Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đánh giá hiệu quả của quy trình vận chuyển hàng hóa từ cảng đến cảng của công ty cổ phần vận tải và thương mại diêm điền và đề xuất một số biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.18 KB, 47 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
I. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây thế giới đã được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Xu thế này đang là hướng phát triển chính của các
nền kinh tế lớn trong tương lai. Và Việt Nam với tư thái của một nước đang phát
triển theo con đường hội nhập với kinh tế thế giới và để bắt kịp sự phát triển với
các nước khác sẽ không thể tránh khỏi tác động này. Điều này sẽ làm cho sự hợp
tác giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, không còn bó buộc trong một
khu vực hay một vùng nhất định, hàng hóa có thể được mua bán ở bất cứ thị trường
nào. Những nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình ở những thị
trường xa xôi hơn. Ngược lại nước nhập khẩu có điều kiện lựa chọn các thị trường
cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn. Sự mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế tạo
điều kiện cho ngành vận tải của các quốc gia trên thế giới phát triển.
Với lợi thế địa lý, Việt Nam có đường biển kéo dài hơn 3.260 km và có vị trí
chiến lược nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, Việt Nam hội tụ nhiều
điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển nói chung và ngành
hàng hải nói riêng. Chính vì vậy, trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, vị thế của
ngành vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng trong nền kinh tế quốc dân ngày
càng nâng cao. Không chỉ tạo ra sự chủ động cho quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn
làm tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng lưới vận tải. Thêm vào đó,
vận tải biển cũng tăng cường quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực thúc
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
đẩy quan hệ sản xuất phát triển, từ đó tạo cơ hội cho các ngành nghề khác trong xã
hội. Vì thế, ngành vận tải biển là một trong những ngành trọng điểm quốc gia cần


được chú trọng và khuyến khích phát triển.
Tuy nhiên để có thể phát huy hết tầm quan trọng của ngành vận tải biển cũng
như tận dụng tiềm năng của ngành chúng ta cần phải có một phương pháp khai
thác, một quy trình vận chuyển hợp lý…nhằm rút ngắn thời gian chuyến đi cho tàu.
Vì thế vấn đề cấp thiết cần quan tâm hiện nay là cần phải có những biện pháp hợp
lý để nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa quy trình vận chuyển hàng hóa từ cảng tới
cảng bằng đường biển nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, đơn giản hóa quy trình
thủ tục, góp phần vào việc mang lại nhiều giá trị hơn cho sự phát triển của doanh
nghiệp, qua đó đóng góp phần nào vào sự phát triển của ngành vận tải cả nước,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới.
Công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền là một trong những doanh
nghiệp có sự quan tâm đến vấn đề này và có một số thành công trong quá trình thực
hiện. Tuy nhiên hoạt động của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và sơ sót. Trong quá
trình áp dụng vào hoạt động thực tiễn của công ty cần phải có sự linh hoạt, nhạy
bén với thị trường để rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn nữa quy
trình hoạt động.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động vận chuyển tạo
công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền, cũng với sự giúp đỡ của các
thành viên trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
Nguyễn Phong Nhã đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vận
chuyển nói chung và hoạt động vận tải biển nói riêng nên em xin chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của quy trình vận chuyển hàng hóa từ cảng đến cảng
của công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền và đề xuất một số biện
pháp khắc phục.”
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm khảo sát, tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động của công ty trong quy
trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của
quy trình và thực trạng của hoạt động vận chuyển, từ đó có cái nhìn khái quát hơn
về quy trình vận chuyển của công ty trong thời gian qua, những thuận lợi và khó
khăn còn tồn tại. Qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn
nữa quy trình vận chuyển của công ty trong thời gian tới, góp phần vào sự phát
triển của công ty.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển của công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền. Phạm vi chủ yếu mà đề
tài nghiên cứu là quy trình vận chuyển hàng rời và hàng bao từ cảng đến cảng của
công ty theo hợp đồng vận chuyển tàu chuyến.
4.Phương pháp nghiên cứu
Thông qua các kiến thức thực tế được tiếp xúc tại cảng, tàu và kinh nghiệm
của các nhân viên tại công ty Diêm Điền kết hợp với kiến thức đã được học trong
trường , em đã nắm rõ hơn quy trình vận chuyển hàng hóa mà công ty đang áp
dụng.
-Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét
những hoạt động thực tiễn của công ty trước đây để rút ra kết luận về hoạt động của
công ty, những điều mà công ty đã đạt được cũng như những phần mà công ty chưa
hoàn thành.
-Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về quy trình hoạt động cũng như đưa
ra giải pháp trên cơ sở khoa học và manh tính thực tiễn cao.
5.Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình vận chuyển hàng hóa
Chương 2: Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền.
Chương 3: Đánh giá quy trình vận chuyển của công ty và đề xuất một số biện
pháp khắc phục.


Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
I.Khái quát chung về quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1.Khái niệm
“Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển vận
chuyển hàng hóa theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nơi này đến nơi
khác. Theo nghĩa rộng, nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác,
chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên
ngành thực hiện.
Vận tải đường biển là một yếu tố không thể tách rời thương mại quốc tế, vận
tải biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường
trong buôn bán quốc tế.”
(Trường Thị Thúy Nga, 2011)
2. Đặc điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
a) Đặc điểm chung
“-Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Từ lâu,
con người đã biết lợi dụng các biển, các đại dương làm các tuyến giao thông hàng
hải để giao lưu giữa các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho
đến nay, vận tải đường biển phát triển mạnh và trở thành hệ thống vận tải hiện đại
trong hệ thống vận tải thế giới.
-Vận tải đường biển thực hiện việc dịch chuyển các đối tượng của vận tải
trong không gian từ cảng này đến cảng khác thông qua môi trường biển.
-Vận tải biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng trong buôn bán

quốc tế.
-Vận tải biển thích hợp với việc chuyên chở trên cự ly rất dài, khối lượng lớn.
-Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông
tự nhiên, do đó không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về vốn.
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn do khả năng thông qua
của đường biển không bị hạn chế và sức chở của tàu biển rất lớn, có thể lên đến
hàng trăng ngàn tấn.
-Vận tải biển không thích hợp với chuyên chở những hàng hóa đòi hỏi thời
gian giao hàng nhanh.
-Trong chuyên chở đường biển thường gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm, do luôn
chịu tác động của điều kiện tự nhiên.”
(Tài liệu học sinh,10)
b) Ưu nhược điểm
• Ưu điểm:
"-Năng lực vận chuyển rất lớn, khả năng thông qua của đường biển không bị
hạn chế, tàu biển thường có trọng tải lớn, trên cùng một tuyến đường có thể chạy
nhiều tàu cùng thời gian.
-Thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt
thích hợp với các loại hàng rời có giá trị thấp như: than, quặng, dầu mỏ, nguyên
liệu sản xuất, vật liệu xây dựng…
-Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: hầu hết là sử dụng
các tuyến đường tự nhiên, trừ việc xây dựng kênh đào và hải cảng.
-Giá cước vận tải thấp, bằng 1/10 so với đường hàng không. 1/8 so với đường
bộ, 1/4 so với đường sắt. Nguyên nhân chủ yếu là do trọng tải tàu biển lớn, cự ly
chuyên chở trung bình dài, năng suất lao động cao do đó giá thành vận tải được coi
là thấp nhất. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự không ngừng hoàn thiện cơ chế

quản lý trong ngành vận tải đường biển, hiệu quả kinh tế chắc chắn ngày một tăng
lên.
• Nhược điểm:
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Vận tải đường biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tàu biển thường
gặp các rủi ro hàng hải như: đâm vào đá ngầm, mắc cạn, đâm va lẫn nhau, bão tố,
chìm đắm, mất tích…do vậy gây tổn thất cho xã hội.
-Tốc độ giao hàng tương đối thấp: do tốc độ tàu biển thấp và phụ thuộc vào
năng lực bốc dỡ tại các cảng.”
(Tài liệu học sinh,11)
3.Vai trò
“Quan điểm về vận tải biển như một chất xúc tác cho sự phát triển của nền
kinh tế đã được Adam Smith – cha đẻ của học thuyết kinh tế hiện đại chỉ ra rằng:
vận tải biển là một trong những nền tảng để kinh tế phát triển quốc tế. Ông ta chỉ ra
rằng thương mại của một nước nếu không liên hệ với thế giới bên ngoài thì có thể
không bao giờ gianh được hiệu quả cao, bởi vì một thị trường hạn hẹp sẽ hạn chế
phát triển kinh tế.” (Tài liệu sinh viên, 12)
“Vận tải hàng hóa là một hoạt động có vai trò thiết yếu với cuộc sống của con
người. Nó tham gia vào quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa, nhờ đó đảm
bảo cho các loại hàng hóa phục vụ cho cuộc sống của con người trở nên phong phú.
Hiện nay có các phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không và đường ống.” (Vận tải hàng hóa 24/7)
Vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp quốc tế hàng đầu thế giới
và được xếp vào loại đứng đầu trong hoạt động kinh tế thế giới. Vận tải đường biển
thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Theo nhà kinh tế học Anh Ullman “khối
lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế
của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng

được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn.”
“Vận tải biển là một phương thức vận tải rẻ tiền, có khả năng mở rộng thị
trường bởi chuyên môn hóa, bằng cách đưa ra dịch vụ đối với cả các loại hàng rẻ
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
tiền bằng bất cứ giá nào. Phát triển kinh tế thế giới có liên quan chặt chẽ với thương
mại hàng hải quốc tế.
Hiện nay, vận tải biển giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyên chở hàng
hóa trên thị trường thế giới, theo thống kê của UNCTAD hàng năm vận tải biển
đảm nhận chuyên chở khoảng 80% lượng hàng trong buôn bán quốc tế.”
(Tài liệu sinh viên, 12)
II. Dịch vụ vận tải biển
1.Khái niệm
“Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị
trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện
vận tải.
Dịch vụ vận tải là dịch vụ mà trong đó người vận tải thực hiện yêu cầu của
khách hàng theo sự thỏa thuận để vận chuyển hàng hóa và bản thân con người từ
nơi này đến nơi khác nhằm thu được lợi nhuận kinh tế.
2.Đặc điểm của dịch vụ vận tải
Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Vì thế, ngoài điểm chung với các
ngành sản xuất khác, vận tải còn có những điểm riêng biệt sau:
-Quá trình sản xuất trong vận tải là tác động về mặt không gian lên đối tượng
chuyên chở chứ không phải quá trình tác động về mặt kỹ thuật lên đối tượng lao
động.
-Sản xuất trong vận tải không tạo ra sản phẩm mới, mà sản phẩm của ngành
vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa trong không gian.
-Sản phẩm vận tải không làm thay đổi hình dạng, kích thước và tính chất lý

hóa của hàng hóa.

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Sản phẩm của ngành vận tải cũng mang hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị
và giá trị sử dụng nhưng bản chất của nó là sự thay đổi vị trí của đối tượng chuyên
chở.
-Sản phẩm của ngành vận tải không có hình dáng kích thước cụ thể, không tồn
tại ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm của ngành vận tải không có khoảng
cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, nó được sản xuất và tiêu dùng cùng
một lúc, khi sản xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
-Sản phẩm vận tải là vô hình.
-Vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm.”
(Chuyên đề Dịch vụ vận tải,5)
3.Các nhân tố ảnh hưởng
• Đường biển.
“Từ lâu loài người đã biết sử dụng đường biển để làm tuyến giao thông phục
vụ cho iệc chuyên chở hàng hóa và hành khách giữa các nước với nhau. Các tuyến
đường biển hầu hết là các tuyến đường tự nhiên, do đó không đòi hỏi đầu tư nhiều
về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản các tuyến đường
biển. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận tải biển thấp hơn
nhiều so với các phương thức vận tải khác.
Khả năng thông qua của đường biển rất lớn, không bị hạn chế như các phương
thức khác. Trên cùng một tuyến đường biển có thể tổ chức chạy nhiều tàu trong
cùng một lúc cho cả hai chiều với các cỡ tàu khác nhau. Tuy nhiên, các điều kiện tự
nhiên trên biển như: hải văn, thời tiết, khí tượng là những nguyên nhân gây ra các
tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hóa và môi trường.”
(Tài liệu sinh viên, 14)

• Cảng biển
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
“Cảng biển là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của hệ thống vận tải đường
biển. Theo quan điểm kinh tế vận tải thì cảng biển được coi là đầu mối liên kết các
loại hình vận tải khác nhau. Tại đó hàng hóa được chuyển từ phương tiện này sang
phương tiện khác.
Cảng biển có nhiều loại khác nhau nhưng về mặt kinh tế, người ta chia cảng
biển thành hai loại cơ bản dựa vào quy mô và hiệu suất của chúng, gồm:
-Cảng tổng hợp: là loại cảng phục vụ xếp dỡ cho tất cả các loại hàng hóa khác
nhau do kết cấu mặt hàng qua cảng rất đa dạng. Đây là những cảng có quy mô lớn
nhưng năng suất bình quân thấp, thời gian tàu đỗ cảng dài.
-Cảng chuyên dụng: là loại cảng có trang bị kỹ thuật phục vụ chủ yếu cho một
loại hàng xác định hoặc một nhóm hàng hóa xác định. Các cảng chuyên dụng có
năng suất làm hàng rất cao, rút ngắn thời gian tàu đỗ tại cảng.”
(Tài liệu sinh viên, 15)
• Hệ thống kho bãi và trang thiết bị ở cảng.
“Để phục vụ cho việc giải phóng tàu nhanh cũng như đáp ứng nhu cầu lưu kho
bãi của chủ hàng, các cảng phải có hệ thống kho bãi phù hợp với luồng hàng qua
cảng.
Kho bãi cảng phải có nhiều loại khác nhau, tùy theo công dụng của chúng mà
có thể bao gồm các loại như: kho kín, kho bán lộ thiên, các bãi bảo quản hàng
ngoài trời…”
(Tài liệu sinh viên, 15)
“Trang thiết bị của cảng bao gồm:
-Trang thiết bị phục vụ cho tàu ra vào, tàu chờ đợi, tàu leo đậu, nhóm thiết bị
này gồm: luồng lạch, hệ thống phao tiêu, tín hiệu, phao nổi, cầu tàu…


Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Thiết bị phục vụ kỹ thuật, phục vụ công nghiệp xếp dỡ hàng hóa lên xuống
công cụ vận tải và ở trong kho bãi của cảng. Thiết bị xếp dỡ là yếu tố quan trọng
nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng.”
(Chuyên đề Dịch vụ vận tải, 8)
• Phương tiện vận tải – Đội tàu biển
“Đội tàu biển là tư liệu sản xuất chủ yếu để tạo ra sản phẩm của vận tải biển.
Nhờ có các tàu mà hàng hóa và hành khách mới được dịch chuyển trong không
gian. Tùy thuộc vào tính năng, công dụng và kích cỡ khác nhau mà đội tàu biển
cũng được phân chia làm nhiều loại khác nhau. Về mặt kinh tế, các tàu cỡ lớn sẽ có
giá thấp hơn các tàu cỡ nhỏ cùng loại. Các tàu chuyên môn hóa hẹp sẽ có năng suất
cao hơn nhiều lần so với các tàu tổng hợp cùng cỡ.
Quy mô đội tàu biển quốc gia là một trong những tiêu thức đánh giá khả năng
cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, đồng thời nó phản ánh tiềm lực
phát triển kinh tế của quốc gia đó. Phần lớn các quốc gia và lãnh thổ đã phát triển
kinh tế đều có đội tàu mạnh tham gia vào thị trường thế giới, thậm chí cả các quốc
gia không có biển như Thụy Sĩ.”
(Tài liệu học sinh, 15)
III. Hợp đồng vận chuyển và các hình thức vận chuyển hàng hóa
1.Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
“Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết
giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu
tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển
hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và
các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người


Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển.”
(Điều 145 Bộ luật Hàng hải 2015)
2.Các hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
• Hình thức tổ chức tàu định tuyến:
“Vận tải định tuyến là hình thức cung cấp dịch vụ thường xuyên trên các
tuyến cố định, giữa các cảng cố định theo một lịch trình chạy tàu đã lập và công bố
trước.
Người khai thác tàu sẽ tổi chức một vòng lặp (loop) giữa các chuyến đi trong
cùng một chuyến cố định. Một con tàu sẽ chuyên chở nhiều loại hàng cho nhiều
chủ hàng trong cùng một chuyến đi.
Đây là phương thức vận tải mà hàng hóa liên quan được chuyên chở phải
mang đến tàu. Các tàu sẽ chạy theo lịch trình lập và công bố trước, giữa các cảng
xác định. Dịch vụ vận tải định tuyến cần có đủ một số lượng các tàu nhằm để duy
trì lịch vận hành đã lập sẵn và quảng bá từ trước. Dịch vụ cần có sự kết nối giữa
các tuyến gom hàng với các tuyến chính chạy giữa các cảng trung chuyển quốc tế.
Giá cước vận tải tàu chợ tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra,
cước này thường cao hơn so với tàu chuyến, bao gồm cả chi phí sản xuất.”
(Tài liệu sinh viên, 26)
Hình thức vận tải định tuyến thường ký kết các hợp đồng vận chuyển theo
chứng từ vận chuyển (Bill of Lading, Sea way bill,…). “Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê
vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số
lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.”(Khoản 1 điều
146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
• Hình thức tổ chức tàu chuyến:
“Vận tải tàu chuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển không thường
xuyên, không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu
cầu của người thuê tàu trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu chuyến.
Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong các hình thức phổ biến nhất hiện
nay đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu
buôn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, chưa có nguồn hàng ổn định.
Số lượng hàng hóa và các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số
lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê
tàu cụ thể của từng chuyến đi.
Vận tải tàu chuyến là kiểu khai thác mà người vận tải đưa tàu đến những nơi
hàng hóa cần đến, một tàu thường chở một loại hàng, trong một chuyến thường chỉ
phục vụ cho một chủ hàng theo các hợp đồng từ cảng đến cảng.”
(Tài liệu học sinh, 28)
“Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận
chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.”
(Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)
Trong khóa luận này chủ yếu trình bày về các hoạt động chủ yếu để thực
hiện một hợp đồng vận chuyển tàu chuyến nhằm vận chuyển hàng hóa từ cảng
nhận hàng đến các trả hàng.

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 12



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
3.Các bên chính trong quy trình vận chuyển
“-Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác
giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển.
-Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
-Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện
toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
-Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng
cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
-Người nhận hàng là người nhận hàng theo quy định trong vận đơn hoặc theo
hợp đồng vận chuyển.”
(Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015)
VI. Trách nhiệm của các bên chính trong quy trình vận chuyển

1.Người vận chuyển
-Trách nhiệm của người vận chuyển theo điều 150 Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2015 là: “Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu
biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang
thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận
chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù
hợp với tính chất của hàng hóa.”
-Miễn trách người vận chuyển theo điều 151 của Bộ luật Hàng Hải Việt Nam
2015 là:
“Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát,
hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 13



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
đủ các nghĩa vụ quy địn. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ
chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa
xảy ra trong trường hợp sau đây:
a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của
người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;
c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển
được phép hoạt động;
d) Thiên tai;
đ) Chiến tranh;
e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận
chuyển không gây ra;
g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác;
h) Hạn chế về phòng dịch;
i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại
diện của họ;
k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ
nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
l) Bạo động hoặc gây rối;
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa
xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;

o) Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;
p) Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện
được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc
không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người
vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn
trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa
thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã
không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển
cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.
Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã
thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người
vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận.
Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong
trường hợp sau đây:
a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;
b) Nguyên nhân bất khả kháng;
c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con
người trên tàu có thể bị đe dọa;
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.”
2.Người giao hàng
-Trách nhiệm của người giao hàng trong vận chuyển hàng hóa theo điều 154
Bộ luật Hàng hải Việt Nam như sau:
“Người giao hàng phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã
hiệu theo quy định. Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những

hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.
Người giao hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận
chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại
hàng hóa nguy hiểm khác hoặc loại hàng hóa cần phải có biện pháp đặc biệt khi
bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng. Người giao hàng phải bồi thường các
tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các
tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
Người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người
vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát
sinh do khai báo hàng hóa không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người
vận chuyển chứng minh được là người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.”
-Miễn trách người giao hàng theo điều 156 bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
thì “người giao hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng
xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình
hoặc người làm công, đại lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó”.
V. Đặc điểm của hàng hóa
1.Hàng bao
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
“Hàng bao là các loại hàng được đóng gói trong các loại bao.
Nguyên liệu của bao thường bằng giấy, nilon, sợi, vải cotton.
Hàng bao được đóng gói gọn nhẹ thường có trọng lượng mỗi bao là: 25kg, 40
kg, 70kg loại trọng lượng mỗi bao lớn nhất tối đa là 100kg. Với trọng lượng đó nó
phù hợp cho công nhân trong việc xếp dỡ, khuân vác. Các KMH, nhãn hiệu của
hàng hóa được đóng dấu hoặc ghi trực tiếp lên vỏ bao.
Do vật liệu làm vỏ bao và tính chất hàng bên trong nên hàng bao thường bị hư
hỏng do bao bì bị rách vỡ, ướt ngầm dầu, ngấm nước, mốc thối, dính chặt vào
nhau.

Trong một chuyến tàu, một hầm tàu, một chuyến phương tiện vận tải hay một
lô, một vận đơn thông thường hay có cùng một loại trọng lượng đồng nhất và số
lượng bao tương đối nhiều. Vì vậy, đối với hàng bao thì trong xếp dỡ vận chuyển
và bảo quản cần phải cẩn thẩn thực hiện đúng quy trình quy tắc kỹ thuật. Sử dụng
các công cụ, phương tiện xếp dỡ phù hợp với hàng bao để tránh, hạn chế hàng bị
rách, bị thủng, vỏ bao bị bẩn, ướt, ngấm nước ngấm dầu. Trong giao nhận hàng bao
thuận lợi KMH hàng hóa ít, không phức tạp chủ yếu là kiểm đếm chính xác số
lượng và phân biệt được loại hàng nguyên vẹn, còn tốt và loại hàng bao bì bị hư
hỏng.” (Tài liệu sinh viên, 53)
2.Hàng rời
“Hàng rời là tất cả các loại hàng không được đóng gói, ở dạng rời trong quá
trình vận chuyển xếp dỡ, giao nhận và bảo quản vẫn ở dạng nguyên rời của nó.
Hàng rời như than, quặng, các loại ngũ cốc, phân bón ở dạng rời.
Trong xếp dỡ, giao nhận ở cảng ta thường gặp hàng rời ở hai dạng sau:

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Hàng rời được chuyên chở, vận chuyển nguyên cả lô, cả vận đơn, cả hầm tàu
hay nguyên cả một chuyến tàu.
-Hàng rời do những bao hàng bị rách, số lượng bao bị rách vỡ nhiều không có
khả năng đóng gói được kịp thời nên khi xếp dỡ và giao nhận phải tiến hành thực
hiện trong điều kiện hàng rời như: xi măng, gạo, bột mì.
Hàng rời thường tổn thất ở các dạng sau: đóng bánh, dính chặt vào nhau, mất
phẩm chất, ẩm ướt, mốc thối.” (Tài liệu sinh viên, 58)

VI. Các chứng từ trong quy trình vận chuyển
1.Danh mục hàng hóa (Cargo List)
“Danh mục hàng hóa là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong kiện hàng mà

trước khi xếp lên tàu, chủ hàng phải lập và xuất trình cho đại diện người vận
chuyển về những hàng hóa mà mình cần vận chuyển.” (luận văn.net)
2.Sơ đồ xếp hàng (Cargo stowage plan)
“Sơ đồ xếp hàng là bản vẽ mặt cắt cảu con tàu trên đó ghi rõ tên tàu, số
chuyến đi, cảng xếp, cảng dỡ, vị trí xếp hàng ở từng hầm, tên hàng, trọng lượng, số
thứ tự B/L có liên quan đến xếp hàng ở từng vị trí.” (luận văn.net)
3.Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)
“Bản lược khai hàng hóa là bản kê khai các loại hàng xếp trên tàu để vận
chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
nên. Bản lược khai hàng hóa cung cấp số liệu thống kê về xuất nhập khẩu và là cơ
sở để công ty vận tải dung để dối chiếu lúc dỡ hàng.” (luận văn.net)
4.Thông báo sẵn sàng (Notice of readiness)
“Thông báo sẵn sàng là một văn bản do thuyền trưởng (hay đại diện của
thuyền trưởng) gửi cho người gửi hàng (chủ hàng) để thông báo về việc tàu đã sẵn
sàng mọi phương tiện để xếp hoặc dỡ hàng.Việc trao NOR là cơ sở để xác định
mốc thời gian bắt đầu làm hàng theo quy định trong hợp đồng vận chuyển, nhằm
xác định thời gian tiết kiệm hay kéo dài để tính thưởng phạt xếp dỡ.”
(Tài liệu sinh viên, 31)
5.Phiếu kiểm đếm (Tally Sheet)
“Phiếu kiểm đếm là biên bản ghi kết quả kiểm đếm có chữ ký xác nhận của
bên giao và bên nhận, làm cơ sở cho tàu cấp vận đơn cho người gửi hàng. Đây là
một chứng từ gốc về số lượng và hàng hóa được xếp lên tàu, cần thiết cho những
khiếu nại tổn thất về hàng hóa sau này.” (luận văn.net)
6.Phiếu vận chuyển
“Phiếu vận chuyển là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng)

cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được xếp lên tàu hay tiếp
nhận hàng hóa để vận chuyển dùng trong nội thủy.” (luận văn.net)
7.Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng (Cargo outtur report)
“Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, nếu thấy hàng bị hư hỏng, đổ vỡ thì các
bên cùng nhau lập biên bản về tình trạng của hàng hóa gọi là COR. Nó là thông báo
tổn thất, cung cấp thông tin về loại hàng hóa đã bị đổ vỡ, hư hỏng trên tàu trong

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
quá trình vận chuyển hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu và là chứng từ quan trọng trong bộ
chứng từ khiếu nại hãng tàu hoặc cảng.” (Tài liệu sinh viên, 62)
8.Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo)
“Biên bản kết toán nhận hàng với tàu là biên bản được lập giữa cảng với tàu
sau khi đã dỡ xong hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế
đã giao nhận tại cảng dỡ hàng quy định.” (Tài liệu sinh viên, 62)

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI DIÊM ĐIỀN
I.Lịch sử hình thành
1.Thông tin chung:

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền có trụ sở được đặt tại số
132 Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Số điện thoại: 0313764405

Fax: 0313519584
Email:
Mã số thuế: 0200643907.
Giấy phép số: 0203001683.
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế quận Lê Chân.
Chủ sở hữu: Bùi Việt Dũng.
Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Quá trình phát triển.
Công ty cổ phần vận tải và thương mại Diêm Điền được thành lập vào ngày
16 tháng 8 năm 2005 với 16 thành viên có nguồn vốn ban đầu là 2 tỷ đồng. Ban
quản lý của công ty là những cán bộ quân đội giải ngũ, chưa có trình độ về chuyên
môn nên chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa trong nước.
Đến cuối năm 2008, công ty đã bắt đầu ký kết các hợp đồng vận chuyển quốc
tế (chủ yếu là vận chuyển xi măng).
Năm 2009, số lượng nhân viên của công ty là 25 thành viên, tăng thêm 9
người so với lúc ban đầu.
Cuối năm 2010, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn do có sự
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho lượng hàng hoá lưu thông
không lớn gây ảnh hưởng cho hoạt động của các công ty. Công ty thu hẹp phạm vi
vận chuyển, thực hiện các hợp đồng vận chuyển trong nước.
Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
Đến năm 2015, công ty đi vào hoạt động với 20 thành viên có trình độ chuyên
môn cao. Công ty đang dự định phát triển dịch vụ sang các tuyến quốc tế để nâng
cao tầm ảnh hưởng.
3. Cơ cấu tổ chức công ty

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 22



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
a) Giám đốc: Điều hành chung hoạt động của công ty.
Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty đưa ra các quyết sách
về phương hướng hoạt động, quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng của công ty và giải
quyết các tranh chấp lớn xảy ra trong quá trình hoạt động. Giám đốc là người chịu
trách nhiệm trước ban hội đồng quản trị của công ty và trước pháp luật trong việc
điều hành công ty.

b) Phó giám đốc: Giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành công ty.
Điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối,
nắm bắt nguồn hàng, xây dựng các phương án kinh doanh, đề xuất với giám đốc kí
kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án hợp tác với các công ty khác
để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
c) Phòng kế toán:
Là phòng thực hiện các hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế
toán trong công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán. Các công việc chính
của phòng như sau:
-Thực hiện công tác khai báo thuế cho chi cục thuế về tình hình hoạt động sản
xuất của công ty cũng như các cơ quan có thẩm quyền về các hoạt động khác của
công ty.
-Tổng hợp các số liệu, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
tình hình sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh
doanh và tự chủ về tài chính.


Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
-Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo
bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các thành viên trong công
ty.
-Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù
hợp, có mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thích hợp.
d) Phòng khai thác:
-Tổ chức thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa của công ty, thực hiện
hoạt động đại lý theo các hợp đồng đã ký kết.
-Tìm kiếm, khai thác nguồn hàng và tham mưu ký kết các hợp đồng vận tải và
các hợp đồng môi giới phù hợp với khả năng của công ty.
-Điều động tàu theo kế hoạch sản xuất và hợp đồng vận chuyển đã ký kết. Đề
xuất phương án giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có
đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả.
-Tập hợp bộ chứng từ đầy đủ sau khi hoàn thành việc vận chuyển hàng hóa.
e) Phòng kế hoạch:
-Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kết quả sản xuất kinh
doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài
nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu
theo định kỳ.
-Tính toán sơ bộ các chỉ tiêu kinh tế trước khi lựa chọn thực hiện các hợp
đồng vận chuyển.

Họ và tên: Bùi Ngọc Diệp – MSV: 47159Trang: 25



×