Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 138 trang )

Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
Giao thông vận tải là kết cấu cơ bản của hạ tầng KT-XH, phải được ưu tiên
đầu tư phát triển làm tiền đề, động lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển
KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh, đạt được mục
tiêu giao thông đảm bảo giữ gìn an ninh quốc phòng, tạo điều kiện cho phát triển
các giai đoạn tiếp theo.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp bao gồm cả đồng
bằng, trung du miền núi. Mạng lưới giao thông của tỉnh có cả đường bộ, đường
sông và đường sắt, tương đối thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội
giữa Bắc Giang với các tỉnh lân cận, giữa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội trong tỉnh.
Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
74/2006/QĐ - UBND ngày 20/11/2006, đến thời điểm này đã hết kỳ quy hoạch
và cơ bản đã đạt được những mục tiêu về phát triển mạng lưới giao thông đường
bộ, đường sông và đường sắt; về vận tải và công nghiệp GTVT.
Trong 5 năm qua, GTVT Bắc Giang được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp
của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ GTVT, sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ,
Ban, Ngành Trung ương và địa phương, sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan,
ban, ngành đoàn thể của Tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu thực hiện nhiệm
vụ được giao; ngành GTVT Bắc Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã
thực hiện được những mục tiêu chủ yếu đặt ra, đặc biệt đã cải tạo, nâng cấp cơ
sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển KT-XH, bảo vệ an ninh quốc phòng
trên địa bàn tỉnh và khu vực, đã xây dựng cũng như lập dự án cho một số dự án
phát triển đường bộ lớn nằm ngoài phạm vi quy hoạch giai đoạn trước đây. Bắc
Giang là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, lại có điểm xuất phát thấp, tỷ lệ


tăng trưởng kinh tế không cao, nên hệ thống giao thông, nhất là hệ thống giao
thông địa phương còn ở mức thấp: hệ thống đường tỉnh chưa được vào cấp kỹ
thuật, chất lượng còn kém, nhiều tuyến đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa;
GTNT: hệ thống đường huyện, đường xã có mặt chủ yếu là đất và đất cấp phối.
Trong những năm trở lại đây, tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh tăng nhanh:
nhiều khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng với quy mô vừa và lớn;
TP Bắc Giang cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển chung đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050; các huyện cũng đã và đang quy hoạch phát triển không gian
1


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

của thị trấn; vừa qua nhiều quy hoạch của trung ương cũng đã được phê duyệt
như quy hoạch phát triển mạng lưới cao tốc, quy hoạch phát triển GTVT đường
bộ, quy hoạch phát triển đường sắt, đường thủy nội địa, chiến lược phát triển
GTVT, GTNT, chương trình xây dựng nông thôn mới,…; như vậy, với mạng
lưới giao thông như hiện nay theo như dự báo sẽ không đáp ứng được yêu cầu
phát triển KT-XH và việc thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xoá đói
giảm nghèo ở địa phương cũng như không phù hợp với quy hoạch chung của
quốc gia. Theo các kết quả tính toán, với tốc độ phát triển như hiện nay, nhu cầu
vận tải trong tương lai sẽ vượt số liệu dự báo trong quy hoạch năm 2006. Để tạo
động lực thúc đẩy phát triển, đạt được mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn
2011 – 2020 và định hướng phát triển đến 2030 trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh
uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh thông qua. Hệ thống GTVT Bắc Giang
cần có sự phát triển vượt trội hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu; vì vậy cần xây
dựng quy hoạch phát triển GTVT cho thời kỳ mới phù hợp, để thực sự là tiền đề
và là động lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn và góp phần thúc đẩy phát
triển toàn khu vực và cả nước.
2. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

Theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở GTVT Bắc Giang tiến hành
nghiên cứu xây dựng lập quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh trong
giai đoạn tới, phù hợp với các quy hoạch chung và các chuyên ngành trên phạm
vi cả nước, vùng, địa phương; căn cứ để lập quy hoạch GTVT gồm:
Các căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Giao
thông Đường thuỷ số 23/2004/QH11 ngày 15/06/2004; Luật đường sắt số
35/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005;…
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về quản lý
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
2


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường
sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ GTVT về
việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển GTVT Đường thuỷ nội
địa Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT về việc
phê duyệt chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch GTVT tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
Các căn cứ cơ sở dữ liệu
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, XVII và Kế hoạch phát
triển KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 43-NQ/TƯ ngày 22/02/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về việc
ban hành 5 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các huyện, TP tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang đến
năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020;
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 30/01/2010 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh
Bắc Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 94/2003/QĐ-UBND ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt quy hoạch VLXD tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Niên giám thống kê năm từ năm 2000 đến năm 2009 của tỉnh Bắc Giang;
3


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang
thời kỳ 2006 – 2020;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá, suất vốn đầu tư liên quan đến
GTVT.
3. PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
- Phạm vi lập Quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm các lĩnh vực GTVT đường bộ,
đường thủy nội địa và đường sắt.
- Mục tiêu Quy hoạch:
+ Đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển GTVT giai đoạn 2006 - 2010 và
hiện trạng GTVT của tỉnh.
+ Cập nhật, bổ sung các chỉ tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015
theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, Kế hoạch phát triển KT-XH
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 và Định hướng quy hoạch tổ thể phát triển
KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2020; xác định nhu cầu vận tải để phục
vụ phát triển KT-XH trong giai đoạn tới.
+ Lập quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở quy hoạch, đưa ra lộ trình và kế hoạch triển khai
thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa, vận tải, đào tạo sát hạch và tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế khác phát triển.

+ Xác định các giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện.

4


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN I
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía
Đông Bắc với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; Bắc
Giang nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
- Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn
- Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương
- Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội
- Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh.
1.1.2. Đất đai địa hình
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.841,57 km2, có các loại địa hình: đồng bằng,
trung du và miền núi. Vùng có địa hình đồng bằng, trung du bao gồm các huyện:
Lạng Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang ; vùng núi
gồm các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.
Bảng I.1.1. Thống kê diện tích và địa hình tỉnh Bắc Giang
TT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

Huyện, TP
TP Bắc Giang
Huyện Việt Yên
Huyện Yên Dũng
Huyện Hiệp Hoà
Huyện Lạng Giang
Huyện Tân Yên
Huyện Lục Nam
Huyện Lục Ngạn
Huyện Yên Thế
Huyện Sơn Động
Cộng

Diện tích (km2)

Vùng địa hình

66,45
170,15
190,76
203,06
241,02

205,54
597,61
1.017,28
303,09
846,64
3.841,57

Đồng bằng
10% đồi, 90% đồng bằng
20% đồi, 80% đồng bằng
50% đồi, 50% núi
50% đồi, 50% núi
50% đồi, 50% núi
20% đồi, 80% núi
20% đồi, 80% núi
10% đồi, 90% núi
Phần lớn là núi

Nguồn: NGTK Bắc Giang 2010, NQ số36/NQ-CP

1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Bắc Giang là tỉnh nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa lục địa vùng đông bắc,
phân chia 2 tiểu vùng khí hậu; chịu trực tiếp gió mùa đông nam và gió mùa đông
5


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

bắc. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10,
thịnh hành gió đông nam; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh

hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 23oC 24oC; độ ẩm dao động từ 81%-82%; lượng mưa trung bình tháng trong năm
(2010) là 130 mm, cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (khoảng 302 mm-454 mm),
thấp nhất vào tháng 10 (khoảng 0,2 mm); lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất và đời sống. Số giờ nắng các tháng trong năm từ 1.200-1.500
giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.
1.1.4. Tiềm năng về khoáng sản, rừng
Khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn
nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công
nghiệp như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam có trữ
lượng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn, trong đó
mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô
công nghiệp trung ương; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế; gần 100
tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Tỉnh
cũng có tiềm năng lớn về khoáng sét sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm
mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Lục
Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hoà, trong đó có 100 triệu m3 sét làm gạch
chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 146.435,4 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong
đó có 113.462,2 ha đất rừng sản xuất, 18.879,9 ha đất rừng phòng hộ và
14.093,3 ha đất rừng đặc dụng. Trong rừng có nhiều sông, suối, hồ, đập, hệ thực
vật nguyên sinh phong phú,... tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Địa giới hành chính
Tỉnh Bắc Giang gồm 9 huyện và 1 thành phố, tổng số 230 xã, phường, thị
trấn (207 xã, 7 phường và 16 thị trấn), cụ thể như sau:
Bảng I.1.2. Thống kê hành chính tỉnh Bắc Giang
TP, huyện
TP Bắc Giang
Huyện Lục Ngạn
Huyện Lục Nam

Huyện Sơn Động
Huyện Yên Thế
Huyện Hiệp Hoà

Số đơn vị hành chính
Thị trấn

Phường
9
7
1
29
2
25
2
21
2
19
1
25
6


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TP, huyện
Huyện Lạng Giang
Huyện Tân Yên
Huyện Việt Yên
Huyện Yên Dũng


Số đơn vị hành chính
Thị trấn

Phường
2
21
2
22
2
17
2
19

Nguồn: NGTK Bắc Giang năm 2010, NQ số 36/NQ-CP

1.2.2. Dân số
Tình hình dân số
Dân số toàn tỉnh đến năm 2010 là 1.567.557 người, mật độ dân số bình
quân là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và cả nước. Số
người trong độ tuổi lao động chiếm 61,78% dân số, trong đó được đào tạo nghề
chiếm 24%; số hộ nghèo chiếm 9,78%.
Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thành phố và các
huyện trung du (TP Bắc Giang bình quân 2.186 người/km2; huyện Hiệp Hoà
bình quân 1.045 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km2; huyện
Tân Yên bình quân 774,7 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 802,7
người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 739,9 người/km2). Các huyện miền núi
dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km2; huyện
Lục Ngạn bình quân 203,8 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 313,8

người/km2; huyện Lục Nam bình quân 335 người/km2).
Dân số toàn tỉnh chia theo thành thị, nông thôn: thành thị 150.943 người,
chiếm 9,62%; nông thôn 1.416.614 người, chiếm 90,38%.
Dân tộc, giới tính
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc chung sống như: Kinh, Tày,
Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Cháy, Mường, Thái, Khơ Me, HMông,... trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (chiếm 84,1%); các dân tộc chiếm tỉ lệ nhỏ là
Khơ Me (0,002%), Hơ Mông (0,002%), Thái (0,004%).
Dân số chia theo giới tính: nam 781.560 người, chiếm 49,85%; nữ 785.997
người, chiếm 50,15%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn qua là
1,14%.
So với vùng trung du miền núi phía Bắc và trung bình cả nước, mật độ dân
số và tỉ lệ dân số nông thôn tỉnh Bắc Giang cao hơn.

7


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng I.1.3. So sánh diện tích và mật độ dân số của Bắc Giang với vùng
Trung du miền núi phía Bắc và cả nước năm 2010
Chỉ tiêu
Dân số (1000 người)
Diện tích tự nhiên (km2)
Mật độ dân số (ng/km2)
Dân số nông thôn (%)

Bắc
Giang
1567,5

3.841,5
408,1
90,38%

Vùng TDMNPB
Cả nước
TB tỉnh
Tổng
TB tỉnh
Tổng
792,5 11.095,2 1.379,8 86.927,6
6.809,9
95.338,8 5.254,7 331.051,4
116
262
83,9%
70,1%

Nguồn: NGTK cả nước, tỉnh Bắc Giang năm 2010

1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI và Kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2006 - 2010); Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và
giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; một số chỉ tiêu chủ yếu
gần đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là:
Giai đoạn 2006-2010 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài
chính thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh vẫn
đạt ở mức cao 9%/năm; trong đó: nông nghiệp 2,6%, công nghiệp xây dựng
17,7%, dịch vụ 9,9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng

nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 32,5%, giảm 9,4% so với năm 2005; công
nghiệp - xây dựng 33,2%, tăng 9,9% ; dịch vụ 34,3%. Năm 2010: GDP bình quân
đầu người đạt trên 650 USD, tăng hơn hai lần so với đầu nhiệm kỳ; sản lượng
lương thực đạt 642.753 tấn đạt tương đương với mục tiêu kế hoạch; giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 295 triệu USD tăng gấp đôi với mục tiêu kế hoạch; tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 30,67% năm 2005 xuống còn 9,78% năm 2010.
1.4. Hiện trạng phát triển một số ngành, lĩnh vực KT-XH chủ yếu
1.4.1. Ngành nông, lâm, thủy sản
Năm 2010: giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 47 triệu
đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2005; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
642.753 tấn, bình quân lương thực/người đạt 410 kg. Tổng diện tích gieo trồng
cây hàng năm đạt 179.674 ha, bằng 101,4% so với năm 2009; năng suất lúa bình
quân cả năm đạt 53,24 tạ/ha, tăng 3,8%.
Diện tích cây công nghiệp hàng năm ước đạt 14.377 ha, tăng 2,8%; diện
tích cây ăn quả 43.336 ha, riêng cây vải ước đạt 36.218 ha, giảm 863 ha so với
cùng kỳ. Sản lượng vải toàn tỉnh ước đạt 116.250 tấn, bằng 94% so vụ trước.
Trong chăn nuôi, tính đến 01/10/2010 tổng đàn lợn ước đạt 1,16 triệu con con,
tăng 2,6%; đàn bò 151 nghìn con, tăng 0,5% (tỷ lệ bò lai Zebu chiếm 58%); đàn gia
8


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cầm 15,4 triệu con, tăng 7,1%; đàn trâu 83,6 nghìn con, giảm 1,1% so với cùng kỳ.
Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 11.980 ha, sản lượng ước đạt trên 22 nghìn tấn,
tăng 14,6% so với năm 2009.
Việc triển khai thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới tại xã Tân Thịnh,
huyện Lạng Giang đạt kết quả tích cực, đã hoàn thành 15/19 tiêu chí; thu nhập
bình quân của các hộ nông dân bằng 1,4 lần so với bình quân cả tỉnh.
Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh; toàn tỉnh đã giao, cho thuê

17.479 ha rừng, đạt 87,4% kế hoạch. Sản xuất và cung ứng trên 17 triệu cây
giống các loại; trồng rừng tập trung ước đạt 5.567 ha, bằng 101,7% kế hoạch, tăng
62,7% so với cùng kỳ,... Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 38%. Trong năm 2010 không
có “điểm nóng” chặt phá rừng lớn xảy ra.
1.4.2. Công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,7%/năm; năm 2010 giá trị
sản sản xuất công nghiệp ước đạt 3.927 tỷ đồng (giá cố định 1994) bằng 2,9 lần
năm 2005.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2010 đạt: xi măng
142.300 tấn, phân bón các loại đạt 203.209 tấn, gạch nung các loại 428 triệu viên,
điện thương phẩm 613 triệu KW/h.
Phát triển các KCN
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, nhân lực, đường giao thông
thuận lợi. Tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục ưu tiên phát triển các khu, cụm công
nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện tại tỉnh đã thành lập 6 KCN tập trung; gồm KCN Đình Trám, Quang
Châu, Song Khê, Vân Trung, Việt Hàn, Châu Minh - Mai Đình và 32 cụm công
nghiệp.
Tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các khu, cụm công
nghiệp là 118 dự án (trong đó có 45 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), vốn đầu
tư đăng ký là 4.095,2 tỷ đồng và 459,4 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện đến hết
năm 2010 ước đạt 1.616 tỷ đồng và 190 triệu USD, trong đó các dự án đầu tư
trong nước vốn thực hiện bằng 39,48%, các dự án đầu tư nước ngoài vốn thực
hiện bằng 41,3%. Đến nay trong tổng số 118 dự án được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư vào các KCN, có 75 doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị,
máy móc và đi vào sản xuất, tăng 12 doanh nghiệp so với cùng kỳ. Doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 đạt 6.355 tỷ đồng, bằng 285,41% so
với cùng kỳ 2009; thuế phát sinh phải nộp đạt 129 tỷ đồng, bằng 195,17% so với
cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 161 triệu USD, bằng 530,8% so với cùng kỳ; giá

trị nhập khẩu đạt 192 triệu USD, bằng 352,28% so với cùng kỳ năm 2009.
9


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển: toàn tỉnh có
gần 15 ngàn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và phát triển 435 làng có
nghề trong đó có 33 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề theo quy định, hỗ trợ xây
dựng hạ tầng làng nghề Vân Hà, Tăng Tiến, Đông Thượng và Nam Dương.
1.4.3. Ngành dịch vụ
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng
bình quân hàng năm 19,7%, năm 2010 đạt trên 6,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,45 lần so
với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 295 triệu USD gấp 4,68 lần
năm 2005. Một số trung tâm thương mại, dịch vụ ở TP, thị trấn, thị tứ, trung tâm
cụm xã cùng với một số chợ ở nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp
phần thúc đẩy việc giao lưu hàng hoá, phục vụ tiêu dùng và phát triển sản xuất.
Hoạt động kinh doanh vận tải được tăng cường đầu tư, đổi mới phương tiện và
phương thức phục vụ, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Khối lượng vận tải hành khách tăng bình quân hàng năm, giai đoạn 2006 – 2009, là
25%. Khối lượng vận tải hàng hoá tăng bình quân hàng năm, giai đoạn 2006 -2009
là 12%.
Đến nay 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có máy điện thoại, có
bưu điện hoặc điểm bưu điện văn hoá và có báo đọc trong ngày. Số thuê bao điện
thoại cố định toàn tỉnh đạt 19,14 máy trên 100 dân, tăng 3,6 lần so với năm 2005
Phát triển du lịch: Đã đầu tư hạ tầng khu du lịch Suối Mỡ, tiến hành tôn tạo, tu
bổ một số di tích lịch sử văn hoá trọng điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà,
đình chùa Tiên Lục, nhà tưởng niệm Hoàng Hoa Thám, hạ tầng và các di tích khu
ATK2; số cơ sở lưu trú tăng nhanh.
1.4.4. Tình hình đầu tư xây dưng trện địa bàn tỉnh

Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm qua ước đạt gần 35.400 tỷ
đồng, tăng gấp 3 lần so với 5 năm (2001-2005), bình quân mỗi năm tăng 27%.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu
hạ tầng quan trọng, phục vụ phát triển KT-XH như: đã nâng cấp đoạn tuyến quốc
lộ 31, 37, 279 và đường tỉnh 398, 248; xây mới cầu Bắc Giang, cầu Bến Đám, cầu
Bến Tuần, đường nối đường tỉnh 398 với quốc lộ 18. Giao thông đến trung tâm
huyện cơ bản thuận tiện; 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm; tỷ lệ cứng hóa
GTNT đạt 37,95%.
Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 82,8% tăng 4,1% so với năm 2009,
tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 59%, tăng 10,7% so với năm 2009; có 416
trường đạt chuẩn về trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trong những năm gần đây, KT-XH tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển
biến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần phù hợp với sự phát triển của vùng
và cả nước. Nhịp độ tăng trưởng GDP tương đối khá, các ngành công nghiệp,
10


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nông nghiệp, thương mại và xây dựng đều có tốc độ tăng đáng kể là tiền đề cho
sự phát triển nền kinh tế chung toàn tỉnh.
Cơ sở hạ tầng kinh tế còn kém so với các tỉnh lân cận cũng như so với mức
trung bình của cả nước (đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, các khu
hành chính…); các dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo tuy cũng đã phát triển
nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, cần
phải nâng cấp cải tạo và xây mới để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả
nước cũng như đáp ứng được nhu cầu, đời sống của nhân dân trong tỉnh.
2. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Bắc Giang có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý bao gồm 3
loại hình: giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông.

2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông
2.1.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông
2.1.1.1. Đường bộ
Tổng chiều đường bộ tỉnh Bắc Giang hiện có 9.866,75 km, trong đó:
- Quốc lộ
251,8 km chiếm 2,55%
- Đường tỉnh
411,8 km chiếm 4,17%
- Đường huyện
694,5 km chiếm 7,04%
- Đường xã
2.055,6 km 20,83%
- Đường thôn xóm
6.171,35 km chiếm 62,55% và
- Đường đô thị khoảng 281,7 km chiếm 2,86%.
Ngoài ra, còn có hệ thống đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và
đường nội đồng; số lượng này chưa được thống kê đầy đủ.
Tỷ lệ trải mặt đường BTXM, BTN chiếm 34,94%; đá dăm nhựa 8,42%;
cấp phối, đất, gạch chiếm 56,64%.
Bảng I.2.1. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang
Loại
đường

Dài
(km)

Loại mặt đường

QL


251,80

ĐT

411,80

4,30

ĐH

694,50

ĐX

BTXM

Đá dăm nhựa

191,40

60,40

75,60

294,30

37,60

4,17%


101,08

307,75

285,67

7,04%

2.055,60

457,24

140,90

1.312,76

144,70

20,83%

ĐTX

6.171,35

2.362,93

15,41

3.489,06


303,95

62,55%

ĐĐT

281,70

151,45

103,32

12,35

14,58

Cộng

9.866,75

3.077

370,32

831,11

5.139,67

448,65


100,00%
31,19%
3,75%
Nguồn: Sở GTVT; các huyện

8,42%

52,09%

4,55%

11

CP, Đất

Gạch, khác

Tỷ lệ

BTN

2,55%

2,86%
100,00%


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

A. Quốc lộ

Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 251,8 km,
trong đó 191,4 km mặt đường bê tông nhựa, 60,4 km mặt đường đá dăm nhựa; 1
tuyến do Trung ương quản lý là QL1; còn lại 3 tuyến Trung ương uỷ thác cho
tỉnh quản lý là QL31, QL279 và QL37.
Bảng I.2.2. Tổng hợp hiện trạng quốc lộ trên địa bàn tỉnh
TT
1
2
3
4

Tên
đường
QL1
QL31
QL37
QL279

Điểm
đầu
Bến Lường
Dĩnh Trì
Hòn Suy
Hạ My

Điểm
cuối
Như Nguyệt
Hữu Sản
Cầu Ka

Bờ Ải

Chiều dài
(km)
37,4
97
60,4
57

Cấp kỹ
thuật
III, Đô thị
V
V, IV
IV

Số lượng cầu,
tràn, ngầm
6 cầu
33 cầu
10 cầu
19 cầu

Nguồn: Tư vấn tổng hợp

(1). Quốc lộ 1
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, QL1 xuất phát từ cầu Lường đến cầu Như
Nguyệt; tuyến dài 37,4 km, đi qua nhiều khu trung tâm và khu dân cư đông đúc.
Tuyến cắt qua quốc lộ QL37, QL31 và các đường tỉnh: ĐT292, ĐT295, ĐT398,
ĐT 295B.

- Tình trạng kỹ thuật: đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, một số đoạn
qua trung tâm thị trấn có tiêu chuẩn đường đô thị; kết cấu mặt đường BTN.
- Cầu cống: trên tuyến QL1 có 6 cầu được thiết kế vĩnh cửu, tải trọng lớn
(H30-XB80) theo đúng cấp hạng kỹ thuật tuyến đường.
- Khả năng thông qua: tuyến đường 1 là tuyến đường quan trọng, phục vụ
thông xe quanh năm, cầu cống có tải trọng lớn (H30 – XB80) đảm bảo cho tất cả
các loại xe đi qua, lưu lượng thông xe trên 10.720 xcqđ/ ngày đêm.
(2). Quốc lộ 31
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, QL31 xuất phát từ điểm giao với QL1 tại
Dĩnh Trì, đi qua trung tâm của ba huyện miền núi là Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn
Động rồi về Hữu Sản (điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng
Sơn). Trên tuyến có một đoạn đi chung với Quốc lộ 279 từ Ao Nhơn (Km 54)
đến An Châu (Km 74). Đoạn tuyến dài 97 km, là điểm xuất phát cũng như giao
cắt với các quốc lộ, đường tỉnh: QL1, QL37, QL279, ĐT299, ĐT289, ĐT290,
ĐT295, ĐT291.
- Địa hình tuyến:
+ Đoạn Km0 - Km17 (ngã tư Thân) hai bên đường là vùng đất trũng ngập
nước và trung du, dân cư vừa phải.
12


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

+ Đoạn Ngã tư Thân - Hữu Sản (Km17-Km97) hai bên đường là đồi núi,
xen lẫn vùng đất trũng. Dân cư tập trung ở các trung tâm huyện, về cuối tuyến
dân cư thưa thớt.
- Tình trạng kỹ thuật: Cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V, một số đoạn
chưa vào cấp, một số đoạn qua khu dân cư được mở rộng; đoạn Km0 - Km40 có
kết cấu mặt đường BTN, đoạn Km40 - Km97 kết cấu mặt đường đá dăm nhựa.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 30 cầu, tổng chiều dài 739,2 m, bình quân

7,6m/km đường; toàn tuyến có 317 chiếc cống các loại dài 3.424 m.
- Năng lực thông qua: Đường thông xe quanh năm, cầu cống đảm bảo xe từ
5 - 18 tấn, lưu lượng xe thông qua khoảng trên 1000 xcqđ/ ngày đêm.
(3). Quốc lộ 37
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, quốc lộ 37 được phân thành hai đoạn: đoạn 1
bắt đầu từ Hòn Suy (Km13) đến Kép (Km46+400), đoạn 2 từ Đình Trám
(Km70) đến cầu Ka (Km97), đoạn tuyến dài 60,4 km; là điểm xuất phát và giao
cắt với các quốc lộ và đường tỉnh: QL31, QL1, ĐT293, ĐT295, ĐT295B,
ĐT298, ĐT288.
- Địa hình tuyến
+ Đoạn Hòn Suy – Kép: Địa hình hai bên là đồi núi thấp xen kẽ ruộng cấy
lúa nước, dân cư vừa phải.
+ Đoạn Đình Trám - Cầu Ka: Đoạn đầu tuyến qua vùng bằng phẳng, dân cư
đông đúc, đoạn cuối tuyến qua vùng đồi thấp, dân cư vừa phải.
- Tình trạng kỹ thuật
+ Đoạn Km70 - Km97, mới được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp
IV, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
+ Đoạn Km13 (Hòn Suy) – Km46+400 (giao Km104/QL1) đạt tiêu chuẩn
cấp V, các đoạn Km13 – Km34, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, đoạn Km34 –
Km46+400, kết cấu mặt đường đá nhựa.
- Cầu cống: Tuyến có 10 cầu/388,62 md, bình quân 6,82 md/km đường và
165 cống các loại dài 1.639 md.
- Năng lực thông qua: thông xe quanh năm, còn một số cầu yếu sẽ được
thay thế dần. Lưu lượng xe thông qua khoảng trên 1000 xcqđ/ ngày đêm.
(4). Quốc lộ 279
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, QL279 bắt đầu từ đỉnh dốc Hạ Mi (Km37)
giáp ranh giữa Quảng Ninh và Bắc Giang về thị trấn An Châu (Km64) gặp quốc
lộ 31. Đoạn từ An Châu đi Ao Nhơn dài 20 km đi chung với quốc lộ 31, đến Ao
Nhơn tách ra đi về dốc Quao (giáp ranh giữa Bắc Giang và Lạng Sơn) tại Km93.


13


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đoạn tuyến dài 57 km, là điểm xuất phát và giao cắt với các quốc lộ và đường
tỉnh: QL31, ĐT293, ĐT290, ĐT248.
- Địa hình: toàn tuyến đi qua vùng núi cao, trừ một số đoạn qua thị trấn tập
trung đông dân cư, còn lại hai bên đường dân cư thưa thớt. Trên tuyến có 3 đoạn
dốc: dốc Hạ Mi dài 4 km dốc 6%; dốc Chinh dài 10 km, dốc 4 - 6%; dốc Quao
dài 3 km dốc 4%.
- Tình trạng kỹ thuật: Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt đường bê
tông nhựa.
- Cầu cống: Trên toàn tuyến có 20 cầu/352,64 md, bình quân 6,08 m/km
đường, một ngầm An Châu và 305 cống các loại, dài 4.244 m.
- Năng lực thông qua: Thông xe quanh năm, hệ thống cầu, cống tốt, bảo
đảm tải trọng xe 13 - 18 tấn qua lại an toàn. Lưu lượng xe thông qua khoảng 150
xcqđ/ ngày đêm.
B. Đường tỉnh
Hiện tại, Bắc Giang có 18 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 411,8 km,
trong đó có 75,6 km mặt đường bê tông nhựa chiếm 18,36%, 294,3 km mặt
đường đá dăm nhựa chiếm 71,47%, 4,3 km mặt đường bê tông xi măng chiếm
1,04%, 37,6 km mặt đường cấp phối chiếm 9,13% .
Bảng I.2.3. Tổng hợp hiện trạng đường tỉnh
TT

Tên
đường

Điểm

đầu

Điểm
cuối

Chiều dài
(km)

Cấp kỹ
thuật

Số lượng
cầu

1

ĐT398

Đồng Việt

Cầu Gồ

50,3

V, IV, ĐT

6 cầu

2


ĐT295

TT. Đồi Ngô

Đông Xuyên

70,5


9 cầu

3

ĐT295B

Tân Xuyên

Cầu Đáp Cầu

23,8

IV

1 cầu

4

ĐT292


Kép

Tam Kha

35


10 cầu

5

ĐT298

Liên Sơn

Phúc Lâm

18


4 cầu

6

ĐT298B

Khả Lý


Chùa Bổ

7


7

ĐT 293

Tiên Hưng

Hạ Mi

63,9

8

ĐT 294

Sỏi

Cầu Ka

9

ĐT 297

Phúc Sơn


10

ĐT 288

11


9 cầu

15


6 cầu

Việt Ngọc

8


2 cầu

Thắng

Hoàng Vân

9



3 cầu

ĐT 296

Thắng

Vát

9,5


2 cầu

12

ĐT 290

Kép Hạ

Cống Lầu

15

V

1 cầu


13

ĐT 299

Thái Đào

Neo

11,7


1 cầu

14

ĐT299B

Tân An

Chùa La

8,4


15

ĐT 291


Yên Định

Thanh Sơn

25

V

16

ĐT 289

Chũ

Khuôn Thần

9,7


14

3 cầu


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TT

Tên

đường

Điểm
đầu

Điểm
cuối

Chiều dài
(km)

Cấp kỹ
thuật

17

ĐT 248

Phong Minh

Xa Lý

26

VI

18

ĐT 242


Phương Đông

Đèo Cà

6

V

Số lượng
cầu

Nguồn: Tư vấn tổng hợp

(1). Đường tỉnh 398
Đường tỉnh 398 xuất phát từ bến phà Đồng Việt là giáp ranh giữa tỉnh Bắc
Giang và Hải Dương, qua thị trấn Neo (trung tâm huyện Yên Dũng), tuyến cắt
qua QL1 đến ĐT295B, tiếp tục đi theo ĐT295B lên đầu cầu Bắc Giang rồi
chuyển hướng về thị trấn Cao Thượng (trung tâm huyện Tân Yên) và kết thúc tại
thị trấn Cầu Gồ; toàn tuyến dài 50,3 km; tuyến đường đi qua địa phận các huyện
Yên Dũng, Việt Yên, Bắc Giang, Tân Yên và Yên Thế. Tuyến đường là điểm
nối và giao cắt với các quốc lộ, đường tỉnh: QL1, ĐT295B, ĐT299, ĐT295,
ĐT298, ĐT294, ĐT292.
- Địa hình: tuyến đi qua vùng địa hình xen kẽ giữa đồi thấp và đất trồng
lúa. Dân cư hai bên đường vừa phải, ở các thị trấn, thị tứ, dân cư tập trung đông
đúc hơn.
- Tình trạng kỹ thuật
+ Đoạn Đồng Việt – QL1 (Km0 – Km19+300) đang nâng cấp theo tiêu
chuẩn đường cấp IV, đoạn Tiền Phong – QL1 đang nâng cấp theo tiêu chuẩn
đường cấp II.
+ Đoạn QL1 - ĐT295B (Km19+300 – Km23) mới đạt cấp V.

+ Đoạn cầu Bắc Giang – cầu Điếm Tổng (Km23 - Km28+900) hiện là
đường đô thị, mặt rộng 7m, nền 12 m, mặt đá dăm láng nhựa.
+ Đoạn từ cầu Điếm Tổng đến Cầu Gồ (Km28+900 – Km50+300) đạt tiêu
chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
- Cầu cống: Trên tuyến có 6 cầu/ 83,9 m, bình quân 1,68 m/km đường và
169 cống các loại, dài 1.418 m.
- Năng lực thông qua: Đường thông xe quanh năm, cầu cống đảm bảo xe 8
- 13 tấn qua lại an toàn.
(2). Đường tỉnh 295
Đường tỉnh 295 xuất phát từ thị trấn Đồi Ngô thuộc địa phận huyện Lục
Nam, qua Vôi (Km105+400/QL1) rồi vượt sông Thương tại Bến Tuần, sau đó
tuyến qua thị trấn Cao Thượng (trung tâm huyện Tân Yên), thị trấn Thắng (trung
tâm huyện Hiệp Hoà), kết thúc tại bến phà Đông Xuyên là điểm giáp ranh giữa
tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh (phía Bắc Ninh, sau khi qua sông Cầu nối với
ĐT295 chạy qua thị trấn Chờ của huyện Yên Phong sau đó gặp QL18 và tiếp tục
15


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

chạy về Từ Sơn gặp QL1). Toàn tuyến dài 70,5 km; tuyến là điểm nối và giao
cắt với các quốc lộ, đường tỉnh: QL31, QL37, QL1, ĐT398, ĐT298, ĐT297,
ĐT288, ĐT296.
- Địa hình: Toàn tuyến qua vùng đồi thấp xen kẽ vùng trũng trồng lúa và
hoa màu. Dân cư hai bên đường vừa phải, ở các thị trấn, thị tứ dân cư tập trung
đông đúc hơn.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, nhiều đoạn
nền đường thấp, bán kính đường cong nhỏ; mặt đường đá dăm nhựa.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 12 cầu, dài 173,1 m, bình quân 2,86 m/km
đường và có 178 cống các loại dài 1.277,5 m.

- Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, mùa mưa một số đoạn
gặp khó khăn. Hạn chế xe có tải trọng nặng qua các cầu yếu.
(3). Đường tỉnh 295B
Đường tỉnh 295B xuất phát từ Tân Dĩnh - Lạng Giang đến cầu Đáp Cầu;
toàn tuyến dài 23,8 km, tuyến đường là điểm nối và giao cắt với nhiều quốc lộ
và đường tỉnh: QL37, ĐT398, ĐT298.
- Địa hình: Toàn tuyến qua vùng đồng bằng xen kẽ vùng trũng trồng lúa và
hoa màu. Tuyến đi qua khu vực thành phố Bắc Giang, thị trấn Nếnh, và qua
nhiều khu dân cư đông đúc như khu dân cư Tam Tầng.
- Tình trạng kỹ thuật: Từ tháng 8/2008 về trước, ĐT295B là đoạn tuyến
QL1 cũ do Trung ương quản lý; từ 8/2008 đến nay chuyển giao về cho tỉnh Bắc
Giang; đường được đổi tên thành đường tỉnh 295B. Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV, mặt đường BTN và đá dăm nhựa.
- Cầu cống: toàn tuyến có 2 cầu: Cầu Mỹ Độ được thông xe năm 2008 dài
300m tải trọng H30-XB80, cầu Đáp Cầu, đi chung với đường sắt, kết cấu cầu
giàn giản đơn, 2 nhịp.
(4). Đường tỉnh 292
Đường tỉnh 292 xuất phát từ Kép (giao QL1) qua Bố Hạ về trung tâm
huyện Yên Thế (thị trấn Cầu Gồ - Km 22) rồi về Tam Kha là giáp ranh giữa tỉnh
Bắc Giang và Thái Nguyên (phía Thái Nguyên, sau khi qua ngầm Tam Kha, nối
với ĐT259 chạy về thị trấn Chùa Hang gặp QL1B); tuyến đi qua địa phận hai
huyện Lạng Giang và Yên Thế. Toàn tuyến dài 35 km, tuyến đường là điểm nối
và giao cắt với các quốc lộ, đường tỉnh: QL1, ĐT294, ĐT398.
- Địa hình: Toàn tuyến đi qua địa hình đồi núi thấp thuộc hai huyện Lạng
Giang và Yên Thế, dân cư hai bên đường vừa phải, đoạn cuối tuyến thưa thớt
hơn.

16



Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V; đoạn Km0 Km20, kết mặt đường bê tông nhựa, Km20 - Km26, Km31 – Km33, kết cấu mặt
đường đá dăm nhựa; Km26-Km31, Km33 – Km35, kết cấu mặt đường cấp phối.
- Cầu cống: Có 8 cầu/ 231,5md, 82 cống/521md, 1 cầu đang được xây dựng
là cầu Suối Quỳnh, 1 ngầm đã xuống cấp là ngầm Ốc; ngầm Tam Kha là điểm
giáp ranh với tỉnh Thái Nguyên mới được nâng cấp năm 2007.
- Năng lực thông qua: Toàn tuyến nhìn chung thông xe quanh năm trừ một
số vị trí ngầm (ngầm Ốc, Tam Kha) bị gián đoạn giao thông một số thời điểm
vào mùa mưa trong năm; lưu lượng xe thông qua khoảng trên 700 xcqđ/ ngày
đêm.
(5). Đường tỉnh 298
Đường tỉnh 298 xuất phát từ ngã ba Đình Nẻo (Km40/ĐT398) đi xuống
phía Nam, qua ngã tư Cao Xá (Km29/ĐT295), thị trấn Bích Động
(Km77/QL37) rồi về Phúc Lâm (Km133/QL1). Toàn tuyến dài 18km, tuyến đi
qua địa phận các xã Liên Sơn, TT Cao Thượng, Cao Xá, Ngọc Lý của huyện
Tân Yên và các xã Minh Đức, Bích Động, Bích Sơn, Quảng Minh, Hoàng Ninh
của huyện Việt Yên.
- Địa hình: tuyến đi qua vùng đồi núi thấp xen lẫn vùng trũng trồng lúa
nước. Dân cư hai bên đường mật độ vừa phải, vùng trung tâm huyện Việt Yên
(thị trấn Bích Động) dân cư tập trung đông hơn.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
+ Đoạn Km0 - Km4 và đoạn Km12+400 – Km14+100 mặt đường cấp phối;
chất lượng đường xấu và trung bình, hay bị trơn lầy vào mùa mưa.
+ Đoạn Km4 - Km12+400 và Km14+100-Km18 mặt đường đá dăm láng
nhựa.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 4 cầu, và 49 cống các loại. Hệ thống cầu cũ, tải
trọng thiết kế H10, khổ cầu hẹp nên hạn chế các xe có tải trọng lớn.
- Năng lực thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, hạn chế xe nặng, lưu
lượng xe trung bình khoảng 80 xcqđ/ngày đêm.

(6). Đường tỉnh 298B
Tuyến có dạng vòng cung, bắt đầu từ Khả Lý (điểm giao với ĐT298 tại
Km16) đi vòng qua địa phận các xã Quảng Minh, Trung Sơn, Ninh Sơn, Tiên
Sơn (huyện Việt Yên) và kết thúc tại gần Chùa Bổ, toàn tuyến dài 7km.
- Địa hình: Tuyến đường đi qua khu vực đồng bằng trũng, thấp hai bên
trồng lúa và hoa màu; dân cư hai bên đường vừa phải.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường gần đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, kết
cấu mặt đường đá dăm láng nhựa.
17


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Cầu cống: Trên tuyến có 10 cống các loại, đảm bảo cho xe cơ giới qua lại
an toàn.
- Khả năng thông qua: Tuyến đảm bảo thông xe quanh năm.
(7). Đường tỉnh 293
Đường tỉnh 293 xuất phát từ ngã ba Chằm (điểm giao với QL37 tại Km27),
đi qua cầu Lục Nam, khu du lịch Suối Mỡ đến Mai Sưu, tiếp tục đi cắt qua
ĐT291 tại Thanh Sơn và đến Hạ Mi (giao với QL279 tại Km41). Toàn tuyến dài
63,9 km; tuyến đi qua địa phận các xã Tiên Hưng, thị trấn Lục Nam, Nghĩa
Phương, Vô Tranh, Trường Sơn, Bình Sơn, Lục Sơn của huyện Lục Nam và các
xã Thanh Sơn, Thanh Luận và Long Sơn của huyện Sơn Động.
- Địa hình: Tuyến qua vùng đồi thấp và thung lũng của dãy núi Huyền Sơn,
cuối tuyến đi qua vùng đồi núi cao, dân cư hai bên đường thưa thớt, chủ yếu tập
trung ở đoạn đầu tuyến.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
+ Đoạn Km0 – Km14, Km17 – Km19 và Km23 – Km44, Km51 - Km61 mặt
đường đá dăm láng nhựa.
+ Đoạn Km14-Km17, Km19-Km23, Km44-Km51 và Km61 - Km63+900

mặt đường cấp phối.
- Cầu cống: Trên tuyến có 10 cầu vĩnh cửu được thiết kế theo tải trọng
H13-X60 và H30-XB80; có tổng số 201 cống các loại; 18 ngầm tràn; cầu cống ở
đoạn đầu tuyến (Km0-Km25+400) đảm bảo phương tiện cơ giới qua lại an toàn;
đoạn còn lại chất lượng cống và ngầm tràn thấp, rất khó khăn cho các phương
tiện giao thông qua lại. Một số cầu đang được thi công.
- Khả năng thông xe: Tuyến thông xe ở mức độ trung bình, một số đoạn rất
khó khăn do còn một số ngầm chưa được xây dựng nên có lúc bị gián đoạn vào
mùa mưa.
(8). Đường tỉnh 294
Đường tỉnh 294 đi theo hướng Tây, bắt đầu từ Sỏi (điểm giao với ĐT292
tại Km12+800) đi chung với ĐT398 một đoạn tại thị trấn Nhã Nam (200m) rồi
chạy đến cầu Ka (thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên – tuyến đường này sẽ gặp
QL37 tại Km96); toàn tuyến dài 15 km, đi qua địa phận các xã Tân Sỏi, thị trấn
Bố Hạ của huyện Yên Thế và các xã Tân Trung, Nhã Nam, Quang Tiến, Đại
Hoá, Phúc Sơn của huyện Tân Yên. Tuyến có giao cắt với các đường tỉnh
ĐT292, ĐT398, ĐT297.
- Địa hình: Tuyến đi qua khu vực đồng bằng, trung du, hai bên đường có
trồng lúa và hoa màu; dân cư tập trung rải rác hai bên đường, tại các trung tâm
thị trấn tuyến đi qua (Tân Sỏi, Nhã Nam) dân cư tập trung đông đúc hơn.
18


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường đá
dăm nhựa, chất lượng đường trung bình.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 6 cầu đó được xây dựng vĩnh cửu.
- Khả năng thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm; lưu lượng xe
trung bình khoảng trên 470 xe qđ/ ngày đêm.

(9). Đường tỉnh 297
Đường tỉnh 297 xuất phát từ Lữ Vân (điểm giao với ĐT294 tại Km14+300)
đi về hướng Nam, đến Dĩnh (điểm giao với ĐT295 tại Km49+300). Toàn tuyến
dài 8km, đi qua địa phận các xã Phúc Sơn, Lam Cốt, Việt Ngọc của huyện Tân
Yên và xã Hoàng Thanh của huyện Hiệp Hoà.
- Địa hình: Tuyến chạy trong vùng đồng bằng, hai bên trồng lúa và hoa
màu, nhiều đoạn hai bên đường dân cư tập trung đông đúc.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường
cấp phối, chất lượng đường xấu và trung bình, tuy nhiên vào mùa mưa, đường
lầy lội rất khó khăn cho việc lưu thông.
- Cầu cống: Trên tuyến có 22 cống các loại, 2 cầu đều đạt theo tải trọng
thiết kế H13-X60, chất lượng cầu cống nói chung ở mức trung bình.
- Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm, tuy mùa
mưa đi lại khó khăn hơn.
(10). Đường tỉnh 288
Đường tỉnh 288 có dạng vòng cung, bắt đầu từ thị trấn Thắng (ngã 6 –
trung tâm huyện Hiệp Hoà) đi vòng qua các xã Đức Thắng, Thái Sơn, Hoàng
Vân và kết thúc tại địa phận xã Hoàng An (điểm giao với QL37 tại Km90); toàn
tuyến dài 9km.
- Địa hình: Toàn tuyến đi qua vùng đồng bằng, hai bên trồng lúa và hoa
màu; dân cư tập trung đông đúc hai bên đường, đặc biệt là đoạn đầu tuyến.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt
đường đá dăm láng nhựa, chất lượng trung bình.
- Cầu cống: Trên tuyến có 1 cầu và 24 cống các loại; cầu có tải trọng H13X60, đảm bảo phương tiện qua lại an toàn.
- Năng lực thông qua: Tuyến đường thông xe quanh năm.
(11). Đường tỉnh 296
Đường tỉnh 296 bắt đầu từ ngã 6 thị trấn Thắng (trung tâm của huyện Hiệp
Hoà) đến cầu Vát (điểm giáp ranh giữa tỉnh Bắc Giang và huyện Sóc Sơn - TP
Hà Nội); toàn tuyến dài 9,5 km, đi qua địa phận các xã Thương Thắng, Hùng
Sơn, Đại Thành, Hợp Thịnh.

19


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Địa hình: Toàn tuyến đi qua địa hình đồng bằng, hai bên đều là ruộng lúa
và hoa màu, tuyến nằm hoàn toàn trong huyện Hiệp Hoà, dân cư hai bên đường
thưa thớt, đoạn đầu và đoạn cuối tuyến dân cư tập trung đông hơn.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường đá
dăm láng nhựa.
- Cầu cống: Trên tuyến có tổng số 4 cầu, 23 cống các loại; các cầu đều là
cầu bê tông cốt thép, 3 cầu có tải trọng H13-X60 và 1 cầu có tải trọng H30XB80, đảm bảo cho xe qua lại an toàn.
- Khả năng thông qua: Tuyến thông xe quanh năm, lưu lượng xe thông qua
khoảng trên 900 xcqđ/ngày đêm.
(12). Đường tỉnh 290
Đường tỉnh 290 bắt đầu Từ Kép Hạ (điểm giao với QL31 tại Km45) đến
Cống Lầu điểm giao với QL279 tại Cống Lầu. Toàn tuyến dài 15km, đi qua địa
phận các xã Hồng Giang và Biên Sơn (huyện Lục Ngạn). Tuyến đường giao với
các quốc lộ 31 và 279.
- Địa hình: Đoạn đầu tuyến là vùng đồng bằng, sau đó tuyến đi vào vùng
đồi núi cao; hai bên đường dân cư thưa thớt.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V, kết cấu
mặt đường đá dăm láng nhựa.
Cầu cống: Trên tuyến có một cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu H30-XB80 và
34 cống các loại đảm bảo cho các phương tiện qua lại an toàn.
Năng lực thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm; lưu lượng
trung bình ở đoạn đầu tuyến tương đối cao.
(13). Đường tỉnh 299
Đường tỉnh 299 xuất phát từ Thái Đào (Km5/QL31) chạy cắt qua sông
Thương (tại cầu Bến Đám) đến thị trấn Neo (trung tâm huyện Yên Dũng) gặp

ĐT398 tại Km9+500. Toàn tuyến có chiều dài 12,08 km, đi qua địa phận hai
huyện Lạng Giang và Yên Dũng. Tuyến đường có điểm nối và giao cắt với các
quốc lộ, đường tỉnh: QL31, ĐT299B , ĐT398 .
- Địa hình: Tuyến đi qua khu vực đồng bằng và đồi núi thấp (đoạn qua cầu
Bến Đám, gần thị trấn Neo), dân cư hai bên đường chủ yếu tập trung ở đoạn
giữa tuyến (ngay gần cầu Bến Đám) và cuối tuyến – gần thị trấn Neo.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt đường đá dăm
láng nhựa.
- Cầu cống: Trên tuyến có cầu Bến Đám theo tiêu chuẩn cầu BTCT dự ứng
lực H30-XB80, đảm bảo cho các phương tiện cơ giới qua lại an toàn.

20


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Khả năng thông qua: Tuyến thông xe quanh năm; lưu lượng xe gần 300
xcqđ/ngày đêm
(14). Đường tỉnh 299B
Đường tỉnh 299B xuất phát từ Tân An (điểm giao với ĐT299 tại
Km4+100), đi xuống phía Nam qua các xã Tân An, Quỳnh Sơn, Lũng Sơn, Trí
Yên và kết thúc gần Chùa La (thuộc xã Trí Yên); toàn tuyến dài 8,4 km.
- Địa hình: Tuyến đi qua vùng đồng bằng trũng thấp, hai bên trồng lúa và
hoa màu; dân cư hai bên đường thưa thớt, chủ yếu tập trung ở một vài khu vực
nhất định.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường bê
tông xi măng.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 45 cống các loại, đảm bảo cho các phương tiện
giao thông qua lại an toàn.
- Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm.

(15). Đường tỉnh 291
Đường tỉnh 291 xuất phát từ Yên Định (điểm giao với QL31 tại
Km70+200) đi về hướng Nam, đến xã Thanh Sơn (giao với ĐT293), tiếp nối
đến nhà máy nhiệt điện Sơn Động. Toàn tuyến dài 25 km, đi qua địa phận các xã
Yên Định, Tuấn Đạo, Thanh Sơn.
- Địa hình: Tuyến đường đi qua vùng đồi núi, có nhiều đoạn đi qua khu vực
núi cao, dân cư hai bên đường thưa thớt.
- Tình trạng kỹ thuật: Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
+ Đoạn từ Km0 - Km16+400, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa, chất lượng
đường kém.
+ Đoạn từ Km16+400 – Km25+00, kết cấu mặt đường bê tông nhựa mới được
nâng cấp năm 2008.
- Cầu cống: Trên tuyến có 6 ngầm tràn trong đó có 1 ngầm (ngầm Chè/
Km2+100) chất lượng xấu và thường bị gián đoạn giao thông vào mùa mưa còn
lại 5 ngầm chất lượng trung bình; có 3 cầu mới được xây dựng BTCT vĩnh cửu
có tải trọng thiết kế H30-XB80, và 76 cống các loại, chất lượng trung bình.
- Khả năng thông xe: Tuyến thông xe quanh năm, trừ một số thời điểm vào
mùa mưa bị gián đoạn tại vị trí ngầm tràn.
(16). Đường tỉnh 289
Đường tỉnh 289 bắt đầu từ thị trấn Chũ (điểm giao với QL31 tại Km40 - là
trung tâm của huyện Lục Ngạn) đi ngược lên phía Bắc qua các xã Trù Hựu,
Kiên Thành, Kiên Lao và kết thúc tại hồ Khuôn Thần; toàn tuyến dài 9,7 km.
21


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Địa hình: Tuyến đường đi qua vùng đồng bằng và đồi núi thấp, dân cư hai
bên đường tập trung thưa thớt; đoạn đầu tuyến dân cư tập trung đông đúc hơn.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường đá

dăm láng nhựa.
- Cầu cống: Trên tuyến có 1 cầu vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30-XB80; 34
cống các loại, đảm bảo cho phương tiện cơ giới qua lại an toàn.
- Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quanh năm.
(17). Đường tỉnh 248
Đường tỉnh 248 bắt đầu từ Phong Minh (điểm giao với QL279 tại
Km80+200) đi theo hướng Đông đến Xa Lý giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn (phía
Lạng Sơn tiếp tục nối với ĐT248 rồi kéo dài gặp QL4B); toàn tuyến dài 26 km,
đi qua địa phận các xã Phong Vân, Phong Minh và Xa Lý đều thuộc huyện Lục
Ngạn.
- Địa hình: Tuyến đường đi qua vùng núi cao, dân cư hai bên đường thưa
thớt, chủ yếu tập trung tại những trung tâm xã mà tuyến đi qua.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, mặt đường đá
dăm láng nhựa mới được nâng cấp năm 2008-2009.
- Cầu cống: Trên tuyến có 118 cống các loại; 18 ngầm tràn được xây dựng
bằng bê tông, các phương tiện giao thông lưu thông bình thường.
- Khả năng thông qua: Toàn tuyến đã thông đường còn lại chỉ bị gián đoạn
cục bộ trong lúc có mưa lớn do nước tràn qua ngầm.
(18). Đường tỉnh 242
Đường tỉnh 242 bắt đầu từ thị trấn Bố Hạ (điểm giao với ĐT292 tại
Km9+600) đi ngược lên hướng Bắc đến Đèo Cà giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn
(phía Lạng Sơn tiếp tục nối với ĐT242 chạy về Hữu Lũng gặp QL1A; và nối với
ĐT244 chạy về thị trấn Đình Cả gặp QL1B); toàn tuyến dài 6 km, đi qua địa
phận thị trấn Bố Hạ, các xã Hương Vỹ, Đồng Hưu.
- Địa hình: tuyến đi qua vùng trung du, đồi núi thấp, dân cư tập trung đông
đúc hai bên đường, đặc biệt là tại các khu vực thị trấn, thị tứ.
- Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đường được đầu tư nâng cấp thành đường cấp
V năm 2009, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng đường tốt.
- Cầu cống: Toàn tuyến có 7chiếc/52md cống các loại, đảm bảo phương
tiện giao thông qua lại an toàn.

- Khả năng thông qua: Tuyến đường đảm bảo thông xe quan năm; lưu
lượng xe trung bình.

22


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

C. GTNT
Tổng số đường GTNT (tính từ đường huyện trở xuống tới đường thôn,
xóm) là 8.921,49 km, trong đó cứng hóa được 3.385,4 km, gồm 464,09 km mặt
đường đá dăm nhựa, 2.921,25 km mặt đường bê tông xi măng, 453,17 km mặt
đường loại khác và 5.082,97 km mặt đường cấp phối - đất. Tỷ lệ cứng hóa đạt
37,95%.
Đường huyện
Có 67 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 694,5 km (tăng 132,16 km so
với năm 2005), trong đó đó cứng hóa được 408,83 km (bê tông xi măng
101,08km, đá dăm nhựa 307,75 km), 285,69 km mặt đường cấp phối, đường đất
và mặt đường khác; hầu hết mới đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A - B. Về tình
trạng đường tính theo tổng chiều dài có khoảng 23,9% là tốt, 21,8% là trung bình,
còn lại là đường xấu và rất xấu.
+ Cầu trên đường huyện: có 82 cầu, dài 1.210 m, kết cấu chủ yếu là BTCT,
trong đó tình trạng tốt 30 cầu chiếm 37%; trung bình 28 cầu, chiếm 34%; yếu 22 cầu,
chiếm 29%.
Đường xã
+ Hệ thống đường xã có tổng chiều dài 2.055,62 km, cứng hóa được 29,1%;
các tuyến đường xã trong tỉnh chủ yếu là đường GTNT A và B, với bề rộng nền
đường từ 3m đến 4m, mặt đường rộng từ 2m đến 3,5m.
+ Kết cấu mặt đường: mặt đường đá dăm nhựa 140,94 km, chiếm 6,9%; mặt
đường bê tông xi măng 457,24 km, chiếm 22,2%; mặt đường đất và cấp phối, gạch

là 1.457,44 km, chiếm 70,9%; trong đó mặt đường tốt chiếm 6,8%, mặt đường trung
bình chiếm 23,1%, mặt đường xấu chiếm 70,1%.
+ Cầu trên đường xã: có 193 cầu, dài 1.883 m, kết cấu chủ yếu là BTCT, trong
đó tình trạng tốt 47 cầu chiếm 24%; trung bình 40 cầu, chiếm 21%; yếu 105 cầu,
chiếm 55%.
+ Hiện nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; tuy nhiên còn một
số xã, chủ yếu là các xã miền núi, đường đến trung tâm xã còn rất khó khăn vào
mùa mưa, thậm chí còn bị gián đoạn giao thông cục bộ do các ngầm bị ngập,
như Yên Sơn (Lục Nam), An Lập, Dương Hưu,... (Sơn Động).
Đường thôn xóm
+ Hệ thống đường thôn bản có tổng chiều dài 6171,35 km, chưa vào cấp, bề
rộng nền đường từ 2m - 3,5m, mặt đường từ 1,5m - 2,5m; kết cấu mặt đường: mặt
đường nhựa là 15,41 km, chiếm 2%, bê tông xi măng 2.362,93 km, chiếm 38,3%;
mặt đường đất, cấp phối, gạch xây 3.793,01 km, chiếm 59,7%; trong đó mặt đường
tốt chiếm 4,1%, mặt đường trung bình chiếm 25,7%, mặt đường xấu chiếm 70,2%.

23


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tỷ lệ cứng hóa mặt đường GTNT:
- Đường huyện
- Đường xã
- Đường thôn xóm
- Toàn mạng lưới

km
408,828
598,184

2.378,3
3.385,4

%
12,07
17,70
70,23
100,00

Bảng I.2.4. Hiện trạng kết cấu mặt đường GTNT
TT

Huyện

Chiều dài
(km)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tổng toàn tỉnh
Huyện Tân Yên

Huyện Lạng Giang
Huyện Lục Nam
Huyện Yên Dũng
Huyện Yên Thế
Huyện Lục Ngạn
Huyện Việt Yên
Huyện Hiệp Hòa
Huyện Sơn Động
TP Bắc Giang

8921
1115
829
942
840
733
1.929
506
973
657
397

Cứng hóa
(%)
37,9
53,7
49,8
29,1
56,9
20,4

10,0
59,0
56,4
18,6
83,9

Kết cấu mặt đường (%)
Đá
Cấp
BTXM
Khác
nhựa phối
32,7
5,2
57,0
5,1
50,6
3,1
46,3
0,0
44,5
5,3
50,2
0,0
27,7
1,4
70,9
0,0
51,5
5,3

43,1
0,0
14,6
5,8
79,6
0,0
5,0
5,0
89,8
0,2
47,0
12,0 39,4
1,6
54,5
2,0
43,6
0,0
14,9
0,0
18,1 67,0
56,6
27,4 16,1
0,0

Nguồn: các huyện, TP, tư vấn

Bảng I.2.5. Tình trạng đường GTNT
TT

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Huyện
Tổng toàn tỉnh
Huyện Tân Yên
Huyện Lạng Giang
Huyện Lục Nam
Huyện Yên Dũng
Huyện Yên Thế
Huyện Lục Ngạn
Huyện Việt Yên
Huyện Hiệp Hòa
Huyện Sơn Động
TP Bắc Giang

Tỷ lệ
100
100
100
100
100
100

100
100
100
100
100

Nguồn: các huyện, TP, tư vấn

24

Đánh giá chất lượng (%)
Tốt
TB
Xấu Rất xấu
6,3
24,8 64,7
4,2
0,0
21,3 78,7
0,0
5,3
44,5 49,6
0,6
0,0
29,1 70,9
0,0
1,7
53,2 41,0
4,1
1,0

12,3 86,8
0,0
3,0
6,7
88,3
2,0
3,6
54,8 40,0
1,6
27,2 35,4 35,4
2,0
12,7
1,3
84,5
1,5
77,7
9,0
9,0
4,3


Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng I.2.6. Tình trạng đường GTNT theo cấp quản lý
TT

Loại đường

Tổng
1 Đường huyện

2 Đường xã
3 Đường thôn xóm

Chiều dài
(km)
8.921,49
694,52
2.055,62
6.171,35

Tỷ lệ cứng
hóa (%)
37,9
58,9
29,1
38,5

Đánh giá chất lượng (%)
Tốt TB Xấu Rất xấu
6,3 24,8 64,7
4,2
23,8 22,0 45,9
8,4
6,8 23,1 69,4
0,7
4,1 25,7 65,7
4,5

Nguồn: các huyện, TP, tư vấn


Biểu đồ I.2.3. Cơ cấu mặt đường trên đường huyện, đường xã, thôn xóm

Biểu đồ I.2.4. Chiều dài đường huyện theo các huyện

25


×