Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

CHUYÊN đề đấu TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mĩ (1954 – 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.58 KB, 21 trang )





6
Ề ẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐ G Ĩ (1954 – 1975)

Ở Ầ
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, bất kỳ một quốc gia hay dân
tộc nào, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, muốn tồn tại và phát triển cần có sự kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong đó sức mạnh dân tộc, sức
mạnh bên trong là nhân tố quyết định. Nó được nhân lên và tận dụng với sức
mạnh bên ngoài. Điều đó nói lên vai trò to lớn của hoạt động đối ngoại trong sự
nghiệp cách mạng. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là
kết quả đấu tranh đầy hy sinh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Vận dụng nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng,
đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, Đảng ta đã thể hiện một nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng sáng
tạo trong đó đường lối đối ngoại và đấu tranh ngoại giao là một bộ phận quan
trọng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại đã đi vào lịch sử 40 năm, những chiến
công oanh liệt và nghệ thuật ngoại giao khôn khéo mềm dẻo của Đảng ta luôn là
bài học cách mạng quý báu. Nó sẽ được vận dụng và phát huy trong tiến trình
phát triển của đất nước.
Đặc biệt ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại hơn bao giờ hết được phát huy. Với tinh thần Việt Nam
muốn làm bạn, là đối tác với tất cả các nước trên thế giới. Chủ động hội nhập
khu vực và quốc tế, tranh thủ sức mạnh thời đại, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiến tới xây dựng một nước Việt Nam dân


giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn nội dung "Đấu tranh ngoại giao trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)" làm chuyên đề dự thi Hội trại
lần này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975) để thấy được sự khôn khéo, tài giỏi của ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình đấu tranh, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm quý báu để nhìn nhận, hiểu công tác đấu tranh
ngoại giao của Đảng, nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 50 đến những năm 70 của
thế kỉ XX đã tác động đến quá trình đấu tranh ngoại giao của ta.


- Nêu quan điểm của Đảng ta về hoạt động ngoại giao trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
- Phân tích và làm rõ hoạt động ngoại giao và đấu tranh ngoại giao trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đấu tranh ngoại giao
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Ý nghĩa của chuyên đề
Chuyên đề có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy, thi học sinh giỏi, học tập lịch sử ở trường THPT.

NỘI DUNG
1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và chỉ đạo của ảng về đấu tranh ngoại
giao trong cuộc kháng chiến chống ĩ
a. Bối cảnh quốc tế

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra
vào thời kì cao điểm của Chiến tranh lạnh. Thế giới hình thành hai phe chống
đối nhau gay gắt bằng Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Mĩ xâm lược Việt
Nam vì lợi ích chiến lược toàn cầu. Liên Xô luôn theo đuổi mục tiêu cân bằng
chiến lược với Mĩ. Trung Quốc nhằm mục tiêu vươn lên thành cường quốc thứ
ba. Liên Xô, Trung Quốc vừa giúp Việt Nam vừa sử dụng vấn đề Việt Nam để
chống lại hai nước lớn kia. Chiến tranh Việt Nam, về mặt quốc tế, luôn trên trục
chuyển động của ba cặp quan hệ Mĩ – Xô, Mĩ – Trung, Xô – Trung. Thất bại ở
Việt Nam, Mĩ hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc cùng hai nước này dàn xếp
vấn đề Việt Nam, hình thành tam giác chiến lược Mĩ – Xô – Trung, tác động
mạnh mẽ tới diễn biến chiến tranh.
Sau Điện Biên Phủ, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, đưa tới việc
hình thành lực lượng thứ ba. Năm 1961, chính thức ra đời phong trào không liên
kết, năm 1963, tổ chức Thống nhất châu Phi và năm 1968 tổ chức Đoàn kết ba
châu ra đời. Thời kì này phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã


hội trên thế giới lên mạnh. Thông tin bùng nổ, lương tri loài người thức tỉnh.
Các tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của các nước đều ủng
hộ sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc.
Bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế cũng có những khó khăn,
phức tạp cho Việt Nam:
Mĩ mạnh về tiềm lực, có liên minh quân sự khắp nơi NATO, SEATO,
ANZUS; Mĩ khống chế Liên hợp quốc, Mĩ kéo Liên hợp quốc vào Triều Tiên,
dùng Liên Hợp Quốc can thiệp vào Công gô. Tâm lý phục Mĩ, sợ Mĩ còn khá
phổ biến trên thế giới.
Phong trào cách mạng trên thế giới cũng trải qua những thăng trầm.
Phong trào XHCN khủng hoảng về đường lối, không thống nhất quan điểm,
sách lược đấu tranh. Phong trào “Không liên kết” thời kì đầu không nhất trí về
mục tiêu và phương hướng hành động. Nổi cộm nhất là mâu thuẫn Xô – Trung,

hai đồng minh chiến lược của Việt Nam. Mâu thuẫn và đối chọi ngay cả trên vấn
đề Việt Nam và giúp Việt Nam. Mâu thuẫn lợi ích đưa tới xung đột vũ trang trên
biên giới hai nước.
Đặc điểm lớn nhất trong cuộc chiến tranh là tương quan giữa hai bên tham
chiến. Mĩ là nước giàu mạnh về quân sự, kinh tế... Việt Nam là nước nghèo
nhưng ta có sức mạnh áp đảo về chính trị, chiến đấu vì độc lập dân tộc. Mĩ tiến
hành chiến tranh phi nghĩa, chỗ yếu của Mĩ là về chính trị. Trên mặt trận ngoại
giao đó là cuộc đối trọi giữa tư tưởng, trí tuệ, nghệ thuật của nền ngoại giao non
trẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao nhà nghề
của cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Đó là nền ngoại giao từ núi rừng về thủ
đô bắt tay vào xây dựng và đi vào hoạt động theo cung cách quốc tế, lập đại sứ
quán ở nước ngoài, tiếp nhận cơ quan đại diện các nước, tổ chức các hoạt động
nghiên cứu và nghiệp vụ ngoại giao. Cán bộ thiếu, chưa kịp đào tạo; tài chính
phương tiện eo hẹp đối chọi với nền ngoại giao đồ sộ, dồi dào về tài chính,
phương tiện, có kinh nghiệm tích luỹ qua mấy thế kỉ.
Do đặc điểm của thời đại, Mĩ dùng ngoại giao để khắc phục chỗ yếu về
chính trị - Mĩ sử dụng thế ngoại giao, đặt ngoại giao thành một bộ phận của
chiến lược chiến tranh. Trong cuộc họp tại Nhà trắng ngày đầu chiến tranh,
Johnson nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải ta
nắm lực quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hoà bình. Mỗi khi đưa quân
lên phía trước, thì cũng đưa các nhà ngoại giao lên phía trước. Các vị tướng
cần đưa quân nhiều hơn nữa; song Bộ Ngoại giao cũng cần phải cung cấp cho
tôi thêm cái gì nữa...” Chính vì vậy mà thời kì Mĩ leo thang chiến tranh (19651966), Mĩ mở nhiều “chiến dịch hoà bình” và không ngớt đòi Hà Nội “thương
lượng không điều kiện” với Mĩ. Rồi suốt cuộc chiến tranh, Mĩ đều dùng ngoại
giao và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mĩ trên chiến trường.


b. Bối cảnh trong nước và chỉ đạo của ảng về đấu tranh ngoại giao
trong cuộc kháng chiến chống ĩ
Tính chất thời đại và đặc điểm của cuộc chiến tranh nên đã quy định vai

trò và nhiệm vụ của ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). Từ
rất sớm, ngoại giao Việt Nam đã giương ngọn cờ hoà bình, thi hành Hiệp định
Giơ-ne-vơ. Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời, có ngoại giao hoà bình, trung lập.
Đi vào chiến tranh lớn, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đường lối đấu
tranh trên ba mặt trận. Các nghị quyết Trung ương 11, 12 (năm 1965) đề ra
phương hướng ngoại giao thích hợp. Nghị quyết Trung ương 13 (1- 1967) quyết
định mở mặt trận tấn công ngoại giao, đòi Mĩ chấm dứt ném bom miền Bắc và
chuẩn bị mở “cục diện đánh đàm”. Qua mỗi bước ngoặt đều có một quyết sách
ngoại giao. Từ năm 1968 đến năm 1973 là cục diện đàm phán Pa-ri quyết liệt.
Từ chủ trương của Đảng, Chính phủ ngoại giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Tập hợp lực lượng, tăng cường hậu phương quốc tế, tạo sức mạnh tổng
hợp, gắn dân tộc với thời đại, gắn Việt Nam với thế giới.
- Phân hoá nội bộ Mĩ, cô lập phái hiếu chiến, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ
Nguỵ, mâu thuẫn giữa Mĩ với tay sai.
- Phối hợp với đấu tranh quân sự, chính trị, kiềm chế, làm thất bại chiến
lược đánh nhanh thắng nhanh của Mĩ, bảo đảm cho ta đánh mạnh, đánh lâu dài,
từng bước kéo Mĩ xuống thang; Thúc đẩy, bảo đảm hình thành mặt trận nhân
dân Đông Dương đoàn kết chống Mĩ, vừa giúp bạn vừa tự giúp mình.
- Thực hiện phương thức “vừa đánh vừa đàm”, dùng đàm phán để tranh
thủ quốc tế, hỗ trợ chiến trường, phân hoá nội bộ Mĩ, giành thắn lợi từng bước đi
tới kết thúc chiến tranh.
Tất cả những nhiệm vụ đối ngoại trên đều quan trọng và liên quan mật
thiết với nhau và đều nhằm phối hợp hỗ trợ đấu tranh quân sự chính trị trên
chiến trường.
2. ình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt am
2.1. hân dân ba nước ông Dương.
Trong thời kỳ Việt Nam cứu nước, nhân dân hai nước Lào và Campuchia
chống Mỹ với những hình thức và mức độ khác nhau. Nhưng thực chất hai nước
đang đứng cùng một trận tuyến trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

Tháng 2/1965, Hội nghị nhân dân Đông Dương tập hợp các đại biểu chính
giới và tổ chức quần chúng ba nước đã ra nghị quyết về vấn đề Việt Nam. Nghị
quyết đòi đế quốc Mỹ chấm dứt ngay những hành động khiêu khích và xâm lược
chống Việt Nam dân chủ cộng hoà và phải tôn trọng lãnh thổ, vùng trời, vùng
biển của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đòi đế quốc Mỹ chấm dứt cuộc chiến
tranh xâm lược.


Từ ngày 1 đến ngày 9-3-1965, Hội nghị Đông Dương họp tại Phnôm-pênh,
nhằm đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ. Hội nghị đã
nhấn mạnh "sự cần thiết phải củng cố tình đoàn kết chân thành và bền vững của
các dân tộc Đông Dương". Từ đó, nhiều lần quốc trưởng Xi-ha-núc và Chính
phủ Campuchia tuyên bố kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ mạnh
mẽ nhân dân Việt Nam. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông
Dương ngày càng được củng cố vững chắc, tăng thêm sức mạnh để chống kẻ thù
chung là đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong cả hai thời kỳ chiến tranh, đặc biệt là Chiến tranh cục bộ, Chính
phủ và nhân dân Campuchia bằng hành động thực tế đã giúp cách mạng Việt
Nam vượt qua những khó khăn thử thách to lớn.
Để ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Chính phủ
Campuchia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ chống lại chính quyền Ngô
Đình Diệm, giúp các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam vận chuyển các phương
tiện chiến tranh hạng nặng bằng con đường ngắn nhất xuyên qua hải cảng và
lãnh thổ Campuchia.
Nhân dân Lào, các lực lượng yêu nước ở Lào luôn luôn đồng tình ủng hộ
cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Quân đội Lào phối hợp với đội quân tình
nguyện Việt Nam trên đất Lào chống lại bọn Mỹ và tay sai. Nhân dân các bộ tộc
Lào coi những người lính và cán bộ tình nguyện Việt Nam như con em mình.
Nếu nói đúng nghĩa hai từ "Mặt trận" thì cuộc đấu tranh chung của hai dân tộc
Lào - Việt từ (1955-1975) thực sự diễn ra trên cùng một mặt trận cứu nước.

Như vậy cả ba nước những năm chống Mỹ đã đứng cùng một mặt trận
cứu nước và giữ nước, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng giành thắng lợi trong
năm 1975. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương ngày
càng được củng cố vững chắc, tăng thêm sức mạnh để chống kẻ thù chung là đế
quốc Mỹ xâm lược.
2.2 ác nước xã hội chủ nghĩa
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh các
nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, đang có sự
bất đồng về đường lối và chia rẽ sâu sắc. Phải trải qua một quá trình vận động
thuyết phục có lý có tình và nhất là trong đường lối, chính sách của Đảng ta luôn
xác định cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh cách mạng vừa để giải
phóng dân tộc vừa cống hiến vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với đường lối tự lực cánh sinh, dựa
vào sức mình là chính, đồng thời có chủ trương đúng đắn trong việc tăng cường
mở rộng và củng cố các quan hệ hợp tác, giúp đỡ quốc tế, nhân dân ta luôn được
các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đồng tình ủng hộ cả về tinh thần lẫn
vật chất. Các nước xã hội chủ nghĩa luôn đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam,
ủng hộ lập trường chính nghĩa, khẳng định sự nghiệp của nhân dân Việt Nam là


sự nghiệp của chính mình. Lập trường bốn điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà
và bản tuyên bố năm điểm của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam được các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ triệt để, tăng thêm sức mạnh
pháp lý của Việt Nam trên mặt trận chính trị, ngoại giao. Từ khi Mỹ ồ ạt đem
quân viễn chinh vào miền Nam và dùng hải quân, không quân ném bom miền
Bắc nước ta thì các nước xã hội chủ nghĩa lại tích cực giúp đỡ ta nhiều hơn, nhất
là sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô và Trung Quốc.
Ngày 9-2-1965, Xô Viết tối cao Liên Xô tuyên bố "Liên xô đã, đang và sẽ
tiếp tục giành cho nhân dân Việt Nam mọi sự giúp đỡ cần thiết trong cuộc đấu
tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược" [1,140]. Tiếp đó ngày 26-2-1965 sau chuyến

thăm Việt Nam để trực tiếp bày tỏ tình đoàn kết chiến đấu với nhân dân ta, Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.Cô-xư-ghin tuyên bố "chúng tôi đã nói với
các bạn Việt Nam rằng Liên Xô sẽ không thờ ơ đối với vận mệnh của các nước
xã hội chủ nghĩa anh em, sẽ giành cho họ sự giúp đỡ cần thiết. Đừng ai có ảo
tưởng rằng cuộc xâm lược chống nhân dân Việt Nam sẽ có thể không bị trừng
trị" [6,154].
Ngày 29-4-1965, trước việc Mỹ đưa quân trực tiếp can thiệp vào Việt
Nam, Xô Viết tối cao Liên Xô đã ra tuyên bố: "thay mặt toàn thể nhân dân Liên
Xô, Xô Viết tối cao Liên Xô tuyên bố rằng những người Xô Viết sẽ luôn luôn và
trong mọi tình huống đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam anh hùng đang tiến
hành một cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập và tự do của Tổ quốc mình"
[2,120].
Ngày 17/08/1966, tại Liên Xô, 6000 đại biểu nhân dân thủ đô Mat-xcơ-va
đã họp mít tinh nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: ý chí của Chính phủ Liên Xô tiếp tục giúp đỡ và ủng hộ tất cả mọi
sự cần thiết để giúp nhân dân Việt Nam anh em đẩy lùi sự xâm lược của đế quốc
là hoàn toàn phù hợp với tình cảm thiêng liêng nhất của tất cả nhân dân Liên Xô.
Ngoài ra Liên Xô còn viện trợ cho ta những vũ khí hiện đại như: máy bay, xe
tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, pháo binh.
Trung Quốc là nước luôn ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân ta. Ngày 20-4-1965, Uỷ ban thường vụ quốc hội Trung Quốc ra nghị quyết
khẳng định: "nhân dân Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục cố hết sức mình để giúp đỡ
nhân dân Việt Nam đánh bại hoàn toàn bọn xâm lược Mỹ. Trong việc thi hành
nghĩa vụ quốc tế vô sản, nhân dân Trung Quốc bao giờ cũng trung thành vô hạn,
không hề ngần ngại trước mọi hy sinh và luôn luôn đã nói là làm"[1,141].
Ngày 22-7-1966, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại quảng
trường Thiên An Môn để ủng hộ Việt Nam. Tại cuộc mít tinh, Chủ tịch Lưu
Thiếu Kỳ đã trịnh trọng tuyên bố: “Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, đế
quốc Mỹ xâm lược Việt Nam tức là xâm lược Trung Quốc. Bảy trăm triệu nhân
dân Trung Quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam. Đất đai



rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam.
Nhân dân Trung Quốc hạ quyết tâm, đã sẵn sàng về mọi mặt, sẽ có những hành
động bất cứ lúc nào và ở đâu, mà nhân dân hai nước Việt - Trung cho là cần
thiết để cùng nhau đánh bại xâm lược Mỹ" [7,267]. Ngoài ra Trung Quốc còn
viện trợ cho ta những vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải, một số xe quân sự,
pháo và đạn pháo, theo thoả thuận giữa ta và bạn, một số đơn vị công binh và
pháo binh của Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng cấp, sữa chữa, mở rộng
thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ thuộc các tỉnh biên giới giáp
Trung Quốc. Từ cuối năm 1966 đến đầu 1969, một số chi bộ phòng không của
quân đội Trung Quốc đã luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống đế
quốc Mỹ, bảo vệ các tỉnh phía Bắc Việt Nam giáp biên giới Việt - Trung. Khi sự
bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế và các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là
giữa Liên Xô - Trung Quốc đã ảnh hưởng cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Buổi đầu (1954 – 1960), Liên Xô, Trung Quốc đều không muốn Việt Nam phát
động đấu tranh võ trang. Đi vào chiến tranh, Liên Xô muốn Việt Nam ngồi vào
đàm phán sớm với Mĩ để giữ hoà hoãn Xô – Mĩ. Từ 1967 – 1968, Việt Nam mở
cục diện “vừa đánh vừa đàm” với Mĩ thì Trung Quốc phản đối quyết liệt. Trung
Quốc chống thống nhất hành động, trái lại Liên Xô thúc đẩy mạnh hành động
thống nhất để đả kích Trung Quốc. Giai đoạn sau cả hai nước đều hoà hoãn với
Mĩ và đàm phán với Mĩ về vấn đề Việt Nam. Mĩ ra sức lợi dụng để ép hai nước
giảm viện trợ cho Việt Nam và thúc Việt Nam sớm thoả hiệp với Mĩ
Trong thế trận quanh co, lắt léo ấy, Việt Nam đứng vững trên lập trường
độc lập, tự chủ, đoàn kết quốc tế, chọn cách ứng xử khôn khéo, tế nhị để tranh
thủ được cả hai nước. Chúng ta chân thành đoàn kết với cả hai, tôn trọng lợi ích
của hai nước, cố gắng giữ thế và quan hệ cân bằng, không ngả về bên này chống
bên kia. Trên những vấn đề gai góc và nhạy cảm, chúng ta tìm cách ứng xử sao
cho khỏi mất lòng bên này hoặc bên kia. Việt Nam không tham gia Hội nghị 75

Đảng Cộng sản công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập mà không có Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ủng hộ “Đại cách mạng văn
hoá” Trung Quốc, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt
Nam không nhận công binh Trung Quốc tham gia làm đường vào Nam, cũng
không nhận chuyên gia Trung Quốc bên cạnh Mặt trận Giải phóng miền Nam
Việt Nam. Việt Nam cũng không nhận quân tình nguyện và bộ đội phòng không
Liên Xô giúp Việt Nam. Chúng ta đã cố gắng làm hết sức mình, góp phần hàn
gắn những mối bất đồng để bạn cùng nhất trí với ta về những chủ trương quân
sự và tiếp tục viện trợ về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật cho ta. Trung Quốc
đã đồng ý cho quá cảnh một khối lượng lớn hàng hoá quân sự của Liên Xô viện
trợ cho ta qua biên giới Xô - Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ
Trung Quốc vào Việt Nam. Trong tổng số viện trợ quốc tế, ước khoảng


2.362.682 tấn, trị giá khoảng 7 tỷ rúp thì phần lớn từ Trung Quốc và Liên Xô.
Riêng viện trợ Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng số núi trờn, 80 – 85% vũ
khí hạng nặng do Liên Xô cung cấp.
Trong khối các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, Cuba
là một nước bạn đặc biệt thuỷ chung và chân chính nhất. Cuba đã giành cho Việt
Nam sự ủng hộ chưa bao giờ thấy trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Các
nước khác ủng hộ Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế, vì đạo lý hay vì những lý do
đối nội, đối ngoại nào đó. Còn Cuba ủng hộ Việt Nam và đoàn kết với Việt Nam
vì sự sống còn của hai nước. Tháng 12-1961, Cuba là nước đầu tiên công nhận
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 9-1963, Cuba là nước
đầu tiên thành lập Uỷ ban Cuba đoàn kết với Việt Nam, đây là mặt trận nhỏ,
kiên cường, để sau đó hoà nhập vào mặt trận rộng lớn hơn của nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam.
Cùng với những cuộc mít tinh, biểu tình ủng hộ nhân dân ta, phong trào
ghi tên tình nguyện sang Việt Nam sát cánh chiến đấu cùng quân dân ta chống
đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng tại nhiều nước: Liên Xô, Trung Quốc, Triều

Tiên, An-ba-ni, Cuba, Hun-ga-ri, cộng hoà dân chủ Đức, ngoài ra các đoàn thể
thanh niên, phụ nữ, thiếu niên tại các nước anh em đã tổ chức nhiều đợt đi lao
động, biểu diễn văn nghệ, hoà nhạc, chiếu phim, quyên tiền ủng hộ nhân dân
Việt Nam. Nhiều cơ quan đoàn thể đã tổ chức lấy chữ ký và kiến nghị phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam. Điều
đặc biệt và cảm động là tại các nước bạn Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên,
Cộng hòa dân chủ Đức, Hun-ga-ri, Cuba, nhiều quân nhân nam nữ đã tình
nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân ta.
Nhìn chung, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta,
các nước xã hội chủ nghĩa đã có sự giúp đỡ to lớn cho nhân dân Việt Nam về vật
chất và tinh thần.
2.3. hân dân tiến bộ ỹ
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ngày càng có tiếng
vang lớn và ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội Mỹ.
Nhân dân Mỹ, đặc biệt là chính binh lính đang tham chiến ở Việt Nam không
chỉ thấy sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lý của cuộc chiến tranh xâm lược mà còn
kính phục một dân tộc giàu lòng yêu nước. Chính vì họ hiểu rằng, dù Mỹ đổ bao
nhiêu quân lính, tiền của, súng đạn, thực hiện bao nhiêu chiến lược cũng không
thể thắng được nhân dân Việt Nam. Mặt khác, phải chi tiêu quá lớn cho chiến
tranh Việt Nam nên đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân Mỹ.
Vì vậy, phong trào phản chiến của nhân dân tiến bộ Mỹ ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Mục sư Lu-thơ King nói "Chúng ta phải biểu tình, hội thảo và tuyên
truyền cho đến khi chính nền móng của đất nước chúng ta phải rung chuyển"
[7,278]


Ngày 24-3-1965, cuộc hội thảo đầu tiên về chiến tranh Việt Nam được tổ
chức tại Trường Đại học Mi-chi-gân, có hơn 3000 sinh viên tham dự, sau đó đã
nhanh chóng lan ra các trường đại học khác. Qua hội thảo, giới sinh viên đều
thống nhất nhận thức: chiến tranh ở Việt Nam là một sự mạo hiểm, không hợp lý

và vô đạo đức.
Bất bình trước thái độ làm ngơ của các nhà cầm quyền, phong trào đấu
tranh của sinh viên từ các giảng đường đã lan toả ra các đường phố. Ngày 8-61965, hơn 18.000 người đã họp ở Niu-oóc quyết định: "tất cả những ai chống
chiến tranh Việt Nam phải xuống đường, sinh viên lập ra uỷ ban phối hợp toàn
quốc nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam" [7,279].
Ngày 15 và 16-10-1965, đã có 10 vạn người ở 60 thành phố trên cả nước
Mỹ xuống đường đấu tranh, sôi nổi nhất là cuộc biểu tình ban đêm của hơn một
vạn sinh viên ở thành phố Béc-cơ-lây. Anh Đê-vit Mi-lơ đã hiên ngang đốt thẻ
quân dịch trước cuộc biểu tình rồi căm phẫn lên án cuộc chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam. Hành động này khiến Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật vô lý, vô
nhân đạo là trừng phạt những người đốt thẻ quân dịch với bản án năm năm tù và
nộp 1.000 đô la.
Năm 1965, ở Mỹ xuất hiện thêm hình thức làm xúc động lòng người dân
Mỹ và nhân loại tiến bộ là việc tự thiêu để phản đối chiến tranh. Mở đầu là
Noóc-man Mor-ri-xơn, anh đã đặt con gái nhỏ Ê-mi-ly mười tám tháng tuổi
xuống đất rồi tự tẩm xăng vào mình và châm lửa tự thiêu ngay trước cửa sổ
phòng làm việc của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mắc Na-ma-na. Một tuần sau 911-1965, một thanh niên Mỹ là Rô-giơ La-po-tơ 22 tuổi cũng tẩm xăng tự thiêu
trước trụ sở Liên hiệp quốc để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam. Tiếp đó ngày 10-11-1965 chị Xu-lin, một phụ nữ trẻ mẹ của hai con
nhỏ và cụ bà là Hel-ga 79 tuổi tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ ở Việt Nam.
Hành động dũng cảm và cao đẹp trên được báo chí để ý, ca ngợi, coi "đây
là những bó đuốc tiếp sức phản kháng cuộc chiến tranh dã man ở Việt Nam, nó
chứng tỏ lòng người dân Mỹ không thể chịu đựng được nữa đã bốc thành ngọn
lửa này" [7,281].
Những tấm gương hy sinh anh dũng trên đã tác động mạnh mẽ đến phong
trào đấu tranh của nhân dân Mỹ. Nhiều người đã vượt hàng rào dây thép gai để
xông vào cảng quân sự Ooc-land chặn một tàu thuỷ chở hàng sang Việt Nam,
300 người đứng chặn một đoàn tàu hoả chở lính đến địa điểm tập trung, trước
khi sang Việt Nam. Uỷ ban luật gia về chính sách của Mỹ ở Việt Nam công bố

bức thư dài 25 trang tố cáo chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã vi phạm Hiến
pháp Mỹ, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954... Sự ủng
hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ là yếu tố không thể thiếu góp phần làm nên thắng
lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Có


được thắng lợi này bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh gắn mạng nước ta với
cách mạng thế giới từ rất sớm, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
2.4. ác nước thuộc thế giới thứ ba
Các nước thế giới thứ ba gồm hàng trăm nước. Đây là một tập hợp các
quốc gia đa dạng và phức tạp được xếp chung vào một "thế giới" chỉ vì nó
không nằm trong khối Liên Xô - Đông Âu và khối các nước tư bản phát triển.
Dù đa dạng, khác biệt nhau rất nhiều nhưng các nước đó có một điểm chung là
sự đồng tình, ủng hộ đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt
Nam. Ngay cả những nước đang thù địch với nhau vì chủng tộc, biên giới ở
châu Phi cũng có thể có tiếng nói chung trong một hội nghị bàn về Việt Nam.
Chính vì vậy, vào thời gian những năm 1960, đầu những năm 1970, hàng trăm
nước đó có thể đứng chung trong một phong trào, một mặt trận vì Việt Nam
chống Mỹ.
Sự giúp đỡ của các nước thế giới thứ ba về vật chất cũng như phương tiện
chiến tranh, lương thực thuốc men, cho Việt Nam không nhiều nhưng phải
khẳng định rằng, thắng lợi của Việt Nam có phần đóng góp không nhỏ về vật
chất và tinh thần cả xương máu của nhân dân các nước đó. Sự nghiệp đấu tranh
giải phóng của hàng trăm nước châu Phi đã làm sụp đổ hệ thống thực dân cũ,
góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, làm cho tương
quan lực lượng bớt phần bất lợi cho Việt Nm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có
một mặt trận như thế. Mặt trận đó, trước hết là mặt trận đoàn kết nhân dân 5
châu với một mục đích chung là cùng nhân dân Việt Nam chống lại thế lực đế
quốc mạnh nhất thời đại. Mặt trận đó là sản phẩm của thời đại, đa số loài người

đã giác ngộ, biết kết hợp nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, với biểu hiện
cao nhất là ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Sức mạnh vĩ đại của mặt trận đó góp
phần làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ. Nếu chỉ thuần
tuý so sánh lực lượng các mặt giữa Mỹ và Việt Nam thì trên lý thuyết và thực
tiễn Việt Nam không thể đánh Mỹ. Chính vì vậy, sự ủng hộ của nhân dân thế
giới làm cho tương quan lực lượng có lợi cho Việt Nam là một trong những
nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đúng
như Uỷ viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã nhận định trong báo cáo tại kỳ họp
thứ nhất quốc hội khoá IV ngày 4-6-1975: "trong hoàn cảnh quốc tế phức tạp,
việc vận động hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân thế giới như vậy là
một sáng tạo của Đảng ta là kết quả rực rỡ của đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, và đoàn kết quốc tế đúng đắn, không phải bất cứ sự nghiêp chính nghĩa nào
đều giành được sự đồng tình và ủng hộ như thế"[3,330].
Trải qua 40 năm, càng ngày nhân dân Việt Nam càng ý thức được vai trò
không thể thiếu được của sức mạnh thời đại thể hiện qua mặt trận nhân dân thế


giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ trong cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai
của dân tộc Việt Nam đó là xu thế hoà bình chống chủ nghĩa đế quốc, chống
chiến tranh.
3. Quá trình đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống ĩ (1954 –
1975)
3.1. Giai đoạn đầu (1965 - 1968) và lập trường của ta và ĩ
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng
không cân sức. Trên mặt trận ngoại giao, đó là cuộc đối trọi giữa nền ngoại giao
non trẻ của Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh chống lại chính sách ngoại
giao trên thế mạnh của nền ngoại giao nhà nghề, hùng hậu của Mĩ.
Tháng 2-1965, Mĩ bắt đầu chiến tranh phá hoại bằng không quân chống
miền Bắc. Tháng 3-1965, Mĩ bắt đầu đưa quân vào miền Nam, bắt đầu cuộc

chiến tranh cục bộ. Để che đậy bản chất phi nghĩa và tính chất tàn bạo của các
hành động chiến tranh, Mĩ ráo riết tung ra các thủ đoạn ngoại giao: Ra sách
trắng đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ cộng hoà; thông báo cho Liên hợp quốc rằng
Mĩ sẵn sàng rút hết các đơn vị quân sự của họ trong trường hợp “Bắc Việt Nam
chấm dứt xâm lược Nam Việt Nam”. Ngày 7- 4-1965, Tổng thống Giôn-xơn đọc
diễn văn tố cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tấn công một quốc gia độc lập
(Nam Việt Nam) và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ tự do cho đồng minh của mình
Giôn-xơn tung ra hai đòi hỏi mà phía Mỹ kiên trì theo đuổi suốt mấy năm: “Hai
bên đi vào đàm phán không điều kiện” và hai bên cùng rút quân. Mỹ ráo riết mở
liên tiếp nhiều chiến dịch hoà bình xoáy vào hai đòi hỏi này.
Chống lại các thủ đoạn và luận điệu ngoại giao nham hiểm của Mỹ, ngoại
giao của Việt Nam Dân chủ cộng hoà phối hợp với ngoại giao của Mặt trận dân
tộc giải phóng tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế nhằm
hai hướng chính: Đề cao chính nghĩa dân tộc, nêu cao quyết tâm của nhân dân
Việt Nam quyết đánh và quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ; tập
trung mũi nhọn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, lên án các hành động
leo thang chiến tranh và các tội ác của Mỹ trên cả hai miền, mạnh mẽ bác bỏ các
luận điệu dối trá của Mỹ “đàm phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút
quân”.
Ngày 22 - 3 - 1965, Mặt trận dân tộc giải phóng ra tuyên bố 5 điểm biểu
thị mạnh mẽ lập trường, mục tiêu chiến đấu và quyết tâm của nhân dân miền
Nam chống xâm lược cho đến thắng lợi cuối cùng.
Ngày 8 - 4 - 1965, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố 4
điểm nêu rõ lập trường và những nguyên tắc lớn của một giải pháp thoả đáng để
chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Hai bản tuyên bố có ý nghĩa lịch sử này là cơ sở vững chắc cho đấu tranh
ngoại giao của ta. Nó trở thành ngọn cờ và lời hiệu triệu để tập hợp sự ủng hộ
quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.



Từ cuối năm 1966 đầu năm 1967, tình hình có những nét mới. Trên chiến
trường miền Nam, ta đã chế ngự được quân Mỹ, bước đầu đánh bại cuộc phản
công mùa khô 1965-1966 và đang đánh bại cuộc phản công mùa khô thứ hai
(Đông Xuân 1966-1967 ) của Mỹ. Quân dân miền Bắc đã làm thất bại một bước
cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Đến cuối năm 1966, miền
Bắc đã bắn rơi 1.620 máy bay Mỹ. Thế quốc tế cũng thuận cho ta hơn.
Trên đà thắng lợi của hai miền, Hội nghị lần thứ 13 của Ban chấp hành
Trung ương xác định: “trước mắt, khẩu hiệu của ta là đòi Mỹ chấm dứt không
điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà”.
Để tăng sức mạnh tấn công, ngày 27-1-1967, Trung ương Đảng chủ
trương: “Chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi
hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, thì Việt Nam
với Mỹ có thể nói chuyện được”.
Đây là một đòn tấn công ngoại giao lớn tác động rất mạnh. Suôt hai năm,
Mỹ đòi đàm phán không điều kiện. Ta bác bỏ, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện nhưng
với điều kiện Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc. Tuyên bố này vừa tỏ rõ
thiện chí, vừa phù hợp với đạo lý nên nó trở thành quả bom ngoại giao. Dư luận
thế giới hưởng ứng và ủng hộ mạnh mẽ... Cho đến Tổng thư kí Liên hợp quốc và
Giáo hoàng cũng lên tiếng đòi Mỹ đáp ứng. Mỹ trở nên bị động về ngoại giao và
đối phó lúng túng. Giôn-xơn gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh biện bạch yếu ớt,
Mỹ phải dùng nhiều con đường khác nhau để chống đỡ: vận động qua thủ tướng
Liên xô Cô-xư-ghin, nhờ người Pháp làm trung gian thăm dò... Trước sức ép của
dư luận, đặc biệt là phong trào nhân dân Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn phải công
khai tuyên bố: “Mỹ sẵn sàng ngưng ngay việc bắn phá miền Bắc Việt Nam của
máy bay và tàu chiến Mỹ khi việc làm này dẫn tới cuộc thảo luận có kết quả và
không bị lợi dụng”. Mặc dù tuyên bố này là một bước lùi, có phần mềm dẻo hơn
của Mĩ, tuy nhiên Mĩ vẫn giữ lập trường “ngừng ném bom có điều kiện” và “có
đi có lại” nên ta không chấp nhận.
Kết thúc đợt 1 Tổng tiến công tết Mậu thân 1968 ta giành thắng lợi trên cả

hai mặt trận quân sự và chính trị. Ngày 3 - 3 - 1968, Tổng thống Giôn-xơn tuyên
bố chấm dứt ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; Mỹ sẵn sàng cử đại diện
thảo luận biện pháp chấm dứt chiến tranh. Cùng dịp này Giôn-xơn tuyên bố
không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì mới. Tuyên bố của Giôn-xơn đánh dấu sự
thừa nhận thất bại trong chiến tranh, đánh dấu một bước thay đổi có ý nghĩa,
xuống thang chiến tranh, thăm dò giải pháp hoà bình. Với tuyên bố này của
Giôn-xơn, chúng ta có 3 cách lựa chọn: bác bỏ; nhận ngồi đàm phán và nhận
tiếp xúc. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Bộ chính trị quyết định nhận tiếp xúc.
Ngày 3 - 4 - 1968, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố “Rõ ràng
Chính phủ Hoa Kì chưa đáp ứng nghiêm chỉnh đòi hỏi của chính phủ Việt nam


dân chủ cộng hoà, của dư luận Mĩ và của thế giới. Tuy nhiên về phần mình,
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình
tiếp xúc với đại diện Mĩ nhằm xác định với Mĩ việc Mĩ chấm dứt không điều kiện
việc ném bom và các hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện”.
Như vậy, trong suốt giai đoạn đầu tiên của cuộc đấu tranh ngoại giao, ta
luôn kiên trì đấu tranh theo lập trường 4 điểm của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà. Cùng với thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị ta đã buộc Mĩ chấp nhận
đàm phán “có điều kiện”. Đây là một thắng lợi quan trọng, đánh dấu bước nhảy
vọt của đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, đưa đấu tranh ngoại
giao sang giai đoạn mới.
3.2. ấu tranh đòi ĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng ở
Hội nghị Pa-ri
Với thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968), Tổng thống Mĩ Giôn-xơn trong Tuyên bố
ngày 31 - 3 - 1968, đã phải chấp nhận thương lượng với ta ở bàn Hội nghị Pa-ri.
Hội nghị Pa-ri bắt đầu phiên họp đầu tiên ngày 13 - 5 - 1968 và kết thúc
ngày 27 - 1 - 1973 với việc các bên tham gia kí kết Hiệp định Pa-ri về việc chấm

dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Căn cứ vào nội dung nghị sự, Hội
nghị Pa-ri có thể chia thành bốn giai đoạn:
Giai đoạn I: Từ tháng 5 - 1968 đến tháng 1 - 1969, cuộc đàm phán hai
bên, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ. Ở giai đoạn này, trong các
phiên họp hàng tuần, Đoàn Việt Nam lên án Mĩ xâm lược miền Nam, đánh phá
miền Bắc, lên án chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi Mĩ
chấm dứt không điều kiện ném bom bắn phá miền Bắc, đấu tranh buộc Mĩ chấp
nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham dự hội nghị với tư
cách là một bên độc lập và bình đẳng. Phía Mĩ cho rằng, Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà xâm lược miền Nam, giúp đỡ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam “hoạt động lật đổ”, đòi rút quân miền Bắc và khôi phục lại khu phi
quân sự.
Cuối tháng 10 - 1968, hai bên thoả thuận được hai vấn đề:
Một là, Mĩ chấm dứt hoàn toàn không điều kiện việc ném bom và mọi
hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hai là, triệu tập hội nghị bốn bên, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà.
Giai đoạn II: Từ tháng 1 - 1969 đến tháng 6 – 1971, Hội nghị bốn bên
khai mạc ngày 25 - 1 - 1969. Hơn ba tháng, cuộc hội đàm vẫn bế tắc, không tiến
triển, ngày 8 - 5 - 1969, đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam, tập trung
vào hai vấn đề chính:


Một là, Mĩ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mĩ ra khỏi miền Nam
Việt Nam mà không đòi hỏi điều kiện gì.
Hai là, nhân dân miền Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình và
thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời để tổ chức tổng tuyển cử tự do.
Ngày 14 - 5 - 1969, Tổng thống Mĩ đọc diễn văn, đưa ra tám điểm và
ngày 11 - 7 - 1969, Nguyễn Văn Thiệu đọc thông điệp, đưa ra sáu điểm, trong

đó cả Mỹ lẫn chính quyền Sài Gòn đòi rút quân Mỹ có điều kiện, đòi hai bên
Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xuống thang, cùng rút quân khỏi miền
Nam và đòi giữ nguyên chính quyền Sài Gòn. Thực chất, đây là những điều kiện
ngang ngược, đánh đồng giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược của chính
quyền Mỹ.
Ngày 6 - 6 - 1969, Đại hội quốc dân miền Nam Việt Nam được tổ chức và
ra nghị quyết thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam, tạo ra một thực tế ở miền Nam có hai chính quyền song song tồn tại.
Từ đây cho đến tháng 7 - 1971, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà miền
Nam Việt Nam tiếp tục tấn công địch ở bàn Hội nghị nhằm tranh thủ sự ủng hộ
của dư luận quốc tế. Đây cũng là thời gian diễn ra một số cuộc gặp kín giữa đại
diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh trên bàn đàm
phán diễn ra gay gắt, có khi gián đoạn. Hội nghị không đạt được một thoả hiệp
nào rõ ràng và dứt khoát.
Giai đoạn III: Từ tháng 6 - 1971 đến tháng 11 - 1972. Trong cuộc gặp
kín ngày 26 - 6 - 1971, Lê Đức Thọ, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao
cho Kít-sing-giơ giải pháp chín điểm làm cơ sở để giải quyết cuộc chiến tranh
Việt Nam, trong đó đề nghị trong năm 1971 quân Mĩ rút khỏi miền Nam Việt
Nam, thay Nguyễn Văn Thiệu và lập chính quyền mới ở Sài Gòn. Do thất bại
nặng nề trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và lúc này ở miền Nam chỉ còn
150.000 quân Mĩ. Ngày 11 - 10 - 1971, phía Mĩ chuyển đến Đoàn đại biểu ta
một văn bản gồm tám điểm với nội dung Mĩ sẽ rút hết quân Mĩ và đồng minh
của Mĩ khỏi miền Nam trước 1 - 7 - 1972, nếu đạt được một hiệp định trước
ngày 1 - 12 - 1971; tương lai chính trị miền Nam Việt Nam do nhân dân miền
Nam tự quyết định không có sự can thiệp của nước ngoài; thực hiện ngừng bắn
trên toàn Đông Dương kể từ khi kí hiệp định chính thức… Nói chung, phía Mĩ
có một số điểm mềm dẻo hơn so với trước đây.
Cuộc tiến công chiến lược đầu năm 1972 của quân và dân miền Nam đã
tạo thêm thế mạnh của ta ở bàn Hội nghị. Từ giữa tháng 7 - 1972, các cuộc đàm
phán đã đạt được thêm một số thoả thuận: Mĩ chịu rút hết quân trong ba tháng,

thực hiện ngừng bắn tại chỗ ở miền Nam, nhưng những bất đồng giữa ta và Mĩ
vẫn còn nhiều, nhất là vấn đề chính trị nội bộ miền Nam Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 8 - 10 - 1972, Phái đoàn Chính phủ ta đưa ra một dự
thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề


nghị thảo luận để đi đến kí kết. Dự thảo nêu lên quyền tự quyết của nhân dân
miền Nam Việt Nam, về việc Hoa Kỳ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; về chấm dứt chiến tranh; Mĩ rút quân, góp
phần hàn gắn vêt thương chiến tranh; tạm gác yêu cầu đòi xoá bỏ nguỵ quyền
Sài Gòn và gạt bỏ Nguyễn Văn Thiệu. Việc Chính phủ ta đưa ra Dự thảo là một
đòn tiến công bất ngờ đối với Nhà Trắng, nó chẳng những đã giúp gỡ bé tắc kéo
dài cho Hội nghị mà còn đẩy Mĩ vào thế bị động, cái thế không thể không đồng
ý trên cơ sở nội dung của bản dự thảo.
Từ ngày 10 đến 12 - 10 - 1972, cuộc đàm phán tuy diễn ra gay gắt nhưng
hai bên dần dần đạt thêm một số tiến bộ. Ngày 20 - 10 - 1972, Mĩ thoả thuận với
ta lịch trình dẫn đến việc kí kết hiệp định (ngày 31 – 10 - 1972 sẽ kí chính thức
tại Pa-ri). Nhưng sau khi gặp Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, Kít-sing-giơ không
đến Hà Nội vào ngày 24 - 10 - 1972 để kí tắt Hiệp định như đã thoả thuận. Ngày
26 - 10 - 1972, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên bố về tình hình
cuộc đàm phán, về nội dung hai bên đã đạt được trong Hiệp định và thời gian
biểu cho việc kí kết. Cùng ngày, Kít-sing-giơ họp báo biện bạch thái độ của Mĩ
và nói rằng “hoà bình trong tầm tay”. Nhờ luận điệu này, Ních-xơn trúng cử
Tổng thống nhiệm kì II.
Giai đoạn IV: Từ tháng 11 - 1972 đến 27 - 1 - 1973. Giai đoạn này mở
đầu bằng phiên họp ngày 20 -11 - 1972. Ngay từ đầu phiên họp, khi Kít-sing-giơ
đề nghị sửa đổi 69 điểm theo yêu cầu của Nguyễn Văn Thiệu, thì bị cố vấn Lê
Đức Thọ phê phán gay gắt. Đầu tháng 12 - 1972, khi hai bên họp lại, phía Mĩ đã
lùi một bước và phía Việt Nam cũng có chỗ mềm dẻo hơn.
Tuy vậy, phía Mỹ vẫn tìm cách dây dưa, trì hoãn việc kí kết. Mỹ đòi thảo

luận thêm, lấy cớ là Thiệu phản đối. Nhưng thực chất đó là hành động lật lọng
nhằm ép ta thay đổi một số điều khoản quan trọng không có lợi cho chúng, như
vấn đề miền Bắc phải rút quân khỏi miền Nam, và còn nhằm kéo dài thời hạn kí
kết để chúng có thêm thời gian tuồn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến
tranh vào miền Nam giúp chính quyền Sài Gòn có thể đứng vững sau khi Mỹ rút
quân. Hơn thế, ý đồ của Mỹ cũng muốn ta, nhất là hậu phương miền Bắc suy
yếu, kiệt quệ để chế độ Thiệu ở miền Nam có thể tồn tại lâu. Và để đạt được ý
đồ đó, các nhà chiến lược Mỹ tính toán cần có thắng lợi quyết định trên chiến
trường để có thể thắng lợi trên bàn Hội nghị. Cuộc tập kích chiến lược B52 của
chúng vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 là nhằm mục đích
đó. Nhưng cuộc tập kích đã không đem lại cho Mỹ kết quả mong muốn. Và chỉ
đến lúc đó, Ních-xơn mới chịu từ bỏ ý đồ dùng sức mạnh để trở lại đàm phán.
3.3. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Nam
Qua nhiều cuộc trao đổi, đến ngày 13 - 1 - 1973, Dự thảo Hiệp định mới
về cơ bản đã được hai bên thoả thuận.


Ngày 23-1-1973, Hiệp định Pari được kí tắt giữa Cố vấn Lê Đức Thọ và
Cố vấn Kít-sing-giơ. Đến ngày 27-1-1973, hồi 11 giờ 30, tại Trung tâm các Hội
nghị quốc tế, phố Clê-be, Thủ đô Pa-ri, các bộ trưởng Ngoại giao, thay mặt cho
các Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Lâm thời Cộng hoà
miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Cộng hoà tiến
hành lễ kí chính thức “Hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Việt Nam” và ba Nghị định thư kèm theo. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7
giờ sáng ngày 28-1-1973.
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam kí
kết ngày 27-1-1973 gồm 9 Chương, 23 Điều. Hiệp định gồm những nội dung cơ
bản sau:
1. Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về
Việt Nam đã công nhận (Điều 1).
2. Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam
kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày 27-1-1973(Điều 2).
3. Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hoà bình lâu dài và
vững chắc. Bắt đầu từ khi ngừng bắn:
- Các lực lượng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ và của
Việt Nam Cộng hoà sẽ ở nguyên vị trí của mình trong khi chờ đợithực
hiện kế hoạch rút quân …
- Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên
vị trí của mình. Ban Liên hợp quân sự hai bên sẽ quy định vùng do mỗi
bên kiểm soát (Điều 3).
4. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công
việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (Điều 4).
5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, sẽ hoàn thành việc rút
quân ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn và nhân viên quân sự,
kể cả nhân viên kĩ thuật, nhân viên quân sự có liên quan đến chương trình bình
định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước
ngoài khác đã nói ở Điều 3 (a) (Điều 5).
6. Việc trao trả những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của
các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn
thành việc rút quân nói trong Điều 5 (Điều 8).
7. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cính phủ Hoa Kỳ cam kết
tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam
Viẹt Nam sau đây:
- Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất
khả xâm phạm và phải được các nước tôn trọng.


- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của

miền Nam Việt Nam thông qua tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có
giám sát quốc tế.
- Các nước ngoài không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị nào đối
với nhân dân miền Nam Việt Nam (Điều 9).
8. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương
trên tinh thần hoà hợp và hoà giải dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính
để thành lập Hội đồng quốc gia hoà hợp và hoà giải dân tộc gồm ba thành phần
ngang nhau.
Hội đồng quốc gia hoà hợp và hoà giải dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai
bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hoà hợp và hoà giải
dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc
sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do như đã nói (Điều 12).
9. Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng
phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền
Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào và không có sự can thiệp của
nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thoả
thuận (Điều 15).
10. Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công
cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và toàn Đông
Dương (Điều 21).
Theo hiệp định, ngày 2-3-1973, tại Pari, Hội nghị quốc tế về Việt Nam
được triệu tập, gồm đại biểu của 12 nước: Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, 4
bên tham gia kí Hiệp định Pari và 4 nước (Ba Lan, Canada, Hun-ga-ri, In-đô-nêxi-a) trong uỷ ban giám sát và kiểm soát quốc tế, với sụ có mặt của Tổng Thư kí
Liên hợp quốc. Tất cả đã kí vào bản Định ước để ghi nhận và bảo đảm thi hành
Hiệp định Pa-ri.
Định ước này đánh dấu một bước thất bại nữa của Mỹ, bởi vì không
phải chỉ có Mỹ mà cả quốc tế cũng công nhận có Chính quyền Cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam mà còn là yêu cầu của nhân dân thế giới.
Hiệp định Pa-ri là kết quả của cuộc đàm phán kéo dài tổng cộng tất cả
4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng, là cái mốc

đánh dấu thắng lợi rực rỡ của cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của dân tộc
ta chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
Với việc kí kết Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải chấp nhận tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút hết quân về nước; chấp nhận lực lượng
vũ trang của ta ở miền Nam được giữ nguyên, tạo ra một tương quan lực lượng
có lợi cho cách mạng. Mỹ rút quân và quân miền Bắc vẫn giữ nguyên vị trí ở
miền Nam vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc bất di bất dịch trong đấu tranh
ngoại giao của ta tại Hội nghị vì có thực hiện được mục tiêu này thì mới đảm


bảo được sự thắng lợi của ta trong kế hoạch “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ
nhào”. Về ý nghĩa này, kêt luận của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 viết:
“Đối với ta, điều quan trọng của Hiệp định Pa-ri không phải là ở chỗ thừa nhận
hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, tiến tới thành lập chính phủ
ba thành phần, mà mấu chốt là ở chỗ quân Mĩ phải ra đi còn quân ta thì ở lại,
hành lang Nam - Bắc vẫn nối liền, hậu phương gắn liền với tiền tuyến thành một
giải liên kết thống nhất; thế trận tiến công của ta vẫn vững”.
Cùng với thắng lợi quân sự của quân và dân hai miền Nam - Bắc trong
năm 1972, việc kí kết Hiệp định Pa-ri đã tạo điều kiện, thời cơ cho thắng lợi
quyết định của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thắng lợi của Hiệp định Pa-ri tạo
tiền đề đưa đến thắng lợi cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975) và
thống nhất đất nước (1976). Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 (71973) nhận định Hiệp định Pa-ri “ghi lại những thắng lợi rất to lớn của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta ”.
Thắng lợi của Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
Đó là thắng lợi của mặt trận nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ đoàn
kết, ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Đối với Mỹ, việc kí kết Hiệp định Pa-ri đã làm
giảm uy thế của nước Mỹ trên trường quốc tế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
của mình, nước Mỹ phải chấp nhận rút khỏi cuộc chiến tranh mà không đạt được
mục tiêu đề ra.

4. Những bài học kinh nghiệm về đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước
Một là: Trong quá trình hoạch định đường lối phải quán triệt quan điểm
đoàn kết nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên sức
mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
Hai là: Đường lối đối ngoại vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trên cơ sở giải quyết đúng đắn lợi ích dân tộc Việt Nam với lợi ích toàn cầu.
Ba là: Mục tiêu đối ngoại của từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng
Việt Nam phải phù hợp với xu thế quốc tế. Trong đó cần chú trọng quan hệ với
các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn trên thế
giới.
Bốn là: Đối ngoại phải trên tinh thần "thêm bạn bớt thù" hoạt động đối
ngoại phải chủ động, linh hoạt, sử dụng nhiều hình thức.
Năm là: Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ dựa vào sức mình là chính,
trên cơ sở tranh thủ tối đa mọi sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với cách mạng
Việt Nam.


KẾT



Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là kết
quả của đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo trong đó đường lối đối ngoại
mềm dẻo, linh hoạt của Đảng và Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng.
Đường lối ấy đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành
sức mạnh tổng hợp. Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là
thắng lợi to lớn của sự phối hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh của quân và dân ta trên
chiến trường với cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán và trên trường quốc tế. Tất
cả làm sáng ngời chiến tranh nhân dân Việt Nam, thiên sử vàng huyền thoại thế

kỷ XX.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta khắc phục mọi khó
khăn bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, thực hiện đường lối đổi mới
đất nước, phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi
chúng ta phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh đó những bài
học chủ yếu về đường lối chỉ đạo sắc bén của Đảng ta về đấu tranh ngoại giao
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước vẫn còn nguyên giá trị, giúp Đảng ta hoạch định đường lối đối ngoại
đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Sau 40 năm chiến tranh, đất nước ta đã đạt được thành tựu quan trọng,
nhất là thành tựu hai mươi năm đổi mới của Đảng trên các mặt kinh tế, chính trị,
văn hoá, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Nâng cao
vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Sức mạnh đất nước được tăng
cường tạo điều kiện củng cố vững chắc độc lập dân tộc bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện.
Đặc biệt là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ và tăng cường
được sức mạnh thời đại, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam. Lịch sử Kháng chiến chống
Mĩ cứu nước 1954 - 1975 và 20 năm xây dựng đất nước sau chiến tranh, NXB
Khoa học xã hội, 1995


2. Bộ ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Sự thật, 1983
3. Bộ ngoại giao, Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Pari về Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, 2004.

4. Bộ Giáo dục đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học chuyên đề, 12-2014.
5. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước – Bản lĩnh và Trí tuệ, 13-12-2011.
6. Học viện quan hệ quốc tế, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành
độc lập 1945 - 1975. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001
7. Viện sử học. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 tập V.
Tổng tiến công nổi dậy 1968, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001.
8. Trần Bá Đệ. Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập VII 1954 – 1975, NXB ĐHSP
Hà Nội, 2012.
9. Wed. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước 1954 - 1975, Tác giả Khắc Huỳnh.
10. Wed. Khoa Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội. Bối cảnh quốc tế của 3 bản
Hiệp định trong hai cuộc kháng chiến cứu nước 1945 – 1975, Tác giả GS Vũ
Dương Ninh.




×