Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

KIỂM ĐỊNH QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM VAC XIN DỊCH tả vịt NHƯỢC độc ĐÔNG KHÔ sản XUẤT TRÊN môi TRƯỜNG tế bào sơ PHÔI gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.13 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG
VIỆN SINH-NƠNG

HỌ VÀ TÊN: ĐỖ THÀNH NHÂN
Lớp: Đại Học Cơng Nghệ Sinh
Học Khóa: K13

TÊN ĐỀ TÀI: KIỂM ĐỊNH QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM
VACXIN DỊCH TẢ VỊT NHƯỢC ĐỘC ĐÔNG KHÔ
SẢN XUẤT TRÊN MÔI TRƯỜNG TẾ BÀO SƠ PHƠI GÀ

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hải Phịng, năm 2016
1


PHẦN 1: ĐẶTVẤNĐỀ
1. Tính cấp thiết của đềtài
Bệnh Dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của lồi vịt, ngỗng
và thiên nga. Bệnh không gây nhiễm cho các lồi gia cầm khác, động vật có
vú và người. Ngun nhân gây bệnh là do Herpesvirusthuộc họ
Herpesviridaegây ra.
Bệnh gây ra cho vịt ở mọi lứa tuổi với những triệu chứng chủ yếu là sốt
cao, sưng túi mật, chảy nước mắt, sưng đầu, liệt chân, ỉa chảy phân xanh...
Sau khi nhiễm bệnh 3 – 7 ngày vịt chết, tỉ lệ chết cao, có thể lên đến 100%,
gây tổn thất lớn về kinh tế cho người chănni.
Để phịng bệnh Dịch tả vịt, biện pháp an toàn, hiệu quả và kinh tế nhất
là tiêm phòngvacxin.
Vacxin nhược độc dịch tả vịt chủng C là một trong những sản phẩm


vacxin của Công Ty TNHH MTV AVAC Việt Nam được sản xuất bằng cách
gây nhiễm virus nhược độc dịch tả vịt chủng C trên phôi vịt. Mỗi năm công ty
sản xuất và cung ứng hang triệu liều vacxin. Vacxin có hiệu lực rất tốt và có
thể tiêm thẳng vào ổ dịch. Tuy nhiên, đây là loại vacxin sản xuất bằng công
nghệ truyền thống. Do vậy, sản phẩm vẫn cịn một số khiếm khuyết nhỏ đó là
vacxin được sản xuất bằng cách gây nhiễm trên phôi vịt, mà trong điều kiện
Việt nam trứng vịt SPF vẫn chưa sản xuất được do vậy chỉ tiêu thuần khiết rất
khó đạt được yêu cầu như mong muốn.
Để khắc phục những vấn đề tồn tại trên, thạc sỹ Nông nghiệp Trần Thị
Thanh Xuân đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nuôi cấy virus Dịch tả vịt chủng
C trên môi trường tế bào xơ phôi gà 1 lớp để sản xuất vacxin nhược độc dịch
tả vịt đông khô”, đã bước đầu thành cơng và xây dựng được quy trình sản
xuất vacxin Dịch tả vịt bằng virus Dịch tả vịt chủng C gây nhiễm trên tế bào
xơ phôi gà 1 lớp.
Công nghệ sản xuất vacxin bằng phương pháp nuôi cấy tế bào là công
2


nghệ tiên tiến hiện đang được nhiều nước, cũng như nhiều cơng ty sản xuất
vacxin

đa

quốcgiasửdụngđểchếtạocácvacxinphịngbệnhchogiasúc,giacầm.Vacxinsản
xuất theo cơng nghệ này đảm bảo tạo ra sản phẩm đạt đầy đủ các chỉ tiêu chất
lượng như: độ thuần khiết, tính vơ trùng, tính an tồn, tính hiệu lực đặc biệt là
chỉ tiêu về độ thuần khiết của vacxin. Bên cạnh đó với cơng nghệ này có thể
ứng dụng vào việc sản xuất vacxin theo quy mơ cơng nghiệp, có thời gian sản
xuất nhanh, số lượng lớn và giá thànhhạ
Để khẳng định chất lượng vacxin nhược độc dịch tả vịt đông khô nuôi

cấy trên mơi trường tế bào nói trên, tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiểm định quy trình kiểm nghiệm vacxin dịch tả vịt nhược độc đông khô sản
xuất trên môi trường tế bào tại công ty AVAC Việt Nam”
2. Mục đích của đềtài
Xác định được một số chỉ tiêu của vacxin Nhược độc dịch tả vịt khi
sản xuất trên môi trường tế bào.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các thông tin cần thiết trong
sản xuất nhược độc dịch tả vịt sản xuất trên môi trường tế bào.
Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình sử dụng, bảo quản
vacxin góp phần phịng chống bệnh Dịch tả vịt đạt hiệu quả cao.

3


Phần 2: TỔNG QUAN TÀILIỆU
1. Giới thiệu chung về bệnh dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt (Pestisanatum): là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây
lan mạnh của lồi thuỷ cầm do một loại Herpesvirus thuộc họ Herpesvirideae
gây ra với triệu chứng chủ yếu: sốt cao, chảy nước mắt, sưng đầu, liệt chân, ỉa
chảy phân xanh. Bệnh tích đặc trưng thường thấy ở đường tiêu hóa: thực
quản, ổ nhớp xuất huyết, dạ dày tuyến, cơ xuất huyết, gan sưng hoại tử
(Nguyễn Như Thanh và Cs, 2001).
1.1. Lịch sử và phân bố bệnh trên thế giới và tại Việt Nam.


Trên thế giới
Bệnh dịch tả vịt xuất hiện vào năm 1923 tại Hà Lan, vịt có triệu chứng
sốt cao, ủ rũ, khát nước và chết sau 4 -5 ngày. Sau đó, bệnh xuất hiện ở
nhiều nước như Pháp, Trung Quốc, Bỉ, Ấn Độ, Mỹ… Bệnh dịch tả vịt là một

bệnh lây lan mạnh, gây tử vong cao đến 80% - 100% các đàn thủy cầm mẫn
cảm. Đối với các đàn vịt đẻ, sản lượng trứng có thể giảm từ 25- 40%.
Baudet (1923) khi nghiên cứu về bệnh này khơng tìm thấy vi khuẩn
nhưng đã gây được bệnh cho vịt khỏe bằng nước chiết phủ tạng của vịt ốm sau
khi qua nến lọcChamberland L3. Sau đó ơng tiếp tục gây bệnh cho thỏ và gà
nhưng không thành công.
Năm 1930, tại Hà Lan, De Zeeuw mô tả một trường hợp bệnh tương tự
xảy

ra ở một đàn vịt 150 con. Năm 1942, dịch tái phát ở đất nước này làm

chết 2600

trong tổng số 5700 vịt. Vịt ốm, ỉa phân xanh, mổ khám khi vịt

chết thấy xuất huyết cơ tim, dạ dày tuyến, tá tràng, viêm kiểu bạch hầu ở
cuống họng và lỗ huyệt. Lần này, Boss (1943) đã phân lập ra virus và cấy
truyền 18 đời trên vịt.
Năm 1949, tại Hội nghị thú y thế giới lần thứ XIV, căn cứ vào những kết
quả nghiên cứu của mình về chủng virus do Boss (1943) phân lập được, Jansen
và Kunst đã đề nghị gọi tên bệnh là Duck virus enteritis (DVE) (OIE, 2000).
Bệnh dịch tả vịt còn có những tên gọi khác nhau như: Endenpest (Hà Lan), Pets
4


du canard (Pháp), Enteupest (Đức) (Nguyễn Xuân Bình, 2006).
Vào tháng giêng và tháng hai năm 1973, tại Mỹ, bệnh dịch tả vịt xuất
hiện lần đầu ở đàn vịt hoang dại, thuộc vùng lân cận hồ Andes, miền nam
Dakota. Từ hồ Andes, dịch bệnh lan mạnh và nhanh chóng phá hủy đàn vịt.
Khoảng 40% trong tổng số 100.000 vịt hoang dại, phần lớn là vịt trời đã bị

chết trong đợt dịch này. Cao điểm của đợt dịch, mỗi ngày đã làm chết hơn
1000 chim, Brand, C. J.


Tại Việt Nam
Năm 1963, bệnh được phát hiện ở Cao Bằng làm chết 3000 vịt (Đặng
TrầnDũng, 1963), sau đó bệnh lây lan và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước. Theo thống kê mới nhất của OIE (2006), Việt Nam là một trong
những nước bị bệnh dịch tả vịt gây thiệt hại nặng nề nhất. Năm 1999, bệnh đã
làm chết 51.752 trong tổngsố123.851 vịt. Năm 2000 có 2.964 con, năm 2002 có
15.680 con và năm 2004 có 22447 con vịt chết vìbệnh.
Vào năm 1969, bệnh được phát hiện trên các đàn vịt ni ở Hà Nội, từ
đó xuất hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Nam
bộ.
Năm 1971, dịch lại phát ra ồ ạt ở các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Hà Bắc (cũ) và thành phố Hải Phòng.
Đến năm 1980, dịch phát ra mạnh mẽ ở Hà Nam Ninh (cũ), Thanh Hóa
và đồng bằng sơng Cửu Long. Từ đó dịch lan ra tới tận Nghệ Tĩnh, Kiên
Giang, Hậu Giang, ĐồngTháp.
Bệnh dịch tả vịt thường truyền lây do tiếp xúc trực tiếp giữa đàn vịt
bệnh và vịt khỏe, hoặc có thể do tiếp xúc gián tiếp qua mơi trường có mầm
bệnh như các nguồn nước, người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi,... Virus dịch
tả vịt có trong máu, phủ tạng và các chất bài tiết như phân, nước mũi, nước
mắt từ vịt bệnh hoặc từ các loài thủy cầm hoang dã di trú theo mùa có mang
trùng virus dịch tả vịt được bài thải ra và tồn tại trong các nguồn nước ao, hồ.
Những đàn vịt cảm thụ khác đến sinh sống trên các nguồn nước này sẽ bị
5


nhiễm bệnh. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh dịch tả vịt thường xảy ra

quanh năm nhưng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 7.
Vì vậy, bệnh dịch tả vịt rất cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn
nhằm tìm ra giải pháp giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
1.2. Virus dịch tảvịt
1.2.1. Phânloại
Virus dịch tả vịt thuộc họ Herpesvirideae dưới họ Alphaherpesvirinae,
giống Herpesvirus nhóm Herpes. Virus chỉ có một serotyp được biết đến
nhưng có nhiều chủng có độc lực khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Virus
khơng có đặc tính gây ngưng kết hồngcầu.
1.2.2. Hình thái, cấu trúc virus dịch tả vịt
Nhìn qua kính hiển vi điện tử thấy: Virus hồn chỉnh có hình thái gần
trịn, bên ngồi là một lớp vỏ bọc và có một lõi ở giữa. Ở những tế bào được
gây nhiễm virus, sau 24 giờ có thể thấy các hạt virus trong nhân và nguyên
sinh chất. Thể vùi trong nhân là những tập hợp không có hình thù, trơng
giống như bụi. Trong nhân của những tế bào có hoặc khơng có thể vùi xuất
hiện những khoảng trống, ở đó có những virus hoặc tập hợp virus có capxit
hình cầu hoặc sáu cạnh Nucleocapxit có đường kính 93,5 nm, sau khi đi qua
màng nhân vào nguyên sinh chất, đường kính của hạt virus tăng lên có thể
đo được 136 nm. Khi vào khơngbào thì virus thành thục và có đường kính
khoảng 250 nm.
Virus qua được lọc Chamberland, Berkefeld nhưng không qua được
màng lọc Seitz. Bằng phương pháp lọc qua màng lọc, Hessdardiri (1968) đã
nhận xét, virus nhược độc dịch tả vịt chủng Jansen và virus cường độc có
kích

thước

từ150–

250nm.Nhưvậychúngthuộcnhómviruscókíchthướctrungbình.

Virus dịch tả vịt có hệ gen là AND sợi đôi gồm 180 Kbp. Trọng
lượng phân tử 19 x 106Dalton. Virus có vỏ bọc ngồi.
6


Hình 2.1: Herpes virus
1.2.3. Đặc tính ni cấy của virus dịch tả vịt


Ni cấy virus trên phơitrứng
Theo Jansen (1968) virus dịch tả vịt sau khi đã tiêm truyền trên phôi vịt
sẽ dễ dàng thích nghi trên phơigà.
Virus dịch tả vịt có thể ni cấy vào phơi trứng vịt Bắc Kinh được ấp ở
nhiệt độ 39,5 – 41,5oC, hay tế bào xơ phôi gan hoặc thận vịt và trên màng
niệu đệm củaphôi vịt ấp 9 – 14 ngàytuổi.
Theo tác giả Trần Minh Châu (1980) cho rằng màng nhung niệu là
đường tiêm truyền tốt nhất. Nguyễn Như Thanh (2001), có thể ni cấy virus
trên màng niệu đệm hoặc xoang niệu mô (alantoid) của thai vịt ấp 12 ngày
tuổi. Sau 4 – 6 ngày thai chết với các bệnh tích: xuất huyết trên da vùng lưng,
rìa cánh, đầu,... gan, quả tối có điểm xuất huyết và hoại tử, màng nhung niệu
sưng dày lên. Nếu tiếp truyền 12 đời liên tiếp trên phôi gà, virus có thể thích
nghi, từ đời truyền thứ ba phơi gà chết sau 4 – 5 ngày khi tiêm vào màng
niệu đệm và chết sau 6 – 7 ngày khi tiêm vào xoang niệumô.
Qua nhiều lần cấy truyền virus trên phôi vịt và phôi gà, độc lực của
virus giảm dần đối với vịt. Từ đó, người ta sử dụng chủng virus nhược độc
7


qua phơi vịt, phơi gà để chếvacxin.



Ni cấy virus trên môi trường tế bào xơ phôi một lớp
Virus dịch tả vịt có thể ni cấy trên mơi trường tế bào xơ phôi vịt, phôi
gà một lớp và gây ra biến đổi bệnh lý cho tế bào (Jansen, 1968).
Burgess (1981) đã cơng bố virus dịch tả vịt có khả năng nhân lên trên
loại tế bào xơ phôi vịt, xơ phôi ngan, gan phơi ngan, xơ phơi gà. Theo Ronald
Atlanasio thì khơng quan sát thấy biến đổi bệnh lý tế bào khi ni cấy virus
trên tế bào thận lợn dịng PK 15, tế bào WI – 38, RD Hela, Hep – 2, Vero,
LleMK, BGM và BD (Trần Minh Châu, 1987).
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Minh Châu (1980), khi đem chủng
virus T nuôi cấy trên tế bào phôi vịt, sau khi cấy virus vào 36 giờ, tế bào bắt
đầu có biến đổi, co tròn và phồng lên. Đến 48 giờ trên mặt lớp tế bào đã có
những ổ thối hóa, tế bào rụng ra khỏi thànhbình.
Theo Nguyễn Như Thanh (2001), có thể nuôi cấy virus dịch tả vịt trên
môi trường tế bào xơ phôi gà và phôi vịt một lớp. Virus gây hủy hoại tế bào
sau 48 giờ gây nhiễm. Quan sát Plague của virus dịch tả vịt, người ta nhận
thấy: sau 48 giờ gây nhiễm các Plague bắt đầu hình thành và phát triển tối đa
sau 6 ngày. Với các chủng virusnhượcđộc,Plaqueđềugọnvàsángrõ,ởngày
thứ3cóđườngkính3mm,sau6 ngày là 4 – 7 mm và sau 14 ngày là 10 mm. Theo
Dardini và Hess (1968), Plague của virus dịch tả vịt cường độc hình trịn, to
nhỏ khơng đều, có đường kính từ 1 – 8 mm. Plaque của virus nhược độc dịch
tả vịt thì đều hơn, có bờ gọn và sáng, đường kính là 3 – 4 mm.
Theo tác giả Nguyễn Lân Dũng (1972), sau 36 giờ gây nhiễm virus
cường độctrên tế bào xơ phôi vịt đã xuất hiện bệnh tích tế bào: tế bào co trịn
lại, thối hóa vàrụng khỏi thànhbìnhtạo thành khoảng trống, xung quanh là
những sợi bào(synciticum) như những dải đăng ten. Lớp tế bào này sẽ bị phá
hủy hoàn toàn vào ngàythứ 4. Trong các bình ni cấy ở các nồng độ pha lỗng,
có thể phát hiện được Plague.
Trên các mơi trường nuôi cấy khác nhau, sự xuất hiện của Plague cũng
8



khác nhau. Sự nhân lên và hình thành các Plague của virus cường độc đẹp
nhất ở môi trường tế bào xơ phơi ngan và un ương, sau đó đến xơ phơi vịt
Bắc Kinh, vịt đen và vịt đầu đỏ, cịn Plague trên tế bào xơ phôi vịt mốc và vịt
bãi là kém nhất. Virus nhược độc dịch tả vịt của Hà Lan lại có thứ tự các mơi
trường thích hợp khác: tế bào xơ phôi vịt Bắc Kinh, tế bào xơ phôi gà, trĩ
Mông Cổ, cun cút (Ronald Atlanasio, Robert Olson, James, C. Johnson,
1980) (Trần Minh Châu, 1987).
Đối với virus nhược độc dịch tả vịt chủng Jansen, theo nghiên cứu của
bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm – Bệnh lý, trường ĐHNNHN nhận thấy
virus rất thích ứng trên mơi trường nuôi tế bào xơ phôi gà. Chỉ sau 24 giờ cấy
virus, tế bào đã bắt đầu có hiện tượng hủy hoại, bệnh tích tế bào chủ yếu thể
hiện là hiện tượng tế bào bị biến dạng, co trịn, phình to ra, tập trung thành
từng đám, có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi quanghọc.


Ni cấy trên động vật cảmthụ
Có thể dùng vịt con 1 ngày tuổi để nuôi cấy virus. Sau 3 – 12 ngày gây
nhiễm, vịt chết với triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh dịch tả vịt.
Ngồi vịt con có thể dùng ngan con, ngỗng con, gà con mới nở để gây bệnh.
1.2.4. Độc lực của virus dịch tả vịt
Đã xác định được một số chủng virus dịch tả vịt có độc lực khác nhau:
Hà Lan có chủng O độc lực mạnh nhất, sau đó đến các chủng W59,
W60 (Jansen, 1968).
Ở Việt Nam có chủng 769, 880 có độc lực mạnh nhất, sau đó là các
chủng NH, NB, C, T (Trần Minh Châu, 1987).
Theo Nguyễn Đức Hiền (2005) đã phân lập một chủng virus gây bệnh
dịch tả vịt ở Cần Thơ và cho biết chủng virus này có độc lực cao, có khả năng
gây bệnh và gây chết vịt ở phịng thí nghiệm khi tiêm bắp với liều 10 3ELD50/

ml.
Năm 2005, tác giả Nguyễn Ngọc Điểm (2005) [8] cũng đã phân lập
thành công chủng virus cường độc dịch tả vịt VG – 2004. Qua bước đầu khảo
9


sát đặc tính sinh học của chủng virus này, tác giả cho biết virus dịch tả vịt
VG – 2004 có độc lực mạnh hơn virus dịch tả vịt chủng 769 do tác giả Trần
Minh Châu phân lập.
1.2.5. Sức đề kháng của virus dịch tả vịt
Virus nhạy cảm với ête và chloroform (Hess, 1968). Cồn 75 oC diệt
virus

trong 5 – 30 phút, axit phenic 0,5% diệt virus sau 30 phút. Ở 22 oC

NaOH 2%, NH4OH 0,5% cũng giết chết virus sau 30 phút.
Với nhiệt độ: virus mất khả năng gây nhiễm ở nhiệt độ 56 oC sau 10
phút hoặc 50oC sau 90 – 120 phút. Ở nhiệt độ phòng (22 oC) virus có thể tồn
tại 30 ngày (Hess, 1968). Trong điều kiện lạnh -10 oC đến -20oC virus có thể
tồn tại hàng năm. Làm đông khô các chất chứa virus như máu, tim, gan, màng
nhung niệu của phơi trứng vịt có thể giữ virus nhiều năm mà không mất độc
lực.
Virus ổn định ở độ pH từ 5 – 10 và bị bất hoạt khi pH < 3 và pH >10.
1.3. Bệnh dịch tảvịt
1.3.1. Loài mắcbệnh
Bệnh dịch tả vịt là bệnh của nhiều loài vịt: vịt trời, vịt mỏ nhọn, vịt đầu
đỏ,... Các loài thủy cầm khác như ngan, ngỗng, thiên nga và một số loài chim
hoang dã cũng cảm nhiễm bệnh (Friend, 1973), (Docherty, D. E. và Franson,
C. J.,1992). Vịt là loài cảm nhiễm nhất, các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có
thể mắc bệnh. Tỷ lệ vịt mắc bệnh và chết trong khoảng 5 – 100%. Mức ñộ

cảm nhiễm có thể khác nhau tùy theogiốngvịt. Lồi vịt nhọn đi được coi là
lồi ít mẫn cảm nhất với bệnh (Sandhu, T. S. và Leibovitz, L., 2003). Các
động vật khác như bồ câu, cơng, động vật có vú và con người không cảm thụ
vớibệnh.
Theo Friend (1973), trong một báo cáo về bệnh dịch tả vịt xảy ra ở hồ
Andes, miền nam Dakota vào năm 1973, ước tính có 43,000 vịt và ngỗng
10


trong tổng số 100,000 con đã bị chết.
Trong phịng thí nghiệm, nhiều nghiên cứu được thử nghiệm trên vịt để
đánh giá độ mẫn cảm với virus dịch tả vịt (Van Dorssen, 1955). Vịt nuôi cùng
với vịt trời, vịt Châu Âu, vịt trời Bắc Âu, vịt biển, ngỗng trắng, chim thiên
nga... được thử thách với chủng virus cường độc. Vịt trời ít mẫn cảm với
chủng virus cường độc hơn các loài vịt khác vì chúng được cho rằng có miễn
dịch tự nhiên.
1.3.2. Lứa tuổi mắcbệnh
Bệnh dịch tả vịt xảy ra ở mọi lứa tuổi vịt, tuy nhiên vịt từ 15 ngày tuổi
trở đi bị nhiễm nhiều nhất (Nguyễn Xuân Bình, 2006).
1.3.3. Chất chứavirus
Ở vịt bị nhiễm bệnh, virus có trong máu, các cơ quan phủ tạng, nhiều
nhất là ở gan, lách và óc. Tại Việt Nam đã nghiên cứu sự nhân lên của virus
ở cơ thể vịt bị gây nhiễm nhân tạo. Sau 24 giờ gây nhiễm, virus đã nhân lên,
xâm nhập vào máu nhưng số lượng cịn ít. Đến 48 giờ, virus đã xuất hiện
trong nước mắt, nước mũi. Và đến 72 giờ, khi vịt bị bệnh nặng, bắt đầu ỉa
chảy thì tế bào niêm mạc đường tiêu hóa do tác động của virus bị hủy hoại,
tróc ra cùng với dịch tiết có nhiều virus, theo phân bài xuất ra ngoài (Trần
Minh Châu, 1987).
Shawky, S., Schat, K. A. (2002) cho biết virus dịch tả vịt có thể tiềm tàng
trong cơ thể vịt và có khả năng tái hoạt động trở lại. Sau 3 tuần gây nhiễm

khơng tìm thấy virus dịch tả vịt trong lỗ huyệt nhưng 7 – 9 tuần sau gây nhiễm,
bằng phản ứng PCR, tác giả đã phát hiện thấy DNA virus dịch tả vịt trong thần
kinh trung ương, hạch lâm ba ngoại vi, lách, tuyến ức và túi Bursa.
1.3.4. Đường xâm nhập và cách lâylan
Trong thí nghiệm, có thể gây bệnh bằng cách tiêm dưới da, bắp thịt,
tiêm tĩnhmạch hoặc nhỏ mũi.
Trong tự nhiên, đường xâm nhập chủ yếu của virus dịch tả vịt là đường
tiêu hóa. Những vịt mắc bệnh Dịch tả vịt sẽ thải virus qua phân, chúng sống
11


trong những ao hồ ô nhiễm và tù đọng. Vịt mắc bệnh khi bơi lội, uống nước ở
những hồ ao ô nhiễm hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Virus thâm nhập
vào các vịt mẫn cảm qua đường miệng, mũi, da và hậu môn. Trong điều kiện
tự nhiên vịt là loài cảm nhiễm nhất với virus dịch tả vịt ở tất cả các lứa tuổi và
các giốngvịt.
Jansen (1964) cho biết, nguồn nước và các động vật thủy sinh trong đó
cũng đóng vai trị nhất định trong việc truyền lây căn bệnh. Bệnh lây lan rất
nhanh và mạnh theo phương thức truyền lây gián tiếp nhưng phương thức
truyền lây trực tiếp từ mẹ sang con cũng có thể xảy ra (Burgess, E. C. và T.
M. Yuill, 1981).
1.3.5. Triệu chứng lâmsàng
Thời gian nung bệnh từ 3 – 4 ngày.
Ở đàn vịt con khi bị bệnh thường bắt đầu bằng những dấu hiệu: nhiều
con tự nhiên lờ đờ, khơng thích vận động, không muốn xuống nước. Ở vịt lớn
khi lùa đi ăn một số con rớt lại sau đàn. Bắt xem thấy chân liệt, thân nhiệt lên
tới 43 – 44oC. Ở đàn vịt đẻ khi bệnh xuất hiện sản lượng trứng giảm xuống,
có khi ngừng đẻ hẳn.
Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh. Trong
đàn vịt, nhiều con có tiếng kêu khản đặc. Vịt thường sưng mí mắt, niêm mạc

mắt đỏ. Lúc đầu chảy nhiều nước mắt trong làm ướt cả vùng lông dưới mi
mắt. Sau nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có
khi làm hai mí mắt dính lại với nhau. Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò
khè, từ mũi chảy ra chất niêm dịch lúc đầu trong, sau đặc lại. Nước mũi khô,
quánh lại quanh khóe mũi. Nhiều con đầu sưng to, sờ nắn có cảm giác mềm
như quả chuối. Hầu, cổ cũng có thể bị sung do tổ chức liên kết dưới da bị phù
thũng. Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước. Sau một vài ngày vịt ỉa
chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh. Hậu mơn bẩn, lơng
dính bết đầyphân.
12


Hình 2.2: Vịt ỉa chảy và bại liệt

Hình 2.3: vịt bại liệt sau khi mắc bệnh dịch tả vịt

13


Hình 2.4: Đàn vịt bị dịch tả vịt
Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 – 6 ngày, con bệnh gầy rạc, từ chỉ
liệt, nằm một chỗ, rũ cánh. Thân nhiệt giảm dần, vịt kiệt sức mà chết.
1.3.6. Bệnhtích
Xác chết gầy, cổ sưng tụ máu, tím bầm. Tổ chức liên kết dưới da thấm
nước và keo nhầy, trong, màu hồng nhạt hay hồng thẫm. Da vùng cổ, ngực,
bụng, đùi bị xuất huyết lấm tấm thành những điểm bằng đầu tăm trông như bị
muỗi đốt. Niêm mạc hầu họng xuất huyết, đơi chỗ có lt hoặc phủ màng giả
màu vàng xám. Niêm mạc thực quản viêm, xuất huyết, trên mặt có màng giả
màu vàng do thượng bì niêm mạc tróc ra. Dạ dày tuyến phủ nhiều dịch nhớt
màu trắng xám, gạt lớp niêm dịch thấy niêm mạc xuất huyết. Dạ dày cơ cũng

xuất huyết nặng, bóc bỏ lớp sừng sẽ lộ ra những vệt máu màu đỏ sẫm. Niêm
mạc ruột tụ máu hoặc chảy máu thành vệt màu đỏ, trên phủ lớp dịch xuất
mỏng. Bệnh nặng có thể thấy một số vết lt hình trịn, hình bầu dục ở tá
tràng. Niêm mạc hậu môn và trực tràng thưởng xuyên xuất huyết thành những
vệt màu đỏ xen kẽ những vết loét màu vàng nâu.
Ngồi đường tiêu hóa, các cơ quan phủ tạng khác cũng bị xuất huyết.
Gan hơi sưng, tụ máu, có điểm hoại tử trắng to bằng đầu đinh ghim, túi mật
căng to.

Lách cũng bị tụ máu có khi xuất huyết. Bao tim viêm, xoang bao

tim tích nước vàng. Ngoại tâm mạc xuất huyết thành điểm, thành vệt. Niêm
14


mạc khí quản xuất huyết đỏ chứa nhiều dịch nhớt lẫn bọt. Phổi tụ máu, viêm.
Mặt trong xương ức xuất huyết. Màng não viêm, xuấthuyết…..

Hình 2.5: Tim sưng, xuất huyết vỡ vành tim

Hình 2.6: Dạ dày tuyến xuất huyết

15


Hình 2.7: Gan sưng, hoại tử.

Hình 2.8: xuất huyết ở lỗ huyệt

1.3.7. Chẩnđoán

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh dịch tả vịt với các bệnhtụ huyết trùng gia
cầm, bệnh viêm gan do virus ở vịt, bệnh Newcastle và bệnh cúm gia cầm. Ở
vịt trưởng thành, bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính qua mổ khám đơi khi có
bệnh tích rất giống dịch tảvịt.
Bệnh viêm gan vịt do virus: Bệnh chỉ tập trung ở vịt con từ 1 – 3 tuần
tuổi.Gan chủ yếu bị viêm, xuất huyết thành điểm, thành vệt, ít có hiện tượng
hoại tử.
16


Bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn: Do Pasteurella và Salmonella
gây nên. Đây là những vi khuẩn thường trú trong cơ thể vịt, ngay cả trong cơ
thể vịt khỏe. Cho nên bệnh dịch tả vịt dễ ghép với hai bệnh này và gây khó
khăn

cho

cơng

việcchẩnđốnbệnh.Tuynhiên,nếulàổdịchtụhuyếttrùnghoặcphóthươnghàn đơn
thuần thì khi điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu có thể nhanh chóng dập tắt
dịch.
1.3.7.1. Chẩn đốn virushọc
Bệnh phẩm được xử lý, sau đó có thể phân lập trên vịt con, trứng vịt có
phơi và trên môi trường tế bào xơ phôi vịt, phôi gà một lớp.


Phân lập trên vịt con: Tiêm huyễn dịch bệnh phẩm đã được xử lý cho vịt con
(0,7 – 1 kg) với liều 0,5 ml/ con vào dưới da hay bắp lườn. Nếu bệnh phẩm có
virusdịch tả vịt, vịt sẽ biểu hiện triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh dịch

tả vịt.



Phân lập trên trứng vịt có phơi: Tiêm 0,2 ml huyễn dịch bệnh phẩm đã xử lý
vào xoang niệu mô hoặc màng nhung niệu của phôi vịt ấp 11 – 12 ngày tuổi.
Virus dịch tả vịt gây chết phơi sau 4 – 10 ngày với bệnh tích đặc trưng: xuất
huyết lanrộng.



Phân lập trên tế bào xơ phơi vịt: Gây nhiễm bệnh phẩm vào các chai tế bào đã
được ni cấy. Quan sát bệnh tích tế bào (CPE) sau khi gây nhiễm: Hình
thành các đám tế bào to, trịn và trở nên hoại tử sau 2 – 4 ngày.
Để giám định virus, bằng phương pháp trung hòa trên trứng vịt có phơi
sau đó tính tốn chỉ số trung hịa NI (Neutralization index). Nếu kết quả phân
lập và giám định dương tính với kháng huyết thanh chuẩn (bằng phương pháp
trung hịa VN), kết luận có virus dịch tả vịt. Đối với phương pháp trung hịa
trên tế bào xơ

phơi vịt, tính tốn chỉ số trung hịa NI (Neutralization index).

Nếu thủy cầm chưa tiêm phịng, phát hiện có kháng thể dịch tả vịt
(bằngphương pháp trung hòa SN), kết luận thủy cầm đã nhiễm virus dịch
tảvịt.
17


1.3.7.2. Chẩn đốn bằng phương pháp PCR
Kỹ thuật PCR có khả năng phát hiện ADN của virus dịch tả vịt có trong

các mơ bào đã pha lỗng1:500.
Năm 1999, Pritchard L. I và cs đã phát triển phương pháp PCR để phục
vụ cho việc phân lập virus dịch tả vịt ở Việt Nam. Phương pháp này cho phép
phân

biệt nhanh và chính xác giữa bệnh dịch tả vịt với một số bệnh do

Herpes

virus

gia

cầmkhácgâynênnhưbệnhMarek,bệnhviêmthanhkhíquảntruyềnnhiễmvàbệnh do
Herpes virus gây ra ở ngỗng.
1.3.7.3. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh dịch tả vịt khác
Các kỹ thuật chẩn đoán nhanh để phát hiện virus và kháng thể dịch tả
vịt đã được phát triển. Để phát hiện kháng thể, các kỹ thuật trung hòa huyết
thanh và kỹ thuật kháng thể gián tiếp đã được ứng dụng rộng rãi. Các kháng
thể đa dòng và đơn dòng kháng virus dịch tả vịt đã được sản xuất và đã được
sử dụng để tạo ra một loạt kỹ thuật chẩn đoán để phát hiện virus và kháng
nguyên dịch tả vịt.
Các kỹ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch peroxydase
cho phép phát hiện nhanh kháng nguyên dịch tả vịt trên tiêu bản phết mô,
canh tế bàovà các lát cắt tổ chức học. Kỹthuật ELISA bắt giữ kháng nguyên
đã được phát triển để phát hiện nhanh kháng nguyên dịch tả vịt từ bệnh
phẩm

máu






bào

-

làloạibệnhphẩmkhósửdụngcáckỹthuậtphânlậpviruschuẩnhóa.
Một phương pháp ELISA xác định kháng ngun virus dịch tả vịt cũng
đã được ứng dụng tại Việt Nam. Ngưỡng giá trị OD đã được thiết lập từ các
mẫu huyết thanh âm tính thu thập ở Việt Nam. Các mẫu bệnh phẩm thích hợp
nhất đã được xác định từ vịt gây nhiễm bệnh thực địa. Thực quản và ổ nhớp là
những mẫu thích hợp nhất. Virus được phát hiện sớm ở các mẫu bệnh phẩm
phủ tạng sau 48 giờ gây nhiễm, trong khi bề ngồi vịt có vẻ bình thường.
Phương pháp ELISA được đánh giá là thích hợp trong chẩn đoán thường quy
18


bệnh dịch tả vịt từ các ổ dịch (Dang Hung,2004).

19


1.4. Lịch sử phát triển và khái niệm về vacxin.
1.4.1. Lịch sử phát triển của vacxin
Các nguyên tắc sử dụng vacxin đã được hình thành hơn 200 năm qua. Những
thử nghiệm sớm nhất về nguyên lý vacxin được thực hiện bởi Bernardo ramazzini
vào năm 1711. Ông đã sử dụng một sợi chỉ đã nhiễm mầm bệnh dịch tả trâu bò gây
nhiễm vào trâu bò khoẻ mạnh và đã bảo vệ được con vật không bị nhiễm bệnh. Vào

cuối thế kỷ đó, người ta đã biết sử dụng các sợi dây mỏng thấm ướt dịch tiết mũi
của những con trâu bò bị nhiễm bệnh dịch tả trâu bò và gây nhiễm và vết khía trên
da yếm của con trâu bị khoẻ mạnh khác, gây ra hiện tượng ốm nhẹ và giúp con vật
chống lại bệnh dịch tả trâu bò.
Người kế tục và phát triển nguyên lý cho ngành vacxin học chính là Edward
Jenner, một bác sĩ người Anh. Ông đã quan sát thấy rằng những người phụ nữ vắt
sữa bò khi tiếp xúc với những con bò cái bị đậu bò thì hầu như khơng bị nhiễm
bệnh đậu mùa, một bệnh dịch tràn lan khắp các châu lục và gây chết nhiều người ở
thời kỳ đó. Từ những quan sát này, Jenner đã tiêm chủng cho một cậu bé khoẻ
mạnh bằng virus đậu bị, sau 6 tuần ơng gây nhiễm lại cho cậu bé đó dung dịch
được pha lỗng từ mụn đậu mùa của người, kết quả là cậu bé đó hồn tồn khoẻ
mạnh, khơng bị nhiễm bệnh đậu mùa và từ đó kỷ nguyên của ngành vacxin học
được bắt đầu.
Những phát hiện của Jenner là nguồn gốc cho sự phát triển của vaccine và
giúp con người thanh toán được các bệnh như bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt và khống
chế giảm bớt các bệnh khác như bệnh cúm, bệnh viêm phổi do vi khuẩn, bệnh ho
gà, bệnh Rubella, bệnh dại, bệnh viêm màng não, bệnh viêm gan B,...
Một trăm năm sau, Louis Pasteur đã xây dựng và phát triển lý thuyết vacxin
học dựa trên nền tảng của Edward Jenner. Ông đã định nghĩa vacxin là một chế
phẩm sinh học được chế từ vi sinh vật, dùng gây miễn dịch cho con vật để phòng
các bệnh truyền nhiễm. Vào cuối thế kỷ XIX, Louis Pasteur đã ứng dụng được miễn
dịch chủ động bằng cách sử dụng vi khuẩn dịch tả gà giảm độc, môi trường nuôi
cấy vi khuẩn nhiệt thán, tuỷ sống của thỏ đã gây nhiễm virus dại và đã tạo ra miễn
dịch chủ động cho người và động vật phịng chống dịch bệnh. Từ đó, sự phát triển
các loại vacxin và lý thuyết về vacxin học được phát triển cho đến ngày nay.
20


Năm 1890, Behring và Kitasato đã phát hiện được rằng nếu nuôi cấy vi
khuẩn bạch hầu hoặc uốn ván trong môi trường lỏng, các vi sinh vật này sẽ tiết

ngoại độc tố vào trong môi trường. Những độc tố này sau khi xử lý formone, độc tố
sẽ bị giải độc nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên. Những độc tố này bị mất độc lực
được gọi là các giải độc tố và nguyên lý để chế tạo các vacxin giải độc tố.
Phát triển ý tưởng của Pasteur, Haffkine đã chế được vacxin nhược độc
phòng bệnh tả.
Năm 1896, Wilhelm Kolle đã làm bất hoạt vi khuẩn tả bằng nhiệt để gây
miễn dịch. Cùng năm đó, Richard Pfeiffer làm bất hoạt vi khuẩn thương hàn bằng
nhiệt và bảo quản trong phenol để chế vacxin. Đến năm 1915, vaccine thương hàn
vô hoạt đã được sử dụng cho binh lính Châu Âu và Châu Mỹ.
Năm 1924, Calmette – Guerin đã chế tạo thành công vacxin BCG.
Như vậy, trong giai đoạn đầu, các nhà khoa học sản xuất vacxin chủ yếu dựa
trên nguyên lý sử dụng các vi sinh vật tồn khuẩn sau đó làm bất hoạt hoặc giảm
độc để gây miễn dịch.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Max Theiler đã phát hiện được một chủng
virus sốt vàng không độc bằng cách cấy chuyển nhiều lần virus đó trên trứng gà có
phơi và đã tạo ra được một chủng virus nhược độc ký hiệu là 17D sử dụng để sản
xuất vacxin sốt vàng. Từ đó, rất nhiều vacxin được chế tạo từ những chủng vi sinh
vật giảm độc nhân tạo được ra đời như vacxin bại liệt, vacxin quai bị,...
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ gen phát triển
mạnh, người ta có thể đã cắt bỏ được những gen gây độc của vi sinh vật để tạo ra
những chủng vi sinh vật không độc hoặc gắn gen trên những vi sinh vật khác ra
những vector dẫn truyền từ đó sản xuất ra các loại vacxin tái tổ hợp, vacxin ADN.
Như vậy, lịch sử phát triển của vacxin có thể chia thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn Jenner: Sử dụng các vi sinh vật nguyên độc, dị chủng để gây
miễn dịch cho người.
- Giai đoạn Pasteur (1860 – 1990): Sử dụng các mầm bệnh nhược độc và các
tế bào vi sinh vật toàn khuẩn được làm bất hoạt để chế tạo vacxin.
- Giai đoạn vacxin ADN (từ 1996 đến nay): Đánh dấu một cuộc cách mạng
trong công nghệ sản xuất vacxin, có rất nhiều hướng để tạo ra những chủng vi sinh
21



vật sử dụng trong sản xuất vacxin đạt hiệu quả cao.

1.4.2. Khái niệm vacxin
Khái niệm “Vacxin” được bắt nguồn từ chữ latin “Vacca” có nghĩa là
“bị cái”. Nhờ có vacxin phịng bệnh đã cứu hàng triệu người khơng chết vì
bệnh đậu mùa, bệnh dại, bệnh lao,... Nhiều bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm đối
với con người và động vật được khống chế và từng bước được loại trừ. Tuy
nhiên, cuộc đấu tranh với bệnh tật, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm để bảo vệ
sức khoẻ của con người và động vật vẫn còn khá gay go, phức tạp, cho nên
việc nghiên cứu, chế tạo các loại vacxin mới và cải tiến nâng cao hiệu lực
phịng bệnh các loại vacxin đã có, vẫn còn đòi hỏi các nhà khoa học phải quan
tâm.
Ngày nay, khơng chỉ có vacxin phịng bệnh truyền nhiễm mà cịn có
vacxin phịng bệnh ký sinh trùng, vì vậy thuật ngữ vacxin được hiểu rộng
hơn, đó là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh được gọi là
“kháng nguyên” khi đưa vào cơ thể người và động vật sẽ kích thích cơ thể tạo
ra trạng thái miễn dịch giúp cơ thể chống lại mầm bệnh.
1.4.3. Thành phần của vacxin
Vacxin bao gồm hai thành phần chính là kháng nguyên và chất bổ trợ.
1.4.3.1. Kháng nguyên
Kháng nguyên (antigen) là những chất khi có mặt trong cơ thể động vật có
khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch và sau đó kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của
đáp ứng này (kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào)
Có thể hiểu một cách khái quát: Kháng nguyên là những chất được hệ thống
miễn dịch của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.
Những phân tử đơn giản, chung cho nhiều lồi như nước, muối khống,
creatinin, đường đơn hay đường đơi, khơng phải là kháng ngun.
Bằng chứng nói lên một chất đúng là một kháng nguyên khi chứng minh

được có đáp ứng miễn dịch chống lại nó.
Trước đây, kháng nguyên được quan niệm là một chất lạ có bản chất là
Protein, khi đưa vào cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu. Kháng
22


thể đặc hiệu sẽ trung hồ kháng ngun đó.
Ngày nay, nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của cơ thể thấy rằng, khi cơ thể
nhận được kháng nguyên không chỉ sản sinh kháng thể đặc hiệu (đáp ứng miễn dịch
dịch thể) mà còn tạo ra một lớp tế bào mẫn cảm, tế bào này cũng có khả năng tạo
phản ứng với kháng nguyên (miễn dịch tế bào).
Vì vậy, theo Đỗ Trung Phấn (1980), Phan Thanh Phượng (1994) kháng
nguyên được hiểu là chất khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể
và tế bào mẫn cảm đặc hiệu chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của mầm bệnh. Khả
năng kích thích sinh miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào của kháng nguyên gọi
là tính kháng nguyên.
Tính kháng nguyên của một kháng nguyên trong vaccine mạnh hay yếu phụ
thuộc vào:
-

Tổng số nhóm quyết định kháng nguyên

-

Trọng lượng phân tử.

-

Thành phần hoá học.


-

Cấu trúc lập thể.

-

Khả năng tích điện của các phân tử kháng nguyên.
Một kháng nguyên tạo miễn dịch phòng vệ tốt cho cơ thể, ngồi tính kháng
ngun mạnh cần phải có tính đặc hiệu cao.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên phụ thuộc vào tính chất và cấu trúc của các
nhóm quyết định kháng nguyên. Tính đặc hiệu của kháng ngun cao khơng chỉ đặc
trưng đối với lồi mà cịn đặc trưng đối với cả type và subtype.
1.4.3.2. Chất bổ trợ
a. Khái niệm.
Trong quá trình chế tạo, sử dụng vacxin thấy rằng nếu vacxin chỉ chứa kháng
nguyên khi dùng tiêm phòng tạo hiệu lực bảo hộ thấp, không kéo dài, phản ứng xảy
ra với tỉ lệ cao. Nhưng khi cho thêm những chất không phải là kháng nguyên vào
vacxin sẽ làm cho hiệu lực và thời gian bảo hộ của vacxin tăng lên. Các chất đó
được gọi là chất bổ trợ của vacxin.
Do vậy chất bổ trợ của vacxin là những chất có hoạt tính kích thích miễn dịch
khơng đặc hiệu dùng bổ sung vào vacxin để nâng cao hiệu lực và độ dài miễn dịch.
23


Chất bổ trợ của vacxin có 3 tác dụng.
- Hấp thu và lưu giữ kháng nguyên trong cơ thể lâu hơn, khơng bài thải
nhanh kháng ngun.
- Tạo kích thích đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể.
- Giảm kích thích phản ứng của độc tố nếu có trong vacxin đối với cơ thể.
b. Phân loại:

Căn cứ vào bản chất, thành phần cấu tạo của chất bổ trợ, người ta chia chất
bổ trợ đang được dùng trong chế tạo vacxin hiện nay thành các nhóm sau đây:
- Chất bổ trợ vô cơ: Bao gồm Hydroxit nhôm (Al(OH) 3), Phốt phát nhôm
AlPO4, sulfat nhôm Kali AlK(SO4)2, các loại thuốc nhuộm, than hoạt tính. Các chất
bổ trợ vơ cơ thường hấp phụ kháng nguyên lên bề mặt để tăng cường độ kích thích
đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đồng thời giải phóng kháng nguyên từ từ vào hệ bạch
huyết để kéo dài thời gian kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Với mầm bệnh
có sản sinh độc tố, sau khi đã được vô hoạt (giải độc tố) cũng được chất bổ trợ hấp
thu và giải phóng từ từ để hạn chế tác động gây phản ứng cục bộ và toàn thân.
- Chất bổ trợ hữu cơ: Bao gồm các loại dầu thực vật như dầu hướng dương,
dầu lạc, dầu oliu, mỡ động vật, các sản phẩm của dầu khoáng hoặc montanide
ISA50, ISA70 của Pháp. Các chất bổ trợ hữu cơ khi hỗn hợp với kháng nguyên sẽ
tạo thành dạng nhũ tương nước trong dầu. Dạng nhũ tương này có kháng nguyên
nằm trong huyễn dịch dầu.
Để khắc phục các nhược điểm của vacxin nhũ dầu trong nước dễ phân lớp, rít
kim khi tiêm, người ta đã nghiêm cứu chế tạo loại vacxin nhũ tương kép nước trong
dầu trong nước.
Khi vacxin nhũ có chứa xác vi khuẩn (thường dùng xác vi khuẩn thuộc họ
Mycobacterium, đặc biệt là M.tubecullosis) được gọi là vacxin nhũ hồn tồn,
vacxin nhũ khơng chứa xác vi khuẩn được gọi là vacxin nhũ khơng hồn tồn.
Tác dụng của chất bổ trợ dầu trong vacxin cũng tương tự như tác dụng của
chất bổ trợ vô cơ.
Nhờ các phức hợp nhũ kháng nguyên – dầu – nước mà kháng nguyên tự do
được giải phóng từ từ vào cơ thể để kích thích sản sinh kháng thể và tế bào miễn
dịch đặc hiệu kéo dài. Đồng thời các hạt nhũ cũng di chuyển từ chỗ tiêm vào hạch
24


lympho hoặc đến các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch để kích thích miễn dịch phi
đặc hiệu.

Kết quả là liều vacxin tiêm giảm, hiệu lực miễn dịch tăng cao, thời gian miễn
dịch kéo dài.
- Chất bổ trợ là vi sinh vật: Thường dùng là xác của một số loài vi khuẩn như
M.tuberculosis hay S.typhimurium. Cũng có thể dùng nội độc tố của vi khuẩn như
Lipopolysaccarit.
c. Tác dụng của chất bổ trợ.
- Đưa kháng nguyên vào môi trường cơ thể thích hợp.
- Hoạt hố bổ thể và đưa đến tổng hợp, giải phóng và liên kết các cytokin.
- Hấp phụ kháng nguyên, khoanh vùng kháng nguyên, làm chậm quá trình
giải phóng kháng ngun tại vị trí nơi tiêm, do đó kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ
thể, kéo dài sự trình diện kháng ngun.
- Kích thích sự hoạt động của APC để q trình phân tích, trình diện kháng
ngun đạt hiệu quả.
1.4.4. Phân loại vacxin
Có thể chia vacxin thành 4 loại như sau:
- Vacxin chết (vô hoạt)
- Vacxin sống (nhược độc)
- Vacxin tiểu phần
- Vacxin thế hệ mới, sản xuất bằng công nghệ gen.
a. Vacxin chết.
Vacxin chết là vacxin chứa kháng nguyên là mầm bệnh đã được làm vô hoạt
bằng các yếu tố như nhiệt độ, sóng siêu âm, tia tử ngoại, bằng hoá chất (các loại
thuốc nhuộm, các loại axít, phóc-mơn) hoặc từng phần của mầm bệnh đã được chiết
tách, tinh chế.
Vacxin chết có ưu điểm độ an tồn cao, nhưng tạo miễn dịch phòng hộ chậm
(14 - 21 ngày), thời gian miễn dịch ngắn, hiệu lực phòng vệ hạn chế, liều tiêm
vacxin lớn. Để khắc phục các nhược điểm trên, căn cứ vào tính chất kháng nguyên,
mục đích sử dụng mà người ta bổ sung vào vacxin chất bổ trợ để giảm tỷ lệ phản
ứng, nâng cao và kéo dài thời gian khả năng tạo miễn dịch phòng vệ của vacxin.
25



×