Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Lập phương án kinh doanh xuất khẩu quế của công ty thiên nam sang thị trường ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.66 KB, 33 trang )

Mục lục


LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi
bật của kinh tế thế giới đương đại. Không nằm ngoài xu thế ấy, Việt Nam đã tích cực hội
nhập kinh tế thế giới và đạt được nhiều thành tựu trong thương mại. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế sản xuất theo cơ chế thị trường, hội nhập thương mại được xem như cơ hội để
phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tất nhiên trong quá trình hội
nhập chúng ta có những lơi thế và không ít thách thức khó khăn cần phải vượt qua. Sau khi
gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có bước phát triển ngoạn mục. Một số
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể kể đến như dệt may, giày dép, gạo, cà phê,
tiêu, điều,.. đã góp phần tăng thu ngoại tệ cho nhà nước.
Công ty cổ phần Thiên Nam là nhà sản xuất, xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm gia vị
chất lượng và các mặt hàng nông sản hàng đầu Việt Nam như quế, tiêu, hồi, hạt điều, ớt,...
Qua thời gian xây dựng và phát triển, công ty đã khẳng định vị thế của mình ở thị trường
trong nước. Bên cạnh đó, công ty cũng có nhiều khách hàng ở khắp nơi như Ấn Độ,
Indonesia, Trung Quốc, các quốc gia Ả Rập, Trung Đông, Nam Phi, Tây Ban Nha,… Công ty
luôn quan tâm đến xuất khẩu, xây dựng uy tín thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường
thế giới. Trong những năm gần đây, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu đem lại nguồn thu khá lớn
cho công ty. Đây được đánh giá là thị trường chiến lược mà công ty cần phát huy thế mạnh
cũng như tìm kiếm thêm đối tác .
Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường Ấn Độ, em xin xây dựng đề tài “Lập
phương án kinh doanh xuất khẩu quế của công ty Thiên Nam sang thị trường Ấn Độ ”
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu công ty
Chương 3: Lập phương án kinh doanh xuất khẩu
Trên cơ sở những kiến thức đã học và tài liệu thu thập, em hy vọng đưa ra được nội
dung cơ bản và cô đọng nhất liên quan đến đề tài. Trong quá trình làm đồ án môn học này, em
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian. Vì


vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các ban.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Quang Phong đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đồ án
này!
Sinh viên
Phạm Thị Trang


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
• Khái niệm phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tác
nghiệp một cách có hệ thống các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế của một
thương vụ cụ thể.
Phương án kinh doanh là bản tường trình về kế hoạch hành động cho mỗi
thương vụ kinh doanh. Trong kinh doanh, phương án kinh doanh đóng vai trò rất
quan trọng. Các nghiệp vụ giao dịch, phân tích, lựa chọn khách hàng được tổng
hợp lại trong phương án kinh doanh là một nghiệp vụ kiểm định tính khả thi của
thương vụ kinh doanh. Trong quá trình tìm kiếm, giao dịch, lựa chọn và đàm
phán kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng suôn sẻ và lường
hết trước được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện. Do đó, lập phương án
kinh doanh là giải pháp tối ưu, cấp thiết và là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng
trong ngoại thương.
Trong phương án kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
luôn là những nội dung được chú trọng. Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận tối
đa nên chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế càng cao thì phương án đó càng được đánh
giá cao. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu định lượng khác cũng có quan hệ mật thiết
với chỉ tiêu này như chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất doanh lợi, chỉ tiêu điểm
hòa vốn, vòng quay của vốn,…Dựa vào các chỉ tiêu này mà các phân tích và lựa
chọn sẽ có tính thuyết phục hơn. Cách đặt vấn đề và lập kế hoạch tác nghiệp đều
phải dựa vào các chỉ tiêu định lượng trên. Nếu không tính được các chỉ tiêu định
lượng về hiệu quả kinh tế thì không nên lãng phí thời gian để lập phương án

kinh doanh cụ thể. Vì vậy, phương án kinh doanh được coi là bảng tổng hợp tình
hình, phân tích lựa chọn và đánh giá về một thương vụ kinh doanh cụ thể. Mỗi
một lần lập phương án kinh doanh chi tiết là một lần rà soát cơ hội kinh doanh
và dự đoán cũng như kiểm soát rủi ro của thương vụ kinh doanh đó. Các nhà
quản trị kinh doanh quốc tế hay nhân viên nhiều kinh nghiệm thường coi trọng
nghiệp vụ này và coi đó như là một cách thể hiện chính thức các quyết định về
kinh doanh. Khi các nhà quản trị và nhà kinh doanh tập trung và lập phương án


kinh doanh cũng có nghĩa là họ đã tập trung và quyết định thực hiện thương vụ
kinh doanh đó.
• Mục đích, ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh
• Mục đích
Phương án kinh doanh là bản tổng hợp các tình huống kinh doanh trong
ngoại thương được lựa chọn, phân tích và đánh giá nên nó được xem như bản kế
hoạch tổng quát nhất. Một bản phương án kinh doanh bao gồm từ lý do lựa chọn
mặt hàng kinh doanh, bạn hàng, thị trường, giá cả,… đến các giải pháp thực hiện
về vốn, tài chính, nhân sự,… Lập dự án kinh doanh là bước khởi đầu có ý nghĩa
rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào cũng cần tiến hành, nhất là
trong việc thực hiện hoạt động ngoại thương của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở
kết quả của việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lập ra một kế
hoạch kinh doanh cụ thể. Đây cũng là căn cứ quan trọng trình lên các cấp, các
ngành, các bộ phận có liên quan nghiên cứu, xem xét tính khả thi, hợp lý của dự
án để từ đó đưa ra quyết định nên hay không nên thực hiện dự án. Khi được
chấp nhận sẽ tiến hành triển khai thực hiện từng bước theo trật tự của dự án để
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Ý nghĩa


Tác dụng của phương án kinh doanh cũng giống như là bức tranh tương lai
của một thương vụ kinh doanh. Vì phương án kinh doanh tập hợp thông tin dự
báo phù hợp với nguyện vọng của nhà kinh doanh nên nó đóng vai trò là thước
đo sự tự tin và chuẩn xác của người lập phương án kinh doanh. Phương án kinh
doanh thường áp dụng cho một thương vụ kinh doanh cụ thể để đạt được những
mục tiêu của kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy,
phương án kinh doanh mang tính chiến thuật trong kinh doanh nhằm đạt được
những kết quả kinh doanh cụ thể.
Phương án kinh doanh có vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất
bại của một thương vụ vì nó tường trình đầy đủcác giải pháp, các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế trong hiện tại và trong tương lai gần. Lập và xét duyệt phương án
kinh doanh là một khâu quan trọng trong một thương vụ kinh doanh. Phương án


kinh doanh được coi là bước dự toán quan trọng đầu tiên trước khi thực hiện
nghiệp vụ kế toán, hạch toán và quyết toán trong kinh doanh.
• Quy trình lập phương án kinh doanh trong ngoại thương.
Thông thường, quy trình để lập nên một phương án kinh doanh bao gồm các
bước sau:
• Đánh giá thị trường và khách hàng
Một phương án kinh doanh hiệu quả đều phải có thị trường và đối tượng
khách hàng cụ thể. Thậm chí, các sản phẩm hay mặt hàng thường được hoạch
định cho nhu cầu tương lai. Công việc nghiên cứu thị trường và khách hàng
thường được giữ kín khi chưa có quyết định lựa chon chính xác. Những doanh
nghiệp lớn có thể thuê những nhà tư vấn hoặc tụ điều tra nghiên cứu thị trường
và khách hàng. Các doanh nghiệp nhỏ hay thương nhân thường thu nhập các
thông tin qua các tạp chí, ấn phẩm thị trường danh tiếng.
Nội dung được chú trọng nhất khi nghiên cứu ở bước đầu tiên là thị trường
của sản phẩm hay mặt hàng kinh doanh có cơ hội thực sự hay không. Thời điểm
nào sẽ mở ra thị trường, dung lượng và phân đoạn thị trường như thế nào. Các

thị trường đó vận hành ra sao, biến động thị trường có ở mức độ hợp lý không.
Trên cơ sở đó, phải đặt trọng tâm tới các khách hàng và nhóm khách hàng trong
thị trường đó. Nghiên cứu khách hàng phải nêu rõ số lượng, thị hiếu tiêu dùng,
hành vi và các giá trị văn hóa có liên quan.
• Lựa chọn mặt hàng, bạn hàng, thời cơ, điều kiện kinh doanh.
Sau khi xá định được thị trường và khách hàng, nhà kinh doanh sẽ tiến hành
lựa chọn mặt hàng cho phù hợp với thị trường mục tiêu.Nghiên cứu mặt hàng và
sản phẩm cần phải nghiên cứu về tính năng, công dụng, chất lượng, chu kỳ sống
và giá cả sản phẩm. Những sản phẩm bán ở các thị trường khác nhau sẽ có tính
năng khác nhau được tích hợp hay không tích hợp do thị hiếu của khách hàng
quyết định. Công dụng của sản phẩm dựa vào các tính năng của sản phẩm nhưng
gắn với các mục đích sử dụng cụ thể.
Khi phân tích về giá cả sản phẩm cũng cần thu nhập thông tin qua nhiều
kênh khác nhau. Chọn lọc và phân tích rõ xu thế giá quốc tế và gia bán tại các


thị trường mục tiêu trong việc xuất hay nhập hàng hóa trong ngoại thương. Xác
định được các mức giá ở đó doanh nghiệp thực hiện hay không thực hiện
phương án kinh doanh.
Từ đó, tập trung vào việc lựa chọn thời cơ kinh doanh và các điều kiện cần
thiết để tiến hành kinh doanh sản phẩm hay mặt hàng đó. Thời cơ kinh doanh
được coi như là điểm đột phá khi tận dụng cơ hội kinh doanh. Tại thời điểm đó,
doanh nghiệp đã hoàn tất công tác chuẩn bị để thực hiện khai thác thị trường.
Hơn nữa, trong phương án kinh doanh đề cập cụ thể đến những điều kiện cần
thiết để tiến hành kinh doanh như về nhân sự, vốn, kênh phân phối,…


Đặt ra mục tiêu kinh doanh
Phương án kinh doanh trong ngoại thương có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể


như thị trường, giành khách hàng, cạnh tranh hay thăm dò đối thủ,… Mục tiêu
kinh doanh là cái đích cho thương vụ kinh doanh đó hướng đến..Khi xác định
mục tiêu kinh doanh phải xem xét đến các yếu tố khách quan và chủ quan. Mục
tiêu kinh doanh chỉ dựa vào yếu tố chủ quan sẽ thiếu linh hoạt và nếu ngược lại
thì sẽ thiếu nhất quán. Vì vậy, mục tiêu kinh doanh thông thường được thể hiện
cơ bản về mặt định tính và định lượng một cách rõ ràng.


Đề ra các biện pháp thực hiện
Với mục tiêu kinh doanh rõ ràng và phân công công tác chuẩn bị kinh

doanh cụ thể, các phương án kinh doanh sẽ đề cập một cách chi tiết hơn về các
biện pháp thực hiện trong kinh doanh. Các biện pháp thực hiện có thể sẽ được
diễn giải khi tổ chức bảo vệ phương án kinh doanh. Các phương án kinh doanh
lớn sẽ có khâu thẩm định và giải trình nên thường nêu khá chi tiết về các biện
pháp tổ chức thực hiện.. Hơn nữa, việc đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện sẽ
giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong cách phối hợp bố trí nhân sự và trang
thiết bị trong kinh doanh. Vì vậy, các biện pháp thực hiện đóng vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình thực hiện phương án kinh doanh ngoại thương.




Phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong phương án kinh doanh
Việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong phương án kinh doanh luôn được

giải trình rất kỹ. Trước hết, để tính được chỉ tiêu lợi nhuận, cần xác định hai nội
dung là tổng doanh thu và tổng chi phí.
Phần doanh thu liên quan đến doanh thu trước thuế giá trị gia tăng và sau
thuế giá trị gia tăng nên cần phân biệt cách tính và thu thuế của loại thuế này.

Thông thường, phương án kinh doanh sẽ tính doanh thu trước thuế giá trị gia
tăng để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận.
Phần nội dung chi phí thường phức tạp hơn nên cần phải tính toán rất cẩn
thận. Một số khoản chi phí khó định lượng sẽ được dự tính trước nhằm đảm bảo
tính đúng và tính đủ chi phí. Các khoản mục chi phí phản ánh khá chặt chẽ các
nghiệp vụ kinh tế kèm theo như nghiệp vụ thuê tàu, mua bảo hiểm, thuê kho,…
Vì vậy, bên cạnh việc tính toán các hạng mục chi phí là việc luận giải các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản chi phí đó trong phương án kinh doanh.
Sau khi tính toán được doanh thu và tập hợp đày đủ chi phí, phương án kinh
doanh sẽ tính chỉ tiêu lợi nhuận theo công thức sau:
Chỉ tiêu lợi nhuận: TP=TR-TC
Trong đó: TP là tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí.
Ngoài ra, phương án kinh doanh còn tính được các chỉ tiêu lợi nhuận còn lại
sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất doanh lợi,…
dựa trên chỉ tiêu tổng lợi nhuận. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường chú
trọng nhiều hơn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vì đó là phần lợi nhuận thực sự
các doanh nghiệp được hưởng.
Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, phương án kinh doanh cũng xét đến các chỉ
tiêu về thời gian hoàn vốn, điểm hòa vốn và chỉ tiêu quay vòng của vốn lưu
động. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn tính trên cơ sở các khoản chi phí đầu tư và
khoản thu hồi vốn thông qua doanh thu.
Công thức chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: T=TC/R
Trong đó :T là thời gian hoàn vốn tính theo ngày, tháng hoặc năm


TC là tổng chi phí đầu tư
R là doanh thu tính theo kỳ kinh doanh (ngày, tháng hoặc năm)
Tuy nhiên, nếu tính chính xác về thời gian hoàn vốn này thì các phương án kinh
doanh lớn cần phải tính đến sự ảnh hưởng của lãi suất và đồng vốn kinh doanh.

Do đó, có thể tính toán thời gian hoàn vốn dựa vào giá trị hiện tại của phương án
và giá trị vốn đầu tư ban đầu của phương án đó.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1. Giới thiệu về Công ty Thiên Nam
Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Tài Nguyên Việt
Thiên Nam
Tên giao dịch: Thien Nam JSC
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Gemadept Building 108 Lò Đúc, Đồng Nhân, Hai
Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (84-4) 3976 6868
Fax: (84-4) 3976 6869
• Ngành nghề kinh doanh của công ty
• Chế biến các loại gia vị thơm, gia vị chất lượng cao được làm từ các
nguyên liệu gia vị Việt Nam.
• Chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm.
• Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
• Xuất nhập khẩu nông sản, gia vị thơm, lâm sản không phải gỗ
• Bán buôn nông, lâm sản (trừ gỗ, mây, tre, nứa)
• Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
• Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
• Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
• Bốc xếp hàng hóa.
• In ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn.
• Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
• Cung ứng lao động tạm thời



Kế hoạch sản xuất của công ty
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế của Công ty Thiên Nam giai đoạn
2011-2014 được thể hiện qua bảng sau:
Năm
Sản lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
2011
347,8
590,200
2012
401,6
630,600
2013
412,3
675,100
2014
420
700,800
Loại quế công ty thường xuất khẩu là quế chẻ, quế ống và quế vụn. Thị
trường xuất khẩu quế của Thiên Nam chủ yếu là Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc,
một số nước Trung Đông,...Trong đó thị trường truyền thống của công ty là Ấn
Độ. Công ty thường nhận được các đơn đặt hàng thường xuyên hoặc định kỳ từ
thị trường này. Singapore mua quế đẻ sử dụng trong công nghiệp chế biến hóa
mỹ phẩm.Ấn Độ sử dụng quế để nghiền thành bột gia vị sử dụng trong nấu ăn.
Tuy nhiên vì hàm lượng tinh dầu trong các sản phẩm này của nước ta cao nên
giá bán đắt hơn một số nước. Hiện nay, Ấn Độ đang có xu hướng chuyển sang
mua hàng của Indonesia với giá thấp hơn nhiều
Bước vào năm 2015, công ty xác định thị trường tiêu thụ quế chủ yếu là Ấn
Độ. Công ty dự kiến mức tăng doanh thu từ việc xuất khẩu quế sang Ấn Độ sẽ
ổn định và tăng nhẹ so với năm 2014. Trong năm 2015 công ty cần thực hiện kế

hoạch xuất khẩu mặt hàng quế như sau:
+ Tổng khối lượng quế xuất khẩu khoảng tấn, trong đó chủ yếu là quế
thanh và quế vụn
+ Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 15 tỷ đồng
+ Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường:
Ấn Độ: 40%
Hàn Quốc: 20%
Các nước Trung Đông: 15%
Các thị trường khác: 25%


CHƯƠNG 3: LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT KHẨU
• Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu
Việc lập phương án xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ căn cứ vào các văn
bản pháp luật sau:
• Luật Thương mại 2005 của nước CHXHCN Việt Nam, trong đó đưa ra
các quy định trong kinh doanh thương mại bao gồm cả thương mại quốc tế.
• Căn cứ vào Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 (quy định chi
tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài), có
hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
- Căn cứ vào quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
+ Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu trực tiếp nước ngoài
(gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại
Nghị Định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của
thương nhân.

+ Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh
công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định
tại nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên
quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công thương công bố.
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu,
nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải
thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó


- Căn cứ vào chính sách quản lý và nguyên tắc áp dụng chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thủ tục hải quan
+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu là hàng hóa thuộc Danh mục
hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu do Chính phủ ban hành.
Việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do
Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương.
Trong trường hợp cần thiết, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bộ Công thương, các Bộ quản lý chuyên ngành thống nhất với Bộ Tài
chính để công bố mã số HS của hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
và biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành
+ Căn cứ vào Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được
quy định trong phụ lục I của Nghị định số 187/2013.
• Cơ sở thực tế để lập phương án xuất khẩu
• Xuất phát từ order của khách hàng
Công ty Thiên Nam đã nhận được order đến từ công ty ở Ấn Độ với nôi
dung như sau:

Order của công ty BLACK PEARL từ Ấn Độ
From BLACK
PEARL Ltd.
Adress: HIG-4, Ganga
Nagar, SIHS Colony,

Palayam (PO), Coimbatore – 641 033, India
Fax: +(91)-(422)-

2273658
Mobile :
9092055174
Emai:



Ganga Nagar ,
Bangalore, Mar 21th 2014
ORDER
To: Thien Nam import-export joint stock company ( Thien Nam JSC )
Adress: 108 Lo Đuc, Đong Nhan, Hai Ba Trung, Ha Noi.
Phone: 091 569 42 46
Represented by Mr. Duong Thien Nam, CEO of Thien Nam.
Dear Sir
We take pleasure in placing an order with you for the following items:
1, Broken cassia
Origin: Vietnam
Moisture: 14% max
Colour: natural
Admixture: 1%

Packing: cartons (10 kgs/carton)
Quantity: 100 MT
Price: USD 1400/MT FOB Haiphong, Incoterms 2010
Payment: Irr. L/C AS.
Delivery: not later than 30 days of receiving our order
2, Split cassia
Origin: Vietnam
Length: 30-35 cm
Moisture: 14% max
Colour: yellow natural
Admixture: 1%
Packing: cartons (10 kgs/carton)
Quantity: 100 MT
Delivery: not later than 30 days of receiving our order
Price: USD 1600/MT FOB Haiphong, Incoterms 2010


Payment: Irr. L/C AS.
We hope to hear from you at your earliest convenience.
Yours faithfully
Mr. Chhapi Sharma
Purchasing Manager.
Kết quả nghiên cứu thị trường
• Kết quả nghiên cứu thị trường trong nước
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây quế
có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị đặc
biệt là giá trị xuất khẩu. Xu hướng sử dụng tinh dầu thực vật thay thế cho hóa
chất ngày một tăng mang lại nhiều lợi ích cho người trồng và sản xuất quế, cấc
địa phương trồng quế và xuất khẩu quế. Quế Việt Nam phân bố chủ yếu ở Yên
Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An. Có 4 vùng quế ở trên

nước ta: vùng quế Yên Bái, vùng quế Trà Mi, Trà Bồng, vùng Quế Phong,
Thường xuân, vùng quế Quảng Ninh.
Quế không chỉ là một loại gia vị mang đến sự hấp dẫn cho món ăn mà còn
có nhiều công dụng y học. Một số mặt hàng quế thường thấy trên thị trường là
quế ông, quế thanh, quế vụn, quế chẻ, bột quế, tinh dầu quế,…Trong những năm
gần đây, giá quế khá ổn định, đầu vụ mùa giá quế thường tăng. So với năm 2014
thì giá quế đầu mùa năm 2015 đã tăng 3000-40000 đồng Đặc biệt, quế có nguồn
địa phương rất được thị trường ưa chuộng. Hiện nay 1kg vỏ quế tươi Trà Bồng
bán từ 15000 đồng/kg tươi đến 30000 đồng/kg khô, quế xô dầu 55000-60000
đồng/kg, quế vụn, quế cành nhỏ 20000 đồng/kg. Giá quế Thanh Hóa thấp hơn.
12000 đồng/kg tươi, 26000 đồng/ kg khô. Bên cạnh đó các phụ phẩm từ cây quế
như thân, lá cũng được tư thương mua hết để chế biến tinh dầu, giá trị từ cây quế
tăng đáng kể. Nhìn chung quế được giá khi có thương hiệu.
Quế là mặt hàng xuất khẩu tự do nên không cần giấy phép xuất khẩu nên có
nhiều doanh nghiệp ở nước ta kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, phần lớn
doanh nghiệp nước ta hoạt động đơn lẻ, mạnh ai người ấy làm, làm cho cạnh


tranh trong nước giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cùng mặt hàng có dự cạnh
tranh khá gay gắt ở cả thị trường trong nước.
Một vài điểm bất cập trên thị trường quế trong nước
• Người sản xuất không nhận được sự bảo hộ nào. Với các sản phẩm như cà
phê, mía đường, hạt tiêu thì đều có hiệp hội nhưng quế lại không có. Như vậy
khi thị trường quế có sự biến động, giá cả bất ổn thì không có ai đứng ra bảo trợ
• Sản phẩm khai thác không tập trung. Quế được trồng rải rác trong nhiều
năm nên khi thu hoạch không tập trung gây ra khó khăn cho việc thu mua với số
lượng lớn.
• Thủ tục khai thác còn nhiều phức tạp. Người dân phải mất ít nhất 2 ngày
để có được giấy phép khai thác từ cơ quan kiểm lâm.
b. Kết quả nghiên cứu thị trường nước ngoài

b1. Cung cầu, giá cả trên thị trường thế giới
Thị trường của sản phẩm quế hiện nay gồm châu Mỹ, châu Á, châu Phi,
Trung Đông. Nước tiêu thụ sản phẩm quế nhiều nhất hiện nay là Mỹ, mỗi năm
nhu cầu khoảng 50-65 nghìn tấn, Nhật Bản có nhu cầu khoảng 15000 tấn,
Mexico có nhu cầu khoảng 10000 tấn. Nhận thấy nhu cầu về quế rất lớn nhưng
thực tế nhập khẩu của các nước là không đáng kể so với lượng nhu cầu. Chênh
lệch giữa số lượng nhu cầu mặt hàng quế với số lượng thực nhập thường cao
hơn gấp 3-4 lần (Thái Lan,Mehico, Pháp), cá biệt có những nước số chênh lệch
này lên đến 10-15 lần (Nga, Ấn Độ).
Như vậy, nhu cầu sản phẩm quế nói chung là lớn và phạm vi ngày càng
rộng. Ngày nay, thế giới đang hướng vào con đường bào chế thuốc chữa bệnh từ
nguyên liệu thảo dược nhiều hơn hóa dược. Sản phẩm quế vì vậy có nhu cầu lớn
và tăng nhanh trên nhiều thị trường. Nhu cầu lớn nhưng khả năng cung cấp lại
hạn chế. Chính vì sự mất cân bằng cung cầu đó đã tạo ra cho quế một giá trị đặc biệt.
Trong những năm gần đây khối lượng sản phẩm quế trên thế giới không
ngừng gia tăng về số lượng xuất khẩu, trung bình mỗi năm trên dưới 100 nghìn
tấn. Những nước tiêu dùng nhiều quế lại là những nước không thể tự sản xuất vì
thiếu điều kiện tự nhiên và môi trường. Cung cấp sản phẩm quế trên thị trường


thế giới chủ yếu là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanca. Trong đó,
nước có khối lượng xuất khẩu quế lớn nhất là Indonesia (chiếm khoảng 42%
tổng khối lượng xuất khẩu của toàn thế giới), tiếp đó là Trung Quốc (35%), Việt
Nam chỉ chiếm một phần nhỏ (15%) mặc dù nước ta phong phú về chủng loại
quế, chất lượng quế tốt. Nguyên nhân của việc này là do diện tích trồng quế của
nước ta không lớn như Indonesia, Trung Quốc. Bên cạnh đó trình đọ sản xuất
quế của nước ta còn lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của người dân.
Nước xuất khẩu quế lớn nhất là Indonesia và Trung Quốc nên giá quế của hai
nước này được niêm yết tham khảo trên thị trường thế giới. Quế của Việt Nam
chất lượng tốt nhưng chỉ chiếm 10% lượng xuất khẩu trên thế giới nên giá quế

xuất khẩu của Việt Nam tùy vào từng công ty riêng. Cũng giống như các sản
phẩm xuất khẩu khác, giá sản phẩm xuất khẩu quế phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
tình hình cung cầu trên thế giới, chất lượng sản phẩm. Xét về chất lượng quế
xuất khẩu, quế được chia làm 6 loại chính – tùy thuộc vào lượng tinh dầu có
trong sản phẩm: quế 5%, quế 4,5%, quế 4%, quế 3,5%, quế 0,8%. Bên cạnh đó,
nhiều vùng còn chia thành quế thường và quế vụn. Với mỗi loại quế khác nhau,
giá cả có sự chênh lệch nhau rất lớn. Ở những thị trường khác nhau, bạn hàng
khác nhau mà giá cả cũng có sự tăng hay giảm. Giá quế trên thị trường thế giới
hiện nay dao động khoảng 800 -1100 USD/tấn.
Nhận biết được nhu cầu sản phẩm quế, những vùng thích hợp cho việc
sản xuất quế đã không ngừng mở rộng diện tích trồng. Tuy nhiên sản xuất cần
thời gian dài, cây quế lại cho thu hoạch một lần nên sự gia tăng về sản lượng quế
xuất khẩu của cấc nước này không mang tính chất đột biến.
So với các sản phẩm khác xuất khẩu trong ngành nông lâm nghiệp (chè,
hạt điều, hồ tiêu, cà phê,gỗ) thì quế là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu khiêm
tốn mặc dù giá trị xuất khẩu khá cao. Tình hình cung cấp sản phẩm quế so với
nhu cầu về sản phẩm này có một sự chênh lệch khá lớn, nhu cầu sử đụng quế
không ngừng tăng cao trong khi nguồn cung cấp không tăng lên đáng kể. Có thể
nói lượng cầu sản phẩm này trong thời gian tới vẫn tăng nhưng lượng cung vẫn
có hạn nên giá cả còn tiếp tục tăng.


Cùng với việc giữ quan hệ với các bạn hàng cũ thì các ông ty xuất khẩu
quế của nước ta cũng không ngừng tìm kiếm các bạn hàng mới cho dù những
bạn hàng này nhập với khối lượng không lớn và giá trị không đáng kể.
Thứ tự

Mặt hàng/Tên
nước


1
2
3
4
5
6

Quế
Ấn Độ
Đài Loan
Hàn Quốc
Mỹ
Nhật
Các thị trường
khác

Tháng 6 năm 2014
Lượn
Giá trị
g

(Nghìn

(Tấn)
28020
2251
180
413
172
124.5


USD)
5.745
826
363
482
126
119

6 Tháng năm 2014
Lượng
Giá trị

Thị phần (%)
%
% Giá

(Tấn)

(Nghìn

Lượng

trị

14511
4850
763,4
1496
834

288,3

USD)
13648
5643,5
2490
1378,6
950,9
386

100
47
7
14
10
3

100
30
13
11
8
3

10590,3

1316

8


5

Xét về tổng thể, Hàn Quốc nhập với khối lượng lớn một các đều đặn. Đài
Loan cũng là một bạn hàng cố định, hàng năm luôn nhập một khối lượng quế
lớn từ nước ta để sản xuất tinh dầu quế và một phần dùng để cho công nghiệp
mỹ phẩm, thực phẩm. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu sản phẩm quế chất lượng
cao dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, cũng là một bạn hàng truyền
thống của nước ta song đòi hỏi về chất lượng sản phẩm khắt khe.Các nước Nhật,
Hà Lan, Hungari cũng là nước có khối lượng nhập lớn cố định sản phẩm quế.
Hai thị trường trung gian lớn trên thế giới là Singapore và Hồng Công có khối
lượng nhập ngày càng giảm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì các công ty xuất
khẩu quế của nước ta đã trực tiếp bán đến tận nơi có nhu cầu mà không cần phải
qua trung gian.
Đáng chú ý là bạn hàng Mỹ, sản lượng quế xuất khẩu sang thị trường này
không ngừng tăng. Đây là thị trường lớn đối với nhiều sản phẩm trong đó có quế.
Xét về giá trị của sản phẩm quế, tùy theo khối lượng nhập và chất lượng của sản
phẩm quế mà giá trị xuất khẩu của từng nước có khác nhau. Có nước nhập khẩu
với khối lượng lớn nhưng giá trị lại thấp do quế loại 0,8%, 3% hay quế vụn bới


họ có nhu cầu nhập những loại quế này về chế biến thức ăn gia súc.(Hà Lan).
Cũng có nước nhập khẩu với số lượng không lớn lắm nhưng giá trị lại cao do
nhập quế loại tốt, giá cao hơn các loại quế khác (Đài Loan, Nhật Bản).
Quế thanh có giá dao động 1100 dến 1450 USD một tấn (FOB Hải Phòng).
Quê ống có giá từ 1100 đến 1250 USD một tấn (FOB Hải Phòng). Quế vụn có
giá từ 1000 đến 1400 USD (FOB Hải Phòng).
• Tổng vốn để thực hiện phương án xuất khẩu.
Dự kiến tổng số vốn dành cho dự án là: 6.400.000.000 VNĐ
Các nguồn huy động vốn bao gồm:
Nguồn vốn của doanh nghiệp: 4.000.000.000 VNĐ

Nguồn vốn vay của ngân hàng: 2.400.000.000 VNĐ
Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Eximbank là 2.400.000.000 VNĐ với mức lãi suất
ưu đãi 10%/ năm ( Chương trình cho vay ưu đãi sản xuất kinh doanh lãi suất
10%/năm, bổ sung vốn sản xuất kinh doanh ngắn hạn), dự kiến thời hạn vay là 2
tháng.
Do đó, dự kiến lãi vay ngân hàng: 2.400.0000 x 9%/12 x 2 = 36.000.000 VNĐ
3.2.3. Kết quả phân tích tài chính
a. Dự kiến doanh thu
Doanh thu của lô hàng 100 tấn quế vụn và 100 tấn quế chẻ
+ 100 tấn quế vụn: 100 x 1400 = 140.000 USD
+ 100 tấn quế chẻ: 100 x 1600 = 160.000 USD
Tổng : 300.0000 USD = 6.336.000.000 VNĐ
( Tỷ giá: 1 USD = 21.120 VNĐ)
b.Dự kiến chi phí lô hàng xuất khẩu


• Chi phí thu gom hàng cho một lô hàng gồm 100 tấn quế vụn và 100 tấn
quế chẻ
STT

Khoản chi
Thu mua 100 tấn quế

1

chẻ
Thu mua 100 tấn quế

2


Thành tiền (VNĐ)
2.500.000.000

1.500.000.000
vụn
Chi phí vận chuyển
10.000.0000
Chi phí bốc dỡ
10.000.000
4.020.000.000

3
4
Tổng cộng
• Chi phí sản xuất
STT
1

Khoản chi
Chi phí nhân công
Chi phí đòng thùng

2

Thành tiền (VNĐ)
665.000.000

20.000.000
carton
Chi phí điện, nước

15.000.000
700.000.000

3
Tổng cộng

• Chi phí xuất khẩu lô hàng
STT

Chi phí
Chi phí giao

1

dịch ngân
hàng
Chi phí mua

2

tờ khai hàng

Số lượng
0,15% giá trị
L/C

Đơn giá

Thành tiền


(VNĐ)
0,15% x

(VNĐ)

300.000 x

9.504.000

21.120

2 tờ

5000/tờ

10.000

1 tờ

200.000/tờ

200.000

1 tờ

0
200.000
10.000.0000

0


xuất khẩu
Chi phí xin
3

cấp giấy phép

4
5
6

xuất khẩu
Phí cấp C/O
Phí lấy B/L
Phí vận
chuyển nội

5.000.000


địa
Phí thông báo
7

8
9
10

L/C của ngân
hàng

Phí giám
định
Phí thủ tục
Hải quan
Phí bốc xếp

11

lên tàu
Phí cân hàng
Phí kiểm đến,

12

giao nhận

13

14

15

2 tờ

20 USD

422.400

200.000


200.000

20.000/tờ khai

40.000

10.000.000

10.000.000

200.000

200.000

200.000

200.000

hàng
Phí gửi bộ

250.000

chứng từ
Phí chuyển
tiền tại ngân

200 USD

hàng

Thuế xuất
khẩu
Tổng cộng

4.224.000

0
35.250.400


• Bảng tổng hợp chi phí
STT
1
2
3
4
5

Chi phí
Chi phí thu mua hàng
Chi phí sản xuất
Chi phí xuất khẩu
Chi phí khác
Quỹ dự phòng = 3% x

Thành tiền (VNĐ)
4.020.000.000
700.000.000
35.250.400
250.000

142.665.012

6

(1+2+3+4)
Tổng cộng
Thuế VAT của doanh lợi

4.898.165.412
489.816.541,2

7

(10% tổng chi phí)
Lãi ngân hàng

36.000.000

(0.75%/tháng)
Tổng chi phí
5.423.981.953
Doanh thu từ hoạt động 6.336.000.000
xuất khẩu
Lợi nhuận trước thuế

912.018.047

(Doanh thu – Chi phí)
Thuế TNDN ( 25% lợi


228.004.511,8

nhuận trước thuế)
Lợi nhuận sau thuế

684.013.535,2

• Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu Rxk
Vậy muốn thu về 1 USD thì công ty phải bỏ ra 18.08 VNĐ, số tiền này
nhỏ hơn tỷ giá thực tế là 21.120 VNĐ. Đây là phương án xuất khẩu hợp lý đem
lại lợi nhuận cho công ty
• Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Pdt =

=

Tỷ suất lợi nhuận là 10,8 %, dự án có tính khả thi.
3.3.Tổ chức giao dịch ký hợp đồng
3.3.1. Lực chọn hình thức giao dịch


Với phương thức xuất khẩu trực tiếp, công ty ít khi đàm phán trực tiếp mà
thường chọn hình thức giao dịch thông qua thư tín. Đây là phương thức giao
dịch được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất trong hoạt động giao dịch hiện nay.
Hình thức thư tín được sử dụng chủ yếu không chỉ bởi tính phổ biến, lịch sự,
tính kinh tế mà còn bởi tính pháp lý rõ ràng của thư tín trong mỗi giao dịch.
Ưu điểm của việc sử dụng thư tín là tiết kiệm chi phí giao dịch, tiết kiệm về
thời gian đặc biệt là những đối tác các bên cách xa nhau về mặt địa lý. Các bên
không cần thiết phải gặp mặt trực tiếp để thương lượng các điều khoản, ký kết

hợp đồng mà vẫn có thể đảm bảo được tính pháp lý ở một mức nhất định trong
mỗi giao dịch. Hơn nữa, các bên có thể cùng một lúc giao dịch với nhiều bạn
hàng khác nhau, có thể không bộc lộ trực tiếp ý kiến, ý định thực sự của mình.
Tuy nhiên, hình thức giao dịch qua thư tín cũng tồn tại một số nhược điểm.
Nó đòi hỏi mất nhiều thời gian để chờ đối tác trả lời, điều này có thể dẫn đến
việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Cũng có nhiều trường hợp, các bên đối tác không
hiểu hết ý nhau. Khi sử dụng hình thức thư tín thì đòi hỏi ngôn ngữ lịch sự, ngắn
gọn nhưng súc tích, đi thẳng vào vấn đề, chính xác về ngôn từ sử dụng cũng như
đòi hỏi tính khẩn trương, kịp thời.
Ngôn ngữ sử dụng trong thư tín phải là ngôn ngữ phổ biến, được nhiều
người sử dụng trên thế giới, trang trọng, lịch sự và bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng,
dễ hiểu, tránh những hiểu nhầm đáng tiếc với người đọc.
Với phương thức giao dịch này, công ty Thiên Nam thường chào hàng, chờ
nhận được thư hỏi giá, chào hàng mua, đơn đặt hàng từ những nhà nhập khẩu có
nhu cầu. Công ty sau đó sẽ gửi thư trả lời cho đối tác và gửi theo hàng mẫu theo
yêu cầu của khách hàng. Khách hàng sau khi kiểm tra hàng mẫu nếu đồng ý thì
sẽ liên lạc lại với công ty để tiến hành thỏa thuận, thương lượng lại về những
điều khoản trong hợp đồng.
Sau khi nhận được order của phía đối tác nước ngoài, dựa trên phân tích hiệu
quả về tài chính, công ty quyết định chọn công ty BLACK PEARL của Ấn Độ
làm bạn hàng trong đợt xuất khẩu này.


Công ty đã gửi thư chấp nhận đến công ty BLACK PEARL với nội dung
như sau:
From: Thien Nam JSC
108 Lo Đuc, Đong Nhan, Hai Ba Trung,
Ha Noi
Fax: (84-4) 3976 6869
Ha Noi, Viet Nam, Mar 23rd ,2014.

ACCEPTANT
To Mr. Chhapi Sharma,
Purchasing manager,
BLACK PEARL Ltd.
Adress: HIG-4, Ganga Nagar, SIHS Colony, N.K. Palayam (PO), Coimbatore –
641 033, India
Fax: +(91)-(422)-2273658
Dear Sir,
We are kindly to accept your order of Mar, 21st, 2014 for 100 MT broken cassia
and 100 MT split cassia.
We agreed with all your request about the goods with their quality, the quantity,
the delivery time and the payment method.
It has been our pleasure doing business with you.
Yours truly,
Duong Thien Nam.
General Director.

3.3.2. Lập hợp đồng
SALES CONTRACT
No: 0197 - 2014


Date: Mar 25th ,2014
Between: Thien Nam JSC.
Address:108 Lo Đuc, Đong Nhan, Hai Ba Trung, Ha Noi.
Tel: (84-4) 3976 6868
Fax: (84-4) 3976 6869
Represented by Mr. Duong Thien Nam
Hereinafter called as the SELLER
And: BLACK PEARL Ltd.

Addres: HIG-4, Ganga Nagar, SIHS Colony, N.K. Palayam (PO), Coimbatore –
641 033, India
Fax: +(91)-(422)-2273658
Mobile / Cell Phone: +(91)-9092055174/9092055175
Email:
Pepresented by Mr. Kabir Wadee
Hereinafter called as the BUYER
The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the
commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:
1.Commodity – Quantity – Unit price
No
1
2

Product
Broken
cassia
Split cassia

Quantity
100 MT
100 MT

Unit price
USD 1400/MT FOB
Haiphong (Incoterms 2010)
USD 1600/MT FOB

Total in
USD

USD 140000

USD 160000
Haiphong (Incoterms 2010)
Total amount: USD 300 000 ( United States Dollar Three hundred
thousands only)

Origin: Viet Nam
Brand name: THIENNAM
Shelf life: 2 years
Certification: FDA, GAP, GMP, HACCP, KOSHER


Quality: According to sample
• Time of shipment
All commodities shall be shipped before end of April 2014
Partial shipment is not allowed
Transshipment is not allowed
• Port of shipment: Hai Phong Port, Viet Nam
Port of destination: Mundra Port, India
• Terms of payment: The payment shall be paid through Irrevocable L/C
at sight 60 days from bill of Lading date.
Following documents required:
• 3/3 set of original Clean on Board Bill of Lading
• Commercial invoice in triplicate.
• Packing list
• Certificate of origin issued by authorized body
• Certificate of quality and quantity issued by the SELLER
• Terms of delivery: FOB Haiphong, Viet Nam (Incoterms 2010)
• Packing: in carton net 10 kgs. To be packed in suitable for long distance

ocean and inland transportation and well protected against moisture.
• Inspection
Commodities has inspected by the SELLER before loading on board. All claim
by the BUYER shall be made within 30 days after discharged completion.
• Force Majeure
The SELLER shall not be responsible for any delay in delivery or non-delivery
of the commodities due to Force Majeure. Howerver, the SELLER shall advise
the BUYER immediately of such occurrence and within 14 days thereafter shall
send by airmail to the BUYER for their acceptance a citificate issued by the
competent government authorities of the place where the accident occurs as
evidence thereof. Under such circumtances the SELLER, however, are still
under the obligation to take all necessary measures to hasten the delivery of the


×