Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỒNG THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỒNG THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. LÊ CHÍ QUẾ

Hà Nội, 2015




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................2
3.Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................3
4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu .........................................................................3
5. Phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................4
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................5
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..........................................................6
1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa ...........................................................................6
1.1.2.. Tài nguyên du lịch văn hóa: ......................................................................7
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch: .................................................................8
1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch: ........................................................10
1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch: ...........................................................................11
1.1.7. Điểm đến du lịch văn hóa: ........................................................................11
1.1.8. Thị trường du lịch văn hóa: ......................................................................12
1.1.9. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa .............................................................13
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa .....15
1.2.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước ...................................................15
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài ..................................................18
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................24
2.1.Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Ninh. ..................................................24
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................25

2.1.2. Địa hình. ...................................................................................................25


2.1.3. Khí hậu .....................................................................................................26
2.1.4. Sông ngòi và chế độ thủy văn ...................................................................26
2.1.8. Tiềm năng phát triển du lịch ....................................................................29
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh ......................43
2.2.1. Khái quát hoạt động du lịch ở Quảng Ninh .............................................43
2.2.2.Sản phẩm du lịch .......................................................................................46
2.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật ..............................................................................71
2.2.4.Cơ sở hạ tầng ............................................................................................79
2.2.5. Nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ....................................................83
2.2.6.Hoạt động quản lý du lịch .........................................................................86
2.2.7. Đánh giá hoạt động du lịch lịch văn hóa của tỉnh Quảng Ninh ..............91
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................93
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở
TỈNH QUẢNG NINH .............................................................................................95
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................95
3.1.1 Chủ trương chính sách nhà nước ..............................................................95
3.1.2 Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh ..............................................96
3.2.Giải pháp về sản phẩm du lịch .....................................................................97
3.2.1. Xây dựng sản phẩm đặc trưng .................................................................97
3.2.2. Giải pháp chung .....................................................................................100
3.3.Lập bản đồ địa chỉ khu du lịch đƣa khách tham quan đến .....................101
3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch..........................101
3.4.1. Hệ thống giao thông ...............................................................................101
3.4.2. Hệ thống cơ sở ăn uống, lưu trú .............................................................102
3.4.3. Đầu tư các cơ sở vui chơi, giải trí ..........................................................103
3.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho du lịch ........104
3.5.1. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa ...........................104

3.5.2. Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch .............................105
3.5.3. Nguồn nhân lực ở địa phương ................................................................105


3.5.4. Các cơ sở đào tạo du lịch .......................................................................106
3.6. Xúc tiến, quảng bá và quản lý nhà nƣớc cho hoạt động du lịch ............108
3.6.1. Hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch ...............................................108
3.6.2. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch .................................................110
3.7. Thu hút, tìm kiếm nguồn vốn đầu tƣ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài cho các
dự án phát triển du lịch. ....................................................................................115
Tiểu kết chƣơng 3. .............................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................120
PHỤ LỤC ...............................................................................................................131


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EU

European Union
(Liên minh Châu Âu)

ICOMOS

International Council on Monuments & Sites
(Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích)

KDT

Khu di tích


NXB

Nhà xuất bản

UNESCO

United

Nations

Educational,

Scientific

and

Cultural

Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
UNWTO

United Nation World Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới)

UBND

Ủy ban nhân dân


VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao ...................73
Bảng 2.2. Hệ thống cấp thoát nước tại tỉnh Quảng Ninh ..........................................81
Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 ..........................................83
Bảng 2.4. Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long ..........................84
Bảng 2.5. Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020 .........................................85
Bảng 2.6. Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 5 năm qua ...................59
Bảng 2.7. Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020............................44
Bảng 2.8. Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua .............................................45


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị
lớn cho cộng đồng xã hội. Du lịch văn hóa đang là sự lựa chọn của các nước đang
phát triển. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem
là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với
khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích
nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là
cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với
địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo.
Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để

tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia
du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân
địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển
phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà
thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những
nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều
nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt
động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của
ngành du lịch Việt Nam".
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình
du lịch nói chung và phát triển hoạt động du lịch văn hóa nói riêng, nhưng hiện tại
hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh này chưa được đầu
tư, chú trọng và chưa thực sự phát triển, chưa khai thác hết nguồn tài nguyên du lịch
văn hóa để phục vụ cho sự phát triển loại hình du lịch văn hóa gây lãng phí nguồn

1


tài nguyên, làm lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách
cho tỉnh nói riêng và cho ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này
để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh
Quảng Ninh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Giáo trình “du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS
Trần Thúy Anh chủ biên, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan
trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này
giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng
nghiên cứu của mình [1].
Bộ “Địa chí Quảng Ninh” của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

xuất bản năm 2003 đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý – lịch
sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tài liệu này giúp tác
giả có cái nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu [43].
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn
tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của
từng dân tộc, từng địa phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung,
hoàn thành cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của
mình[36].
Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh
và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể và đặc
trưng như: đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đề tài này đã mang lại cho tác giả một
cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Hạ Long mà trong đó có loại hình du lịch
văn hóa lễ hội Carnaval để tham khảo cho bài viết của mình. Luận văn “Phát triển
du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” của tác giả Phạm Minh Thắng giúp tác giả có
cái nhìn toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều và đặc biệt đó là tài
nguyên du lịch văn hóa tâm linh gắn với vương triều nhà Trần tại địa bàn này. Luận
văn “Một số giải pháp phát huy văn hoá ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du

2


lịch” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về sản
phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, qua đó là nguồn tài
liệu tham khảo quý báu cho phần viết về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề
tài. Luận văn “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng
- tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trương Thị Thu Hương là tài liệu tham khảo hữu ích
về sản phẩm du lịch văn hóa tại điểm đến là thị xã Quảng Yên. Đề tài “Nghiên cứu
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ
phát triển du lịch” của tác giả Bùi Thị Huế giúp tác giả có góc nhìn cụ thể hơn về

triều đại nhà Trần trên khắp địa bàn tỉnh, có cách nhìn khái quắt hơn, cụ thể hơn về
triều Trần khi viết luận văn của mình.
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố
hoặc một số địa phương của du lịch Quảng Ninh không phải là đề tài mới, nhưng
nghiên cứu tổng thể về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh là đề tài hoàn
toàn mới và cần thiết. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng
quát về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh được công bố.
3.Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu.
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa
ở tỉnh Quảng Ninh.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đó bao gồm
các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích văn hóa - lịch sử tiêu
biểu như Chùa Yên Tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng Đạo, các Lăng
mộ nhà Trần, cụm di tích Bãi Cọc Bạch Đằng... đây cũng chính là đối tượng nghiên
cứu cụ thể nhất của luận văn.
4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa, điều
kiện phát triển du lịch văn hóa.

3


- Đánh giá về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh
Quảng Ninh từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và
tìm ra những nguyên nhân.
- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du
lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa.

5. Phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa về mặt không gian là nghiên cứu
những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở tỉnh Quảng Ninh như Chùa Yên Tử, Đền Cửa
Ông, Khu Lăng mộ nhà Trần... Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là nghiên cứu
trong khoảng 5 năm gần đây.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp điều tra thực tế: điểm đến
du lịch văn hóa cụ thể như Chùa Yên Tử, Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng
mộ nhà Trần… tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế, qua đó thu thập thông tin, hình
ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua hai
lần khảo sát vào năm 2013, 2014 và đầu năm 2015.
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Tác giả tiến hành thu thập
các thông tin, dữ liệu từ các nguồn như tham luận, đề tài khoa học, công trình
nghiên cứu, các trang báo mạng về chuyên ngành uy tín, sách báo, tạp chí chuyên
ngành và các ngành liên quan, các dự án, các đề án, các quy hoạch du lịch, các
thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp Trung Ương và Địa
phương như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch, Sở Văn hóa Thể Thao du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh…
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn các quan chức, lãnh
đạo và chính quyền địa phương: Đối với từng vấn đề cụ thể, điểm đến cụ thể, tác
giả đã đi thực tế và xin phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, du

4


lịch văn hóa, du lịch tâm linh, Phật giáo cho các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
để từ đó có các kiến thức, cách nhìn đúng nhất, khách quan nhất cho đề tài của mình.
- Phương pháp thống kê, phân tích: Thông qua các số liệu thống kê về các

hoạt động du lịch, tài nguyên, sản phẩm…của tỉnh Quảng Ninh, tác giả xử lý số liệu
và hệ thống hóa các số liệu, các bảng phân tích nhằm làm rõ thực trạng phát triển
của du lịch và du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch văn
hóa, phân tích thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh . Đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Kết
quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch ở Quảng
Ninh, các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch
văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa
Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát
triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao
thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của
con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và
chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó con người
được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự

nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền
văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc
đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trong quá
trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa người ta vẫn
cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hình du lịch
văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác. Khi
nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thực chất
là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm
du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng
hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu
thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được
nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.
Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc
văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hoá truyền thống”.[23, Tr. 3]
Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization
- UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme - OMT) “Du lịch
văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu

6


diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài,
du lịch ngiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil On
Monuments & Sites – ICOMOS) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu
là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng
việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng
cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi

ích văn hóa – kinh tế - xã hội”. Khái niệm trên được đưa ra theo khía cạnh nghiên
cứu chỉ về di chỉ và di tích.
1.1.2.. Tài nguyên du lịch văn hóa:
Có thể coi văn hóa đã sinh ra du lịch, nuôi sống du lịch, và ngành du lịch
đang thụ hưởng những giá trị văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là một dạng đặc sắc của tài nguyên du lịch nói
chung. Tài nguyên du lịch văn hóa chia làm hai loại là “tài nguyên văn hóa phi vật
thể” và “tài nguyên văn hóa vật thể”.
Nhắc đến việc phân loại tài nguyên du lịch, hiện nay hầu hết các tài liệu đều
phân chia rõ hai loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan
thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” và “Tài nguyên du lịch
nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích
lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch” [23, Tr.8].
Như vậy với góc nhìn trên, các thành tố của văn hóa được liệt kê thành các
dạng tài nguyên du lịch văn hóa như: truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, kiến
trúc, cách mạng, khảo cổ…và đây thực chất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
đối với ngành du lịch. Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm văn hóa đều là sản
phẩm du lịch và mọi sản phẩm văn hóa là sản phẩm du lịch, bởi vì có rất nhiều sản

7


phẩm văn hóa không thể hoặc không nên đưa vào khai thác kinh doanh du lịch mà
phải được bảo tồn và gìn giữ phát các giá trị cốt lõi của văn hóa đó. Ta chỉ khai thác
sử dụng những tài nguyên văn hóa này khi chúng được đặt trong một hoàn cảnh cụ
thể (thuộc vùng du lịch, trung tâm du lịch hoặc khu vực gần với các trung tâm du

lịch). Khai thác một cách có định hướng, có chiến lược gắn liền với bảo tồn, giữ gìn
và phát huy giá trị to lớn của tài nguyên này.
1.1.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch:
Như chúng ta đã biết bất cứ hoạt động kinh doanh nào, cũng sẽ cho ra sản
phẩm của hoạt động kinh doanh đó. Vì vậy, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du
lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch và những nét đặc
trưng cơ bản của nó.
Theo Luật du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Theo tổng cục Du lịch: Sản phẩm là một trong những dịch vụ và tiện nghi
dịch vụ hỗn hợp mà công ty khách sạn, lữ hành cung cấp cho khách hàng.
Theo PGS-TS Trần Thị Minh Hòa: Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch +
hàng hóa du lịch + Tài nguyên du lịch.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm “Sản phẩm du
lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch”.
Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa
đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người
tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc
trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một
chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện
trong các tour du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có
trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết hợp những tiềm năng, nguồn lực này
theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó. Đó chính là
việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt
động du lịch như việc đưa các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực

8


hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn,

diễn xướng dân gian… vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho
du khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu
cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản phẩm du
lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các dịch vụ thông tin
liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng… tiện lợi, đem lại nhiều
lợi ích to lớn cho du khách.
Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung
cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du
lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã,
chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho
người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được
đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng
sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản
phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch
và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân
sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh
doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được
thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước.
1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa: là một sản phẩm du lịch mà cũng là
sản phẩm văn hóa, nó mang đầy đủ tính đặc trưng của một sản phẩm du lịch.
“Sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch văn
hóa và các dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám
phá, trải nghiệm của du khách về những điều khác biệt, mới lạ của các nền văn hóa
khác nhau” [13, Tr.12]. Vậy có thể hiểu sản phẩm du lịch văn hóa phải là sự kết
hợp giữa toàn bộ các loại tài nguyên du lịch văn hóa và toàn bộ các loại dịch vụ du
lịch thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, khám phá, trải nghiệm về những
điều khác biệt, mới lạ về từng nền văn hóa bản địa của du khách.

9



Tiếp cận theo hướng kinh tế, sản phẩm du lịch được định nghĩa là “các dịch
vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác
các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [8, Tr.27]
Xét riêng sản phẩm du lịch văn hóa thì trước hết đó là một sản phẩm văn hóa
sau đó được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi,
tìm hiểu của du khách. Do đó sản phẩm du lịch văn hóa là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa trong chuyến đi du lịch.
Theo Luật du lịch Việt Nam “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để
thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch” [23, Tr.2]
1.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển
du lịch của mỗi địa phương , mỗi quốc gia.
Hiểu theo nghĩa rộng, Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ
các phương tiện kỹ thuật được huy động than gia vào việc khai thác các tài nguyên
di lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thảo mãn nhu cầu của du
khách trong các chuyến hành trình của họ. [13, Tr. 168 ]
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ
những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để
phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ
trong khu, điểm du lịch, công trình điện nước tại khu điểm du lịch, các khu vui chơi
giải trí, phương tiện giao thông, camping, và các công trình bổ trợ khác gắn liền với
hoạt động du lịch. [13, Tr 168 ]
Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa là toàn bộ các cơ sở vật
chất kỹ thuật tại điểm du lịch văn hóa và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham
gia vào hoạt động du lịch văn hóa như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các
công trình cung cấp điện, nước, cơ sở phục vụ ăn, uống, lưu trú, các cửa hàng, khu
giải trí, thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ

trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch văn hóa. Cơ sở vật chất kỹ

10


thuật của du lịch văn hóa góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả
kinh tế của điểm đến du lịch văn hóa.
1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch:
Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa
chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng
đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam. nguồn nhân lực du lịch bao
gồm: lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự
nghiệp trong ngành từ trung ương đến địa phương, lao động trong các doanh nghiệp
du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong
các khách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công
tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng,
đại học và Sau đại học.
Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng
lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng
Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch văn hóa là toàn bộ những người trực
tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến du lịch văn hóa. Bao gồm quản lý nhà
nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch văn hóa. Đây chính là đội ngũ
quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của du lịch văn hóa.
Muốn phát triển du lịch văn hóa bền vững bắt buộc phải có đội ngũ nhân lực giỏi
chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về lĩnh vực văn hóa, có khả năng đáp ứng vai trò
truyền tải về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với du khách.
1.1.7. Điểm đến du lịch văn hóa:
Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi có
tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”, tuy
nhiên, khái niệm điểm đến du lịch không chỉ dùng cho một địa bàn nhỏ hẹp mà còn

được dùng cho một vùng du lịch, vùng du lịch hay tiểu vùng du lịch tùy theo quy
mô. Điểm đến du lịch trước hết phải là một điểm hấp dẫn du lịch song không phải
điểm hấp dẫn du lịch nào cũng trở thành một điểm đến du lịch bởi còn tùy thuộc

11


vào các yếu tố bổ sung như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật…Theo cách hiểu trên
thì điểm du lịch được xem là có quy mô nhỏ “là nơi tập trung một loại tài nguyên
nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình
riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
Điều 24, Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định điểm du lịch có đủ các điều
kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia:
+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du
lịch.
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa
phương:
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít
nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch văn hóa hấp
dẫn, có khả năng thu hút du khách về nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về
văn hóa như: những di tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình kiến
trúc, các cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật
ẩm thực…Kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của du lịch văn
hóa có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch văn hóa.
1.1.8. Thị trường du lịch văn hóa:
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản

xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa
người mua và người bán, giữa cung và cầu và toán bộ các mối quan hệ, thông tin
kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch [16.Tr 34]. Như vậy,
thị trường du lịch văn hóa là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người mua là
khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những
nhà cung cấp các dịch vụ có liên quan đến du lịch văn hóa trong một thời gian và

12


không gian xác định. Thị trường du lịch văn hóa chịu sự tác động chung của thị
trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu, về tính chất hoạt động và thành
phần sản phẩm. Đồng thời, thị trường du lịch văn hóa đảm nhiệm các chức năng
như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng
điều tiết.
1.1.9. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Việc tổ, quản lý du lịch văn hóa nhằm mục đích khai thác, phát huy và bảo
tồn các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch thông qua các kế hoạch, chiến lược,
chính sách và hoạt động cụ thể. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch
văn hóa đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
- Trách nhiệm của ngành du lịch trong công tác bảo tồn di sản văn hóa: Di
sản văn hoá và hoạt động phát triển du lịch có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Du
lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Nói một cách
khác, du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch.
Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để
khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh
không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam
với các nước trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du
lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách. Luật Di sản của
Việt Nam đã khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai
trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [22, Tr.107].
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt
động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một
cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị
di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du
lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn,
phát huy các giá trị di sản văn hóa.Như vậy, việc tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
dựa trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về du lịch như sau:

13


- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa:Sự phát triển nhanh
của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần
đây như du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng,
du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên,… đã và đang thúc đẩy cạnh tranh
mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển du lịch. Điều đó đòi
hỏi vai trò quản lý nhà nước về du lịch văn hóa cần phải được thích ứng, hoàn thiện,
phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.Nhằm góp phần vào hiệu quả kinh
doanh của ngành du lịch và định hướng phát triển bền vững của ngành.
- Đối với chính quyền địa phương:Các cơ quan ban ngành có liên quan trong
toàn tỉnh cần thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý
nhà nước về du lịch văn hóa ở từng địa phương. Mọi chiến lược, chính sách phải
được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành quy chế, các chính sách phát triển
du lịch văn hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
- Đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa: Phải
chấp hành mọi quy định của nhà nước về tổ chức, quản lý các hoạt động có liên
quan đến du lịch văn hóa. Hoạt động khai thác kinh doanh du lịch phải đi đôi với
giữ gìn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch văn hóa trên cơ sở phát triển bền vững.

- Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hoạt động du lịch văn hóa: Hoạt động
tuyên truyền, quảng bá - xúc tiến du lịch là một trong những khâu quan trọng góp
phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đặc biệt là các điểm đến hấp dẫn. Quảng bá,
xúc tiến, tuyên truyền hoạt động du lịch có thể được hiểu là những hoạt động giới
thiệu, tiếp thị các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm Du lịch
văn hóa đến với du khách nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du
lịch. Để biết đến một địa danh, một vùng đất, một dân tộc ngoài những thông tin
qua lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế…còn có một cánh tiếp cận luôn tạo nên những
ấn tượng khó quên đó là qua Du lịch văn hóa. Một trong những yếu tố giúp du
khách tiếp cận và giới thiệu nhanh nhất các giá trị đó là các hình thức thông tin,
quảng bá, tuyên truyền. Đó là những thông tin được giới thiệu trên hệ thống truyền
thông đại chúng, các kênh quảng bá uy tín, hệ thống Internet và các hình thức khác.

14


Đối với du khách, các thông tin về giá trị điểm đến, điều kiện đi lại, ăn ở nơi mình
sẽ đến luôn được quan tâm. Chính vì vậy, công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền
để du khách biết đến một điểm đến, một vùng đất hay một dân tộc có vai trò vô
cùng quan trọng trong phát triển du lịch.Thực tế cũng đã cho thấy công tác tuyên
truyền quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa.
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.2.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước
Du lịch văn hóa là xu thế mới của du lịch Việt Nam, tiêu biểu là Lễ tế đàn
Nam Giao vào đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được
tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương
Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ
hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di
sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của du lịch văn hóa,

thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được
xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức
thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế là
dịp để Việt Nam có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung,
đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO
cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục
năm nay.
Thừa thiên Huế là tỉnh có nhiều tài nguyên đặc sắc để phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa. Là tỉnh làm tốt trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa. Đến với
Huế du khách biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu biểu như
Nam ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ các vị
khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền
thống… Huế là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai yêu
thích tìm hiểu, khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Các tour du
lịch Huế ngày một tăng vì thành phố Huế luôn lưu giữ và bảo tồn được những lăng

15


tẩm, đền đài vài trăm năm tuổi của các vị vua chúa. Ngoài ra, đến với du lịch lễ
hội ở Huế du khách còn biết đến Huế là vùng đất của những lễ hội dân gian tiêu
biểu như ở điện Hòn Chén theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng nhớ
các vị khai canh thành lập làng, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề
truyền thống… Với di sản văn hoá thế giới, cảnh quan thiên nhiên, nhiều di tích lịch
sử, các sản phẩm đặc sản, nhất là nhà vườn là một nét độc đáo tiêu biểu của như:
nhà vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, nhà vườn Ngọc Sơn Công Chúa, Tỳ Bà Trang,
Tịnh Gia Viên... cùng với hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ khác,
thành phố đã và đang trở thành một trung tâm du lịch rất hấp dẫn khách du lịch đến
Huế. Khách đến Huế không những được đến với hình ảnh đẹp thơ mộng của Sông
Hương, nét truyền thống cổ kính của Lăng Tẩm, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân

gian tiêu biểu.... mà còn bị mê hoặc bởi con người nơi đây, sự nhẹ nhàng thuẩn
khiết với tà áo dài, giọng nói nhẹ nhàng đi vào lòng người. Vì vậy mà du lịch
Huế luôn là nơi thu hút đông du khách cả trong và ngoài nước. Đến Huế du khách
đến những điểm du lịch Huế như: khu văn hoá du lịch Kim Long, Nam Châu Hội
Quán, phố cổ Gia Hội - Chi Lăng, phố đêm Bạch Đằng, Hàn Thuyên; nghe ca Huế
trên sông Hương, đi thuyền dọc sông Hương, sông Ngự Hà. Thưởng thức các món
ăn đặc sản truyền thống rất phong phú, đa dạng, mang đậm đặc trưng của Huế như
bánh bèo, nậm lọc, bánh khoái, thanh trà, tôm chua, mè xửng, cùng với các sản
phẩm mỹ nghệ lưu niệm theo dấu ấn của lịch sử. Du lịch Huế quả là một một địa
điểm du lịch không thể bỏ qua. Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc Phát
triển phong phú, đa dạng các sả phẩm du lịch văn hóa. Phát triển đi đôi với định
hướng, quảng bá cho sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh, tạo ra sản phẩm du lịch
văn hóa đặc trưng, sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, phong cách phục vụ du
khách phải khác biệt để du khách chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải
ấn tượng và nhớ tới con người Quảng Ninh.
Quảng Nam là một trong những tỉnh hàng đầu ở Việt Nam làm tốt về hoạt
động phát triển du lịch văn hóa. QuảngNam là nơi giao thoa của các nền văn hóa
Việt, Hoa, Ấn Độ, Sa Huỳnh, Chăm Pa …có tiềm năng du lịch nhân văn đặc sắc

16


mang đậm tính dân tộc với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Với những
ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng.Quảng Nam vẫn lưu giữ
được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu
biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ
Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng
Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Đến
với Quảng Nam du khách sẽ được khám phá tinh hoa văn hóa của cộng đồng các
dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, góp phần tạo nên sự

đa dạng, phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam hấp dẫn du khách nơi đây.
Đến với du lịch văn hóa Quảng Nam du khách sẽ được chiêm ngưỡng, tham quan
các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam. Và ở đó, trên mảnh đất và
con người xứ quảng hiền hòa, thân thiện và hiếu khách, luôn mong được chào đón
du khách từ mọi phương trời đến với Quảng Nam. Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam,
không ai không biết tới mì Quảng. Đây là món ăn dân dã, vô cùng quen thuộc của
người dân đất Quảng. Dù có thể nấu chưa thật ngon nhưng hiếm người Quảng Nam
nào lại chưa từng tự tay nấu mì Quảng một lần. Đi du lịch Quảng Nam du khách
còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác tại vùng đất nổi tiếng với
nền ẩm thực phong phú này. Đến khu Mua sắm ở Quảng Nam đặc biệt là thành phố
Hội An hấp dẫn du khách khi đi du lịch Quảng Nam bởi phong cách bán hàng rất
đặc biệt. Người Hội An không nặng về sự đua tranh, họ bán đấy mà có cảm giác
như không bán thứ gì; khách có thể đến, mặc sức lựa chọn, hỏi han và nhìn ngắm
hàng giờ… Nếu bạn không mua, chủ cửa hàng vẫn tươi cười và cảm ơn khi bạn
bước chân ra khỏi cửa. Đó là chất riêng rất thượng lưu của người phố Hội mà không
phải vùng nào cũng có. Bài học rút ra cho Quảng Ninh chính là việc tạo ra sản
phẩm du lịch đặc trưng, phong cách phục vụ du khách phải khác biệt để du khách
chỉ một lần đặt chân đến đất Quảng Ninh là phải ấn tượng và nhớ tới con người
Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh, Cần có định hướng, chiến lược trước mắt và lâu
dài để tất những người dân, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch
đều trở thành một hướng dẫn viên du lịch thực thụ, yêu nghề và có tâm với nghề.

17


1.2.2. Những bài học kinh nghiệm nước ngoài
Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ..."Du lịch văn hóa là
xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt
Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là

hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy
triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những
bước phát triển vượt bậc. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể
đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch. Kết quả và kinh nghiệm phát
triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng,
triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung
và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Quảng Ninh là địa phương có nhiều lợi thế để
phát triển du lịch với danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên của
thế giới, với các lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề là
“Năm xây dựng chiến lược và quy hoạch”. Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng Ninh đang triển
khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các
địa phương, trong đó có Quy hoạch phát triển du lịch.
Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều
hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn
được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn
thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập
kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách
phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Quảng Ninh cần
phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch
tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực
khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát

18


×