Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

TRẦN THỊ MINH HƢƠNG

SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI
QUA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI LÍNH
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

TRẦN THỊ MINH HƢƠNG

SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI
QUA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI LÍNH
TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60220120



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN NAM

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6

3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................13

3.1. Mục đích ....................................................................................................13
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................14
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................15

5.

Cấu trúc luận văn .....................................................................................16


Chƣơng 1: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CÁC NHÀ VĂN VIẾT VỀ NGƢỜI LÍNH 17
1.1. Những chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội ...............................17
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội........................................................................17
1.1.2. Những chuyển biến về xã hội, văn hóa - tư tưởng ..................................18
1.1.3. Nhu cầu đổi mới của văn học ...................................................................20
1.2. Sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới và sự thay đổi quan niệm về
con ngƣời .............................................................................................................20
1.2.1. Văn học trước 1975....................................................................................21
1.2.2. Văn học từ 4/1975 đến 1985 ......................................................................23
1.2.3. Văn học thời kỳ đổi mới.............................................................................25
1.2.3.1.

Đổi mới quan niệm về sứ mệnh văn chương và quan niệm về nhà

văn………………………………………………………………………………26

1


1.2.3.2.

Đổi mới quan niệm về hiện thực và con người .................................28

1.3. Sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu giai đoạn đổi mới trong đề tài
chiến tranh và đời sống ngƣời lính ...................................................................29
1.3.1. Con người và sự nghiệp.............................................................................30
1.3.2. Giới thiệu sơ lược nội dung tác phẩm ......................................................33


Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA SỰ THAY ĐỔI QUAN
NIỆM VỀ CON NGƢỜI QUA HÌNH TƢỢNG NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................36
2.1. Quan niệm về con ngƣời và hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết .36
2.1.1. Quan niệm về con người và hình tượng người lính ................................36
2.1.2. Thể loại tiểu thuyết ....................................................................................39
2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính .........40
2.2.1. Con người được tiếp cận một cách toàn diện trong mọi hoàn cảnh .......40
2.2.1.1.

Con người hiện diện cả trong đời sống cộng đồng và đời sống cá

nhân ……………………………………………………………………………42
2.2.1.2.

Con người được khắc họa chân dung trong cả chiến tranh và hòa

bình ……………………………………………………………………………47
2.2.2. Con ngƣời đƣợc nhìn một cách toàn diện, nhân bản ............................52
2.2.2.1.

Con người với những nét tính cách phức tạp, mâu thuẫn, không

hoàn hảo ……………………………………………………………………….55
2.2.2.2.

Con người mang vẻ đẹp bình dị, đời thường .....................................64

Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH TRONG
TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................................................74

2


3.1. Xây dựng tính cách nhân vật ...................................................................74
3.1.1. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa tính cách và hoàn cảnh ......................74
3.1.2. Xây dựng nhân vật có cá tính độc đáo, sắc nét ........................................77
3.1.3. Điểm nhìn trần thuật .................................................................................81
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật .......................................................85
3.2.1. Không gian đan xen giữa hiện thực và mộng ảo .....................................86
3.2.2. Thời gian tuyến tính và xáo trộn...............................................................90
3.3. Kết cấu đồng hiện và cốt truyện lồng .....................................................92
3.3.1. Kết cấu đồng hiện theo “hai trình tự thời gian” ......................................94
3.3.2. Kết cấu đồng hiện theo dòng ý thức..........................................................95
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................................................................98
3.4.1. Ngôn ngữ ....................................................................................................98
3.4.2. Giọng điệu ................................................................................................102
KẾT LUẬN ........................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................112

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời luôn là đề tài không vơi cạn của văn học và đích đến của văn học
luôn hƣớng tới con ngƣời. Hình tƣợng con ngƣời trong văn học thể hiện quan
niệm nhân sinh của tác giả, quan niệm về văn hóa, về cuộc đời, về các quy luật
vĩnh cửu của cuộc sống. Hình tƣợng con ngƣời tập trung mọi giá trị tƣ tƣởng
cũng nhƣ nghệ thuật văn học. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ sự biến thiên không
ngừng của các chuẩn mực mỹ học trong lịch sử, quan niệm về con ngƣời trong

văn học cũng thay đổi theo từng thời kỳ, thời đại. Mỗi thời đại có một quan niệm
về con ngƣời lý tƣởng riêng, cách hiểu và đánh giá con ngƣời riêng biệt, và khi
một biến cố lịch sử đủ lớn làm biến chuyển tƣ tƣởng thì quan niệm đó cũng
không còn vững chãi nữa, mà lung lay và bị thay thế. Tìm hiểu sự thay đổi trong
quan niệm về con ngƣời trong văn học qua các thời kỳ của một dân tộc có thể
giúp cắt nghĩa đƣợc những biến chuyển trong quan niệm nhân sinh của dân tộc
đó, phân tích sự thể hiện quan niệm con ngƣời không chỉ ở nội dung mà cả đặc
trƣng nghệ thuật, nâng cao mức độ đánh giá quan niệm con ngƣời trong văn học
cả về chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh đó, khi đi sâu vào khai thác các khía
cạnh trong việc thể hiện quan niệm về con ngƣời cho sẽ thấy sự phong phú, tiến
bộ trong tƣ tƣởng, văn hóa của một dân tộc, một thời đại cũng nhƣ những hạn
chế cố hữu.
Quan niệm về con ngƣời của mỗi dân tộc qua từng thời kỳ đều thể hiện qua một
hình tƣợng nhân vật văn học cụ thể, tiêu biểu. Với văn học Việt Nam, một nền
văn học đã trải qua những năm tháng đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, những
năm tháng mà mƣa bom, bão lửa trải rộng trên mọi vùng miền, hình tƣợng ngƣời
lính trở thành một hình tƣợng tiêu biểu, điển hình, quy tụ những phẩm chất của
thời đại và cũng thể hiện đƣợc những đặc điểm trong quan niệm của dân tộc về
con ngƣời, nhất là trong và sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Bƣớc ra từ chiến

4


tranh, vẫn xuất hiện trong văn học với cây súng trên vai, nhƣng sau năm 1975,
nhất là từ mốc đổi mới văn học năm 1986, sự thể hiện hình tƣợng ngƣời lính đã
có nhiều thay đổi, chuyển biến. Những thay đổi, chuyển biến này cho thấy ở tầm
khái quát hơn sự chuyển biến về quan niệm con ngƣời, vì đây là hình tƣợng
xuyên suốt cả một thời kỳ chiến đấu và duy trì tới thời kỳ đổi mới. Nhìn ngƣời
lính ở các khía cạnh mới, các hoàn cảnh mới, đặt ngƣời lính vào những vai trò
mới, đánh giá lại cả những huy hoàng và những mất mát của họ, văn học Việt

Nam thời kỳ đổi mới đã nhìn lại, đánh giá lại và thay đổi quan niệm một chiều
về con ngƣời.
Trong các thể loại văn học, tiểu thuyết là thể loại có sự linh hoạt và những ƣu
điểm nổi trội trong việc khắc họa cái nhìn cuộc sống so với các thể loại khác.
Nếu nhƣ truyện ngắn chỉ đem tới cái nhìn về con ngƣời trong khoảnh khắc, trong
một lát cắt, thì tiểu thuyết đem tới cái nhìn xuyên suốt mọi số phận, mọi cuộc
đời, đƣa con ngƣời vào một thế giới đa chiều rộng lớn, soi chiếu con ngƣời ở
mọi góc nhìn, để thấy đƣợc cả những khoảng tối âm u nhất. Tìm hiểu sự thay đổi
quan niệm về con ngƣời qua các tiểu thuyết tiêu biểu của một thời kỳ sẽ đem tới
cái nhìn khái quát hơn các thể loại khác, cũng nhƣ có thể đánh giá một cách cụ
thể và sâu sắc hơn sự thay đổi ấy ở các khía cạnh khác nhau, các bƣớc thăng
trầm cũng nhƣ so sánh đƣợc sự thay đổi ấy giữa các nhân vật một cách phong
phú và đa dạng hơn. Tiểu thuyết là bức tranh cuộc sống hiện thực và đầy đặn
nhất, đến với tiểu thuyết là đến với cuộc sống đƣợc khắc họa theo cả chiều rộng
và chiều sâu.
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (lấy mốc năm 1986) đƣợc giảng dạy một
cách phổ biến trong chƣơng trình Ngữ văn tại các trƣờng Trung học phổ thông,
cao đẳng và đại học. Sự đổi mới thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề,
trong đó sự đổi mới, thay đổi trong quan niệm về con ngƣời đƣợc quan tâm và
nghiên cứu sâu rộng. Do vậy, đề tài Sự thay đổi quan niệm về con người qua

5


hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thời kỳ đổi mới
hy vọng sẽ đóng vai trò là một tài liệu tham khảo nêu lên những kiến giải tổng
quát, những phân tích ở mức độ cụ thể về sự thay đổi trong quan niệm con
ngƣời, giúp ích cho quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu của học sinh, sinh
viên.
Từ những lý do trên đây, ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài Sự thay đổi quan

niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt
Nam đầu thời kỳ đổi mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử Việt Nam đã mở sang một trang
hoàn toàn mới. Hòa bình lập lại trên mọi miền tổ quốc, đất nƣớc bƣớc vào giai
đoạn phục hồi và phát triển. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã dẫn tới sự thay đổi
về tƣ tƣởng, văn hóa, đòi hỏi văn học phải đáp ứng kịp thời và phù hợp. Trong
hoàn cảnh đó, văn học không còn có thể khoác mãi chiếc áo ca ngợi hào hùng,
chất sử thi lãng mạn dần khiến bức tranh văn chƣơng nhàm chán và đơn điệu.
Độc giả khẩn thiết mong chờ và đón nhận một nền văn học nhìn vào hiện thực,
gắn với đời sống và đa chiều, đa mầu hơn, nhà văn phải có ngòi bút thế sự, ngòi
bút biết đào sâu, biết khám phá mọi mặt của tâm hồn con ngƣời. Sự thay đổi của
văn học thể hiện rõ rệt nhất ở sự thay đổi trong quan niệm về con ngƣời – đặc
biệt là qua một hình tƣợng đã xuyên suốt cả giai đoạn lịch sử đau thƣơng trƣớc
đó – ngƣời lính cụ Hồ. Hàng loạt các tiểu thuyết ra đời, nhất là sau năm 1986,
gây tiếng vang lớn khi nhìn lại cuộc chiến, nhìn lại quá khứ, khi đặt ngƣời lính
vào hòa bình cũng nhƣ soi chiếu những góc khuất trong chiến tranh. Sự chuyển
mình của văn học trong quan niệm về con ngƣời trở thành một đề tài đƣợc bàn
luận sôi nổi qua các công trình nghiên cứu, các bài viết, các chuyên đề cũng nhƣ
đƣợc giảng dạy và phân tích trong các chƣơng trình phổ thông và đại học.

6


Trong “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới” in ở
Tạp chí văn học số 9/2001, Tôn Phƣơng Lan đã so sánh sự thể hiện con ngƣời
trong các tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới với văn học giai đoạn trƣớc đó
(trƣớc năm 1975) và khẳng định những đặc điểm mới và nổi bật trong sự thể
hiện con ngƣời. Tác giả đánh giá con ngƣời đang đƣợc thông hiểu và nhìn nhận
từ nhiều phía để đƣợc hiện lên nhƣ những gì vốn có.

Tác giả Nguyễn Văn Long trong nhiều bài viết đã khẳng định sự thay đổi của
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới thể hiện rõ rệt qua sự đổi mới về quan niệm
con ngƣời. Trong bài “Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau
Cách mạng tháng Tám”, Nguyễn Văn Long đã nhận định những thay đổi to lớn
của đời sống xã hội sau năm 1975, nhất là sau Đại hội Đảng năm 1986 đã dẫn tới
sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị cuộc sống. Con
ngƣời thay vì một chiều nhƣ trƣớc đây đã đƣợc mô tả trong “tất cả tính đa dạng,
đa chiều của nó”. Trong một số bài viết khác, ông đã đề cập đến sự đa dạng của
văn học thời kỳ đổi mới về đề tài, thể loại, các phong cách và khuynh hƣớng
thẩm mỹ,… Ông cũng khái quát lên các đặc điểm quan trọng của văn xuôi thời
kỳ đổi mới và khẳng định văn xuôi đã “mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền
với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người”. Ở một tầm khái quát hơn, trong
cuốn sách Văn học Việt Nam hiện đại tập II do Nhà xuất bản Văn học phát
hành, cùng với nhiều tác giả khác, tác giả Nguyễn Văn Long đã tổng hợp những
nét diện mạo chung cũng nhƣ những đổi mới về cả tƣ tƣởng và nghệ thuật của
văn xuôi sau 1975 so với trƣớc. Cuốn sách này đóng vai trò là một tài liệu học
tập, nghiên cứu của sinh viên về văn học Việt Nam hiện đại.
Giáo sƣ Trần Đình Sử trong một số tham luận, bài viết thì khẳng định văn xuôi
Việt Nam sau 1975 có nhiều đổi mới và cách tân để phù hợp với những yêu cầu
đổi mới của thời đại. Ông gọi sự đổi mới này là “một sự bùng nổ về ý thức cá
tính nhằm lập lại thế cân bằng giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Sự tiến

7


bộ của văn học là một quá trình không ngừng làm giàu mãi lên những phẩm chất
mới, không ngừng khơi sâu, mở rộng thêm quan niệm về con người và hiện
thực.”
Giáo sƣ Phan Cự Đệ trong các công trình có tính chất nghiên cứu tổng hợp nhƣ
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại hay các bài viết trên các báo nhƣ “Tiểu thuyết

Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới” đã đƣa tới cái nhìn khái quát, đánh
giá sự thay đổi trong cách thể hiện nhân vật của tiểu thuyết sau 1986 trên cả bình
diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào phân tích các tiểu thuyết
tiêu biểu nhƣ Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Thời xa vắng,… để cho
thấy sự cách tân mới mẻ đƣợc thể hiện cụ thể trong các tiểu thuyết này.
Trong tham luận “Phác họa con người thời đại và nhân vật trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại” tại Hội thảo khoa học Con người Việt Nam hôm nay và trách
nhiệm của văn học nghệ thuật, do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt
Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 20.8.2014, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã phác
họa hình ảnh con ngƣời thời đại qua các nhân vật văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.
Nếu nửa đầu thế kỷ XX, nhân vật ngƣời nhà quê, ngƣời bình dân thành thị và
ngƣời trí thức nghèo thể hiện cái nhìn về hiện thực, khơi lại các cuộc tranh luận
“văn học vị nghệ thuật” hay “văn học vị nhân sinh” thì nhân vật giai đoạn 19451975 đem tới cái nhìn sử thi lãng mạn, hào hùng về hai cuộc chiến tranh của dân
tộc. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện ở nửa cuối tham luận cũng tập
trung vào khái quát đặc điểm thể hiện hình ảnh con ngƣời qua các nhân vật công,
nông, binh, trí thức mới và doanh nhân trong văn xuôi thời kỳ đổi mới. Phần này
cho thấy những đánh giá về khuynh hƣớng đi sâu tìm tòi, thể hiện hình ảnh con
ngƣời chân thực và gần với đời sống.
Trong hội thảo 50 năm Văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám do khoa
Ngữ Văn - Đại học Sƣ phạm, khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp cùng với
trƣờng viết văn Nguyễn Du và tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp tổ chức tại
8


Hà Nội ngày 3-6-1995 đã có 44 báo cáo, tham luận của các nhà văn, nhà phê
bình, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi nhƣ: Chu Lai, Xuân Thiều, Đinh Xuân
Dũng, Lã Nguyên, Nguyễn Văn Long, Vƣơng Trí Nhàn… Các tham luận này
trình bày nhiều vấn đề về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, khá nhiều tham
luận tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết chiến tranh hay các tiểu thuyết viết về
ngƣời lính nhƣ tham luận “Mấy suy nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách

mạng” của tác giả Xuân Thiều. Phần lớn các tham luận đều có chung nhận định
về sự thay đổi trong việc thể hiện hình tƣợng cũng nhƣ khắc họa số phận ngƣời
chiến sĩ, qua đó thể hiện đƣợc sự thay đổi trong các thang chuẩn đánh giá con
ngƣời. Chất sử thi, lãng mạn đã bị xóa nhòa, nhƣờng chỗ cho cái nhìn thế sự đa
chiều, đa màu sắc và giàu nhân sinh. Ngƣời lính vừa là một hình tƣợng khái quát
vừa mang những đặc điểm cá nhân riêng biệt.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến trong bài viết “Con người trong tiểu thuyết thời
hậu chiến viết về chiến tranh” đã nhận định: “Việc đổi mới quan niệm về con
người là yếu tố căn bản quyết định xu hướng dân chủ hóa của văn học, giúp cho
văn học vừa linh hoạt biến hóa hơn về hình thức lại vừa chân thực hơn trong nội
dung khái quát đời sống.” [50, tr. 18]. Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát một
số tiểu thuyết tiêu biểu của thời kỳ đổi mới để làm rõ hai khía cạnh khắc họa con
ngƣời: con ngƣời dƣới góc độ bi kịch cá nhân và con ngƣời dƣới góc độ bản
năng tự nhiên. Tác giả cũng kết luận rằng tất cả những thay đổi trong việc khắc
họa nhân vật của tiểu thuyết sau đổi mới, cụ thể là tiểu thuyết chiến tranh bắt
nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm cuộc sống và con ngƣời.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết “Mấy suy nghĩ xung quanh vấn đề xây
dựng nhân vật người chiến sĩ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh (19451985)” đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đã nhận xét: “Trong xây dựng
nhân vật người chiến sĩ, tiểu thuyết sau 1975 đã có hướng đi sâu vào miêu tả
quá trình tâm lý nhằm cá thể hóa nhân vật” [38, tr.121-122]. Đây là một bài viết

9


khái quát về những đặc điểm của việc thể hiện hình tƣợng ngƣời chiến sĩ sau
năm 1975 trong tiểu thuyết, đặc biệt tập trung vào tiểu thuyết thời kỳ đổi mới.
Bài viết cho thấy ngƣời chiến sĩ sau năm 1975 đã đƣợc cá thể hóa, mang những
nét cá nhân riêng biệt cả về tính cách và số phận chứ không chỉ nằm trong vòng
nhân dân, cộng đồng và chỉ gánh trên vai nhiệm vụ lịch sử nữa. Trong bài viết
“Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người” in trên Tạp chí văn học số 6

(1991), tác giả Bùi Việt Thắng đánh giá những thay đổi trong quan niệm con
ngƣời cũng nhƣ nêu lên các đặc điểm cơ bản trong quan niệm về con ngƣời của
văn học sau đổi mới. Đặc biệt, trong bài viết này, tác giả phân tích Nỗi buồn
chiến tranh trong vai trò một tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện rõ rệt quan niệm con
ngƣời dám nhìn lại, dám vƣợt lên và tranh đấu với quá khứ với hình tƣợng nhân
vật Kiên. Ngoài ra còn các bài báo của Đinh Thị Huyền, Nguyễn Tiến Đức đăng
trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện văn học nhƣ “Chân dung tinh
thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến”, “Nhân vật của tiểu thuyết
hậu chiến” (Đinh Thị Huyền), “Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi
quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (Nguyễn Tiến Đức)…
Vũ Tuấn Anh trong “Đổi mới văn học vì sự phát triển” in trên Tạp chí văn học
đã khẳng định: “Đổi mới văn học khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học
trên một chặng đường mới của lịch sử, cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn,
khuất lấp đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản thể
con người.” [1, tr.14].
Ngoài ra, còn khá nhiều các bài viết riêng lẻ in trong sách, đăng trên báo bàn về
sự cách tân, thay đổi của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975, trong đó có đề
cập tới hình ảnh ngƣời lính nói riêng và con ngƣời nói chung nhƣ bài viết “Tiểu
thuyết về chiến tranh viết sau năm 1975” đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1980,
“Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh” đăng trên website của Viện
Văn học (PGS. TS Tôn Phƣơng Lan); “Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau

10


năm 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ” (TS Nguyễn Phƣợng), “Ý
thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (PGS. TS Nguyễn Bích
Thu) in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy.
Vấn đề quan niệm con ngƣời trong văn xuôi thời kỳ đổi mới là một đề tài khá

quen thuộc của các luận văn, luận án văn học qua các đề tài khái quát nhƣ đề tài
chiến tranh, đề tài số phận con ngƣời, hay rộng hơn là quan niệm về con ngƣời.
Trong luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn
Thị Kim Tiến đã khái quát những cách tân, đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới trong việc thể hiện con ngƣời. Cụ thể hơn, ở chƣơng 2: Hình
tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, tác giả đã phân chia sự thể
hiện ấy qua các hình tƣợng nhƣ con ngƣời dƣới góc nhìn bản chất xã hội, con
ngƣời dƣới góc nhìn loại hình văn học,… Tác giả đã soi chiếu nhân vật ngƣời
lính trong nhiều chiều không gian, nhiều hoàn cảnh, cả thế giới tâm linh để thấy
sự phức tạp, phong phú cũng nhƣ sự méo mó, bi kịch của tính cách và số phận.
Trong luận án Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 –
Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị Thanh đã
xác định những khuynh hƣớng chính của tiểu thuyết có đề tài chiến tranh sau
năm 1975. Với luận án này, Nguyễn Thị Thanh đã đi sâu vào tìm hiểu cách biểu
hiện về chiến tranh của tiểu thuyết sau năm 1975, so sánh tƣơng quan với tiểu
thuyết trƣớc 1975 để thấy sự khác biệt và đổi mới về cả quan niệm và nghệ
thuật. Tác giả Nguyễn Thị Thanh nhận định tiểu thuyết thời kỳ đổi mới “hướng
tới miêu tả những con người tích cực tham gia vào các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc. Thuật ngữ nhân vật anh hùng lưỡng diện mà chúng tôi sử dụng ở
đây có tính chất phân biệt với kiểu anh hùng nhất phiến từng xuất hiện trong tiểu
thuyết về chiến tranh trước 1975. Đây là kiểu nhân vật anh hùng trong chiến

11


đấu, trong tư cách công dân song có đời sống nội tâm không đơn giản hoặc còn
ít nhiều khiếm khuyết trong tư cách con người đời thường.” [43, tr.63]
Trong các luận văn thạc sĩ gần đây, đề tài thay đổi quan niệm con ngƣời trong
văn học đổi mới ít nhiều đƣợc nhắc đến ở tầm khái quát hoặc chuyên sâu trong
một chƣơng, ví dụ nhƣ luận văn Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu

thuyết chiến tranh sau 1975 (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Hình tượng
người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo
Ninh của Nguyễn Ngọc Hƣng (2010)….
Bên cạnh đó, có không ít các bài nghiên cứu, các luận văn, luận án đi sâu vào
tìm hiểu vấn đề thay đổi quan niệm con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính trong
phạm vi một tác phẩm, một tác giả hoặc một chùm tác giả trong văn học thời kỳ
đổi mới. Ví dụ nhƣ Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
(2008) của Đinh Thanh Hƣơng, …. Đặc biệt, nhiều luận văn đi sâu vào các tác
giả cụ thể nhƣ Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân nhƣ luận văn Đặc điểm tiểu
thuyết Nguyễn Trí Huân của Phan Thị Trang (2010), Thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Nguyễn Trí Huân của Đặng Thị Hà (2014)…
Nhƣ vậy, nhìn chung lịch sử nghiên cứu đề tài sự thay đổi quan niệm con ngƣời
trong văn học đổi mới có thể tóm gọn nhƣ sau:
-

Về nội dung khảo sát: Giới nghiên cứu đã tập trung vào các khía cạnh khác
nhau của vấn đề thay đổi quan niệm con ngƣời, cả ở nội dung và nghệ thuật.
Tuy cách phân chia có khác nhau, nhƣng phần lớn tác giả đều nhận định: văn
học thời kỳ đổi mới đã nhìn con ngƣời bằng cái nhìn đời tƣ, thế sự; con ngƣời
đƣợc soi chiếu đa chiều, đa diện, đƣợc khám phá trong nhiều hoàn cảnh, đƣợc
nhìn sâu vào tâm hồn để thấy những khiếm khuyết, những góc khuất bên cạnh
những huy hoàng của lịch sử.

12


-

Về phạm vi khảo sát: Cho tới nay, hầu nhƣ các nghiên cứu đều tập trung khảo
sát sự thay đổi quan niệm con ngƣời trên diện rộng, bao quát các hệ thống

nhân vật đƣợc biểu hiện trong văn học đổi mới chứ chƣa tập trung vào một đối
tƣợng nhân vật cụ thể nhƣ nhân vật ngƣời lính. Về phạm vi tác phẩm, nhiều
bài nghiên cứu, nhiều luận văn, luận án đã thành công trong việc hệ thống các
tiểu thuyết nổi bật nói riêng hoặc các tác phẩm nổi bật của nền văn xuôi Việt
Nam thời kỳ đổi mới nói chung để đem tới cái nhìn khái quát và đầy đủ.
Lựa chọn đề tài Sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người
lính trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thời kỳ đổi mới, ngƣời viết hy vọng
tiếp nối và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc về đề tài này. Trên
cơ sở đó, ngƣời viết mong muốn luận văn sẽ là một tài liệu có nội dung chi tiết
hơn, tập trung vào sự thay đổi quan niệm con ngƣời thể hiện chủ yếu qua hình
tƣợng ngƣời lính – một tƣợng đài lịch sử dân tộc.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục đích

Mỗi thời đại đã đi qua đều để lại nhiều dƣ âm, đối với dân tộc Việt Nam, chiến
tranh là một dƣ âm không thể phai nhòa. Văn học thời chiến đã xây dựng nên
những tƣợng đài anh hùng, những con ngƣời đã hy sinh hạnh phúc cá nhân cho
hòa bình của tổ quốc. Thời chiến cần những con ngƣời sống trọn mình cho tổ
quốc nên văn học thời chiến cũng cần những hình tƣợng đầy chất sử thi, vì thế
quan niệm về con ngƣời cũng đầy chất sử thi.
Hòa bình tới, sau chiến tranh, quan niệm về con ngƣời đƣợc nhìn lại, thời đại
yêu cầu một cái nhìn sâu sắc hơn, hiện thực hơn, nhiều chiều hơn, chứ không
đơn nhất, chung chung nhƣ trƣớc. Hình tƣợng ngƣời lính trong văn học, nhất là
trong tiểu thuyết thời kỳ đầu đổi mới không còn là những anh hùng “hoàn hảo”
nữa.

13



Tìm hiểu về sự thay đổi quan niệm con ngƣời qua một hình tƣợng đã xuyên suốt
dọc chiều dài lịch sử đất nƣớc, là tƣợng đài cho cả một thế hệ là tìm hiểu về sự
thay đổi của quan niệm về cuộc đời, để nhìn lại cả một thời đại, giúp ngƣời đọc,
nhất là lớp hậu sinh có cái nhìn tổng quát hơn, đi sâu hơn và thấu hiểu hơn.
Chiến tranh, lịch sử không còn chỉ đƣợc tái hiện qua những kiến thức khô khan
mà thực tế, gần gũi và đa chiều.
Tìm hiểu sự thay đổi quan niệm về con ngƣời, luận văn cũng bên cạnh đó tìm
hiểu sự thay đổi về nghệ thuật tiểu thuyết, đi sâu hơn trong quan niệm về chức
năng và vai trò của văn học, giúp ngƣời đọc nhận ra văn học không chỉ đơn
thuần là phục vụ thời đại, mà còn phải luôn đổi mới, luôn là nơi lƣu giữ những
giá trị nhân văn sâu sắc.
Tìm hiểu quan niệm về con ngƣời thay đổi nhƣ thế nào trong giới hạn tiểu thuyết
thời kỳ đầu đổi mới là tiền đề cho những nghiên cứu, tìm tòi về sự thay đổi quan
niệm con ngƣời xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học. Hy vọng luận văn sẽ là
một tƣ liệu có giá trị hỗ trợ cho những nghiên cứu về văn hóa và lịch sử dân tộc
trong dòng chảy lịch sử nhân loại.
3.2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát các tiểu thuyết đầu thời kỳ đổi mới, tức là các tiểu
thuyết đƣợc xuất bản ngay sau mốc năm 1986. Các tiểu thuyết này đánh dấu
bƣớc ngoặt của sự đổi mới văn chƣơng cả về tƣ tƣởng và nghệ thuật. Trong đó,
để giới hạn và nghiên cứu sự thay đổi quan niệm con ngƣời một cách chi tiết và
cụ thể hơn, luận văn chú tâm phân tích chùm 3 tiểu thuyết:
+ Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh
+ Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai
+ Chim én bay – Nguyễn Trí Huân


14


Trong chùm 3 tiểu thuyết này, ngƣời viết tập trung vào phân tích sự thể hiện
hình tƣợng ngƣời lính qua các nhân vật:
+ Nỗi buồn chiến tranh: Kiên
+ Ăn mày dĩ vãng: Hai Hùng và Ba Sƣơng
+ Chim én bay: Quy
Trên sự tƣơng quan so sánh và phân tích các nhân vật ngƣời lính khác cùng xuất
hiện trong ba tiểu thuyết này, luận văn sẽ đi sâu khám phá những đặc điểm nổi
bật làm nên sự thay đổi trong quan niệm về con ngƣời.
Ngoài ra, luận văn cũng có sự tham khảo và lấy dẫn chứng ở một số tiểu thuyết
viết sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, Dƣơng Hƣớng, Ma Văn Kháng,
Khuất Quang Thụy,… Bên cạnh đó là so sánh để thấy sự thay đổi trong quan
niệm về con ngƣời thể hiện qua hình tƣợng ngƣời lính với một số tiểu thuyết tiêu
biểu trong thời kỳ văn học chiến tranh nhƣ Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Sống
mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tƣởng), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người
lính (Nguyễn Minh Châu), Vùng trời (Hữu Mai)…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: trong luận văn, ngƣời viết sẽ hệ thống các
tiểu thuyết theo từng thời kỳ, sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, sắp
xếp.
- Phƣơng pháp loại hình: Phƣơng pháp loại hình để nhận diện các khía cạnh,
đặc điểm hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết thời kỳ đầu đổi mới và phân
tích những biểu hiện nghệ thuật khi khắc họa hình tƣợng ngƣời lính.
- Phƣơng pháp so sánh: Đây là phƣơng pháp quan trọng trong quá trình thực
hiện đề tài này. Ngƣời viết đặt hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết thời kỳ
đổi mới trong mối tƣơng quan với tiểu thuyết giai đoạn trƣớc đó để thấy

15



những thay đổi, những cách tân mới mẻ cũng nhƣ những điểm tƣơng đồng
tiếp nối, kế thừa của văn học dân tộc.
- Phƣơng pháp liên ngành: Trong luận văn, ngƣời viết vận dụng kết hợp kiến
thức của nhiều ngành nhƣ lý luận văn học, phân tâm học, lịch sử,…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng
- Chƣơng 1: Sự vận động của văn học Việt Nam thời đổi mới và hành trình
sáng tạo của các nhà văn viết về ngƣời lính
- Chƣơng 2: Những đặc trƣng cơ bản của sự thay đổi quan niệm về con ngƣời
qua hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết đầu thời kỳ đổi mới.
- Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết thời
kỳ đầu đổi mới.

16


Chƣơng 1
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CÁC NHÀ VĂN
VIẾT VỀ NGƢỜI LÍNH

1.1.

Những chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất. Tiếng súng, tiếng
bom đã ngừng vang trên mọi miền tổ quốc, nhân dân ta bắt đầu bƣớc vào công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nền hòa bình, dân chủ. Đại hội toàn lần
thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (1976) đã chỉ ra đƣờng lối: “Có chủ nghĩa
xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại do đó bảo đảm cho đất nước ta vĩnh
viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh.”. Đây chính là thời cơ để
đất nƣớc vƣơn mình đứng dậy sau chiến tranh, bƣớc lên con đƣờng phát triển
vững mạnh và lâu dài. Tuy nhiên, những di chứng của hai cuộc chiến tranh khốc
liệt vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề, gây ra rất nhiều khó khăn chƣa thể
khắc phục trong mọi mặt của kinh tế - xã hội cũng nhƣ những tổn thƣơng, mất
mát về tinh thần. Chữa lành đƣợc những vết thƣơng này là một nhiệm vụ lâu dài
và gian khổ. Bên cạnh đó, các chủ trƣơng, chính sách mới của Đảng và nhà nƣớc
vẫn còn đang bƣớc đầu xây dựng và hình thành nên không tránh khỏi việc sa vào
lối mòn quan liêu, nóng vội, nặng kiến thức, thiếu thực tế. Đất nƣớc ta lại chịu
cấm vận của các nƣớc thù địch, bị đóng cửa không thể giao lƣu kinh tế, văn hóa,
xã hội với thế giới. Cuộc chiến tranh lớn đã kết thúc nhƣng ở biên giới, những
cuộc xung đột vẫn xảy ra tiêu hao sức ngƣời, sức của. Tất cả những lý do trên
khiến cho tình hình kinh tế - xã hội trong những năm đầu sau chiến tranh rơi vào
khủng hoảng nặng nề và không có nhiều khởi sắc.

17


Nhận thấy tình hình cấp bách của đất nƣớc, một lần nữa, Đảng và Nhà nƣớc đã
kịp thời thực hiện đƣờng lối đổi mới để đƣa đất nƣớc thoát khỏi vũng lầy suy
sụp. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra
những chủ trƣơng đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tƣ tƣởng,
xã hội. Kinh tế đã có những bƣớc khởi sắc đáng kể và bắt đầu đi lên. Đời sống
ngƣời dân đƣợc cải thiện về mọi mặt. Chủ trƣơng đổi mới cũng mở cửa để giao
lƣu và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển cũng nhƣ kế thừa những nét đẹp
trong các lĩnh vực khác nhau của nhân loại. Năm 1986 đƣợc coi là cột mốc đánh
dấu bƣớc ngoặt của đất nƣớc, chính thức vƣơn lên từ một nƣớc nông nghiệp lạc

hậu chịu nhiều tàn phá của mƣa bom, bão đạn. Hoàn cảnh lịch sử cũng những
thay đổi đáng kể trong đời sống kinh tế, hội nhập đã thúc đẩy và tạo điều kiện
cho những chuyển biển về văn hóa – tƣ tƣởng thời kỳ này.
1.1.2. Những chuyển biến về xã hội, văn hóa - tư tưởng
Trong hai cuộc chiến, điều quan trọng nhất là độc lập tự do của tổ quốc. Những
năm tháng đó, cả đất nƣớc “có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt” (Chế Lan
Viên), cả đất nƣớc hƣớng về lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Ngƣời ta quên đi
những lo toan vụn vặt, những mơ ƣớc cá nhân, những chuyện riêng tƣ để lo
chuyện của tập thể, của cộng đồng. Trong những năm tháng ấy, lòng yêu nƣớc
đƣợc phát huy cao độ, con ngƣời đƣợc đánh giá ở tinh thần hy sinh vì lợi ích của
đất nƣớc, ngƣời ta đƣợc ca ngợi khi sẵn sang gạt đi hạnh phúc của bản thân để
cống hiến đời mình cho hạnh phúc chung của tổ quốc. Nhà văn Nguyên Ngọc
nhận xét: “Trong chiến tranh, mọi quan hệ xã hội và con người dồn lại và thu
hẹp vào một quan hệ duy nhất: sống – chết. Người ta phải sống phi thường, phi
thường có thể là cao cả, nhưng phi thường cũng đồng thời là triệt tiêu đi bao
nhiêu quan hệ bình thường mà vô cùng phong phú và phức tạp của con người,
đẩy tất cả các quan hệ ấy về phía sau. (…) Ngọn lửa chiến tranh thiêu cháy cả
những nhỏ nhen, nhiêu khê của cuộc sống thường ngày… Hoà bình thì khác hẳn.

18


Hoà bình tức là trở lại đối mặt với cái bình thường hằng ngày, cái bình thường
mà muôn thủa, tất cả những nhiêu khê của cuộc sống bị che lấp trong chiến
tranh bây giờ thức dậy, vây quanh con người từng giờ ở khắp mọi nơi.” Hòa
bình đã trở lại, con ngƣời bƣớc ra từ cuộc chiến phải đối mặt với cuộc sống phức
tạp và đời thƣờng, các giá trị, các chuẩn mực truyền thống lung lay, chấp chới
bên cạnh các giá trị, các chuẩn mực của đời sống cá nhân thời bình. Từ đây,
hạnh phúc cá nhân, các nhu cầu của cá nhân về vật chất và tinh thần đƣợc đề
cao, ngƣời ta tự hỏi về vị trí của cái tôi, ngƣời ta nghĩ lại về quá khứ, ngƣời ta

nghi vấn và phát hiện ra những mặt đa chiều, phức tạp của cuộc sống mà một
thời đã phải buộc chôn giấu.
Kinh tế thị trƣờng đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội, đồng tiền lên ngôi
và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống. Đồng tiền đổi trắng thay đen,
quyết định số phận con ngƣời, xã hội đảo điên vì sự đen – bạc. Tâm lý sòng
phẳng, ăn thua, tranh giành len lỏi và đẩy lùi các giá trị đạo đức, khiến xã hội
phân hóa một cách rõ rệt. Cùng với nền kinh tế, nhu cầu thỏa mãn về vật chất
của xã hội tăng cao. Thay vì cuộc sống với sự đáp ứng vật chất ăn mặc tối thiểu
nhƣ trong chiến tranh, xã hội phát triển các tiện nghi ngày càng phong phú nhằm
thỏa mãn con ngƣời.
Việc mở cửa hội nhập và giao lƣu với thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở rộng và phát triển không chỉ kinh tế mà cả văn hóa – xã hội. Trƣớc đây, văn
hóa – xã hội nƣớc ta bị bó hẹp trong sự lạc hậu, bảo thủ, trình độ tri thức giới
hạn. Đến thời kỳ đổi mới, các tƣ tƣởng mới mẻ về triết học, mỹ học,… du nhập
đã làm thay đổi nhận thức của cả xã hội. Con ngƣời nhìn cuộc sống một cách
phong phú, đa chiều và sâu sắc hơn, con ngƣời đánh giá bản thân và đánh giá
cộng đồng trong nhiều hệ quy chiếu, con ngƣời đƣợc tiếp xúc với nhiều nguồn
tri thức, thông tin đa tuyến nên thoát khỏi sự ràng buộc, một chiều về tƣ tƣởng.

19


Nói tóm lại, những tiền đề về kinh tế, tƣ tƣởng, xã hội – văn hóa sau chiến tranh,
nhất là sau năm 1986 là những tiền đề tạo nên sự đổi mới toàn diện và sâu sắc
trên mọi mặt của đời sống đất nƣớc. Đây cũng là những tiền đề quan trọng và là
điều kiện cần thiết thúc đẩy nhu cầu đổi mới về văn học sau năm 1975.
1.1.3. Nhu cầu đổi mới của văn học
Những chuyển biến về tƣ tƣởng, xã hội – văn hóa tất yếu dẫn đến nhu cầu đổi
mới của văn học Việt Nam sau 1975. Nền văn học sau 1975 đƣợc gọi là nền văn
học hậu chiến – nền văn học bƣớc ra từ chiến tranh. Nếu nhƣ trong chiến tranh,

văn học mang vai trò lịch sử, văn học cần phản ánh những chiến thắng và những
ngƣời anh hùng, văn học cần nêu cao tinh thần, cổ vũ chiến đấu và hƣớng đến
chiến thắng thì sau năm 1975, khi lịch sử đã thay đổi, văn học không thể mang
“chiếc áo thời chiến” nữa. Những thay đổi về tƣ tƣởng, xã hội – văn hóa đòi hỏi
một nền văn học phù hợp và năng động hợn.
Xã hội khẩn thiết yêu cầu một nền văn học có thể tái hiện bức tranh cuộc sống
sau chiến tranh, có thể bám sát hiện thực thay vì đi theo một lối mòn cũ. Các hệ
giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ thay đổi cũng yêu cầu văn học phải có sự cách tân
phù hợp và kịp thời nếu không sẽ rơi vào vũng bùn lạc hậu, cũ kỹ. Sự giao lƣu,
hội nhập với thế giới cũng đem tới cho văn học những luồng gió tƣ tƣởng mới.
Các nhà văn tự soi chiếu vào các nền văn học thế giới, soi chiếu vào thế giới đa
chiều để nhận ra sự cấp thiết cần thay đổi. Văn học sẽ không thể phát triển và
bƣớc tiếp nếu từ chối và đáp ứng chậm trễ nhu cầu đổi mới đang đƣợc đặt ra.
1.2.

Sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới và sự thay đổi quan niệm
về con ngƣời

Văn học Việt Nam đã trải qua những dấu mốc thay đổi quan trọng trong quá
trình phát triển, kể từ nền văn học trung đại. Có thể nhận thấy rõ rệt rằng, để đáp
ứng nhu cầu và yêu cầu bức thiết của lịch sử, văn học luôn chuyển mình cả về tƣ

20


tƣởng và nghệ thuật cho phù hợp. Văn học đã có những cách tân, đã hòa mình
vào dòng chảy của văn học thế giới, đã có những thành tựu chói lọi trong giai
đoạn 1930-1945. Từ 1945-1975, văn học là ngƣời thƣ ký cổ vũ cho chiến thắng
lịch sử dân tộc, văn học mang đậm tính ngợi ca hào hùng, văn học mang vai trò
của ngọn cờ dựng nƣớc và giữ nƣớc. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, văn học

bƣớc vào giai đoạn chơi vơi, tìm hƣớng đi mới, tìm tòi những khía cạnh mới để
chuẩn bị cho cái lắc mình dữ dội vào điểm mốc năm 1986. Có thể nói, năm 1986
đánh dấu bƣớc ngoặt trọng đại lớn trong lịch sử văn học.
1.2.1. Văn học trước 1975
Đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: cuộc xâm lƣợc của thực dân
Pháp khởi đầu cho những năm tháng đau thƣơng của dân tộc, văn học bƣớc vào
giai đoạn chuyển mình từ văn học trung đại sang văn học của cái tôi. Không còn
là “văn dĩ tải đạo”, không còn mang vai trò giáo huấn và răn dạy sửa mình, văn
học thoát khỏi những ràng buộc để chuẩn bị cho sự xuất hiện một thời đại: Văn
học hiện thực phê phán, văn học lãng mạn với Thơ mới và Tự lực văn đoàn. Văn
học hiện thực phê phán đã lột tả đƣợc cuộc sống bần cùng, bế tắc, thiếu thốn về
vật chất và suy đồi về tinh thần của các tầng lớp nhân dân, mang theo trọng trách
lên án xã hội đƣơng thời. Còn văn học lãng mạn là tiếng nói của ý thức cá nhân
trong vai trò một chủ thể sáng tạo độc đáo, đề cao tự do và việc phát huy bản
ngã.
Giai đoạn 1945 – 1975, nền văn học nằm giữa hai cuộc chiến lớn của dân tộc,
vận mệnh dân tộc đƣợc đặt lên vai mỗi con ngƣời. Cuộc sống cá nhân, những lo
toan của đời sống riêng tƣ trở nên nhỏ bé trƣớc độc lập, tự do của tổ quốc. Văn
học giai đoạn này có nhiệm vụ ngợi ca chủ nghĩa yêu nƣớc, ngợi ca những ngƣời
anh hùng dân tộc, truyền cho ngƣời đọc niềm tin vào tƣơng lai, vào chiến thắng,
vào chủ nghĩa xã hội. Văn học đề cao cái chung, cái tập thể, cái cộng đồng,

21


mang nhiệm vụ quy tụ con ngƣời vì một lý tƣởng duy nhất và vĩ đại nhất: độc
lập, tự do.
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 đã vẽ nên những bức tranh về một cuộc chiến
hào hùng và sôi nổi. Một cuộc chiến mà khắp nơi từ tiền tuyến tới hậu phƣơng,
ngƣời ngƣời thi đua sản xuất, thi đua lập công. Đối với mỗi ngƣời, đƣờng ra trận

“mùa này đẹp thế” và đánh giặc trở thành một niềm vui. Trong văn học, hình
tƣợng ngƣời lính trở thành tƣợng đài trung tâm và đƣợc khắc họa đậm chất sử thi
lãng mạn, hào hùng. Những chị Sứ (Hòn Đất), Thiêm (Mẫn và tôi), Quỳnh
(Vùng trời), Lữ (Dấu chân ngƣời lính),… luôn là ngƣời anh hùng chiến đấu hết
mình vì vận mệnh dân tộc, là con ngƣời của cộng đồng, chói sáng cả về nhân
cách và năng lực. Ngƣời lính luôn bất khuất trong mọi hoàn cảnh, mọi hiểm
nguy, luôn giữ vững niềm tin vào Đảng nhƣ chị Sứ khi bị quân giặc treo trên cây
dừa vẫn bình tĩnh nghĩ: “Bữa nay, có lẽ mình chết. Nhưng mình chỉ thấy tiếc chứ
không ân hận mắc cỡ gì cả… Tới phút này đối với Đảng, mình vẫn y nguyên,
như chị Minh Khai, như chị Võ Thị Sáu,…” [14, tr.145).
Trong các tiểu thuyết của giai đoạn 1945 – 1975, dù nhân vật là một cậu bé, một
cô giao liên, một chiến sĩ,… hay một cụ già thì đều kết tinh những vẻ đẹp của
dân tộc: lòng dũng cảm, bất khuất, kiên trung, yêu nƣớc nồng nàn,… Bất cứ ai
đánh giặc đều trở thành một tƣợng đài. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 không có
chỗ cho những mất mát, đau thƣơng, chết chóc,… chiến trận, đánh giặc đƣợc
hiện lên là những chiến thắng vinh quang, là sự thất bại ê chề của quân giặc.
Ngƣời ta bƣớc vào chiến trận nhƣ bƣớc vào hành trình đầy ắp sự sôi nổi, hào
hứng, văn học đã vẽ nên một hào khí bừng bừng cho cuộc chiến.
Là một ngƣời cầm bút trong thời chiến, các nhà văn của giai đoạn này cũng tự ý
thức vai trò của mình giống nhƣ một ngƣời chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận tƣ
tƣởng. Nhà văn phải biết quên đi cuộc chiến đau thƣơng mà cổ vũ, vực dậy cũng

22


nhƣ làm sáng lên phẩm chất, tinh thần, ý chí của cả dân tộc. Nhà văn cũng cần
đóng góp hết sức mình cho cuộc chiến.
Tóm lại, giai đoạn văn học 1945 – 1975 là giai đoạn văn học của cả dân tộc, là
giai đoạn của những khúc sử thi chiến thắng, những ngƣời anh hùng bất khuất.
Với những thành tựu nổi bật, văn học 1945 – 1975 đã hoàn thành xuất sắc sứ

mệnh lịch sử của nó.
1.2.2. Văn học từ 4/1975 đến 1985
Bƣớc ra khỏi chiến tranh, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội thay đổi dẫn đến
những chuyển biến trong tƣ tƣởng, văn hóa đòi hỏi văn học phải có sự đổi mới
cho phù hợp với yêu cầu thời đại. Tuy nhiên, không phải sự đổi mới của văn học
đã xảy ra quyết liệt và sâu sắc ngay từ những năm đầu sau cuộc chiến. Giai đoạn
văn học sau chiến tranh 1975 có thể chia ra hai chặng đƣờng lớn: Từ 4/1975 đến
năm 1985 và từ năm 1986 trở đi đƣợc coi là mốc đổi mới văn học. Giai đoạn
4/1975 đến 1985 là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học sử thi lãng mạn sang
nền văn học hậu chiến đang còn tìm tòi, loay hoay giữa các thử nghiệm, là
khoảng chơi vơi giao thời mà hƣớng đi của các nhà văn vẫn còn mịt mờ, mơ hồ.
Đây là giai đoạn tiền đề chuẩn bị các điều kiện manh nha cho điểm mốc năm
1986 – điểm mốc tạo nên những bùng nổ trong văn học. Có thể nhận thấy rằng,
không phải cho đến tận năm 1986 ta mới có thể thấy văn học có những bƣớc
chuyển mình mạnh mẽ mà ngay từ giai đoạn trƣớc đó đã xuất hiện những dấu
hiệu đáng chú ý.
Ngay từ những năm văn học sử thi lãng mạn vẫn còn đang phát triển mạnh mẽ,
đã xuất hiện những dòng chảy ngoài lề manh nha một góc nhìn khác, một quan
niệm khác của ngƣời viết về con ngƣời, về cuộc đời, về cuộc chiến, tiêu biểu nhƣ
tiểu thuyết Phá vây của Phù Thăng (1961). Phù Thăng viết Phá vây trong âm
hƣởng ca ngợi và hào hùng nhƣng phảng phất cái dự cảm về mất mát, đau

23


×