Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu. Liên hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.3 KB, 36 trang )

BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức được thực tế của đất nước, Đảng đã vạch ra những đường lối
chiến lược đúng đắn, đó là sự nhận thức và vận dụng đúng chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh mới. Một trong những chính sách đó
của Nhà nước ta là khuyến khích xuất nhập khẩu (XNK), khuyến khích giao
thương với bên ngoài (cả những nước TBCN mà trước đó chúng ta không đặt
quan hệ) để nâng cao năng lực cho đất nước trên nhiều mặt (công nghệ,sản
xuất,trình độ quản lý…).
Kim ngạch XNK đã tăng qua từng năm cùng với tốc độ tăng trưởng cao
của đất nước đã nâng cao mức sống cho người dân, đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng đói nghèo, nâng vị thế của nước ta lên một tầm cao mới. Thành công đó
chính là sự phát huy tích cực của cả nguồn nội lực và cả những nguồn lực được
tận dụng tốt từ bên ngoài. Để có cái nhìn tổng thể và khách quan về thực tại và
những năm gần đây của XNK nước ta, em chọn chuyên đề: “Phân tích nội
dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu. Liên
hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ của chuyên đề là tìm ra được những điểm mạnh điểm yếu hay
năng lực thực tế của Việt Nam trước những cơ hội , thách thức trong vấn đề
XNK để từ đó chỉ ra được những biện pháp, phương hướng cho giai đoạn hiện
tại và tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu và tài liệu liên quan về các công cụ quản lý hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Việt Nam


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ


Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số
liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó, đưa ra nhận xét về thực trạng tài
chính của doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,chương trình…của Nhà
nước đối với vấn đề XNK, nhằm điều chỉnh hợp lý vấn đề này để mang lại một
hiệu quả tối ưu cho đất nước. Phạm vi của đề tài là tất cả các hàng hoá dịch
vụ,các ngành mà Việt Nam giao thương với thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem
rằng các chính sách của Nhà nước ta khuyến khích ưu tiên cho những sản phẩm
hay ngành nghề nào hơn hay rằng các công cụ đó của Nhà nước tác động như
thế nào đối với XNK nước ta.
5. Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề xuất nhập khẩu tại Việt Nam với
những chính sách mà nhà nước đã ban hành.
6. Kết cấu nội dung
Kết cấu nội dung gồm 2 phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất
nhập khẩu
Chương 2: Liên hệ thực tiễn với điều kiện của Việt Nam hiện nay


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

MỤC LỤC


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC
CÔNG CỤ QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1. Khái niệm về chính sách thương mại, thương mại XNK và vai trò quản
lý kinh tế của nhà nước
* Khái niệm về chính sách thương mại: Chính sách thương mại là hệ
thống các nguyên tắc và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh
hoạt động thương mại của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt
được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộ nói chung và
lĩnh vực ngoại thương nói riêng của quốc gia đó. Nó là một bộ phận quan trọng
của chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. Có quan hệ chặt chẽ và phục vụ
cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá
trình tái sản xuất, cải tiến cơ cấu kinh tế, đến quy mô và phương thức của nền
kinh tế quốc dân tham gia vào phân công lao động và thị trường quốc tế.
* Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước: trong quá trình phát triển kinh tế
của đất nước thì nhà nước luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý
kinh tế đó là ổn định và phát triển kinh tế của đất nước, điều tiết kinh tế cả về vi
mô và vĩ mô để đa nền kinh tế nước nhà đi đúng hướng.
* Chính sách thương mại XNK : Chính sách thương mại XNK là một hệ
thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng
quản lý, điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK của một quốc gia trong một
thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục đích đã định trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia.
Việc tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch
quốc tế, đang đa lại nhiều lợi ích to lớn nhưng với nhiều lý do khác nhau, mỗi
quốc gia có chủ quyền đều có chính sách thương mại quốc tế cũng như chính
sách thương mại XNK riêng thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong
việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK có liên quan đến
nền kinh tế quốc gia.
Trang

1



BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Chính sách thương mại XNK của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều
quốc gia khác. Bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên tắc nhằm chống lại
sự phân biệt đối sử, đảm bảo sự có đi có lại cho các bên tham gia hợp tác và
buôn bán quốc tế.
Do môi trường kinh tế thế giới đang còn bị chi phối và tác động bởi vì
mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế và chính sách thương mại XNK của mỗi quốc gia cùng phải
đáp ứng với nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau của từng thời kỳ. Những mục tiêu
chung của chính sách thương mại XNK là nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia trong điều kiện mở rộng và phát triển các quan hệ hợp tác và phân công
lao động quốc tế.
* Nội dung của chính sách thương mại XNK.
Chính sách XNK bao gồm nhiều nội dung khác nhau của hoạt động xuất
nhập khẩu như xuất khẩu các hàng hoá hữu hình (như nông lâm hải sản, hàng
hoá công nghiệp, khoáng sản .v.v.) và các hàng hoá vô hình (các sản phẩm dịch
vụ như dịch vụ viễn thông, du lịch .v.v.), tạm nhập để tái xuất hay tạm xuất để
tái nhập, quá cảnh hàng hoá, chuyển giao sử dụng công nghiệp, gia công chế
biến hàng hoá xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu, thuê nước ngoài gia công chế
biến, đại lí bán hàng hoá, uỷ thác hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu và
XNK trực tiếp .v.v. đi cùng với chính sách này là một loạt các công cụ hỗ trợ
cho hoạt động XNK này là các chính sách như :
 Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng
 Chính sách thuế xuất nhập khẩu
 Chính sách phi thuế quan
 Chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
 Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán
 Chính sách tài trợ xuất khẩu
 Chính sách kỹ thuật thực thi nhập khẩu

Trang

2


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

 Chính sách điều chỉnh về thể chế thương mại
 Chính sách điều chỉnh về khuôn khổ luật pháp
 Chính sách điều chỉnh về hệ thống kinh doanh phục vụ
.................................................
* Chính sách quản lý xuất nhập khẩu là: Nhà nước quản lý và điều tiết
hoạt động thương mại quốc tế thông qua công cụ rất quan trọng là chính sách
quản lý. Chính sách quản lý thương mại quốc tế của nhà nước là các nghị định,
quyết định, quy định của chính phủ và các cơ quan của chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế đó là các chính sách quản lý xuất nhập khẩu .
Nội dung của chính sách quản lý xuất nhập khẩu bao gồm: Chính sách
quản lý về mặt hàng xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về cơ chế giá cả,chính
sách quản lý về quốc tế và giấy phép xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về tỷ
giá hối đoái, chính sách quản lý về đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu, chính
sách quản lý về thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về cán cân thương mại
và cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý về tài trợ và bảo hiểm xuất
khẩu.
1.2. Một số công cụ chủ yếu điều tiết hoạt động của chính sách thương mại
XNK.
1.2.1. Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng.
a) Chính sách thị trường: đây là chính sách có tầm quan trọng đặc biệt
với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và với mục đích đề ra là khai thông
những cản trở của thị trường. Chính sách này chia thị trường thành hai loại như
sau :
- Với thị trường trong nước chính sách đa ra định hướng cho tập trung

nguồn lực để tổ chức sản xuất hàng hoá sao cho phù hợp với nhu cầu của sản
xuất và của thị trường, đồng thời nó đưa ra những quy hoạch và cơ cấu lại các
vùng chuyên canh một cách hợp lí và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp. Đảm bảo cho hệ thống lưu thông hàng hoá thông suốt giữa các vùng, các
địa phương và đảm bảo cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá cân đối
Trang

3


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

tránh những khủng hoảng và bất ổn trên thị trường. Bên cạnh đó chính sách thị
trường đa ra để hình thành đồng bộ các loại thị trường và thực hiện chính sách
nhất quán, ổn định để các chủ thể chủ động với các tình thế trên thị trường
- Với thị trường ngoài nước: nó bao hàm những chính sách thúc đẩy xuất
khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nh để đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu thì cụ thể cần có chính sách cung cấp các thông tin thị trường cho các nhà
xuất khẩu.
+ Chính sách thị trường nước ngoài yêu cầu tập trung chú trọng phát triển
những thị trường truyền thống đồng thời tiếp cận và phát triển thị trường mới do
vậy nhà nước đa ra những chính sách khuyến khích động viên các doanh nghiệp
tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác nước ngoài của doanh nghịêp
như chính sách thưởng cho những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng từ 20%
trở lên hoặc đa ra chính sách hỗ trợ tăng cường tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc
giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài .
+ Trong chính sách việc tập trung hoạt động nghiên cứu thị trường và
công tác thông tin về thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hởng lớn đến
khả năng thành công trong công tác XNK của các doanh nghiệp cũng như lợi
nhuận của họ. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu dự báo thị

trường hiệu quả đảm bảo thông tin thường xuyên, thông suốt, nhiều chiều và các
thông tin dự báo về tình hình thị trường trong nước và quốc tế. Kết hợp chặt chẽ
mạng lới thu thập thông tin chuyên ngành và đa ngành đồng thời ta cũng cần
phải thấy được vai trò của các tham tán và tuỳ viên thương mại trong việc cung
cấp thông tin tìm kiếm thị trường nước ngoài.
b) Chính sách mặt hàng:
Chính sách mặt hàng là nền tảng của chính sách thương mại quốc gia nói
chung cũng như chính sách thương mại XNK nói riêng, nó là cơ sở để xác định
đầu tư và cơ cấu lại sản xuất một cách hợp lí.
Chính sách mặt hàng bao gồm: Chính sách mặt hàng cấp quốc gia đa ra
danh mục mặt hàng được đa vào cân đối của nhà nước, được nhà nước quản lí
Trang

4


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

tập trung. Đây là những mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế của một nước
như vũ khí, các mặt hàng công nghệ cao...Danh mục mặt hàng cấp quốc gia gồm
tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia; những mặt
hàng xuất khẩu mũi nhọn và những mặt hàng cạnh tranh cấp quốc gia.
Trong chính sách này cần xây dựng cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực (mũi nhọn) đó là những mặt hàng có khả năng phát triển sản xuất trong nước
và đa nhanh sản xuất lên cao, có hiệu quả kinh tế nhiều hơn so với loại hàng
khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc và lâu dài. Những mặt
hàng chủ lực cần thoả mãn được 3 điều kiện; Một là phải chiếm vị trí trọng yếu
trong cơ cấu hàng xuất khẩu, có khối lượng lớn, có giá trị cao trong kim ngạch
XK, nếu là nguyên liệu sản suất thì phải có khả năng đảm bảo cung cấp thường
xuyên cho nhu cầu xuất khẩu, có phẩm chất và giá cả ổn định trong thời gian

dài, nếu là hàng tiêu dùng thì phải có số lượng lớn và phẩm chất ổn định, gây
thói quen cho ngời tiêu dùng. Hai là phải có điều kiện thuận lợi để sản xuất
trong nước với chi phí thấp nhất và ngày càng tiến bộ về công nghệ sản xuất. Ba
là phải có thị trường tiêu thụ vững chắc và lâu dài, tạo thế chủ động trong việc
trao đổi quốc tế. Nếu thiếu một trong 3 điều kiện này thì không thể coi là hàng
xuất khẩu chủ lực.
Chính sách mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu và chính sách xuất khẩu là
những măt hàng mà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu. Đó là những
mặt hàng dựa trên lợi thế tài nguyên quốc gia, lao động, công nghệ ví dụ như Hà
Lan xuất khẩu hoa, Việt nam XK gạo, Mĩ XK các mặt hàng có hàm lượng công
nghệ cao như con chíp điện tử .v.v. Lúc đầu nhà nước đa ra chính sách mặt hàng
thay thế nhập khẩu sau đó khi năng lực sản xuất đã có, đáp ứng tốt được nhu cầu
tiêu dùng trong nước thì tiến tới xuất khẩu cùng với những mặt hàng mà trong
nước có lợi thế.
1.2.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Trang

5


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu
hoặc quá cảnh như vậy là thuế quan bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế nhập
khẩu .
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó
người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn
hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc thu đợc. Khác với thuế nhập khẩu thuế
xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.Thuế nhập khẩu và

thuế xuất khẩu đều tác động đến giá hàng hoá có liên quan nhưng thuế xuất khẩu
khác thuế nhập khẩu ở hai điểm: Một là, nó đánh vào hàng hoá xuất khẩu chứ
không phải hàng hoá nhập khẩu; Hai là, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá
bị đánh thuế vượt quá xa giá cả trong nước (chứ không phải ngược lại), hay nói
cách khác nó hạ thấp tương đối mức giá cả trong nớc của hàng hoá có thể xuất
khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế. Điều đó sẽ làm cho sản lượng trong nước
của hàng hoá có thể xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi
cho mặt hàng này (trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm
cho khối lượng xuất khẩu giảm đi nhiều mà vẫn có lợi nhiều cho nước xuất
khẩu). Vì vậy mà các nước công nghiệp phát triển hiện nay hầu như không áp
dụng thuế xuất khẩu cho nên thuế quan ở những nước này thường đồng nhất với
thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở các nước, tuy rằng
mức thuế có khác nhau. Đương nhiên, kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu là làm
cho giá trị hàng hoá trong nước vượt cao hơn mức giá nhập khẩu và chính người
tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này. Bởi vậy, việc
quy định tỷ lệ thuế nhập khẩu luôn là đề tài quan tâm từ nhiều phương diện.
Thuế quan được chia làm 3 loại: thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính
theo số lượng và thuế quan hỗn hợp nhưng đa số các nước người ta dùng
phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hoá thương mại đây là một loại
thuế đánh theo bằng tỉ lệ phần trăm theo giá trị của hàng hoá thương mạ. Phần
lớn nội dung các hiệp định thương mại quốc tế đều dùng phương pháp này để
tính thuế.
Trang

6


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Thuế quan được biết đến từ lâu như một hình thức lâu đời nhất của chính

sách thơng mại và là một công cụ mang tính chất truyền thống làm tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế xuất nhập khẩu tác động đến hoạt động xuất khẩu trong hai trường
hợp sau:
Thuế nhập khẩu: Xem xét trong trường hợp một nước nhỏ áp dụng thuế
đối với nhập khẩu để giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá
sản xuất trong nước. Tại mức giá thế giới Pw, khi không có thuế, nước này sẽ
sản xuất ở mức So nhu cầu tiêu dùng ở mức Do, do vậy cần phải nhập khẩu một
khối lợng là Do-So (hình a). Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu, giá hàng hoá
trong nước sẽ tăng lên tới Pw(1+t), cầu tiêu dùng trong nước sẽ giảm xuống D1,
sản xuất trong nước sẽ tăng lên S1 và khối lợng hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống
còn D1-S1. Như vậy là đánh thuế nhập khẩu giúp cho sản xuất trong nước tăng
lên làm giảm lượng cầu về hàng hoá trên thị trường nội địa và tăng thu ngân
sách nhà nước phân phối lại thu nhập từ những người tiêu dùng trong nước cho
những ngời sản xuất trong nước (tức là chuyển một phần tiềm năng sản xuất
hàng hoá có hiệu quả sang duy trì sản xuất một hàng hoá không hiệu quả).
Thuế xuất khẩu: Khi đánh thuế xuất khẩu, giá cả trong nước sẽ thấp hơn
giá cả quốc tế. Sản xuất trong nước sẽ giảm từ S0 xuống S1, tiêu dùng trong nước sẽ tăng từ Do lên D1, do vậy xuất khẩu sẽ giảm từ So-Do xuống còn S1-D1
(xem hình b). Thuế xuất khẩu đã làm giảm khả năng xuất khẩu của hàng hoá
trong nước vì vậy mà hiện nay ngời ta ít áp dụng thuế xuất khẩu trừ một số trường hợp đánh vào các hàng hoá truyền thống nhằm thu được giá sao hơn và tăng
lợi ích quốc gia.

Trang

7


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Sơ đồ: Tác động của thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động xuất khẩu.

P

Dd

Sd

E

PW(1+t)

Sd

P
Dd
PW
PW(1+t)

PW

So

S1

D1

Hình a.

Do D1

S1 So


Hình b.

1.2.3. Chính sách phi thuế quan
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 vai trò của thuế quan đã bị suy giảm đặc
biệt ở các nước công nghiệp, ngày nay mức thuế quan trung bình không quá
10% trên các hàng hoá công nghiệp, xu hướng ngày nay của các nước là chuyển
từ hình thức thuế quan sang các hình thức phi thuế quan để bảo vệ sản xuất
trong nước. Hạn ngạch là trở ngại phi thuế quan quan trọng nhất nó là hình thức
hạn chế lượng trực tiếp đối với hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, nó ấn định
mức nhập khẩu hay xuất khẩu cao nhất của một hàng hoá trong một thời kì nhất
định thông thường qua hình thức cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Trên thế giới
quản lý bằng hạn ngạch thường chỉ đặt ra đối với hàng nhập khẩu, hạn ngạch
nhập khẩu có thể mang tính chất chung nhằm quy định số lượng (hoặc giá trị)
nhập khẩu đối với từng nước nhằm bảo vệ thị trường nội địa và cải thiện cán cân
thanh toán hoặc là điều kiện để mặc cả trong các cuộc thương lượng buôn bán.
Hạn ngạch nhập khẩu là một trong những biện pháp đầu tiên được đề cập đến
trong các cuộc đàm phán thương mại, nhất là khi cần thiết phải có một quyết
định nhanh chóng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và việc vận dụng hạn ngạch nhập
Trang

8


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

khẩu tương đối đơn giản và dễ dàng hơn vì những quy định khá rõ ràng về lượng
hàng và thời gian.
Ở các nước phát triển hạn ngạch nhập khẩu là hình thức quan trọng nhất
nhằm bảo vệ ngành công nghiệp của họ còn đối với các nước đang phát triển

hạn ngạch nhập khẩu cũng có một vị trí quan trọng không kém nhằm thực hiện
chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và giải quyết các vấn đề về cán cân thanh
toán.
Cũng như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu ít được sử dụng hơn so với hạn
ngạch nhập khẩu. Biện pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp
sau:
Đối với những mặt hàng thiết yếu cần đảm bảo an toàn cho thị trường
trong nước( chẳng hạn mặt hàng gạo đối với Việt Nam).
Những mặt hàng xuất sang các thị trường mà ở đó có quy định hạn ngạch
(nh hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU và Canada) nhằm tránh tình
trạng “cung vượt quá cầu” và bị ép giá.
- Nhìn chung, hạn ngạch có một số tác động tương tự như thuế quan nhưng giữa chúng có một số điểm khác biệt, thể hiện:
+ Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng hoá xuất khẩu, còn thuế quan
thì không.
+ Hạn ngạch không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác
dụng hỗ trợ các loại thuế khác.
+ Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành nhà độc
quyền (trong trường hợp chỉ có doanh nghiệp đó là người duy nhất nhận được
hạn ngạch).
Bên cạnh hạn ngạch nhập khẩu, ngày nay các quốc gia trên thế giới áp
dụng một loạt các biện pháp hạn chế thương mại khác ngoài thuế quan gọi là
hàng rào thương mại phi thuế quan(Nontariff trade bariers-NBT) .Thuộc NBT
có rất nhiều hình thức hạn chế xuất nhập khẩu như:

Trang

9


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ


- Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà ở
đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng
hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “ tình nguyện” nếu không họ sẽ áp
dụng biện pháp trả đũa kiên quyết
- Những quy định về kỹ thuật, quản lý và các quy định khác là những quy
định hoặc tập quán của các quốc gia làm cản sự lưu thông tự do hàng hoá, dịch
vụ và các yếu tố sản xuất giữa các nước.
- Những cartels quốc tế là một tổ chức của các nhà cung ứng về một hàng
hoá nào đó, phân bố ở các quốc gia khác nhau (hay một nhóm khác chính phủ)
đồng ý hạn chế sản xuất và xuất khẩu với mục đích cực đại hoá hay tăng lợi tức
của tổ chức đó.
- Bán phá giá (dumping) là xuất khẩu một hàng hoá nào đố thấp hơn giá
nội địa làm chiếm lĩnh thị trường thế giới. Hai điều kiện để các nhà độc quyền
bán phá giá là thị trường cạnh tranh không hoàn toàn và bị chia cắt. Thông thường bán phá giá chia làm ba loại: bền vững, chớp nhoáng và không thường
xuyên.
- Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu do các chính
phủ tiến hành trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà
xuất khẩu quốc gia hay những nhà xuất khẩu có năng lực. Bên cạch đó, chính
phủ còn thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài
để họ có điều kiện nhập khẩu các hàng hoá xuất khẩu từ quốc gia. Như vậy, trợ
cấp xuất khẩu cũng có thể đợc coi như là một hình thức của bán phá giá.
1.2.4. Chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
Đây là hình thức nhà nước đòi hỏi tất cả các khoản thu chi ngoại tệ phải
được thực hiện qua hệ thống ngân hàng hoặc cơ quan quản lý ngoại hối. Trên cơ
sở đó nhà nước có thể kiểm soát được các nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ của các
đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu để qua đó điều tiết hoạt động ngoại thương.

Trang


10


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Ví dụ: nhà nước hạn chế việc rút ngoại tệ ở tài khoản để thanh toán hàng
nhập khẩu với các mặt hàng hạn chế nhập khẩu và tạo điều kiện thanh toán
nhanh, đơn giản các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (The nominal exchange rate - NER):Tỷ giá
hối đoái có thể định nghĩa theo nhiều cách. Cách định nghĩa đơn giản nhất, tỷ
giá hối đoái danh nghĩa (NER) là giá đồng nội tệ của một đơn vị ngoại tệ. Cách
định nghĩa khác, NER là tỷ lệ trao đổi tiền tệ hay tỷ lệ mà hai đồng tiền trao đổi
với nhau. Một đồng tiền được coi là giảm (tăng) giá trị khi tăng (giảm) đơn vị
nội tệ được mua bởi một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có thể được
xác định chính thức hoặc không chính thức. Do vậy, ở trên thị trường không
được thừa nhận chính thức hoặc không có một thị trường tương tự. Điều này có
nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa không nhất thiết phải là duy nhất. Thông
thường, có thể có hai tỷ giá danh nghĩa hoặc nhiều hơn cùng được xác định.
- Tỷ giá hối đoái thực tế (The real exchange rate - RER): Tỷ giá hối đoái
thực tế được sử dụng để đo tỷ lệ trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa nền kinh tế
trong nước và nước ngoài. Nó được xác định bởi sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái
danh nghĩa theo giá trong nước và nước ngoài.
RER = Ro(Pw/Pd)
Trong đó: RER là tỷ giá hối đoái thực tế, Ro là tỷ giá hối đoái danh nghĩa,
Pw là chỉ số giá quốc tế, Pd là chỉ số giá trong nước, hoặc chỉ số giá cả tiêu
dùng.
Khi tỷ giá thực tế tăng, đồng tiền nội tệ giảm giá, và khi tỷ giá thực tế
giảm, đồng tiền nội tệ tăng giá. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm dẫn đến sự
giảm giá đồng tiền nội tệ, nhng nếu giá trong nước tăng nhanh hơn giá quốc tế,
đồng tiền nội tệ sẽ tăng giá.

Tỷ giá thực tế cũng có thể được áp dụng cho hàng hoá phi thương mại mà
được đo bằng đơn vị của hàng hoá thương mại. Trong ngắn hạn, mối quan hệ
Trang

11


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

giữa tỷ giá thực tế và lợi nhuận của khu vực xuất khẩu và nhập khẩu được giải
thích bởi Montiel. Xem xét một nền kinh tế bao gồm 3 khu vực: xuất khẩu (X) ,
nhập khẩu (Z) và hàng hoá phi thương mại (N). Hoạt động sản xuất cần có lao
động và vốn, nhưng trong ngắn hạn , vốn đã được xác định. Lợi nhuận cũng
như mức sản lượng đầu ra tỷ lệ nghịch với chi phí sản phẩm trong từng khu vực.
Theo Montiel, tỷ giá thực tế giảm làm giảm chi phí sản phẩm trong khu vực xuất
khẩu, do vậy làm tăng lợi nhuận ngắn hạn của khu vực xuất khẩu và khuyến
khích đầu tư phát triển sản xuất xuất khẩu. Hơn nữa, chi phí cận biên của khu
vực này tăng, việc duy trì tỷ giá hối đoái thực tế giảm sẽ làm tăng đầu tư và do
vậy mở rộng quy mô sản xuất xuất khẩu trong dài hạn (độ co giãn xuất khẩu
trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn, do vậy cần thiết phải mở rộng quy mô
khu vực xuất khẩu).
Tỷ giá hối đoái được coi là một công cụ tác động tới thương mại quốc tế,
mà trước hết là tác động tới xuất nhập khẩu, trong hai trường hợp: nâng giá hoặc
giảm đồng nội tệ.
1.2.5. Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán
- Cán cân thương mại:
Cán cân kim ngạch xuất nhập khẩu vừa phản ánh “độ mở” của nền kinh tế
sự tiến triển của quốc tế công nghiệp hoá, vừa phản ánh “thể trạng sức khoẻ của
nền kinh tế” quốc gia. Tuy nhiên vấn đề không chỉ đơn thuần là xuất siêu hay
nhập siêu mà là những mục tiêu phát triển dài hạn. Ví dụ như Hàn Quốc, Đài

Loan những năm 60, Trung Quốc thập kỷ 80 - khi mà các nước này mới bắt đầu
tiến hành công nghiệp hoá đều ở trong tình trạng nhập siêu nhưng chỉ ít năm sau
trên cơ sở nhập siêu trong trạng thái “nóng” của nền kinh tế nên các nước này đã
cân bằng được xuất nhập và chuyển sang xuất siêu (Hàn quốc, Đài Loan đầu
thập kỷ 70 Trung quốc đầu thập kỷ 90). Rõ ràng chấp nhận nhập siêu trong
tương lai là phương hướng chiến lược và là vấn đề phương pháp luận của việc

Trang

12


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

sử lý cán cân thương mại của nước ta hiện nay. Cố nhiên để thực hiện được phương hướng đó thì phải có điều kiện và những biện pháp đồng bộ.
- Cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán là một bản trình bày ngắn gọn các nguyên tắc, những
giao dịch của dân cư một quốc gia với một quốc gia khác trong một thời kì nhất
định thường là một năm. Hay cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán
tổng hợp toàn bộ các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn giữa các quốc gia và các nước khác trên thế giới. Cán cân thanh toán phản ánh vị trí của quốc gia trên thế
giới. Tài liệu cán cân thanh toán biểu hiện một cách chính xác, rõ ràng về tài
chính, tiền tệ và chính sách thương mại của quốc gia. Đồng thời thông qua
nguồn tài liệu của cán cân thanh toán giúp chính phủ đề ra những chính sách
kinh tế, đối ngoại phù hợp. Ngoài ra cácn cân thanh toán cần thiết cho ngân
hàng. Công ty, cá nhân có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thương mại quốc
tế trong qua trình kinh doanh của mình.
Tuy vậy là một bảng ngắn gọn nên cán cân thanh toán tập hợp tất cả các
hình thức thương mại hàng hoá vào một vài khoản mục chính. Có nghĩa là cán
cân thanh toán không chia thương mại quốc tế thành những tiêu thức nhỏ cũng
như vậy tất cả các luồng vốn vào ra của một quốc gia cũng chỉ được phản ánh

trong một khoản mục của cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán giúp đánh giá
được luồng ngoại tệ ra hoặc vào của một quốc gia với các quốc gia khác trên
giới. Cho chúng ta thấy được mối quan hệ về kinh tế giữa hai hay nhiều quốc
gia.
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm:
- Cán cân thanh toán vãng lai (trao đổi hàng hoá về dịch vụ) ghi chép các
luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ
nước ngoài.

Trang

13


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

- Cán cân vốn (trao đổi vốn) ghi chép các giao dịch, trong đó tư nhân hoặc
chính phủ cho vay và đi vay và phần lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài
sản – tài sản tài chính hoặc tài sản thực.
Tổng hợp các cán cân thanh toán vãng lai và cán cân vốn là cán cân thành
toán quốc tế. Khi dòng ngoại tệ ra lớn hơn dòng vào gọi là thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế. Trong trường hợp ngược lại gọi đó là thặng dư cán cân thanh
toán. Cán cân vãng lai là tổng hợp các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ được
thực hiện giữa nước ta với nước ngoài, bao gồm tất cả các hoạt động xuất nhập
khẩu chênh lệch xuất nhập khẩu chỉ là một thành phần của cán cân vãng lai
nhưng là phần quan trọng nhất. Hiện nay tất cả các nước, các tổ chức quốc tế
đều chú trọng biến động của cán cân thanh toán vãng lai.

Trang


14


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2016 của
Việt Nam.
2.1.1. Xuất khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt hơn 53,1
tỷ USD, tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 4/2016
đạt 14,34 tỷ USD, giảm 5,1% so với tháng trước với các mặt hàng như:
- Điện thoại các loại & linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện
thoại các loại & linh kiện trong tháng 4/2016 đạt 3,07 tỷ USD, giảm 14,1% so
với tháng trước, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong 4 tháng/2016 lên 11,34 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt
Nam trong 4 tháng qua là: EU với 3,5 tỷ USD, tăng 14% và chiếm 31% tổng trị
giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập
thống nhất: 1,54 tỷ USD, tăng 15,2%; Hoa Kỳ: 1,47 tỷ USD, tăng 83,8%; Hàn
Quốc: 810 triệu USD, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2015.
- Hàng dệt may: xuất khẩu trong tháng đạt 1,75 tỷ USD, giảm 5,4% so với
tháng

trước,

qua


đó

nâng

trị

giá

xuất

khẩu

nhóm

hàng

này

trong 4 tháng/2016 lên 6,85 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015(tương
ứng tăng 433 triệu USD).
Trong 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Hoa Kỳ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,7%; sang EU đạt 936 triệu USD, tăng 8,2%; sang

Trang

15


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ


Nhật Bản đạt 845 triệu USD, tăng 2,2% và sang Hàn Quốc đạt 677 triệu USD,
tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trong tháng 4/2016, xuất
khẩu nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện & linh kiện đạt 1,31 tỷ USD, giảm
hơn 8% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng
này trong 4 tháng/2016 lên 5,04 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015.
Sau 1/3 chặng đường của năm, EU tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu
nhóm hàng này của Việt Nam. Cụ thể, xuất sang EU đạt 1,19 tỷ USD, tăng
24,3%; xuất sang Trung Quốc đạt 854 triệu USD, tăng 13%; xuất sang Hoa Kỳ
đạt 820 triệu USD, giảm 4,8%; xuất sang Hà Lan đạt gần 539 triệu USD, tăng
88,4%, xuất sang Hồng Kông hơn 467 triệu USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ
năm 2015.
- Giày dép các loại: Trong tháng 4 xuất khẩu giày dép các loại đạt trên 1
tỷ USD tăng hơn 11% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của
nhóm hàng này trong 4 tháng/2016 đạt mức 3,81 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng
kỳ năm 2015.
Trong đó, thị trường Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm
hàng này của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,33 tỷ USD
(tăng 8,6%) và 1,23 tỷ USD (tăng 8%). Tính chung trị giá giầy dép xuất khẩu
sang 2 thị trường chính đạt 2,56 tỷ USD, chiếm 67,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trong tháng 4/2016, xuất
khẩu đạt gần 772 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này trong 4 tháng/2016 đạt 2,88 tỷ USD và tăng 16,7% so với cùng kỳ năm
2015.
Trong 4 tháng/2016, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt hơn 632
triệu USD, tăng 36,8%; sang Nhật Bản đạt 466 triệu USD, tăng 5%; sang Trung
Quốc đạt 286 triệu USD, tăng 55,1% so với 4 tháng/2015.

Trang


16


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

- Phương tiện vận tải và phụ tùng: Xuất khẩu trong tháng đạt gần 546
triệu USD, tăng gần 16% so với tháng 3/2016, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu
trong 4 tháng/2016 của mặt hàng này đạt 1,95 tỷ USD giảm 1,3% so với cùng kỳ
năm 2015.
Trong 4 tháng/2016, xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ
tùng sang Nhật Bản đạt 592,3 triệu USD giảm 7,5% so với 4 tháng/2015; sang
Hoa kỳ đạt 227,3 triệu USD tăng 10,9%; sang Thái Lan đạt gần 101 triệu USD,
giảm 14,5%...
- Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng
đạt 560 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4
tháng/2016 lên 1,96 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng tăng 108 triệu USD về số
tuyệt đối) so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 4
tháng/2016 đều tăng là: sang Hoa Kỳ đạt 408 triệu USD, tăng 12,2%; sang EU
đạt 349 triệu USD, tăng 3,2%; sang Nhật Bản đạt 274 triệu USD,tăng 2,3%.
Đặc biệt hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 4
tháng/2016 đạt 179 triệu USD, tăng tới 42,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Gỗ & sản phẩm gỗ: Xuất khẩu trong tháng đạt gần 585 triệu USD, nâng
kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm của mặt hàng này đạt trên 2,1 tỷ
USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 4 tháng/2016, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ
đạt gần 826 triệu USD, tăng 8,7%; sang Nhật Bản đạt hơn 323 triệu USD tăng
5,8%; sang Trung Quốc đạt gần 268 triệu USD giảm 6,9% so vớicùng kỳ năm
2015.

- Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 4/2016 là gần 186 nghìn
tấn, trị giá đạt 315 triệu USD, tăng 3% về lượng và 3,9% về trị giá so với
tháng 3/2016, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 4 tháng/2016
lên 663 nghìn tấn, tăng 36,2% và trị giá đạt 1,13 tỷ USD tăng 11,8% so với 4
tháng/2015.
Trang

17


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Trong 4 tháng/2016, xuất khẩu cà phê sang EU đạt 302 nghìn tấn, tăng
21,4%; sang Hoa Kỳ đạt gần 85 nghìn tấn, tăng 52,1%; sang Nhật Bản là 32,6
nghìn tấn, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2015.
- Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 4/2016 đạt gần 456 nghìn
tấn với trị giá đạt hơn 213 triệu USD, giảm hơn 22% về lượng và gần 19% về trị
giá so với tháng trước. Với kết quả đạt được trong tháng đã đưa kim ngạch xuất
khẩu gạo trong 4 tháng/2016 đạt 2 triệu tấn, trị giá đạt hơn 892 triệu USD, tăng
tương ứng 8,5% về lượng và 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu 2016 chủ yếu sang Trung
Quốc với 706 nghìn tấn tăng 10,3% so với mức xuất khẩu cùng kỳ năm 2015;
sang Inđônêxia với 350,7 nghìn tấn; sang Philippin với 190,8 nghìn tấn…
- Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: Trong tháng 4 xuất khẩu mặt hàng này
đạt hơn 311 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 4 tháng
đầu năm 2016 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của
Việt Nam trong 4 tháng/2016 với gần 425 triệu USD, tăng 11,9% so với 4
tháng/2015; tiếp theo là EU với trị giá đạt 279,5 triệu USD, tăng 15,1%, Nhật
Bản với trị giá đạt 120 triệu USD, tăng 14,6%...

- Hàng rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 4 đạt 223 triệu USD,
tăng 6,7% so với tháng trước. Tính chung, trong 4 tháng/2016 xuất khẩu nhóm
hàng này đạt 764 triệu USD, tăng 47,7% (tương ứng tăng 247 triệu USD) so với
cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam
chiếm tỷ trọng kim ngạch trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này. Tính đến hết tháng 4/2016, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả từ Trung
Quốc là 542 triệu USD, gấp hơn 3 lần (tương ứng tăng 373 triệu USD) so với
cùng kỳ năm trước.
2.1.2. Nhập khẩu hàng hoá

Trang

18


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt hơn
51,34 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 4/2016
đạt 14,07 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước với các mặt hàng như:
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng
này trong tháng là 2,02 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Tính đến hết 4
tháng/2016, cả nước nhập khẩu 8,37 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 13,7% về số
tương đối và tăng 1,02 tỷ USD về số tuyệt đối; trong đó nhập khẩu của khu vực
FDI là 7,75 tỷ USD, tăng 13,8% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong
nước là 619 triệu USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt
Nam trong 4 tháng đầu năm với trị giá nhập khẩu là 2,75 tỷ USD, tăng 30,7%;

tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 1,66 tỷ USD, tăng 6,8%; Đài Loan: 917
triệu USD, tăng 32,7%; Nhật Bản: 769 triệu USD, tăng 5,4%... so với cùng kỳ
năm 2015.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng
này trong tháng 4 là 2,22 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước, nâng trị giá
nhập khẩu trong 4 tháng/2016 lên 8,13 tỷ USD, giảm 9,4% so với 4 tháng/2015;
trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu gần 4,48 tỷ USD, giảm 25% và
khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 3,65 tỷ USD, tăng 21,8%.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho
Việt Nam trong 4 tháng/2016 với trị giá là 2,57 tỷ USD, giảm 8,5%; tiếp theo là
các thị trường: Hàn Quốc: 1,6 tỷ USD, giảm 12,9%; Nhật Bản:1,26
tỷ USD, giảm 26,8%; Đài Loan: 424 triệu USD, giảm 5,4% so với 4 tháng/2015.
- Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày (gồm bông, xơ, sợi dệt,
vải các loại và nguyên phụ liệu dệt may, da giày khác): trong tháng nhập khẩu
nhóm hàng này đạt 1,75 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng trước. Hết tháng
4/2016, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da dày
đạt 5,75 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trang

19


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Trong 4 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn là đối tác chính cung
cấp nhóm mặt hàng cho Việt Nam với 2,41 tỷ USD, tăng 10,1%; tiếp theo là các
thị trường Hàn Quốc: 837 triệu USD, tăng nhẹ 1,8%; Đài Loan:735,5
triệu USD, giảm 1,7%...so với 4 tháng/2015.
- Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng
4 đạt 867 triệu USD, giảm 2% so với tháng trước, nâng kim ngạch nhập khẩu

mặt hàng này trong 4 tháng/2016 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ
năm 2015.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu cung cấp điện thoại các loại &
linh kiện cho Việt Nam trong 4 tháng/2016 với trị giá nhập khẩu là 2,01 tỷ USD
giảm 16,4%, tiếp theo là Hàn Quốc với gần 1,1 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng
kỳ năm 2015. Tính chung kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ 2 thị
trường trên chiếm 95% nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ tất cả các thị trường.
- Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 1,59 triệu tấn, giảm
18% so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của năm 2015 (1,3
triệu tấn/tháng) và trung bình của 3 tháng đầu năm (1,54 triệu tấn/tháng). Lượng
giảm nên trị giá nhập khẩu sắt thép trong tháng là 619 triệu USD, giảm 11,2%.
Tính trong 4 tháng/2016, lượng sắt thép cả nước nhập về là hơn 6,2 triệu
tấn, trị giá là 2,3 tỷ USD, tăng 56,3% về lượng và giảm nhẹ 0,1% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2015.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng qua từ Trung
Quốc là gần 3,7 triệu tấn, tăng mạnh 60,9%; Nhật Bản: 984 nghìn tấn, tăng
35,1%; Đài Loan: 589 nghìn tấn, tăng mạnh 119%; Hàn Quốc: 568nghìn
tấn, tăng 9,2%;... so với 4 tháng/2015.
- Chất dẻo nguyên liệu: Lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu về trong
tháng là 362,6 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 497 triệu USD, giảm 7,6% về lượng
và giảm 3,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hếttháng 4 năm 2016, tổng
lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước lên đến 1,33 triệu tấn với trị
giá đạt 1,78 tỷ USD.
Trang

20


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ


Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm
hàng này cho Việt Nam trong 4 tháng/2016 với hơn 276 nghìn tấn, tăng 13,4%;
tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 230,5 nghìn tấn, giảm 2,5%; Đài
Loan: 194,7 nghìn tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2015
- Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là hơn 1,4 triệu tấn, trị
giá là 521 triệu USD, tăng 22,5% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với tháng
trước. Tính đến hết 4 tháng/2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là
hơn 4,2 triệu tấn, tăng 19,2%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 39% so với
cùng kỳ năm trước nên trị giá nhập khẩu là 1,45 tỷ USD, giảm 27,2% so với 4
tháng/2015.
Trong 4 tháng/2016, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị
trường: Singapo: 1,82 triệu tấn, tăng 7,3%; Malaixia: 1,02 triệu tấn, gấp 4,4 lần;
Hàn Quốc: 479 nghìn tấn, gấp 6,2 lần; Trung Quốc: 411 nghìn tấn, giảm 28%...
so với cùng kỳ năm trước.
- Kim loại thường khác: Trong tháng 4/2016, lượng nhập khẩu mặt hàng
này đạt 150 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 378 triệu USD, giảm 11,7% về lượng
và 9,6% về trị giá so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 4, cả nước nhập
khẩu 580,6 nghìn tấn mặt hàng này, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhập khẩu kim loại thường trong 4 tháng đầu năm từ Trung Quốc là gần
251 nghìn tấn tăng gần 4 lần so với 4 tháng/2015, nhập khẩu từ Hàn Quốc là
111,3 nghìn tấn, tăng 22,9% và từ Ốt-xtrây-lia là gần 60 nghìn tấn, tăng 72,9%,

- Sản phẩm từ chất dẻo: Trong tháng sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở
mức hơn 349 triệu USD, giảm 10,6% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập
khẩu mặt hàng này của cả nước trong 4 tháng/2016 đạt 1,33 tỷ USD, tăng 16,8%
so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm từ chất dẻo từ Trung Quốc trong
4 tháng đầu năm 2016 là 437,4 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2015;

Trang


21


BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ

Hàn Quốc là gần 413 triệu USD, tăng 15,8%; Nhật Bản là 192 triệu USD, giảm
1,7%...
- Ô tô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng
4/2016 là gần 9,4 nghìn chiếc, tăng 9,9% với trị giá là 251 triệu USD, tăng
20,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 4/2016, lượng xe ô tô nguyên
chiếc cả nước nhập về là hơn 29 nghìn chiếc, trị giá là 733 triệu USD, giảm
16,7% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Thái Lan vượt qua Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường lớn nhất
cung cấp ô tô nguyên chiếc cho nước ta với lượng nhập khẩu từ thị trường này là
10,2 nghìn chiếc, trong đó chủ yếu là nhập khẩu ô tô tải với gần 7,7 nghìn chiếc,
tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2015.
2.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa so với các châu lục
Trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam
với châu Mỹ đạt 18,44 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2015 và là châu
lục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 4 tháng đầu năm nay.
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ
trọng cao nhất (64,5%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị
giá xuất nhập khẩu trong 4 tháng/2016 với thị trường này đạt 67,24 tỷ USD,
tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 25,24 tỷ
USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 42 tỷ USD, giảm 1,5%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt
là: châu Âu: 15,35 tỷ USD, tăng 7,8%; châu Đại Dương: 1,87 tỷ USD, giảm
1,9% và châu Phi: 1,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2015.


Trang

22


×