Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.44 KB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến:
Th.S Phạm Thị Lụa - Giảng viên khoa Giáo dục - Học Viện Quản lý
Giáo dục đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Các thầy cô trong Ban lãnh đạo Khoa Giáo Dục - Học Viện Quản Lý
Giáo Dục đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được trải nghiệm và tiếp xúc với
nghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên, từ đó tích lũy được nhiều kinh
nghiệm thực tế và những bài học bổ ích hỗ trợ cho công việc trong tương lai
của mình.
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 10 trường THPT B
Hải Hậu đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi thu thập các tài
liệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu và được thực hành các hoạt động
rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý để từng bước hoàn thiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Thư viện Học Viện
Quản Lý Giáo Dục đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập và
tham khảo tài liệu trong suốt quá trình làm khóa luận.
Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹ năng
còn hạn chế nên khóa luận của tôi không thể tránh được những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Ánh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
1

Chữ viết tắt
BGDĐT

Chữ viết đầy đủ
Bộ Giáo dục Đào tạo

2

THPT

3

PKS

Phiếu khảo sát

4

NXB

Nhà xuất bản

5
6

KNNXGY
RLKNNXGY


Trung học phổ thông

Kỹ năng nhận xét góp ý
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận xét góp ý là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp ứng xử, góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Kỹ năng này giúp
nhận ra những sai lầm, thiếu sót và kịp thời sửa chữa để hoàn thiện bản thân
và giúp đỡ người khác cùng tiến bộ.
Học sinh lớp 10 đang ở lứa tuổi đầu thanh niên và có sự phát triển
mạnh mẽ về thể chất và tâm lý. Các em bước vào tuổi dậy thì với rất nhiều
biến động, luôn có nhu cầu chứng tỏ bản thân, khả năng tự đánh giá bản thân
và tính tự trọng cao, bản thân các em thường không chấp nhận sự đánh giá
không đúng về mình. Chính vì thế, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ
năng nhận xét góp ý cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là học
sinh lớp 10 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.Việc rèn luyện này giúp các
học sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý, đưa rabình luận, đánh giá
với thái độ chân thành, nhẹ nhàng và đề xuất hướng giải quyết vấn đề giúp
đối tượng giao tiếp dễ dàng nhận biết được vấn đề của mình và có mong
muốn sửa đổi sai sót đó theo đúng chuẩn mực quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác tổ chức các hoạt động rèn lyện kỹ

năng, trong đó có kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh vẫn chưa nhận được sự
quan tâm đúng mực từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy việc nhận
xét góp ý đang là khó khăn đối với nhiều học sinh, trong đó có các học sinh
lớp 10 trường THPT B Hải Hậu. Cụ thể là các em chưa xác định được vấn đề
chính khi nhận xét góp ý, chỉ tập trung vào nhận xét những khuyết điểm, dùng
thái độ gay gắt để chỉ trích khi nhận xét góp ý hay chưa biết chọn thời điểm
góp ý phù hợp…từ đó tạo ra khoảng cách giữa bạn bè, thậm chí làm mất mối
quan hệ bạn bè tốt đẹp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến các học sinh trong
quá trình học tập và giao tiếp ứng xử tại trường học, gia đình và xã hội.
4


Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ
năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam
Định” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh
lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định, nhằm góp phần nâng cao khả
năng giao tiếp ứng xử cho học sinh trong nhà trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục tại trường THPT B Hải
Hậu- Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý cho học sinh THPT.
4.2. Phân tích thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định.
4.3. Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học

sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định.
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu và sử dụng những số liệu thu được từ việc khảo
sát và phân tích thực trạng rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp
10 trường THPT B Hải Hậu - Nam Định, từ đó thiết kế các hoạt động rèn
luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10, nhằm góp phần nâng cao
khả năng giao tiếp ứng xử cho học sinh.
5.2. Thời gian và địa bàn nghiên cứu
Trường THPT B Hải Hậu, Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định.
Từ 02/2016 – 05/2016
5


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu
các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục kỹ năng sống; các công trình
nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài và là cơ sở để định hướng xây dựng kế
hoạch nghiên cứu của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát, theo dõi các biểu
hiện kỹ năng nhận xét góp ý của học sinh thông qua các hoạt động trong các
giờ học và ngoài giờ học, từ đó có cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng rèn
luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành xây dựng hai
phiếu hỏi dành cho hai đối tượng là giáo viên và học sinh nhằm thu thập
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng rèn
luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo

viên và học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu để làm rõ hơn những kết quả
thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
6.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây
dựng đề cương, xây dựng bảng hỏi và toàn bộ tiến trình nghiên cứu.
6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
6.3.1. Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các số
liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:

6


Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh THPT.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định.
Chương 3: Thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
cho học sinh lớp 10 trường THPT B Hải Hậu – Nam Định.

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
NHẬN XÉT GÓP Ý CHO HỌC SINH THPT


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm rèn luyện
Các khái niệm rèn luyện bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và góc
nhìn cá nhân của các tác giả khác nhau, trong đó phải kể đến một số quan
niệm tiêu biểu sau:
- Rèn luyện chính là một trong các phương pháp dạy học thực hành.
“Phương pháp luyện tập trong dạy học là phương pháp trong đó dưới sự chỉ
dẫn của giáo viên, học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định
trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo sau khi
lĩnh hội kiến thức” [10].
- Khái niệm rèn luyện được hiểu như sau: “Rèn luyện là quá trình thực
hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tục
nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt tới một phẩm chất hay một
kỹ năng nhất định”. [9]
- Rèn luyện là luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới những phẩm
chất hay trình độ ở một mức nào đó. [12]
- Rèn luyện là dạy và cho tập nhiều để thành thông thạo. [13]
-Rèn luyện là luyện tập kiên trì để có được trình độ vững vàng, thành
thạo. [22]
Theo các khái niệm đã nêu ở trên, chúng tôi thấy rèn luyện có những
đặc điểm như sau:

8


-Quá trình luyện tập được lặp đi lặp lại, thường xuyên và liên tục để đạt
được những phẩm chất hay kỹ năng nhất định.
- Để rèn luyện được thành công, mỗi chủ thể phải thông qua những trải
nghiệm khó khăn trong cuộc sống, biết nỗ lực và vươn lên để đạt được thành
quả cao, vượt qua được những khó khăn trước mọi hoàn cảnh.

Từ cách nhìn nhận như trên chúng tôi quyết định lựa chọn khái niệm
rèn luyện như sau:
Rèn luyện là quá trình thực hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần
một cách thường xuyên và liên tục nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách
để đạt tới một phẩm chất hay một kỹ năng nhất định.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng
Từ trước tới nay có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về kỹ
năng, thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
- Theo quan điểm của một số nhà Triết học về kỹ năng thì:
+ Kỹ năng có cả ở người và động vật. Cơ chế tâm lý của sự hình thành

kỹ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tự như nhau. Tuy nhiên kỹ
năng của con người là có ý thức còn kỹ năng của động vật là không có ý thức.
-Các nhà Tâm lý học đưa ra các quan niệm về kỹ năng như sau:
+ Tác giả Lê Hồng Phong cho rằng kỹ năng là khả năng vận dụng kiến

thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
[3]

+ Theo quan niệm của nhà tâm lý học A.V.Petrovxki thì kỹ năng là sự
vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những phương
thức hành động tương ứng với mục đích đề ra. [11]
-Các nhà Giáo dục học đã phân chia kỹ năng thành hai bậc và được nêu
trong “Từ điển Giáo dục học”, cụ thể:

9


+ Kỹ năng bậc 1 là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động


phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho
dù hành động đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ.”
+ Kỹ năng bậc 2 là: “Khả năng thực hiện hành động một cách thành

thạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác
nhau. [4]
Để hình thành kỹ năng bậc 1, trước hết phải có kiến thức làm cơ sở cho
việc hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi thực hiện được một
hành động theo mục đích, yêu cầu.
Để rèn luyện được kỹ năng bậc 2 cần trải qua giai đoạn rèn luyện kỹ
năng bậc 1 và tạo thành kỹ xảo hành động, tức là không cần phải ghi nhớ thao
tác hành động nữa.
Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy kỹ năng có những
đặc trưng sau:
- Tri thức chính là nền tảng của mọi kỹ năng và có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc hình thành kỹ năng.
- Con người luôn hướng tới mục đích khi hình thành hay rèn luyện kỹ
năng nào đó.Để trả lời cho vấn đề này thì cần trả lời cho câu hỏi : Kỹ năng
này để làm gì? Việc hình thành kỹ năng này đem lại lợi ích như thế nào?
- Để có kỹ năng con người cũng phải biết cách thức hoạt động trong
những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự luyện tập nhất định.
- Kỹ năng liên quan mật thiết tới năng lực của con người. Nó là biểu
hiện cụ thể của năng lực.
Với cách nhìn nhận như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về kỹ năng
như sau:
Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo
ra kết quả mong đợi.
10



1.1.3. Khái niệm nhận xét góp ý
Bởi vì hiện nay chưa có một tài liệu nào đề cập đến khái niệm nhận xét
góp ý một cách cụ thể và chi tiết nên chúng tôi đã tiến hành phân tích và rút ra
các biểu hiện đặc trưng của khái niệm nhận xét và góp ý như sau:
Về đặc trưng của khái niệm nhận xét thì:
-Nhận xét là lời bình luận thể hiện một sự đánh giá. [4]
-Nhận xét là cho ý kiến về một người hay một việc gì.
-Nhận xét là đưa ra ý kiến sau khi quan sát và đánh giá.
Qua quá trình phân tích và khái quát những đặc trưng của khái niệm
nhận xét, chúng tôi cho rằng:
Nhận xét là việc đưa ra lời bình luận đánh giá về một người hay một sự
vật hiện tượng nhất định.
Với khái niệm góp ý, chúng tôi nhận thấy một số đặc trưng sau:
- Góp ý là đưa ra lời nói thật, thể hiện sự đánh giá một cách tích cực,
nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của tập thể hay cá nhân khác
- Góp ý là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp, thấu
hiểu vấn đề của họ và đưa ra hướng giải quyết vấn đề theo suy nghĩ chủ quan
của bản thân.
Từ các đặc điểm trên, có thể hiểu: Góp ý là việc cá nhân đưa ra hướng
giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan của bản
thân, nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của tập thể hay người khác
theo đúng chuẩn mực xã hội.
Nhận xét và góp ý là hai khái niệm đi liền với nhau để tạo thành khái
niệm nhận xét góp ý.Tổng hợp những dấu hiệu và cách hiểu về khái niệm
nhận xét, góp ý như trên, chúng tôi cho rằng:
Nhận xét góp ý là việc cá nhân đưa ra lời bình luận, đánh giá một cách
tích cực và đề xuất ra hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo

11



suy nghĩ chủ quan của bản thân, nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của
họ theo đúng chuẩn mực quy định.
1.1.4. Khái niệm kỹ năng nhận xét góp ý
Khái niệm kỹ năng nhận xét góp ý là sự kết hợp của hai khái niệm là kỹ
năng và nhận xét góp ý, vì vậy chúng tôi đã tìm hiểu những dấu hiệu đặc
trưng của hai khái niệm trên như sau:
- Các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm kỹ năng:
+ Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một
chuỗi các hành động khác nhau.
+ Nền tảng của việc hình thành kỹ năng là sự hiểu biết về kiến thức
hoặc kinh nghiệm trước đó.
+ Kết quả của việc hình thành kỹ năng là sự thay đổi của chủ thể theo
mục tiêu ban đầu đã đề ra.
- Nhận xét góp ý gồm có những dấu hiệu đặc trưng sau:
+ Là việc cá nhân đưa ra lời bình luận đánh giá một cách tích cực đến
vấn đề của đối tượng giao tiếp.
+ Đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo suy nghĩ chủ quan của bản
thân.
+ Kết quả là thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của đối tượng giao tiếp
theo đúng chuẩn mực quy định.
Từ việc phân tích dấu hiệu đặc trưng của hai khái niệm trên, chúng tôi
hiểu kỹ năng nhận xét góp ý như sau:
Kỹ năng nhận xét góp ý là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục
một chuỗi hành động: đưa ra lời bình luận, đánh giá một cách tích cực và đề
xuất hướng giải quyết vấn đề của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan
của bản thân nhằm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi của họ theo đúng
chuẩn mực quy định.


12


1.1.5. Khái niệm rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý là khái niệm được tổng hợp từ các
khái niệm là: Rèn luyện, kỹ năng nhận xét góp ý.Qua quá trình phân tích và
tổng hợp các khái niệm trên, chúng tôi hiểu khái niệm rèn luyện kỹ năng nhận
xét góp ý như sau:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý là quá trình thực hiện một chuỗi
hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tục:đưa ra
lời bình luận, đánh giá một cách tích cực và đề xuất hướng giải quyết vấn đề
của đối tượng giao tiếp theo suy nghĩ chủ quan của bản thânnhằm thay đổi
thái độ, cảm xúc, hành vi của họ theo đúng chuẩn mực quy định.
1.2. Những vấn đề chung về kỹ năng nhận xét góp ý
1.2.1. Nguyên tắc của kỹ năng nhận xét góp ý
Để đảm bảo việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý hiệu quả và đưa ra
lời nhận xét góp ý mang tính xây dựng cho người khác, chúng tôi đã xây dựng
các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Chủ thể tìm ra những điểm tích cực hay đánh giá cao ở
đối tượng cần nhận xét góp ý:
+ Tìm ra những ưu điểm hiện tại mà đối tượng giao tiếp đã làm được.
+ Những ưu điểm sẵn có trong con người của đối tượng giao tiếp.
+ Tìm ra ưu điểm hiện tại trước, sau đó đến ưu điểm sẵn có.
+ Chủ thể thể hiện cho đối tượng giao tiếp thấy bản thân đánh giá cao
đối tượng ở điểm gì?
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo nhận xét góp ý đúng vấn đề mà đối tượng
giao tiếp cần:
+ Nhận xét góp ý đúng vào trọng tâm, không góp ý chung chung nhân
cách của đối tượng giao tiếp.
+ Đi từ khái quát đến cụ thể, từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ


13


+ Nhận xét từ hình thức đến nội dung, nếu có sai sót hãy góp ý để đối
tượng giao tiếp kịp thời sửa chữa.
- Nguyên tắc 3: Chủ thể đảm bảo nhận xét góp ý những điểm tích cực
nhiều hơn những hạn chế của đối tượng giao tiếp (Khen nhiều hơn chê)
+ Đảm bảo khen nhiều hơn chê, khen trước chê sau
+ Khen những ưu điểm hiện tại của đối tượng giao tiếp (về thái độ, cảm
xúc, hành vi)
+ Khen rộng hơn những ưu điểm sẵn có của đối tượng giao tiếp (thân
thiện, bao dung…)
+ Chỉ tập trung nhận xét góp ý những hạn chế tiêu biểu của đối tượng
giao tiếp.
1.2.2. Nội dung của kỹ năng nhận xét góp ý
Để có kỹ năng nhận xét góp ý thì cần thực hiện các nội dung sau:
-Tìm hiểu vấn đề cần nhận xét góp ý của đối tượng giao tiếp:
+ Nguyên nhân của vấn đề:





Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan: do nhà trường, gia đình, xã hội
Nguyên nhân chủ quan: Do bản thân đối tượng giao tiếp
Tìm ra nguyên nhân, từ nguyên nhân tìm cách khắc phục hạn chế.
+ Biểu hiện, diễn biến của vấn đề:





Xác định mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề.
Vấn đề đã đi đến đâu? Đã giải quyết như thế nào?
+ Hậu quả của vấn đề:





Về cảm xúc: khó chịu, bất hòa, cáu gắt…
Về thái độ: bất cần, không hợp tác…
Về hành vi: chống đối, làm ngược lại vấn đề nhận xét góp ý, sai sót càng
nhiều…
-Xác định các ưu điểm và hạn chế của đối tượng giao tiếp trong vấn đề
đó:
+ Tìm ra ưu điểm trong vấn đề cần nhận xét góp ý
14


+ Xác định những hạn chế hay điểm còn tồn tại cần nhận xét góp ý.
- Đề cao ưu điểm của đối tượng giao tiếp trong vấn đề đó.
- Chỉ ra những hạn chế của đối tượng giao tiếp trong vấn đề họ đang
gặp phải.
- Chủ thể đưa ra hướng giải quyết tích cực theo suy nghĩ chủ quan của
bản thân.
- Thái độ nhận xét góp ý chân thành, lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe.
- Chọn thời điểm nhận xét phù hợp: tránh nhận xét góp ý trong trường
hợp đối tượng giao tiếp đang bực bội cáu gắt hoặc bộn bề công việc vì họ sẽ

không có đủ bình tĩnh và thời gian để lắng nghe lời nhận xét góp ý một cách
đầy đủ và tập trung.
1.2.3. Phân loại nhận xét góp ý
- Căn cứ vào đối tượng nhận xét góp ý thì có 2 loại đó là:




+ Nhận xét góp ý với cá nhân
Nhận xét góp ý với bạn bè
Nhận xét góp ý với người trên: ông bà, bố mẹ, anh chị…
Nhận xét góp ý với người dưới: các em nhỏ
+ Nhận xét góp ý với tập thể.
-Căn cứ vào địa điểm nhận xétgóp ý thì phân chia làm 3 loại:
+ Nhận xét góp ý tại trường học
+ Nhận xét góp ý tại gia đình
+ Nhận xét góp ý ngoài xã hội
-Căn cứ vào hình thức nhận xétgóp ý chia làm 2 loại:
+ Nhận xét góp ý công khai: nhận xét góp ý trước mặt nhiều người.
+ Nhận xét góp ý không công khai: nhận xét góp ý khi chỉ có 2 đối
tượng là người nhận xét góp ý và người được nhận xét góp ý.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứukỹ năng nhận xét góp ý cho bạn bè trong các vấn đề tại trường học, từ đó
thiết kế các hoạt động rèn luyện phù hợp.
15


1.3. Những vấn đề cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp
ý cho học sinh THPT
1.3.1. Mục tiêu của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT

a.

Kiến thức
-Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng nhận xét góp ý.
-Học sinh hiểu được các biểu hiện của kỹ năng.

b.

Kỹ năng
Hình thành được các kỹ năng cơ bản trong kỹ năng nhận xét góp ý, đó
là:
- Kỹ năng tìm hiểu vấn đề của đối tượng giao tiếp.
- Kỹ năng xác định ưu điểm và hạn chế trong nhận xét góp ý.
- Kỹ năng khen đối tượng giao tiếp (đề cao ưu điểm của đối tượng giao
tiếp)
- Kỹ năng góp ý hiệu quả (đưa ra hướng giải quyết phù hợp)
c. Thái độ
- Học sinh tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng, tham gia nhiệt
tình vào các hoạt động rèn luyện.
- Tự tin vận dụng kỹ năng nhận xét góp ý vào các tình huống thực tế
hàng ngày.
- Chủ động và linh hoạt khi xử lý các tình huống cần nhận xét góp ý.
1.3.2. Nội dung của việc RLKNNXGY cho học sinhTHPT
Để rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý hiệu quả thì cần rèn luyện những
kỹ năng cơ bản sau:
-Kỹ năng tìm hiểu vấn đề của đối tượng giao tiếp:
+ Tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề: nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Vấn đề đến từ nguyên nhân khách quan (nhà trường, gia đình, xã hội) hay
nguyên nhân chủ quan (do bản thân học sinh)
+ Biểu hiện, diễn biến của vấn đề: đối tượng giao tiếp đang gặp khó

khăn ở đâu? Hạn chế ở điểm nào?
+ Hậu quả của vấn đề: về cảm xúc, thái độ và hành vi
-Kỹ năng xác định ưu điểm và hạn chế trong nhận xét góp ý:
+ Xác định ưu điểm trước, hạn chế sau
+ Tìm ra nhiều ưu điểm hơn hạn chế
16


+ Chỉ tập trung nhận xét góp ý những hạn chế quan trọng.
-Kỹ năng khen đối tượng giao tiếp:
+ Tập trung khen những ưu điểm trong vấn đề của đối tượng giao tiếp
trước.




Khen về hình thức trước, nội dung sau
Khen những điểm chính trước, chi tiết sau
Khen khái quát trước, cụ thể sau
+ Mở rộng việc khen bằng cách tìm ra những ưu điểm trong con người
của đối tượng giao tiếp.
Ví dụ 1: Khi khen bạn cùng lớp để nhận xét và góp ý về hành vi bắt nạt
các bạn trong lớp thì đầu tiên khen bạn khỏe mạnh, có sức hút…sau đó khen
bạn rằng bản thân thấy bạn vô cùng thân thiện, khoan dung, luôn có thành ý
kết bạn với người khác…
Ví dụ 2: Đắc nhân tâm cũng đưa ra một ví dụ về nhận xét góp ý như
sau: Một vị giám đốc rất ít khi khen nhân viên nhưng vì muốn góp ý với cô
thư ký chuyên đánh máy thường xuyên để xảy ra lỗi chính tả trong các văn
kiện quan trọng, cho nên khi vừa nhìn thấy cô nhân viên đó ông đã khen
chiếc áo mới của cô làm cô gái vô cùng bất ngờ và hạnh phúc, sau đó ông góp

ý nhỏ rằng lần sau cô hãy cẩn thận kiểm tra lỗi chính tả trong các văn kiện
quan trọng. Vì đang vui vẻ nên cô gái dễ dàng tiếp nhận lời góp ý và từ đó
cẩn thận hơn khi đánh máy. Từ ví dụ trên ta thấy việc khen ngợi trước khi góp
ý là vô cùng cần thiết và quan trọng biết bao.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình nhận xét góp ý:
+ Dùng từ ngữ nhẹ nhàng, thái độ thân thiện để tiếp cận đối tượng giao
tiếp
+ Nói ra những ấn tượng tốt đẹp của đối tượng giao tiếp mà chủ thể
đánh giá cao.
+ Trình bày về ưu điểm trước, hạn chế và góp ý sau.

-

Kỹ năng chọn thời điểm nhận xét góp ý phù hợp:
17


+ Tìm thời gian phù hợp: tránh thời gian đối tượng giao tiếp đang bực
bội cáu gắt hoặc bộn bề công việc…vì lúc đó họ sẽ không có đủ bình tĩnh hay
thời gian để tập trung lắng nghe nhận xét góp ý.
+ Tìm địa điểm phù hợp: tại phòng học hoặc những nơi riêng tư như
nhà riêng, quán nước…
-Kỹ năng góp ý hiệu quả:
+ Đưa ra hướng giải quyết tích cực theo suy nghĩ chủ quan của chủ thể.
+ Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong các phương án đưa ra.
+ Để đối tượng tự suy nghĩ và lựa chọn phương án phù hợp.
1.3.3. Phương pháp RLKNNXGY cho học sinh THPT
Phương pháp là cách thức để chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.Để
rèn luyện kỹ năng hiệu quả thì việc lựa chọn phương pháp rèn luyện kỹ năng
phù hợp là cô cùng cần thiết.Vì vậy khi xây dựng và thiết kế những hoạt động

cụ thể cho học sinh cũng cần áp dụng các phương pháp như trong quá trình
dạy học. Các phương pháp rèn luyện phù hợp với từng kỹ năng khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp dùng để thiết kế các hoạt động
RLKNNXGY được vận dụng từ các phương pháp dạy học, cụ thể:
a.

Phương pháp sắm vai
- Sắm vai là một trong các phương pháp thuộc nhóm các phương pháp
hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Sắm vai không
chỉ được sử dụng trong giảng dạy mà còn sử dụng trong việc tổ chức các hoạt
động tập thể cho học sinh. Sắm vai vận dụng trong tổ chức các hoạt đông
nhằm tạo cho học sinh biết tự đặt mình vào các tình huống giả định, từ đó các
em cùng nhay suy nghĩ tìm phương án giải quyết và tiến hành sắm vai để giải
quyết vấn đề đặt ra giúp học sinh có thêm những kỹ năng mới cho bản thân.
- Sắm vai được sử dụng khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, minh họa cho các buổi thảo luận, giao lưu hoặc khi cần tạo không khí
vui vẻ, hào hứng cho học sinh.
18


- Những lưu ý khi sử dụng phương pháp sắm vai:
+ Xác định chủ đề và nội dung cần truyền tải tới học sinh.
+ Xây dựng kịch bản cho các tình huống cần bám sát chủ đề đưa ra và
đảm bảo có nhân vật, lời thoại, thông điệp và đặc biệt là có xung đột kịch.
+ Cho học sinh thời gian để cùng suy nghĩ về tình huống kịch
+ Ban giám khảo (nếu là tổ chức cuộc thi)
+ Sau khi sắm vai cần rút ra ý nghĩa, thông điệp nhằm giáo dục học sinh.
- Ưu điểm: Tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái, thư giãn, là điều kiện để
các học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân, phát huy tính tích cực của học
sinh, truyền tải nội dung dễ dàng và giúp học sinh nhớ lâu.

- Hạn chế: Nếu tình huống kịch không sát chủ đề, không có xung đột
kịch, thì việc sử dụng phương pháp sẽ không mang lại hiệu quả.

19


b. Phương pháp động não
- Động não là phương pháp kích thích sự sáng tạo tập thể để tìm ra cách
giải quyết tối ưu vấn đề, là một trong các phương pháp phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.
- Phương pháp này kích thích sáng tạo ý tưởng qua việc nêu và giải
quyết vấn đề, tiến trình thực hiện như sau:
+ Đưa ra chủ đề, học sinh tổ chức theo lớp hoặc theo nhóm, suy nghĩ và
đưa ra ý tưởng
+ Các ý tưởng được thư ký ghi lại, chưa phân tích và đánh giá
+ Nhà giáo dục lắng nghe đến hết ý tưởng của học sinh, động viên,
khuyến khích các em.
+ Học sinh được kích thích để xây dựng ý tưởng một cách liên tục.
+ Việc đánh giá và lựa chọn ýtưởng được tiến hành muộn hơn, sau khi
đã khai thác hết ý tưởng của học sinh, theo nguyên tắc lấy ý kiến của đa số
làm kết luận để giải quyết vấn đề.
- Ưu điểm: Kích thích được hứng thú và ý tưởng liên tục của học sinh
để giải quyết vấn đề, vấn đề được thảo luận với số lượng nhiều người…
- Hạn chế: Phương pháp này theo nguyên tắc lấy ý kiến của đa số làm
kết luận để giải quyết vấn đề, điều này dẫn đến việc giải quyết vấn đề không
khách quan, lấy đa số làm trọng mà không chú ý đến giải pháp thiết thực nhất
để giải quyết vấn đề.
c. Phương pháp tình huống
- Khi tổ chức các hoạt động RLKNNXGY cho học sinh, nhà giáo dục
có thể cho học sinh giải quyết vấn đề qua các tình huống thực tiễn, qua đó

giúp học sinh lĩnh hội, củng cố hoặc vận dụng kiến thức.
- Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học, trong đó nhà giáo
dục sử dụng những tình huống thực tiễn có chứa đựng các vấn đề để học sinh

20


giải quyết, qua đó giúp học sinh tìm ra liến thức mới, củng cố và vận dụng
kiến thức.
- Đây là phương pháp có tác dụng giúp cho rèn luyện gắn liền với thực
tế đời sống, kích thích hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.Các
bước xây dựng tình huống như sau:
+ Bước 1: Nhà giáo dục xác định tình huống thuộc đối tượng và địa
điểm cụ thể trong cuộc sống
+ Bước 2: Xem xét chủ đề và mục tiêu rèn luyện, quyết định xây dựng
tình huống để thực hiện mục tiêu nào.
+ Bước 3: Xây dựng nội dung tình huống.
-

Các bước tổ chức giải quyết tình huống:
+ Bước 1: Giới thiệu tình huống
+ Bước 2: Tổ chức phân tích tình huống
+ Bước 3: Tổ chức giải quyết tình huống
+ Bước 4: Tổ chức thảo luận giữa người học
- Ưu điểm: giúp học sinh tiếp cận nhiều tình huống thực tế, biết cách xử
lý các tình huống tương tự xảy ra trong thực tế.
- Hạn chế: nhiều vấn đề thực tế chưa tạo tình huống để học sinh trải
nghiệm, cách giải quyết vấn đề cũng trên cơ sở lý thuyết, chưa đưa vào thực hành.
Trên đây là một số phương pháp phục vụ cho việc thiết kế các hoạt
động rèn luyện KNNXGY cho học sinh. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các

phương pháp khác như: Phương pháp trò chơi, phương pháp luyện tập,
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề…Mỗi phương pháp đều có những ưu
điểm và hạn chế, vì vậy nhà giáo dục cần linh hoạt, sáng tạo trong việc sử
dụng các phương pháp và có sự phối hợp giữa các phương pháp để đạt kết
quả cao nhất.

21


1.3.4. Con đường RLKNNXGY cho học sinhTHPT
Có rất nhiều con đường để rèn luyện KNNXGY cho học sinh THPT, cụ
thể là các con đường sau:
a.

Thông qua tiết sinh hoạt lớp
- Sinh hoạt lớp là hoạt động được tổ chức vào cuối tuần, thời gian hoạt
động là 45 phút, đúng theo yêu cầu của mỗi tiết học trong nhà trường THPT.
- Mỗi tiết sinh hoạt lớp được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên tổng kết những ưu, nhược điểm của lớp trong tuần
vừa qua và triển khai những hoạt động trong tuần tới.
+ Bước 2: Khen ngợi, tuyên dương những học sinh tích cực hay đạt
thành tích tốt trong tuần.
+ Bước 3: Tổ chức hoạt động tạo sự đoàn kết trong lớp như: ca hát,
chơi trò chơi…
Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh có thể lồng ghép
vào việc tổ chức các hoạt động tạo sự đoàn kết trong tập thể lớp như trên, để
học sinh có nhiều thời gian tham gia các hoạt động rèn luyện.

b.


Thông qua tiết chào cờ đầu tuần
Tiết chào cờ đầu tuần gồm các hoạt động sau:
- Chào cờ, tổng kết những hoạt động trong tuần trước, triển khai các
hoạt động trong tuần tới.
- Tuyên dương các tập thể lớp đạt thành tích tốt, nhắc nhở các tập thể
lớp khác cần cố gắng hơn.
- Khen thưởng cá nhân có thành tích học tập tốt hoặc tham gia thi dành
giải cao.
- Tổ chức hoạt động giao lưu theo từng tập thể lớp.
Chúng tôi thấy rằng RLKNNXGY cho học sinh có thể lồng ghép vào hoạt
động giao lưu cuối tiết chào cờ đầu tuần, sử dụng phương pháp sắm vai, giải
quyết tình huống…để học sinh thoải mái, vui vẻ và dễ dàng tiếp thu kiến thức.
22


c.

Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác nhau như:
tổ chức các hoạt động giao lưu theo chủ đề, tổ chức thi tài năng hay thảo luận
theo chủ đề…để rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý, giúp học sinh tự tin, thoải
mái khi giao tiếp và có thêm nhiều cơ hội thể hiện tài năng của mình.

d.

Thông qua hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập
Hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập là hình thức tổ chức giáo dục
phổ biến hiện nay.Các chủ đề được chọn lựa để giáo dục gần gũi với học sinh
như: tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông…và hình
thức tổ chức cũng rất đa dạng như thảo luận, thuyết trình…Để tiến hành thành

công giờ hoạt động giáo dục theo chủ đề độc lập cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Khởi động bằng trò chơi hoặc các tiết mục văn nghệ
Bước 2: Nêu rõ chủ đề và nội dung chủ đề muốn giáo dục cho học sinh
Bước 3: Dùng các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp để
truyền đạt kiến thức về chủ đề đó cho học sinh
Bước 4: Nhà giáo dục tổng kết lại những kiến thức đã có trong chủ đề
một cách khai quát để học sinh ghi nhớ dễ dàng.
Rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý có thể trở thành một chủ đề độc lập
để tiến hành giáo dục cho học sinh hoặc có thể lồng ghép vào các chủ đề
khác, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về kỹ năng nhận xét góp ý và
từ đó hoàn thiện về kỹ năng giao tiếp.
1.3.5. Ý nghiã của việc RLKNNXGY cho học sinh THPT
Việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý có ý nghĩa rất lớn đối với học
sinh THPT, cụ thể như sau:
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần nhận xét góp ý và rèn luyện
được các nội dung của nhận xét góp ý.
- Học sinh tự tin, chủ động, linh hoạt trong giao tiếp, mở rộng thêm các
mối quan hệ xã hội trên cơ sở nhận xét góp ý hiệu quả.
23


- Tạo bầu không khí vui vẻ, tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh
khi tham gia các hoạt động.
- Thay đổi được thái độ, cảm xúc, hành vi của đối tượng nhận được lời
nhận xét góp ý.
- Tạo cơ hội để các học sinh tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng
sự hiểu biết đồng thời rèn luyện được các kỹ năng thiết thực cho học sinh: Kỹ
năng xác định vấn đề, kỹ năng khen đối tượng giao tiếp, kỹ năng góp ý hiệu
quả…
- Giúp học sinh khắc phục tính nhút nhát, rụt rè, tự ti trong giao tiếp.

1.3.6. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh của học sinh THPT
a.

Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
Trong suốt quá trình phát triển của cá nhân, tuổi thanh niên là tuổi
trưởng thành và hoàn thiện cơ thể cả về giải phẫu và sinh lý. Về tuổi đời và
thể chất, tuổi thanh niên thường được xác định là từ 15 – 25 tuổi, trong đó
chia làm hai thời kì:
-Thời kì từ 15 - 18 tuổi, được gọi là tuổi đầu thanh niên (thanh niên học
sinh)
-Thời kì từ 18 – 25 tuổi, được gọi là thanh niên trưởng thành
Học sinh THPT thuộc thời kỳ đầu của tuổi thanh niên, dao động từ 15 –
18 tuổi, còn gọi là thanh niên học sinh.

b.

Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Các học sinh THPT đều mang những đặc điểm tâm lí chủ yếu của thanh
niên ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng nhận xét góp ý, cụ thể như:
-Sự phát triển của tự ý thức:
+Thanh niên rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thân thể của
mình nên việc người khác nhận xét góp ý dù chỉ là một vấn đề rất nhỏ về
ngoại hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em.Vì vậy những lời
nhận xét góp ý tế nhị, chân thành bao giờ cũng dễ tiếp nhận hơn.
24


+ Khả năng tự đánh giá bản thân:



Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng vì đã có các chuẩn chung của
xã hội. Tuy nhiên do khả năng nhận thức về bản thân chưa thực sự khái quát
và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan về bản thân
mình nên đối tượng này rất cần những lời nhận xét góp ý kịp thời để học sinh
sửa chữa những sai lầm của bản thân và có những đánh giá chính xác về chính



bản thân mình.
Việc đánh giá bản thân được thực hiện theo hai cách: một là so sánh mức độ
kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được; hai là để thanh niên tự
đánh giá các phẩm chất tâm lý của mình và so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh
giá của mọi người xung quanh.
+ Tính tự trọng của thanh niên: Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng
và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình trên cơ sở tự đánh giá đúng
đắn, khái quát về bản thân.Tính tự trọng thể hiện ở thái độ tích cực, lạc quan
của cá nhân, thể hiên sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối với
bản thân mình. Người có tính tự trọng thường không chấp nhận sự đánh giá
không đúng về mình, nên trong quá trình nhận xét góp ý sẽ không tránh khỏi
những xung đột về ý kiến trái chiều nhau. Nhưng việc nhận xét góp ý sẽ khiến
học sinh hiểu ra nhiều thiếu sót hay sửa đổi thái độ chưa đúng của mình. Mà
cách tốt nhất chính là tổ chức các hoạt động về kỹ năng nhận xét góp ý nhiều
hơn, để thông qua trải nghiệm học sinh sẽ có thái độ đúng về bản thân mình.
- Sự hình thành lý tưởng sống: hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh
niên bị lệch lạc về lý tưởng sống.Những thanh niên này tôn thờ một số nhân
cách xấu như ngang tàn, càn quấy… và coi đó là biểu hiện của anh hùng hảo
hán.Việc hình thành kỹ năng nhận xét góp ý cho học sinh ở lứa tuổi này giúp
các em nhận biết được những lý tưởng sống không phù hợp để nhanh chóng
sửa đổi để phát triển một cách toàn diện hơn, trở thành những công dân có ích
cho xã hội.

25


×