Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để giải quyết vấn đề môi trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.08 KB, 12 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU
Con người chúng ta sinh ra và phát triển luôn gắn liền với sự tồn tại của môi
trường. Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp những tài nguyên cần thiết
cho con người, đảm bảo cho con người sống và tồn tại. Tuy nhiên hiện nay trước
sự phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu, môi trường đang bị đe dọa ô nhiễm
nghiêm trọng, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sức khỏe và hoạt động sinh
hoạt của con người. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng của toàn thế
giới, đặc biệt đối với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển cùng với quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Việt Nam. Trong nững năm gần đây quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đã làm phát sinh thêm nhiều vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường đô thị.
Đô thị hóa không chỉ mang lại lợi ích về tăng trưởng kinh tế mà còn có ý nghĩa xã
hội to lớn như: Nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người lao
động, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phúc lợi hội ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên cùng với những mặt tích cực đó quá trình đô thị hóa luôn tồn
tại song song những hạn chế dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ô
nhiễm môi trường đô thị. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị luôn là vấn đề được
Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế
- xã hội. Bài viết này dựa vào nội dung và ý nghĩa của của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện
nay.

B.NỘI DUNG
I.Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận.
1.Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả


-Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến
đổi nhất định.
-Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các


mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: + Đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Trong đó,
chất thải công nghiệp độc hại, ý thức của con người,… là nguyên nhân, ô nhiễm
môi trường là kết quả.
+ Sự tương tác giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho hạt
ngô nảy mầm thành cây ngô
+ Sự tác động giữa xăng, không khí, áp suất,… là nguyên nhân gây ra tiếng
nổ cho động cơ xe máy, ô tô, máy cày,…
2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
a, Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân-quả là mối liên hệ khách
quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ
thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
Chúng ta biết rằng mọi sự vật trong thế giới luôn luôn vận động, tác động lẫn
nhau và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể
nói mối quan hệ nhân-quả có tính khách quan.
b, Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân-quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra
một hoặc nhiều kết quả, và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
nên.
-Một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả
+Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
+Thực tế cho thấy một nguyên nhân có thể cho nhiều kết quả khác nhau, tùy thuộc
vào hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
o Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bệnh dịch, hiệu

ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên,…


o Cùng một thầy giáo dậy một lớp nhưng kết quả học tập của học sinh lớp đó


lại khác nhau.
o Nhiều người nông dân tìm cách đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền, tuy
nhiên có người khi về kiếm được tiền làm vốn kinh doanh, làm ăn, nhưng có
người không may mắn xang nước ngời thất nghiệp rồi về tay trắng.
-Ngược lại một kết quả có thể được nâng lên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tác
động riêng lẻ cùng một lúc.
+Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa tập luyện với chế độ ăn
ngủ.
+Môi trường ô nhiễm là kết quả của việc con người đã xả rác bừa bãi ra môi
trường, chất thải chưa qua xử lý của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà
máy xí nghiệp đổ ra ngoài sông, ngoài biển, bầu trời.
c, Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian thì nguyên nhân có
trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét
cả quá trình gồm nhiều quan hệ nhân-quả nối tiếp nhau thì nguyên nhân và kết quả
có thể chuyển hóa vị trí cho nhau một cách biện chứng.
Ví dụ: Chăm chỉ học thì sẽ đạt kết quả thi tốt, khi thi tốt nghiệp tốt đạt kết uqả cao
là nguyên nhân để kiếm được việc làm tốt, thu nhập tốt và ổn , đó là cơ sở cho đời
sống vật chất và tinh thần được nâng cao.
Bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môi trường tốt thì sẽ
dẫn đến kết quả là tất cả chúng ta sẽ được sống trong một môi trường trong lành
mát mẻ và là tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước, sức khỏe mọi
người được đảm bảo tốt hơn, kinh tế phát triển bền vững, sức khỏe mọi người được
đảm bảo tốt thì dẫn tới kết quả đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới được
cải thiện.
3.Phân loại nguyên nhân
-Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:
+Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy
ra.



+Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định
những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng.
-Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
+Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phù hợp với ý thức
của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, các chính
đảng nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển… của các quá trình xã hội.
+Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động hoàn toàn với ý
thức của con người, của các giai cấp, của các chính đảng,…
-Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều:
+Nguyên nhân tác động cùng chiều là các nguyên nhân cùng nhau tác động lên sự
vật cùng hướng thì sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.
+Nguyên nhân tác động ngược chiều là các nguyên nhân khác nhau tác động lên
sự vật với các hướng khác nhau thì sẽ gây ảnh hưởng ngược chiều với sự hình
thành kết quả.
4.Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì mối liên hệ nhân-quả tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con
người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong thế giới của hiện
thực.
-Vì nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của một hiện
tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra
trước khi xuất hiện.
-Vì mối liên hệ đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên
nhân sinh ra kết quả nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần chú ý đến
dấu hiệu đặc trưng đó.
-Vì mối liên hệ nhân-quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các
loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường
hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
-Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau và ngược lại một kết
quả có thể từ nhiều nguyên nhân tạo ra trong nhận thức và thực tiễn cần có một



cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử-cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận
dụng quan hệ nhân-quả.
-Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ
nhân-quả để hành động, trong quá trình hành động đó cần lưu ý:
+Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó
+Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần
thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng. Vì điều kiện này có thể xuất
hiện do nhiều nguyên tác động nhân riêng lẻ hoặc đồng thời trong hoạt động thực
tiễn cần tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ
không hành động rập khuân theo một phương pháp nhất định.
+Vì các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong giữa vai trò quyết định
trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng nên trong hoạt động thực
tiễn cần dựa vào trước hết là nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong.
+Để đẩy nhanh hay kìm hãm sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó cần
làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc ngược
chiều) với chiều vận động của mối liên hệ khách quan.

II.Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả trong việc giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay.
1.Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay
Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên,
từ ô nhiễm môi trường lại có nhiều kết quả khác nhau, sau đây là một số nguyên
nhân cơ bản dẫn tới vấn đề ô ngiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, động lực chính cho sự đô thị hóa
phát triển là quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ
cao hơn. Trong vài năm trở lại đây do cơ chế thị trường nhà nước ta đã mở rộng
cửa giao thương vơi nước ngoài và đã thu hút nhiều nước ngoài đầu tư vào Việt

Nam, liên tiếp mở ra nhiều công ty, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn,
thu hút nhiều lao động. Vì vậy số lượng người di chuyển từ nông thôn lên thành thị


ngày càng tăng. Tình trạng này đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết
như: đất đai, chỗ ở, không gian cư trú, các dịch vụ y tế, giáo dục,…
Một nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến, một đối tượng chính gây ra
nhiễm môi trường đó là các nhà máy, xí nghiiệp, các khu chễ xuất, các công
xưởng…. Khi có các công trình mới ra đời như: Nhà máy giấy, nhà máy thủy điện,
công ty điện tử,… hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội,
tuy nhiên cũng làm thiệt hại không hề nhỏ tới môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá kả năng
chịu tải của hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra
nhiều khí thải độc hại (NO,CO), tiếng ồn, gây ô nhiễm trong môi trường không khí
và ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng trong đô thị.
Ý thức của con người là một nguyên nhân quan ttrọng dẫn đến ô niễm môi trường
đô thị. Ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng nhìn chung người
dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, nhiều khi còn vứt rác bừa bãi
ra môi trường, nhà nước cũng chưa có những biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn
ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi
trường nói chung và ô nhiễm môi trường đô thị nói riêng. Ô nhiễm môi trường đô
thị gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường
đô thị ở nước ta diễn ra rất phức tạp, rất cần được quan tâm và giải quyết.
2.Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
a, Thực trạng của môi trường nước
Nước là tài nguyên quý giá cần thiết cho sự duy trì sự sống của mọi sinh vất trên
trái đất trong đó có con người. Tuy nhiên hiện ở những khu đô thị nước đang bị ô
nhiễm rất nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do nước thải của các hộ gia đình và
nước thải của các nhà máy xí nghiệp xả ra ngoài môi trường. Thực trạng nước ở

các con sông lớn đang ngày càng bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nước thải
xả ra ngày càng nhiều ví dụ như sông Kim Ngưu, hay dòng sông Tô Lịch huyền
thoại một thời nay được mệnh danh là dòng sông chết,… Các chất thải chưa qua
xử lý đổ thẳng ra môi trường đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, đã


có rất niều người mắc phải các bệnh do nước bị ô nhiễm gây ra như: bệnh đau mắt,
bệnh da liễu, dịch tả, bênh thương hàn,…do dùng nước bẩn để tắm rửa.
Ở một số thành phố khác do việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt
lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm đang bị nhiễm các chất hóa học. Hiện nay
công nghệ xử lý nước ở nhiều nhà máy còn lạc hậu, chất lượng nước cấp không
đảm bảo vệ sinh.
Hệ thống thoát nước còn nhiều hạn chế, lấy ví dụ về trận mưa năm 2001 đã làn cả
thủ đô ngập trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và cuộc sống,
sinh hoạt của người dân.
Nước thải bệnh viện là nguồn nước chưa nhiều mần mống gây bệnh truyền nhiễm
và các hóa chất độc hại. Mà nguồn nước này chỉ được xử lý sơ bộ lại thải trực tiếp
vào nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường
nước mặt ở đô thị.
b.Hiện trạng môi trường không khí
Trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa ngày
càng cao, bầu không khí trong lành của thiên nhiên đang dần mất đi thay vào đó là
một môi trường có bầu không khí bị ô nhiễm, độc hại chứa đựng rất nhiều chất thải
như khí thải của xăng xe, bụi, tiếng ồn, do hệ thống phương tiện gây nên. Ô nhiễm
môi trường không khí chủ yếu xảy ra ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn
như: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đồng Nai,…
-Ô nhiễm bụi bẩn rất nghiêm trọng
Hiện nay ở các trên đường ở khu vực đô thị có lượng bụi rất lớn, nồng độ bụi lớn
gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, đó là các bệnh về hô hấp, phế quản, phổi,…

-Ô nhiễm các chất khí
Hiện nay trên khắp các đô thị nước ta với tốc độ đô thị ào ạt, các nhà máy, xí
nghiệp, hệ thống giao thông vận tải phát triển tỷ lệ thuận với việc gia tăng các khí
thải độc hại cho con người. Trong những năm gần đây số lượng các phương tiện
tham gia giao thông sử dụng xăng dầu ngày một nhiều, nhất là xe máy khi xe máy.
Hàng ngày chúng ta vẫn chứng kiến những luồng khói đen ngòm từ các nhà máy


phun thẳng lên bầu trời, thải vào không khí, lượng khí đó đóng góp một không nhỏ
để khiến môi trường bị ô nhiễm ngày một trầm trọng.
c,Ô nhiễm chất thải rắn và chất thải công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, số dân đô thị ngày một tăng, các nhà máy xí
nghiệp trong nước và liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều thì lượng chất thải rắn
thải ra môi trường hàng ngày thật lớn và khó có thể kiểm soát được. Trong chất
thải rắn có nhiều chất độc hại, nếu không có hệ thông xử lý, chất độc sẽ ngấm dần
vào đất gây đe dọa đối với mạng sống của con người.
-Chất thải sinh hoạt
Hiện nay tỷ lệ dân sinh sống ở các đô thị có xu hướng gia tăng vì vậy mà chất thải
sinh hoạt cũng gia tăng, tỷ lệ thuận với việc gia tăng dân số. Hiện nay người Việt
Nam lạm dụng sử dụng các bao bì, túi đựng bằng ni lông và chất dẻo cho dù đã
biết rất rõ rằng đó là một loại chất rất khó phân hủy gây ô niễm môi trường rất
trầm trọng
-Chất thải rắn công nghiệp
Việc sản xuất của các nhà máy cũng không thể không thải ra những chất thải rắn,
thậm chí còn có nhiều chất rắn công nghiệp đều là chất khó phân hủy.
-Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn của nước ta hiện nay
Rác thải ở nước ta đặc biệt là ở các đô thị rất nhiều nhưng việc xử lý và thu gom.
Ở nước ta, số cơ sở xử lý rác thải chưa có nhiều, hiệu quả thấp bởi vậy mới chỉ xử
lý được một phần chất thải trong tổng số lượng chất thải khổng lồ mà chúng ta hiện
có.

-Việc tái chế chất thải rắn
Hàng ngày chúng ta phải sử dụng rất nhiều các dụng cụ chất rắn và sau khi sử
dụng nó sẽ trở thành chất thải, các chất đó là: nhựa, ni lông , chất dẻo,…chúng
không thể phân hủy được. Vì vậy việc tái chế và tái sử dụng các chất thải rắn là
việc làm cần thiết nhưng rất tiếc là ở Việt Nam chưa có phương pháp nào để tiến
hành thành công.


III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
1.Một số vấn đề mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
đô thị
Nhân loại ngày càng tiến bộ, đất nước ta ngày càng tiến bộ, đất nước ta ngày
càng phát triển thì ô nhiễm môi trường xảy ra là lẽ đương nhiên nhưng ta cần có
những biện pháp để hạn chế bớt ô nhiễm môi trường để con người bớt bị đe dọa về
sức khỏe và tính mạng do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên biện pháp mà nhà
nước ta đưa ra vẫn chưa nhiều và hiệu quả chưa khả thi.
-Bộ máy tổ chức, quản lý môi trường chưa hiệu qủa, đội ngũ cán bộ còn thiếu về
số lượng, năng lực còn yếu kém. Luật thực thi xử lý các trường hợp gây ô nhiễm
môi trường còn chưa nghiêm.
-Việc nhận thức, ý thức chấp hành của người dân chưa đúng đắn, chưa đầy đủ,
vẫn còn hiện tượng xả rác bừa bãi ra môi trường.
-Các nhà máy xí nghiệp vẫn chưa có những biện pháp xử lý chất thải do mình xả
ra môi trường.
-Việc đầu tư bảo vệ môi trường còn thấp, đặc biệt là đầu tư cho xử lý chất thải
còn thiếu kể cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân.
-Nhiều dự kiến, kế hoạch cho việc xử lý chất thải vẫn còn đọng lại trên giấy
trắng chưa được thực thi.
2.Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị
Ô nhiễm môi trường là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, hậu quả của ô

nhiễm môi trường để lại là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp tới con
người. Chính vì vậy luôn cần có những biện pháp tích cực cần được thực thi nhằm
hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của
nó tới con người. Sau đây em xin trình bày một số biện pháp nhằm giải quyết,
khắc phục tình trạng ô ngiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay.


-Quản lý và xử lý tốt các loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, các loại
thuốc trừ sâu, các loại chất hóa học, không cho phép xả bừa bãi ra môi trường. Đưa
ra các quy định, yêu cầu về môi trường theo pháp luật buộc các cá nhân, tổ chức, xí
nghiệp, nhà máy buộc phải tuân theo.
-Áp dụng các công nghệ sản xuất sạch để hạn chế việc khai thác tối đa nguồn lực
thiên nhiên và thải ra quá nhiều chất thải vào môi trường.
-Tăng cường vận động tuyên truyền, nêu ra những tấm gương tiêu biểu trông việc
bảo vệ môi trường để mọi người noi gương trong việc chung tay bảo vệ môi
trường, để cùng nhau được sống trong môi trường an lành.
-Công tác giáo dục về công tác bảo vệ môi trong các nhà trường, các bậc giáo dục
rất quan trọng, nhất là bậc mầm non, tiểu học. Đó là những chủ nhân tương lai của
đất nước vì vậy cần được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn bé.
-Cần phải đầu tư thêm nhiều những trang thiết bị hiện đại để xử lý chất thải tại các
nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,… hợp tiêu chuẩn trước khi đưa ra ngoài môi
trường.
-Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các
tác hại của ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu và làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính.

C.KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng, mỗi chúng ta cần nhận
thức được mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của ô nghiễm môi trường nói chung
và ô nhiễm môi trường đô thị nói riêng. Hãy cùng chung tay, góp công sức nhỏ bé

của mình cùng với toàn thể cộng đồng bảo vệ môi trường để được sống một cuộc
sống an lành trong một môi trường xanh-sạch-đẹp. Chính phủ và Nhà nước cần có
những biện pháp thiết thực và hữu hiệu hơn nữa trong vấn đề giải quyết ô nhiễm
môi trường. Hãy hành động ngay từ bây giờ để không còn phải sống trong một môi


trường ô nhiễm bẩn thỉu, sống trong nỗi lo lắng về sức khỏe của chính bản thân
mình và những người thương yêu.
Trên đây là phần tìm hiểu của em về việc vận dụng nội dung và phương pháp luận
của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường đô thị ở Việt Nam hiện nay. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong các thầy (cô)
góp ý thêm để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU…...……………………………………………………………………1
B.NỘI DUNG……………………………………………………………………...1
I.Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận……………………………….1
1.Cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả……………………………………………...1
2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân-kết quả……………………………..2
3.Phân loại nguyên nhân…………………………………………………………...3
4.Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………………….4
II.Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả trong việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay…………………………………….5
1.Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………………………….5
2.Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam………………………...……6
III.Một số vấn đề trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt
Nam hiện nay………………………………………………………………………8



1.Một số vấn đề trong việc giải quyêt vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt
Nam hiện nay………………………………………………………………………8
2.Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay……………………………………………………………………………9
C.KẾT LUẬN……………………………………………………………………10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Giáo trình Triết học Mác-Lê Nin, NXB Chính trị quốc gia, 2005
-Một số tạp chí Môi trường xuất bản năm 2014 và 2015
-“Kinh tế Môi trường” của Viện đại học mở HÀ Nội
-Sách phổ biến kiến thức môi trường “góp phần bảo vệ môi trường” do Bùi Trung
Tâm – Vũ Hoan biên soạn
-“Tính hai mặt của toàn cầu hóa” của tiến sĩ Tràn Văn Tùng
-
-



×