Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng của trung tâm dịch vụ hậu cần thuỷ sản hải phòng giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.22 KB, 101 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HOÀNG HẰNG LY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG HẠ TẦNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ
HẬU CẦN THUỶ SẢN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2016


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HOÀNG HẰNG LY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG HẠ TẦNG CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ


HẬU CẦN THUỶ SẢN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐAN ĐỨC HIỆP
HẢI PHÒNG - 2016


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng hệ thống hạ tầng của Trung tâm dịch vụ hậu cần thuỷ sản Hải
Phòng giai đoạn 2016-2020” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Nội dung của luận văn là kết quả của quá trình thu thập thông tin, số
liệu, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, báo cáo của Trung tâm Dịch vụ hậu cần
thuỷ sản, các văn bản quy định có liên quan đến nội dung luận văn, đảm bảo
tính chính xác và khoa học.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hải Phòng, ngày 06 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Hằng Ly


iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
hệ thống hạ tầng của Trung tâm dịch vụ hậu cần thuỷ sản Hải Phòng giai
đoạn 2016-2020”, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở trường Đại
Học Hải Phòng.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đan Đức Hiệp
đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã cung cấp cho tôi nhiều
nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, xin
được gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định và bản thân
chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô giáo để khoá
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 06 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Hằng Ly


v
Mục lục

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH .........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................x
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN
VÀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN
1.1. Khái niệm, đặc trưng của Dịch vụ hậu cần thuỷ sản………………….
….Error: Reference source not found
1.1.1.
Khái
niệm
hậu
cần
kinh
doanh…………………………………............Error: Reference source not
found
1.1.2. Đặc điểm ……………………….……………………………...........
….Error: Reference source not found
1.1.3. Hậu cần nghề cá …………………………………………..
……............Error: Reference source not found
1.2. Vai trò của hậu cần, hậu cần nghề cá về việc phát triển ……………..…
Error: Reference source not found
1.2.1. Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia hoạt động
……………………………………………………………………………….Er
ror: Reference source not found
1.2.2. Dịch vụ hậu cần cung ứng các dịch vụ …………………......….......…
Error: Reference source not found
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng ……………………………
Error: Reference source not found
1.2.4. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển ………………………..

….......Error: Reference source not found
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hậu cần thuỷ sản
………………...Error: Reference source not found


vi

1.3.1.
Nhân
tố
bên
trong
…………………………..……...
…………............Error: Reference source not found
1.3.2. Nhân tố bên ngoài…………………………………………….........
….Error: Reference source not found
1.4. Một số kinh nghiệm phát triển Dịch vụ hậu cần thuỷ sản trong nước và
quốc
tế.
……………………………………………………………………...Error:
Reference source not found
1.4.1. Phát triển Dịch vụ hậu cần thuỷ sản trong nước……………….......…
Error: Reference source not found
1.4.2. Phát triển Dịch vụ hậu cần thuỷ sản
…………………….Error: Reference source not found

trên

thế


giới

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRUNG
TÂM DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 20112015
2.1. Vài nét tổng quan về Thành phố Hải Phòng…………………………...
Error: Reference source not found
2.1.1. Vị trí địa lý ……………...……………………………………………
Error: Reference source not found
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội, phát triển ngành thuỷ
sản thành phố Hải Phòng ……………………………………………………
Error: Reference source not found
2.2. Giới thiệu về Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản Hải Phòng……..….30
2.2.1
Quá
trình
hình
thành

phát
…………………………………….Error: Reference source not found

triển

2.2.2. Các đơn vị trực thuộc Trung tâm……………………………………..
Error: Reference source not found
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Dịch vụ hậu cần
thuỷ sản …………………………………………………………………...…
Error: Reference source not found
2.2.4. Cơ cấu tổ chức quản lý……………………………………………….
Error: Reference source not found

2.3. Tình hình hoạt động và hạ tầng của Trung tâm dịch vụ hậu cần thuỷ sản
Hải
Phòng


vii

…………………………………………………………………...Error:
Reference source not found
2.3.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá
Hải
Phòng
giai
đoạn
2011-2015
…………………………………………....Error: Reference source not found
2.3.2. Tình hình hoạt động KNĐ và tránh trú bão Trân Châu.........................47
2.4. Thực trạng hoạt động và hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng của Trung tâm
Dịch vụ hậu cần thuỷ sản tại các Cảng cá và bến cá giai đoạn năm 2011-2015
……………………………………………………………………………….Er
ror: Reference source not found
2.5. Điểm mạnh và điểm yếu của Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản.........58
2.5.1. Điểm mạnh............................................................................................58
2.5.2. Điểm yếu..........................................................................................58
2.6. Nguyên nhân, những khó khăn tồn tại trong hoạt động kinh tế của Trung
tâm
Dịch
vụ
hậu
cần

thuỷsản
……………………………………………….Error: Reference source not
found
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HỆ THỐNG HẠ TÂNG CỦA TRUNG
TÂM DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN
3.1. Định hướng phát triển KT-XH, phát triển kinh tế thuỷ sản Hải Phòng giai
đoạn 2016-2020…………………………………………………………….. 62
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020
……………………………………………………………………………….62
3.1.2. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Hải Phòng giai đoạn 20162020………………………………………………………………………….63
3.2 Định hướng phát triển ngành thuỷ sản của Trung tâm Dịch vụ hậu cần
thuỷ sản trong giai đoạn năm 2016-2020……………………………………64
3.3 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tại
Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản ………………………………………..65
KẾT LUẬN ………………………………………...……………………….79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................80
PHỤ LỤC…………………………………………………………………....81


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên gọi đầy đủ

BHYT
BNN-PTNT
BVMT

CNH-HĐH
CNV
HĐTG
KHĐT
KNĐ

Bảo hiểm y tế
Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn
Bảo vệ môi trường
Công nghiệp hoá - Hiệnđại hoá
Công nhân viên
Hợp đồng thu gom
Kế hoạch đầu tư
Khu neo đậu


ix
KT-XH

NĐ-CP
NSNN
NXB
PCCC
PTNT
QCVN

QH
TNHH-MTV
TS
TT-BTC

UBND
TTDH
VLXD

Kinh tế - Xã hội
Nghị định
Nghị định – Chính phủ
Ngân sách nhà nước
Nhà xuất bản
Phòng cháy chữa cháy
Phát triển Nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc Hội
Trách nhiệm hữu hạn - một thành viên
Thuỷ sản
Thông tư - Bộ Tài Chính
Ủy ban nhân dân
Thông tin Duyên Hải
Vật liệu xây dựng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
Tiếng Anh
ADB
The Asian Development Bank
ASEAN

Tiếng việt
Ngân hàng phát triển


Châu Á
Association of Southeast Asian Liên minh chính trị,
Nations

kinh tế, văn hoá và xã
hôi của các quốc gia
trong khu vực Đông

BOT
BT
BTO
CAS

Built Operatian Transfer

Nam Á
Xây dựng - Vận hành

Built Transfer

-Chuyển giao
Xây dựng - Chuyển

Built Transfer Operatian

giao
Xây dựng - Chuyển

Chemical Abstracts Service


giao -Vận hành
Hiệp hội hoá chất Hoa


x

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng việt
Kỳ
Là thiết bị ngoại vi với

DSC

công nghệ truyền phát
mã số cho phép các đài
được trang thiết bị phù
EU
FDI

European Union
Foreign Direct Investment

hợp
Liên minh Châu Âu
Hình thức đầu tư dài
hạn của cá nhân hay

công ty nước này vào
nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở sản xuất,

ODA
PPP
SOLAS

Official Development Asistance
Public Private Partner

kinh doanh
Hình thức đầu tư nước
ngoài
Hợp tác công - tư
Các hội nghị quốc tế
cho sự an toàn của cuộc

USD
VHF

United States Dollar

sống trên biển
Đơn vị tiền tệ Mỹ
Tần số rất cao là dải tần
số vô tuyến nằm từ
30MHz đến 300MHz



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng

Trang
38

2.2

Bảng thống kê số lượng hàng thuỷ sản qua các năm
Doanh thu Cảng cá Cát Bà

2.3

Biểu giá thu phí tàu và phương tiện qua cảng

42

2.4

Doanh thu bến cá Ngọc Hải Đồ Sơn

46

2.5


Thống kê số hộ kinh doanh trong cảng

57

41


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hình
Tên hình
Trang
2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản
33
2.2
Hình ảnh Cảng cá Cát Bà
37
Biểu đồ thể hiện số lượng tàu cập cảng, phương tiện ra vào cảng
2.3
39
cá Cát Bà
Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, hàng hoá qua cảng cá Cát
2.4
40

Biểu đồ thể hiện số lượng tàu cập cảng, phương tiện ra vào bến
2.5
44

cá Ngọc Hải Đồ Sơn
Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, hàng hoá qua bến cá Ngọc
2.6
45
Hải Đồ Sơn
2.7
Biểu đồ thể hiện doanh thu bến cá Ngọc Hải Đồ Sơn
47
2.8
Hình ảnh vận chuyển hải sản tại bến cá Ngọc Hải Đô Sơn
49
Hình ảnh việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm của ngư dân tại
2.9
50
bến cá
2.10
Hình ảnh các dụng cụ chứa đựng hải sản
51
2.11
Hình ảnh mặt cảng đọng nước từ nước thải hải sản
52
2.12
Hình ảnh phân loại, sơ chế hải sản
52
2.13
Hình ảnh rác thải trên mặt cảng
54
2.14
Hình ảnh luồng vào cảng cá Ngọc Hải bị sa bồi nghiêm trọng
59



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là thành phố ven biển, có lợi thế phát triển kinh tế biển.
Trong đó ngành khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản được xác
định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Số lượng tàu
thuyền đánh bắt hải sản hoạt động tại vùng ngư trường Hải Phòng cũng như
sản lượng khai thác ngày càng tăng đóng góp vào sự tăng trưởng chung của
toàn thành phố. Trong những năm qua, sản xuất thuỷ sản đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận: Năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản đạt trên 106,9
nghìn tấn, tăng gấp 1,52 lần so với năm 2005, bình quân tăng 4,76%/năm.Tuy
nhiên trong những năm gần đây ngành thuỷ sản thành phố phải đối mặt với
không ít khó khăn và thách thức: Quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung do tác
động của các ngành kinh tế khác, các khu công nghiệp, đô thị… Tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do các hoạt động công nghiệp - dịch vụ,
thời tiết, khí hậu có những diễn biến bất thường, diện tích nuôi trồng thuỷ sản
ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của các hoạt động thương mại, du lịch,
dịch vụ, hoạt động khai thác thuỷ sản diễn ra tự phát trên các vùng biển dẫn
đến nguồn lợi có xu hướng suy giảm, giá vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu ngày
càng tăng cao trong khi đó giá các sản phẩm thuỷ sản tăng chưa tương xứng,
hoạt động chế biến thuỷ sản đa phần vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán, giá trị xuất
khẩu chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết
các cơ sở chế biến hiện nay vẫn chủ động nhập nhiên liệu từ các địa phương
khác để đảm bảo nhiên liệu phục vụ hoạt động sản xuất.
Tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều cơn bão có sức
tàn phá lớn đổ bộ vào vùng biển Hải Phòng gây thiệt hại về người và phương
tiện của ngư dân. Trong đó trên địa bàn còn thiếu nhiều điểm tránh trú bão ở

xa ngư trường, khi có tình huống thời tiết nguy hiểm, tàu thuyền đánh cá
không kịp về nơi neo đậu.
Để ngành thuỷ sản Thành phố Hải Phòng phát triển toàn diện theo


2

hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế,
đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng
ngư dân kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế thuỷ sản với bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ an sinh, quốc phòng
vùng biển đảo của Tổ quốc.
Mang lại thành công cho ngành thuỷ sản cần rất nhiều ngành lĩnh vực
nhưng một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực thuỷ sản phải kể đến là dịch vụ
hậu cần thuỷ sản, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản và đảm bảo an
toàn đến con người và phương tiện của ngư dân, tạo lòng tin cho ngư dân bám
biển. Do vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng
dịch vụ hậu cần thuỷ sản tại Thành phố Hải Phòng để sớm xây dựng Hải
Phòng thành một trong những trung tâm nghề cá lớn cả nước.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận hậu cần, hậu cần phát triển thuỷ sản,
hạ tầng kỹ thuật hậu cần thuỷ sản.
- Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hiệu quả sử dụng hệ thống hạ
tầng thuỷ sản Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng
của Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm hệ thống hạ tầng và dịch
vụ hậu cần thuỷ sản tại cảng cá Cát Bà, bến cá Ngọc Hải, Khu neo đậu tránh

trú bão và Dịch vụ hậu cần thuỷ sản Trân Châu của Trung tâm Dịch vụ hậu
cần thuỷ sản tại Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.
3.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về hệ thống hạ tầng tại cảng cá Cát Bà,
bến cá Ngọc Hải, Khu neo đậu tránh trú bão và Dịch vụ hậu cần thuỷ sản Trân
Châu và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng,
dịch vụ của nghề cá tại bến cá, cảng cá, khu neo đậu.
Phạm vi không gian: Các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão
thuộc sự quản lý của Trung tâm dịch vụ hậu cần thuỷ sản trên địa bàn thành


3

phố Hải phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Tiến hành khảo sát thực tế tại các cảng cá Cát Bà, Bến cá Ngọc Hải
Đồ Sơn và KNĐ Trân Châu tại Hải Phòng
+ Thu thập và tập hợp các số liệu như: số lượng và công suất tàu thuyền
qua cảng, số lượng hàng hoá qua cảng, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh sản xuất tại Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ sản.
- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia để từ đó có những nhận định,
đánh giá đúng đắn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục biểu bảng, danh mục
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được
kết cấu bao gồm 03 chương:
Chương 1: Lý luận chung về Dịch vụ hậu cần thuỷ sản và Trung tâm
Dịch vụ hậu cần thuỷ sản

Chương 2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm Dịch vụ hậu
cần thuỷ sản Hải Phòng giai đoạn 2011-2015
Chương 3: Định hướng phát triển hậu cần nghề cá và biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng của Trung tâm Dịch vụ hậu cần thuỷ
sản giai đoạn 2016-2020


4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN
VÀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ HẬU CẦN THUỶ SẢN
1.1. Khái niệm, đặc trưng của Dịch vụ hậu cần thuỷ sản
1.1.1. Khái niệm hậu cần kinh doanh[8]
Hội đồng quản trị logistics - một tổ chức chuyên môn bao gồm các nhà
quản trị logistics, những người làm việc trong lĩnh vực đào tạo và những
người thực tế làm việc trong lĩnh vực logictics, được thành lập năm 1962 với
mục đích duy trì công tác đào tạo và thúc đẩy việc trao đổi ý tưởng – đã đưa
ra khái niệm về logistics như sau: “Hậu cần là quá trình lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm soát các luồng lưu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, sản phẩm
dở dang, thành phẩm 0020 và thông tin liên quan có hiệu suất cao và hiệu
quả về mặt chi phí từ điểm khởi nguồn cho đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích
thoả mãn các yêu cầu của khách hàng”.
Trong cuốn “ The handbook of logistics and ditstribution management”
nhóm tác giả đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn: “Logistics là nghệ thuật
và khoa học giúp quản trị và kiểm soát dòng chảy của hàng hoá, năng lượng,
thông tin và những nguồn lực khác”. Nhìn chung khái niệm trên đều thể hiện
được logistics đề cập đến quá trình quản lý luồng lưu chuyển các nguồn lực
như vật tư, nhân lực, thông tin… nhằm thực hiện một kế hoạch nhất định.
Quá trình này bắt đầu từ bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân phối,
quản lý, kiểm soát luồng lưu chuyển nguồn lực nhằm mục tiêu cuối cùng là kế

hoạch được thực hiện thành công.
Hiện nay, khái niệm logistics đang được sử dụng và công nhận trên
toàn thế giới là khái niệm do Hội đồng các chuyên gia Quản trị chuỗi cung
ứng (Council of Supply Chain Management Professionals,2005) đưa ra, theo
đó “ Logistics là bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng thực hiện kế hoạch và
kiểm soát tính hiệu quả và kết quả của các luồng lưu chuyển và của việc lưu
kho hàng, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm khởi nguồn và điểm tiêu


5

thụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng”.
Xét trên phương diện đáp ứng nhu cầu của đối tượng phục vụ, logistics
được hiểu là cung cấp đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng địa điểm. Cùng
với quá trình phát triển mạnh mẽ của logistics và nhu cầu ngày càng tăng từ
phía khách hàng, việc đáp ứng các nhu cầu này không chỉ dừng lại ở 3 đúng –
đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng địa điểm mà đòi hỏi các nhu cầu đó
được đáp ứng ở độ dịch vụ cao hơn. Do vậy, các tiêu chí mới dần được bổ
sung. Quan điểm mới nhất hiện nay: Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm với đúng số lượng và đúng điều kiện tới đúng địa điểm vào đúng thời
gian cho đúng khách hàng với đúng giá cả.
1.1.2. Đặc điểm [10]
- Hậu cần là một chuỗi cung cấp:
Hậu cần là một tập hợp những hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong suốt quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thô thành sản phẩm
có giá trị tiêu dùng. Chính bởi nguồn nguyên vật liệu, nhà máy và địa điểm
tiêu thụ không được bố trí tại cùng một nơi cũng như quá trình cung ứng cho
thấy một chuỗi gồm nhiều hoạt động sản xuất nên những hoạt động hậu cần
được lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi sản phẩm đưa vào tiêu dùng trên thị
trường. Thậm chí hoạt động hậu cần còn lặp lại khi sản phẩm đã qua sử dụng

được tái sinh trở lại quá trình cung ứng.
Nói chung một doanh nghiệp đơn lẻ dù rất muốn cũng không thể kiểm
soát toàn bộ quá trình lưu chuyển sản phẩm từ nguồn nguyên liệu đến điểm
tiêu dùng cuối cùng. Trong thực tế, hậu cần trong kinh doanh áp dụng cho
một doanh nghiệp ở phạm vi hẹp hơn. Thông thường, doanh nghiệp kiểm soát
nhiều nhất luồng cung cấp vật chất và luồng phân phối sản phẩm kịp thời.
Luồng cung ứng nguyên vật liệu cho thấy khoảng trống về thời gian và không
gian giữa nguồn nguyên liệu và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp. Tương
tự như vậy, kênh phân phối cho thấy khoảng trống về thời gian và không gian
giữa địa điểm sản xuất và khách hàng của doanh nghiệp. Do đó có sự tương


6

đồng về các hoạt động của hai kênh trên nên cung ứng (thường được xem là
quản trị nguyên vật liệu) và phân phối gồm những hoạt động hợp thành hậu
cần kinh doanh. Quản trị hậu cần kinh doanh do đó được xem là quản trị
chuỗi cung ứng.
Mặc dù có thể hiểu hậu cần một cách đơn giản là quản trị luồng sản
phẩm từ thời điểm mua cho đến thời điểm bán nhưng nhiều doanh nghiệp còn
có một kênh hậu cần ngược cũng cần phải quản lý. Chu kỳ sống sản phẩm xét
về khía cạnh hậu cần không kết thúc khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Sản phẩm có thể quá hạn, hư hỏng hoặc mất tính năng tác dụng và được
chuyển về nơi sản xuất để sửa lại.
Kênh hậu cần ngược có thể dùng lại một phần của kênh hậu cần trước
nhưng cũng có thể thiết lập một kênh riêng. Quá trình cung ứng chỉ kết thúc
khi cuối cùng sản phẩm được vứt bỏ. Vậy kênh hậu cần ngược cũng cần phải
được cân nhắc nằm trong phạm vi của việc lập kế hoạch hậu cần và kiểm soát.
- Hoạt động tổng hợp:
Các hoạt động có kiểm soát cấu thành nên lĩnh vực hậu cần kinh doanh

(hoạt động quản lý các chuỗi cung ứng) thay đổi trong doanh nghiệp tuỳ theo
cơ cấu tổ chức đặc trưng của doanh nghiệp, theo sự khác nhau trong quan
điểm quản trị về các bộ phận cấu thành của hậu cần và tầm quan trọng của các
bộ phận riêng lẻ tới toàn bộ quá trình hoạt động.
Các bộ phận của một hệ thống hậu cần điển hình gồm: dịch vụ khách
hàng, dự báo nhu cầu, kênh phân phối, kiểm soát hàng tồn kho, mua nguyên
vật liệu, giải quyết đơn hàng, dịch vụ và địa điểm hỗ trợ, lựa chọn vị trí kho
và nhà xưởng (phân tích vị trí), mua, đóng gói, xử lý hàng hoá bị trả lại, thu
hồi và xử lý phế liệu, trao đổi vận chuyển và dự trữ.
- Phối hợp với công tác Marketing để:
+ Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng về dịch vụ hậu cần.
+ Xác định phản ứng của khách hàng đối với dịch vụ.
+ Xác định các mức độ phục vụ khách hàng.


7

- Các hoạt động chủ yếu:
+ Vận chuyển
* Lựa chọn phương thức và dịch vụ vận chuyển
* Thống nhất về chi phí vận chuyển
* Xác định tuyến vận chuyển
* Lập kế hoạch vận chuyển
* Giải quyết thủ tục
* Kiểm soát giá
+ Quản trị dự trữ
* Chính sách dự trữ nguyên vật liệu thô và thành phẩm
* Dự báo tiêu thụ ngắn hạn
* Tổ chức sản phẩm tại các điểm dự trữ
* Xác định số lượng, quy mô và vị trí điểm dự trữ

* Chiến lược kịp thời, kéo và đẩy
+ Luồng thông tin và giải quyết đơn hàng
* Trình tự tương tác giữa đơn đặt hàng và hàng tồn kho
* Phương thức truyền tải thông tin hoạt động
* Quy định về mặt hàng
+ Hoạt động hỗ trợ
* Xác định không gian
* Bố trí kho và thiết kế nơi xếp dỡ
* Hình dáng kho dự trữ
* Sắp xếp kho bãi
+ Quản lý nguyên vật liệu
* Lựa chọn trang thiết bị
* Chính sách đổi mới thiết bị
* Trình tự chọn lựa đơn đặt hàng
* Dự trữ và thu hồi hàng tồn kho
Mua:
* Chọn người cung ứng
* Định thời gian mua
* Định số lượng mua
+ Đóng gói: Thiết kế để quản lý, dự trữ, ngăn chặn thất thoát và thiệt
hại.
+ Phối hợp với hoạt động sản xuất, điều hành để xác định số lượng toàn
bộ, trình tự và thời gian sản xuất sản phẩm.
+ Duy trì thông tin:
* Thu thập, dự trữ và truyền tải thông tin
* Phân tích dữ liệu
* Các thủ tục kiểm soát.


8


Các hoạt động chủ yếu và hỗ trợ được phân chia do có những hoạt
động diễn ra ở tất cả các kênh hậu cần trong khi các hoạt động khác diễn ra
tuỳ thuộc vào các điều kiện trong một doanh nghiệp cụ thể.
Các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng đặt ra các sản phẩm và độ sẵn sàng
mà hệ thống hậu cần phải đáp ứng. Chi phí hậu cần tăng lên tương ứng với
mức độ phục vụ khách hàng. Việc đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ ảnh hưởng
tới các khoản chi phí hậu cần nhằm duy trì các mức độ phục vụ. Đặt ra các
yêu cầu về chất lượng dịch vụ có thể đẩy chi phí hậu cần lên mức quá cao.
Vận chuyển và dự trữ là các hoạt động cơ bản có chi phí cao trong hoạt
động hậu cần. Kinh nghiệm cho thấy mỗi hoạt động này sẽ chiếm ½ đến 2/3
tổng chi phí hậu cần. Hoạt động vận chuyển thêm giá trị về mặt địa điểm,
hoạt động dự trữ thêm giá trị về mặt hệ thời gian trong giá trị hàng hoá và
dịch vụ.
Trong những trường hợp như vậy, nhu cầu không được đáp ứng và sản
phẩm tồn đọng trong hoạt động hậu cần bị giảm giá trị hoặc bị quá hạn sử
dụng.
Hoạt động dự trữ có vai trò quan trọng trong quản trị hậu cần vì sẽ
không khả thi nếu chỉ sản xuất ngay khi khách hàng yêu cầu hoặc đảm bảo
chắc chắn về tiến độ giao hàng. Hoạt động dự trữ là khâu đệm giữa cung và
cầu, nó duy trì sự sẵn có những sản phẩm cần thiết phục vụ khách hàng. Đồng
thời, nó tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất và
hoạt động hậu cần hướng tới những phương thức sản xuất và phân phối sản
phẩm hiệu quả hơn.
Xử lý đơn đặt hàng là hoạt động chủ yếu cuối cùng. Nó chiếm mức chi
phí thấp so với chi phí vận chuyển và dự trữ. Tuy nhiên, nó chiếm phần lớn
thời gian đưa hàng hoá và dịch vụ tới người tiêu dùng. Đây là hoạt động dẫn
tới việc vận chuyển hàng hoá và thực hiện dịch vụ.
Các hoạt động hỗ trợ mặc dù có thể có tầm quan trọng không kém so
với hoạt động chủ yếu, nhưng ở đây nó chỉ được xem xét như một đóng góp



9

cho việc hoàn thành nhiệm vụ hậu cần. Hơn nữa, một hoặc nhiều hoạt động
hỗ trợ có thể không nằm trong tổng thể hoạt động hậu cần của doanh nghiệp.
Chẳng hạn các mặt hàng như ôtô nguyên chiếc hoặc than, đá, sắt, sỏi là những
mặt hàng không chịu ảnh hưởng của thời tiết vẫn được dự trữ song chúng
không cần phải có những biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, việc lưu trữ và xử lý
nguyên vật liệu diễn ra ở bất kỳ nơi nào có sự gián đoạn trong việc đưa sản
phẩm tới thị trường tiêu thụ.
Bao gói là một hoạt động hỗ trợ cho hoạt động vận chuyển và dự trữ
cũng như hoạt động lưu trữ và xử lý nguyên vật liệu vì nó góp phần nâng cao
hiệu quả của các hoạt động này. Mua và lập kế hoạch sản phẩm thường được
quan tâm ở nhiều hoạt động sản xuất hơn là hoạt động hậu cần. Tuy nhiên, nó
cũng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động hậu cần đặc biệt là tới hiệu quả của
quản trị vận chuyển và dự trữ. Cuối cùng, duy trì thông tin giúp cho tất cả các
hoạt động hậu cần khác có được các hoạt động cần thiết để lập kế hoạch và
kiểm soát.
1.1.3. Hậu cần nghề cá
1.1.3.1. Khái niệm hậu cần nghề cá
Hậu cần nghề cá là một khái niệm tương đối mới để phản ánh các hoạt
động làm cơ sở và hỗ trợ phát triển nghề cá từ khai thác đánh bắt đến bảo
quản, vận chuyển, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hậu cần nghề cá
không chỉ đơn thuần và việc dự trữ, vận chuyển sản phẩm đến đúng lúc, đúng
nơi cần thiết mà còn bao gồm các hoạt động đảm bảo an toàn cũng như nâng
cao hiệu quả sản xuất của ngư dân. Hậu cần nghề cá cần có cơ sở vật chất để
đảm bảo công tác an toàn cho hoạt động đánh bắt, sản xuất của tàu thuyền
trên biển, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình đánh bắt, sản xuất của
tàu thuyền trên biển, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình đánh bắt

cũng như hoạt động khai thác, chế biến sản phẩm thuỷ sản khi hàng hoá đã
được đánh, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như các hoạt động hỗ trợ quá
trình khai thác đánh bắt của ngư dân được hiệu quả hơn.


10

Một số hoạt động hậu cần nghề cá chủ yếu như: Công tác xây dựng,
quản lý các cảng cá, chợ cá, khu neo đậu tránh trú bão cá; các dịch vụ cung
cấp các hàng hoá, ngư lưới cụ, nước ngọt, nhiên liệu, đá lạnh cho tàu thuyền
ra khơi đánh bắt; dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, vá lưới, sửa chữa
ngư lưới cụ; các hoạt động như dự báo, thăm dò, định vị phục vụ cho hoạt
động đánh bắt được hiệu quả hơn; hoạt động bốc dỡ, vận chuyển, kho lạnh
bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm, dịch vụ chế biến
sản phẩm và phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
1.1.3.2. Đặc trưng của nghề cá
- Tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào thời tiết:
Nghề cá có nhiều loại hình đánh bắt khác nhau tuy nhiên mỗi loại nghề
đánh bắt chỉ phù hợp với một số loài thuỷ sản và có tính thời vụ. Đối với từng
thời kỳ khác nhau, hoạt động khai thác đánh bắt chủ yếu tập trung vào một số
sản phẩm chủ yếu mang lại giá trị kinh tế cao như: ở vùng Bắc Trung Bộ đánh
cá cơm hiệu quả chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4; đánh mực chủ yếu từ tháng 5
đến tháng 8. Quy luật này cũng phụ thuộc vào từng vùng khác nhau, thời gian
đánh cá ở phía Bắc khác thời gian đánh cá ở phía miền Trung cũng như ở
miền Nam. Vì vậy nếu chọn đúng thời điểm đánh cá thì lượng cá nhiều, trọng
lượng đạt tiêu chuẩn và dễ đánh bắt, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Nghề khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Không giống như các ngành nghề khác, tàu thuyền đánh bắt làm việc trên
biển vì vậy chỉ có thể ra khơi đánh bắt khi trời yên, biển lặng. Những khi gió
mùa, áp thấp nhiệt đới hay bão tố các tàu phải nghỉ nằm bờ hoặc nếu đang

đánh bắt trên biển thì phải nhanh chóng tìm nới trú ẩn an toàn hay thoát khỏi
vùng nguy hiểm nếu không sẽ bị sóng, gió đánh chìm. Bên cạnh đó một số
nghề còn phụ thuộc thời gian trong tháng. Ví dụ: Những ngày trăng sáng từ
13 đến 20 hàng tháng những tàu hành nghề hình thức đánh bóng (dùng bóng
đèn để thu hút cá đến gần) thì những ngày trăng sáng phải nghỉ vì nếu có đánh
bắt cũng không hiệu quả và rất dễ bị lỗ vốn.


11

- Để đảm bảo phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững, bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học, nghề khai thác thuỷ sản phải tuân thủ nhiều quy
định khác nhau như: cỡ lưới phải phù hợp với các loài thuỷ sản đánh bắt vì
nếu cỡ lưới quá nhỏ sẽ bắt phải những con chưa đủ trọng lượng khai thác nên
rất dễ tận diệt loài; về thời gian đánh bắt phải tránh thời gian sinh vật đẻ
trứng, bên cạnh đó là quy định hình thức đánh bắt như cấm dùng chất nổ, hoá
chất độc hại để đánh bắt… và thường xuyên có các lực lượng chức năng tổ
chức kiểm tra tuần tra việc thực hiện các quy định này.
- Nghề cá đòi hỏi chi phí lớn, nhiều rủi ro. Mỗi chuyến đi biển đánh
bắt, ngoài chi phí đóng tàu và trang bị ngư lưới cụ cần thiết thì các tàu cần
trang bị dầu, nước, đá lạnh, thức ăn, hàng hoá thiết yếu khác vì vậy chi phí là
rất lớn. Bên cạnh đó tình hình thời tiết phức tạp, diễn biến khó lường, nguồn
lợi thuỷ sản không ổn định, tình hình tranh chấp trên biển ngày càng căng
thẳng đã có nhiều tàu thuyền, ngư dân bị bắt và xua đuổi làm cho mỗi chuyến
đi biển của ngư dân tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt hiện nay trên cả nước đang
hình thành các tổ đội sản xuất trên biển và các hiệp hội nghề cá. Các tổ đội
sản xuất này gồm nhiều tàu thuyền khác nhau cùng đánh bắt trên biển vừa
phối hợp trong đánh bắt, phát hiện luồng cá vừa bảo vệ lẫn nhau trên biển.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ hậu

cần nghề cá của mỗi địa phương. Dịch vụ hậu cần nghề cá luôn gắn liền với
hiệu quả đánh bắt của ngư dân. Các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm cũng
như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ khác cần tìm hiểu kỹ để có kế hoạch
sản xuất phù hợp với đơn vị.
1.1.3.3. Hạ tầng kỹ thuật hậu cần nghề cá
- Cảng cá có các hạng mục công trình sau:
Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và
vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm đất, vùng nước cảng cá để xây
dựng cầu cảng, khu neo đậu tàu cá, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch


12

vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, sản xuất
và kinh doanh thuỷ sản. Vùng nước đậu tàu là vùng nước cầu cảng giành cho
tàu cá neo đậu, thực hiện các hoạt động dịch vụ hậu cần cung ứng nguyên
liệu, nhiên vật liệu phục vụ khai thác thuỷ sản và chuyển tải hàng hoá
+ Luồng tàu vào cảng là luồng nối từ luồng chạy tàu đến vùng nước
trước cầu cảng cá
+ Bể cảng và vũng bốc xếp
+ Bến cập tàu
+ Công trình xây dựng kiến trúc và các trang thiết bị khác:
 Khu tiếp nhận và xử lý nguyên liệu cá, tàu cá
 Kho lạnh bảo quản
 Văn phòng điều hành cảng và công trình dịch vụ khác
+ Công trình giao thông nội bộ và bãi để xe
+ Công trình thoát nước thải và xử lý môi trường
+ Công trình cấp điện, chiếu sáng
+ Công trình cấp nước
+ Công trình phòng cháy chữa cháy

Ngoài ra tuỳ theo quy mô, tính chất từng cảng có thể có thêm các hạng
mục, công trình sau:
+ Công trình cung cấp nước đá: xưởng nước đá
+ Công trình cung cấp nhiên liệu
+ Công trình duy tu và sửa chữa tàu cá
+ Kho tàng
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là công trình xây dựng chuyên
dùng đảm bảo an toàn cho tàu cá vào tránh bão. Có các hạng mục công trình
sau:
+ Luồng tàu
+ Công trình neo tàu: trụ neo, phao neo
+ Hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải và thông tin liên lạc


13

Công trình chính: kè bảo vệ bờ, đê chắn sóng, ngăn sa bồi,…
Ngoài ra tuỳ theo quy mô tính chất từng khu neo đậu, có thể có thêm
các hạng mục, công trình sau:
+ Công trình kiến trúc: nhà quản lý điều hành; công trình dịch vụ cho
người và tàu.
+ Công trình giao thông nội bộ và bãi để xe
+ Công trình thoát nước thải và xử lý môi trường
+ Công trình cấp điện, chiếu sáng
+ Công trình cấp nước
+ Công trình cung cấp nhiên liệu
1.2. Vai trò của hậu cần, hậu cần nghề cá về việc phát triển
1.2.1 Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia
hoạt động
- Đối với nền kinh tế:

+ Dịch vụ hậu cần thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển thông qua
việc hỗ trợ các luồng chu chuyển kinh tế: Dịch vụ hậu cần đưa hàng hoá, dịch
vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng theo cách thức nhanh nhất, hiệu quả
nhất, đáp ứng yêu cầu khách hàng với đúng sản phẩm, đúng địa điểm, đúng
thời gian, đúng mức giá, đúng điều kiện.
+ Dịch vụ hậu cần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế:
là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu
thông và phân phối hàng hoá. Chi phí dịch vụ hậu cần giảm là điều kiện thuận
lợi cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của quốc gia, từ đó tăng
khả năng hội nhập với các quốc gia trên thế giới.
- Đối với doanh nghiệp
+ Dịch vụ hậu cần giúp giải quyết đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
một cách hiệu quả tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá,
dịch vụ:
Về đầu vào như xăng dầu, điện, nước,… giúp doanh nghiệp kiểm soát,


×