Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.43 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------  ------

NGUYỄN VĂN TRƯỞNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------  ------

NGUYỄN VĂN TRƯỞNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ


: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG

HÀ NỘI, 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Người cam đoan

NGUYỄN VĂN TRƯỞNG

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “Giải

pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã
hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kế toán & Quản trị Kinh

doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp – Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Hữu Cường người đã
định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu khoa học. Nếu khơng có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của
bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết quả như mong đợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Người cảm ơn

NGUYỄN VĂN TRƯỞNG

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ....................................................................................vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết..............................................................................................
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.........................................................................
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................

1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

13.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................
13.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................4

2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................
2.1.1 Khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội......................................................
2.1.1 Khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội...................................................................4

2.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc......................................................
2.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc..................................................................7

i


2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.....................................
2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc..................................................11

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.........
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.......................21

2.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................

2.2.1 Quản lý thu BHXH ở một số nước trên thế giới....................................
2.2.1 Quản lý thu BHXH ở một số nước trên thế giới..................................................25

2.2.2 Quản lý thu BHXH ở Việt Nam.............................................................
2.2.2 Quản lý thu BHXH ở Việt Nam.........................................................................27

2.2.3. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH
.............................................................................................................
2.2.3. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH.......................34
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................37

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................
3.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................37

3.1.2. Tài ngun, khí hậu, Văn hóa- xã hội...................................................
3.1.2. Tài ngun, khí hậu, Văn hóa- xã hội................................................................38

3.1.3.Khái qt tình hình Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm...........................
3.1.3.Khái quát tình hình Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm.........................................43
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm)................................................................47

3.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................51

3.2.2 Phương pháp phân tích...........................................................................
3.2.2 Phương pháp phân tích.....................................................................................54

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................


ii


3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................54
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................56

4.1 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc huyện Văn Lâm..........
4.1.1 Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc.........................................................
4.1.1 Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc.....................................................................56

4.1.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH................................................................
4.1.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH............................................................................59

Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức
tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người lao động, tăng
2% so với năm 2010. Trong đó, người sử dụng lao động đóng
17% và người lao động đóng 7% BHXH............................................
4.1.3 Kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện thu BHXH....................................
4.1.3 Kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện thu BHXH.................................................73

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH
huyện Văn Lâm...................................................................................
4.2.1 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật......................................................
4.2.1 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật.................................................................75

4.2.2 Yếu tố liên quan.....................................................................................
4.2.2 Yếu tố liên quan................................................................................................81

4.2.3 Ảnh hưởng từ dịch vụ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc.............................

4.2.3 Ảnh hưởng từ dịch vụ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc...........................................85

4.2.4 Ảnh hưởng từ hoạt động tuyên truyền....................................................
4.2.4 Ảnh hưởng từ hoạt động tuyên truyền...............................................................86

4.2.5. Đánh giá chung về việc quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua............
4.2.5. Đánh giá chung về việc quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua............................89

4.3 Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt
buộc tại BHXH huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên...............................

iii


4.3.1 Định hướng phát triển.............................................................................
4.3.1 Định hướng phát triển.......................................................................................92

4.3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc tại
BHXH huyện Văn Lâm.......................................................................
4.3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Văn Lâm.................................................................................................................. 93
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIỄN NGHỊ..................................................................106

5.1. Kết luận..................................................................................................
5.2. Kiến nghị................................................................................................
5.2.1. Đối với Nhà nước................................................................................
5.2.1. Đối với Nhà nước............................................................................................108

5.1.2. Đối với cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện....................................
5.1.2. Đối với cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện..................................................109


5.1.3. Đối với chủ sử dụng lao động và người lao động...............................
5.1.3. Đối với chủ sử dụng lao động và người lao động...............................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................112

iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên.......40
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động trong các ngành nghề................................................42
Bảng 3.3: Cơ sở vật chất và trình độ chun mơn của BHXH huyện Văn Lâm
năm 2012..............................................................................................................47
Bảng 3.4. Số lượng Cán bộ, viên chức công tác tại BHXH huyện Văn Lâm từ
2010 – 2012..........................................................................................................49
Bảng 3.5. Trình độ Cán bộ, viên chức của BHXH Văn Lâm từ năm 2010 – 2012
..............................................................................................................................51
Bảng 3.6 Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp...................................................52
Bảng 3.7 Số lượng mẫu điều tra, phỏng vấn........................................................53
Bảng 4.1: Tình hình lập kế hoạch thu BHXH của BHXH huyện Văn Lâm........57
Bảng 4.2 Ý kiến đánh giá của cán bộ BHXH huyện Văn Lâm và các đơn vị tham
gia đóng BHXH bắt buộc về lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc............58
Bảng 4.3. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo khối năm 2012................59
Bảng 4.4 Tỉ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc trên doanh nghiệp đăng kí

kinh doanh............................................................................................................63
Bảng 4.5: Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện Văn Lâm................64
Bảng 4.6 Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH từ năm 2010 – 2012...............67
Bảng 4.7 Ý kiến nhận xét của các doanh nghiệp về mức đóng BHXHBB..........68
Bảng 4.8: Tiền thu BHXH theo khối loại hình quản lý của BHXH huyện Văn
Lâm 2010 – 2012..................................................................................................69
Bảng 4.9. Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2010 – 2012..................................71
Bảng 4.10 Ý kiến của người sử dụng lao động về thủ tục tham gia và thanh toán
bảo hiểm xã hội bắt buộc......................................................................................76
..............................................................................................................................76
Bảng 4.11 Ý kiếncủa người lao động về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng và kết
quả thực hiện BHXH............................................................................................78
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của mức xử phạt vi phạm với công tác quản lý thu
BHXHBB tại BHXH huyện Văn Lâm.................................................................79
Bảng 4.13 Ảnh hưởng mức đóng đến kết quả thu BHXHBB của NSDLĐ.........80
Bảng 4.14 Ảnh hưởng mức đóng đến kết quả thu BHXHBB của NLĐ..............81
Bảng 4.15 Mức độ hiểu biết về quản lý thu BHXHBB của NSDLĐ...................82
Bảng 4.16 Mức độ hiểu biết về quản lý thu BHXHBB của NLĐ........................83
Bảng 4.17 Đánh giá của doanh nghiệp đối với BHXH........................................85
Bảng 4.18 Ảnh hưởng hoạt động tuyên truyền và kết quả thực hiện BHXHBB
của NLĐ...............................................................................................................88

v


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

13.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội...................................................................4
2.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc..................................................................7
2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc..................................................11
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.......................21
2.2.1 Quản lý thu BHXH ở một số nước trên thế giới..................................................25
2.2.2 Quản lý thu BHXH ở Việt Nam.........................................................................27
2.2.3. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH.......................34
3.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................................37
Hình 3.1: Bản đồ huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng n.....................................37

3.1.2. Tài ngun, khí hậu, Văn hóa- xã hội................................................................38
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huỵên Văn Lâm năm 2011..............................39
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế huỵên Văn Lâm năm 2012..............................39

3.1.3.Khái quát tình hình Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm.........................................43
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm)................................................................47
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................51
3.2.2 Phương pháp phân tích.....................................................................................54
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................54
4.1.1 Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc.....................................................................56
4.1.2 Tổ chức thực hiện thu BHXH............................................................................59

vi


Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức
tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người lao động, tăng
2% so với năm 2010. Trong đó, người sử dụng lao động đóng
17% và người lao động đóng 7% BHXH............................................

4.1.3 Kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện thu BHXH.................................................73
4.2.1 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật.................................................................75
4.2.2 Yếu tố liên quan................................................................................................81
4.2.3 Ảnh hưởng từ dịch vụ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc...........................................85
4.2.4 Ảnh hưởng từ hoạt động tuyên truyền...............................................................86
4.2.5. Đánh giá chung về việc quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua............................89
4.3.1 Định hướng phát triển.......................................................................................92
4.3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Văn Lâm.................................................................................................................. 93
5.2.1. Đối với Nhà nước............................................................................................108
5.1.2. Đối với cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện..................................................109
5.1.3. Đối với chủ sử dụng lao động và người lao động...............................................111

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng đến chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH).
BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ngay
từ những ngày đầu thành lập nước, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh ban hành
điều kiện hưu trí của cơng chức khi nghỉ hưu. Bảo hiểm xã hội đã được quy
định trong Hiến pháp và Bộ Luật Lao động. Trải qua qúa trình thực hiện,
chính sách BHXH ln được sửa đổi, bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với sự
phát triển của đất nước.
Quản lý thu BHXH là một hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và
quản lý, khơng vì mục đích sinh lợi. Vì vậy, yếu tố quản lý ln được xem là vấn
đề quan trọng khi thực hiện thu bảo hiểm xã hội. Nó khơng chỉ quyết định tới sự

hình thành, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào mà còn đảm bảo quyền lợi
thụ hưởng cho người lao động khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thực tế cho thấy, quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội Việt
Nam nói chung và bảo hiểm xã hội các tỉnh, địa phương nói riêng, mặc dù
chính sách bảo hiểm xã hội đã được nhiều sửa đổi, bổ sung, hoạt động quản lý
thu bảo hiểm xã hội đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả của hệ
thống quản lý thu chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
BHXH huyện Văn Lâm. Với vai trò là một bộ phận của BHXH Việt Nam,
BHXH huyện Văn Lâm đang từng bước cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ
của mình để góp phần vào sự nghiệp chung của ngành BHXH Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hiện nay là vẫn còn nhiều tổ chức, các doanh
nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH. Tình trạng vi
phạm xảy ra như trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH kéo dài; đóng khơng đủ

1


số lao động thực tế làm việc tại doanh nghiệp, không đúng đối tượng, chia
nhỏ mức lương NLĐ để tiền lương giảm xuống thấp hơn nhiều so với lương
thực tế làm căn cứ đóng BHXH. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát của các
cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về BHXH, áp dụng pháp luật về
BHXH ở một số ngành, các cấp có nơi chưa thực sự được chú trọng. Việc xử
lý những sai phạm trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập như mức xử phạt
hành chính cịn nhẹ, khơng đủ sức răn đe. Cơng tác thanh, kiểm tra của các
ngành chức năng chưa kịp thời và thiếu đồng bộ. Việc truy cứu trách nhiệm
đối với NSDLĐ vi phạm pháp luật BHXH còn nhiều hạn chế và chưa được
quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng vi phạm thường xuyên và chậm khắc
phục hậu quả, tính nghiêm minh của pháp luật BHXH khơng được đảm bảo
và quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Lâm việc thực hiện các quy định pháp

luật BHXH như thế nào? tình trạng khơng đăng ký tham gia, khơng thực hiện
đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ, trốn đóng, trốn nộp BHXH, nợ đọng BHXH
trong các doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Những điều này đã ảnh hưởng
đến việc tham gia và thụ hưởng BHXH của người lao động, họ phải đối mặt
với những rủi ro về kinh tế, và những bức xúc về các vấn đề chính trị xã hội.
Xuất phát từ thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng
cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện
Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện
Văn Lâm; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc của BHXH huyện Văn Lâm.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
- Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm
xã hội huyện Văn Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu BHXH
bắt buộc tại BHXH huyện Văn Lâm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập chung chủ yếu vào các nội dung về
tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện
Văn Lâm.

13.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm. Trên cơ sở, phân tích thực trạng
quản lý thu BHXH bắt buộc và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH
bắt buộc, từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc
tại BHXH huyện Văn Lâm.
- Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu giải pháp tăng cương quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: T4/2012 – T5/2013
+ Thời gian lấy số liệu: Từ 2010 – 2012

3


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội
* Khái niệm bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu và sự tồn
tại của nó là tất yếu, có nhiều khái niệm về BHXH do có nhiều cách tiếp cận
BHXH khác nhau.
- Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng
cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ
chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng
không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao
rủi ro. Tham gia bảo hiểm thực chất có được sự an tâm, là đổi lấy cái sự

khơng chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thơng qua
việc bù đắp bằng tài chính.
- Theo nghĩa rộng, BHXH là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp, đa
dạng và phức tạp. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, khi đưa ra khái niệm BHXH
người ta xuất phát từ khái niệm chung về bảo hiểm. Có thể hiểu: bảo hiểm là
sự đảm bảo bằng quy định hoặc thoả thuận về việc trả một khoản tiền cho bên
tham gia khi có rủi ro xảy ra với đối tượng được bảo hiểm, trên cơ sở một
khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm. Thơng qua bảo hiểm, những người tham
gia có thể chia sẻ một số rủi ro của cá nhân mình cho cộng đồng và nhà tổ
chức có thể tính tốn để quản lý các rủi ro đó.
- Theo nghĩa hẹp, BHXH chỉ bao gồm trường hợp bảo hiểm thu nhập
cho người lao động. Vì vậy, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thường được
tách ra với tên gọi riêng mặc dù đó cũng là những hình thức bảo hiểm mang
tính xã hội và phi lợi nhuận. Ở nước ta, cũng như một số nước trên thế giới

4


khi đưa ra khái niệm về BHXH, người ta cũng xuất phát từ nghĩa hẹp này. Cụ
thể, Luật BHXH ở Việt Nam khẳng định: "BHXH là sự đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do gặp phải những biến cố do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ BHXH để hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo
đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an tồn xã hội".
- Theo tập một Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "BHXH là sự thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật,
thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp
của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm

đảm bảo an tồn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp
phần đảm bảo an tồn xã hội".
- Nhưng khái niệm được hiểu một cách chính xác nhất theo Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) thì: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro
làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình
thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử
dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an
toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ, giúp phần bảo đảm an
tồn xã hội.
Với các khái niệm này, đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH
thường là những NLĐ và thân nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên
của xã hội nói chung. Biện pháp cơng cộng được sử dụng trong BHXH thông
thường là biện pháp lập quỹ chuyên dùng, từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ,
hầu như khơng bao hàm sự chu cấp từ NSNN hoặc từ các quỹ xã hội.
Các khái niệm nêu trên đều có nội hàm tương đối thống nhất, thể hiện
ở một số điểm sau đây:

5


- BHXH là sự bảo vệ của xã hội, của Nhà nước đối với NLĐ.
- NLĐ sẽ được BHXH trợ giúp vật chất và các dịch vụ y tế cần thiết để
ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
- Chỉ trong các trường hợp có những rủi ro liên quan đến thu nhập của
NLĐ thì mới được hưởng BHXH.
- BHXH được thực hiện trên cơ sở một quỹ tiền tệ.
Tuy nhiên, những khái niệm này đã thể hiện được nhận thức chung về
BHXH như sau:
- Trước hết phải khẳng định, BHXH là một loại hình bảo hiểm mang

tính xã hội cao, bởi thế, BHXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
- Đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ, còn diện bảo vệ của
BHXH lại bao gồm cả NLĐ và gia đình họ. Vì thế, suy cho cùng BHXH đã,
đang và sẽ bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Tham gia đóng góp để hình thành quỹ BHXH bao gồm cả NLĐ và
NSDLĐ. Quỹ được hình thành và sử dụng ln có sự hỗ trợ và bảo hộ của
Nhà nước.
- Rủi ro và sự kiện trong BHXH đều liên quan đến thu nhập của NLĐ. Đó
là các rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn
phế… và các sự kiện như: tuổi già về hưu, sinh đẻ của lao động nữ…
- Mục đích của BHXH là góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia
đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Xuất phát từ những quan điểm và nhận thức trên, tôi cho rằng: BHXH
là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm, trên cơ sở hình
thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống
cho NLĐ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp có
thể tiếp cận, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.Trong lý luận cũng như

6


trong thực tế, BHXH thường được phân loại hình BHXH của người tham gia
BHXH. Theo cách phân loại này, BHXH được chia thành hai loại: BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện.
- BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà NLĐ, NSDLĐ bắt buộc
phải tham gia theo quy định của pháp luật. Loại BHXH này được hình thành
khi Nhà nước đã đứng ra lo liệu với tư cách là người tổ chức, quản lý BHXH.
Việc tổ chức BHXH bắt buộc chủ yếu để thực hiện mục đích ràng buộc trách

nhiệm của NSDLĐ với NLĐ nhằm ổn định nguồn thu, chi để phát triển
BHXH bền vững. Thơng qua đó, có thể đảm đời sống cho NLĐ, đảm bảo an
sinh xã hội nói chung.
- BHXH tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước ban hành để
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với NLĐ khi họ gặp
phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng LĐ bằng cách hình
thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự nguyện đóng góp một
phần thu nhập của NLĐ nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động
và cho gia đình họ, giúp phần bảo đảm an tồn xã hội. BHXH tự nguyện là
loại hình bảo hiểm mà NLĐ có quyền tự quyết định tham gia hay không tham
gia, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng, hưởng phù hợp, theo các
quy định linh hoạt của pháp luật.
2.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.2.1 Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH
muốn tồn tại và phát triển phải có một tài chính riêng để chi dùng cho cơng
tác thưc hiện chính sách, chế độ. Do đó, thu BHXH là nhân tố có tính chất
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kì một quốc gia nào
trên thế giới.
Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối
tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối

7


tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương pháp đóng
phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập
trung nhằm mục đích bảo vệ cho các hoạt động BHXH.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và
thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả khơng

cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như Việt Nam hiện nay, lợi ích của các
bên tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị sử dụng lao động thì ln muốn tối đa
hố lợi nhuận, tối thiểu hố chi phí. Trong khi đó, người lao động thì lại muốn
đóng góp ít nhất mà lại được hưởng nhiều nhất. Quỹ BHXH là có hạn, để đảm
bảo cho mọi hoạt động được bền vững, cơ quan BHXH phải luôn tiến hành cân
đối quỹ sao cho hợp lý nhất. Chính những mâu thuẫn về lợi ích trên và có thể
đảm bảo lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm của các bên tham gia cần phải
có người trọng tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị, Nhà nước sẽ sử dụng
quyền lực của mình xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thu và quản lý thu BHXH.
Trước khi đi đến khái niệm quả lý thu BHXH cần phải hiểu thế nào là
quản lý? Có nhiều cách hiểu về quản lý. Nhưng xét về mặt bản chất, quản lý
chính là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra các chủ
thể quản lý, các quá trình xã hội và hoạt động của con người để chúng phát
triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý
chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất.
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để
điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thể hiện bằng hệ thống các
biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng
đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo
thời gian theo quy định.
2.1.2.2 Mục tiêu của quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Việc tham gia đóng BHXH đã thành mối quan hệ 3 bên: người lao

8


động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự rằng
buộc giám sát lẫn nhau về mức đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người
trong suốt q trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực

hiện chế độ BHXH theo quy định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ thu
BHXH không giống với các nghiệp vụ khác.
Từ những hoạt động đó, yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng
cơ quan đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quản đóng BHXH, đây
là cơng việc địi hỏi tính chính xác cao, thường xun và liên tục, kéo dài cho
đến khi có sự biến động về mức đóng BHXH, việc ghi chép kết quả đóng góp
của người lao động là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ, do đó mỗi lần giải
quyết chế độ BHXH là một lần kiểm tra xác định độ chính xác của nghiệp vụ
thu BHXH.
Quản lý thu BHXH, ngồi nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý theo chế
độ tài chính, thực hiện tập trung vào một tài khoản của cơ quan BHXH các
tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng hạn và kịp thời, còn
nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng kí đóng BHXH
của từng cơ quan, đơn vị cùng sổ BHXH của từng người mà việc quản lý và
theo dõi phải được thực hiện chặt chẽ,theo phân cấp quản lý thu có trách
nhiệm quản lý danh sách, quản lý lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan đăng
kí đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để có nhiệm vụ đơn đốc và đối
chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý ghi nhận kết quả
đóng và lập thành hồ sơ, từ đó hướng dẫn các cơ quan đơn vị ghi kết quả
đóng vào sổ BHXH của từng người. Việc ghi sổ BHXH phải chính xác theo
mức nộp BHXH, vì sổ BHXH chính là căn cứ pháp lý để giải quyết chế độ
cho người lao động.
Chính vì những đặc thù trên mà cơng tác quản lý thu BHXH đòi hỏi
phải được tập trung thống nhất, có sự ràng buộc từ trên xuống dưới, đảm bảo
an tồn tuyệt đối về tài chính tiền tệ, đảm bảo độ chính xác trong việc ghi

9


chép kết quả đóng BHXH từng tháng trong nhiều năm, kể cả trường hợp liên

tục hay gián đoạn, ngừng đóng làm việc nhiều nơi hay một nơi. Như vậy quá
trình theo dõi ghi kết quả thu BHXH phải đảm bảo chính xác và lưu trữ cẩn
thận để đảm bảo khi người lao động tiếp tực tham gia đóng BHXH hoặc yêu
cầu giải quyết chế độ phải được thực hiện ngay.
2.1.2.3 Vai trị cơng tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
* Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
Quản lý thu BHXH vốn có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác
đó là: đối tượng thu BHXH đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, độ tuổi, thu nhập và vị trí địa lý vùng miền cũng khơng thống nhất.
Do đó, nếu khơng có sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp quản lý thì hoạt động
thu BHXH sẽ khơng đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay, ngành BHXH của nước ta được quản lý theo ngành dọc, hệ
thống đại lý bảo hiểm ở các xã cũng khá lớn. Thông qua công tác quản lý, quá
trình thực hiện tổ chức thực hiện chính sách BHXH giữa các cấp khác nhau
được thống nhất. Việc thống nhất giữa những người bị quản lý và người sẽ làm
giảm chi phí, tiền của và cơng sức cho các cơ quan BHXH.
Như vậy, thông qua hoạt động quản lý những nội dung quan trọng của
hoạt động quản lý thu, biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu nộp BHXH… Đồng
thời giúp cho cơ quan BHXH nắm chắc được các nguồn thu, từ các đối tượng
khác nhau để đưa ra các biện pháp nâng cao hiêu quả các nguồn thu đó.
* Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững và hiệu quả
Thu BHXH có vai trị rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH,
tính ổn định và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là mục tiêu mà
bất kì một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi
BHXH là một phần quan trọng của hệ thống ASXH. Khi hoạt động thu
BHXH ổn định, bền vững và hiệu quả cũng có nghĩa là hệ thống ASXH được
đảm bảo, tạo tiền đề cho sự phát triển của kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được

10



những mục tiêu quan trọng này trong quá trình thu BHXH đòi hỏi phải đảm
bảo một số yếu tố nhất định. Với chức năng của mình, quản lý thu BHXH sẽ
đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững và hiệu quản thông qua:
Thứ nhất:Quản lý sẽ giúp định hướng công tác thu BHXH một cách
đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi
thời kì trên cơ sở xác định mục tiêu chung của hoạt động thu BHXH đó là:thu
đúng, thu đủ, thu khơng để thất thốt, từ đó hướng mọi nỗ lực cá nhân,tổ chức
vào mục tiêu chung đó.
Thứ hai: nhờ việc chỉ huy liên tục của người quản lý mà quá trình thu
BHXH với rất nhiều yếu tố phức tạp đã được tổ chức, điều hòa, phối hợp nhịp
nhàng, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong hệ thống BHXH, giúp tăng
cường tính ổn định trong quản lý thu BHXH nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ ba: thu BHXH có thể tạo động lực cho mọi người trong tổ chức
BHXH. Do đó, trong vấn đề này, quản lý giữ vai trị đảm nhiệm thơng qua
cơng tác đánh giá sẽ khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức thu BHXH có
thành tích tốt, đạt kết quả cao, đồng thời uồn nắm những sai lệch hoặc những
biểu hiện tiêu cực làm thất thoát quỹ BHXH, làm ảnh hưởng tới lợi ích của
người tham gia.
2.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng giám đốc
BHXH Việt Nam. Nội dung công tác quản lý Thu BHXH bao gồm:
2.1.3.1 Lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
a) Xác định đối tượng thu Bảo hiểm xã hội
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006. Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc; Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã


11


hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày
26/06/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Theo Quyết định số
1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Quy định đối tượng thu BHXH bao gồm:
* Với người lao động:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của
pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng
tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã,
Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; người quản lý
doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh
nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công
an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ cơng an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Phu nhân/phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại
các cơ quan Việt Nam ở nước ngồi mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp
BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau:

12


- Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở
nước ngồi dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;
- Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu
tư ra nước ngoài;
- Hợp đồng cá nhân.
Người lao động lần đầu tham gia BHXH,cần phải cung cấp cho cơ
quan BHXH những thông tin sau:
+ Tên đầy đủ, ngày, tháng, năm, sinh.
+ Nơi sinh, giới tính
+ Địa chỉ,tên chủ sử dụng lao động, ngày kí hợp đồng,mức lương….
Ngồi ra người lao động có thể cung cấp thêm thông tin như: số chứng
minh thư, tên cha mẹ, vợ chồng,con …
Mục đích của việc cung cấp thơng tin này là tránh trùng lặp
* Với Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động bao gồm các khối sau đây:
- Khối doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước
thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu,đang trong thời
gian chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
- Khối doanh nghiệp Ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp Tư
Nhân và các công ty TNHH. Xét về lĩnh vực hoạt động trên địa bàn thành phố
ở các khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì ngành dịch vụ thương mại
chiếm số lượng lớn hơn hẳn so với ngành công ngiệp.
- Khối hành chính sự nghiệp bao gồm các cơ quan hành chính nhà
nước, người làm trong các cơ quan Đảng,các tổ chức chính trị, tổ chức kinh

tế,chính trị - xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng
tháng theo Nghị định số 0 /1998/NĐ-CP ngày 23 /01/1998 của Chính phủ,
người làm trong các cơ quan dân sự từ TW đến cấp xã,phường.
- Khối ngồi cơng lập bao gồm các đơn vị,y tế,nhà văn hóa, trung tâm
thể dục thể thao …hoạt động không dưới sự quản lý của nhà nước.
- Khối phường gồm các UBND các phường

13


- Khối hợp tác xã.
Khi chủ sử dụng lao động đăng kí tham gia BHXH,cơ quan BHXH cần
đưa ra những yêu cầu sau:
+ Tên chủ sử dụng lao động
+ Giấy phép đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Số lượng lao động thuộc đơn vị quản lý, quỹ lương, đóng BHXH từ
tháng nào …
Việc quy định như trên sẽ giúp cơ quan BHXH thống nhất trong công
tác quản lý thu BHXH.
b) Xác định mức thu và phương thức thu Bảo hiểm xã hội
- Mức thu Bảo hiểm xã hội
* Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do
Nhà nước quy định:
- Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch,
bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt
khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Tiền lương, tiền cơng của người lao động quy định tại điểm này được
tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
* Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH là mức

tiền lương, tiền cơng ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp
hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Tiền lương, tiền cơng để tính đóng BHXH của người quản lý doanh
nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên
hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám
đốc, kế tốn trưởng và kiểm sốt viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công
ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động tỉnh, thành phố.
- Tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người lao động trong hợp

14


×