũ trên nhiều
bình diện, nhất là về mặt thể loại.

6
 

 


Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi mới như Xuân Diệu(tập Thơ Thơ 1938), Hàn Mặc Tử (Gái Quê-1936, Đau Thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu
Tàn_1937), Bích Khuê (Tinh Huyết-1939) …
Đặc biệt là sự góp mặt của Xuân Diệu, “mới nhất trong các nhà thơ mới”
vừa mới bước chân vào làng thơ “đã được người ta dành cho chỗ ngồi yên ả”
(Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất thời đại này.
Sự khẳng định cái Tôi một cách mạnh mẽ đã khiến giai đoạn này diễn ra

phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau. Cái Tôi mang
màu sắc cá nhân đậm nét đã mang đến nhũng phong cách nghệ thuật khác nhau,
cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật. Và khi cái tôi rút đến sợi tơ cuối cùng, là
lúc các nhà thơ mới chọn cho mình một cách thoát ly riêng…
- Giai đoạn 1940-1945:
Từ năm 1940 trở đi, phong trào xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau.
Tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng…;
nhóm Xuân Thu Nhã Tập gồm Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ Nguyễn Đỗ
Cung…; nhóm Trường thơ loạn có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khuê…
Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đoạn này đã chi phối sâu sắc
cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà Thơ mới.
Giai cấp tiểu tư bản thành thị và một số bộ phận tri thức đã không giữ được tư
tưởng độc lập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân
mất nước, bị chế độ thực dân o ép, họ như kẻ đứng giữa ngã ba đường sẵn sàng
đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới. Bên cạnh đó, một bộ phận các nhà
thơ mới mất phương hướng, rơi vào bế tắc, không lối thoát.
1.2. Khái niệm hệ thống quan niệm thời kì Thơ mới:
Sáng tác bao giờ cũng gắn liền với quan niệm, quan niệm đó được xây
dựng theo hệ thống tuyên ngôn, rải rác trong các phát ngôn hoặc sáng tác của
nhà thơ. Về thực chất quan niệm thơ chính là cách nhìn nhận, đánh giá, cách hiểu
7
 

 


về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, mục đích của thơ. Mỗi tác phẩm, mỗi thời đại,
mỗi trào lưu, trường phái đều có quan niệm riêng của mình về thơ.
1.2.1Một số quan niệm “mới” về thơ:
1.2.1.1 Trường Thơ Loạn, Thơ Điên của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên:

Vào những năm 1930-1945, Quy Nhơn - Bình Định bỗng trở thành vùng
đất cực thịnh của văn chương nghệ thuật. Đắm mình trong không gian huyền
hoặc của cõi Đồ Bàn, Chế Lan Viên đã khóc than người đã khuất bằng tập thơ
Điêu tàn với những câu thơ thật lạ lùng:
Đây, chiến địa nơi đôi bạn giao trận
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang
Máu chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận
Xương chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn”
Năm 1936, từ Sài Gòn trở lại Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã gặp Chế Lan
Viên, Chế tìm đến Tử như tìm đến một ông thầy dạy làm thơ. Thế nhưng những
vần thơ của Chế đã khiến Tử kinh ngạc:
Chiều hôm nay bỗng nhiên ta lạc bước
Vào nơi đây thế giới vạn cô hồn
Hơi thở chết tỏa đầy trong gió lướt
Tiếng máu kêu rung chuyển cả xanh non
Trên một nấm mồ tàn ta nhặt được
Khớp xương ma trắng tựa não cân người
Tủy đã cạn nhưng vẫn đầm hơi ướt
Máu tuy khô vẫn đượm khí tanh hôi
Trước đó Hàn Mặc Tử đã nghiên cứu rất kỹ về trường phái thơ tượng
trưng Pháp. Tử mong muốn tạo trường phái cho riêng mình. Giờ đây Chế Lan
Viên đã làm lóe lên trong đầu Tử cái mà lâu nay chàng đi tìm chưa thấy. Đọc thơ
Chế, Hàn Mặc Tử đã tìm ra một hướng sáng tác: những bài thơ điên loạn. Vì vậy
8
 

 


ngay trong ngày Chế Lan Viên và Yến Lan đem bản in đặc biệt của tập Điêu tàn

đến cho Tử xem, chàng hồ hởi công bố ngay việc thành lập “Trường thơ loạn”
Từ đó dưới ngòi bút chủ soái Hàn Mặc Tử, các thành viên trong trường
thơ Loạn say sưa sáng tác. Có nhũng đêm cả nhóm đem chăn màn ra bờ biển ở
lại suốt đêm để thả hồn theo những vần thơ kỳ dị. Thơ của thi sĩ Trường thơ
Loạn tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt… Tất cả say sưa
bước chân vào thế giới rùng rợn đó. Nếu Hàn Mặc Tử thích thú với hồn để viết:
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da”
thì Chế Lan Viên lại khoái…sọ người hơn:
Hỡi chiếc sọ, ta vô cùng rồ dại
Muốn riết mi trong sức mạnh tay ta
Để những giọt máu đào còn đọng lại
Theo hồn ta tuôn chảy những lời thơ
Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ
Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô
Như vậy những quan niệm mới lạ và độc đáo về thi nhân và thi ca của Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên là một hiện tượng không thể bỏ qua khi nhắc đến Thơ
mới và hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ mới. Các nhà lí luận, phê bình đương
thời và sau này gọi đó là Thơ “ điên”, Thơ “Loạn”. Họ muốn xác lập một thế
giới mới trong thi ca khác với quan hệ của đời thường. Với họ, thơ được mở
rộng danh giới đến vô cùng, không thể lí giải, vượt ra ngoài giới hạn của quan
niệm thơ xưa nay, cũng như những quan niệm đã khá thống nhất trong giới lí
luận phê bình thời Thơ mới.

9
 

 



1.2.1.2 Quan niệm thơ thuần túy, siêu thực: Thơ gắn liền với Đạo của nhóm
Xuân Thu nhã tập:
Nhóm Xuân Thu nhã tập, tập hợp từ năm 1939 đến tháng 6 năm 1942 thì
họ xuất bản được một tập sách có cùng tên là Xuân Thu nhã tập gồm một số tên
tuổi như Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn
Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh. Họ quan niệm thơ thuần túy, siêu
thực, muốn vươn tới sự hài hòa không cùng của cái đẹp lí tưởng.
Trước hết các tác giả đi tìm một định nghĩa về thơ, tìm đặc trưng của thơ.
Có rung động là có thơ. Thơ không phải để hiểu mà là để cảm. Nhóm Xuân Thu
viết: “ Có rung động là có thơ. Phải cần và chỉ cần cái rung động kia là: siêu việt,
trong trẻo, nhịp nhàng. Vậy, một vật chỉ là thơ khi nào có rung động, và chỉ là
bài thơ khi nào có truyền lan sự rung động ấy. Với quan niệm nền tảng “ Thơ là
sự rung động” nhóm Xuân Thu nhã tập nâng thơ lên một không gian mới: “ Thơ
là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu”, thơ gắn liền với Trong, Đẹp,
Thật. Với họ, thơ gắn liền với Đạo, là tôn giáo, là tình yêu - thơ thiêng liêng cao
quý như một tín ngưỡng và người làm thơ có chung một đạo để thờ: Đạo sáng
tác. Nhóm Xuân Thu viết: “ Thơ là Đạo, cái đệ nhất nguyên lý sẽ sống tạo được
vạn vật, khi đã chia âm dương… có thể viết thành cái vòng tròn tương sinh:
ĐẠO ÂM + DƯƠNG -> SÁNG TẠO -> RUNG ĐỘNG -> THƠ -> ĐẠO.
Xuân Thu nhã tập là sự phát biểu một thứ đạo thuyết về mĩ thuật. Theo họ,
thơ là cái gì siêu thoát, ra ngoài ước lệ, ở trên lí trí. Thơ không cần phải sáng sủa
dễ hiểu, bởi “ Cái gì thật thơ, sẽ thấy trong tuệ giác cái đầy đủ tuyệt vời”, nó
khêu gợi theo những con đường mà trí não không quen dùng…Từ đó, các tác giả
Xuân Thu đã sáng tác một lối thơ kín đáo, bí hiểm bởi theo họ, chỉ cần cảm,
không cần hiểu - và đa phần là người đọc cũng không thể hiểu được.
Có thể nói, sự xuất hiện của nhóm Xuân Thu nhã tập, trong xu hướng đặt
dư luận trước vấn đề thơ thuần túy, thơ- Nẻo đường U huyền. Song việc lảng
10

 

 


tránh hiện thực, bênh vực cho lối thơ “tối nghĩa”, thơ “bí hiểm”, “siêu thực”…đã
khiến thơ của Xuân Thu nhã tập trở thành” tiếng nói ấp úng của trực giác”.
Những quan điểm khá cao siêu, khó hiểu của nhóm Xuân Thu nhã tập đã gây ra
không ít những tranh luận, bàn cãi… Người bênh vực, thì cho đó là nhóm thơ
tượng trưng, siêu thực, là những tư tưởng mới. Có người lại lên án kịch liệt, gọi
đó là lối thơ “ tắc tị”, thơ “tối nghĩa”, bởi tư tưởng thì quá cao siêu, thần bí. Song
có một thực tế không thể phủ nhận, Xuân Thu nhã tập là sự tìm tòi và liên tục
của Thơ mới. Họ thực sự là những con người sống trong đam mê nghệ thuật,
khao khát tìm ra một con đường sáng tạo mới trong nghệ thuật.
2.2.1.3 Phái thơ Tượng trưng của nhóm Dạ đài:
Tiếp sau nhóm Xuân Thu nhã tập ( 1942), nhóm Dạ đài ( gồm Trần Dân
Tiên, Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương…)là
bước tìm tòi cuối cùng của phong trào Thơ mới: “ Với tinh thần tiên phong và
ước vọng cao đẹp về sự đổi mới của thi ca Việt, Dạ đài đã đưa ra những quan
niệm thơ mới và giàu ý nghĩa” ( Hồ Thế Hà).
Khởi điểm của Dạ đài là Bản tuyên ngôn tượng trưng năm 1946 với những
quan niệm thơ mới mẻ, độc đáo được tiếp biến từ lý luận Phương Tây. Trong đó,
các thi sĩ tượng trưng đã trình bày quan điểnlí luận về yêu cầu của thơ:
Trước hết với thi sĩ Tượng trưng: một tác phẩm thơ ca phải tạo được sức
rung động cho người đọc: “ Sức rung động của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và
lan rộng nếu đã thâu góp được cái sức rung động của vô biên, nghĩa là của muôn
nghìn cõi đất … Thơ cũng phải âm u như cảnh giới của cái tôi thầm lặng…, thơ
phải cấu tạo bằng tính chất của vô biên. Sau cái thế giới hiện tren hàng chữ, phải
ẩn náu muôn nghìn thế giới, cả thế giới đương thành và đương hủy… phải gây
nên hai không khí hoang đường và hiện thực. Một bài thơ phải chứa đựng những

gì đã có, nhưng phải ở trạng thái tiềm tàng những cái gì có thể và cả những cái gì
không có nữa. Phải xáo trộn cả thực và hư…”
11
 

 


Và muốn đạt đến những yêu cầu đó trong tác phẩm của mình, thi sĩ Tượng
trưng không chỉ phải là “những thi sĩ của lòng”, mà còn cần phải là “những thi sĩ
của linh hồn, những thi sĩ của cái tôi thầm kín”. Vì vẻ đẹp của bài thơ nằm ở sức
rung động tâm lí, tạo nên bởi thế giới hình tượng, nên “ thi sĩ Tượng trưng chúng
tôi không cần đến thi đề vì thi đề của chúng tôi là tất cả mớ ngôn từ rộng rãi….
Chúng tôi sẽ nói lên và chỉ nói lên bằng hình tượng, thứ ngôn ngữ tân kì, ngôn
ngữ của những thế giới yêu ma, của những thế giới thần nhân mà cũng là cái thế
giới âu sầu đây nữa…”
Các thi sĩ Tượng trưng, trong tuyên ngôn của mình, đã nêu ra yêu cầu,
cũng là chìa khóa để hiểu một thi phẩm, đó là “Không được dùng lí trí, không
được dùng cảm tình… Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả cửa ngách của tâm
tư mà lí hội. Trận gió sẽ lên: tức khắc và đột nhiên vì thơ đã không cần lí luận…
Chỉ cần những phút mà im lặng rung lên, vì trong im lặng có tất cả…”
Dạ đài cũng rất đề cao tính nhạc huyền diệu của thơ. Theo họ âm nhạc của
một bài thơ phần lớn là do ở sức rung động tâm lý bài thơ ấy chứ không chỉ là do
sự kết hợp của “những cú điệu số học, những luật lệ bằng trắc”. Và nói đến âm
nhạc trong thơ là phải nói đến “sức khêu gợi của chữ”. Như vậy ngôn ngữ thơ
phải “tân kỳ”, là thứ ngôn ngữ trong cuộc đời nhưng là ngôn ngữ chưa từng có
trong cuộc đời : “phải lập lại ngôn ngữ trần gian,phải gột bỏ cho mỗi chữ cái tâm
tình dung tục cũ. Một câu thơ sẽ có một ý nghĩa- cái ý nghĩa rất thường- nhưng
sẽ mang nặng biết bao ý nghĩa âm u và khác lạ”.
Bản tuyên ngôn Tượng trưng của nhóm Dạ đài cho ta thấy sự phong phú

đa chiều của thời đại thi ca này. Tuyên ngôn Tượng trưng của Dạ đài có thể được
coi là bước nỗ lực cách tân cuối cùng của Phong trào Thơ mới. Tuy chưa đủ sức
và cũng không có điều kiện thuận lợi để đi đến đích, song những quan niệm của
họ đã thể hiện tính tiên phong và đổi mới trên hành trình thơ ca dan tộc. Đúng
như lời thừa nhận của nhà thơ Vũ Hoàng Địch: “Sau mấy chục năm, nhìn lại tôi
12
 

 


lại thấy con đường mà Dạ đài mở ra là đúng. Dạ đài đã nghĩ rất xa khỏi thời của
mình, nhưng vì tuổi trẻ nên những sáng tác của chúng tôi không đủ tầm như mơ
ước”.
Trên đây là ba “hiện tượng” trên thi đàn thời kì Thơ mới. Các nhà thơ
cùng với trường phái thơ đã làm phong phú một thời đại trong thi ca. Như vậy có
thể thấy Hệ thống quan niệm thơ trong Thơ mới là một thực thể sinh động và
tươi mới. Nó đã củng cố và hoàn thiện nền tảng của cả nền thơ, đồng thời không
ngừng mở rộng lãnh địa thơ sang những vấn đề mới, những quan niệm mới, tạo
một diện mạo đa dạng cho lí luận, những xung lực mới cho sáng tác thơ ca.
1.1.3 .Đóng góp của Thơ mới đối với nền thi ca Việt nam hiện đại
Trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật thơ” (Nxb Giáo dục - 1995), Giáo
sư Trần Đình Sử đã đánh giá về Thơ mới như sau: Phong trào Thơ mới là một
cuộc cách mạng về thi ca chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc. Nó chẳng
những đem lại những tác phẩm hay, những nhà thơ độc đáo mà đem lại một
phạm trù thơ hiện đại, một thi pháp mới, phân biệt và thay thế cho thơ trữ tình cổ
điển truyền thống. Theo Tạ Đức Hiền, Thơ mới có nhiều đóng góp lớn đối với
nền thi ca Việt Nam.
- Trước hết Thơ mới đã thể hiện được tình yêu cuộc sống thiết tha, nồng
nhiệt

Cái “tôi” xuất hiện trong Thơ mới là sự khẳng định mình, bứt tung mọi
trói buộc, để được sống được vui một cách sôi nổi say mê. Sống hết mình với
hương sắc của thời gian, và thể hiện được khát khao của mình “muốn ôm, muốn
riết, muốn thâu, muốn say...” tất cả những gì đẹp đẽ nhất của chốn “vườn trần”.
Xuân Diệu là thi sĩ luôn có ý thức về thời gian và sợ thời gian trôi qua một cách
nhanh chóng, tuổi trẻ một đi không trở lại, nên phải đắm mình vào hương sắc
cuộc đời và thiên nhiên bao la:

13
 

 


Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
( Vội vàng )
Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Mùa xuân chín” như đang đắm mình
trong hương sắc mùa xuân. Thi sĩ mắt đang say mê nhìn, tai đang lắng nghe, trái
tim đang rung động với thế giới của thần tiên: một tia nắng, một màu xanh của
mắt lá, một tiếng gió sột soạt đâu đây:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
( Mùa xuân chín )
Ngoài tình yêu nồng nhiệt, thiết tha trong Thơ mới, các nhà thơ mới đã
dành cho thiên nhiên, cho đất nước quê hương những tình cảm đẹp nhất bằng
những vần thơ đẹp nhất. Đó là cảnh sắc bình dị của xứ sở được miêu tả và cảm
nhận bằng giọng điệu và hồn thơ rất mới. Đó là hình ảnh “Đôi mái nhà tranh lấm
tấm vàng” khi bóng xuân sang. Đó là một miền cát trắng đầy nắng lửa với bóng
hình cô gái quê tần tảo, cần mẫn: “Chị ấy năm nay còn gánh thóc - Dọc bờ sông
trắng nắng chang chang” (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử). Đó là mảnh vườn
14
 

 


quê thân thuộc với màu xanh ngọc của lá, với ánh nắng hắt tàu cau của cảnh sắc
và con người nơi Vĩ Dạ thôn miền sông Hương núi Ngự:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ )
Cảnh sắc trong Thơ mới là như thế. Tuy nhiên hình ảnh đất nước trong
Thơ mới tuy đẹp mà buồn, bởi đất nước đang bị ngoại bang thống trị, niềm vui
sao trọn vẹn được.
- Một phương diện nổi trội của Thơ mới là diễn tả rất hay, rất nồng nàn
tình yêu trai gái
Nói đến thơ tình thì không thể không nhắc đến Xuân Diệu, ông là thi sĩ
của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu.

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
(Vì sao?)
Tình yêu vốn là “miền đất lạ” của gái trai giữa “vườn trần”. Là sự ước
hẹn, là sự cầu mong đợi chờ:
Mở miệng vàng, và hãy nói yêu tôi
Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi !
(Mời yêu )
Trong Thơ mới, những thương nhớ, biệt li, hờn giận, ghen tuông, đau khổ,
tương tư...đều được các nhà thơ diễn tả tinh tế, huyền diệu.

15
 

 


- Giá trị Thơ mới không chỉ có thế. Thơ mới ngoài giá trị tư tưởng như đã
nói đến còn có đóng góp không nhỏ về nền nghệ thuật cho thơ ca dân tộc
Điểm mới đầu tiên nghệ thuật Thơ mới, đó là hình thức thơ đã biến đổi.
Về mặt ngôn ngữ, cách diễn đạt rất mới, rất hiện đại. Các bài thơ mới rất ít dùng
những điển tích. Có những câu thơ sử dụng các phụ âm với dụng ý nghệ thuật
gợi tả và gây ấn tượng rất độc đáo:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Đây mùa thu tới)
Nghệ thuật “vắt dòng”, “bắc cầu”, lối chấm câu giữa dòng thơ hầu như
chưa hề có trong thơ trung đại. Nhiều nhà thơ mới đã vận dụng sáng tạo để diễn

tả nhịp điệu hoặc nâng cao tính nhạc của vần thơ:
Trời cao, xanh ngắt - Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai
(Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ )
Nghệ thuật lựa chọn và sử dụng ngôn từ của các nhà Thơ mới rất “bạo”,
có nhiều khám phá sáng tạo:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương.
(Huyền diệu - Xuân Diệu )
Thơ mới rất đa dạng về thể thơ. Đặc sắc nhất là thất ngôn. Mỗi bài thơ có
một số khổ thơ, mà mỗi khổ thơ như một bài thơ tứ tuyệt (Tràng Giang - Huy
Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử). Có thể ngũ ngôn, lục ngôn, có thể tám
tiếng, có thể tự do, câu thơ dài ngắn đan chéo nhau. Một số bài thơ viết bằng thể
lục bát rất đậm đà (Tương tư - Nguyễn Bính, Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ )...
16
 

 


Chỉ trong hơn 10 năm, phong trào Thơ mới đã đi trọn con đường của nó,
đằng sau tiếng khóc thương của cái “Tôi” cô đơn ngày càng đi vào bế tắc vẫn có
một niềm yêu thương đất nước quê hương tha thiết, vẫn có khát vọng giải phóng
cá nhân và khát vọng tự do. Rõ ràng Thơ mới đã góp phần đem lại sinh khí cho
thơ ca trên khu vực văn học hợp pháp. Phần lành mạnh trong Thơ mới đã góp
phần làm phong phú đời sống tâm hồn của con người.
Như vậy, sự đóng góp của Thơ mới của phong trào Thơ mới đối với nền
thi ca dân tộc là không nhỏ. Nó đã góp phần hiện đại hóa nền Văn học Việt Nam

hòa nhập với văn hóa thế giới.
2. Hệ thống quan niệm về định nghĩa thơ ca:
2.1 Thơ là tiếng nói của nỗi lòng:
Cái Tôi cá nhân làm nên diện mạo của thơ mới. Nó gần như đối lập với cái
Ta trong thơ cổ. Cái Ta trong Thơ cổ là những gì thuộc về cái chung, là những gì
mang dấu ấn tập thể, dấu ấn cộng đồng chứ không phải có dấu ấn cá nhân. Trong
cuộc sống cái Ta là ý thức bổn phận, ý thức trách nhiệm. Trong nghệ thuật cái Ta
biểu hiện ở chỗ: bất kỳ người nghệ sỹ nào trong sáng tác cũng phải dựa theo
khuôn mẫu, những quy phạm chung. Về quan điểm nghệ thuật thì chú trọng đến
ngôn chí, ngôn hoài, tải đạo. Về hình thức nghệ thuật thì coi trọng những cách
nói ước lệ, tượng trưng…
Cái Tôi cũng có thể hiểu một cách nôm na nhất là những gì thuộc về cá
nhân, mang dấu ấn cá nhân.
Thơ xưa thường bó mình trong khuôn thước chật hẹp của thi pháp ước lệ.
Hệ thống thi pháp ước lệ không phải không mang vẻ đẹp riêng nhưng nó chỉ
thích hợp cho sáng tác của những lớp người lấy sự “khắc kỷ” làm nguyên tắc
sống, không phải các nhà thơ cổ không coi trọng cảm xúc nhưng sự “khắc kỷ” đã
buộc họ phải đề cao lý trí hơn. Khi sáng tác, nhà thơ phải dùng lí trí về ngọt giũa
ngôn từ, chau truốt hình ảnh một cách “kỹ thuật, kỹ xảo” theo một số thể thơ có
17
 

 


niêm luật chặt chẽ. Vì thế chữ dùng của thơ cổ là “chữ đúc”.Nghĩa là mỗi chữ
phải được cô đọng cao độ khiến mỗi bài thơ cổ thường mang không khí trang
trọng, cùng với đó là hệ thống thi liệu đã trở thành công thức.
Đến thời kỳ Thơ mới, nguồn cảm xúc dồi dào của các nhà thơ đã phá vỡ
các hình thức ước lệ, phi ngã vốn mang nặng tính lí trí của thơ cổ. Thơ mới coi

cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất, lấy việc đào sâu vào thế giới cảm xúc của cái
Tôi cá nhân làm cứu cánh nên những “chữ đúc”, “chữ thánh” trong thơ cổ không
đủ sức chở nổi, không đựng hết cảm xúc của cái Tôi. Vì thế từ ngữ trong thơ mới
tự nhiên, gần với đời sống hàng ngày hơn và được cá thể hóa cao độ, dấu ấn cá
nhân trong ngôn ngữ thơ đậm đặc, thể tài, thi liệu cũng phong phú hơn. Vần luật
tương đối phóng túng, câu thơ co duỗi thoải mái dựa trên cảm xúc của nhà thơ,
tứ thơ cũng phải nương tựa vào cảm xúc. Có vậy mới diễn tả được những phong
phú, tinh tế trong đời sống tình cảm, cảm xúc của con người. Thậm chí trong
Thơ mới, ngay cả những thể loại, những thi liệu vốn đã cũng được “làm mới”.
Các nhà thơ mới đã biến những thi liệu vốn cũ cũng được “của chung” thành
“của riêng” mang dấu ấn cá nhân.
Thơ mới với khát khao được nói lên tất cả cái kín nhiệm u uất của cá nhân
một cách thành thực nhất, được trở về với cái Tôi bản thể, với tất cả những rung
động tinh vi, thầm kín nhất, thơ và Thơ mới là sự thể hiện một cách nhận thức và
cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân và những
rung động chân thực của chủ thể. Quan điểm ấy đã được các thi sĩ thống nhất. Ta
có thể thấy trong lời phát biểu trực tiếp của các thi nhân Thơ mới “Thơ là tiếng
nói của lòng. Thơ phải đi đôi với cảm xúc”.
Như vậy xét đén cùng, quan niệm cảu Thơ mới cũng xuất phát từ quan
niệm vững chãi của thể loại và thơ truyền thống: thơ diễn đạt tâm tình, cảm xúc
của con người và thơ phải là tiếng lòng của cái tôi.

18
 

 


Xuân Diệu ở những tác phẩm thơ của mình và bài viết bàn về thơ của
mình đã khẳng định: “Là sự xúc động tràn đầy, thơ là sự rung động đến nơi đến

chốn…”. Xuân Diệu đã kêu gọi thi sĩ thời đại: Phải siêng năng mà sống, cảm xúc
một cách tận tâm, tư tưởng một cách cần mẫn, và sống một cách hết dạ hết lòng,
để có được những vần thơ tràn đầy xúc cảm.
Thế Lữ, trong chuyên mục Tin thơ đăng liên tục trong các số báo Ngày
nay năm 1937-1939 cũng khẳng định thơ “được khêu gợi từ trong tâm hồn sâu
kín… nếu hồn thơ bình tĩnh, không có sự rung động, cảm động thì dù tìm tòi
diễn đạt, tìm chữ…vẫn không lay động được lòng chúng ta”.
Như vậy, cảm xúc thơ mang tính cá thể và được thể hiện một cách thành
thật trong mọi hình thức tự do nhất là quan niệm cơ bản về thơ. Đó vừa là nhu
cầu, là động lực sáng tạo, vừa là cốt lõi, là đặc trưng của thi ca, cũng là một yêu
cầu, một chuẩn quan trọng đánh giá giá thị của tác phẩm. Quan điểm ấy của các
nhà Thơ mới, cho đến nay vẫn giữ được cái hồn cốt và được áp dụng trên cơ sở
mở rộng, sáng tạo thêm cho phù hợp với thi ca những chặng đường sau.
2.2 Thơ là một cái Đạo, “ Đạo làm thơ”:
Trong mục 1.1.1.5 Một số quan niệm mới về thơ, chuyên đề đã đưa ra ba
trường phái thơ: Trường phái thơ Loạn, thơ “điên” của Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên; Nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài. Trong đó nhóm Xuân Thu nhã tập
đã đặt ra yêu cầu trước tiên và duy nhất của thơ, đó là sự rung động, là cảm xúc:
“Có rung động là có thơ. Phải cần và chỉ cần có rung động ấy”. Song họ đã tuyệt
đối hóa, trừu tượng hoá nó đến trở thành một thứ Đạo: “Thơ là cái gì huyền ảo,
tinh khiết, thâm thúy,cao siêu…Thơ là Đạo” và hành trình làm thơ “là một cuộc
chân thành đi tìm Đạo sống”. Ở đây, ta sẽ không phân tích lại vấn đề, song sự ra
đời và phát triển trong luận thuyết thơ của Xuân Thu nhã tập cho thấy đã có một
định nghĩa, một quan niệm về thơ, nâng thơ lên mức thần bí, tuyệt đối, trở thành
một thứ tôn giáo cao siêu.
19
 

 



3 Chức năng của thi ca:
3.1 Thơ nói tình:
Văn học trung đại Việt Nam, suốt hàng chục thế kỉ, chưa có lí luận văn
học. Quan niệm văn chương thơ phú của các tác giả được bộc lộ trong chính
sáng tác của họ. Các tầng lớp trí thức luôn chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho học.
Từ lâu Nho gia đã gắn văn với đạo: Văn sỡ dĩ tải đạo dã. Chu Đôn Di đời Tống
qua nhận định của mình, thừa nhận một quan niệm rất quan trọng của rất nhiều
thế hệ Nho gia trước đó về tính chất và ý nghĩa của văn học. Quan niệm này coi
văn là hình thức, cái để chứa, để chuyên chở đạo lý. Vì vậy, đạo mới chính là nội
dung. Mệnh đề văn dĩ tải đạo và thi ngôn chí có thể khái quát được một cách căn
bản quan niệm sáng tác của các nhà văn thời trung đại.
Khi xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có nhiều những biến động
lớn lao, trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từng ngõ ngách tâm hồn con người,
thì Thơ mới ra đời như một tất yếu. Hoài Thanh nói “Tình chúng ta đổi mới, thơ
chúng ta cũng phải đổi mới vậy”.
Chu Thiên, khi luận bàn về cuốn Việt Nam thi ca luận, đã đồng tình với
quan điểm của Lương Đức Thiệp, “đưa ra cái chủ trương về thơ: Thi sĩ phải lấy
tình cảm làm trụ cột cho thơ”. Các nhà thơ xưa nay, và các nhà thơ mới, khi sáng
tác đều đã đẻ cho cái hồn của nhà thơ “tràn ra đầu ngọn bút”, để cho trang giấy
nói hộ những buồn vui và cả những niềm đau. Xuân Diệu, đã nói một cách đầy
chất thơ - về cảm xúc, về tình yêu trong thơ: “Tình yêu là hồn thơ. Biết yêu là
biết làm thơ trong tâm hồn mình, bởi vậy thơ không thể không có tình, “Thi
hứng đến…tâm hồn thi sĩ dạt dào theo nguồn cảm xúc”.
Như vậy có thể nói chức năng quan trọng nhất, tiêu biểu nhất của thi ca:
Thơ nói tình.

20
 


 


3.2 Thơ là bức tranh của cuộc sống, cuộc đời:
“Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống” (Macxim
Goorki). Thơ ca một phần của văn học, cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ
cần có cảm xúc, thơ nói tình, và cái tình ấy được gợi lên từ cuộc sống muôn màu
Nói cách khác, thi ca phản ánh nhận thức, khám phá hiện thực đời sống con
người.
Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, một thi sĩ với những
vần thơ đầy khao khát, thi sĩ cho rằng để làm được thơ phải “lăn vào đời mà
yêu”, phải ghi lại sự sống cuộc đời, phải “ở với đời…dầu đời phụ ta”. Nhà thơ
còn cho rằng sự sống còn ghi lại trong thi ca không giống như sự sống ngoài đời
thực, mà nó còn được cảm nhận qua lăng kính của thi nhân, trở thành cái đẹp, là
nghệ thuật “Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống đọng lại, biến thành cái
đẹp”. Có thể xem bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là một bài thơ như thế
… Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…
Những câu thơ đã dựng lên cả thế giới huyền diệu mà vạn vật đang ở độ
thăng hoa đến mức cao trào của sự sống, khác hẳn với cảnh xuân trong thơ cổ,
dẫu có cái náo nức của lòng người cũng là hình sắc của một bức tranh tĩnh vật,
hay một bức tranh thủy mặc với những thảm cỏ mênh mông, vài chấm hoa lê
trắng… Từng hình ảnh trong bức tranh xuân thi sĩ đều không chỉ dừng lại ở mức
tả cảnh. Ong bướm đi tìm hoa mà gặp tuần tháng mật thì đó là giây phút no
nê,mãn nguyện nhất. Đồng nội xanh rì nở hoa thì đó là lúc sự sống xanh tốt, căng
tràn nhất đã ứa thành hoa đua sắc. Cành tơ với lá non phơ phất là một nhánh
duyên, là đỉnh cao tuyệt mĩ của một sinh thể non tơ đanh khoe dáng, tình tứ. Yến

21
 

 


anh hay khúc tình si là bài ca hạnh phúc đến độ si mê, ngất ngây nhất, ánh sáng
chớp hàng mi là vẻ đẹp rạng rỡ nhất của bình minh và nắng vàng. Tuy nhiên đó
mới là những điều chỉ ra được. Cảnh trong đoạn thơ này còn chứa đựng cái xôn
xao của một sự sống sung mãn cứ như muốn ứa ra thành mật ngọt, thành hình
thành sắc, muốn cất lên thành lời, thành nhạc, thành vũ điệu, muốn bừng lên
thành ánh sáng, muốn kết thành cặp, thành đôi, muốn hóa cặp môi gần căng
mọng như trái xuân đầu mà mời mọc, cuốn hút.
4. Luật thơ và hình thức thơ:
4.1 Luật thơ cũ:
- Nguyên tắc về vần điệu: “Thơ phải có thanh, có vận, ngâm vịnh
được”(Nguyễn Văn Ngọc). Thơ được tạo ra trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt,
chặt chẽ luật bằng trắc, đối, vần, nhịp…
- Nguyên tắc về thể thơ: Căn cứ vào hình thức và số lượng câu chữ có các
thể: Thơ cổ thể và Đường luật du nhập từ Trung Quốc. Trong đó căn cứ số chữ
trong câu thì chia thành thất ngôn, ngũ ngôn; căn cứ vào số câu trong bài lại chia
ra bát cú, tứ tuyệt, trường thiên.
Các thể thơ dân tộc có lục bát, song thất lục bát, hát nói…
Căn cứ vào thi tứ có các thể: vịnh sử, vịnh vật, hoài cổ, tả tình…
4.2 Luật thơ mới:
4.2.1 Tự do sáng tạo trong thơ mới:
Nếu như trong thơ ca truyền thống các thể thơ truyền thống như: Ngũ
ngôn tứ tuyệt Đường luật, thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt…phải tuân thủ
theo quy định chặt chẽ của thơ Đường như: Thơ thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
Đường luật. Bài thơ gồm có bốn dòng thơ, mỗi dòng có năm chữ, vần ở cuối các

câu các câu 1,2,4 hoặc cuối 2,6. Xét về thanh điệu: tiếng thứ 2 với thứ 4 trong
mỗi câu phải đối nhau và tiếng thứ 2, thứ 4 trong mỗi cặp câu đối nhau. Nghĩa là

22
 

 


trong một dòng, nếu tiếng thứ 2 là tiếng bằng thì tiếng thứ 4 là tiếng trắc và
ngược lại. Nếu tiếng thứ 2 là tiếng trắc thì tiếng thứ 4 phải là tiếng bằng.
Thơ mới là thơ tự do, không theo bất kì một quy tắc nào “ Bỏ luật, niêm,
đối, bỏ điển tích, sáo ngữ…Thơ ca phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng”.
Mới mẻ, tự do, không niêm luật hạn định - ý tưởng đó là tiền đề căn bản
cho một lối thơ đầy sáng tạo. Thơ tự do dần trở thành một thể thơ tự do, tồn tại
cùng với nhiều thể khác của Thơ mới.
4.2.2 Yêu cầu hình thức của thơ mới:
4.2.2.1 Yêu cầu chung:
Yếu tố quyết định sự thành bại của một thi phẩm trung đại đó là hình thức
thơ. Hình thức của thơ trung đại được quy định chặt chẽ: số câu, số chữ, nguyên
tắc về niêm, đối, vần…từ đó định danh hình thức thể loại.
Thơ mới với ý tưởng giải phóng thơ khỏi sự gò bó của hình thức thơ cũ,
chủ trương một lối thơ có hình thức hoàn toàn mới “mới văn thể, mới ý tưởng”.
Lối thơ mới này, ngay từ trong hình dung ban đầu của Phan Khôi, có hình thức
hết sức thoải mái. Trải qua một thời gian tương đối dài đấu tranh “giành quyền
sống”, bằng các tranh luận quyết liệt trên thi đàn, Thơ mới ngày càng hoàn thiện
và thống nhất trong những trong những quan niệm về hình thức. Dưới đây là một
số yêu cầu chung về hình thức của Thơ mới:
Thơ mới chống lại những lỗi cấu tứ và diễn đạt ước lệ khuôn sáo, những
tứ thơ và cảm xúc chung chung của thi sĩ. Nhiều hình thức thơ mới ra đời: thơ

văn xuôi, thơ tự do, không hạn định số câu, số chữ và các nguyên tắc khác… Các
thể loại thơ truyền thống, khi trào lưu Thơ mới xuất hiện bị đả kích rất dữ dội, thì
sau đó đã được học hỏi, kế thừa tinh hoa trên tinh thần phóng túng hơn, mới mẻ
hơn, vứt bỏ những lề luật hà khắc để diễn tả chân thực cảm xúc thi nhân.
Thơ mới đã thoát khỏi hệ thống thơ cũ cho sự sáng tạo hình thức. Chính vì
thế các nhà thơ đã thể hiện khát vọng và khả năng sáng tạo tuyệt vời của mỗi thi
23
 

 


sĩ. Vì vậy, Thơ mới đã tạo được một khu vườn đầy hoa, hương sắc, ánh sáng,
đầy sức hấp dẫn cho nền thơ ca dân tộc.
4.2.2 Yêu cầu về ngôn ngữ thơ:
4.2.2.1 Ngôn ngữ thơ mới mẻ, sáng tạo:
Thơ cũ sử dụng lối diễn đạt ước lệ, khuôn sáo nên ngôn ngữ trong thơ
mòn cũ, chung chung. Ta có thể luôn gặp trong thơ cũ những cụm từ như: não
nùng, bể thảm vơi đầy, trăm thương ngàn nhớ, cung cầm, bụi hồng, mệnh bạc,
nỗi niềm, con tạo, lòng son, đua chen, phong lưu… chúng được lặp đi lặp lại
nhiều lần đến mức nhàm chán. Nhưng đến Thơ mới ngôn ngữ thơ được mở rộng,
phong phú và đa dạng theo hướng cá thể hóa, cụ thể hóa cao độ. Theo Hoài
Chân - Hoài Thanh, cái mới nhất của Thơ mới chính là cái tôi cá nhân, đứng
trong thể đối lập với cái ta của thơ cũ. Và cái tôi có biểu hiện hết sức phong phú
trong nội dung cũng như cách thức biểu hiện. Xét riêng về ngôn ngữ thơ, với
việc cá thể hóa ngôn ngữ cao độ, nhằm thể hiện cái riêng, cái tôi trong phong
cách nghệ thuật của từng nghệ sĩ, thi nhân lại càng năng nổ khám phá, tìm tòi
cách diễn đạt mới của ngôn ngữ, xem đó là một cái đích để khẳng định tài năng
và sự sáng tạo của mình. Cảm nhận phong phú đa dạng về ngôn ngữ và phong
cách của Thơ mới, Hoài Thanh đã nhận định: “Tôi quyết rằng trong lịch sử của

thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa
bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như
Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị
như Chế Lan Viên, và thiêt tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu…”. Nói về
thực tế này, Thế Lữ cũng xác nhận: “ Bọn làm thơ chúng tôi bây giờ khác ông
(chỉ Tản Đà, một đại diện của thơ cũ, theo Thế Lữ), không muốn cảm xúc như
ông và cũng không thể cảm xúc như ông. Nỗi lòng của chúng ta phức tạp hơn, ta
đau đớn thấm thía hơn vì khi ta vui mừng thì sự hớn hở của ta cũng có nhiều tình
24
 

 


sắc lạ”. Bởi vậy, sự đa dạng, mở rộng phong phú của ngôn ngữ trong thơ là yêu
cầu tất yếu và đã tạo không gian rộng cho nhà thơ thỏa sức sáng tạo, thể hiện tài
năng và cái tôi của nghệ sĩ.
4.2.2.2 Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh:
“Thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” đó là yêu cầu nghệ thuật của
thơ trung đại. Có được yêu cầu này là nhờ khả năng tượng thanh và tượng hình
của ngôn ngữ. Thơ mới, với việc phóng túng, phá cách trong niêm luật, vần điệu
lại càng đặt ra yêu cầu capo cho tính nhạc, khả năng tạo hình, xem đó là một
trong những chuẩn quan trọng nhất quan trọng nhất của tác phẩm thơ: “ thơ phải
bao gồm tính cách của nhạc và họa”. Và ngôn ngữ thơ phải đảm nhận trách
nhiệm này: “thanh âm, màu sắc ghi bằng chữ và gợi lên bằng lời… Ý tình, cảm
giác cũng ghi bằng chữ và gợi lên bằng lời”.
Để tạo được hình ảnh, nhạc điệu trong thơ, thi sĩ cần phát huy vẻ đẹp của
ngôn ngữ: vận dụng các thủ pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ và trên cơ sở
nắm bắt được đặc điểm thanh âm của tiếng Việt, tìm tòi sáng tạo các thể nghiệm

mới, các diễn đạt mới táo bạo, tăng hiệu quả diễn đạt cảu ngôn ngữ lên mức tinh
tế, làm câu thơ thêm duyên dáng, ý nhị:
“Trời cao xanh ngắt. Ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
(Thế Lữ)
Và non nước. Và cây. Và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm. Cho đã đầy ánh sáng.
(Xuân Diệu)
Trong Thơ mới, nhạc là chất liệu huyền diệu vào bậc nhất. Hầu như nhà
thơ mới nào cùng từng bị hấp dẫn trước ma lực của nhạc và viết về nhạc. Có thể
là sự phát huy cao độ tính nhạc của ngôn từ và có thể tả nhạc. Tất nhiên, những
bài thơ về tinh hoa của chất nhạc vẫn là những tác phẩm tả nhạc. Kể sơ qua cũng
25
 

 


×