Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.11 KB, 94 trang )

1

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh
----------------------

vũ thị hơng

thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết
việt nam thời kỳ đổi mới
chuyên ngành: lý luận văn học
MÃ số: 60.22.32

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS.TS. TÔN PHƯƠNG LAN

vinh, 2009


2
mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trong lao động nghệ thuật, tìm tòi sáng tạo là yếu tố quan trọng tạo
nên sự thành công của tác giả. Mỗi ngời viết đều cố gắng, tìm những con đờng
đi của mình để tiếp cận và lý giải hiện thực. Văn học ở mỗi thời đại có yêu cầu
và quy luật vận động riêng. Nếu sáng tác theo quy luật chiến tranh là tâm điểm
trong văn học giai đoạn từ 1945 - 1975 thì sáng tác theo quy luật đời thờng là
vấn ®Ị quan t©m cđa thêi hËu chiÕn. Sù ®ỉi thay trong sáng tạo văn học có nhiều


nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do hoàn cảnh lịch sử và giao lu, tiếp thu
tinh hoa văn hóa, lý luận văn học của các nớc trên thế giới. Đó là nguyên nhân
quan trọng khiến cho văn học sau chiến tranh vận động theo một quy luật khác
trớc. Đổi mới t duy nghệ thuật đà khiến cho văn học nói chung và tiểu thuyết
nói riêng ngày càng có nhiều thành tựu và cách tân. Cá tính sáng tạo của các
nhà văn thời kỳ này đợc giải phóng và đem đến cho tiểu thuyết một diện mạo
mới so với trớc đây.
Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới có nhiều cách tân về nội dung và nghệ thuật.
Nhiều khuynh hớng sáng tác mới ra đời: khuynh hớng triết luận huyền ảo,
khuynh hớng tiểu thuyết dòng ý thức, khuynh hớng tiểu thuyết lịch sử...Tất cả
tiểu thuyết thời kỳ này mở rộng về biên độ phản ánh hiện thùc cịng nh quan
niƯm míi vỊ con ngêi. Sù héi tụ của những cách tân so với trớc đây đà minh
chứng rằng: khi cá tính sáng tạo đợc giải phóng thì việc tìm hiểu những cái mới
lạ trên con đờng nghệ thuật đà minh chứng sự vận động và phát triển của văn
học trong chặng đờng mới. Thể loại tiểu thuyết đóng vai trò quan trọng trong
quá trình rút ngắn khoảng cách giữa văn học Việt Nam và văn học thÕ giíi.
1.2 TiĨu thut dßng ý thøc xt hiƯn tõ đầu thế kỷ XX trên văn học thế
giới. Những tác phẩm viết theo xu hớng sáng tạo văn học này phải kể đến
những tác giả tiêu biểu: Marcel Proust với tác phẩm Đi tìm thời gian đà mất,
James Joyce với tác phẩm Ulysses, Kawabata Yasumari với tác phẩm Ngời đẹp


3
say ngủ, Âm thanh và cuồng nộ của William Faulknervà ở một số nhà văn tiêu
biểu khác: Ernest Hemingway, Lỗ Tấn, Sáng tác theo dòng ý thức là sự lựa
chọn của các nhà văn này trong việc thể hiện cái bí ẩn trong tâm lý con ngời.
Văn học Việt Nam ci thÕ kû XX míi xt hiƯn nhiỊu khuynh híng cách tân
tạo nên sự vận động trong văn học nớc ta, khuynh hớng tiểu thuyết dòng ý thức
đợc hình thành với nhiều cây bút tiêu biểu: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Đoàn
Minh Phợng, Nguyễn Bình Phơng, Châu Diên, Thuận... Tác phẩm của những

nhà văn này chú trọng vào phản ánh hiện thực tâm hồn. Đến với những tác
phẩm này, ngời đọc nh thêm một lần soi chiếu lại chính tâm hồn mình.
Thủ pháp dòng ý thức tham gia vào quá trình khám phá "cái tôi bề sâu"
trong đời sống nhân vật. Cách nhìn nhận xuất phát từ đời sống nội tâm của nhân
vật không phải lúc nào cũng trùng khít víi ®êi sèng hiƯn thùc ®ang diƠn ra, víi
quan niƯm vốn đợc nhìn nhận từ trớc đến nay. Vì thế nhiều ý kiến ngợc chiều
nhau khi tìm hiểu vai trò của thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết là điều khó
tránh khỏi. Dù nhận định thế nào thì tất cả các ý kiến trên đều đi tới một thống
nhất: Thủ pháp dòng ý thức là một thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại.
Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của những tác phẩm
viết theo xu hớng này. Đặc biệt tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng đều đợc giải thởng Hội Nhà văn Việt
Nam. Bên cạnh đó một số tác phẩm của Nguyễn Bình Phơng, Thuận đà gây đợc
d luận trong giới phê bình.
1.3 Khám phá cái mới, khẳng định những cách tân, thành tựu của tiểu
thuyết thời kỳ đổi mới luôn là sự quan tâm của nhiều ngời.Tuy nhiên tiểu thuyết
dòng ý thức là một xu hớng thể nghiệm trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
nên thành tựu nghiên cứu về nó cha đợc phong phú. Đề tài Thủ pháp dòng ý
thức trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đợc ngời viết lựa chọn
nh bớc đầu tìm hiểu một cách cơ bản những đặc điểm chính của các tiểu thuyết
viết theo khuynh hớng này. Bớc đầu, có thể coi đây nh là một sự nhận diÖn ë


4
một góc nhìn về khả năng hòa nhập của văn học Việt Nam vào văn học thế giới.
Qua đó, chúng tôi muốn tìm hiểu quy luật vận động của tiểu thuyết và khẳng
định thành tựu của văn học Việt Nam trong chặng đờng mới sau chiến tranh.
2. Lịch sử vấn ®Ị
2.1 Nghiªn cøu vỊ ®ỉi míi nghƯ tht tiĨu thut ViƯt Nam thêi kú ®ỉi míi
Sù ®ỉi míi nghƯ tht tiĨu thut thêi kú sau 1975 ®· cã sù ®ỉi mới so với

trớc đây và đợc rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Nghiên cứu về sự
vận động của thể loại tiểu thuyết đợc lu ý và thể hiện trong các công trình: Một
thời đại mới trong văn học (1996), Vì một nền văn học mới đích thực (1998),
Bàn về tiểu thuyết (2000), Đổi mới t duy tiểu thuyết (2002), Tự sự học (2004)...
Trong số những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết chúng tôi lu ý nhất là tiểu
luận: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại (2005) của Bùi
Việt Thắng. Trong bài viết của mình Bùi Việt Thắng chú ý tới nhận diện tiểu
thuyết sau 1975, quan tâm tới vấn đề cách tân trong xây dựng nhân vật, cốt
truyện và những biến đổi trong cấu trúc thể loại... Đồng thời phân tích một số
tác phẩm tiêu biểu nh: Lạc rừng, Cơ hội của chúa...Năm 2005, với đề tài luận
văn: Những cách t©n nghƯ tht trong tiĨu thut ViƯt Nam tõ 1986 đến nay,
Nguyễn Thị Minh Thuỷ chú ý đến hiện trạng chung của tiểu thuyết, đi vào tìm
hiểu các vấn đề: cách tân phơng diện kết cấu tác phẩm, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nét mới trong cách tạo dựng không gian và thời gian nghệ thuật...
trong sự đối chiếu với tiểu thuyết truyền thống. Tác giả nhận định: Thực sự
cho đến lúc này, văn học không dừng lại ở nội dung, ở giá trị t tởng viết cái gì
mà quan tâm tới cách viết, lối viết, những cách tân, cải biến, kể cả một số yếu tố
lạ lẫm với kinh nghiệm truyền thống để tạo ra chiều sâu lý giải thế giới, đổi mới
cảm xúc. Thay đổi đề tài, thay đổi các thủ pháp thể hiện... chứng tỏ đợc giá trị
nghệ thuật của một trào lu tiểu thuyết mới với những cách tân nghệ thuật đáng
kể[60, 33]. Những vấn đề này trong luận văn của Nguyễn Thị Minh Thuỷ mới
mang tính chất gợi mở. Đến năm 2008, luận án do Mai H¶i Oanh thùc hiƯn víi


5
đề tài: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986
- 2006 đợc đánh giá là một công trình khảo sát một cách toàn diện diện mạo sự
vận động và các khuynh hớng tiểu thuyết giai đoạn này. Tác giả đà đi tới nhận
định: Hai mơi năm 1986 - 2006 là một chặng đờng văn học đầy sôi động. Đó
cũng là hai mơi năm tiểu thuyết Việt Nam đà gặt hái đợc nhiều thành tựu và

từng bớc hoà nhập với quỹ đạo t duy nghệ thuật hiện đại [45, 195].
Bên cạnh đó, những khía cạnh khác nhau của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đơc thể hiện trong các bài viết của: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng
Mạnh, Tôn Phơng Lan, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, LÃ Nguyên, Bích
Thu...Theo Gs. Trần Đình Sử thì văn học sau 1975 nói chung và tiểu thuyết nói
riêng đà biểu hiện tinh thần dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật, cá tính, phong
cách nhà văn đợc phát huy. LÃ Nguyên cho rằng: yếu tố tạo nên diện mạo của
tiểu thuyết thời kỳ đổi mới là sự thay ®ỉi trong t duy nghƯ tht. Trong tiĨu ln
VỊ mét híng thư nghiƯm cđa tiĨu thut ViƯt Nam tõ cuối thập kỷ 80 đến nay,
nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thị Bình quan tâm tới những dấu hiệu dự báo
sự thay đổi ý thức về thể loại. Nhà phê bình Bích Thu trong ý thức cách tân
trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đa ra những nhận xét về cách tân hình
thức diễn đạt, nghệ thuật ngôn từ, nhân vật và cốt truyện.
Nh vậy tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đi
tới một thống nhất chung: tiểu thuyết sau 1986 phong phú đa dạng về phơng
diện phản ánh hiện thực hơn tiểu thuyết giai đoạn trớc. Và các nhà tiểu thuyết
Việt Nam đà có những tìm tòi trong việc tìm các thủ pháp nghệ thuật mới.
2.2 Nghiên cứu về thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thut ViƯt Nam
thêi kú ®ỉi míi
Trong tiĨu thut ViƯt Nam thời kỳ đổi mới xuất hiện khá nhiều các thủ
pháp hiện đại đợc các nhà văn sử dụng một cách linh động và hiệu quả. Yếu tố
mới xuất hiện trong văn học luôn là mối quan tâm hàng đầu của độc giả và giới


6
phê bình. Trong đó có thủ pháp dòng ý thức. Rất nhiều những ý kiến đa ra nhận
định về phơng diện nghệ thuật trần thuật này. Theo nh quan sát tìm hiểu của ngời viết thì những nhận định đó thờng tập trung vào những vấn đề sau:
ở Việt Nam cuối thế kỷ XX các nhà văn chú ý theo hớng cách tân theo hớng hiện đại, rút dần khoảng cách với văn chơng thế giới. Dòng ý thức bắt đầu
đợc manh nha trong các sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng... Và hoàn thiện dần trong các sáng tác của Bảo Ninh,

Nguyễn Bình Phơng, Châu Diên, Thuận...
Trên cơ sở những sáng tác đi chệch quỹ đạo phản ánh hiện thực vốn
quen thuộc nh trớc đây, nhiều ý kiến đánh giá về những đổi mới trong bút pháp
nghệ thuật đợc các nhà văn sử dụng. Đặc biệt là thủ pháp dòng ý thức. Nhà
nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: ở Việt Nam, cũng từng có
một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của nhân vật một cách tinh tế nh Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng...Nhng với những cây bút này, kỹ
thuật dòng ý thức chỉ tồn tại nh một thủ pháp nghệ thuật có tính cục bộ. Phải
đến Nỗi buồn chiến tranh thì kỹ thuật dòng ý thức mới đợc vận dụng một cách
triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu nhân
vật[17, 401]. Bên cạnh đó dòng ý thức là sự kết nối những hồi ức của nhân
vật. Theo tác giả Phong Tuyết thì hồi ức thực chất là tìm lại cái quá khứ qua
đi, làm cho nó sống lại, tìm lại thời gian đà mất có nghĩa là tìm lại bản chất, tìm
lại chính mình[69, 51]. PGS.TS Nguyễn Bích Thu cho rằng: "Tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại đà vận dụng thủ pháp dòng ý thức nh một phơng tiện đi vào thế
giới tâm linh một cách có hiệu quả. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian
đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tởng, những giấc chiêm bao, nhằm để
nhân vật bộc lộ những niềm sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của
ý thức con ngời"[59, 235].
Ngoài ra trong những năm gần đây, khá nhiều luận văn Thạc sĩ, khoá luận
tốt nghiệp của các sinh viên, học viên Khoa Ngữ văn, Trờng Đại học S phạm Hà


7
Nội đà nghiên cứu về sự đổi mới trong bút pháp nghệ thuật của tiểu thuyết thời
kỳ đổi mới. Sự vận dụng thủ pháp dòng ý thức trong các tác phẩm tiểu thuyết
thời kỳ đổi mới đợc quan tâm. Năm 2002, tác giả Khơng Thu Cúc cũng khẳng
định vai trò của hồi ức nhân vật trong quá trình xây dựng xuyêt suốt tác phẩm:
Dòng tâm t dòng ý thức của nhân trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác
phẩm là một kỹ xảo tự sự độc đáo, gây ấn tợng đặc biệt cho ngời đọc, làm

nên thành công của tác phẩm[11, 1]. Năm 2006, Hồ Bích Ngọc với luận văn
Nguyễn Bình Phơng với việc khai thác tiềm năng thể loại lại quan tâm tới sự
sáng tạo trong điểm nhìn trần thuật với sự tham gia của kỹ thuật dòng ý thức.
Năm 2007, tác giả Hoàng Bích Hậu với đề tài luận văn: Dòng hồi ức trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh tìm hiểu thủ pháp dòng ý thức đợc
biểu hiện qua dòng hồi ức của nhân vật chính. Tác giả nhận định đảo ngợc
xen kẽ không gian, thời gian làm cho thời gian hiện tại thờng là ngắn, còn thời
gian quá khứ lại lan rộng, sâu theo dòng hồi ức tạo một nhịp dẫn cho sự phát
triển câu chuyện[23, 19]. Tác giả mới dừng lại ở nhận định chung nhất về đặc
điểm không gian thời gian nghệ thuật do sử dụng thủ pháp dòng ý thức của nhà
văn. Năm 2008, tác giả Bùi Thị Vân Khánh với luận văn: Đoàn Minh Phợng và
khuynh hớng tiĨu thut hun ¶o triÕt ln ë ViƯt Nam hiƯn nay cho rằng:
"Chú ý lịch sử tâm hồn hơn là lịch sử sự kiện, nhà văn khao khát tạo ra những
công cụ có thể khám phá cái thế giới bí ẩn bên trong con ngời. Khắc hoạ con
ngời bên trong của nhân vật qua dòng hồi ức là một thủ pháp nghệ thuật của văn
xuôi hiện đại... Trôi theo dòng hồi ức, nhân vật đợc sống với con ngời bản thể
của mình, lần ngợc về quá khứ để chiêm nghiệm hiện tại, chối từ hiện tại"[31,
54].
Trên đây là một số ý kiÕn vỊ khuynh híng tiĨu thut dßng ý thøc ở Việt
Nam trong những năm gần đây. Nhìn chung đa số các ý kiến đều khẳng định
thủ pháp dòng ý thức đang đợc các nhà văn sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật
và đạt đợc những thành công bớc đầu. Nhng các tác giả mới đa ra những nhận
định khái quát mà cha có công trình nào nghiên cứu riêng về thủ pháp này. Đó


8
là cơ sở gợi mở để chúng tôi tìm hiểu đề tài: Thủ pháp dòng ý thức trong một
số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát những tiểu

thuyết mà theo chúng tôi là: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phợng, Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phơng. Ngoài ra
chúng tôi sẽ tham khảo một số tác phẩm khác của Nguyễn Bình Phơng, Châu
Diên, Mạc Can, Thuận...
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Phân tích biểu hiện của thủ pháp dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt
Nam sau năm 1975.
4.2 Đánh giá thành công của thủ pháp dòng ý thức vào thành công của
nghệ thuật tiểu thuyết thời kỳ đổi mới.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu sau:
- Phơng pháp so sánh đối chiếu
- Phơng pháp phân tích bình giảng, tổng hợp
- Phơng pháp hệ thống

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chơng:


9
Chơng 1. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và một số vấn đề cơ bản
của thủ pháp dòng ý thức
Chơng 2. Thủ pháp dòng ý thức trong điểm nhìn trần thuật
và mô hình văn bản tiểu thuyết
Chơng 3. Thủ pháp dòng ý thức trong ngôn từ và giọng ®iÖu
nghÖ thuËt



10
CHƯƠNG 1
tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và một số vấn
đề cơ bản của thủ pháp dòng ý thøc
1.1 Vµi nÐt vỊ tiĨu thut ViƯt Nam thêi kú ®ỉi míi
1.1.1 §ỉi míi quan niƯm nghƯ tht vỊ hiƯn thực và con ngời
Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đang từng bớc tham gia vào quá
trình tiếp sức cho sự phát triển của văn học. Chỉ so sánh giai đoạn trớc năm
1975 đến nay đủ minh chứng cho sù vËn ®éng ®ã. Thay ®ỉi quan niƯm vỊ hiƯn
thùc và quan niệm về con ngời đà tạo nên diện mạo mới cho văn học giai đoạn
này.
Với quan niệm văn học phản ánh hiện thực, văn học sau năm 1975 ®·
thay ®ỉi so víi tríc. Tríc hÕt chóng t«i mn nói đến quan niệm về hiện thực
trong văn học giai đoạn 1945 - 1975. Trong văn học giai đoạn này quan niệm
văn học phản ánh hiện thực gắn liền với hiện thực xà hội chủ nghĩa, gắn bó
với đời sống và theo sát sự phát triển của phong trào cách mạng. Những tác
phẩm này tập trung vào hiện thực khách quan, tập trung vào đề tài lớn nh đề tài
công - nông - binh. Văn học đặt cho mình nhiệm vụ là phải phản ánh cuộc sống
trong quá trình phát triển cách mạng, làm cho ngời ta thấy đợc hớng ®i cđa x·
héi. Do ®ã, ngêi ta dƠ chÊp nhËn lèi viÕt “t« hång” hiƯn thùc, hiƯn thùc mét
chiỊu, hiƯn thùc mang tÝnh chÊt l¹c quan. Víi quan niƯm hiƯn thực nh vậy gắn
liền với cảm hứng ngợi ca, ngợi ca những con ngời đại diện cho cộng đồng, cho
dân tộc. Điều đó tạo nên một diện mạo riêng cho văn học - văn học sử thi.
Văn học giai đoạn này chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh nên phải
luôn đánh giá theo hớng ta - địch, tốt - xấu. Trên cơ sở đó, nhà văn xử lý vấn đề
hiện thực mang tính chất phân tuyến giữa ta và địch. Đó cũng là chủ trơng của
Đảng ta đối với văn học nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu và thành công
trong giai đoạn này: Dấu chân ngời lính (Nguyễn Minh Châu), Hòn đất (Anh



11
Đức), Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức ái), Mẫn và tôi (Phan Tứ), Vùng
trời (Hữu Mai) đà phản ánh hiện thực theo tinh thần đó.
Đề cập tới sự ®ỉi míi quan niƯm hiƯn thùc tríc vµ sau chiÕn tranh trong
tiểu thuyết Việt Nam không phải phủ nhận, đánh giá sự sai lầm trong quan
niệm của giai đoạn trớc mà chủ yếu là nhằm nhận diện sự vận động trong tiến
trình phát triển của văn học Việt Nam.
Sự đổi mới quan niệm về hiện thực sau năm 1975 xuất phát từ nhu cầu
nhận định, đánh giá lại chặng đờng vừa qua và nhu cầu nói sự thật. Trong
cuộc sống và trong tác phẩm, nhà văn không tránh bóng đen, có thể viết rất đậm
bóng đen, nhng chính là để làm nổi bật cuộc sống. Viết cái h, cái lạc hậu chính
là để làm nổi bật cái đúng, cái hay và cái đẹp (Phạm Văn Đồng). Vấn đề hiện
thực đà đợc nhìn nhận lại. Thực tế, những tác phẩm văn học bắt đầu có sự mở
rộng về phạm vi hiện thực: Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy,
Những ngời đi từ trong rừng ra (Nguyễn Minh Châu), Năm 1975 họ đà sống
nh thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thuỵ)... Trong các
sáng tác này, những hy sinh mất mát đà đợc đề cập. Trong các sáng tác về đề tài
nông thôn mới, văn xuôi đà tấn công vào những vấn đề tiêu cực của xà hội.
Nguyễn Mạnh Tuấn với Cù lao tràm đà gây xôn xao d luận vì đà xông vào
những vấn đề nóng bỏng của xà hội. Trong sáng tác về đề tài nông thôn, cải tạo
xà hội chủ nghĩa ở miền Nam, tính chất luận đề đà nổi rõ: nhà văn đà tham gia
vào quá trình dân chủ hoá trong xà hội. Sự bổ sung, mở rộng biên độ hiện thực
trong tác phẩm đà đáp ứng đợc nhu cầu của công chúng trong giai đoạn mới.
Văn học phản ánh trực diện vào mặt trái của xà hội, cái xấu, cái ác đợc
khai thác đến tận cùng. Đây là điều mà văn học giai đoạn trớc né tránh. Sự khác
nhau đó xuất phát từ hoàn cảnh cuộc sống của dân tộc. Khi chiến tranh đà lùi
vào quá khứ, cuộc sống đòi hỏi con ngời có cách nhìn khác so với trớc đây.
Trong văn học sáng tác theo quy luật chiến tranh đà dần chuyển sang quy luật
đời thờng. Vấn đề phản ánh hiện thực đợc nhìn nhận khác trớc.



12
Nhng phải đến năm 1986 trở đi, với chủ trơng của Đại hội Đảng lần VI
nhìn thẳng vào sự thật, miêu tả chân thực cuộc sống đang diễn ra nh nó vốn
có, là mốc đánh dấu sự thay đổi và trởng thành của tiểu thuyết ở giai đoạn mới.
Hàng loạt các tác phẩm viết trong thời kỳ này xuất hiện nh: Ngời đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vÃng, (Chu Lai),
Bến không chồng (Dơng Hớng), Mùa lá rụng trong vờn (Ma Văn Kháng),
Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Cơ hội của chúa (Nguyễn
Việt Hà), Ma ở kiếp sau, Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phợng)...đà đem một cách
nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều. Sự thay đổi trong cách nhìn hiện thực tất
yếu dẫn đến sự thay đổi về nội dung và phơng thức thể hiện. Các nhà văn không
ngừng tìm tòi để khám phá hiện thực cha đợc biết. Trong đó, một số nhà văn
chú ý quan t©m tíi hiƯn thùc t©m hån. Tõ sù thể nghiệm của Nguyễn Minh
Châu (Phiên chợ Giát) đến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phơng, Bảo Ninh,
Đoàn Minh Phợng, Châu Diên...và hàng loạt những tiểu thuyết ra đời sau năm
1986 ®· minh chøng sù ®ỉi míi trong quan niƯm vỊ hiện thực. Không phải ngẫu
nhiên mà sau này ngời ta ®Ị cËp tíi nhiỊu vỊ hiƯn thùc t©m hån. HiƯn thực tâm
hồn là cái cha biết, cái khó nắm bắt, cái không thể biết, cần tìm tòi và khám
phá. Lựa chọn hiện thực là một trong những phơng thức thể hiện ý đồ nghệ
thuật, sức sáng tạo của nhà văn. Do đó hiện thực khách quan trở nên không
quan trọng bằng hiện thực đợc soi chiếu qua lăng kính trải nghiệm của ngời
viết. Những cảm xúc, suy t về vấn đề cuộc sống trở thành điểm tựa cho sáng tạo
nghệ thuật. Chẳng hạn trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, không
phải trực tiếp miêu tả về cuộc sống nông thôn, về cuộc đời ngời nông dân là lÃo
Khúng mà chính dòng ý thức của lÃo Khúng trên suốt đoạn đờng dắt bò
khoang đi ra chợ bán là hiện thực tâm trạng nhà văn quan tâm. Nhờ dòng độc
thoại nội tâm với những ký ức xen kẽ hiện thực - quá khứ đà phản ánh số phận
lịch sử của ngời nông dân Việt Nam. Cũng nh vậy nếu đọc Tấm v¸n phãng dao



13
của Mạc Can theo cách đối chiếu với hiện thực nh trớc đây thì rất khó hiểu, khó
chấp nhận (Trong tác phẩm ấy, nhà văn không miêu tả cụ thể cuộc sống của
đoàn xiếc Nghệ Tinh, chiến tranh cũng chỉ đợc điểm qua vài nét, ngay cả thái
độ của những ngời trong đoàn xiếc cũng trở nên hờ hững với cuộc chiến nếu
không nói là họ chạy chọt để trốn đi lính...) Sự thay đổi đó là do nhà văn
không lấy mục tiêu phản ánh hiện thực khách quan làm chính mà hiện thực ấy
đợc chuyển hoá trong điểm nhìn, trong mạch hồi tởng của nhân vật. Hay nói
cách khác, bóng dáng của hiện thực khách quan hiện lên qua dòng cảm xúc, ký
ức của nhân vật.
Từ hiện thực khách quan đến hiện thực tâm hồn, văn học đà có sù ®ỉi
míi. Sù thay ®ỉi trong quan niƯm vỊ hiƯn thực đà tác động dẫn đến biến đổi
trong cách xử lý về đề tài, đề tài trở nên phong phú, đa dạng... Trong các tiểu
thuyết đề tài về lịch sử, nhà văn đà đa ra cách nhìn mới về nhân vật lịch sử (Hồ
Quý Ly, Mẫu thợng ngàn - Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu - Võ Thị Hảo,
Sông Côn mùa lũ - Nguyễn Mộng Giác). Bức tranh nông thôn cũng không còn
cảnh phơi phới dân có ruộng dập dìu hợp tácnh trớc đây (Mảnh đất lắm ngời
nhiều ma - Nguyễn Khắc Trờng, Thuỷ hoả đạo tặc - Hoàng Minh Tờng, Dòng
sông mía - Đào Thắng) Và cuộc sống riêng t với bao đau khổ, nhọc nhằn
cũng đợc thể hiện qua nhiều cuốn tiểu thuyết về đề tài thế sự đời t mà Ma Văn
Kháng là một trong những nhà văn nổi bật (Mùa lá rụng trong vờn, Đám cới
không có giấy giá thú, Ngợc dòng nớc lũ )
Cùng với sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực là quan niệm nghệ thuật
về con ngời. Khi quan niệm văn học phản ánh hiện thực khách quan, phục vụ
nhiệm vụ chính trị, con ngời đợc quan niệm là con ngời cộng đồng. Nhà văn
thông qua con ngời để phản ánh bức tranh lịch sử, cách mạng. Do đó con ngời
luôn đợc đặt trong sự soi chiếu với hoàn cảnh lịch sử, cộng đồng dân tộc. Mọi
mối quan hệ riêng t tạm thời gác lại, nếu có phải đặt trong mối quan hệ với

cộng đồng, phục vụ lợi ích cộng đồng. Con ngời trong văn học giai đoạn 1945 -


14
1975 là con ngời sống vì lợi ích dân tộc, dám hy sinh bản thân mình vì dân tộc.
Kinh, Lữ (Dấu chân ngời lính), anh hùng Núp (Đất nớc đứng lên)...là những
con ngời nh thế. Họ là những ngời lấy ý thức cộng đồng chi phối cho mọi hành
động, lời nãi trong cc sèng cđa m×nh. Quan niƯm con ngêi mang tính chất
giản đơn, một chiều. Nhng khi quan niệm phản ánh hiện thực thay đổi, con ngời
biểu hiện trong tổng hoà các mối quan hệ xà hội. Mỗi con ngời vừa là thành
viên trong cộng đồng vừa là cá nhân trong mối quan hệ với chính mình, với quê
hơng, với gia đình và bạn bè...Con ngời đợc nhìn nhận với nhiều góc độ khác
nhau. Con ngời không còn đợc nhìn nhận một cách giản đơn nh trớc mà hợp
nhất cđa tèt - xÊu ®an xen nhau. . . Mïa lá rụng trong vờn (Ma Văn Kháng),
Mảnh đất lắm ngời nhiều ma (Nguyễn Khắc Trờng), Bến không chồng (Dơng
Hớng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vÃng (Chu Lai)...là những
tiểu thuyết minh chứng cho sự thay đổi quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngêi. Con
ngêi trong tiĨu thut ra đời sau năm 1986 đà vợt thoát khỏi quan niệm con ngời gắn với những tiêu chuẩn của cộng đồng. Giang Minh Sài (Thời xa vắng),
Hai Hùng (Ăn mày dĩ vÃng), Đông (Mùa lá rụng trong vờn), Kiên (Nỗi buồn
chiến tranh)...là những con ngời với sự phức tạp trong tính cách. Với sự phức
tạp trong tính cách, con ngời trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết nói
riêng là những con ngời không trùng khít với chính mình. Quỳ trong Ngời
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu nhận đợc sự yêu mến
của ngời đọc không phải vì chị là ngời có năng lực xà hội và phẩm chất tốt mà
chính ở đời sống nội tâm phong phú và phức tạp. Hoặc Kiên trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, tình yêu anh dành cho Phơng là bất diệt tởng không
gì có thể chia cắt đợc hai ngời... Thế nhng trên chuyến tàu định mệnh vào ga
Thanh Hoá, mà Phơng theo để tiễn Kiên đi bồ đội, khi biết cô bị làm nhục thì
anh nhất quyết bỏ rơi nàng. Tính cách nhân vật không ngừng biến đổi. Cuộc
sống không ngừng vận động, tính cách nhân vật không ngừng chuyển hoá biểu

hiện cho một thế giới tinh thần bí ẩn không bình yên của con ngời.


15
Với quan niệm con ngời thế sự đời t, các nhà văn thời kỳ đổi mới quan tâm
tới vấn đề thøc tØnh sù tù ý thøc cđa con ngêi, kh¸m phá con ngời bên trong
con ngời. Con ngời tự soi chiếu lại chính mình, mở ra toà án lơng tâm để phán
xét. Con ngời với sự hiện diện của cả ánh sáng và bóng tối, tốt và xấu, cao thợng và thấp hèn...Con ngời trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, Đoàn Minh Phợng,
Chu Diên, Mạc Can...tự soi chiếu lại mình trong dòng độc thoại nội tâm, dòng
tâm t. Hớng khám phá con ngời bên trong con ngời là sự lựa chọn của các nhà
văn viết theo khuynh hớng của tiểu thuyết dòng ý thức. Đặc điểm này ngời viết
sẽ trình bày rõ hơn ở các chơng sau.
1.1.2 Những cách tân nghƯ tht trong tiĨu thut ViƯt Nam thêi kú ®ỉi mới
Sau năm 1986 trở đi, văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết nói
riêng có một diện mạo riêng và quy luật vận động riêng. Do hạn chế về dung lợng của luận văn, ngời viết chỉ phác hoạ một số cách tân nghệ thuật của tiểu
thuyết Việt Nam thêi kú ®ỉi míi.
TiĨu thut ViƯt Nam sau 1986 rÊt đa dạng và phong phú về phơng thức
thể hiện. Ngay những năm đầu sau chiến tranh, những tác phẩm viết theo hớng
mới so với trớc đây dần xuất hiện nhiều trên văn đàn. Qua các cây bút tiêu biểu
nh: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Trọng Oánh, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Mạnh Tuấn... Tiểu thuyết đà bắt đầu có xu hớng đổi mới cả về nội
dung và nghệ thuật. Nhà văn chú ý tới cá tính sáng tạo của mình nên tác phẩm
đà mang sự trải nghiệm cá nhân. Các phơng thức trần thuật hiện đại, phù hợp
với nhu cầu của độc giả thời đại mới trong tiếp nhận văn học đợc chú trọng. Vì
thế với nhà văn có ý thức trăn trở trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi tiểu thuyết ra
đời đều có một hớng khám phá hiện thực đời sống riêng.
Nhà văn chú ý khai thác cái tôi bề sâu trong con ngời. Do đó, dẫn tới
sự đổi thay về dung lợng tiểu thuyết, cấu trúc, không gian, thời gian nghệ
thuật Hay nói cách khác đà có sự thay đổi về phơng diện thể loại. Trớc hết
chúng tôi muốn ®Ị cËp tíi vÊn ®Ị thay ®ỉi quan niƯm vỊ dung lợng tiểu thuyết.

Chẳng hạn trớc đây ngời ta quan niệm tiểu thuyết về dung lợng số trang dài ít


16
nhất trên hai trăm trang trở lên. Từ hai trăm trang trở xuống, năm chục trang trở
lên, là truyện vừa. Năm mơi trang trở xuống là truyện ngắn [55, 137]. Những
tiểu thuyết xuất hiện trong những năm gần đây dới hai trăm trang: Và khi tro
bụi của Đoàn Minh Phợng (185 trang), một số tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phơng nh Trí nhớ suy tàn (133 trang), Thoạt kỳ thuỷ (160 trang), Bả trời (140
trang), Vào cõi (127 trang), Ngời sông Mê của Châu Diên (304 trang), Tấm ván
phóng dao của Mạc Can (203 trang), Nỗi buồn chiến tranh của B¶o Ninh (287
trang)... Nh vËy quan niƯm tiĨu thut ph¶i dài, nhiều tập đà tồn tại trong các
nhà văn này. Xét về mặt dung lợng, tuy cha đem lại cho chúng ta một nhận định
đáng kể, nhng nó cũng minh chứng một quan niệm đối lập với trớc đây: đà là
tiểu thuyết thì phải lớn về dung lợng số trang, một hệ thống nhân vật đông đảo...
Một điểm đáng lu ý ở tiểu thuyết thời kỳ đổi mới là sự phân chia các chơng mục khác với tiểu thuyết truyền thống. Trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của
Đoàn Minh Phợng, Ngồi của Nguyễn Bình Phơng, Tấm ván phóng dao của
Mạc Can... không có sự phân chia chơng mục; Những đứa trẻ chết già của
Nguyễn Bình Phơng cuối mỗi chơng đều có thêm phần vô thanh: vô thanh 1, vô
thanh 2...Hoặc cấu trúc trong các văn bản Trí nhớ suy tàn, Và khi tro bụi, Nỗi
buồn chiến tranh... là cấu trúc chứa đựng những mảng của đời sống nhân vật
hay nói cách khác số phận nhân vật phản ánh qua chính mảnh vỡ của cuộc đời
mình. Các nhà văn đà chú ý khám phá hiện thực đời sống từ các mảnh vỡ tâm
trạng.
Kết cấu phân mảnh tất yếu sẽ dẫn tíi sù ph¸ vì cèt trun trun thèng.
Trong tiĨu thut truyền thống, cốt truyện đợc triển khai theo một quy luật nhất
định: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút (kết thúc). Nhng hiện
nay các nhà văn chú ý những khoảnh khắc tâm trạng của nhân vật, những đổ vỡ
của con ngời trớc cuộc sống đơng đại nên cốt truyện không còn tuyến tính và
quan hệ nhân quả nh trớc đây. Các tiểu thuyết ở giai đoạn này chủ yếu biểu đạt
sự phân mảnh ở mặt đời sống x· héi nh tiĨu thut cđa T¹ Duy Anh, Ph¹m ThÞ



17
Hoài, Nguyễn Việt Hà... hoặc sự phân mảnh trong đời sèng t©m hån con ngêi
nh trong tiĨu thut cđa Ngun Bình Phơng, Bảo Ninh, Chu Lai, Đoàn Minh
Phợng, Thuận, Mạc Can... Đó là những mảnh vỡ về chiến tranh, gia đình, Hà
Nội trong hồi ức của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh đợc thể hiện qua một kết
cấu mới lạ, khác kết cấu truyền thống - kết cấu dựa trên dòng ý thức của nhân
vật Kiên. Dòng ý thức của nhân vật đợc phản ánh có cả hữu thức và vô thức, qúa
khứ - hiện tại - tơng lai đan xen tái hiện trong hồi ức của nhân vật.
Với độ dài 534 trang, tiểu thuyết Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà đợc chia thành 9 chơng, trong mỗi chơng lại chia thành nhiều phần, nhiều đoạn
nhỏ, đợc đánh số thứ tự 1, 2, 3...Đặc biệt có sự đan xen với các thể loại khác nh:
thể loại th (bức th Thuỷ gửi cho NhÃ, Bình gửi cho Thuỷ...), hoặc kết hợp với
các câu chuyện lịch sử nh: câu chuyện giữa Trang Tử và Huệ Chi...và thể loại
nhật ký (qua nhật ký của nhân vật). Ngoài ra tác giả còn sử dụng các đoạn văn
in nghiêng để diễn tả đời sống nội tâm nhân vật. Trong tiểu thuyết này, các
mảng hiện thực về đời sống đô thị đợc lắp ghép lại tạo nên một sự sáng tạo
trong cách xử lý vấn đề hiện thực của nhà văn.
Bên cạnh sự đổi mới về kết cấu, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ
và giọng điệu...đà thay đổi diện mạo cho tác phẩm văn học, cho một giai đoạn
văn học sau 1975.
Trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật là những con ngời cộng
đồng, tính cách tên tuổi cụ thể thì sau năm 1986 xuất hiện kiểu nhân vật bị xoá
nhoà tính cách, tên tuổi. Đó là những nhân vật không rõ họ tên, phơng thức tồn
tại chính của kiểu nhân vật này là độc thoại nội tâm. Nhật Tuấn trong Đi về nơi
hoang dà đà lấy tính cách, đặc điểm của nhân vật để gọi tên. Đến Ngời đi vắng,
Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phơng đà có một bớc tiến khá hơn khi cho
các nhân vật vô danh với tên gọi: ô hay nhỉ, con bớm, thằng tri thức, hai mơi
bảy vết thơng... Nhng đến Thoạt kỳ thuỷ thì nhân vật mang tính biểu tợng: nhân



18
vật con cú. Lại có khi nhân vật là một hài nhi trong bụng mẹ của Tạ Duy Anh
trong Thiên thần sám hối...
Nhân vật bao giờ cũng tồn tại trong một không gian nhất định. Sự thay đổi
về phơng thức xây dựng nhân vật dẫn đến sự thay đổi về không gian nghệ thuật.
Trong tiểu thuyết trớc năm 1975, không gian cộng đồng chiếm u thế. Đây là
kiểu không gian g¾n liỊn víi sù xt hiƯn cđa con ngêi mang phẩm chất anh
hùng. Nhng từ năm 1986 đà thay đổi. Bên cạnh không gian cộng đồng xuất hiện
không gian đời t - không gian cá nhân, bên cạnh không gian hiện thực đời sống
là không gian tâm tởng...Không gian đợc hiện lên với nhiều chiều kích khác
nhau và chuyển đổi liên tục. Chẳng hạn trong Thời xa vắng của Lê Lựu, không
gian đợc miêu tả từ làng quê đến không gian chiến tranh, không gian từ thành
phố đợc miêu tả cho đến làng quê khi hoà bình lặp lại. Sự chuyển dịch không
gian ấy để thấy đợc những khúc đoạn trong đời sống của nhân vật Giang
Minh Sài.
Tơng ứng với sự thay đổi về không gian là thời gian. Vì không có hình tợng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong cả không gian và thời gian nghệ
thuật. Thời gian nghệ thuật trong từng giai đoạn văn học không giống nhau.
Song hành với không gian cộng đồng thì thời gian thờng là sự kiện tiêu biểu của
lịch sử đang diễn ra...hay còn gọi đó là thời gian sự kiện. Nhng xu hớng chung
của tiểu thuyết sau năm 1975 là kéo dài thời gian tâm trạng, rút ngắn thời gian
sự kiện. Do đó nhân vật đợc đặt trong mối quan hƯ cđa nhiỊu chiỊu kÝch thêi
gian kh¸c nhau; thêi gian quá khứ, hiện tại và tơng lai đan xen nhau phản ánh
đời sống nội tâm, số phận của nhân vật. Trong Ngời sông Mê của Châu Diên
nhân vật với sự thay đổi trong tên gọi là kiếp sống khác nhau xuất hiện. Cùng
một nhân vật khi tên Hơng, khi lại tên Hoa...khi sống trong kiếp thật, lúc lại trở
về với kiếp ảo...Nhìn chung thời gian tâm lý, thời gian quá khứ đợc các nhà văn
quan tâm và thể hiện trong quá trình sáng tạo.
Nếu nh ngôn từ đậm màu chính trị, cách mạng để biểu hiện cho cảm hứng
ngợi ca trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975 thì ngôn tõ mang nh·n quan ®êi



19
thờng biểu hiện cho cảm hứng phê phán, cảm hứng nhân văn...trong văn học sau
này. Ngôn ngữ đời thờng với tính chất thô nhám góc cạnh tràn vào văn chơng.
Đó là điều mà trớc đây rất hiếm thấy.
Bên cạnh sự đổi mới về ngôn ngữ cần phải nói tới đặc điểm giọng điệu
của tiểu thuyết viết theo phơng thức trần thuật mới. Theo Lê Ngọc Trà thì đó là
một giọng kể không mang tính chất răn dạy mà chỉ đơn giản là thuật lại một thứ
giọng kể có vẻ không nghiêm túc, thậm chí nh đùa giỡn, vừa coi điều mình kể
là thành thực, vừa coi nh chẳng có gì là quan trọng. Tính chất nửa đùa nửa
thật ấy không chỉ làm tăng sự phong phú và vẻ thoải mái, lôi cuốn của giọng
kể mà còn làm nhoà đi những ®èi lËp triƯt ®Ĩ vỊ nghÜa, vỊ t tëng vµ do đó làm
giàu thêm nội dung tinh thần của tác phẩm[64, 49]
Những cách tân về phơng diện nghệ thuật đà làm cho tiểu thuyết giai đoạn
này có nhiều đổi mới so với trớc. Vừa phải đảm đơng trách nhiệm mà công
cuộc đổi mới gửi gắm qua tiếng nói của nó vừa phải đáp ứng những nhu cầu của
cuộc sống bình thờng đặt ra, tức là viết về đời thờng, về những mảnh vỡ số
phận, những khoảnh khắc nh vô nghĩa vụt trôi qua[64, 49]. Văn học hôm nay
đang phản ánh cuộc sống chân thực hơn, phong phú hơn. Nhà văn không ngừng
tìm tòi đổi mới trong quá trình sáng tạo trở thành một yêu cầu cần thiết. Trên cơ
sở tinh thần đổi mới, nhiều nhà văn đà lựa chọn một hớng khám phá hiện thực
riêng. Điều đó đà góp phần tạo nên sự xuất hiện của nhiều khuynh hớng sáng
tác văn học trong giai đoạn này. Một trong những xu hớng thể nghiệm mới đợc
nhiều ngời quan tâm, là khuynh híng tiĨu thut dßng ý thøc. Mét khuynh híng xuất hiện trong tiểu thuyết Việt Nam và tơng đối phát triển vào những năm
đầu thế kỷ XXI.
Khuynh hớng dòng ý thức trong văn học thế giới đà xuất hiện từ sớm.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều nhà văn đà lấy dòng ý thức làm
nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Các nhà văn nổi tiếng nh:
Haruki Murakami, M. Pruts, Phốc nơđà lấy quá khứ của nhân vật làm phơng

tiện chuyển tải điểm nhìn của mình về cách nhìn nhận cuộc sống.


20
Trong văn học Việt Nam trớc đây dòng ý thức, độc thoại nội tâm đà đợc chú ý ở một số tác phẩm của: Nam Cao, Nguyên Hồng rồi Nguyễn Minh
Châu... Nhng phải đến văn học từ sau 1986 trở đi dòng ý thức của nhân vật
mới đợc chú trọng và trở thành một thủ pháp nghệ thuật. Với sự thành công của
các nhà văn với các tác phẩm tiêu biểu nh: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),
Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phơng), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phợng),
Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Chinatown (Thuận), Ngời sông Mê (Chu
Diên) ...Tiểu thuyết dòng ý thức đà minh chứng sự nỗ lực trong đổi mới văn học
ta trong suốt hơn hai mơi năm qua.
Với việc vận dụng thủ pháp dòng ý thức, xuất hiện kiểu thời gian tâm lý.
Cùng với sự chuyển biến của tâm lý và ý thức, thờng tạo nên sự xen kẽ giữa quá
khứ, hiện tại và tơng lai, làm cho những nghĩ suy, hồi ức và mơ ớc của nhân vật
đồng hiện trong dòng ý thức của nhân vật. Sự dồn nén về mặt cảm xúc, hồi ức
đà làm nên sự đồng hiện về thời gian và không gian. Do đợc xây dựng trên cơ
sở dòng ý thức của nhân vật, nên cốt truyện trong các tác phẩm này khá mờ
nhạt. Hay còn gọi đó là kiểu phân rà cốt truyện.
Thông qua cách tổ chức cấu trúc dòng ý thức, dòng hồi ức, cảm xúc của
nhân vật, ùa về nh một dòng sông miên man. Ngôn ngữ trong những tiểu thuyết
này thờng giàu tính biểu tợng và nhiều chất thơ. Có thể nói tiểu thuyết viết theo
thủ pháp dòng ý thức đà góp phần vào sự đổi mới và phát triển của văn học. Nó
mở ra mét híng tiÕp nhËn con ngêi ë gãc ®é tâm lí, quan tâm tới dục vọng cá
nhân. Đặc điểm này chúng tôi sẽ trở lại cụ thể trong các phần sau.
1.2 Một số vấn đề cơ bản của thủ pháp dòng ý thức
Trong tiểu thuyết sử dụng thủ pháp dòng ý thức, nhà văn không chú ý tới
hiện thực khách quan và mối quan hệ giữa con ngời với con ngời trong hiện
thực đó nh thế nào. Điều họ quan tâm là đời sống tâm lý của con ngời nh thế
nào khi chịu sự tác động của hiện thực khách quan. Nói cách khác là đời sống

tâm lý của con ngời phải mang bóng dáng của thời đại mình ®ang sèng.


21
Văn học sáng tác theo xu hớng dòng ý thức đang đợc sự quan tâm không
chỉ nhà văn mà còn ở nhiều độc giả. Khám phá bản thể con ngời là nhu cầu con
ngời hiểu chính bản thân mình. Với những khoảng lặng trong đời sống tâm lý là
điểm nhà văn tạo nên những khoảng trống để ngời đọc đồng sáng tạo. Ngời đọc
phải thay đổi thái độ tiếp nhận, t duy đối với tác phẩm này.
1.2.1 Khái niệm dòng ý thức
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: Dòng ý thức là một khái niệm chỉ
một xu hớng sáng tạo văn học (chủ yếu văn xuôi nghệ thuật thế kỷ XX), hớng
tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tởng của con ngời. ở đó những t tởng, cảm xúc, liên tởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau một cách
lạ lùng. Dòng ý thức là trờng hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các
mối liên hệ khách quan với môi trờng thực tại khó bề khôi phục lại [22, 93].
Dòng ý thức chú ý khai thác chiều sâu trong tâm trạng con ngời trở thành
nguyên tắc nghệ thuật chỉ đạo xuyên suốt tác phẩm. Biểu hiện của dòng ý thức
là phơi bày các hoạt động bí ẩn trong đời sống nội tâm. Nhà văn khi viết tác
phẩm theo dòng ý thøc thêng kh«ng chó ý tíi cèt trun, kh«ng chú ý tới ngoại
cảnh mà quan tâm đến cái chủ quan, bí ẩn trong tâm lí con ngời, dòng ý thức có
thể đứt nối. Những liên tởng của nhân vật có thể bất chợt xuất hiện. Các nhà văn
sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới nh đảo ngợc thời gian, thời gian đồng
hiện, thủ pháp dòng ý thức, các dạng trò chuyện, kể lại, nhớ lại, những hình ảnh
mang tính ám ảnh... Các nhà văn tiêu biểu cho văn học dòng ý thức là: M.
Prutx, Viecgini Uônfơ, Haruki Murakami, đặc biệt là James Joyce với tác phẩm
Ulysses (1922)...
Thủ pháp dòng ý thức là một phơng thức nghệ thuật rất quen thuộc trong
văn học thế giới. Trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX phơng thức nghệ
thuật này mới trở thành một hớng khám phá của nhiều nhà văn trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Đó là một minh chứng góp phần rút gắn khoảng cách giữa

văn học Việt Nam và văn học thế giới.


22
1.2.2 Những biểu hiện của thủ pháp dòng ý thức trong tiĨu thut ViƯt
Nam thêi kú ®ỉi míi
1.2.2.1 BiĨu hiƯn trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học đợc
xem là một phơng tiện trong quá trình tìm hiểu tác phẩm; là phơng tiện để khái
quát những gì nhà văn nhìn thấy, nghĩ đến từ một chỗ đứng nhất định để nhìn
thấy thế giới nghệ thuật. Nghĩa là để miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải lựa
chọn, xác định điểm nhìn hợp lí.
Điểm nhìn văn bản là phơng thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp
với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Ngời ta không thể miêu tả nếu
không có ngời miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào.
Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá,
cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm
nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phơng
diện vật lí, tâm lý, văn hoá[54, 149]. Thông qua điểm nhìn mà từ đó ngời trần
thuật tìm ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu
không có ®iĨm nh×n, bëi nã thĨ hiƯn sù chó ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể
trong việc sáng tạo ra các điểm nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật
một phần không nhỏ là đem lại cho ngời thởng thức một cái nhìn mới đối với
cuộc sống. Sự thay đổi nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi ®iĨm nh×n”[22, 103].
Trong tiĨu thut ViƯt Nam thêi kú ®ỉi mới, xuất hiện điểm nhìn tâm lý
(không gian, thời gian), qua bình diện tâm lý (điểm nhìn bên trong hay điểm
nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi), qua trờng nhìn (của tác giả hay của nhân
vật)[45, 146].
Trong các tác phẩm văn học 1945 - 1975 đợc triển khai từ điểm nhìn tơng
đối ổn định, cái nhìn biết trớc. Nhng đến văn xuôi thời kỳ đổi mới, xuất hiện

sự phối hợp điểm nhìn, góp phần tạo nên tính chất đa thanh trong tiĨu thut.
Trong c¸c t¸c phÈm viÕt vỊ chiÕn tranh, thông qua cách đối thoại, hành động
của nhân vật, hiện thực chiến tranh đợc nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. ViƯc tỉ


23
chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Những tài
năng nghệ thuật lớn là những ngời luôn có ý thức tạo dựng điểm nhìn để tái
hiện lại cuộc sống trong tính đa dạng và phong phú của nó[45, 146]. Đó là lý
do khiến cho việc thiết tạo điểm nhìn riêng vốn đà trở nên cần thiết, càng trở
nên cần thiết hơn trong xu thế héi nhËp. TiĨu thut dßng ý thøc ë níc ta xuất
hiện trong xu hớng tìm tòi đó. Với điểm nhìn bên trong trên cơ sở hồi ức của
nhân vật. Trong dòng hồi ức của nhân vật, điểm nhìn đợc dịch chuyển từ nhân
vật này sang nhân vật khác trong cảm nhận chủ quan của ngời kể.
Điểm nhìn trong văn bản tự sự cho phép nhà văn tạo ra kẻ môi giới đứng
ra kể chuyện quan sát, miêu tả. Vì vậy điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm có
thể đợc kể từ ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất xng tôi. Việc lựa chọn cách kể ở
ngôi thứ mấy phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong tiểu thuyết sử
dụng thủ pháp dòng ý thức, chủ yếu điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ nhất. Với
ngôi trần thuật này, tác giả có điều kiện để đi sâu hơn vào nội tâm. Và hiện thực
tâm hồn, kể cả hiện thực đời sống sẽ mang tính khách quan hơn. Chẳng hạn
trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can, tác giả đà chọn ngôi kể nhân vật xng
tôi. Ngời kể chuyện xng tôi kể cho độc giả nghe về câu chuyện của cuộc đời
mình và gánh xiếc rong, đặc biệt là màn trình diễn phóng dao. Ngời kể chuyện
luôn linh hoạt điểm nhìn sang đối tợng miêu tả nh soi chiếu đối tợng ấy ở nhiều
góc độ khác nhau để tìm ra bản chất của đối tợng. Anh tôi phóng dao, em gái
tôi đứng trớc tấm ván, còn tôi ở sau đó[6, 50]. Đôi khi nhân vật tôi lại quan sát
ngời em gái mình khi em gái nhìn những Mẹ làm cá, nhân vật tôi lại liên tởng
tới những mũi dao trong màn phóng dao Tôi vẫn nhớ một chuyện tuy nhỏ, một
hôm em tôi ngồi nhìn Mẹ làm cá, nó cứ nhìn trân trối con dao, bà có một con

dao bằng thép thật bén, những ngày sau đó nó cứ ngồi một chỗ lấy tay che mặt,
tối lại diễn xong màn phóng dao tôi thấy em tôi khóc, nó đà biết sợ[6, 50]. Từ
điểm nhìn về những lỡi dao ngời anh trong màn biểu diễn đến lỡi dao mà ngời
mẹ làm cá là một sự liên tởng và chuyển đổi tinh tế trong điểm nhìn và soi
chiếu đối tợng của nhân vật. Tác giả không miêu tả tỉ mỉ những lỡi dao đợc


24
phóng nh thế nào, thông qua cảm xúc của nhân vật ngời đọc hiểu đợc mức độ
nguy hiểm của màn phóng dao đối với tính mạng của ngời đứng trớc tấm ván.
ám ảnh về những mũi dao có thể đâm vào ngời em gái bất cứ lúc nào là cảm
giác rất thực khiến nhân vật tôi có đời sống nội tâm không bình yên. Từ điểm
nhìn trong cảm giác của nhân vật, những mũi dao lao vào tấm ván thực sự là
những cái chết thờng xuyên rình rập. Sự sống trở nên cận kề với cái chết trong
cuộc mu sinh nhọc nhằn của con ngời. Sự kéo dài và lặp lại trong thái độ hâm
mộ của ngời xem rất vô tâm đối với sinh mệnh ngời khác. Điều ấy chỉ nhân vật
tôi cảm nhận đợc. Nh vậy từ điểm nhìn nhân vật, màn phóng dao không chỉ đợc
nhìn trong cái nhìn của ngời trong cuộc và còn là điểm nhìn của những ngời
ngoài cuộc. Điều đó có thể thấy trong nhiều tác phẩm khác nh Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phơng (mà chúng tôi sẽ
lựa chọn để khảo sát) và các tác phẩm khác của Nguyễn Bình Phơng, của
Thuận, và phần nào đó trong Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà Sự tổng
hợp của những điểm nhìn đối tợng khác nhau giúp ngời đọc có thể nhận ra quan
điểm và cách nhìn hiện thực của nhà văn. Tính dân chủ trong văn học biểu hiện,
chính là ở đó.Vì thế có thể nói, lựa chọn điểm nhìn trần thuật gắn liền với ý đồ
nghệ thuật của nhà văn là một nhiệm vụ then chốt của sáng tạo.
Thủ pháp dòng ý thức có vai trò trong việc góp phần tạo ra sự đổi mới
trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật. Với thủ pháp dòng ý thức điểm
nhìn bên trong đợc phát huy vµ më ra mét hiƯn thùc míi- hiƯn thùc tâm hồn.
1.2.2.2 Biểu hiện trong nghệ thuật tổ chức văn bản

"Bố cục là một phơng diện của kết cấu. Ngoài bè cơc, kÕt cÊu cßn bao
gåm: tỉ chøc hƯ thèng tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của
tác phẩm... nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của thành phần cốt truyện
nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác
phẩm thực sự trở thành một thủ pháp nghệ thuật"[22, 132]. Nh vậy, tổ chức văn
bản thể hiện ở kết cấu tác phẩm. Theo quy tắc chung trong tiÓu thuyÕt, kÕt cÊu


25
thêng biĨu hiƯn ë cèt trun, kh«ng gian, thêi gian nghệ thuậtTuy nhiên văn
học chịu sự tác động của những quy luật sáng tạo khác nhau sẽ có cách xây
dựng kết cấu khác nhau. Văn học truyền thống do chịu sù chi phèi cđa quy lt
chiÕn tranh nªn kÕt cÊu tác phẩm thờng đơn tuyếnSau chiến tranh, phù hợp
với quy luật vận động và phát triển của văn học bớc sang một thời kỳ mới. Một
trong những phơng thức đó là các nhà văn dùng thủ pháp dòng ý thứcđà tạo
nên sự đổi mới trong cách xây dựng cốt truyện, không gian và thời gian nghệ
thuật
Với việc sử dụng thủ pháp dòng ý thức trong tác phẩm nghệ thuật, dòng ý
thức của nhân vật có vai trò quan trọng trong tổ chức văn bản. Trong dòng ý
thức, những liên tởng bất chợt, những hình ảnh mang tính ám ảnh, những hồi ức
ùa về nh một dòng sông miên man chảy...Tâm trạng con ngời nhiều khi không
tuân theo quy luật khách quan mà tuân theo quy luật cảm xúc. Vì thế xuất hiện
kiểu cốt truyện xây dựng trên cơ sở dòng ý thức của nhân vật. Trong Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, các sự kiện không tuân theo quy luật thời gian tuyến
tính mà tuân theo dòng chảy tự nhiên tình cảm con ngời. Mở đầu tác phẩm là
mùa khô đầu tiên sau chiến tranh năm 1976 Kiên đi thu nhặt hài cốt tử sĩ. Từ đó
theo dòng hồi ức nhân vật trở về cuối mùa khô năm 1969, năm mà tiểu đoàn 27
bị xóa sổ, Kiên và một vài ngời may mắn sống sót...Cứ nh vậy quá khứ và hiện
tại đan xen, hòa trộn vào nhau. Ngời ta gọi đó là kiểu phân rà cốt truyện trong
tiểu thuyết hiện nay.

Trong dòng ý thức của nhân vật, cách tổ chức không gian và thời gian khác
với văn học truyền thống. Nghĩa là không tuân theo một trình tự thời gian khách
quan, thời gian lịch sử. Nhân vật cùng một thời điểm hồi ức về những sự kiện
diễn ra trong quá khứ. Trong tiểu thuyết Chinatown của Thuận mở đầu tiểu
thuyết là: Đồng hồ đeo tay chỉ số mời và câu kết là: Đồng hồ đeo tay chỉ số
mời hai. Chỉ với hai giờ đồng hồ nhân vật đà sống với chính cuộc đời mình
gần bốn chục năm. Bốn chục năm đủ để con ngời nếm trải đủ vị của cuéc ®êi,


×