Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Ảnh hưởng của môi trường pháp luật UAE đến xuất khẩu cá của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.68 KB, 39 trang )

Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
MỤC LỤC

1


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là một thị trường tiềm năng, có sức mua
lớn với nhu cầu đa dạng, cơ sở hạ tầng hiện đại và quan điểm đối ngoại trung lập. Nằm ở
một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Tây Nam của khu vực vùng Vịnh và là cầu nối thế
giới Ả rập với các lục địa khác, từ UAE hàng hoá có thể chuyển đến các thị trường với
hơn 1,5 tỷ dân trong khu vực vùng Vịnh.
Là nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng đánh bắt thủy
sản, Việt Nam hoàn toàn có thể hợp tác một cách hiệu quả với UAE. Quan hệ đối ngoại
giữa Việt Nam và UAE cũng ngày càng được tăng cường và đẩy mạnh, tạo cơ sở vững
chắc cho quan hệ kinh tế, thương mại cùng hợp tác phát triển.
Có thể thấy rằng UAE đem lại cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thủy sản
hiện nay là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là cá.
Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa tận dụng được
tối đa nguồn lực sẵn có để khai thác có hiệu qủa cơ hội này. Nhận thấy tính cấp bách của
vấn đề, nhóm đã lựa chọn tìm hiểu và báo cáo đề tài “Ảnh hưởng của môi trường chính
trị - pháp luật đến việc xuất khẩu cá sang thị trường UAE của các doanh nghiệp Việt
Nam”
I.
TỔNG QUAN VỀ CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT
1. Giới thiệu chung:

Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (gọi là UAE, viết tắt tiếng Anh của United
Arab Emirates) là một nước ở vùng Trung Đông nằm ở phía đông nam Bán đảo Ả


Rập tại Tây Nam Á trên Vịnh Péc xích, gồm bảy tiểu vương quốc: Abu Dhabi,
Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain.
- Diện tích: 77,700 km2
- Dân số: 9,346 triệu người ( 2013)

2


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
- Dân tộc: 19% gốc UAE, 23% là người gốc A-rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam
Á, 8% từ các nước châu Á khác. Lao động người nước ngoài làm thuê ở Emirates chiếm
khoảng 90% lực lượng lao động.
- Tiền tệ: Dirhams. 1 USD = 3,67 dirhams.
- Ngôn ngữ: Tiếng A-rập, ngoài ra còn có tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Hindi và Urdu.
- Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo (96%), Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và các giáo phái
khác : 4%.
a. Vị trí địa lý:

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất nằm ở Tây Nam Á, có biên giới với Vịnh
Oman và vịnh Péc xích, nằm giữa Oman và Ả rập Xê út. Nước này có địa hình đồng bằng
ven biển phẳng xen lẫn với những cồn cát di chuyển bên trong những vùng đất đai cằn
cỗi rộng lớn; với địa hình núi non ở phía đông. Sa mạc chiếm hơn 90% diện tích đất
nước. Vị trí chiến lược của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với lãnh thổ nằm dọc
theo lối vào phía nam Eo Hormuz biến nó trở thành một điểm quá cảnh quan trọng trên
con đường vận chuyển dầu mỏ thế giới. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất được coi
là một trong 15 quốc gia sở hữu cái gọi là "Cái nôi của loài người".
Các hiệp ước phân chia biên giới năm 1974 và 1977 giữa Các tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất và Ả rập Xê út chưa bao giờ được tuyên bố công khai. Vì thế, biên giới chính
xác của hai nước này chỉ được chính phủ của họ biết rõ.
b. Khí hậu:


Khí hậu sa mạc nắng nóng, nhiệt độ mùa hè 45 - 50 độ, mùa mát từ 28-30 độ, vùng núi
phía đông mát mẻ hơn.
c. Kinh tế:

3


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi
giáo và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng
không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập
khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm…
Từ năm 1973, UAE đã tiến hành một sự thay đổi lớn biến một vùng đất sa mạc cằn cỗi
thành một đất nước hiện đại có mức sống cao. Với mức sản xuất như hiện nay trữ lượng
dầu và khí gas có thể khai thác trên 100 năm. Chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn để tạo
việc làm, mở rộng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng,
chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt:
5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran, và Quatar). Ngành công nghiệp chủ
chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu
thùng/ngày. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát
triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà
là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).
Các đối tác thương mại chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ,
Pháp, Anh, Iran.

d. Đối ngoại
UAE thực hiện đường lối đoàn kết Ả Rập, dựa vào Mỹ và phương Tây, đồng thời

hướng về châu Á (chủ yếu là Pakistan, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ). Đối với khu
vực Đông Nam Á, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chú trọng phát triển quan hệ
với Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là thành viên của Liên Hiệp
Quốc, OPEC, Liên đoàn Ả Rập, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi
4


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
giáo (OIC), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), G-77, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức lao
động quốc tế (ILO)...

e. Văn hóa:

Nằm trong văn hóa Hồi giáo, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có những mối quan
hệ chặt chẽ với phần còn lại của thế giới Ả rập. Chính phủ nước này cam kết gìn giữ các
hình thức nghệ thuật và văn hóa truyền thống, chủ yếu thông qua Quỹ Văn hóa Abu
Dhabi. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi bên trong đời sống xã hội - quan
điểm về phụ nữ đang phát triển cởi mở hơn, và những môn thể thao mới như golf, với hai
giải được tổ chức định kỳ (Dubai Desert Classic và Abu Dhabi Golf Championship) cùng
cuộc đua ngựa Dubai World Cup diễn ra vào tháng 3 hàng năm dần trở nên quen thuộc
với dân chúng bên cạnh những môn thể thao đua lạc đà truyền thống. Vì ưu thế tuyệt đối
của đức tin Hồi giáo, thịt lợn và rượu thường ít khi hiện diện trong vùng
2. Tình hình ngoại thương của UAE giai đoạn 2009 - 2013
Là một trong những nước có nền kinh tế mạnh nhất khu vực Trung Đông, thu nhập
bình quân đầu người tính theo sức mua ngang giá (PPP) đạt xấp xỉ 30 ngàn USD năm
2013 (theo CIA), vị trí chiến lược, thị trường trung chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực,
chính sách cởi mở…UAE (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) hội đủ những điều
kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương.

Ngoại thương của UAE đã liên tục phát triển trong giai đoạn 2009 – 2013. Số liệu của
Hội đồng các quốc gia Vùng vịnh và CIA cho thấy, nếu như năm 2009 tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của UAE đạt 247,68 tỷ USD, đến năm 2013 con số này được nâng lên
618,5 tỷ USD, tăng 149,7% so năm 2009. Cụ thể, so cùng kỳ năm trước, năm 2010 đạt
280,026 tỷ USD, tăng 13,1%; năm 2011 đạt 364,197 tỷ USD, tăng 30,1%; năm 2012 đạt
405,583 tỷ USD, tăng 11,4%; năm 2013 đạt mức kỷ lục 618,5 tỷ USD, tăng 52,5%.
5


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Bảng thống kê ngoại thương của UAE giai đoạn 2009 – 2013
Năm

Kim

2009

2010

Tăng

2011

Tăng

2012

Tăng

2013


Tăng

trưởng

trưởng

trưởng

trưởng

(%)

(%)

(%)

(%)

ngạch125.857 147.869 17,5

200.070

35,3

223.822

11,9

368.900


64,8

164.127

24,2

181.762

10,7

249.600

37,3

364.197

30,1

405.584

11,4

618.500

52,5

35.943

128,8


42.060

17,0

119.300

183,6

xuất khẩu
Kim

ngạch121.823 132.157 8,5

nhập khẩu
Tổng

kim247.680 280.026 13,1

ngạch

xuất

nhập khẩu
Cán

cân4.034

15.712


289,5

thương mại
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Hội đồng hợp tác các quốc gia Vùng vịnh và CIA

Như vậy, trong giai đoạn này ngoại thương của UAE năm 2013 có mức tăng cao nhất,
tiếp đến là năm 2011, 2010 và 2012.
Xuất khẩu
UAE là nước xuất khẩu lớn thứ hai trong khối GCC sau Saudi Arabia, đạt mức
tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng thống kê trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của UAE năm 2009 đạt
125,857 tỷ USD, đến năm 2013 con số này được nâng lên 368,9 tỷ USD, tăng 193,1% so
năm 2009. Cụ thể, so cùng kỳ năm trước, năm 2010 đạt 147,869 tỷ USD, tăng 17,5%;
năm 2011 đạt 200,07 tỷ USD, tăng 35,3%; năm 2012 đạt 223,822 tỷ USD, tăng 11,9%;
năm 2013 đạt 368,9 tỷ USD, tăng 64,8%.

6


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Như vậy, trong giai đoạn này, năm 2013 có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất,
tiếp đến là năm 2011, 2010 và 2012. Theo CIA, xuất khẩu của UAE đứng thứ 18 trên thế
giới năm 2013.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của UAE bao gồm: dầu thô; gas tự nhiên; nhiên
liệu xăng dầu; đồ trang sức, kim loại và đá quý; chất dẻo; nhôm; đồng…Trong đó, dầu
thô luôn chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo số liệu của Cục Thống kê UAE, tính riêng năm 2011, so cùng kỳ năm trước,
ngoại trừ dầu thô, các mặt hàng thuộc Chương 71 trong biểu thuế nhập khẩu có giá trị
kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 17,6 tỷ USD, tăng 50%; tiếp theo là các mặt hàng

thuộc Chương 39 đạt 1,84 tỷ USD, tăng 16,3%; Các mặt hàng thuộc Chương 89 đạt 1,24
tỷ USD, giảm 21,2%; các sản phẩm thuộc Chương 27 đạt 1,07 tỷ USD, tăng 112%; các
sản phẩm thuộc Chương 76 (nhôm) đạt 986 triệu USD, tăng 69,2%; các sản phẩm thuộc
Chương 74 đạt 681 triệu USD, tăng 38,9%...
Như đã nói ở phần trên, một trong những đặc điểm nổi bật của UAE là thị trường
trung chuyển lớn nhất khu vực. Do vậy, hoạt động tạm nhập tái xuất diễn ra rất sôi động
tại UAE. Kim ngạch tái xuất hàng năm chiếm khoảng trên dưới 35% tổng kim ngạch
nhập khẩu của nước này. Các mặt hàng tái xuất chủ yếu thuộc Chương 10, 24, 33, 38, 40,
54, 69, 71, 74, 84, 85, 87, 88.
Về thị trường xuất khẩu, tính riêng năm 2011, không tính dầu thô, các đối tác xuất
khẩu chủ yếu của UAE là Ấn Độ chiếm 31,77% tổng kim ngạch xuất khẩu, Thụy Sỹ
chiếm 12,68%, Saudi Arabia chiếm 4,96%, Iran chiếm 4,2%, Singapore 2,88%, Kuwait
chiếm 2,85%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 2,84%, Canada chiếm 2,57%, Iraq chiếm 2,06%, Thái
Lan 1,87%...
Nhập khẩu

7


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
UAE là thị trường nhập khẩu lớn nhất khối GCC, tuy không đạt tốc độ tăng
trưởng cao như xuất khẩu, nhưng nhập khẩu của nước này vẫn duy trì được mức tăng khá
trong giai đoạn 2009 – 2013.
Số liệu thống kê cho thấy, nếu kim ngạch nhập khẩu của UAE đạt 121,823 tỷ
USD năm 2009, đến năm 2013 con số này được nâng lên 249,6 tỷ USD, tăng 104,9% so
năm 2009. Cụ thể, năm 2010 đạt 132,157 tỷ USD, tăng 8,5%; năm 2011 đạt 164,127 tỷ
USD, tăng 24,2%; năm 2012 đạt 181,762 tỷ USD, tăng 10,7%; năm 2013 đạt 249,6 tỷ
USD, tăng 37,3%.
Như vậy, trong giai đoạn này, năm 2013 có mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất,
tiếp đến là năm 2011, 2012 và 2010. Theo CIA, nhập khẩu của UAE đứng thứ 21 trên thế

giới năm 2013.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của UAE bao gồm: đồ trang sức, kim loại và đá
quý; xe cộ và phụ tùng; máy bay và phụ tùng; máy móc thiết bị điện và linh kiện; chất
dẻo và nguyên liệu; dầu khoáng; hóa chất vô cơ; dược phẩm; gạo; tua bin phản lực, cánh
quạt; vòi van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, nồi hơi; sắt thép…
Theo số liệu của Cục Thống kê UAE, tính riêng năm 2011, so cùng kỳ năm trước,
đứng đầu nhập khẩu của UAE là các mặt hàng thuộc Chương 71 đạt 51,3 tỷ USD, tăng
35,4%; tiếp đến là các mặt hàng thuộc Chương 84 đạt 24,4 tỷ USD, tăng 16,4%; các mặt
hàng thuộc Chương 87 đạt 11,9 tỷ USD, tăng 7,9%; các mặt hàng thuộc Chương 85 đạt
11,8 tỷ USD, tăng 7,3%; các mặt hàng thuộc Chương 88 (máy bay và phụ tùng) đạt 7,2 tỷ
USD, tăng 42,5%; các mặt hàng thuộc Chương 73 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 60,4%; các sản
phẩm thuộc Chương 72 đạt 4,3 tỷ USD, tăng 14%; các sản phẩm thuộc Chương 39 đạt
3,4 tỷ USD, tăng 17,2%; các sản phẩm thuộc Chương 27 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 36,8%; các
sản phẩm thuộc Chương 28 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 26,4%; các sản phẩm thuộc Chương 10
đạt 1,8 tỷ USD (trong đó gạo chiếm 68,2%), tăng 8,2%...

8


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Như vậy, trong số các mặt hàng nhập khẩu chính của UAE năm 2011, tốc độ tăng
cao nhất thuộc về các mặt hàng Chương 73, tiếp đến là Chương 88, Chương 27, Chương
71, Chương 28…thấp nhất là Chương 85.
Thị trường nhập khẩu chính của UAE là các nước thuộc khu vực Châu Á, Mỹ,
Châu Âu. Trong đó, UAE nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật,
Hàn Quốc, Anh, Ý, Pháp…
Số liệu của Cục Thống kê UAE cho thấy, tính riêng năm 2011, Ấn Độ chiếm
17,44% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của UAE; đứng thứ hai là Trung Quốc với
9,12%; tiếp đến là Mỹ 8,84%; Đức chiếm 5,09%; Nhật 4,98%; Hàn Quốc chiếm 3,8%;
Anh và Bắc Ai Len chiếm 3,56%; Ý chiếm 3,31%; Pháp chiếm 2,65%; Thụy Sỹ chiếm

2,54%...
Cán cân thương mại
Cùng với các nước trong khối GCC khác, UAE đạt mức thặng dư thương mại
năm sau cao hơn năm trước trong cả giai đoạn 2009 – 2013. Ngoại trừ năm 2013 đạt mức
thăng dư cao thứ hai trong khối GCC sau Saudi Arabia, các năm còn lại đều đứng thứ 4
trong tổng số 6 nước GCC, sau Saudi Arabia, Qatar và Kuwait.
Cụ thể, so cùng kỳ năm trước, mức thặng dư năm 2009 của UAE đạt 4,034 tỷ
USD; năm 2010 đạt 15,712 tỷ USD, tăng 298,5%; năm 2011 đạt 35,943 tỷ USD, tăng
128,8%; năm 2012 đạt 42,06 tỷ USD, tăng 17%; năm 2013 đạt 119,3 tỷ USD, tăng
183,6%.
Như vậy, năm 2013 có mức thặng dư thương mại cao kỷ lục nhất, chiếm 32,3%
kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2010 có mức tăng cao
nhất với 289,5%; tiếp theo là năm 2013 tăng 183,6%; năm 2011 tăng 128,8%; năm 2012
tăng 17%. Điều này cho thấy, ngoại thương của UAE chủ yếu vẫn dựa vào xuất khẩu./.
3. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và UAE

9


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao 1/8/1993
Tháng 10/1997, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai; tháng 2/2008 nâng cấp lên
thành Đại sứ quán tại Abu Dhabi.
Tháng 11/2008, Ả-rập Thống nhất mở Đại sứ quán tại Hà Nội.
Các hiệp định/ thỏa thuận đã ký kết
a. Hiệp định đa phương

Thương mại WTO: UAE và Việt Nam đều là thành viên của tổ chức thương mại
WTO. UAE gia nhập WTO năm 1995; Việt Nam gia nhập WTO năm 2007
Những hiệp định ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam:



Hiệp định về Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary
Measure - SPS): Hiệp định đưa ra những quy định trong việc áp dụng các biện
pháp kiểm dịch động thực vật –các quy định về sức khỏe cây trồng, vật nuôi, và an
toàn thực phẩm.
o Hiệp định công nhận rằng các Chính phủ có quyền sử dụng các biện pháp

kiểm dịch động thực vật riêng của mình, nhưng các biện pháp đó chỉ nên
được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ con người, vật nuôi hoặc cây
trồng hay sức khỏe và không phân biệt đối xử một cách tùy tiện và vô căn
cứ giữa các thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự.
o

Các Thành viên sẽ chấp nhận các biện pháp kiểm dịch động thực vật tương
đương của các Thành viên khác nếu Thành viên xuất khẩu chứng minh cho
Thành viên nhập khẩu thấy rằng các biện pháp đó tương ứng với mức độ
bảo vệ sức khỏe của Thành viên nhập khẩu. Hiệp định cũng bao gồm các
điều khoản về quá trình kiểm soát, kiểm tra và chấp thuận.



Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu: Hiệp định quy định việc cấp phép
nhập khẩu phải được tiến hành một cách đơn giản, minh bạch, và có thể đoán định
trước được. Hiệp định còn hướng dẫn các thành viên phải đánh giá các đơn xin
cấp giấy phép nhập khẩu như thế nào.
10


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế

o

Một số loại giấy phép được cấp tự động nếu đã thỏa mãn một số điều kiện
nhất định được đặt ra từ trước. Hiệp định quy định những tiêu chuẩn cho
việc cấp phép tự động để thủ tục này không làm cản trở trao đổi thương

mại.
• Hiệp định về các hàng rào thương mại kỹ thuật (Technical barriers to trade
-TBT): Hiệp định đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, qui trình kiểm tra và cấp giấy phép

không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại. Tuy nhiên; các
nước có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con
người, động thực vật và môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện pháp
cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó.
Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận trong Hiệp định TBT thì nước
nhập khẩu là thành viên WTO có nghĩa vụ:
>

Không đặt ra các biện pháp kỹ thuật khác nhau cho hàng hoá tương tự đến

từ các nước thành viên khác nhau của WTO (nguyên tắc tối huệ quốc);
> Không đặt ra các biện pháp kỹ thuật cho hàng hoá nước ngoài cao hơn biện
pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá tương tự nội địa của mình (nguyên tắc
đối xử quốc gia).
• Hiệp định chống bán phá giá: Hiệp định áp dụng các biện pháp chống bán phá
giá, với việc hàng nhập khẩu được bán với giá thấp hơn “giá trị thông thường”
(thường là mức giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu) nếu nó gây thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu tham gia kí kết hiệp định.
b. Hiệp định song phương


Các hiệp định hỗ trợ trong xuất khẩu hàng hóa


Hiệp định về vận chuyển hàng không (được ký 2014 thay thế hiệp định được ký
1/2010)

Theo thỏa thuận, phía UAE có quyền chỉ định 5 hãng hàng không, gồm Emirates,
Etihad, Air Arabia, RAK và FlyDubai và Việt Nam chỉ định hãng hàng không
Vietnam Airline sẽ khai thác các đường bay giữa UAE và Việt Nam
11


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Nội dung chính:
o

Hiệp định không hạn chế số đường bay, công suất khai thác, tần suất bay và
loại máy bay được sử dụng khai thác cho các chuyến bay hành khách và

hàng hóa.
o Các hãng hàng không của hai bên được phép sử dụng thương quyền 5, tức
là được phép nhận và trả khách tại một điểm dừng ngoài UAE và Việt
Nam.
Điều này sẽ hỗ trợ cho các hãng hàng không thực hiện các chuyến bay đường
dài có điểm dừng ngoài Việt Nam và UAE trước khi các hãng có điều kiện
thực hiện các chuyến bay thẳng.
o Ngoài ra, cả hai bên đồng ý cho phép không hạn chế các hoạt động không thường
-

lệ giữa hai nước.

Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần: được ký ngày 16/2/2009 và có hiệu lực ngày
12/4/2010
Mục đích Hiệp định nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:

(a) Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết
hiệp định; hoặc
(b) Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào
số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa
cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lý
thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập
và vào tài sản.
Các loại thuế áp dụng:

12


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế


Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước ký kết hoặc chính quyền
địa phương của Nước đó đánh vào thu nhập và tài sản, bất kể hình thức áp dụng
của các loại thuế đó như thế nào.



Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập và tài sản, hoặc những phần của thu
nhập bao gồm các loại thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản hoặc
bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do doanh
nghiệp trả.




Các loại thuế hiện hành áp dụng trong Hiệp định này là
> Tại Việt Nam:
-

Thuế thu nhập cá nhân; và

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp;

> Tại Các Tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất:
-

Thuế thu nhập; và

-

Thuế công ty

Ngoài ra còn có các Hiệp định; Thỏa thuận và các Biên bản ghi nhớ tăng cường quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – UAE sau đây:
-

Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Thương mại (10/1999)
Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

-


Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ: Hiệp
định ký ngày 23/10/2010, có hiệu lực từ ngày 22/07/2011

-

Thỏa thuận thành lập Ủy ban Liên Chính phủ,
13


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
-

Thoả thuận hợp tác lao động

-

Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Abu
Dhabi,

-

Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (2/2009);

-

Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp
Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

-


và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đu-bai,
Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng

-

khoán và hàng hóa Ê-mi-rát về hỗ trợ và hợp tác song phương,
Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường Việt Nam và

Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường UAE(9/2007);
c. Tác động của các Hiệp Định đến việc xuất khẩu của Việt Nam sang UAE
Với việc ký kết các hiệp định; biên bản ghi nhớ trong những năm gần đây giữa
Việt Nam và UAE cho thấy được quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng mở rộng
và phát triển. Đối với Việt Nam; trong chính sách hướng tới Trung Đông; UAE luôn
là đối tác chiến lược. Ngược lại về phía UAE trong chính sách hướng đông; Việt Nam
đang trở thành địa chỉ thu hút sự quan tâm của khu vực này. Các hiệp định đã tạo
dựng được khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường
kinh doanh xuất nhập khẩu giữa hai nước. Như hiệp định vận chuyển hàng không đã
tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới UAE; tiết kiệm được
thời gian và chi phi vận chuyển cũng như giúp chất lượng sản phẩm tốt hơn. Hay hiệp
định tránh đánh thuế hai lần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mỗi bên khi cư trú;
kinh doanh tại bên kia. Ngoài ra các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt động của các
Ủy ban hỗn hợp, hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức
xúc tiến thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong
việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Có thể nhận thấy được tốc độ tăng trưởng xuất nhập
khẩu của các bên ngày càng tăng. Việt Nam liên tục xuất siêu sang UAE với giá trị
lớn. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 2,38 tỷ USD (trong đó Việt Nam
14



Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
xuất khẩu 2,07 tỷ USD và nhập khẩu 303 triệu USD) và năm 2013 đạt 4,46 tỷ USD
(trong đó Việt Nam xuất khẩu 4,14 tỷ USD và nhập khẩu 325 triệu USD).
4. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang các nước UAE
a. Tình hình chung

Năm 2015, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Các Tiểu Vương quốc Ả
Rập Thống nhất (UAE) tiếp tục để lại nhiều dấu ấn. Đặc biệt, hàng Việt Nam tạo dựng
được chỗ đứng vững chắc tại thị trường này.
Đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam
Năm vừa qua, trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt với kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng trưởng cao, ước đạt trên 6,3 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2014.
Đặc biệt, UAE đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, chỉ sau Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt 5,7 tỷ USD, tăng 23,5%
so với năm 2014. Chủng loại mặt hàng xuất khẩu đa dạng và phong phú, gồm: Điện thoại
di động, dệt may, giày dép, máy vi tính và sản phẩm điện tử và linh kiện, hải sản, hạt tiêu,
gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều, sản phẩm nhựa các loại, cà phê, hàng rau quả…
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang UAE, điện thoại di động và linh kiện tiếp tục là
mặt hàng chủ lực với kim ngạch xuất khẩu 4.260 triệu USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ
năm 2014 và chiếm 79% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE. Trong đó,
Tập đoàn Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE nhiều mẫu điện thoại mới như: S6
edge plus, Galaxy... Thị phần của mặt hàng này chiếm tới khoảng 53% tổng nhập khẩu
điện thoại di động và linh kiện của UAE. Ngoài ra, các sản phẩm khác cũng có mức tăng
trưởng xuất khẩu cao.
Có thể nói, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc tại thị
trường UAE và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng nông sản,
gạo, trái cây, đồ gỗ, vật liệu xây dựng, Thương vụ Việt Nam tại UAE đã tập trung đẩy
15



Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
mạnh công tác thị trường; kết nối giữa doanh nghiệp nhập khẩu của UAE với các công ty
của Việt Nam như: Vegetexco, Vinamilk, Vinasoy, Hapro, Intimex, Lotus rice, Cửu Long
fish... tạo hiệu quả nhất định.
Dự kiến thời gian tới, UAE sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại
khu vực Trung Đông. Hai bên đang đặt ra mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại năm
2016 đạt 7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD.
Nhu cầu hàng Việt tại thị trường này tiếp tục gia tăng trong năm 2016 trên cơ sở những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Những mặt hàng có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu cao có thể kể đến: Vật liệu xây
dựng, trái cây, gạo, nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng,…Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt
Nam khi làm ăn với thị trường này cũng cần phải lưu ý đến thông tin về hình thức lừa
đảo, gian lận thương mại của doanh nghiệp có trụ sở tại UAE. Những thông tin này vẫn
được Thương vụ Việt Nam tại UAE cập nhật thường xuyên tới các bộ, ngành, Sở Công
Thương các tỉnh, Hiệp hội ngành hàng,… và đăng tải trên các trang thông tin báo chí.
Thương vụ Việt Nam tại UAE tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh
thị trường; triển khai khu trưng bày hàng thực phẩm, nông sản, trái cây của Việt Nam vào
các hệ thống siêu thị khác như: Al Maya, Union Corps, Choithrams, Lulu, Carefour… để
đưa được hàng hóa Việt vào nhiều hơn nữa tại các hệ thống siêu thị này; trực tiếp làm
việc và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm khách hàng nhập khẩu UAE.
Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đang lên kế hoạch tổ chức các chương trình quảng bá kinh
tế, thương mại, du lịch Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước sở tại.
b. Tình hình xuất khẩu cá của Việt Nam


Xuất khẩu sang khu vực Trung Đông

Khối lượng XK thủy sản, hải sản của Việt Nam tới khu vực Trung Đông trong năm 2007
tăng trưởng vượt bậc về lượng và giá trị kim ngạch so với năm 2006. Có 6 mặt hàng đạt

16


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
cao nhất tới khu vực này, trong đó cá tra đông lạnh là mặt hàng được ưa chuộng nhất.
Khối lượng XK cá tra đông lạnh tăng 159% về lượng và 159% về kim ngạch. Tiếp đến là
tôm đông lạnh. Mặt hàng đứng thứ 3 là cá basa đông lạnh. Đứng thứ tư là mặt hàng cá
ngừ đóng hộp...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng đột biến nêu trên thì cũng có một số
mặt hàng cá giảm như: cá sống, cá chỉ vàng khô, cá mối đông lạnh và có khá nhiều mặt
hàng không còn thấy xuất hiện như: cá đen, cá bã trầu, cá cơm, cá chỉ vàng, cá hồng...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cá da trơn ngày càng được ưa chuộng
nhiều hơn do được đánh giá là loại cá có chứa ít cholesteron. Vì vậy lượng NK loài cá
này vào khu vực thị trường Trung Đông tăng mạnh. Nguồn cung cá tra trong nước đang
dồi dào với mức giá ổn định, nhu cầu tăng cao, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các DN
nước ta đẩy mạnh XK tới khu vực này.


Xuất khẩu sang khu vực UAE

UAE không có lợi thế về thủy hải sản, nên nội địa chỉ cung cấp khoảng 25% nhu cầu
trong nước, 75% nhu cầu còn lại phải phụ thuộc vào các nhà NK (trong đó có Việt Nam).
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã được thị trường này chấp nhận, đặc biệt, hai mặt
hàng cá tra, basa đông lạnh rất được ưa chuộng.
Xuất khẩu thủy sản sang UAE tính đến hết tháng 2/2014 đạt 8.055 triệu USD, tăng 17%
so với cùng kỳ năm 2013. Riêng trong tháng 2 xuất khẩu mặt hàng thủy sản đạt tới trên 4
triệu USD tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2013. Thị trường này còn nhiều tiềm năng
tuy nhiên do sự xa cách về địa lý nên xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang thị trường
UAE chủ yếu là hàng thủy sản khô, đông lạnh có giá trị thấp.
o


Xuất khẩu cá tra

17


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Ba năm trở lại đây, tính chung xuất khẩu cá tra sang Trung Đông tăng trưởng tương
đối ổn định, nhưng với các thị trường lớn nhất trong khu vực này có dấu hiệu chậm
lại.
Sáu tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang khu vực Trung Đông
tương đương so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 90,6 triệu USD, nhưng với ba
thị trường lớn nhất khu vực thì giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng ít hoặc giảm: Ảrập Xê-ut chỉ đạt 30,99 triệu USD, tăng nhẹ 1,53%; Ai Cập đạt 19,8 triệu USD, giảm
1,6% và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đạt 16,9 triệu USD, giảm
8,62% so với cùng kỳ năm 2014.
II.

MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Ở UAE
1. Môi trường chính trị
a. Các yếu tố cơ bản của môi trường chính trị
UAE theo chế độ quân chủ lập hiến gồm 7 tiểu vương quốc (UAE) hợp lại. Cơ

quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao 7 tiểu vương. Hội đồng này bầu Tổng
thống và Phó Tổng thống trong số các thành viên của mình. Tổng thống bổ nhiệm Thủ
tướng và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi quyết định được thông qua theo đa số.
Là 2 Tiểu vương quốc giàu nhất cung cấp tới 3/4 ngân sách toàn quốc nên Abu
Dhabi và Dubai có quyền phủ quyết.
Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động.
Thể chế liên bang
Hội đồng tối cao gồm các cá nhân cầm quyền ở bảy tiểu vương quốc. Tổng thống

và Phó tổng thống được Hội đồng tối cao bầu ra với nhiệm kỳ năm năm. Dù là không
chính thức, Tổng thống trên thực tế là người thừa kế dòng họ Al-Nahyan ở Abu Dhabi và
Thủ tướng là người thừa kế dòng họ Al-Maktoom ở Dubai. Hội đồng tối cao cũng lựa
chọn ra Hội đồng Bộ trưởng, trong khi một Hội đồng liên bang quốc gia gồm 40 thành
viên được chỉ định từ khắp bảy tiểu quốc, quản lý việc thảo các dự luật. Nước này có một
18


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
hệ thống tòa án liên bang; mọi tiểu quốc trừ Dubai và Ras al-Khaimah đều đã gia nhập hệ
thống liên bang; tất cả các tiểu quốc đều có cả hệ thống luật theo truyền thống và luật Hồi
giáo đối với dân sự, hình sự và tòa án cấp cao.
b. Những rủi ro chính trị

Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi trong
mấy năm qua đã không ảnh hưởng nhiều tới UAE do UAE là nền kinh tế có nội lực
mạnh, có môi trường chính trị, xã hội ổn định, an toàn, môi trường kinh doanh thông
thoáng, là điểm đến hấp dẫn của du lịch và đầu tư nước ngoài. Báo cáo Doing Business
2011 Report của World Bank đánh giá UAE là quốc gia đứng thứ 14 trên thế giới xét về
khía cạnh môi trường kinh doanh tốt nhất
2. Môi trường pháp luật
a. Đôi nét về luật Hồi Giáo

Về bản chất của Luật Hồi giáo
Luật Hồi giáo, theo nghĩa gốc bằng tiếng Arập được phiên âm sang tiếng Latinh,
là Luật Shari’ah - nghĩa là “con đường đúng” (the right path) hoặc là “sự hướng dẫn”
(guide). Đây là các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật được các
quốc gia trong hệ thống Luật Hồi giáo (điển hình như Afghanistan, Pakistan, Kowait,
Bahrain, Quatar, Arập Xêut) áp dụng để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội.
Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống

pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa
nhà thờ và nhà nước (church and state). Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của
các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời)
bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và tư. Cũng chính từ học thuyết
này, Shari’ah là luật Thánh Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho
mọi thời đại; nói khác đi, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một. Khái niệm này có
thể hiểu ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia, nhưng luật pháp, chính quyền đều dựa
vào khái niệm đó và là một phần của tôn giáo Đạo Hồi.
19


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
Về nguồn gốc của Luật Hồi giáo
-

Kinh Qu’ran - là một cuốn thánh kinh bao gồm 6.237 câu thơ chia thành 30 quyển,
114 chương. Các chương dài ngắn rất khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết,
chương ngắn nhất chỉ có 3 tiết. Trình tự các chương không phân loại theo nội
dung, cũng không theo tuần tự thời gian.. Trong Kinh Qu’ran, tín ngưỡng tồn tại
bên cạnh một số nguyên tắc pháp lý và hầu hết các nguyên tắc pháp lý liên quan
đến luật gia đình (kết hôn, ly dị và thừa kế), một số liên quan đến Luật Hình sự
(ngoại tình, vu khống, uống rượu), một số liên quan đến hợp đồng (hình thức hợp
đồng, phương thức thanh toán), một số liên quan đến vấn đề pháp luật về tài chính,
hiến pháp, tòa án, tranh chấp quốc tế...

-

Sunna - Các phong tục tập quán mang tính truyền thống. Kinh Sunna chứa đựng
những lời dạy bảo của tiên tri Mohamed và những giai thoại, những câu chuyện
(gọi là Hadith) về nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù

hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong Kinh Qu’ran.

-

Ijam - sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý. Những vấn
đề mà các nhà học giả pháp lý Đạo Hồi bàn luận là những vấn đề về con người và
cả chính trị nữa. Khi những vấn đề đó đạt được sự thống nhất, chúng được giải
thích là Idjimá. Những khái niệm và ý kiến trong Idjimá thì không tìm thấy trong
Kinh Qu’ran và Kinh Sunna. Đơn cử như một quy định được đề cập trong Idjimá,
phụ nữ không thể trở thành thẩm phán. Quy định này không hề được đề cập trong
Kinh Qu’ran và Kinh Sunna mà lại được rút ra từ quan điểm thống nhất của các
học giả pháp lý Đạo Hồi. Trong thực tiễn, các thẩm phán có thể kiểm tra trong
Idjmá để tìm kiếm nhiều giải pháp khả thi để áp dụng trong xã hội hiện đại. Và họ
hoàn toàn tự do sáng tạo phương pháp mới để giải quyết các vấn đề tội phạm và
vấn đề xã hội dựa trên cơ sở những quan điểm được đề cập trong Idjimá. Do vậy
thẩm phán có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng quan điểm nào trong
Idjmá để giải quyết một vụ việc cụ thể bất kỳ.

-

Quiyas - Suy đoán tương tự pháp luật, là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao.
Nói một cách khác, Qiyas có thể gọi là “phương pháp suy xét theo sự việc tương
20


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
tự”. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp
đó để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc
đó không được đề cập trong Kinh Qu’ran, Kinh Sunna và Idjmá. Ví dụ như đó là
một tội phạm về máy vi tính, trộm cắp phần mềm máy tính, trong Kinh Qu’ran và

Sunna không đề cập đến loại tội phạm này. Hành vi này là cần thiết bị cấm nên
thẩm phán phải dựa trên lý lẽ và logic để sáng tạo ra án lệ, hay còn gọi là Qiyas.
Trong 4 nguồn luật nói trên thì Coran và Sunna là nguồn luật chính còn Ijam và Quiyas là
nguồn phụ.
b. Những quy định của Luật Hồi giáo liên quan đến thủy sản

Một số định nghĩa
Halal và Haram
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc cho phép. Đối lập với
Halal là haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và haram là những thuật ngữ
phổ quát áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Tuy nhiên, sử
dụng những điều khoản này chỉ liên quan đến sản phẩm thực phẩm và đồ uống, Dược
phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, thực phẩm chức năng.
Nghi ngờ
Trong khi các loài được phân biệt rõ ràng là Haram hay Halal thì có một số loại
khác vẫn còn mơ hồ và cần nhiều thông tin cần thiết. Các mục này thường được gọi tắt là
Mashbooh, có nghĩa là “nghi ngờ” hay “có vấn đề” như phụ gia thực phẩm, là chất phổ
biến nhất mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Phụ gia thực phẩm
như gelatin, men, chất nhũ hoá… có thể được bắt nguồn từ động vật hoặc thực vật. Câu
hỏi là, nếu động vật được giết mổ theo nghi lễ Hồi giáo (Zabihah) đồng thời thực phẩm từ
nó có chứa các chất phụ gia Haram thì sẽ là Haram.
Sản phẩm Halal:
Là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần haram và đảm bảo sự
“TINH KHIẾT” trong quá trình sản xuất.
Chứng nhận Halal:

21


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế

Là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận rằng những sản
phẩm được đánh giá không sử dụng các thành phần haram và điều kiện sản xuất đảm bảo
an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và Shari’ah Islamia (Luật Hồi giáo).
Chứng chỉ Halal:
Là chứng chỉ xác nhận sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari’ah
Islamia (Luật Hồi giáo) và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản
xuất.

Những nguyên tắc chung cho thực phẩm Halal
Trước đây khi nói đến Halal thì người ta chi nghĩ đến thịt là chính, các loại động vật
phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo, nhưng trên thực thế việc các Sản phẩm Halal
tại các thị trường Hồi giáo được chia ra bốn loại chính.
1. Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
2. Thuốc chữa bệnh (halal medicines)
3. Mỹ phẩm (halal cosmetic & skin care)
4. Các sản phẩm thực phẩm chức năng (Halal health supplement)

Đối với người Hồi giáo, việc sử dụng các sản phẩm Halal là bắt buộc, vì thế các sản
phẩm nhập khẩu chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm theo bốn nhóm trên sang các khu vực
Trung Đông thì việc cần có giấy chứng nhận Halal gần như là bắt buộc. Việc đánh giá và
xác nhận sản phẩm đó có phải là Halal hay không phải do các chuyên gia có chuyên môn
là người Hồi giáo kiểm tra thực tế tại nhà máy sản xuất. Việc kiểm tra bao gồm đánh giá
các thành phần Halal để sản xuất sản phẩm và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của
22


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
nhà mấy để đạt được điều kiện "TINH KHIẾT". Hiên nay tại các quốc gia đều có tổ chức
chứng nhận Halal độc lập



Các sản phẩm sau chắc chắn Halal:
-

Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê)

-

Mật ong

-



-

Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh

-

Rau tươi hoặc hoa quả khô

-

Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ…

-

Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch…


-

Động vật như bò, cừu, dê, hơu, nai, gà, chim, vịt… cũng Halal, nhưng chúng
phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho tiêu thụ.



Danh sách các vật liệu Haram (yếu tố Haram):
-

Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.

-

Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài
động vật khác tương tự.

-

Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim
tương tự khác.

-

Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.

-

Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.


-

Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.

-

Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như
ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.

-

Con la và con lừa trong nước.

-

Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm .

-

Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.

-

Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật
khác.
23


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế

-

Máu.

-

Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai

-

Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân,
chất nôn và mủ.

-

Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy
hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.

-

Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh.)

-

Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại

-

Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.


-

Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

Những quy định về thủy hải sản
Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống
nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi
trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi xuất khẩu sang
UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa
protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển
nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.
Cá là một sản phẩm Halal, được phép dùng theo Luật Hồi giáo và tiêu chuẩn
Halal. Tuy nhiên, luật này cũng quy định, nếu một con vật Halal mà được nuôi liên tục,
có chủ ý bằng thức ăn Haram (bị cấm) thì con vật đó là Haram. Tiêu chuẩn Halal cũng
quy định rất rõ những loại thức ăn chăn nuôi nào được phép và những loại nào bị cấm.
Chẳng hạn, các loại thức ăn có protein động vật, kể cả động vật trên cạn là Halal cũng bị
cấm. Trên thực tế, có một số DN thức ăn chăn nuôi mua máu huyết động vật từ các lò
giết mổ, sấy khô, rồi phối trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng hàm lượng đạm cũng như
một số vi chất.
Sự khác biệt giữa thịt bình thường và thịt Halal đó là cách người hồi giáo mổ
thịt động vật:
- Từ Allah (nghĩa là chúa trời) phải được người mổ thịt nói trước khi mổ.

24


Bài tập nhóm Marketing Quốc tế
- Dụng cụ giết mổ phải được mài sắc bén để đảm bảo tính nhân đạo. Động bật phải
được giết ở khe cổ họng.
- Động vật phải còn sống trước khi bị mổ. Thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh

trước khi mổ không phải là thịt Halal.
- Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết. Thịt halal là thịt
không dính máu.
- Việc giết mổ phải được thực hiện bởi người hồi giáo hoặc người Do thái
- Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm tự
động vật khác.
c. Quy định chứng nhận Halal

Bước 1: Nộp đơn chứng nhận.
Bước 2: Nhận đơn, duyệt tài liệu và đánh giá sơ bộ tại HVC (nếu đơn và tài liệu
không đạt yêu cầu và tiêu chuẩn của HVC, hồ sơ được trả lại cho khách hàng chỉnh sửa
và bổ sung thêm những phần thiếu sót rồi nộp lại HVC).
Bước 3: Đối với khách hàng lần đầu tiên xin chứng nhận Halal, khách hàng phải
tham gia lớp huấn luyện Halal được tổ chức bởi HVC.
Bước 4: Đánh giá hiện trường (quy trình và mỗi công đoạn sản xuất của nhà máy,
nhà kho, nguyên vật liệu thô. Đội đánh giá sẽ lấy mẫu thành phẩm và nguyên vật liệu thô
về phòng lab phân tích).
Bước 5: Báo cáo đánh giá.
Bước 6: Thẩm xét Hồ Sơ.
Bước 7: Ra quyết định chứng nhận và cấp chứng chỉ.
Các tài liệu hỗ trợ cho việc xét duyệt đơn xin chứng nhận
-

Hợp đồng chứng nhận Halal

-

Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức)

-


Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập

-

Các giấy phép hoạt động (nếu có)

-

Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận (nếu có)

-

Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận (nếu có)
25


×