Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận hàng hóa công - thông tin bất cân xứng trong tín dụng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.37 KB, 12 trang )

Môn: Kinh Tế Công GVHD:Trần Thu Vân
Ngành:Kế Hoạch-Đầu Tư
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Khái niệm:
- Thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm
giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cân
bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn dẫn tới thị trường không
đạt hiệu quả.
- Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế như ngân hàng, trong thị trường nhà đất,thị trường lao động , thị trường
hàng hóa,thị trường chứng khoán, thị trường đồ cũ…
2.Nguyên nhân:
Theo Joseph Stiglitz( nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải nobel năm 2001), có hai
nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng:
• Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối
tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng sẽ khác
nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác.
Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị
trường.
• Thứ hai là do chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố tính che giấu thông
tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
3.Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
- Thông tin bất cân xứng gây ra ba hậu quả là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức, vấn đề người ủy quyền – người thừa hành.
1
Môn: Kinh Tế Công GVHD:Trần Thu Vân
Ngành:Kế Hoạch-Đầu Tư
a.Lựa chọn bất lợi ( lựa chọn ngược):
- Nếu vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt
đầu, có nghĩa là thông tin bị che giấu thì sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi của bên giao
dịch có ít thông tin hơn.


b. Rủi ro đạo đức ( tâm ly ỷ lại):
- Nếu khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra thông tin bất cân xứng,
hành động của một phía giao dịch trong quá trình thực hiện bị che đậy dẫn tới cái
gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của
mình.
Vd: người mua bảo hiểm thường có những hành động nhiều rủi ro vì họ
không phải gánh chịu chi phí thiệt hại do họ gây ra. Như là không giữ gìn tài sản
của mình một cách cẩn thận…
c. Người ủy quyền – người thừa hành:
Là trường hợp một bên ( người ủy nhiệm) thuê một bên khác ( người thừa
hành) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Đây được xem là một trường hợp
đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.
• Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp
điều hành công việc do đó họ sẽ nắm được ít thông tin hơn người thừa hành,
bên cạnh đó người thừa hành và ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu
không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục
vụ lợi ích của người ủy quyền. vì có ít thông tin hơn người ủy quyền khó
cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa
hành, lựa chọn bất lợi của người ủy quyền.
• Lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nổ lực của
họ để đạt được mục tiêu của người ủy quyền. Do đó người thừa hành ít có
động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức của
người thừa hành.
2
Môn: Kinh Tế Công GVHD:Trần Thu Vân
Ngành:Kế Hoạch-Đầu Tư
Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho việc cung cấp hàng hóa của thị trường
không đạt hiệu quả, dẫn tới tổn thất xã hội. tổn thất này có thể là tổn thất do cung
cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả hoặc trên mức hiệu quả xã hội,
VD: Thông tin bất cân xứng trên thị trường rau sạch gây ra tổn thất xã hội do

việc cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả xã hội. Nếu người tiêu dùng có đầy đủ
thông tin để biết chắc rằng rau được bán trên thị trường là rau sạch, cầu của họ sẽ là
D
0
, thị trường đạt cân bằng hiệu quả tại E với lượng rau tối ưu là Q
E
, giá cân bằng
là P
E
. Tuy nhiên, do người tiêu dùng không có đủ thông tin để biết rau được bán là
rau sach hay không, họ chỉ sẳn lòng mua một lượng rau thể hiện trên đường cấu D
1
.
Cân bằng thị trường lúc đó đạt tại điểm E’, lượng rau cung cấp là Q
E’
, giá P
E’
.
Phần diện tích E

BE là tổn thất do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra.
B. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
E

D
1
B
P
E
P

E

E
S
D
0
Q
E

Q
E
Q
Tổn thất xã hội
P
B
3
P
Môn: Kinh Tế Công GVHD:Trần Thu Vân
Ngành:Kế Hoạch-Đầu Tư
I/ Thực trạng cung cấp thông tin trong thị trường
tín dụng tại Việt Nam:
1/Từ phía các tổ chức, cá nhân đi vay :
- Báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi
chỉ mang tính chất hình thức, không chính xác cùng độ tin cậy không cao. Khi cán
bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do
các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là
nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ
dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
- Các tổ chức ,cá nhận không nằm trong đối tượng được vay ưu đãi, nhưng
do có các môi quan hệ xã hội đã xin được giấy xác nhận nhằm trong đối tượng được

vay.
- Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho HSSV vay ưu đãi tính
đến ngày 30/4/2009 đạt 13.517 tỷ đồng. Dư nợ sau 2 năm triển khai là 13.669 tỷ
đồng. Số hộ gia đình hiện đang vay vốn là 1.247 nghìn hộ với 1.335 nghìn HSSV.
Tuy nhiên, nhiều địa phương đã thực hiện cho vay sai đối tượng lên tới 10 tỷ đồng
với 913 hộ.
- Hơn 900 hộ khai man là nghèo để vay vốn ưu đãi dành cho HSSV khó khăn
và cũng đã xuất hiện trường hợp vay vốn xong rồi nghỉ học.
2/Từ các tổ chức, cá nhân cho vay:
- Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ
NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm
giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút
tiền ngân hàng.
- Như một sự việc đã xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN-PTNN) Q.8 9 cán bộ thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT
Q.8.Mặc dù là cán bộ tín dụng lâu năm của Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Q.8
nhưng các cán bộ này đã móc nối hình thành đường dây "tín dụng chui" và được
4
Môn: Kinh Tế Công GVHD:Trần Thu Vân
Ngành:Kế Hoạch-Đầu Tư
biết đến như một "trùm" cho vay. Trong bối cảnh đó, năm 1999, Giám đốc chi
nhánh ngân hàng này đã ký hợp đồng liên kết với Ban quản lý chợ Bình Tây (Q.6)
để triển khai chính sách cho vay ưu đãi đối với tiểu thương thì đã bị cán bộ tín dụng
của thao túng. Các cán bộ này đã chỉ đạo cho các thuộc cấp lập giả chữ ký, lập hồ
sơ khống "vay ké" của tiểu thương, sau đó chiếm đoạt tiền. Chưa dừng lại ở đó, các
cán bộ này còn lập khống hàng loạt hồ sơ xin vay tiền bằng cách sử dụng các tờ chủ
quyền sạp mà khách hàng đã trả hết tiền vay nhưng chưa lấy về, lấy mẫu hồ sơ xin
vay rồi "đồ" chữ ký từ hồ sơ cũ để giả chữ ký vay tiền... Thậm chí từ năm 2002, sau
một số sự cố không thu hồi được nợ, chi nhánh đã ngưng chương trình cho vay ưu
đãi đối với tiểu thương khu vực chợ Bình Tây nhưng do Giám đốc "quên" thông

báo cho Ban quản lý chợ biết nên các cán bộ này vẫn tiếp tục gian dối, lợi dụng
danh nghĩa tiểu thương để rút tiền đưa ra ngoài ném vào thị trường tín dụng chui.
Tổng số tiền các cán bộ này đã chiếm đoạt là hơn 20 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt
trong việc cho tiểu thương vay ở chợ Bình Tây là hơn 18,6 tỉ đồng (thông qua 44 hồ
sơ khống, 47 hồ sơ "vay ké") và chiếm đoạt thông qua các hồ sơ cho vay bên ngoài
hơn 2,62 tỉ đồng.
- Nghiêm trọng hơn là các cán bộ này giải quyết cho vay 44 hồ sơ sai quy
định, dư nợ hơn 82,7 tỉ đồng, đã nâng khống hồ sơ vay tiền để chiếm đoạt hơn 7 tỉ
đồng.
Phân tích tính hiệu quả của thị trường
5

×