Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tác động của hệ thống thủy lợi đến sinh kế cộng đồng ngư dân huyện giá rai tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.52 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
KÊNH QUẢN LỘ-PHỤNG HIỆP ĐẾN NHẬN THỨC VÀ
SINH KẾ CỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THỦY SẢN
HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
KÊNH QUẢN LỘ-PHỤNG HIỆP ĐẾN NHẬN THỨC VÀ
SINH KẾ CỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THỦY SẢN
HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN


TS. MAI VIẾT VĂN

2015


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI KÊNH
QUẢN LỘ- PHỤNG HIỆP ĐẾN NHẬN THỨC VÀ SINH KẾ
CỘNG ĐỒNG KHAI THÁC THỦY SẢN HUYỆN GIÁ RAI
TỈNH BẠC LIÊU
Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Thanh Toàn và Mai Viết Văn
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
This study illustrated about effects of Quan Lo-Phung Hiep canal irrigation system
in awareness and earning living of fishery exploitaion community in Gia Rai
District, Bac Lieu Province. The purposes were (1) investigating exploitation
situation in research region; (2) studying the labour division of gender in capturing
activities; (3) surveying the awareness of fishermen about effects of irrigation system
in earning living, life quality of households. Preparatory Rural Appraisal (PRA)
method used to survey Phong Thanh A Commune and Gia Rai Town combined
interviewing 60 households to estimate fishery exploitation situation, gender labour
division and effects of irrigation system and information of other households. The
results of interview showed that capturing activities of these regions occured round
year with the highest production gained was 1,1kg per day (from March to April).
Banana shrimp, golden tank goby, tiger shrimp,... were considered as primarily
caught species. The labour division was not equal, female was difficult in
approaching capturing activities. Educational level, of fishermen was low (under
secondary level: 96.7%), however, thank to senior experience (average: 11.27 years,
lowest: 5 years, highest: 43 years), they could awared the reasons of decreasing of
wild fishery resources in region. Sewer irrigation system caused declining fishery

resources, reducing water quality, influencing waterway, which affected in earning
living of exploitation community. In the future, for sustainabke development, we
should concentrate on some activities such as enhancing living quality of fishery
exploitation community in region, enhancing the awareness of community about
protecting fishery resources, balancing exploitation activities, restructuring carrer
structure between male and female and trend to gender equality.
Keyword: Status, fisheries, the community, Quan Lo-Phung Hiep
Title: The status of fisheries activities in Irrigation subproject of Quan Lo-Phung
Hiep areas of Bac Lieu province
TÓM TẮT
Đề tài trình bày về tác động của hệ thống thủy lợi kênh Quản Lộ-Phụng
Hiệp đến nhận thức và sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản huyện Giá Rai,
tỉnh Bạc Liêu, với nội dung: (1) Khảo sát hiện trạng khai thác của khu vực nghiên
cứu; (2) Nghiên cứu sự phân công lao động của nam và nữ trong các hoạt động khai
thác; (3) Nhận thức của ngư dân về ảnh hưởng của hệ thống thủy lợi đến sinh kế,

3


mức sống hộ gia đình. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được sử dụng điều
tra xã Phong Thạnh A và thị trấn Giá Rai kết hợp phỏng vấn 60 hộ nhằm đánh giá
tình hình khai thác thủy sản, sự phân công lao động theo giới và tác động của hệ
thống thủy lợi và một số thông tin hộ gia đình khác. Kết quả phỏng vấn cho thấy,
hoạt động khai thác thủy sản của khu vực diển ra quanh năm với sản lượng cao nhất
từ tháng 3 – 4 trung bình là 1,1 kg/ngày với 1 số loài chủ yếu như: Tép Bạc, Cá
Bống Cát, Tôm Sú,… Sự phân công lao động trong hoạt động khai thác không cân
bằng, người phụ nữ rất khó tiếp cận các hoạt động khai thác. Trình độ dân trí còn
thấp (dưới trung học phổ thông 96,7%), tuy nhiên với kinh nghiệm khai thác (trung
bình: 11,27 năm; thấp nhất: 5 năm; cao nhất: 43 năm) ngư dân đều nhận ra các
nguyên nhân suy giảm NLTS tự nhiên của khu vực. Hệ thống cống thủy lợi gây ảnh

hưởng xấu đến sinh kế cộng đồng khai thác khu vực: suy giảm NLTS, suy giảm môi
trường nước, ảnh hưởng giao thông thủy… Trong thời gian tới muốn phát triển khai
thác NLTS ở vùng khảo sát bền vững cần tập trung vào những công việc như: nâng
cao đời sống cho cộng đồng khai thác thủy sản, phổ biến và tuyên truyền bảo vệ
NLTS phải chú ý đến trình độ dân trí của người dân, cân bằng các hoạt động khai
thác, chuyển đổi cơ cấu nghề giữa nam và nữ tiến tới bình đẳng giới, nâng cao đời
sống của cộng đồng ngư dân khu vực.
Từ khóa: hiện trạng, khai thác, thủy sản, cộng đồng, Quản Lộ-Phụng Hiệp.
1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Tiểu dự án thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp (QLPH) được triển khai từ năm
1991 (Nguyễn Hòa, 2014) nhằm để ngăn mặn, chống ngập úng và điều tiết phục vụ
sản suất cho gần 350.000 ha đất tự nhiên và đất sản suất nông nghiệp của 3 tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau bao gồm: hệ thống đê ngăn lũ 140 km, 150 cống hơn 1.100
km kênh đào cấp I và cấp II. Chức năng chính của kênh đào nhằm điều tiết nước,
ngọt hóa các vùng đi qua, cung cấp nước sinh hoạt, đáp ứng tốt cho quá trình sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kết hợp với tuyến giao thông QLPH tạo
điều kiện thuận lợi phát triển tiềm năng kinh tế của vùng (Báo điện tử cần thơ, 2012).
Sau khi hình thành tuyến kênh QLPH cơ bản đã giải quyết được các vấn đề nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Song song đó đã tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy
sản, môi trường, mức sống của các hộ là ngư dân khai thác, hộ ngư dân không có đất
sản xuất trong khu vực ảnh hưởng của dự án và chưa có nghiên cứu nào lý giải các
vấn đề về sự phân công lao động, sự thích ứng, nhận thức của cộng đồng ngư dân
khai thác đối với hệ thống công trình thủy lợi trong khu vực từ đó tạo nên một góc
khuất trong sự phát triển chung của khu vực. Đó là lý do mà đề tài “Phân tích tác
động của hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp đến nhận thức và sinh kế cộng
đồng khai thác thủy sản huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm cung cấp thông tin về mức độ phụ thuộc của cộng
đồng vào nguồn lợi thủy sản khai thác tự nhiên và tác động của các cơ sở hạ tầng

thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp đến nhận thức và sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản
ở huyện Gía Rai, tỉnh Bạc Liêu.
1.3 Nội dung nghiên cứu

-

Phân tích vai trò của nguồn lợi thủy sản tự nhiên đối với đời sống ngư dân
khai thác ở vùng tiểu dự án thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp.

4


-

Phân tích vai trò của giới trong hoạt động khai thác thủy sản.

-

Phân tích tác động của hệ thống công trình thủy lợi đối với sinh kế và nhận
thức của người dân sống trong vùng tiểu dự án thủy lợi.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015 tại huyện Giá Rai
tỉnh Bạc Liêu với 2 vùng đại diện được chọn để nghiên cứu (Hình 1):

Hình 1: Bản đồ vùng nghiên cứu
Vùng 1: Vùng chịu tác động trực tiếp của hệ thống cống ngăn mặn thuộc tiểu
dự án thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp (thuộc ấp 3 và ấp 22 xã Phong Thạnh A, huyện
Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu)

Vùng 2: Vùng nằm ngoài tác động của hệ thống cống ngăn mặn thuộc tiểu dự
án thủy lợi Quản Lộ-Phụng Hiệp (ấp 3, ấp 4 thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc
Liêu).
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Các thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hằng năm về
hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở xã Phong Thạnh A, huyện Giá
Rai, tỉnh Bạc Liêu, ngoài ra còn được tổng hợp từ các tạp chí, tài liệu, các dự án.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn đánh giá
nhanh nông thôn (Participate Rural Asseriment PRA) và phỏng vấn ngẫu nhiên các
hộ có tham gia KTTS bằng phiếu điều tra được soạn sẵn với các biến như:

- Thông tin chung của hộ KTTS.
- Ngư cụ, sản lượng, tình hình sử dụng sản phẩm thủy sản khai thác được.
- Sự phân công lao động trong KTTS, khả năng thích ứng khi NLTS suy
giảm.

5


- Tác động của công trình thủy lợi đến sinh kế của cộng đồng.
Đối tượng phỏng vấn bao gồm:

- Hộ chuyên KTTS (có thu nhập từ KTTS >50% tổng thu nhập của hộ).
- Hộ không chuyên KTTS (có thu nhập từ KTTS <50%tổng thu nhập của hộ).
- Hộ khai thác chỉ để ăn (khai thác nhỏ lẻ để sử dụng trong gia đình).
- Các hộ có nữ giới trực tiếp tham gia khai thác được ưu tiên phỏng vấn sâu
(30% tổng mẫu điều tra).

- Tổng số mẫu phỏng vấn là 60 hộ ở trong 30 hộ và ngoài vùng ảnh hưởng
của hệ thống cống ngăn mặn 30 hộ.

2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được mã hóa, hiệu chỉnh, nhập vào máy tính và phân
tích thống kê tần suất bởi phần mềm Excel 2007 và phần mềm SPSS 13.0. Phương
pháp kiểm định t-test để so sánh trung bình hai tổng thể. Phương pháp phân tích ma
trận SWOT được sử dụng để phân tích các thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp
cho nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng các hoạt động khai thác của cộng đồng
3.1.1 Thông tin chung của cộng đồng khai thác thủy sản
Qua khảo sát 60 hộ cho thấy độ tuổi trung bình của cộng đồng KTTS trong
khu vực nghiên cứu là 44±12,4 tuổi. Về trình độ học vấn thì tỷ lệ người không biết
chữ của vùng 2 (23,3%) cao hơn so với vùng 1 (3,3%) (Bảng 1).
Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ được phỏng vấn
STT
1
2
3
4

Trình độ học
vấn
Không biết chữ
Tiểu học
THCS
THPT

n

Vùng 1
Tỷ lệ (%)

1
3,3
21
70,0
7
23,3
1
3,3

n

Vùng 2
Tỷ lệ (%)
7
23,3
18
60,0
4
10,3
1
3,3

Ghi chú: n là số hộ khảo sát

Qua kết quả thực hiện PRA và phỏng vấn cán bộ cấp xã, toàn vùng nghiên
cứu có 5.727 hộ. Trong đó vùng 1 có 1.979, vùng 2 có 3.748 hộ, cơ cấu khảo sát hộ
tham gia KTTS có 70,0% số hộ khai thác chuyên, 23,3% số hộ khai thác không
chuyên và 6,7% số hộ khai thác để ăn. (Bảng 2).
Bảng 2: Cơ cấu số hộ tham gia khai thác thủy sản (năm 2014)
Vùng 1


Diễn giải

- Tổng số hộ
- Tổng số hộ khảo sát
- Cơ cấu hộ có KTTS
+ Khai thác chuyên (hộ)

Vùng 2

n

%

n

1.979

100,0

3.748

30

100,0

30

20


66,7

22

6

%
100,
0
100,
0
73,3

Tổng cộng
n

%

5.727

100,0

60

100,0

42

70,0



+ Khai thác không chuyên (hộ)
+ Khai thác chỉ để ăn (hộ)

6
4

20,0
13,3

Ghi chú: n là số hộ

7

8
0

26,7
0

14
4

23,3
6,7


3.1.2 Hiện trạng sử dụng ngư cụ khai thác thủy sản
Kết quả cho thấy sản lượng KTTS của vùng 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức kiểm định 5% năm 2014 so với 2010, sản lượng trung bình của năm 2014 giảm

mạnh so với năm 2010.
Bảng 3: Sản lượng khai thác thủy sản của hộ (đơn vị tính kg)
Sản lượng trung bình KTTS
n
Vùng 1
Vùng 2
Năm 2010
30
192,5Aa ± 105,8
553,4Ab ± 387,3
Năm 2014
30
118,0Ba ± 65,8
366,4Bb ± 242,9
Ghi chú: Các ký tự in hoa trong cùng một cột khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), in
thường trong cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thóng kê (p<0,05), n là số hộ.

Các ngư cụ khai thác chủ yếu của vùng là lú miệng, đáy, lú dây và một số ngư
cụ khác (Bảng 4). Dựa vào kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy số lượng ngư cụ
vùng 1 đa dạng hơn so với vùng 2.
Bảng 4: Ngư cụ khai thác thường gặp của vùng nghiên cứu
STT
1
2
3
4
5
6
7


Tên ngư cụ
Đó

Lưới rê
Lưới cào
Lú dây
Đáy
Lú sông
Tổng

n

Vùng 1
%
1
1
0
1
9
3
15
30

Vùng 2
n
3,3
3,4
0,0
3,3
30,0

10,0
50,0
100

Tổng
%

0
0
1
1
0
14
16
32

n
0,0
0,0
3,1
3,1
0,0
43,8
50,0
100

%
1
1
1

2
9
17
31
62

1,6
1,6
1,6
3,2
14,6
27,4
50,0
100

Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cho thấy trong vùng 1 tháng khai thác
thủy sản nhiều vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm nhưng sản lượng khai thác giảm đi
từ tháng 5 đến tháng 12 nguyên nhân chủ yếu là nước ngọt. Sản lượng khai thác vùng
2 tăng mạnh vào cuối tháng 2 và bắt đầu giảm đi từ tháng 3 đến tháng 7 chủ yếu do
mưa làm ngọt nước sau đó tăng lên đến tháng 12.
Hình 2: Cơ cấu sản lượng cá, tôm khai thác theo thời gian (2014)

Nhìn chung sản lượng khai thác thủy sản theo thời gian của vùng 1 và
vùng 2 tập trung chủ yếu vào nguồn Tôm và sản lượng của khai thác của vùng 2 có
độ ổn định và đều hơn so với vùng 1.

8


3.1.4 Thành phần loài thủy sản khai thác được và tình hình tiêu thụ sản phẩm

khai thác được
Sản phẩm khai thác được sử dụng với hai mục đích: Bán để có thu nhập và
tiêu thụ trong gia đình. Tìm hiểu về nhu cầu của người dân, hình thức tiêu thụ dạng
tươi sống trong gia đình là 94,08% ± 13,32, các dạng chế biến khác chiếm 5,92% ±
13,32 trong đó: vùng chịu ảnh hưởng nằm trong dự án 94,00% ± 13,16 tiêu thụ dạng
tươi sống, 6,00% ± tiêu thụ dạng chế biến khác. Vùng không chịu ảnh hưởng từ các
hệ thống cống là 94,17% ± 13,71 tiêu thụ dạng tươi sống, 5,83% ± tiêu thụ dạng chế
biến khác. Hai vùng này có hình thức tiêu thụ khác biệt nhưng không có ý nghĩa
thống kê ở mức kiểm định 5%. Từ đó cho thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống
của người dân ngày càng tăng. Thành phần giống loài thủy sản khai thác được trong
vùng nghiên cứu đa dạng, các loài thủy sản khai thác được nhiều gồm: tép bạc, cá
bống cát, tôm sú,... Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài vùng 2 đa dạng hơn
so với thành phần loài vùng 1 phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Toàn
và ctv., (2009).
Bảng 5: Thành phần giống loài thủy sản khai thác chính

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

15.

Loài thủy sản khai
thác
Cá Út
Cá Lù Đù
Cá Kèo
Cá Nâu
Tôm Giang
Cá Bống Trứng
Cá Ngát
Cá Chốt
Cua
Cá Rô Phi
Cá Đối
Tép Đất
Tôm sú
Cá Bống Cát
Tép Bạc

ĐVT: %

Vùng 1

Vùng 2

Cả vùng

0,0
0,0

0,0
3,3
0,0
3,3
3,3
6,7
23,3
20,0
13,3
40,0
30,0
40,0
93,3

3,3
3,3
3,3
0,0
6,7
3,3
3,3
0,0
3,3
10,0
23,3
0,0
66,7
70,0
93,3


1,7
1,7
1,7
1,7
3,3
3,3
3,3
3,3
13,3
15,0
18,3
20,0
48,3
55,0
93,3

Ghi chú: n là số hộ khảo sát

Theo nghiên cứu của Võ Thành Toàn (2005), thành phần các loài thủy sản
nội địa tỉnh Bạc Liêu đa dạng và biến động theo mùa. Thời gian khai thác kéo dài
qua các mùa của ngư dân đã khai thác được 15 loài cá, tôm mang giá trị thực phẩm
và làm nguồn thu nhập chính trong gia đình: tép bạc, bống cát, tôm sú,… Kết quả
nghiên cứu của Võ Thành Toàn và ctv., (2009) đã phát hiện 23 loài ở khu vực cống
Hộ Phòng, nhiều nhất là tôm tích sông, cá bống trân và cá chốt cho thấy sự khác biệt
giữa 2 vùng nghiên cứu về thành phần các loài cá.
3.2 Vai trò của giới trong hoạt động khai thác thủy sản
Trong hoạt động KTTS ở vùng nghiên cứu có sự phân công theo giới, trong
sự phân công lao động theo giới có thể thấy những hoạt động nặng nhọc, trực tiếp
khai thác thì nam giới sẽ làm nhiều còn nữ giới chỉ tham gia chủ yếu vào các công
việc như: Đàm phán giá cả, quyết định sử dụng sản phẩm cho mục đích khai thác

khác. (Bảng 6).

9


Theo tập quán của người dân ĐBSCL, có sự phân công lao động trong gia
đình cộng đồng, nam giới thường làm những công việc nặng nhọc như việc đồng án,
KTTS… Quan hệ giới trong cộng đồng không chỉ thể hiện qua sự phân công lao
động mà còn thể hiện trong việc kiểm soát nguồn lực và lợi ích. Nguồn lực là các yếu
tố về kinh tế, những tài nguyên hay các nhân tố về chính trị, phần lớn phụ nữ và nam
giới đều tham gia sử dụng các nguồn lực, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn lực của phụ
nữ không phải là dễ dàng (Lê Thị Kim Lam và ctv., 2001). Từ đó cho thấy nữ giới rất
khó tiếp cận các hoạt động trực tiếp khai thác hay quá trình mua sắm ngư cụ, chọn
ngư trường khai thác,…
Bảng 6: Phân công lao động theo giới trong các hoạt động khai thác thủy sản
ĐVT: %
STT

Hoạt động

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13

Trực tiếp KTTS
Mua ngư cụ
Bảo quản/sửa chữa ngư cụ
Chọn ngư trường
Chọn lựa ngư cụ
Quyết định khâu bán sản phẩm
Đàm phán giá cả
Sử dụng SP cho mục đích khác
Quyết định đầu tư vốn cho KTTS
Sử dụng nguồn thu nhập từ KTTS
Chịu trách nhiệm khi bị phạt
Tham gia tập huấn KTTS
Ứng dụng công nghệ mới

Vùng 1
Nam Nữ
92,0
8,0
88,0 12,0
86,0 14,0
95,0
5,0
86,0 14,0
44,0 66,0
33,0 77,0
36.7 63,3

60,0 40,0
40,7 59,3
93,3
6,7
76,7 23,3
65,3 34,7

Vùng 2
Nam
Nữ
75,0
25,0
75,0
25,0
69,0
31,0
73,0
27,0
70,0
30,0
33,0
77,0
26,0
74,0
31,0
69,0
45,0
55,0
45,0
55,0

90,0
10,0
78,3
21,7
78,3
21,7

Toàn vùng
Nam
Nữ
84,0
16,0
81,0
19,0
78,0
22,0
84,0
16,0
80,0
20,0
31,0
69,0
29.8
70,2
33.8
66,2
52.5
47,5
43,7
56,3

86,7
13,3
77,5
22,5
71,8
28,2

Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Thanh Nhân và ctv., 2015 cho thấy hoạt
động khai thác của phụ nữ giữa khu vực nghiên cứu và khu vực Ô Môn-Xà No có sự
tương đồng. Hoạt động chủ yếu vẩn là đàm phán giá cả và quyết định sử dụng cho
mục đích sử dụng khác. Điều đó cho thấy nữ giới ở cả 2 khu vực (hệ thống cống thủy
lợi Ô Môn-Xà No và hệ thnống cống thủy lợi kênh sáng QLPH thuộc huyện Giá Rai,
tỉnh Bạc Liêu) đều tham gia các hoạt động khai thác tuy nhiên việc tiếp cận các
nguồn lực của phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng theo giới khi nguồn lợi
thủy sản suy giảm như sau: Đối với ngư dân khai thác, NLTS luôn đóng vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế của gia đình cũng như nhu cầu thực phẩm, thiếu NLTS nhiều
ngư dân khai thác sẽ chuyển đổi nghề để thích ứng và tồn tại. Qua phỏng vấn các hộ
tham gia khai thác bao gồm các hộ nam, nữ tham gia khai thác thấy rằng khi chuyển
đổi từ nghề khai thác thủy sản sang một nghề khác thì nam giới thích ứng cao hơn so
với nữ giới trong khi nữ giới không xác định được sẽ chuyển đổi nghề gì 38% thì
phần trăm nam không xác định chuyển đổi nghề chỉ chiếm 10%. Nghề thích ứng chủ
yếu của nữ giới là chăn nuôi 25%, buôn bán 21% trong khi đó nam giới thích ứng
chủ yếu là làm thuê 62% và 1 phần nuôi trồng thủy sản 13%.

10


Hình 3: Biểu đồ thể hiện sự thích ứng theo giới khi NLTS suy giảm vùng 1


Hình 4: Biểu đồ thể hiện sự thích ứng theo giới khi NLTS suy giảm vùng 2
3.3 Tác động của hệ thống thủy lợi đối với nhận thức và sinh kế của người dân
sống trong vùng tiểu dự án thủy lợi.
3.3.1 Nhận thức của người dân về nguyên nhân suy giảm NLTS
Một số nguyên nhân chủ yếu như: số lượng ngư dân tham gia khai thác quá
nhiều so với NLTS hiện có, khai thác hủy diệt bằng nhiều loại ngư cụ cấm (cào điện,
xiệt điện,…), khai thác triệt để nguồn cá con, kích thước lưới không đúng quy định,
nước thải ô nhiễm của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, tác động của cống
ngăn mặn chặn đường di cư sinh sản. Trong khi đó ngư dân vùng 2 cho rằng nguyên
nhân chủ yếu là do số lượng người khai thác quá nhiều, từ đó cho thấy cộng đồng
ngư dân đã có ý thức hơn trong quá trình khai thác thủy sản.
Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân làm giảm nguồn lợi thủy sản
ST
T
1
2
3
4
5

Lý do
Nhiều người KTTS
Cống ngăn
Sử dụng ngư cụ hủy diệt
Nước bị ô nhiễm
Không biết lý do

Vùng 1
Vùng 2
Tỷ lệ

Tỷ lệ
n
(%)
n
(%)
11
35,5 23
76,7
10
32,3 1
3,3
8
25,8 2
6,7
1
3,2 4
13,3
1
3,2 0
0,0

11

Cả 2 vùng
Xếp
Tỷ lệ
hạng
n
(%)
34

55,7
1
11
18,0
2
10
16,4
3
5
8,2
4
1
1,6
5


Ghi chú: n là số hộ khảo sát, Xếp hạng được sắp xếp tăng dần từ 1 đến 5 theo thứ tự quan trọng giảm
dần của lý do

3.3.2 Những giải pháp đề xuất bảo vệ và khai thác hợp lý đảm bảo NLTS của
khu vực
Các giải pháp chính bảo vệ nguồn lợi thủy sản tập trung chủ yếu vào việc hổ
trợ vốn cho ngư dân chuyển đổi nghề, tăng cường quản lý ngư cụ, kích cỡ mắt lưới,
tuyên truyền thông tin về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn
nước, hạn chế sử dụng nông dược, quản lý tốt lịch thời vụ khai thác, tăng cường bảo
vệ NLTS kết hợp với thả giống bổ sung.
Bảng 8: Một số giải pháp được cho BVNLTS và quản lý KTTS
Đề xuất giải pháp phục vụ khai thác thủy sản
Tăng cường BVNLTS kết hợp với thả bổ sung
giống

Quản lý tốt lịch thời vụ khai thác
Bảo vệ nguồn nước, hạn chế sử dụng nông dược
Tuyên truyền thông tin về BV và PT nguồn lợi
TS
Tăng cường quản lý về ngư cụ, kích cỡ mắt lưới
Hổ trợ vốn để ngư dân chuyển đổi nghề

Vùng 1

ĐVT: %
Tổng
chung

Vùng 2
0,0

6.7

3.3

6.7
30.0

3.3
3.3

5.0
16.7

40.0


0,0

20.0

0,0
23.3

53.3
33.3

26.7
28.3

3.3.3 Phân tích các nguồn lực trong khung sinh kế của cộng đồng
Nguồn lực tự nhiên: là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cộng đồng ngư
dân khai thác. Theo kết quả của đánh giá nhanh (PRA), các hộ dân có kinh nghiệm
trong khai thác thủy sản cho rằng hệ thống cống công trình thủy lợi ngăn cản dòng
nước làm giảm NLTS nội đồng, ngăn cản sự di cư của cá, làm ô nhiễm môi trường
nước,… điều đó cho thấy có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân. Trong nguồn
lực tự nhiên như thời tiết cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với ngư dân khai thác.
Thời tiết gây trở ngại cho khai thác, mưa sẽ làm tăng nguồn lợi thủy sản, bão làm ảnh
hưởng đến ngư cụ khai thác,… Theo kết quả đánh giá nhanh cho rằng NLTS tự nhiên
giảm nhanh so với trước, kết quả nghiên cứu cho thấy toàn khu vực giảm 57,3%
trong đó vùng 1 chiếm 64,0%, vùng 2 chiếm 50,7%.
Nguồn lực lao động gia đình: Lực lượng lao động tham gia khai thác trong
gia đình cũng là một yếu tố cần quan tâm lớn trong các quyết định hoạt động khai
thác. Trung bình mỗi hộ gia đình có 4 đến 5 người, số lượng nhân khẩu tham gia khai
thác trung bình trong mỗi gia đình từ 2 đến 3 người. Trong gia đình trung bình có 1
đến 2 lao động nữ và có từ 2 đến 3 lao động nam cho thấy được nguồn lực dồi dào

trong gia đình, cường lực khai thác có tiềm năng lớn. Trong nguồn lực khai thác
trong gia đình độ tuổi cũng nói lên khả năng khai thác cũng như sản lượng và thu
nhập trong gia đình từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của ngư dân. Độ tuổi trung
bình là 44,1 tuổi trong đó độ tuổi < 60 chiếm 86,7%, độ tuổi lớn hơn 60 chiếm 13,3%
trên tổng số hộ phỏng vấn.
Qua đó có thể thấy được độ tuổi bên trong và bên ngoài tác động của hệ
thống cống có sự tương đồng, độ tuổi phù hợp cao với nghề khai thác thủy sản. Kinh
nghiệm khai thác trung bình của khu vực nghiên cứu hơn 11 năm cho thấy người dân
khai thác địa phương đã khá thông thạo với nghề.
Nguồn lực xã hội: Đặc điểm của khu vực nghiên cứu chủ yếu là dân tộc
Kinh, tôn giáo chủ yếu là đạo Phật nên trong khu vực nghiên cứu này không xảy ra
các mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc. Mâu thuẫn chủ yếu của khu vực là ngư cụ và ngư

12


trường khai thác, một số mâu thuẫn về ngư cụ như: đáy – lú sông, lưới cào – lú sông,
lưới cào – lưới giăng,... và theo đó là sự cạnh tranh gay gắt về ngư trường khai thác.
Do ngư dân khai thác chủ yếu là nhỏ lẻ nên chưa có sự quan tâm, hỗ trợ vì vậy cần
có các cơ quan tổ chức hỗ trợ, quản lý các hoạt động khai thác, người khai thác có
trách nhiệm và tuyên truyền các văn bản qui định pháp luật về khai thác thuỷ sản
cũng như những qui định về đối tượng khai thác và mùa vụ khai thác thuỷ sản nhằm
nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên cũng
như góp phần tăng thêm hiệu quả thực thi pháp luật của nhà nước.
Nguồn lực tài chính: là nhu cầu cần thiết của hộ gia đình để tiếp tục đầu tư
cho các hoạt động sản xuất. Qua số liệu khảo sát cho thấy 95% các hộ KTTS không
vay vốn cho các hoạt động khai thác nguyên nhân chủ yếu do khai thác hộ gia đình,
số vốn đầu tư vào sản xuất không lớn, NLTS suy giảm không thể bỏ vốn đầu tư khai
thác không lợi nhuận,… Trung bình thu nhập của ngư dân khu vực nghiên cứu là
7.751,4±6.924,0 trong đó vùng 1 là 3.776,6±2.106,1 vùng 2 là 11.726,2±7.772,6

(ngàn đồng/năm), cho thấy cống ngăn mặn đã ảnh hưởng đến sinh kế cộng đồng ngư
dân khai thác thủy sản khu vực trong cống.
Nguồn lực cơ sở vật chất: Khai thác thuỷ sản đã được biết đến từ rất lâu,
nhưng mục đích khai thác để ăn và phục vụ để cải thiện bửa ăn hàng ngày trong gia
đình. Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu thực phẩm tăng cao trong đó có
nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản, nên việc khai thác thuỷ sản để bán nhằm cải thiện
kinh tế hộ, có một số hộ nghèo không có đất sản xuất thì khai thác là nguồn thu nhập
chính của hộ. Kết quả khảo sát cho thấy, có 15 loại ngư cụ được người dân sử dụng
để khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu. Trong đó, lú sông là
một loại ngư cụ tìm thấy với tần suất xuất hiện cao nhất (50,0%), kế đến là đáy
(27,4%). Lú sông và đáy được sử dụng phổ biến vì hiệu quả khai thác cao, phù hợp
với ngư trường, đặc điểm sinh thái của khu vực. Giao thông đường thủy là đường đi
chủ yếu của dân nông thôn trong địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là những hộ khai thác
thủy sản tự nhiên. Đường thủy còn là con đường đi đến ngư trường khai thác và cũng
là ngư trường khai thác rất quan trọng của một số ngư cụ của hộ khai thác thủy sản,
tuy nhiên từ khi có cống ngăn mặn hệ thống giao thông đường thủy gặp nhiều khó
khăn và làm suy giảm đi NLTS tự nhiên của vùng.
3.3.3 Tác động của hệ thống cống lên nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ
nguồn lợi thủy sản
Hệ thống cống thủy lợi tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề NTTS và
được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức địa phương đã tạo nên nhiều ngư
trường cũng như các phương tiện khai thác. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại rất
nhiều hạn chế trong nghề KTTS như: thu nhâp KTTS giảm, lượng nước được đưa
vào quá ít thiếu nước sinh hoạt, gây cnr trở giao thông, ô nhiểm môi trường trong
khu vực,... Để khắc phục tình trạng đó cần phải tăng cường vai trò của nhà nước, hổ
trợ các chính sách, nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân, tăng cường tuyên
truyền BVNLTS,...

13



Bảng 9: Ma trận SWOT

Sơ đồ SWOT

-

Những cơ hội (O)
Sự quan tâm của Nhà
nước.
Nguồn hỗ trợ từ các cơ
quan, tổ chức địa
phương.
Diện tích mặt nước đa
dạng.
Đa dạng loại hình,
phương tiện khai thác
dân gian
Những đe dọa (T)
Những hạn chế về
chính sách, cơ chế
quản lý
Ô nhiễm môi trường.
Nguồn lợi suy giảm.
Giao thông thủy gặp
nhiều khó khăn.
Cản trở dòng nước tự
nhiên.

Những điểm mạnh (S)

- Điều kiện tự nhiên
thuận lợi
Ý thức được nâng
cao
- Nguồn lợi tăng khi
mở cống
Phát triển nghề
NTTS.
Kết hợp S+O
- Tăng cường vai trò
của nhà nước.
- Phát triển hệ thống
thủy lợi cho vùng
NTTS.
- Thu hút nhiều nguồn
hổ trợ từ các tổ chức
bên ngoài khu vực.

-

Kết hợp S+T
Đẩy mạnh tuyên
truyền BVNLTS
Thực hiện nghiêm
khắc các giải pháp
chế tài
Tập trung quản lý
chất
lượng
môi

trường nước tại khu
vực.

Những điểm yếu (W)
- Thu nhập KTTS giảm.
Số người tham gia
KTTS còn nhiều
Lịch vận hành chưa
hợp lý
- Lượng nước được đưa
vào hệ thống sông quá
ít.
Kết hợp W+O
- Hỗ trợ các chính sách,
nâng cao đời sống của
cộng đồng ngư dân
khai thác.
- Quản lý vùng khai thác
hợp lý.
- Quản lý ngư cụ khai
thác của khu vực.

Kết hợp W+T

-

-

Kết hợp khai thác và
tái tạo.

Quản lý thời gian mở
cống tạo NLTS tự
nhiên và tưới tiêu hợp
lý.
Tăng cường hỗ trợ
vốn, đào tạo nghề cho
ngư dân khai thác khi
chuyển đổi nghề.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Hoạt động khai thác thủy sản của cộng đồng trong vùng nghiên cứu diễn ra
quanh năm với cường lực khai thác bên trong vùng chịu tác động của hệ thống thủy
lợi kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp cao hơn so với bên ngoài. Sản lượng trung bình cá,
tôm khai thác tự nhiên năm 2014 giảm so với năm 2010 do khai thác quá mức, xả
thải từ nuôi trồng thủy sản và sử dụng ngư cụ hủy diệt. Nam giới có vai trò quan
trọng hơn nữ giới trong sự quyết định và chịu trách nhiệm về hình thức khai thác,
chọn ngư trường khai thác và tiếp nhận thông tin. Tương đối có sự bình đẳng giữa
hai giới trong việc quản lý khai thác, cách tiếp cận và sử dụng tài chính của hộ. Tiểu
dự án đã làm giảm đi các nguồn lực: tự nhiên, tài chính, xã hội và nguồn lực về cơ sở
vật chất điều đó gây ảnh hưởng xấu đến sinh kế cộng đồng ngư dân. Khó khăn lớn
nhất của cộng đồng là đang đối mặt với sự suy giảm nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, cần
giải quyết vấn đề việc làm cho ngư dân (đặc biệt là hộ nghèo), đẩy mạnh nuôi trồng
thủy sản để giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, tăng cường công
tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại
địa phương.

14


15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo điện tử Cần Thơ – 07/06/2012, Minh Huyền – Mỹ Thanh. Đồng Bằng Sông Cửu
Long: Nghành thủy sản liên kết để phát triển.
/News/201267/204057/dbscl-nganh-thuy-san-lien-ket-de-phat-trien.aspx
ngày xem: 05/02/2015.
Huỳnh Thị Thanh Nhân và Mai Viết Văn 2015. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy
sản vùng tiểu dự án Ô Môn-Xà No thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp
đại học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản, khoa Thủy Sản, trường Đại học
Cần Thơ.
Lê Thị Kim Lam, Nguyễn Thị Tuyết Sương và Nguyễn Thị Thanh, 2001. Một số
khía cạnh giới trong các cộng đồng dân cư ở xã quảng thái, huyện quảng
điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.
Nguyễn Hòa – 24/12/2014. Tổng cục thủy lợi hội nghị hội đồng hệ thống QLPH.
/>(xem ngày 16/01/2015).
Ủy ban nhân dân xã Phong Thạnh A huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu, 2012. Đồ án xây
dựng quy hoạch nông thôn mới xã Phong Thạnh Tây huyện Giá Rai tỉnh
Bạc Liêu giai đoạn 2011-2020.
Võ Thành Toàn, 2005. Đánh giá tác động của chất lượng nước đến sự phân bố của
các loài tôm, cua, cá ở khu vực Hộ Phòng tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo nghiên
cứu khoa học, 33 trang.
Võ Thành Toàn, Hà Phước Hùng và Trần Đắc Định, 2009. Biến động thành phần loài
và sản lượng tôm, cá ở các tuyến sông chính của tỉnh Bạc Liêu. Tuyển tập
hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững năm
2009, trang 322-330.

16




×