Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ( hợp
đồng BCC) là một trong nhiều hình thức đầu tư được pháp luật đầu tư tại
Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có
những ưu thế nổi trội và cũng tiềm ẩn trong nó những hạn chế nhất định.
Trong nội dung bài viết này, em xin tìm hiểu Bài tập 4: “Phân tích
những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng
liên doanh”.
NỘI DUNG
Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì khái niệm

I.

“hợp đồng hợp tác kinh doanh” được hiểu như sau:
“ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là
hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh
tế”.
Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác

II.

1.


kinh doanh (hợp đồng BCC)
Ưu điểm
2


Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là mô hình khá phổ biến hiện
nay, khi đó các bên tham gia góp vốn đầu tư vào dự án sẽ cùng nhau
thỏa thuận và thống nhất ký vào một bản hợp đồng trong đó có đầy đủ
các điều khoản về tỷ lệ góp vốn, phương thức hạch toán, các quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên góp vốn… mà không phải thành lập pháp nhân
mới. Với những điểm ưu việt nhất định, hình thức đầu tư này được sử
dụng ngày càng nhiều trong thực tiễn. Trong đó, những ưu điểm của
hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ta không thể
không kể đến đó là:
Thứ nhất, các bên tham gia đầu tư không phải thành lập pháp nhân
mới. Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà
đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong
việc thành lập pháp nhân mới cũng như giảm tải và đơn giản hóa các thủ
tục hành chính liên quan đến việc thành lập, hoạt động cũng như giải thể
doanh nghiệp khi chấm dứt hoặc kết thúc một dự án đầu tư. Vì vậy, hình
thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư
tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi
nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh
3


nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra,
trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đầu
tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các
bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà

không phụ thuộc vào các đối tác còn lại.
Thứ hai, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, các bên có thể tận
dụng tối đa các nguồn lực cũng như hỗ trợ lẫn nhau những điểm yếu của
nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là khi thiếu vốn, thiếu
công nghệ hoặc khó tiếp cận được thị trường. Do đó, nó tạo cơ chế hoạt
động tương hỗ lẫn nhau, các bên có thể sử dụng các tiềm năng của nhau
để hoạt động cùng có lợi. Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn
mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối
tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có
thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện
đại. Như vậy, đối với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”.
Thứ ba, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, nhà đầu tư sẽ rất
linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của
dự án đầu tư do trong quá trình thực hiện hợp đồng, bản thân các nhà
4


đầu tư sẽ độc lập và nhân danh chính mình để chủ động thực hiện đúng
các quyền và nghĩa vụ. Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành
lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên
bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty
thì những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý,
không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra. Nhưng
đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích
cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh
hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp
đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung
của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức
đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của
nhiều nhà đầu tư khác nhau ( ).

Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo
1

2.

hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế nhất định:
Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên
là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế
1() “Pháp

luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản”- TS.
Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008, tr.304;
5


của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp
mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng
phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh.. Việc không phải thành lập
pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên
cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất
lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Bên
cạnh đó, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân
mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra.
Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án
đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho
các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà
đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.
Thứ hai, hiện nay pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách
nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên

thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC. Đây cũng là một hạn
chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này. Khi có
tranh chấp xảy ra, các bên phải sử dụng các thiết chế của hợp đồng
thương mại và hợp đồng dân sự để giải quyết. Đây cũng là gánh nặng rủi
6


ro cần được dự liệu trước trong khi thực hiện hợp đồng BCC. Như vậy,
khi kí kết hợp đồng BCC các bên cần nghiên cứu kỹ lưỡng cả về lĩnh
vực đầu tư, thị trường tiềm năng cũng như các rủi ro mà các nhà đầu tư
không thể lường trước.
III.
Khái niệm hợp đồng liên doanh
Luật đầu tư hiện hành không nêu khái niệm về hợp đồng liên doanh.
Tuy nhiên cách hiểu về hợp đồng liên doanh thống nhất với quan điểm
của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Theo đó, hợp đồng liên doanh là
văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đầu tư Việt Nam và nước ngoài
để thành lập tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Như vậy, hợp đồng
liên doanh là văn bản pháp lý để xác nhận việc hình thành pháp nhân
mới là doanh nghiệp liên doanh.
Mặc dù trong Luật doanh nghiệp 2014 không hề có quy định về loại
hình doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh nhưng thực tế, doanh
nghiệp liên doanh chính là một trong các loại hình Công ty được quy
định tại Luật doanh nghiệp (ví dụ như: công ty cổ phần, công ty TNHH
hai thành viên trở lên, công ty hợp danh). Nó khác với các loại hình
công ty khác ở điểm nó được hình thành dựa trên sự hợp tác của nhà đầu

IV.

tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh.
7




Về chủ thể của hợp đồng:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không giới hạn các nhà đầu tư, có thể
là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư
nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau.
Hợp đồng liên doanh thì bắt buộc phải có sự kí kết của một hoặc
nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài,
sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là cần



thiết, là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh.
Về hệ quả pháp lý của hợp đồng:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không dẫn đến việc thành lập doanh
nghiệp mới tại Việt Nam. Do đó, sau khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh
doanh, thường thì các bên phải thỏa thuận để sử dụng con dấu và danh
nghĩa của một bên để giao dịch.
Hợp đồng liên doanh làm phát sinh việc thành lập doanh nghiệp mới
có tư cách pháp nhân. Theo đó, doanh nghiệp mới được thành lập
( doanh nghiệp liên doanh) có con dấu riêng và có tư cách pháp lý độc



lập khi giao dịch với các bên khác.
Về việc triển khai hợp đồng

Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các nhà đầu tư phải tiến hành
hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp

8


đồng, có thể coi sự thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện sự nhất trí cao
độ.
Trong hợp đồng liên doanh thì tính hiệu quả trong quá trình đầu tư
của nhà đầu tư sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động của
doanh nghiệp liên doanh mới được thành lập.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích như trên, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp
đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả.
Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm
hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn
được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các
rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào. Bên cạnh đó,
việc phân biệt hợp đồng BCC với hợp đồng liên doanh sẽ giúp các nhà
đầu tư tránh nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn hợp đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình “Luật đầu tư” 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân.
9


2.


“Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn
đề pháp lý cơ bản”- TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb.

3.

CTQG, Hà Nội
/>
4.

ItemID=4449
/>
5.

doanh-va-hop-dong-lien-doanh-17346/
/>
6.
7.

dong-lien-doanh
/> />
8.

9994/
/>
10




×