Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Biện pháp dạy từ vựng tiếng anh cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học môn tiếng anh tại trường tiểu học an hồng (huyện an dương, thành phố hải phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.43 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ cuối thế kỉ XX, loài người đã bước vào thời kì mới của cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật, đã tạo ra những biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống
xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Và ngày nay trước thềm thế kỉ XXI, thế giới
đang đứng trước cửa của nền văn minh tin học, con người không chỉ cần biết
lao động bằng chân tay mà còn phải biết lao động bằng trí óc, phải biết chinh
phục đỉnh cao của trí tuệ, áp dụng những thành tựu của khoa học trong cuộc
sống. Mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay đều gắn bó với những thành tựu
khoa học kĩ thuật. Để có được điều đó con người cần phải có sự giao lưu, học
hỏi bạn bè quốc tế. Muốn vậy chúng ta cần biết ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ
một cách thành thạo.Chính vì vậy mà việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà
trường và đặc biệt là trường tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc.
Một trong các ngoại ngữ đang dạy và học phổ biến ở các trường phổ
thông và tiểu học Việt Nam hiện nay là tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ hiện nay
không chỉ để biết mà còn để làm việc, giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế.
Bất kì một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần có một vốn từ
nhất định để trình bày và diễn đạt. Mặt khác, với học sinh tiểu học, việc tiếp thu
sâu sắc bản chất của một ngôn ngữ là quá khó. Chúng ta chỉ cần yêu cầu các em
hiểu và biết được tiếng Anh là gì.Từ tiếng Anh này trong tiếng Việt có nghĩa là
gì? Để có một câu hay và hoàn chỉnh đúng ngữ pháp, trước hết các em phải có
được một nguồn từ vựng phong phú và có một cách kết hợp các từ vựng sao cho
hợp lý.Và làm sao để học và nhớ được từ? Đây cũng chính là lý do làm tôi suy
nghĩ và chọn đề tài này nhằm mục đích đưa ra phương pháp làm thế nào để học
sinh, mà chủ thể chính là học sinh khối lớp 3 của trường tiểu học An Hồng
(Huyện An Dương, thành phố Hải Phòng) ghi nhớ từ vựng tiếng Anh một cách
tốt hơn.
1


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả
quá trình dạy và học môn tiếng Anh tại trường tiểu học An Hồng (Huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng)
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
118 học sinh khối lớp 3(3A, 3B, 3C) của trường tiểu học An Hồng
(Huyện An Dương, thành phố Hải Phòng)
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh tiểu học.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay việc học tập tiếng Anh của học sinh có nhiều mức độ khác nhau
và ở mức độ khá giỏi chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng
Anh của học sinh tiểu học như hứng thú, ý chí, thói quen, điều kiện học tập, hoạt
động giảng dạy của giáo viên…Cụ thể hơn, việc học tiếng Anh của học sinh khối
lớp 3 trường tiểu học An Hồng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có nhiều phương
pháp mới trong việc dạy học môn tiếng Anh, việc dạy và học vẫn theo phương
pháp cũ nặng về kiến thức, thực hành ít, lý thuyết nhiều nên học sinh chưa đạt kết
quả cao trong các kì thì tiếng Anh cuối kì, cuối năm hay các kì thi học sinh giỏi
các cấp. Nếu xây dựng và vận dụng những phương pháp dạy học tiếng Anh mới,
phù hợp với đặc điểm của học sinh khối lớp 3 trường tiểu học An Hồng thì việc
học tiếng Anh của các em sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.
5. CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy từ vựng cho học sinh khối
lớp 3 trường tiểu học An Hồng.
5.2. Nghiên cứu tình hình học tập tiếng Anh thực tiễn của học sinh khối
lớp 3 trường tiểu học An Hồng
5.3. Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3
trường tiểu học An Hồng.
2



6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1.Giới hạn về nội dung: Các phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh
6.2.Giới hạn về địa bàn: Học sinh khối lớp 3 trường tiểu học An Hồng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện với hai phương pháp:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Từ những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ và các nhà sư phạm học rút ra
những phương pháp lí luận trong việc nghiên cứu việc học ngoại ngữ của trẻ nhỏ
để lựa chọn ra được những phương pháp phù hợp. Tôi đã tiến hành thu thập tài
liệu, đọc sách báo, phân tích, chọn lọc và tổng hợp lại các nguồn tài liệu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó, tôi chọn lọc các thông tin có giá trị để làm
luận cứ, luận chứng cho đề tài, phân tích có so sánh, đối chiếu, bổ sung và hoàn
thiện thông tin. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nội dung của vấn đề được
nghiên cứu, những tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Tổng hợp và phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về phản
ứng của học sinh tiểu học đối với những giờ dạy học tiếng Anh có sử dụng cá
phương pháp dạy học mới.
Việc nghiên cứu lý luận còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh
thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên
cứu.Thông qua các chuyên gia, tôi nắm được các thông tin đầy đủ, cơ bản nhất
về vấn đề nghiên cứu bởi vì họ là những người có thâm niên nghiên cứu, có kinh
nghiệm cũng như kiến thức về vấn đề này sâu sắc.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát sử dụng để thu thập thông
tin, những cử chỉ hành động, những biểu lộ cảm xúc bên ngoài của đối tượng.
Phương pháp quan sát dùng để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm tra
thông tin từ các phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà
chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu của mình. Ngoài ra, còn quan
sát các vấn đề thông qua những hiện tượng bên ngoài xã hội, kết hợp với một số

phương pháp khác như phỏng vấn sâu…để thu được những thông tin cần thiết đạt
3


được mục đích nghiên cứu. Phương pháp sẽ được áp dụng ngay trực tiếp tại
trường học với giáo trình Let’s begin và Friend and Family. Phương pháp quan
sát bằng thiết bị camera sẽ được sử dụng và được truyền tới phòng dự giờ trực
tuyến để tất cả các giáo viên cùng quan sát và theo dõi.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG
TIẾNG ANH.

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài một số quốc gia như Philipines, Singapore, Nhật Bản
hay Malaysia,… tại các trường học họ thường rất chú trọng đến việc dạy
từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học với nhiều phương pháp đa dạng và mới
lạ . Các trường học thường dạy theo những phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh
mới thường có tỷ lệ học sinh đạt loại A môn tiếng Anh cao hơn những trường
không sử dụng phương pháp mới này. Các trường học tai đây đã đầu tư rất nhiều
cho việc nghiên cứu các phương pháp tạo nên sự hứng thú trong các giờ dạy
tiếng Anh của học. Học sinh của họ thường có các buổi học trong cũng như ngoài giờ với giáo viên
bản xứ và chính những điều này cũng giúp ích rất nhiều cho khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh
của học sinh tiểu học ở những đất nước trên.
Xuất phát từ quan niệm cho rằng, người học chỉ có thể tham gia vào hoạt
động học khi họ có những kỹ năng học tập cần thiết, nhiều nhà khoa học đã

quan tâm nghiên cứu các kỹ năng học tập và dạy các kỹ năng học tập đó cho học
sinh tiểu học như Paul Trewer, Craig Rusbult, Chris Jarvie,..........
Paul Trewer khi nghiên cứu về các kỹ năng học tập của học sinh tiểu học,
đã giới thiệu và phân tích các kỹ năng có liên quan đến việc học như: Quản lý
thời gian, xác định mục tiêu, tập trung tư tưởng, nói, nghe, ghi chép, đọc sách,
siêu nhận thức, nhớ, kiểm tra, giúp đỡ, kỹ năng học hợp tác, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng tra cứu, kỹ năng quyết định, lập sơ đồ khái niệm, tư duy phê
phán.

5


Tác giả Craig Rusbult đã đưa ra danh mục các kỹ năng học tập cho học
sin tiểu học cần luyện tập và cách thực hiện từng kỹ năng cụ thể, đó là nhớ, tập
trung tư tưởng, đọc và nghe tích cực, chuẩn bị thi, sử dụng thời gian một cách có
hiệu quả.
Theo Chris Jarvie để việc học thực sự là của người học thì phải thực hiện
các nguyên tắc sau: chịu trách nhiệm về việc học; nghĩ, làm, xem xét lại, phát
hiện lại, trải nghiệm; thu liên hệ ngược từ bạn; xây dựng tiêu chuẩn và mục tiêu
cho sự phân tích có cơ sở; luyện tập kỹ năng cần thiết; đảm bảo cho sự đánh giá
có tác dụng hỗ trợ cho việc học; nắm được các tiêu chí người khác dùng để
đánh giá thành tích học tập; gắn hoạt động học tập với kết quả mình mong
muốn; nhận biết sự cố gắng, tự tin, nhu cầu thời gian. Đồng thời tác giả cũng
đưa ra các kỹ năng học tập cần việc học có hiệu quả như ghi chép, nghiên cứu,
học nhóm, sử dụng tư liệu học qua bài giảng, viết báo cáo, xemina đọc nhanh,
nghiên cứu trường hợp, trình bày, phỏng vấn.
Tác giả Denise Chalmer và Richard Fuller đã đưa ra một hệ thống các
chiến lược được các tác giả đề xuất gồm có: các chiến lược thu thập thông tin,
các chiến lược xử lý thông tin, các chiến lược xác nhận kết quả học tập và chiến
lược quản lý cá nhân. Các tác giả cho rằng, chính giáo viên là người chịu trách

nhiệm về chiến lược sinh viên sử dụng học tập và đồng thời chỉ ra phương
hướng vận dụng cách dạy các chiến lược đó để giáo viên có thể sử dụng phù hợp
với nội dung môn học của mình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thực tiễn giáo dục ở Việt Nam cho thấy, trẻ em hiện nay được học tiếng
Anh từ rất sớm, nếu như trước đây là các em được học tiếng Anh từ lớp 3 thì
bây giờ việc học tiếng Anh đã có thể được thực hiện ngay với khối lớp 1. Việc
học tiếng Anh của các em được chú trọng hơn vì với chương trình Len các em
có cơ hội được giao tiếp với những người bản xứ nói tiếng Anh.Tuy nhiên, trình
độ tiếng Anh của học sinh tiểu học ở Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu
vực.Các em còn ngại ngần trong việc nói tiếng anh, phát âm chưa chuẩn, ngọng
âm “l” và “n”, chưa biết nhiều từ mới.
6


1.2. Tình hình thực tế
1.2.1. Thuận lợi
- Ngành giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trong việc đổi
mới phương pháp dạy học tiếng Anh cho giáo viên ngoại ngữ. Ban giám hiệu
luôn vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giáo viên ngoại ngữ đổi
mới phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Bên canh đó,
các giáo viên ngoại ngữ cũng thường xuyên giúp đỡ, trau dồi kiến thức kĩ năng
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các em học sinh còn nhỏ nên mang trong mình một tính linh hoạt, năng
động,nhanh nhẹn, sẵn sàng tiếp thu cái mới và có óc tư duy sáng tạo. Với những
học sinh khá giỏi, các em rất hào hứng trong việc biết thêm nhiều từ mới tiếng
Anh.Muốn được giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, trong các tình huống
khác nhau để diễn tả được ý tưởng và suy nghĩ của mình.
- Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tiếng Anh của con em
mình, họ cho con em học tiếng Anh ở trường, hay tại các trung tâm tiếng Anh có

tiếng trong thành phố.
1.2.2. Khó khăn
- Đây là lứa tuổi rất hiếu động, ham chơi hơn ham học, chưa quen với
việc tự học, chưa xây dựng được thời khoá biểu cho riêng mình, mau quên và
chưa ý thức được việc học ngoại ngữ là cần thiết.
- Bên cạnh đó, học sinh tiểu học rất thích đồ dùng học tập trực quan sinh
động, nhiều màu sắc. Nhưng hiện nay trang thiết bị học tập và giảng dạy môn
anh Văn còn nhiều hạn chế: đĩa CD, bài hát, tranh ảnh và kể chuyện bằng tiếng
Anh, thẻ hình, loa đài, máy tính, Internet,..Vì vậy giáo viên phải tự làm, tự tìm
kiếm và tự chuẩn bị để đáp ứng tiết dạy của mình.
1.3. Thực trạng về khả năng học tiếng Anh của học sinh
Qua việc dạy và quan sát việc học tiếng Anh của học sinh tiểu học nói
chung và học sinh khối lớp 3 trường tiểu học An Hồng nói riêng, tôi nhận thấy
một thực trạng chung đó là, hầu hết học sinh vẫn còn chưa ý thức được tầm quan
trọng của việc học tiếng Anh, vẫn lơ là xem nhẹ việc học tiếng Anh ở bậc tiểu
7


học. Nên trong quá trình học tập, các em vẫn chưa tập trung cao độ để việc học
đạt kết quả cao.
Một khó khăn chung nữa là mức độ tiếp thu của các em còn hạn chế trong
khi thời lượng dành cho môn học lại quá ít, một tiết học chỉ kéo dài là 40 phút,
và tổng số tiết học tiếng Anh cũng hạn chế trong một năm học. Hơn nữa đặc thù
của các lớp học của Việt Nam quá đông, trung bình một lớp có từ 35 – 40 em
nên việc luyện tập thực hành cá nhân cho từng em còn hạn chế.
Mặc dù sách giáo khoa đã rất hiện đại với cấu trúc và chủ điểm bài học,
gần gũi với cuộc sống hàng ngày, sát với mục đích, yêu cầu, hứng thú của các
em, song nhiều nội dung còn quá khó, nặng về mặt lý thuyết đặc biệt là trong
các sách thử nghiệm mà bộ giáo dục đang áp dụng.
Cụ thể hơn với trường tiểu học An Hồng, có thể thấy rằng việc học từ

vựng tiếng Anh của học sinh khối lớp 3 trường tiểu học An Hồng còn nhiều hạn
chế, cách đánh giá hiện nạy chỉ xét ở mức độ “ Đạt” hay “ Không đạt” cũng
khiến giáo viên đặc biệt là giáo viên bộ môn tiếng Anh cũng khó có thể xác định
lực học thực sự của học sinh chúng ta đang ở mức độ nào vì tiêu chuẩn đạt hay
không đạt chỉ được xác định bằng số điểm trung bình là 5 điểm.
Lớp

3B
3C

Đạt
90%
85%
90%

Học kì I
Không đạt
10%
15%
10%

Đạt
95%
85%
89%

Học kì II
Không đạt
5%
15%

11%

Bảng số liệu tổng kết kết quả môn ngoại ngữ của khối lớp 3
trường tiểu học An Hồng năm học 2015 - 2016

1.4. Nguyên nhân về thực trạng
- Tiếng Anh là một môn học rất mới lạ và khó học với học sinh tiểu
học.Các em mới bắt đầu làm quen, đang học ngôn ngữ mẹ đẻ xen lẫn với ngôn
ngữ tiếng Anh nên các em dễ bị nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ.
- Các em chưa hiểu việc học tiếng Anh là cần thiết và có ích cho bản thân
trong tương lai sau này.
8


- Phần lớn các em là con nhà lao động, dân nhập cư, hoàn cảnh khó khăn,
một số em chưa được gia đình quan tâm tạo điều kiện để cho các em có những
điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập,và một số em phải phụ giúp gia đình
trong những việc nhà nên thường ít chú tâm đến việc học.
- Các em chưa biết nhiều từ vựng tiếng Anh nên cảm thấy sợ hãi và rụt rè
trong các tiết học.
1.5 Ý nghĩa của việc học từ vựng tiếng Anh
Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì tiếng Anh
được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ quốc tế và nó được coi là ngôn ngữ
thứ hai của tất cả các nước trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà tất cả các nước
trên thế giới biết nhau, hiểu nhau và thân thiện với nhau hơn.Tiếng Anh là một
trong những tiếng có nguồn từ vựng vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy
người học va người sử dụng nó gặp không ít những khó khăn.Việc học và nói
tiếng Anh trôi chảy không phải điều dễ dàng gì, bởi lẽ chúng ta chưa hiểu về
cách phát âm, và sử dụng trọng âm của từ là rất quan trọng.Học sinh của chúng
ta học chưa sâu, chưa có một vốn từ vựng cần thiết để sử dụng cho việc học tập

và giao tiếp hàng ngày.Tuy nhiên, từ vựng lại là một trong những phần quan
trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Nếu muốn học giỏi tiếng Anh thì bất kì một
kĩ năng nào như: nghe, nói, đọc, viết đều sử dụng một vốn từ vựng tương đối
lớn. Vốn từ vựng này không phải tự dưng một ngày, hai ngày mà có, nó phải là
một quá trình luyện tập, ôn tập, tích luỹ lâu dài mới hình thành nên. Nhìn chung,
học sinh rất ngại và sợ học từ mới, và việc sử dụng từ mới của các em còn nhiều
hạn chế: viết sai chính tả, sử dụng từ sai, phát ân sai, sử dụng không đúng trật tự
từ, sử dụng không hợp ngữ cảnh…Đa số các em có thói quên học thuộc nghĩa
của từ. Một số em chỉ học vẹt mang tính chất đối phó mà không có sự yêu thích
thực sự.Học từ vựng tiếng Anh là vô cùng quan trọng, nó giống như hạt giống
để trồng lên một cái cây vững chắc về ngữ pháp, nếu thiếu từ vựng, bất kì ngôn
ngữ nào cũng trở lên vô nghĩa.

9


1.6 Phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh
1.6.1 Phương pháp sử dụng các trò chơi
1.6.1.1 Trò chơi đập bảng
- Cách chơi: Sau khi học một số từ vựng tiếng anh, giáo viên ghi những
từ mới đó lên bảng. Tiếp theo, giáo viên chia lớp thành 2 đội và chọn một học
sinh từ mỗi đội lên chơi. Giáo viên đưa cho 2 học sinh mỗi người một dụng cụ
chơi (búa nhựa, vợt bàn tay nhựa, bóng dính…). Giáo viên yêu cầu học sinh
đứng ở cuối lớp hoặc đứng ở ngay dưới bục giảng.Nhiệm vụ của học sinh là, khi
nghe thấy giáo viên đọc từ mới phải chạy thật nhanh từ cuối lớp lên bảng, dùng

dụng vụ mà giáo viên đưa để đập vào từ mà giáo viên đã đọc.Ai nhanh hơn sẽ
được điểm.
- Ưu điểm:
+ Giúp học sinh ghi nhớ từ vựng nhanh hơn.

+ Học sinh có hứng thú học hơn, nên việc ghi nhớ trở lên dễ dàng và hiệu
quả hơn.
+ Luyện cho học sinh phản xạ nhanh nhaỵ, rèn luyện tư duy, óc phán
đoán.
+ Học sinh có thể có những hoạt động vận động thể thao ngay trong các
tiết học Tiếng Anh.
10


- Nhược điểm:
+ Học sinh quá mải mê vào trò chơi nên không tập trung cho việc ghi nhớ từ.
+ Cần chú ý các vật dụng trong trò chơi có thể gây nguy hại cho trẻ.
+ Cần đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình chạy từ cuối lớp lên

trên bục giảng, vì học sinh có thể va vào cạnh bàn hay chân của các bạn
Một số dụng cụ được sử dụng trong trò chơi

1.6.1.2 Trò chơi “vỗ tay và giậm chân”
- Cách chơi: Giáo viên sử dụng tranh ảnh để giới thiệu từ mới, sau khi
cho học sinh học xong các từ mới, giáo viên bắt đầu sử dụng cho chơi này. Giáo
viên đưa ra bức tranh và đọc từ mới đó. Nếu giáo viên đọc đúng thì cả lớp vỗ
tay, nếu giáo viên đọc sai thì các em giậm chân. Sau khi giáo viên làm mẫu, giáo
viên sẽ gọi từng em một lên thực hành trò chơi. Giáo viên dùng nam châm dính
các bức ảnh lên trên bảng, gọi một em học sinh và chỉ vào các bức tranh, cả lớp

ở dưới làm các giám khảo nhận xét bằng cách vỗ tay hoặc giậm chân.
- Ưu điểm:
+ Mỗi cá nhân sẽ ghi nhớ tốt hơn các từ mới mà giáo viên truyền đạt.
11



+ Rèn luyện cho các em khả năng phán đoán nhanh nhạy.
+ Kết hợp được các hoạt động tay chân trong lớp, tăng khả năng vận động
cho các em trong quá trình học tập.
+ Các em có cơ hội được đứng trước để luyện nói tiếng Anh, giúp các em
tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này chỉ tập trung vào được một số học sinh.
+ Các em có thể biến tướng việc vỗtay hoặc giậm chân thành những hành
động khác gây ồn ào trong lớp học.
1.6.1.3 Trò chơi “Banana Banana”
- Cách chơi: Giáo viên viết các từ mới lên trên bảng, sau đó chia học sinh
trong lớp thành hai hoặc ba nhóm. Tiếp theo giáo viên lấy một học sinh từ mỗi
nhóm để tham gia trò chơi. Giáo viên sẽ cho các em ra ngoài, trong khi học sinh
từ các đội chơi ra ngoài, giáo viên sẽ xoá đi một từ mới trên bảng. Sau đó giáo
viên yêu cầu cả lớp nói: “Bananna Banana”. Khi nghe thấy tín hiệu này các học
sinh quay lại và nhìn thật nhanh lên trên bảng để tìm ra từ đã bị xoá đi.Ai là
người tìm ra trước thì đội của người đó sẽ được điểm.
- Ưu điểm:
+ Rèn luyện khả năng ghi nhớ nhanh cho các em.
+ Các em có thể ra ngoài lớp học trong trò chơi này nên sẽ cảm thấy thoái
mái và thích thú hơn
+ Âm thanh trong lớp học có thể thu hút sự chú ý của tất cả các thành viên
trong lớp.
- Nhược điểm:
+ Đây là trò chơi khá khó nên học sinh có thể rụt rè khi tham gia, các nhà
sư phạm cần chú ý điểm này để lựa chọn đối tượng học sinh cho phù hợp.
+ Trò chơi chỉ tập trung được một vào vài học sinh.
1.6.2. Phương pháp sử dụng hình ảnh.
1.6.2.1 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy tiếng Anh.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiếng Anh là một phương pháp
dạy từ vựng tiếng Anh vô cùng hiệu quả cho học sinh tiểu học. Phương pháp
này giúp học sinh tập trung theo dõi vào bài giảng, giúp các em hứng thú, từ đó
12


điều kiện cho giáo viên có thể trình bày và đưa ra các từ mới trong bài giảng của
mình. Ví dụ trong một tiết học từ vựng giáo viên có thể mang theo 2 quả táo đến
lớp học của mình:quả táo thứ nhất màu đỏ và to, quả táo thứ hai màu xanh và
nhỏ. Như vậy giáo viên có thể dạy cho học sinh 5 từ mới đó là: “apple”,
“red”,”green” “big” và “small”. Hơn nữa, giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh sử dụng những vật thật xung quanh mình.Khi học sinh học một từ nào đó
có liên quan đến các vật thật xung quanh cuộc sống của chúng ta thì giáo viên có
thể hướng dẫn cho học sinh về nhà nhớ lại hoặc nhìn vào những vật đó và chỉ ra
nó là những vật gì.Với phương pháp này học sinh có thể hiểu và nhớ được từ lâu
hơn, và khi nào các em quên thì các em có thể gợi lại những từ đó bằng cách
nhìn vào những vật mà mình đã từng sử dụng trước đó.

- Ưu điểm:
+ Hình ảnh trực quan sẽ giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc hơn đến bài học.
+ Các em sẽ hứng thú hơn vì được nhìn trực tiếp vào mẫu vật từ đó học
tập tốt hơn
+ Từ vựng sẽ được sâu thành một chuỗi logic, không bị rời rạc trong trong
việc ghi nhớ.
- Nhược điểm:
+ Cần chú ý đến việc chọn mẫu vật để đảm bảo an toàn trong lớp học cho
các em, tránh những vật sắc nhọn, dễ phát nổ…
1.6.2.2 Phương pháp sử dụng hình ảnh minh hoạ
- Giáo viên có thể sử dụng flashcards hay power point trong việc giảng
dạy để thu hút sự chú ý của các em. Đây là các làm truyền thống nhưng cũng

13


khá hiệu quả và được sử dụng thường xuyên nhất trong các trường tiểu học hay
các trung tâm ngoại ngữ.
- Ưu điểm:

+ Phương pháp đem đến hiệu quả, thời gian chuẩn bị ngắn, chi phí đầu tư
thấp.
+ Được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
+ Đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình giảng dạy.
- Nhược điểm:
+ Việc chú ý thị lực quá nhiều vào màn hình tivi hay máy chiếu sẽ làm
giảm thị lực của học sinh, đặc biệt đối với học sinh tiểu học.
+ Các em chỉ chú ý quá nhiều vào hình ảnh mà không chú ý đến việc viết
từ mới.
14


+ Dạy Power point cần đặc biệt tránh tình trạng chớp nhoáng, chuyển các
slice quá nhanh.
1.6.3 Phương pháp sử dụng hoạt cảnh.
- Đây là một phương pháp khá mới trong việc giảng dạy tiếng Anh ở các
trường tiểu học, giáo viên là người diễn trò trong phương pháp này. Ví dụ như
trong tiết học về các đồ dùng học tập như: pen, pencil, ruler, rubber… Giáo viên
sẽ đóng là một người ngoài hành tinh đến trái đất và không biết những đồ vật
này là gì. Người ngoài hành tinh đó sẽ luôn đặt câu hỏi: “What is this?” (đây là
cái gì?) và lúc đó giáo viên sẽ dạy cho các em các từ mới về đồ dùng học tập để
giúp người ngoài hành tinh trả lời các câu hỏi.Hay trong tiết học từ vựng về tóc,
giáo viên có thể đóng là người thợ cắt tóc để giúp các em thích thú hơn.

- Ưu điểm:
+ Phương pháp khá mới vì vậy hiệu ứng tạo ra tích cực hơn.
+ Lớp học sẽ trở lên sinh động và sôi động hơn.
- Nhược điểm:
+ Khâu chuẩn bị cần hết sức kĩ càng
+ Chi phí cao, cần nhiều thời gian.

15


1.6.4 Phương pháp sử dụng các bài hát

- Học Tiếng anh qua các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi
thời. Các em có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà các em
yêu thích mặc dù các em chưa hiểu hoàn toàn ca từ của bài hát.Những bài hát
tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình
ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của học sinh tiểu
học. Giáo viên có thể hát cùng học sinh, tham gia cùng các em và đương nhiên
giáo viên cũng có thể kể cho các em nghe ý nghĩa ca từ.Học sinh không nhất
thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây là các em có
niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học
nhiều. Thỉnh thoảng, giáo viên có thể cố hát sai lời để học sinh hứng chí sửa sai
cho giáo viên và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

16


- Ưu điểm:
+ Phương pháp này giúp cho các em ghi nhớ từ mới một cách tự nhiên
nhưng hết sức hiệu quả.

+ Phương pháp tạo sự thoải mái, dễ chịu cho học sinh trong quá trình học tập.
+ Lớp học sẽ trở lên vui nhộn và hấp dẫn hơn khi có âm nhạc.
- Nhược điểm:
+ Các em chỉ nhớ bài hát nhưng lại không nhớ từ mới.
+ Không tập trung rèn luyện kĩ năng viết.
1.6.5. Phương pháp yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ
- Sau khi học từ mới, giáo viên có thể giúp học sinh củng cố lại những từ
mới đã học bằng cách yêu cầu học sinh đặt ra các câu văn của mình chứa những
từ mới đó. Từ đó, học sinh có thể nhớ được từ và cụm từ một cách đơn giản.
Thực ra mấu chốt của phương pháp này rất đơn giản. Nó giống như các nhà
khoa học tìm ra các định luật toán học, vật lí, hoá học. Chắc chắn Anh-xtanh,
New-tơn hay Ác-si-mét sẽ không quên các công thức mà các ông ấy sáng tạo ra,
vì họ là ngườ bỏ ra công sức, tìm tòi khám phá; thế nhưng khi những công thức
đó được truyền đạt đến học sinh thì các em lại rất mau quên, bởi lẽ các em chỉ
tiếp thu một cách thụ động, mà không mày mò, nghiên cứu, tìm hiểu kĩ càng.
Chính vì lẽ đó, việc học từ vựng tiếng Anh yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ của
mình là rất cần thiết vì điều đó sẽ giúp học sinh khắc cốt ghi tâm, không quên
thành quả lao động của mình.

Giáo viên

17

Học sinh


A table

This is a table


Some flowers

There are some flowers on the table

My book

My book is nice

His school

His school is in the country

- Ưu điểm:
+ Phương pháp này giúp học sinh ghi nhớ từ vựng lâu hơn.
+ Với phương pháp này học sinh có thể sử dụng từ đúng vị trí và luyện
cho học sinh có khả năng sử dụng ngữ pháp tốt hơn.
+ Phương pháp giúp các em rèn luyện tư duy nhanh nhạy, sắc bén và
không trở lên thụ động trong lớp học.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này sẽ làm mất nhiều thời gian vì nhiều khi giáo viên phải
sửa lỗi cho học sinh: lỗi từ vựng,lỗi ngữ pháp hay lỗi xác định trật tự từ.

18


Tiểu kết chương 1
Hướng dẫn học sinh học tập và rèn luyện từ vựng tiếng Anh là một vấn đề
cần thiết và quan trọng.Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em học tập và luyên
tập một cách hiệu quả. Giáo viên nên hướng dẫn, giúp học sinh đưa ra những
phương pháp tối ưu nhất trong việc học và luyện tập từ vựng là một công việc

thuộc nguyên tắc dạy từ vựng tiếng Anh.Giáo viên phải dạy tốt phần học từ
vựng cho học sinh, trong phần học từ vựng đó, trong phần học từ vựng đó, học
sinh cũng phải biết tư duy, ứng dụng từ một cách linh hoạt. Tuy nhiên, giáo viên
cũng nên hướng dẫn cách dùng từ, tập đặt câu với từ vừa dạy, phải huy động
vốn từ đã có của học sinh và khả năng dùng từ của các em. Trong giờ học, giáo
viên phải biết kết hợp và hướng dẫn cho các em nhận biết về quy mô, số lượng
từ phải học và luyện tập hàng ngày, nhằm đảm bảo theo hướng đổi mới phương
pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Các em học tập tích cực, chủ động
sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự nhiên, không gò bó, rập khuôn, máy móc. Tuy
nhiên, học sinh vẫn còn gặp một số vấn đề khó khăn khi học từ vựng tiếng Anh,
đặc biệt là học sinh tiểu học nên giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc
hướng dẫn học sinh. Giáo viên phải thường xuyên động viên học sinh và khuyến
khích các em mạnh dạn, tích cực hơn trong việc học tập bộ môn tiếng Anh, có
như vậy học sinh mới học tập tốt môn học này.

19


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN.
2.1 Thực trang việc học tập tiếng Anh của học sinh khối lớp 3 trường
tiểu học An Hồng.
2.1.1 Thực trang chung về tình hình học tập của học sinh khối lớp 3
trường tiểu học An Hồng
2.1.2 Nguyên nhân dẫn tới thực trạng
2.1.3 Đề xuất một số biện pháp
2.2. Phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh khối
lớp 3 trường tiểu học An Hồng.
2.2.1 Phương pháp sử dụng các trò chơi
2.2.2 Phương pháp sử dụng hình ảnh
2.2.3 Phương pháp sử dụng hoạt cảnh

2.2.4 Phương pháp sử dụng các bài hát
2.2.5 Phương pháp yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ
Tiểu kết chương 2

20


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Điền (2013), Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ, NXB Trẻ, Hà
Nội.
2. Trần Nguyễn Văn Như (1996), Dạy học tiếng Anh và phương pháp, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thiện Thuật (2001), Vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ, NXB Văn
hoá, Hà Nội.
4. Lê Minh Toàn (1997), Ngôn ngữ và phương pháp, NXB Tương lai, Hà Nội.

22


MỤC LỤC
.............................................................................................................................22

23




×