Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận chi phí giao dịch và khái niệm về thông tin bất cân xứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 17 trang )

Nhóm 6

Lời mở đầu
Tại sao lãi suất lại quá cao ở thị trường cho vay địa phương tại các nước thuộc thế
giới thứ ba? Tại sao người ta muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng với một nhà bán
buôn hơn là một nhà bán tư nhân? Tại sao một doanh nghiệp trả cổ tức ngay cả nếu
chúng bị đánh thuế cao hơn lợi vốn? Tại sao công ty bảo hiểm lại có lợi khi cung cấp cho
khách hàng một bản hợp đồng mà trong đó khấu trừ cao hơn có thể trao đổi với phí bảo
hiểm thấp hơn? Tại sao các địa chủ giàu có lại không chịu rủi ro mùa màng trong hợp
đồng với các tá điền nghèo?
Để trả lời những câu hỏi này, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và nhận ra
rằng, những câu hỏi này khá giống nhau - nhưng có vẻ khác nhau - mỗi một hiện tượng
đó đều liên quan đến vấn đề về chi phí giao dịch và sự chênh lệch thông tin (thông tin bất
cân xứng) trong thị trường tài chính.
Vậy, hai vấn đề nêu trên rốt cuộc là gì mà có sự ảnh hưởng lớn đến như thế?
Từ đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài này.

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 1


Nhóm 6

Mục lục
1. CHI PHÍ GIAO DỊCH (TRANSACTION COST) ............................................ 3
1.1. Khái niệm chi phí giao dịch ............................................................................. 3
1.2. Phân loại và vai trò của các loại chi phí giao dịch .......................................... 3
1.2.1. Phân loại các loại chi phí giao dịch ................................................................ 3
1.2.2. Vai trò của chi phí giao dịch ........................................................................... 4
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng....................................................................................... 5


1.4. Nhƣ̃ng biêṇ pháp làm giảm chi phí giao dich
̣ . ................................................ 7
2. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ................................................. 8
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc ............................................................................................. 8
2.2. Khái niệm thông tin bất cân xứng ................................................................... 9
2.3. Ảnh hƣởng của thông tin bất cân xứng ........................................................ 10
2.3.1. Lựa chọn đối nghịch (Averse selection) ........................................................ 10
2.3.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) .................................................................... 11
2.4. Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng .............................................. 12
2.4.1.Cơ chế phát tín hiệu: ...................................................................................... 12
2.4.2.Cơ chế sàng lọc .............................................................................................. 14
2.4.3.Cơ chế giám sát .............................................................................................. 15

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 2


Nhóm 6
1. CHI PHÍ GIAO DỊCH (TRANSACTION COST)
1.1. Khái niệm chi phí giao dịch
Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động giao dịch tài
chính. Đây là vấn đề đầu tiên mà những người có vốn thặng dư muốn cho vay gặp
phải. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu
lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả
của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi phí
ngăn ngừa hành vi này.
Sự tương tác của hành vi cơ hội, khả năng con người hạn chế trong môi trường
bất định và điều kiện thông tin không cân xứng tạo ra chi phí giao dịch. Chi phí này
ảnh hường đến hiệu quả của các giao dịch thị trường và nội bộ doanh nghiệp.

1.2. Phân loại và vai trò của các loại chi phí giao dịch
1.2.1. Phân loại các loại chi phí giao dịch


Chi phí tìm kiếm thông tin (Search Cost)



Chi phí thương lượng, mặc cả (Bargaining Cost)



Chi phí thực thi (Enforcement Cost):
+ Chi phí thích nghi và tái thương lượng.
+ Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.
+ Chi phí ủy quyền
+ Chi phí giám sát.
Ví dụ: Bên A đang có nhu cầu tìm một nơi ở.
Trƣờng hợp 1: Bên A đã tự mình tìm được một nơi thích hợp. Vậy chi phí giao

dịch anh ta phải mất là:
+ Chi phí tìm hiểu về ngôi nhà đó: như giá cả, phong thủy, người ở trước đây…
Đây là chi phí tìm kiếm thông tin.
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 3


Nhóm 6
+ Hiện tại có bên C cũng đang muốn mua ngôi nhà đó. Bởi vì bên A rất thích và

muốn sở hữu ngôi nhà này nên bên A đã phải bỏ ra thêm thời gian và tiền bạc để
thương lượng với người bán, ví dụ như tạo mối quan hệ thân thiện với người bán (đi
uống cà phê…), trả tiền mua cao hơn so với giá bán thực của căn nhà… Ta gọi đó là
chi phí thương lượng.
+ Sau khi mua nhà, bên A phát hiện ra là trước đó người bán đã bán cho bên B,
bên A sẽ phải đi giải quyết vấn đề này với người bán hoặc bên B điều này nói lên chi
phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin thể chế.
+ Khi đã chuyển về căn nhà để ở, có nhiều điểm trong căn nhà mà bên A không
vừa ý nên bên A phải bỏ tiền ra để trang trí lại. Số tiền bỏ ra là chi phí thích nghi.
+ Ngoài ra bên A còn phát hiện ra một phần bức tường trong căn nhà đã bị xuống
cấp trầm trọng nhưng trước khi mua thì người bán có ghi trong hợp đồng là đảm bảo
chất lượng của ngôi nhà. Chính vì vậy bên A sẽ đi gặp người bán để thương lượng đòi
đền bù. Đây là chi phí tái thương lượng
+ Trường hợp người bán cung cấp giấy tờ không hợp lệ thì bên A phải thuê luật
sư để giải quyết vấn đề điều này làm phát sinh chi phí ủy quyền.
Trƣờng hợp 2: Bên A thông qua sàn giao dịch bất động sản tìm được chỗ ở
ưng ý thì toàn bộ chi phí giao dịch bên A chỉ phải chi cho trung gian là sàn giao dịch.
1.2.2. Vai trò của chi phí giao dịch
Chi phí giao dịch là một thước đo cho mức độ hiệu quả của thị trường tài chính.
Chẳng hạn, thị trường tài chính với chi phí giao dịch thấp dẫn tới:
+ Tăng mức tiết kiệm và đầu tư.
+ Cải thiện tính thanh khoản của thị trường vốn.
+ Khuyến khích các khoản đầu tư lớn, dài hạn.
+ Tăng hiệu quả của thị trường tài chính, vốn là một tiền đề quan trọng cho phát
triển công nghệ (Cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỉ XVIII).
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 4



Nhóm 6
+ Tăng hiệu quả của khu vực sản xuất vật chất và sự vận hành của thị trường
hàng hóa
Còn với chi phí giao dịch cao các nhà đầu tư và các nhà sản xuất có thể không
có khả năng tiếp cận đến thị trường tài chính và cả hai không nhận được lợi ích từ
khoản tiền cho vay và đi vay. Bên cạnh đó chi phí giao dịch là chi phí mà các bên phải
bỏ ra để đi đến thỏa thuận. Thông tin không đầy đủ, một bộ phận được đặc quyền đặc
lợi, thực thi kém là những lý do khiến các bên ngại thỏa thuận, ngại ra quyết định khi
kinh doanh. Chi phí giao dịch là nguyên nhân tạo ra tham nhũng.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí giao dịch.
Một cuộc trao đổi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này quyết
định chi phí của một cuộc trao đổi cao hay thấp
CHI PHÍ GIAO DỊCH THẤP HƠN

CHI PHÍ GIAO DỊCH CAO HƠN

Hàng hoá, dịch vụ được chuẩn hoá

Hàng hoá, dịch vụ độc đáo

Các quyền đơn giản, rõ ràng

Các quyền phức tạp, không chắc chắn

Ít bên tham gia

Nhiều bên tham gia

Các bên thân thiện


Các bên thù nghịch

Các bên quen biết

Các bên xa lạ

Hành vi hợp lý

Hành vi vô lý

Trao đổi ngay lập tức

Trao đổi bị trì hoãn

Không có điều xảy ra bất ngờ

Nhiều điều xảy ra bất ngờ

Các chi phí giám sát thấp

Các chi phí giám sát cao

Xử phạt ít tốn kém

Xử phạt tốn kém

Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì chi phí giao dịch cao và khi nào chi phí giao dịch
thấp?

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng


Page 5


Nhóm 6
Để kết luận được điều này thì phải xét vấn đề bằng cách xét ba thành phần chi phí
của một cuộc trao đổi:
- Xét chi phí tìm kiếm: Chi phí tìm kiếm có khuynh hướng cao đối với hàng hoá
hay dịch vụ độc đáo, và thấp đối với hàng hoá hay dịch vụ đã được chuẩn hoá.
- Xét chi phí mặc cả:
+ Chi phí này thấp: trao đổi đơn giản, thông tin công khai.
+ Chi phí này cao: cuộc trao đổi phức tạp, thông tin về các giá trị và giải pháp có
tính riêng tư. Chi phí trao đổi thấp khi họ làm việc trực tiếp, ở gần nhau và ngược lại.
Những trường hợp thoả thuận liên quan đến 3 bên hay nhiều hơn 3 bên thường tốn
kém hơn, đặc biệt khi họ ở xa nhau. Cuối cùng, các bên muốn soạn thảo hợp đồng, và
điều này cũng tốn kém bởi vì nó phải dự kiến nhiều yếu tố bất ngờ có thể phát sinh
làm thay đổi giá trị trong thoả thuận.
- Xét chi phí thực thi: Nó phát sinh khi một hợp đồng cần thời gian để hoàn thành.
Một hợp đồng không cần thời gian để hoàn thành thì cũng không có chi phí thực thi.
Thí dụ một cuộc trao đổi tức thì, trong đó tôi đưa cho bạn một đô la và bạn trao cho
tôi một quả dưa hấu. Đối với những vụ giao dịch phức tạp, thì việc giám sát hành vi
và trừng phạt những vi phạm hợp đồng đòi hỏi phải tốn kém. Nói chung, chi phí thực
thi là thấp khi dễ nhận biết những vi phạm hợp đồng và ít tốn kém khi áp dụng biện
pháp trừng phạt.
-

Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi

các giao dịch hay hợp đồng. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành
động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy, chi phí giao

dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết
định cũng như là chi phí ngăn ngừa hành vi này.
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 6


Nhóm 6
Quá trình trao đổi thông thường phát sinh chi phí, nhờ một người làm việc nhà

-

cũng phát sinh nhiều chi phí liên quan, từ việc hỏi thăm người quen, đăng báo hoặc
đến các trung tâm giới thiệu việc làm, các chi phí này trong một số trường hợp có thể
bỏ qua, điều gì sẽ xảy ra nếu như người làm này hành động cơ hội? Một số trường
hợp khác các chi phí này lại rất lớn, người ra quyết định sẽ phải thận trọng hơn. Chi
phí giao dịch lúc này đóng vai trò như là một loại thuế cho giao dịch. Phạm vi của các
chi phí này bao gồm tìm kiếm thông tin, đàm phán, giao kết và thực thi hợp đồng,
kiểm soát thành quả… các chi phí này không trực tiếp phát sinh trong quá trình sản
xuất.
1.4. Nhƣ̃ng biêṇ pháp làm giảm chi phí giao dich
̣ .
-

Giảm thông tin bất cân xứng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

-

Thành lập các công ty tài chính, trung gian tài chính.


-

Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch cao

Ví dụ:
Để kiếm lời từ thị trường chứng khoán, giảm chi phí là cách cần nghĩ đến. Nhà đầu
tư có thể giảm chi phí giao dịch bằng cách đừng giao dịch thường xuyên và đừng
dùng ký quỹ. Vì ký quỹ là dùng vốn đánh cược. Nếu thị trường xuống, nhà đầu tư
không thể chủ động về giá bán. Ngoài ra, ký quỹ đòi hỏi khoản đầu tư phải tăng ít
nhất 25%/năm mới hòa vốn.
Để giảm chi phí và tránh rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách hữu hiệu. Nếu
nhà đầu tư không có thời gian tìm hiểu về cổ phiếu, hãy mua chứng chỉ quỹ, hoặc đầu
tư theo chỉ số.

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 7


Nhóm 6
2. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc
Hơn hai thập kỉ qua, lý thuyết thị trường về thông tin đối nghịch đã là một lĩnh
vực nghiên cứu kinh tế thiết yếu và sống động. Ngày nay, mô hình với thông tin
không hoàn hảo là những công cụ không thể thiếu được trong bộ công cụ của các nhà
nghiên cứu. Vô vàn ứng dụng mở rộng từ thị trường nông nghiệp truyền thống ở các
nước đang phát triển cho tới những thị trường tài chính hiện đại ở các nước phát triển.
Những nền tảng của lý thuyết kinh tế này được hình thành vào những năm 1970 là
sự đóng góp công sức của ba nhà nghiên cứu George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz. Họ là những người được trao giải Nobel kinh tế năm 2001 vì những

phân tích về thị trường có thông tin không cân xứng.

George Akerlof đã lần đầu tiên nêu lên khái niệm “thông tin bất cân xứng” trong
nghiên cứu của mình về thị trường mua bán ô tô cũ tại Mỹ, nơi mà ông gọi là “Lemon
Market”. Từ việc phát triển lý thuyết mà Akerlof nêu ra, các nhà kinh tế học Michael

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 8


Nhóm 6
Spence và Joseph Stiglitz đã phân tích biểu hiện cũng như biện pháp khắc phục vấn đề
thông tin bất cân xứng trong thị trường lao động.
Và ngày nay, vấn đề thông tin bất cân xứng gần như xuất hiện ở hầu khắp các thị
trường và đòi hỏi mỗi thị trường cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý
thông tin bất cân xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên tham
gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Vậy, thông tin bất cân xứng là gì?
2.2. Khái niệm thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng, hay còn gọi là thông tin không đối xứng là việc các bên
tham gia hoặc vô tình hoặc cố ý che đậy thông tin, cung cấp thông tin có khi không
kịp thời, có khi không đủ độ tin cậy, dẫn đến những quyết định không chính xác trong
quá trình giao dịch và gây ra những hệ lụy hoặc hậu quả không tốt (cho một bên hoặc
nhiều bên có tham gia).
Ví dụ: người nông dân thường chỉ biết giá lúa qua các phương tiện thông tin đại
chúng chứ không biết được các doanh nghiệp áp giá thực tế ra sao. Mặt khác, các cơ
quan quản lý nhà nước chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ thông tin về thị trường để kịp
thời hỗ trợ người sản xuất. Trong trường hợp này, người sản xuất tất nhiên bị thiệt hại.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin không đối xứng có những ảnh hưởng

rất lớn, nếu thái quá sẽ dẫn đến sụp đổ.
Như sự kiện được đăng tin trên Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 09/01/2007,
nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ hàng trăm triệu đến bạc tỷ do mua cổ phiếu của
các công ty lần đầu lên sàn có giá bị đẩy lên quá cao. Tiếp đến, là sự bất thường trong
hàng loạt các cuộc đấu giá cổ phiếu, khi sự chênh lệch giữa các mức đấu giá thành
công quá cao khiến nhiều nhà đầu tư muốn bỏ tiền đặt cọc chạy lấy người...

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 9


Nhóm 6
Đây không phải là những trường hợp cá biệt mà có thể trở thành một làn sóng làm
rung chuyển toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam, mà một trong những nguyên
nhân sâu xa chính là hiện tượng thông tin bất cân xứng.

2.3. Ảnh hƣởng của thông tin bất cân xứng
Hậu quả của sự bất cân xứng trong thông tin là dẫn đến lựa chọn đối nghịch và
rủi ro đạo đức.
2.3.1. Lựa chọn đối nghịch (Averse selection)
Lựa chọn đối nghịch hay lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó
xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng.

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 10


Nhóm 6

Trên thị trường tài chính, đó là sự lựa chọn của nhà đầu tư nhưng không đem lại
lợi ích như mong muốn. Lựa chọn đối nghịch gồm hai trường hợp: do không nắm rõ
thông tin nên người cho vay có thể có quyết định sai lầm hoặc người vay quyết định
không cho ai vay cả.
Ví dụ: A là một nhà đầu tư, A đang phân vân giữa Ex và Sa, nên đầu tư vào nơi
nào. Ex là một công ty đang “ăn nên làm ra” còn Sa đang bị thất thế và có nguy cơ
ngưng hoạt động trên thị trường. Nếu nắm rõ thông tin, đương nhiên nhà đầu tư sẽ có
lựa chọn chính xác là đầu tư cho công ty Ex. Khi vấn đề thông tin bất cân xứng xảy
ra, A không biết rõ về cả 2 công ty trên nên rất có thể xảy ra một trong hai trường hợp
sau:
Thứ nhất, A sẽ chọn Sa để đầu tư mà không phải là Ex ( vì một lý do khách
quan nào đó). Vậy là A đã có một quyết định sai lầm, một lựa chọn đối nghịch, thay vì
chọn Ex để hợp tác và ngồi thu lợi nhuận, thì Anh lại chọn Sa - một công ty đang có
vấn đề. Tất nhiên là A sẽ rất khó để thu lại tiền của mình đừng nói chi đến thu lợi
nhuận.
Thứ hai, do không có thông tin, không biết lựa chọn và tin vào ai nên A quyết
định không chọn ai hết để đảm bảo an toàn cho số tiền của mình, như vậy thì những
kế hoạch hay dự án của Ex cũng không thể tiến hành.
Trong cả hai trường hợp, kết quả đều không đem lại lợi ích cho cá nhân và cả
xã hội.
2.3.2. Rủi ro đạo đức
Không giống như lựa chọn đối ngịch, rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại
là vấn đề do thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch diễn ra. Người cho vay sẽ có rủi

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 11


Nhóm 6

ro là người đi vay sẽ tham gia vào những hoạt động không nên làm bởi vì chúng làm
cho khoản cho vay ít có khả năng hoàn lại.
Với ví dụ trên, giả sử A quyết định cho công ty Ex vay, công ty Ex dùng số tiền
đó tham gia vào các hoạt động có rủi ro lớn (nó có thể mang lại lợi suất cao nhưng
khả năng thất bại cũng cao). Do không nắm được thông tin và lo sợ rủi ro sẽ xảy ra, có
thể A sẽ không cho Ex vay nữa.
Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh từ phía
người đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục đích hay do
đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua bảo hiểm.
Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu như những người đại diện
điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do tính chất
của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát vốn đầu tư của
các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành công ty.
Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại diện
thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm của họ
không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp. Chính vì thế, hiện nay tiêu chí
đầu tiên để những cổ đông muốn là thành viên của Hội đồng quản trị thì họ phải có
một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
2.4. Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng
Các giải pháp thường được áp dụng để hạn chế mức độ ảnh hưởng của thông tin
bất cân xứng:
2.4.1. Cơ chế phát tín hiệu:
Cơ chế phát tín hiệu là việc bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến
những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này,
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 12


Nhóm 6

người bán những sản phẩm chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là
quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp.
Michael Spence là người đầu tiên nêu lên cơ chế phát tín hiệu trong việc xử lý
tác động của thông tin bất cân xứng. Spence lấy ví dụ bằng thị trường lao động. Người
bán là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển
dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh
giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém năng lực phải mất
nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học
vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng
cấp mà người kém năng lực không thể đạt được.
Đối với thị trường tài chính, để giao dịch được hiệu quả thì người đi vay có thể
vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi được nợ hay
người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông
thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên họ sẽ được lợi
nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như
họ không biết rõ về khách hàng của mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu
rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp
này là: Uy tín của công ty, qui mô và danh tiếng ty, năng lực tài chính, tài sản đảm
bảo… Ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện trách
nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho vay…
Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt
động ra sao, sản xuất cái gì, v.v… Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu
với giá cao và hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả hoạt
động và tiềm năng phát triển của nó. Hay một ví dụ khác, việc triển khai các chương
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 13



Nhóm 6
trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm, việc chia cổ tức
cho cổ đông... đó đều là những cách phát tín hiệu trên thương trường.
2.4.2. Cơ chế sàng lọc
Trên cơ sở lý thuyết của Michael Spence về vấn đề thông tin bất cân xứng trong
thị trường lao động, J. Stiglitz đã phát triển lý thuyết của mình và nêu lên biện pháp
khắc phục những hạn chế do thông tin bất cân xứng gây ra. Theo Stiglitz, bất cứ hàng
hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã
khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với lao động cũng có lao động có khả
năng, tay nghề cao và lao động có khả năng, tay nghề thấp. Vì vậy không thể trả
lương theo một mức lương cân bằng. Để khuyến khích người có khả năng cao, tạo ra
năng suất lao động cao thì cần phải trả lương cao để khuyến khích họ. Đối với người
có khả năng thấp, việc cố gắng đạt được một mức năng suất sản xuất để nhận được
lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với người có khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm
lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng
nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Cơ chế sàng lọc mà Stiglitz
nêu lên không chỉ được ứng dụng trong thị trường lao động mà còn được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều thị trường khác nhau.
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường áp dụng hạn
mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay. Đối
với tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm một phần,
điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách nhiệm một phần
của mình trong sự cố bồi thường có thể xảy ra. Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ
một số nhà đầu cơ, đa phần nhà đầu tư mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty
có khả năng mang lại hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy cơ chế sàng lọc đối với nhà

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 14



Nhóm 6
đầu tư là đầu tư vào các công ty có thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn hiệu quả và có
tiềm năng phát triển cao.
2.4.3. Cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại. Trong thị
trường tài chính, người cho vay thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau
khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định
kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung
cấp đầy đủ và kịp thời các thông tín liên quan đến tình hình hoạt động, những thay đổi
tác động nhiều đến bên vay… Ngoài ra, bên cho vay còn sử dụng các hệ thống giám
sát khác như hệ thống thông tin tíndụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông
tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quanquản lý....Trong hệ thống giám sát nêu trên,
đối với các tổ chức tín dụng, quan trọng nhất là hệ thốngthông tin tín dụng (hệ thống
này thường do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng làm
thiết lập và tổ chức hoạt động). Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất
cả các thông tín liên quan đến hoạt động của tất cả cá đối tượng được cấp tín dụng và
sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho
những đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát triển, còn
có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp loại độc
lập như S&P, Moody ... kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có ảnh hưởng rất
lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trường.
Trong thị trường chứng khoán, cơ chế giám sát bao gồm: giám sát trực tiếp và
giám sát gián tiếp:
o

Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông

tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư
muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 15


Nhóm 6

o

Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị trường

(UBCK, Sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo
trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng thông qua các quyền lợi đã
được qui định mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp công ty niêm yết.
Ngoài ra còn có giám sát thị trƣờng: căn cứ đánh giá của thị trường để biết
nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch.
Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứng khoán. Vì
nhà đầu tư không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như thế
nào. Ngoài 3 cơ chế nêu trên, tâm lý ỷ lại còn được giảm thiểu bằng cơ chế khuyến
khích. Đây là một cơ chế rất hữu hiệu trên cơ sở chính sách cây gậy và củ cà rốt. Các
tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, phí, hạn mức
tín dụng, tài sản đảm bảo....cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả
sòng phẳng. Ngược lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị
hạn chế hạn mức tín dụng (thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao
và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay./.

 ĐƢỜNG DẪN NGUỒN VÀ TÀI LIỆU SƢU TẦM
 Giáo trình “Các Nguyên Lý Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trƣờng
Tài Chính” - TS.Trần Viết Hoàng
 Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Kinh tế học về Chi Phí

Giao Dịch” của Robert Cooter
 Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Thị Trƣờng, Định chế
và Chi Phí Giao Dịch” của P.K.Rao
 />
Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 16


Nhóm 6

Bảng phân công công việc nhóm 6
Thành viên thực hiện
1. Nguyễn Trọng Nghĩa K104050870

2. Dƣơng Thị Phƣơng

K104050885

Công việc
Nội dung phần vai trò, các yếu tố ảnh
hưởng, những biện pháp hạn chế CPGD
Nội dung phần các biện pháp hạn chế
Thông Tin Bất Cân Xứng( TTBCX)
Nội dung phần khái niệm, phân loại

3. Nguyễn Đức Thuận

K104050907 CPGD
Trình bày bìa, trang trí file Word


4. Huỳnh Thị Cẩm Tú

K104050924 Nội dung phần ảnh hưởng của TTBCX
Nội dung phần giới thiệu, khái niệm

5. Châu Thị Mai Trang K104051676 TTBCX
Trình bày và thiết kế Power Point

Chi Phí Giao Dịch & Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng

Page 17



×