Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bai 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 19 trang )

Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

BÀI 4: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ RỦI RO
& KHỦNG HOẢNG TRONG DOANH NGHIỆP
 Mục tiêu bài học:
- Nắm được một số kỹ năng, mô hình thông dụng dùng trong việc QTRRKH trong
doanh nghiệp.
 Hướng dẫn học:
- Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài
- Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề;
- Đọc thêm tài liệu tham khảo
- Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu.
 Nội dung bài học:
4.1. MÔ HÌNH THỐNG KÊ THỰC NGHIỆM (ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ)
Điều tra phát hiện vấn đề là tổ chức hoạt động của DN thông qua các phương pháp
nghiên cứu điều tra mang tính chuyên nghiệp của bộ phận QTRRKH nhằm phát hiện sớm
các vấn đề có thể gây ra RRKH cho DN trong tương lai.
4.1.1. Các phương pháp nghiên cứu điều tra
Đây là tổng thể các quy tắc, biện pháp có thể có nhằm tìm ra các quy luật hoặc các
tính quy luật của các hoạt động và các quan hệ phải nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu
điều tra

Quan sát

Phỏng vấn

Nghiên cứu tài
liệu



Trắc nghiệm

Thực nghiêm

Sơ đồ: Các phương pháp nghiên cứu điều tra
4.1.2. Kỹ thuật nghiên cứu điều tra
Kỹ thuật nghiên cứu điều tra là tập các thiết bị, máy móc cũng như hệ thống và
phương tiện được tạo ra để phục vụ cho việc nghiên cứu điều tra.
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 1


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

4.1.3. Các bước nghiên cứu điều tra
4.1.3.1. Lựa chọn và xác định vấn đề nghiên cứu
Đây là bước mở đầu của mọi quá trình nghiên cứu điều tra, chiếm vị trí to lớn
trong sự thành bại của việc nghiên cứu; gồm các bước
- Chọn vấn đề: tùy thuộc việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề do phân hệ hay tổ
chức mà chúng mang đặc tính của các vấn đề thuộc phân hệ hay các tổ chức
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: là kết quả cần đạt của việc nghiên cứu; là mục
tiêu trên bước đường để đạt tới mục đích dài hạn.
- Đối tượng nghiên cứu: là các hoạt động của con người trong DN, khách hàng,
môi trường và những điều kiện để thực hiện hoạt động mà nghiên cứu dự kiến tiến hành
- Chủ thể nghiên cứu điều tra (người quan sát): là chủ thể đề ra và giải quyết
vấn đề.

- Ngôn ngữ mô tả đối tượng (bộ máy khái niệm nghiên cứu): là tập hợp các khái
niệm và mối quan hệ ràng buộc giữa chúng, giúp cho người quan sát có thể hiểu, diễn đạt
đúng vấn đề phải giải quyết.
- Giả thiết nghiên cứu: là cách mô tả, giải thích ban đầu về vấn đề được đặt ra để
dẫn dắt việc sưu tầm các dữ liệu nhằm chỉnh lý lại cách mô tả và giải thích ban đầu, đồng
thời cũng đưa ra cách sắp xếp các dữ liệu đó.
4.1.3.2. Mô tả kế hoạch nghiên cứu
Bước này nhằm mục tiêu tìm đủ các dữ liệu chính xác cho vấn đề phát hiện RRKH
bằng con đường hiện thực, đơn giản, tốn ít thời gian, chi phí và công sức cảu con người
nhất. Vì vậy, bước này cần làm rõ các vấn đề sau:
- Yêu cầu cần đạt của kế hoạch (số lượng, chất lượng của dữ liệu nghiên cứu;
phạm vu, khu vực lựa chọn trong các nguồn để thu thập dữ liệu…)
- Nội dung của kế hoạch nghiên cứu (chọn mẫu nghiên cứu, bước triển khai
nghiên cứu qua sơ đồ mạng PERT; chọn và đào tạo cán bộ thu thập dữ liệu nghiên cứu;
tính toán chi phí; chọn cán bộ và thiết bị sử dụng để xử lý số liệu…)
- Trình tự nghiên cứu theo các giai đoạn:

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 2


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

+ Nghiên cứu phát hiện (khám phá): là giai đoạn nghiên cứu đầu tiên thông
qua các dữ liệu, thông tin có sẵn để giảm bớt chi phí trong việc thu thập dữ liệu, định
hướng chính xác cho giai đoạn nghiên cứu sau.
+ Nghiên cứu mô tả: thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn, phiếu thăm dò

nhằm điều chỉnh đến khẳng định/bác bỏ các kết quả của giai đoạn nghiên cứu khám phá
+ Tổng quát hoá kết quả nghiên cứu: nhằm đánh giá toàn bộ kết quả của
giai đoạn trước, khẳng định/phủ định các giải thuyết ban đầu
4.1.3.3. Thu thập dữ liệu
Bước này quan trọng là lựa chọn được phương pháp thu thập dữ liệu hợp lý,
tối ưu.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin ban đầu (sơ cấp) về đối
tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp.
+Ưu điểm: tạo được các thông tin có giá trị, nguyên bản mà các phương
pháp khó có được nếu người quan sát khách quan và không có định kiến
+ Nhược điểm: phụ thuộc khá lớn vào tầm nhìn, kỹ thuât quan sát, kinh
nghiệm, tri thức của người quan sát; nhiều quan sát lệ thuộc vào hành vi khó thấy của đối
tượng bị quan sát; người quan sát không phải lúc nào cũng biết trước các biến cố sẽ xảy
ra vào thời gian, địa điểm nào để bố trí quan sát.
+ Quy trình quan sát: Xác định mục đích quan sát, chọn phương pháp quan
sát, lập phương án quan sát (địa điểm, đơn vị, thang đo, chỉ tiêu, kinh phí, thời hạn…), tổ
chức đội ngũ quan sát viên, xử lý số liệu thu được, phân tích, dự báo kết quả.
+ Phương pháp quan sát:
* Quan sát thông thường: được tiến hành không sử dụng các
phương tiện, biện pháp đặc biệt; chỉ nhằm vào giá trị khách quan, thái độ và sự hiểu
biết về vấn đề của quan sát viên. Phương pháp này được gợi lên từ tình cảm, trực giác,
khả năng suy luận của quan sát viên để cụ thể hoá đối tượng nghiên cứu, tập hợp một
số đối tượng nghiên cứu nhất định lại và hình thành các giải thuyết… Tuy nhiên,
phương pháp này có nhược điểm là ít chính xác (do người quan sát quan sát không
chuẩn, thiếu minh mẫn do mệt mỏi), mang tính chủ quan và bị biến đổi do kinh
nghiệm bản thân của quan sát viên…
* Quan sát có tham dự: quan sát viên tham gia và hoà nhập vào sinh
hoạt của một nhóm hay trường hợp đã biết để tìm hiểu sự việc từ bên trong. Phương pháp
này có ưu điểm là quan sát được các tình trạng thật với toàn bộ mức độ và sự tự nhiên
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4


Trang 3


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

vốn có của sự vật; có sự tiếp xúc với các đối tượng; có được nhận thức cá nhân, trực tiếp
và phản ứng của các thành viên nhóm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là
dễ có xu hướng mang tính chủ quan, tổng quát hoá
- Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp dựa trên tác
động qua lại về mặt tâm ký trực tiếp giữa quan sát viên với đối tượng nghiên cứu căn cứ
vào lời phát biểu của các cá nhân riêng lẻ thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc các
phiếu điều tra. Đây chính là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng tín hiệu ngôn
ngữ theo một mục đích và chương trình nhất định.
+ Phỏng vấn bằng miệng: dễ được trả lời ngay, uyển chuyển, linh hoạt, dễ
thích ứng với mọi đối tượng, dễ đoán nhận nội tâm người được phỏng vấn, dễ phát hiện
các ràng buộc XH… Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế như phương pháp
quan sát.
* Lưu ý: xác định có cần thiết phải phỏng vấn không, phỏng vấn
ai, phỏng vấn về bát kỳ cái gì, phỏng vấn như thế nào (ý nghĩa của câu hỏi, diễn đạt
câu hỏi…)
* Quy tắc phỏng vấn: Nắm bắt sự chú ý của người được phỏng vấn
ngay từ đầu; đặt người phỏng ván vào vị trí cung cấp tin; đi từ đơn giản đến phức tạp;
không nên đặt câu hỏi ở đầu cuộc phỏng vấn; không đụng chạm đến những vấn đề người
khác có thể thích và chuyển chủ đề hợp lý; tránh quá tải (không kéo dài cuộc phỏng vấn,
lạm dụng thời gian của người khác); hạn chế không nói một số vấn đề nhạy cảm……
+ Phỏng vấn qua phiếu điều tra: dễ mở rộng kích thước, quy mô điều tra, dễ
lựa chọn chuẩn xác câu hỏi nhưng kết quả trả lời thường hạn chế hơn so với phương pháp

phỏng vấn bằng miệng và lệ thuộc khá lớn vào các câu hỏi của phiếu điều tra (khó xây
dựng được cấu trúc câu hỏi chứa đựng được ý nghĩa của việc điều tra trong trường hợp
điều tra với quy mô quá lớn và cụ thể).
* Phương pháp này sử dụng các câu hỏi dạng mở (cho phép người
được hỏi trình bày các thông tin một cách tốt nhất những suy nghĩ của hỏi); câu hỏi tách
biệt (được sử dụng khi việc quan sát một vấn đề khá rõ rệt, các ý kiến trả lời gần như
thống nhất); câu hỏi có nhiều sự lựa chọn; câu hỏi được mã hoá trước (được đặt câu hỏi
như câu hỏi mở và câu trả lời được người quan sát ghi lại như câu hỏi nhiều lựa chọn);
câu hỏi quá tải (là câu hỏi có ý nghĩa hay cách trình bày ảnh hưởng đến câu trả lời của
đối tượng)
* Các phiếu hỏi: được đặc trưng bởi các câu trả lời được trả lại trên
cơ sở phiếu hỏi, không có mặt người điều tra. Cách thực hiện: gửi/nhận phiếu hỏi qua
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 4


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

dịch vụ bưu điện, internet, cộng tác viên… tới các nhóm đối tượng. Sử dụng phiếu hỏi có
ưu điểm là ít tốn kém hơn phỏng vấn; nhanh hơn nên có thể tiếp cận đồng thời một mẫu
công chúng lớn; đảm bảo sự đồng nhất khi quan sát sự vật do tiêu chuẩn hoá thuật ngữ sử
dụng và có hướng dẫn chung cho đối tượng; người được hỏi có thời gian suy ngẫm trước
khi trả lời. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là chỉ sử dụng hiệu quả cho các cuộc
điều tra có mục đích rõ rang, được trình bày đơn giản; có thể không gộp được hết các ý
trả lời của đối tượng; sẽ có người không trả lời… Một số biện pháp làm tăng số phiếu trả
lời như trả thù lao cho người trả lời; sử dụng thư nhanh, thư phúc đáp, thư gợi sự cảm
thông; quan tâm đến chất lượng và hình thức phiếu hỏi (có phòng bì và tem để gửi phiếu

trả lời, câu hỏi rõ rang, chính xác, khổ giấy cân xứng đẹp đẽ…)
- Nghiên cứu tư liệu: là phương pháp sử dụng các số liệu, tài liệu thống kê đã được
công bố hoặc sắp được công bố nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp
này ít tốn kém hơn phương pháp trước nhưng khó khăn là cần có hệ thống tài liệu phải
được xử lý, thu thập một cách khoa học, đồng nhất, cùng thứ nguyên.
- Trắc nghiệm (metric): là phương pháp trưng cầu ý kiến sâu sắc nhằm phát hiện
các mối quan hệ bên trong của tập thể, nhóm người và giữa các tập thể và nhóm người dự
định nghiên cứu (qua các câu hỏi khẳng định, phủ định, bang quan của đối tượng này với
các đối tượng khác thuộc phạm vi nghiên cứu, hoặc thông qua các câu hỏi có tính “tình
huống” để thu thập các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Quy trình thực hiện metric
điều tra:
+ Người quan sát xác định vấn đề, chọn đối tượng nghiên cứu, tìm đại
lượng và đặc điểm nhân khẩu-XH khác nhau của tập thể;
+ Người quan sát tiếp xúc trực tiếp với các thành viên của tập thể, cố gắng
làm họ tin mình đồng thời xác lập nội dung các tiêu chí metric điều tra;
* Tiêu chí Metric điều tra: được trình bày dưới dạng câu hỏi để làm
cơ sở xác lập cơ cấu các mối quan hệ qua lại. Tiêu chí metric điều tra: gồm các loại tiêu
chí SX, tiêu chí chi phí SX, tiêu chí dự đoán, tiêu chí tổ chức dự kiến, tiêu chí tích cực,
tiêu chí kép… Yêu cầu với tiêu chí metric điều tra: phải phản ánh được những quan hệ
qua lại giữa các thành viên trong DN; phải tái tạo được tình huống chọn cặp bạn để cùng
hoạt động; không được hạn chế khả năng lựa chọn; khêu gợi được hứng thú đối với tập
thể được nghiên cứu; miêu tả những tình huống cụ thể….
* Phiếu metric điều tra: Được bắt đầu bằng mời mở đầu thông báo
cho người tham gia cuộc nghiên cứu các nhiệm vụ của mình, cách điền phiếu… Sau đó là
những câu hỏi đề ra cho người được phỏng vấn (được trình bày khác nhau tuỳ theo mục
đích, phương thức nghiên cứu). Hạn chế của phiếu metric điều tra là người được phỏng
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 5



Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

vấn khi điền vào phiếu thường chịu một áp bức vô thức nhất định buộc họ phải nhận xét
cả những cá nhân mà đối với họ là không có ý kiến rõ ràng.
+ Hướng dẫn những người được phỏng vấn, phát phiếu metric điều tra,
người được trưng cầu ý kiếm điền thông tin vào phiếu và nộp lại;
+ Xử lý thông tin, trình bày dưới dạng rút gọn (ma trận tổ chức, đồ thị…),
kiểm tra độ tin cậy của các tư liệu nhận được; Rút ra kết luận và đưa ra khuyến nghị.
- Thực nghiệm trong nghiên cứu DN: là phương pháp thu nhận thông tin về sự
thay đổi về số lượng, chất lượng những chỉ tiêu hoạt động và hành vi của đối tượng phải
nghiên cứu do một số nhân tố có điều khiển và đã được kiểm tra (những biến số) tác động
đến nó.
+ Đặc điểm: là phương pháp thu nhận thông tin do những đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu quy định. Phương pháp này đòi hỏi phải tách những biến số có ý nghĩa
quy định hiện tượng tổ chức nào đó. Ở phương pháp này mức độ phức tạp cao hơn về
chất lượng của sự phụ thuôc nhân quả của các hiện tượng DN…
+ Quy trình thực nghiệm
* Miêu tả đối tượng quan sát chủ yếu của thực nghiệm và điều kiện
tồn tại của đối tượng nghiên cứu
* Lựa chọn biến số thực nghiệm (biến số độc lập, biến số phụ thuộc)
* Xác định các điều kiện tiến hành thực nghiệm (vì chúng ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng hoặc sự hoạt động của đối tượng được nghiên cứu)
* Đưa ra các giả thuyết
* Đo những biến số
* Kiểm tra các biến số
+ Hình thức thực nghiệm gồm Thực nghiệm khoa học và thực hành; Thực
nghiệm song song và nối tiếp


Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 6


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Vấn đề phải giải quyết

Chọn

Mục đích

vấn đề

cần đạt

Đối tượng
N/c

Chủ thể
N/c

Ngôn ngữ
N/c

Giả

thuyết

Kế hoạch nghiên cứu

Yêu cầu cần đạt

Nội dung kế hoạch

Trình tự nghiên cứu

Phân tích, trình bày kết quả
Thu thập dữ liệu

Quan
sát

Nghiên cứu
văn kiện

Trưng cầu
ý kiến

Trắc nghiệm
điều tra

Thực nghiệm
điều tra

Sơ đồ: Các bước nghiên cứu điều tra
4.2. CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TỐI ƯU

Các mô hình ra quyết định tối ưu là các cách thức lựa chọn phương án làm việc có
hiệu quả nhất cho các hoạt động và các quyết định của DN thông qua các mô hình và các
phương pháp ra quyết định khoa học (các mô hình lý thuyết tối ưu và các mô hình thống
kê xác suất thực nghiệm)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 7


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

4.2.1. Mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính
Mô hình giúp ra quyết định kinh doanh về việc phân bổ sản xuất kinh doanh các
sản phẩm dịch vụ khác nhau khi biết trước các định mức và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên
quan đến chi phí sản xuất kinh doanh những sản phẩm này
f(x) =

c

a

x j ≥, ≤ b

ij

j


xj

-> max (min)

xj ≥ 0
cj = 1, n
4.2.2. Bài toán dự báo xu thế biến đổi giản đơn
Dự báo tỷ lệ % RRKH cho các năm tiếp theo
4.2.3. Sơ đồ PERT
PERT là phương pháp khoa học, sắp xếp công việc nhằm tìm ra khâu xung yếu
nhất để có biện pháp bố trí vật tư, thiết bị, cán bộ phù hợp. Dựa và mô hình PERT, doanh
nghiệp co thể có những quyết định lựa chọn định hướng kinh doanh cho phù hợp với thực
tiễn các nguồn lực của doanh nghiệp.
4.2.4. Mô hình bài toán vận tải
Xác định phương án phân phối ban đầu bằng phương pháp chi phí nhỏ nhất
4.2.5. So sánh hiệu quả
Xác đinh phương án đầu tư tốt nhất trong số các phương án có thể có.
4.2.6. Hệ số co giãn
Xác định hệ số co giãn giữa mức giảm thiệt hại do RRKH gây ra với mức tăng chi
phí phòng chống RRKH thông qua chuỗi số liệu thực tế
4.2.7. Hàm sản xuát Cobb-Douglas
Xác định hàm SX của DN để rút ra phương hướng đầu tư tiếp theo

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 8


Trung tâm Đào tạo E-learning


Cơ hội học tập cho mọi người

4.2.8. Mô hình xử lý kết quả điều tra
….
4.2.9. Mô hình dự trữ, tồn kho
Mô hình thống kê nhằm giúp QTKD đẳm bảo cung ứng vật tư phục vụ SX hoặc bố
trí các điểm bán hàng với khối lượng hàng luân chuyển hợp lý, tránh tồn đọng hoặc thiếu
hụt vật tư hàng hoá.
- Số lượng tối ưu vật tư A trong mỗi lần đặt hàng: Q 

2CxN
D

Trong đó: C: Chi phí mỗi lần đặt hàng
N: Nhu cầu vật tư hang năm của doanh nghiệp
D: Chi phí lưu kho 1 đơn vị vật tư mỗi năm
- Số lần đặt hàng trong năm: L = N/Q
- Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng: K = số ngày làm việc mỗi năm/L
- Tổng chi phí cho việc dự trữ tồn kho: T =

N
Q
C D
Q
2

4.2.10. Mô hình lựa chọn giải pháp tuyên truyền quảng cáo
Mô hình phản ánh mối quan hệ giữa chi phí quảng cáo và lãi thu được để từ đó xác
định mức chi phí tối đa dành cho hoạt động quảng cáo của DN
4.2.11. Mô hình bán hàng trả góp

Mô hình giúp xác định mức trả góp hàng năm khi kinh doanh theo nhình thức này.
4.2.12. Mô hình lựa chọn đồng tiền đầu tư
Mô hình giúp DN lựa chọn loại tiền nên sử dụng khi gửi khoản tiền nhàn rỗi trong
một thời gian vào ngân hàng để có hiệu quả nhất
4.2.13. Mô hình ma trận BCG
Ma trận GCG được biểu diễn trên một hệ toạ độ; trục tung biểu hiện tỷ lệ (%) tăng
trưởng (thêm) của thị trường sản phẩm, trục hoành biểu hiện tỷ lệ (%) phần thị trường mà
doanh nghiệp lựa chọn so với phần thị trường của nhóm lớn chiếm lĩnh thị trường, ma

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 9


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

trận bao gồm 2 dòng, 2 cột (chia thành 4 ô lớn tương ứng với 4 chiến lược cạnh tranh mà
doanh nghiệp phải lựa chọn).
Chiến lược cạnh tranh nếu chọn ở vùng I
(Question mark – Dấu hỏi)) chỉ sử dụng chi phí
thấp chỉ bằng 10% (0,1) thị phần của nhóm
chiếm lĩnh (bằng x) để thu lãi ít nhưng do tỷ lệ
thị trường tăng nhanh (trên 10%) sản phẩm ít có
ấn tượng với khách (vì chi phí sản xuất thấp
tương ứng với chất lượng sản phẩm không cao.
Chiến lược cạnh tranh loại này chỉ thích ứng với
các doanh nghiệp nhỏ vào yếu.
Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng II (Star – ngôi sao), tương ứng với xu thế tốc

độ tăng trưởng thị trường rất cao (10 – 20%), doanh nghiệp tham gia thị trường có tiềm
lực lớn đầu tư cao có thị phần gấp 10 lần (90x) so với nhóm chiếm lĩnh cũ: khả năng
thắng lợi cao (và rủi ro cũng cao) và cần phải có nguồn lực hết sức to lớn, điều không dễ
thực hiện trong điều kiện cạnh tranh ngày nay.
Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng III (Cash cow – Bò sữa), tương ứng với mức
tăng thị trường không lớn (dưới 10%) nhưng có mức đầu tư lớn (thị phần gấp 10 lần so
với nhóm chiếm lĩnh cũ); mức lãi thu nhỏ nhưng an toàn và lâu bền.
Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng IV (Dog – chó), tương ứng với thị trường
tăng trưởng chậm, mức đầu tư lại nhỏ (thị phần nhỏ so với nhóm chiếm lĩnh cũ), khả
năng thu lãi quá nhỏ và mức độ tồn tại rất khó khăn.
4.2.14. Mô hình ma trận Mc Kinsey
Từ các ma trận EFE và IFE có thể thiết lập ma trận xác định vị trí chiến lược. Đây
là ma trận gồm 9 ô tạo bởi 3 dòng và 3 cột.
Trong ma trận, trục tung biểu thị sức hấp dấn của thị trường còn trục hoành biểu
thị lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 9 ô trong ma trận tương ứng với các vị trị của
doanh nghiệp tăng trưởng, ổn định và rút lui.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 10


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Cao

Trung
bình



hội

Tăng
trưởng

Tăng
trưởng

ổn
định

Trung
bình

Tăng
trưởng

ổn định

rút lui

ổn định

Rút lui

rút lui

Môi trường (EFE)


4

Thấp

3

2
Nguy

1

4.2.15. Mô hình ma trận Charles Hofen
Mô hình ra quyết định lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên vị thế cạnh tranh
của DN trong từng giai doạn của chu kỳ kinh doanh.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 11


Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Đổ vỡ

- Rút khỏi

thị trường

- Rút khỏi
thị trường

- Rút khỏi
thị trường

Suy giảm

- Rút khỏi
thị trường

- Rút khỏi
thị trường

Thu hẹp
Thu hẹp
kinh doanh kinh
doanh

Đầu tư
đưa SP
mới ra thị
trường

Hưng thịnh

- Rút khỏi
thị trường


Duy trì
đầu tư

Giữ vị thế Giữ mức
và thị phần đầu tư
thấp

Đầu tư
mới cho
SP thay
thế

Phát triển

- Rút khỏi
thị trường

Tiếp tục
đầu tư
theo
hướng có
chọn lọc

Giữ vị thể Đầu tư
và thị phần thêm để
hiện có
phát triển

Đầu tư

tối đa để
phát triển

Đầu tư
thận
trọng, có
chọn lọc

Đầu tư có
trọng điểm

Tập trung
vốn để
phát triển

- Chọn SP
mới
Thâm nhập

- Chuyển
đổi mặt
hàng
Yếu

Thường

Trên TB

- Rút khỏi
thị trường


Đầu tư
lớn để
tăng
trưởng
Khá

Chuyển
sang SP
khác

Mạnh

Vị thế cạnh tranh của DN

4.2.16. Mô hình ma trận M.Porter
Đây là phương pháp lựa chọn chiến lược kinh doanh trong trường hợp có
thông tin về lợi thế cạnh tranh của DN và các giải pháp xử lý quyết định tương ứng
theo quy mô DN.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 12


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

4.2.17. Mô hình ma trận SWOT

Đây là phương pháp lựa chọn giải pháp cạnh tranh dựa trên điểm mạnh (S), điểm
yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) khi phân tích các yếu tố thành tố thuộc môi trường
bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.

Các yếu
tố môi
trường
bên

O

T

S/O

S/T

ngoài

Các yếu tố
môi
trường bên
trong

S

1 2
4
W


3

W/T
W/O

Việc thiết lập ma trận SWOT giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án chiến
lược như sau:
Phương án 1: S/O Phát huy các điểm mạnh và tận dụng các cơ hội
Phương án 2: S/T Tận dụng các điểm mạnh để khắc phục các nguy cơ
Phương án 3: W/O Khắc phục các điểm yếu và tận dụng các cơ hội
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 13


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

Phương án 4: W/T Khắc phục các điểm yếu và các nguy cơ
4.2.18. Mô hình ma trận A.D. Little
Là phương pháp ra quyết định trong việc lựa chọn chiến lược doanh nghiệp khi có
được số liệ về năng lực cạnh tranh (cao/thấp) của DN và sự may rủi (nguy cơ, cơ hội).
Cao
1
Nguy cơ

3

2


Cơ hội

Thấp

Vùng 1: có lợi thế nhất (mức lãi và sức cạnh tranh lớn nhất): cần tăng cường đầu
tư để mở rộng phạm vi thị trường
Vùng 2: kết quả trung bình, DN cần chọn giải pháp đầu tư phát triển có chọn lọc
VÙng 3: vùng yếu kém, DN có thể rút khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị trường chờ
đợi thời cơ; hoặc tìm lại phân đoạn thị trường có ưu thế để tồn tại.
4.2.19. Mô hình ma trận chiến lược tổng thể
Là phương pháp ra quyết định chọn chiến lược kinh doanh của DN dựa trên vị thế
cạnh tranh và mức độ tăng trưởng thị trường.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 14


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

% tăng trưởng thị
trường

Nhanh

I


II

Yếu

Mạnh
Sức cạnh tranh
III

IV

Chậm
Vùng I: DN cần tiến hành khảo sát mọi mặt để có sự đánh giá chính xác bản thân
từ đó đưa ra đối sách thích hợp
Vùng II: Tập trung nguồn vốn để phát triển, tăng nhanh thị phần trên thị trường
Vùng III: Phát triển chiều sâu, củng cố vị thế, lựa chọn SP hoặc giải pháp có ưu
thế nhất, tránh dàn trải theo chiều rộng
Vùng IV: Rút khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị trường chuyển đổi mặt hàng
4.2.20. Mô hình ma trận không gian
Ma trận xây dựng trong không gian bốn chiều (mỗi chiều được tạo bởi nhiều yếu
tố thành phần)
Sức cạnh tranh
của ngành (IS)

Sự ổn định của
môi trường
(ES)

Lợi thế cạnh
tranh của DN
(CA)


Tiềm lực tài
chính của DN
(FS)

Mạnh

I1

E1

C1

F1

Trung
bình

I2

E2

C2

F2

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 15



Trung tâm Đào tạo E-learning

Yếu

I3

Cơ hội học tập cho mọi người

E3

C3

F3

Ma trận trên sẽ tổng hợp được tình huống cụ thể của DN mà có chiến lược phù
hợp như rút khỏi thị trường, đổi hướng kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm...
4.2.21. Mô hình ma trận kế hoạch chiến lược hàng hoá QSPM
Mô hình giúp ra quyết định lựa chọn chiến lược bằng phương pháp chuyên gia
theo cách cho điểm.
Điểm phân loại
1, 2,
3

Phương án chiến lược

Tích cực (+)/tiêu cực
(-)

A


B



X

I. Các nhân tố nội bộ DN
1. Vốn
2. Nhân lực
….
II. Các nhân tố bên ngoài
DN
1. Môi trường vĩ mô
2. Đối thủ cạnh tranh
3. ………..
Tổng cộng

4.2.22. Mô hình ma trận lượng hoá chuyên gia nhiều vòng
Phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển ưu tiên dựa trên ý kiến
đánh giá của các chuyên gia D về các phương án phát triển thông qua ma trận tương tác.
Di

Pi

rij
D1

D1


P1

D2

P2

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

D2

…..

Di

Trang 16


Trung tâm Đào tạo E-learning

….



Dj

Pj

Cơ hội học tập cho mọi người

Tổng


4.2.23. Mô hình ma trận lượng hoá một vòng
Phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển ưu tiên dựa trên việc so
sánh ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho điểm về các phương án phát triển
Mức đánh giá của chuyên gia
A

B

C

Mức bình quân
….

Phương án
1
Phương án
2
……

4.2.24. Mô hình kỳ vọng toán
Dựa vào thống kê về lượng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp, doanh nghiệp có thể
sử dụng công thức kỳ vọng để xác định phương án kinh doanh có lợi nhất.

Phương án

Xác suất

Xác suất


Tổng

Tổng

thành công
(p)

thất bại (qi)

lợi ích (P)

phí tổn
(Q)

Kỳ vọng
toán
Ki=piPi-qiQi

I
II
…….

4.2.25. Mô hình đánh giá sự khác biệt (VRIO)
Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 17


Trung tâm Đào tạo E-learning


Cơ hội học tập cho mọi người

Đây là phương pháp ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển DN mà DN phải
tìm ra được những cái có giá trị nhất của DN mình (V-valuable-giá trị), trong đó có giá
trị khác biệt, độc đáo, khan hiếm mà DN khác khó có thể có (R-rare- khan hiếm) rồi phân
tích khả năng DN khác có thể bắt chước (I- Imitated- Có thể bắt chước) và có thể đưa vào
sử dụng cái quý hiếm và khó bắt chước đó không (O- Organization- Tổ chức).
4.3. KỸ NĂNG PHÒNG NGỪA RỦI RO
Để ngăn ngừa RRKH trong DN, có thể ứng dụng dịch học và phong thuỷ dựa trên
việc tổng kết kinh nghiệm thực tế mang tính thống kê đám đông và năng lực ngoại cảm
của một số người có khả năng đặc biệt.
4.3.1. Kỹ năng bố trí văn phòng làm việc cho các cấp lãnh đạo
Sự thành công, may mắn của cá nhân những người lãnh đạo trong tổ chức có ý
nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả làm việc chung của cả tổ chức.
Chỗ làm việc, nơi hàng ngày người lãnh đạo ngồi làm việc, có vai trò không nhỏ cho sự
thành công của người lãnh đạo nên cần được bố trí hợp lý. Có thể ứng dụng mô hình
phong thuỷ để bố trí văn phòng làm việc.
- Xác định mô hình phong thuỷ của cá nhân người lãnh đạo (mệnh) – tương ứng
với 1 trong 8 quái trong kinh dịch
- Xác định tâm văn phòng làm việc
- Tại tâm phòng, sử dụng kết hợp la bàn, sơ đồ mệnh quái để xác định hướng làm
việc phù hợp.
4.3.2. Mô hình bố trí phong thuỷ cơ quan
Để bố trí phong thuỷ cơ quan phải sử dụng mô hình phi tinh (sao bay) theo từng
chu kỳ (vận - mỗi vận 20 năm).
- Vẽ sơ đồ sao bay
- Sử dụng la bàn để xác định các hướng của cơ quan
- Kết hợp sơ đồ sao bay với sơ đồ hướng cơ quan để chọn vị trí phù hợp.

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!


Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 18


Trung tâm Đào tạo E-learning

Cơ hội học tập cho mọi người

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO
Tài liệu bắt buộc:
 Giáo trình Quản trị rủi ro – Chủ biên GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - Viện Đại học Mở
Hà Nội – NXB Lao động – Xã hội (2012).
Tài liệu tham khảo:
 T.L. Barton & W.G. Shenkin (2002) – Marking Enterprise riskmanagement –
Prentice Hall
 Ngô Quang Huân (1998) – Quản trị rủi ro, NXB Giáo dục
 Ngô Thị Ngọc Huyền (2007) – Rủi ro Kinh doanh, NXB Thống kê – TP. Hồ Chí
Minh
 Nguyễn Thị Quy (2008) – Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Văn hóa thông
tin – TP Hà Nội
 Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2006) – Quản lý khủng hoảng

Quản trị rủi ro trong kinh doanh - Bài 4

Trang 19




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×