Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận phân tích vai trò của liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.28 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


A.

Mở bài

B.

Nội dung

I. Khái quát về Liên hợp quốc

2

2
2

II. Vai trò của Liên họp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế
1. Khái niệm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế
a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
b. Trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình và có hành
vi xâm lược

3
3

3


3

c. Tiến hành các hoạt động giữ gìn hoà bình
d. Hoạt động chổng nguy cơ khủng bổ quốc tế
3. Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong
việc duy trì hoà bình và an ninh quắc tế

c. Kết luân
Tài liêu tham khảo

4
6

8

m

11
14

15


A. Mở bài
“ Chúng tôi, nhân dân các nước liên họp lại, quyết tâm: phòng ngừa cho những thế hệ
tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong một đời người, gây cho nhân loại
đau thương, không kể x i ế t . . Đ â y là lời nói đầu đầy sức thuyết phục của Hiến chương
Liên họp quốc. Những cuộc chiến đẫm máu, những cuộc đời, những số phận nhỏ bé,
sống lay lắt, tủi nhục... Không ai muốn những thứ đó, cái mà loài người cần đó là Hoà
bình. Đây là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các quốc gia, các dân tộc trên thế

giới. Hòa bình cũng được xem là nền tảng để duy trì và phát triển các quan hệ họp tác
hữu nghị giữa các quốc gia và là xu thế tất yếu của thời đại. Một trong những tố chức
quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay đó là Liên họp quốc. Từ khi thành lập,
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ,
mục đích quan trọng nhất mà Liên họp quốc theo đuổi (Điều 1 Hiến chương Liên hợp
quốc). Như vậy Liên họp quốc đóng vai trò quan họng và chủ chốt trong việc gìn giữ
hòa bình và an ninh quốc tế. Vì thế nhóm em đã chọn đề tài “Phân tích vai trò của
Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

B.Nội dung:
I. Khái quát về Liên hơp quốc:
Liên họp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên họp quốc 24/10/1945.
Liên họp quốc trở thành một tố chức trung tâm trong các hoạt động họp tác của các
quốc gia hên toàn thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu đến nay, Liên họp quốc đã có 192
thành viên. Mục đích của Liên họp quốc là:
-Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
-Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng, dân tộc tự quyết;
-Thực hiện sự họp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã
hội, văn hóa, nhân đạo...;
- Trở thành trung tâm phối họp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được mục đích
nói trên;
Ngay từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia
thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên họp quốc theo đuổi
(Điều 1 Hiến chuơng LHQ). Để thực hiện những nhiệm vụ và đạt đuợc những mục đích
đã đề ra, các cơ quan của Liên họp quốc đều đuợc hao những chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể. Hiến chuơng Liên họp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên họp
quốc gồm những cơ quan chính sau: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế-



xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thu kí.
II. Vai trò của Liên hơp quốc trong viẽc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
1. Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực luợng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt
nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách
ly các lực luợng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp
đỡ nhân đạo”.
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Theo quy định của Hiến chuơng Liên họp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoàn bình và
an ninh quốc tế đuợc đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng bảo an,
trong đó Hội đồng bảo an là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vai hò duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế của hai cơ quan này đuợc thể hiện nhu sau:
a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:
Tranh chấp là mặt trái của hoạt động họp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ họp tác
giữa các quốc gia ngày càng đuợc mở rộng thì hanh chấp càng có cơ hội đế phát sinh.
Khi tranh chấp xảy ra thì Đại hội đồng và Hội đồng bảo an phải phát huy vai trò của
mình.
Hiến chuơng Liên họp quốc quy định: “Khi có hanh chấp hoặc tình thế hanh
chấp phát sinh Hội đồng bảo an có quyền điều tra để xác định xem hanh chấp hoặc tình
thế hanh chấp ấy nếu kéo dài có thế đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế không”
(Điều 34 Hiến chuơng LHQ). Khi tranh chấp có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh
quốc tế thì Hội đồng bảo an sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế đế tìm cách giải quyết tranh
chấp bằng các phuơng pháp hoà bình nhu: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải,
trọng tài, toà án hoặc sử dụng tổ chức hay hiệp định khu vực hoặc bằng các biện pháp
hoà bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan (Điều 33 Hiến chuơng LHQ).
Trong quá trình giải quyết hanh chấp, Hội đồng bảo an tnrớc hết dành quyền chủ
động tích cực cho chính các bên tranh chấp. Trong truờng họp việc dành quyền chủ
động cho các bên không đem lại hiệu quả thì khi đó Hội đồng bảo an có quyền áp dụng
bất kỳ thủ tục hoặc phuơng thức giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an cho là
họp lý để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi họp pháp

cho tất cả các bên liên quan. (Điều 37 Hiến chuơng LHQ).
Nhu vậy, không phải mọi tranh chấp đều đuợc xem xét giải quyết tại Hội đồng
bảo an mà chỉ những tranh chấp có khả năng đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế
thuờng là các hanh chấp có tính chất chính trị nhu tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối


với dân cu, lãnh thổ, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các bên... thì Hội đồng bảo an
mới xem xét giải quyết.
Theo quy định của Điều 11 Hiến chuơng Liên họp quốc thì Đại hội đồng có thể
xem xét những nguyên tắc chung; thảo luận mọi vấn đề liên quan; luu ý Hội đồng bảo
an về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế. Dựa
trên vai trò chung đó, trong việc hoà bình giải quyết hanh chấp, Đại hội đồng cũng
đuợc quyền giải quyết những việc mà Đại hội đồng luu ý tới. Đó là những luu ý của
mọi thành viên Liên họp quốc đến một vụ hanh chấp hoặc một tình thế có tính chất quy
định ở Điều 34, hay luu ý của một quốc gia không phải là thành viên đến mọi tranh
chấp mà trong đó họ là đuơng sự (Điều 35 Hiến chuơng LHQ).
b. Hành động trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phả hoại hòa bình hoặc
có hành vi xâm lược
Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên
họp quốc có thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những truờng họp có sự
đe dọa, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm luợc.
Điều 39 Hiến chuơng Liên họp quốc quy định Hội đồng bảo an có trách nhiệm
xem xét, xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thế nào đó có đe doạ hoà bình,
phá hoại hoà bình hoặc là hành vi xâm luợc hay không. Sau đó, Hội đồng bảo an sẽ ra
nghị quyết truớc khi áp dụng các biện pháp để duy trì hoà bình, khôi phục hoà bình và
an ninh quốc tế.
Vỉ dụ: Tháng 8 năm 1990, Irắc xâm chiếm Cô Oét, sau khi xác định tình hình thực tế,
Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết 660 nêu rõ hành vi của Irắc là hành vi xâm luợc và
yêu cầu Irắc phải rút quân khỏi Cô Oét.
Điều 40 Hiến chương Liên họp quốc cho phép Hội đồng bảo an áp dụng các

biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn sự phát hiển tiếp theo của tình hình. Những biện
pháp tạm thời ấy không được phương hại đến các quyền, lợi ích hoặc tình trạnh của các
bên hữu quan. Đó là các biện pháp ngừng bắn, đưa quân đội trở về vị trí xuất phát ban
đầu, rút quan khỏi vùng chiến đấu, thiết lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các khu vực
phi quân sự.
Điều 41 Hiến chương Liên họp quốc quy định: “nếu tình hình tiếp tục phát triển
xấu đi, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt toàn bộ
hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín
và các phương tiện thông tin khác kế cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với những quốc
gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược”.
Điều 42 Hiến chương Liên họp quốc quy định nếu Hội đồng bảo an nhận thấy


những biện pháp trừng phạt trên không thích họp hoặc đã mất hiệu lực Hội đồng bảo an
có quyền áp dụng mọi hành động của không quân, hải quân, lục quân để tiến hành
những cuộc biểu dương lực lượng những biện pháp phong tỏa hoặc những cuộc hành
quân khác mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế.
Ngoài ra Điều 43 Hiến chương Liên họp quốc đã qui định: “để góp phần vào
việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế tất cả các hội viên Liên họp quốc cam kết khi
Hội đồng bảo an yêu cầu và thể theo một hay những hiệp định đặc biệt cung cấp cho
Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, viện trợ và các phương tiện phục vụ kể cả
việc cho quân đội Liên họp quốc đi qua lãnh thổ của mình khi cần thiết cho việc duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế”.
c. Tiến hành các hoạt động giữ gìn hòa bình
Hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên họp quốc là các biện pháp có tính chất đem
lại hòa bình, với sự tham gia của các thành viên quân sự, nhằm mục đích làm ốn định
tình hình trong khu vực xung đột, tạo ra những điều kiện thuận lợi đế giải quyết xung
đột một cách hòa bình cũng như khôi phục hở lại và duy trì hòa bình.
Hoạt động giữ gìn hòa bình là một trong những hoạt động có ý nghĩa thực tiễn

quan trọng mà Liên hợp quốc thông qua các hoạt động cụ thể do Hội đồng bảo an tiến
hành nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Mặc dù không được quy định cụ thế
trong Hiến chương Liên họp quốc song hoạt động giữ gìn hòa bình được ra đời là một
tất yếu khách quan nhằm đẩy nhanh quá hình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Có thế
thấy rõ hoạt động giữ gìn hòa bình khác với các biện pháp giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế, nhu đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải.. .đuợc qui định trong chuơng
VI của Hiến chuơng, cũng không giống các những biện pháp mang tính cuỡng chế mà
Hội đồng bảo an đuợc phép tiến hành trong trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hòa bình
hoặc hành vị xâm lược được qui định trong chương VII của Hiến chương. Có thế xem
hoạt động giữ gìn hòa bình là hoạt động mang tính chất trung gian giữa hai nhóm biện
pháp nêu hên. Như vậy, hoạt động giữ gìn hòa bình là hoạt động mang tính chất là duy
trì chứ không phải thông qua biện pháp cưỡng chế bằng vũ lực. Tác dụng căn bản của
hoạt động này là khi ở khu vực xung đột xuất hiện những dấu hiệu hòa bình và cần tới
sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài để duy trì hoàn cảnh đó thì lực lượng giữ gìn
hòa bình của Liên họp quốc dưới sự lãnh đạo của Hội đồng bảo an sẽ được triển khai
dưới hình thức nào đó để tạo điều kiện cuối cùng là giải quyết tranh chấp thông qua các
con đường chính trị, ngoại giao.
Hiến chương Liên họp quốc hao cho Hội đồng bảo an quyền sử dụng lực lượng
vũ trang để thực hiện các quyết định của mình về loại trừ mọi sự đe dọa hoặc phá hoại


hòa bình. Lực lượng vũ trang Liên hợp quốc có thế tham gia vào việc phân tách lực
lượng của các bên xung đột. Khoản 1 Điều 43 viết: “Đe góp phần vào việc duy hì hòa
bình và an ninh quốc tế theo yêu cầu của Hội động bảo an và phù họp với những hiệp
ước đặc biệt hoặc các hiệp ước cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,
tất cả các nước thành viên Liên họp quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an
lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương thức khác, kể cả cho quân đội của Liên
hợp quốc qua lãnh thổ của mình ”.
Tuy nhiên hiện nay Liên họp quốc chưa thành lập được quân đội riêng. Do
đó, mỗi khi Hội đồng bảo an quyết định tổ chức hoạt động giữ gìn hòa bình phải kêu

gọi các nước thành viên đóng góp nhân viên quân sự, phương tiện và hậu cần.
Thực tế cho thấy Liên họp quốc ngày càng phải đối mặt với các cuộc xung đột nội bộ,
ly khai, xung đột các sắc tộc.. .Trước tình hình đó, các quốc gia yêu cầu Liên họp quốc
trợ giúp ngày càng nhiều. Như vậy hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên họp quốc càng
được mở rộng không chỉ trong các cuộc xung đột giữa các quốc gia, mà còn trong cả
các cuộc xung đột nội bộ của từng quốc gia. Trong các cuộc xung đột giữa các quốc
gia, nhân viên quân sự được sử dụng chủ yếu để thực hiện các chức năng có tính chất
quân sự, như phân tách lực lượng của các bên xung đột, thiết lập và tuần tra, kiểm soát
các vùng phân tách, các vùng đệm và các vùng phi quân sự, quan sát về thực hiện thỏa
thuận ngừng bắn, về rút quân đội, về sự phát triển của tình hình, về sự di chuyển của
lực lượng vũ trang và về vũ khí trong các vùng căng thẳng.
Trong các cuộc xung đột nội bộ giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,... hoạt động
giữ gìn hòa bình của Liên họp quốc nhằm thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Ngoài
chức năng quân sự, hoạt động này còn nhằm thực hiện các chức năng khác liên quan
khác liên quan đến việc kiếm soát các cơ quan hành chính, tố chức và tiến hành bầu cử,
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, quan sát về thực hiện quyền con nguời, giúp đỡ
xây dựng công cuộc xây dựng nhà nuớc. Neu nhu truớc đây sứ mệnh chính của hoạt
động này là tạo ra các điều kiện đế tiến hành thắng lợi đàm phán về giải quyết xung đột
thì hiện tại nó còn đuợc tiến hành sau khi kết thúc đàm phán, với mục đích giúp đỡ các
bên thực hiện các điều kiện về giải quyết xung đột một cách toàn diện.
Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định thành lập, triến
khai, điều chỉnh hoặc chấm dứt một hoạt động giữ gìn hòa bình. Hội đồng bảo an đuợc
Ban thu ký Liên họp quốc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các quyết định và quản lý các
hoạt động giữ gìn hòa bình. Nghị quyết của Hội đồng bảo an xác định nhiệm vụ, thời
hạn hoạt động, số luợng nhân viên quân sự, cảnh sát dân sự, nhân viên dân sự của từng
sứ mệnh giữ gìn hòa bình. Het thời hạn nếu chiến dịch chua hoàn thành, Hội đồng bảo
an có thế ra nghị quyết gia hạn hoặc chấm dứt hoạt động của sứ mệnh giữ gìn hòa bình
theo đề nghị của Tống thu ký Liên họp quốc.



Nhằm cải thiện tình hình, làm cho hoạt động giữ gìn hòa bình đạt hiệu quả cao
hơn trong thực tế, Liên hợp quốc đã xây dựng chuơng trình chuẩn bị thành viên tham
gia giữ gìn hòa bình đồng thời xây dựng các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động này. Đe
triến khai nhanh chóng hành động Liên họp quốc đã ký với hơn 50 quốc gia các hiệp
định về lực luợng giữ gìn hòa bình, theo đó các quốc gia này đồng ý cung cấp lực luợng
quân đội, trang thiết bị và bảo đảm kỹ thuật - vật chất sẵn sang khi có yêu cầu.
d. Hoạt động chổng nguy cơ khủng bổ quốc tế
Trong bối cảnh hiện nay, nguy cơ khủng bố quốc tế đuợc đánh giá là mối đe dọa
mới đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế và đuợc coi là một bộ phận trong chuơng
trình nghị sự của Liên họp quốc. Hoạt động khủng bố đuợc hiểu là:
“những hành vi giết nguời hoặc gây nguy hại nghiêm trọng về thân thế cho các cộng
đồng dân cu và những chủ thế phi vũ trang một cách có chủ ý nhằm mục đích tấn công
vào khối dân sự, hoặc cuỡng ép một chính phủ, một tổ chức quốc tế phải tiến hành hoặc
không tiến hành một hoạt động nào đó”. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX khủng
bố quốc tế trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế. Vì vậy, vấn đề
chống khủng bố quốc tế từ lâu đã đuợc các quốc gia thảo luận tại nhiều diễn đàn khác
nhau, cả đa phuơng lẫn song phuơng. Khủng bố quốc tế đi ngược lại những mục tiêu
mà Liên họp quốc theo đuổi. Do đó sự tham gia của Liên họp quốc trong cuộc chiến
chống khủng bố là điều tất yếu và có vai trò quan họng,
Từ năm 1972 vấn đề chống khủng bố quốc tế lần đầu tiên được đưa vào
chương hình Nghị sự của Đại hội đồng khóa 27 của Liên họp quốc và Đại hội đồng
đã giao tiêu mục này cho ủy ban pháp lý thảo luận. Ke từ đó, hầu như hang năm đề
mục chống khủng bố quốc tế luôn được Đại hội đồng xem xét, thảo luận, Tống thư
ký Liên họp quốc thường xuyên trình lên Đại hội đồng các báo cáo về vấn đề này.
Trên cơ sở đó, những nghị quyết và biện pháp chống khủng bố được đưa ra và vào
ngày 9/12/1994 Đại hội đồng khóa 49 đã thông qua tuyên bố và các biện pháp loại
trừ khủng bố quốc tế . Tiếp sau đó là hàng loạt các Công ước quốc tế được ra đời như
Công ước 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các hành vi phạm tội chống lại những
người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả các nhà ngoại giao , Công ước chống bắt
cóc con tin.. .Theo đó, vai hò của Liên họp quốc đối với hoạt động chống khủng bố

được nâng lên rõ rệt thế hiên qua:
o Xây dựng chiến lược về chống khủng bố: Trong những năm gần đây, trước yêu cầu
thực hiện tốt vai trò trung tâm, điều phối trong chiến lược chống khủng bố,
Liên họp quốc đã và đang nỗ lực đưa ra chiến lược về chống khủng bố quốc tế. Tống
thư kí xác định nhân tố cơ bản của chiến lược chống khủng bố quốc tế đó là: khuyên
ngăn những nhóm chống đối không chọn khủng bố như biện pháp thực hiện mục tiêu
của mình, ngăn cản những kẻ khủng bố tiếp cận những phương tiện thực hiện tấn công,


kiềm chế các quốc gia hỗ trợ cho khủng bố, tăng cường năng lực ngăn ngừa khủng bố
của các quốc gia và bảo vệ các quyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố.
o Xây dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế và chống khủng bố: Cho đến nay, Liên họp
quốc đã thông qua nhiều công ước đa phương về chống khủng bố quốc tế. Các công
ước hiện hành đã quy định rõ các nghĩa vụ của hai bên kí kết như ngăn ngừa các hoạt
động khủng bố, bắt giữ kẻ phạm tội, dẫn độ kẻ phạm tội cho quốc tế liên quan để huy
cứu hách nhiệm hình sự, trợ giúp về tố tụng hình sự và cung cấp thông tin liên quan đến
khủng bố quốc tế. Trên cơ sở đó, các quốc gia cấm các hành động bất họp pháp của các
cá nhân, tổ chức nhằm khuyến khích, kích động tổ chức, tài trợ hoặc tham gia các hành
vi khủng bố, cũng như hao đối thông tin, phối họp các biện pháp hành chính hoặc các
biện pháp khác đế ngăn ngừa việc phạm tội. Các quốc gia phải coi hành động khủng bố
nếu trong công ước liên quan là tội hình sự theo pháp luật nước mình và phải trừng trị
một cách thích đáng. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng những biện pháp cần
thiết để thực hiện quyền tài phán của mình khi hành vi phạm tội đó xảy ra trên lãnh thố,
tàu mang cờ của nước mình hoặc tàu đó được đăng kí theo pháp luật nước mình... Neu
quốc gia đó mà không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với kẻ phạm tội khủng bố thì
có nghĩa vụ phải dẫn độ kẻ phạm tội cho nước liên quan xét xử. Ngoài ra, các công ươc
còn quy định về cơ chế giải quyết giải quyết hanh chấp giữa các bên kí kết trong đó
nhấn mạnh việc thương lượng đế giải quyết. Bên cạnh các công ước về chống khủng bố
được đưa ra thì các nghị quyết về chống khủng bố của đại hội đồng và Hội đồng bảo an
Liên họp quốc cũng là một phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý quốc tế về chống khủng

bố. Các nghị quyết này đều lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và
kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết vào họp tác với nhau
để ngăn ngừa và loại bỏ khủng bố quốc tế.
Như nghị quyết 1373, 1267, 1445...
o Xây dựng cơ chế, bảo đảm thực thi các biện pháp chống khủng bố và hỗ trợ các quốc
gia. Hoạt động liên quan đến chống khủng bố của Liên họp quốc thuộc 3 nhóm: Đại hội
đồng, Hội đồng bảo an, Tổng thư kí. Trong Đại hội đồng thông qua ủy ban VI thảo luận
thường xuyên chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công ước chống khủng bố. Tổng
thư kí cũng đã thành lập nhóm chuyên gia cao cấp để xây dựng báo cáo đánh giá tình
hình củng cố và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường vai trò của Liên họp
quốc trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong 3 nhóm trên thì Hội đồng bảo an là cơ
quan hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực chống khủng bố. Hội đồng bảo an đã lập ra
một số cơ chế liên quan đến chống khủng bố như ủy ban chống khủng bố, ủy ban
1267... Qua các cơ chế, Hội đồng bảo an đã nhấn mạnh việc các quốc gia thành viên
thực hiện nghiêm chỉnh những nghĩa vụ của mình theo các công ước và nghị quyết
chống khủng bố.
3. Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì


hòa bình và an ninh quốc tế
Ngay từ thời điểm thành lập, Liên họp quốc, tổ chức rộng lớn nhất hành tinh đã
đặt ra nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình là ngăn chặn chiến tranh và xung đột,
giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên do những biến động gần đây, đặc biệt
sau chiến tranh Irắc tố chức này đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề thuộc về
lòng tin của các quốc gia về vai hò duy trì hòa bình và khả năng đối phó với những
thách thức mới và cũ về an ninh, phát hiến như khủng bố, đói nghèo, dịch bệnh và môi
hường... thực trạng đó đã và đang khiến cho Liên hợp quốc phải nỗ lực tìm kiếm các
biện pháp để Liên họp quốc hoạt động có hiệu quả hơn trong việc giữ gìn hòa bình và
an ninh quốc tế.
sau:


Sau khi tham khảo một số tài liệu, nhóm em xin đưa ra một số biện pháp như

* Thứ nhất, cần đảm bảo sự phối họp nhịp nhàng để phát huy tối đa nguồn lực
hiện có, đồng thời cần tiến hành trên cơ sở các mục đích, nguyên tắc quy định trong
Hiến chuơng Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản đuợc cộng đồng quốc tế thừa
nhận nhu sự đồng ý của các bên liên quan, không sử dụng vũ lực ngoại trừ mục đích tự
vệ, khách quan, tôn trọng chủ quyền, toán vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của tất cả các
quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nuớc khác (nội dung này đã
đuợc đề cập đến tại buổi thảo luận của Hội đồng bảo an với chủ đề “Hoạt động gìn giữ
hòa bình của Liên họp quốc” diễn ra ngày 26/6/2009);
* Thứ hai, hoạt động gìn giữ hòa bình cần đuợc đặt trong tuơng quan nỗ lực
chung nhằm giải quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của xung đột trên cơ sở đánh
giá kỹ bối cảnh thực địa, bảo đảm quyền tự chủ quốc gia, khuyến khích các bên liên
quan đối thoại và giải quyết hòa bình tranh chấp, đồng thời phát huy năng lực của Liên
họp quốc trong lĩnh vực ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải, kiến tạo hòa bình
và xây dựng sau xung đột (nội dung này đã đuợc đề cập đến tại buổi thảo luận của Hội
đồng bảo an với chủ đề “Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên họp quốc” diễn ra ngày
26/6/2009);
* Thứ ba, để hoạt động gìn giữ hòa bình đáp ứng đuợc nhu cầu hiện nay cũng
nhu trong tuơng lai thì Hội đồng bảo an và các nuớc đóng góp quân phải đạt đuợc sự
đồng thuận rõ ràng hơn về vai trò và chức năng bảo vệ thuờng dân của các lực luợng
gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (nội dung này đã đuợc đề cập đến tại buổi thảo luận
của Hội đồng bảo an với chủ đề “Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên họp quốc” diễn
ra ngày 26/6/2009);
* Thứ tư, cần tăng cuờng họp tác giữa Cơ quan gìn giữ hòa bình Liên họp quốc
với tổ chức Interpol (Tổ chức cảnh sát quốc tế), theo đó tổ chức Interpol sẽ cho phép


Cơ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc sử dụng các công cụ, cơ sở dữ liệu, các

chuyên gia của Tổ chức Interpol để phục vụ hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên họp
quốc (nội dung này đuợc đua ra tại Hội nghị cấp Bộ truởng Interpol và Liên họp quốc
với chủ đề “Vai hò của lực luợng cảnh sát quốc tế trong xây dựng an ninh bền vững”
diễn ra vào ngày 12/10/2009 tại Singapore);
* Thứ năm, thời gian vừa qua binh sĩ gìn giữ hòa bình của Liên họp quốc bị
nghi ngờ tra tấn và lạm dụng tình dục. Dẩn chứng trường họp của Bờ Biến Ngà, nơi
lính gìn giữ hòa bình Morocco đã bị cáo buộc ‘Tạm dụng tình dục rộng rãi”. Có thế
thấy tiêu chuẩn chọn lựa lính gìn giữ hòa bình của Liên họp quốc hiện quá thấp. Do
vậy, Liên họp quốc nên đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và thành lập một đội
quân thường trực, chuyên nghiệp. Đồng thời cần bảo đảm an toàn cho các nhân viên
gìn giữ hòa bình, bảo đảm công khai minh bạch và quản lý có hiệu quả các nguồn lực,
bảo đảm kỷ luật của các binh sĩ lực luợng gìn giữ hòa bình cũng nhu hành vi ứng xử
đúng mực của họ;
* Thứ sáu, cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công
bằng, lành mạnh trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chuơng Liên
họp quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc
thực hiện Các mục tiêu phát hiến Thiên niên kỷ, đế toàn cầu hóa trở thành một lực
luợng tích cực đối với toàn thế nhân dân thế giới, thực hiện cải tố toàn diện Liên họp
quốc. Hiện nay, Liên hợp quốc đang hiển khai nhiều biện pháp cụ thế theo các định
huớng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của
Liên hợp quốc là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những nguyên tắc của
Hiến chuơng Liên họp quốc (nội dung này đã đuợc đua ra tại Phiên thảo luận cấp cao
chung Khóa 62 Đại hội đồng Liên họp quốc);
* Thứ bảy, cần dành sự quan tâm thích đáng đối với các phuơng án hỗ trợ kinh
phí cho các hoạt động gìn giữ hòa bình do AU (Liên minh châu Phi) thực hiện và kêu
gọi quốc tế và các nuớc tài trợ hỗ trợ các nguồn lực tài chính và hậu cần cần thiết đế
AU triến khai tốt các hoạt động gìn giữ hòa bình do Liên họp quốc ủy quyền trong hiện
tại và tuơng lai.

C. Kẩt luân:

Trong những năm qua thế giới đã chứng kiến và chịu ảnh huởng mạnh mẽ của hàng
loạt cuộc khủng hoảng, từ các thảm họa thiên nhiên tới các biến động kinh tế - xã hội.
Truớc những thử thách đó, Liên họp quốc đã chứng tỏ vai hò không thế phủ nhận trong
việc tập họp các nguồn lực và phối họp các nguồn lực toàn cầu để giải quyết các vấn đề
này. Trong một thế giới với những thách thức phức tạp, Liên họp quốc là tổ chức quốc
tế mà tất cả các nuớc thành viên, dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, đều có thể trông


cậy. Liên họp quốc - tổ chức duy nhất có thành viên trên khắp thế giới, có phạm vi can
thiệp và tính hợp pháp hên toàn cầu - sẽ có vị thế tốt hơn đế chỉ đạo và phối họp những
nỗ lực toàn cầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hiện nay, đặc biệt là trong
vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tể, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
2. Đặc san 60 Liên hợp quốc, tạp chí Luật học, 2005.
3. Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao, Việt Nam và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
4. Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng giữ gìn
hòa bình Liên hợp quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
5. baodientu.chinhphu.vn
6. vi.wikipedia.org
7. www.dalat.gov.vn
8. www.vass.gov.vn
9. vdcnews.socbay.com



×