Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

lịch sử mỹ thuật phương tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 68 trang )

MỸ THUẬT THỜI KÌ PHỤC
HƯNG
LỊCH SỬ MỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY
Tên SV: Đinh Ngọc Trung
MSSV:

1211120405

Lớp:

12DNT02


PHỤC HƯNG

Page 2


TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MỸ THUẬT THỜI KỲ PHỤC HƯNG
LỜI MỞ ĐẦU
Mĩ thuật là một loại hình nghệ thuật xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Mĩ thuật xuất
hiện ngay từ khi con người có mặt trên trái đất. Nó ra đời từ thời sơ khai, khi con
người ở thời nguyên thuỷ, vẫn còn ăn hang, ở lỗ, săn bắn và hái lượm. Lịch sử Mĩ
thuật cùng với lịch sử thế giới trải qua các thời kì phát triển và các giai đoạn lắng
đọng hay tàn lụi.
Trong các giai đoạn đó, giai đoạn mĩ thuật thời Phục Hưng là giai đoạn có sự kế
thừa, phát triển và mĩ thuật Phục Hưng I-ta-li-a đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi
tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ
tiêu biểu như Lê-ô-na-đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, có nhiều tác phẩm
nổi tiếng nhất thế giới và là giai đoạn Mĩ thuật được đánh giá hưng thịnh nhất
trong các thời kì. Mĩ thuật giai đoạn này phải kể đến những tìm tòi mới lạ, đem đến


một luồng khí mới, trào lưu mới cho các hoạ sĩ trên thế giới và nhất là các hoạ sĩ ở
Ý về các lĩnh vực như: Hội Hoạ, Điêu Khắc, Kiến Trúc .

PHỤC HƯNG

Page 3


I.

Vài nét khái quát về Phục Hưng

Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp - Renaissance (nghĩa là sự tái sinh),
còn gọi là Rinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư
tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền
văn minh phương Tây.
Phong trào Phục Hưng bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu.
Nó đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ
Cận đại, cũng như từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản.
Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của
tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản
của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ
đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu
khắc, triết học,...và hơn cả đó là hội hoạ). Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục
Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến
khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát
triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ
Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật –
“thời kì của hội hoạ".


Nét độc đáo trong hội họa Phục hưng
Các tác phẩm Phục Hưng mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng,
sức mạnh con người. Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành
tráng. Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp - La mã. Tranh thời kì Phục Hưng là
tranh của sự mẫu mực. Tả chất vô cùng độc đáo với làn da mềm mại của người phụ
nữ và cơ bắp chắc khỏe của người đàn ông… Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh về
chiều sâu không gian. Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn
giáo, các thiên thần, thánh thần…
Hội hoạ thời Phục Hưng là đỉnh cao của hội hoạ, là bước ngoặt của
nền mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển
nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo
hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh… Là nơi sản sinh ra rất nhiều
nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới.
Phục hưng có nghĩa là “làm sống lại”. Đã vậy, chỉ nhìn vào những tác phẩm hội
PHỤC HƯNG

Page 4


hoạ của thời Phục Hưng chúng ta có thể nhận ra về mặt tôn giáo và lịch sử mà
không cần phải qua sách vở. Đó là những tác phấm sống mãi với thời gian.những
hoạ sĩ bậc thầy lớn để các ngòi bút không ngừng tranh cãi mặc dù đã cách xa hàng
trăm năm

II.

Một số nét chung về mỹ thuật trung cổ

1. Kiến trúc thời trung cổ
1.1. Các ảnh hưởng xã hội vào thời kỳ Phục Hưng.

- Nền văn hóa sau thời gian dài Trung Cổ bị chìm trong các thế giới tối tăm và rất
hạn chế của tôn giáo đã đòi hỏi sự thay đổi. Vào thế kỷ VX - XIX tại Châu
Âu xuất hiện hai phong trào cải cách lớn: Phong trào Cải cách tôn giáo và
Phong trào Văn hóa Phục Hưng (phục hưng văn hoá Hy - La cổ đại).
- Bắt đầu vào thế kỷ XVI các thành bang nhỏ tập trung thành vương quốc lớn hình
thành các nhà nước phong kiến tập quyền, tạo điều kiện cho xã hội phát triển
hơn phong kiến phân quyền, đồng thời hình thành các đội quân lớn, sức công
phá xã hội mạnh hơn.
- Phong trào Văn hóa Phục Hưng ra đời đầu tiên tại Italia do tại đây có những
thành phố như những quốc gia riêng, xây dựng xã hội theo quan hệ sản xuất
tư bản. Đồng thời Italia là quê hương của văn hóa Hy - La với nhiều tác phẩm
được đưa ra ánh sáng trong có các tác phẩm lý luận về kiến trúc của Vitruvius
viết thời Augustus.
- Bản chất của phong trào Văn hoá Phục Hưng văn hoá cổ đại Hy- La: Giai cấp Tư
sản Cận đại đã tìm thấy trong văn hóa cổ đại những tư tưởng chính trị và xã
hội giống mình, có lợi cho mình chống lại giai cấp phong kiến, bảo vệ mình
và tranh thủ cảm tình của nhân dân.
1.2. Đặc điểm chung của nền kiến trúc Phục Hưng.
- Phát triển xây dựng dân dụng.
- Mặt bằng: tổ hợp trên cơ sở những trục hình học, thường là đối xứng.
- Mặt đứng: sử dụng các thức cột Hy-La đã được tiêu chuẩn hóa.
- Phong cách: phong cách nặng nề, u tối của kiến trúc Roman và tính chất đầy gai
góc của kiến trúc Gothic được thay bởi tính êm đềm duyên dáng.
- Trang trí : sử dụng nhiều vòm, cung tròn, elipse, bán cầu, chi tiết lan can con tiện,
tường tô nhám... Dùng nhiều đá, kim loại, tranh lộng lẫy.

PHỤC HƯNG

Page 5



1.3 Nghệ thuật Kiến trúc Bi dăng tanh
Một phong cách nghệ thuật tồn tại trong giai đoạn này là Bi dăng xơ và thường
được gọi là nghệ thuật Bi dăng tanh. Kiến trúc Bidăngtanh vẫn tiếp tục phát triển
theo truyền thống La mã với các thể loại kiến trúc phong phú.

Trong các công trình kiến trúc đáng chú ý là nhà thờ thánh Xôphia (360 - 1354)

PHỤC HƯNG

Page 6


. Công trình này lớn nhất thế giới thiên chúa giáo (thế kỷ XV).

PHỤC HƯNG

Page 7


Nó được xây dựng là sự kết hợp giữa thể thức kiến trúc mặt bằng chữ nhật của La
mã vừa tạo được mặt bằng chữ thập Hy Lạp. Đặc biệt là những nóc tròn, vòm cầu
đồ sộ đã tạo nét riêng biệt với sáng tạo của nghệ thuật kiến trúc Bidăngtanh. Đồng
thời cũng đánh dấu sự tiến bộ của kỹ thuật xây cất kiến trúc thời Bidăngtanh so với
La mã thời cổ đại. Trên nóc tròn đồ sộ đó, các kiến trúc sư Bidăngtanh còn cho dát
bằng các kim loại quý như vàng… để tăng thêm phần sang trọng cho “ngôi nhà của
chúa”.

1.4 Nghệ thuật Kiến trúc Roman
Từ năm 63 TCN, ở La mã đã xuất hiện một tôn giáo mới đến thế kỷ IV TCN, đạo

Kitô đã được chính thức công nhận là đạo chính ở La mã, cũng như ở Châu Âu.
Đạo Kitô phát triển kéo theo việc xây dựng các nhà thờ Kitô giáo được chú trọng.
Điều này thoả mãn nhu cầu chung cho cả quý tộc và nông nô. Từ thế kỷ IX đến thế
kỷ XI một phong cách kiến trúc nhà thờ kitô giáo ra đời. Đó là phong cách kiến
trúc Rô măng. Nghệ thuật Rô măng không phải là sự tiếp tục phát triển của nghệ
thuật La mã. Tuy vậy tên gọi Rô măng cũng gợi về sự vang vọng của một nền nghệ
thuật đã từng rực rỡ ở thời cổ đại. Nhìn bề ngoài, kiến trúc Rômăng là một khối
nhà thấp, chắc chắn, nhiều mảng lớn hơn các khoảng trống. Vật liệu chủ yếu bằng
đá. Thời kỳ này đã biết tạo ra các cột, mỗi hàng là một gian với vòm bán nguyệt
trên mi cửa. Lối kiến trúc này có ưu điểm là khoẻ khoắn, chắc chắn. Nhưng do cửa
sổ nhỏ và ít nên trong lòng kiến trúc thiếu sáng.

PHỤC HƯNG

Page 8


1.5. Nghệ thuật Kiến trúc Gotich
Đến thế kỷ XII, ở Pháp xuất hiện một phong cách kiến trúc mới: phong cách
Gôtích (Gothique), đã tìm cách giải quyết những hạn chế kiến trúc Rômăng bằng
một số kỹ thuật mới như tạo những hàng cột bên vững chãi, là bộ cung kép để đỡ
mái bên. Để nâng cao vòm nhà, kiến trúc sư Gotích đã tạo ra hệ thống vòng cung
gãy, khởi từ những đầu cột chính, cắt nhau tại trung tâm của vòm nhà. Điểm đặc
trưng để phân biệt kiến trúc Gôtích với Rômăng là các vòm nhọn, các mi cửa
không còn là cung tròn mà là một nửa hình thoi. Sau này Gotích có thay đổi là các
cung nhọn thì bây giờ là hai cánh cung nối nhau ở đỉnh nhọn. Hình này là sự phối
hợp hai thể thức Rômăng và Gôtích. Nó vừa giải quyết được vấn đề chiều cao cho
công trình, vừagiải quyết được phần tạo dáng cho các vòm, vòng cungđẹp hơn,
mềm mại hơn. Với cách xử lý kỹ thuật mới, các nhà thờ Gôtích vươn cao trên bầu
trời. Đồng thời ánh sáng vẫn chan hoà trong lòng thánhđường, tạo một không gian

kiến trúc tôn giáo phù hợp.
PHỤC HƯNG

Page 9


2. Điêu khắc thời trung cổ
Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng được phục hồi trở lại từ thế kỷ
XI. Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá… Do quy định
nghiêm ngặt của tôn giáo, giáo hội nên hình tượng người không được đề cập
tới trong nghệ thuật tạo hình. Theo quan niệm tôn giáo, sẽ bị kết tội nếu kẻ
nào làm việc tạo ra con người giống chúa trời. Say không bị cản trở bởi
những tư tưởng cực đoan đó, trong nghệ thuật dần xuất hiện hình tượng con
người trong đề tài quen thuộc: “Ngày phán xử cuối cùng”. Nhất là trong nghệ
thuật gôtích, hình tượng điêu khắc được sử dụng rộng rãi hơn. Tượng người
diễn tả các vị thánh và đề tài phán xét cuối cùng chiếm phần lớn trang trí kiến
trúc như ở cổng phía nam của nhà thờ Sáctơrơ (Chartres) ở Pháp. Cổng này
cònđược gọi là cổng ngày phán xét cuối cùng và lòng từ bi (1215 –1240).

PHỤC HƯNG

Page 10


Điêu khắc Gôtích phát triển từ phù điêu hình tượng nỏi thấp đến cao dần, và cuối
cùng là tượng tròn. Tính khoa học trong hình tượng điêu khắc cũng ngày một
được nâng cao. Tỷ lệ cân đối hơn, hoàn thiện hơn. Trong nghệ thuật
Bidăngtanh hầu như không sử dụng hình tượng điêu khắc mà chủ yếu là diện
trang trí bằng các hoạ tiết trang trí phong phú và lộng lẫy về hình, màu sắc.
Các mô típ thực vật như hoa hồng, hoa cẩm chướng, lá nho… được sử dụng

nhiều, kết hợp với các hoa văn hình học từ thế kỷ XVI. Hoa văn động vật
không được người Bidăngtanh chú trọng.

PHỤC HƯNG

Page 11


Điêu khắc Gothic khởi nguồn trên những bức tường, vào giữa thế kỷ 12 ở Île-deFrance, khi Abbot Suger xây tu viện ở St. Denis hiện nay là một xã thuộc bắc
ngoại ô nước Pháp - vào khoảng năm 1140, được coi là tu viện mang phong cách
Gothic đầu tiên, và không lâu sau đó làthánh đường Chartres vào khoảng năm
1145. Trước khi xây những công trình này, ở Île-de-France không hề có truyền
thống điêu khắc nên thợ điêu khắc được thuê từ Burgundy.
Ý tưởng ở Pháp lan rộng. Ở Đức, từ năm 1225 ở thánh đường tại thành
phố Bamberg trở đi, ta có thể thấy sự tác động ở khắp mọi nơi. Thánh đường
Bamberg tập hợp rất nhiều những thợ điêu khắc ở thế kỷ 13, nhiều nhất là vào năm
1240 với tượng kỵ sĩ Bamberg, bức tượng cưỡi ngựa đầu tiên của văn hóa phương
Tây từ thế kỷ thứ 6. Ở Anh thì hiếm hơn khi chỉ có trên mồ mả và đồ trang trí vặt.
Ở Ý nghệ thuật cổ vẫn có ảnh hưởng lớn, nhưng nghệ thuật Gothic cũng đã xâm
nhập vào những điều khắc trên bục giảng kinh ví dụ như ở giáo đường Baptistry và
Siena. Và cuối cùng ở Ý, tuyệt tác điêu khắc Gothic nằm ở hàng loạt ngôi mộ
Scaliger- gồm 5 đài tưởng niệm gia đình Scaliger - ở Verona(từ đầu đến hết thế kỷ
14).
Kiến trúc Gothic mở ra từ một phong cách cứng nhắc, không hoàn toàn giống
phong cách Rôman, đến một cảm giác tự nhiên trong khoảng cuối thế kỷ 12 đến
thế kỷ 13. Ảnh hưởng từ sự tồn tại của nghệ thuật điêu khắc Rôman và Hy Lạp để
rồi kết hợp thành phương thuốc cho thuật khắc xếp nếp, sự biểu cảm và tư thế. Ở
Bắc Châu Âu, một nhà điêu khắc tên là Claus Sluter cùng với những người thợ
PHỤC HƯNG


Page 12


điêu khắc khác đã giới thiệu Chủ nghĩa Tự nhiên, và một nhóm người theo chủ
nghĩa kinh điển tiếp tục phát triển để rồi đến khi phong cách Phục Hưng xuất hiện
đã đánh dấu mộc cho sự thay đổi về cảnh quan và trang phục trong điêu khắc, giảm
thiểu về sự phức tạp và kết cấu.

3. Hội hoạ thời trung cổ
Ứng với mỗi phong cách kiến trúc lại có những thể loại tranh phù hợp. Với phong
cách Rômăng khi nghệ thuật mới được phục hồi trở lại sau một thời gian hạn
chế và tàn lụi thể loại tranh được phát triển là tranh khuôn khổ nhỏ, làm chức
năng minh hoạ cho các sách thánh kinh, haycòn gọi là các bức tiểu hoạ. Thể
loại này có màu sắc đơn giản. Ngôn ngữ đặc trưng là nét, bố cục đơn giản,
xúc tích và dễ hiểu đồng thời bộ lộ nội dung sâu sắc. Vì làm chức năng minh
hoạ nên nội dung chính của thể loại tranh này là nội dung tôn giáo.
Trong kiến trúc Gôtích, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, phù hợp với thể loại
tranh ghép kính màu. Bằng nhiều lớp kính màu, thể loại tranh này đã tạo hiệu
quả trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp
ánh sáng huyền ảo, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà thờ. Tranh
ghép kính màu ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật đa dạng hơn. Cùng với
tranh ghép kính màu, trong thời kỳ Gôtích còn thể loại tranh thờ, tranh thánh.
Những tranh này phần lớn được dùng trong trang trí, thờ phụng ở bàn thờ
chúa.
Đề tài chính là tranh vẽ các vị thánh, chúa. Có thể có tranh đơn, nhưng cũng có thể
bày nhiềubức tranh đơn ghép lại thành bức thánh tượng bình (bức bình phong
về tranh thánh) bày ngay trước bàn thờ chúa, ở nghệ thuật Bidăngtanh, tranh
ghép bằng các mảnh gốm màu hoặc các mảng đá phát triển hơn cả.
Trong các thể loại tranh kể trên, hầu hết là mang nội dung trích ra từ kinh thánh.
Hình ảnh Chúa Trời đức mẹ và chúa hài đồng, các thánh được diễn tả bằng

một quan niệm tạo hình đặc biệt. Điều chi phối những quan niệm này lại
chính là tôn giáo. Ví dụ quan niệm tạo hình theo đẳng cấp được sử dụng triệt
để. Các bậc thang đẳng cấp được tạo ra theo tình cảm tôn giáo, tư duy tôn
giáo. Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực của ngôn ngữ tạo hình, trong đó rõ
nhất là ở tỷ lệ các nhân vật. Sự to nhỏ của hình tượng nhân vật là tuỳ thuộc
vào địa vị tôn giáo của nhân vật mà không theo xa gần. Các nhân vật trong
tranh thờ thường được kéo dài về tỷ lệ. Khuôn mặt gầy, hóp, đôi mắt mở to
ngơ ngác hay đắm chìm vào một thế giới xa xăm nào đó thể hiện sắc xảo chân
dung của người tu hành khắc khổ. Các màu xanh, đỏ, vàng được đặc biệt yêu
thích trong tranh trung cổ. Có thể nhận định một cách chính xác rằng nghệ
thuật thời trung cổ đã tạo ra được một kiểu người phù hợp với lý tưởng tôn
PHỤC HƯNG

Page 13


giáo, niềm tin tôn giáo, ít chất hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí,
biểu hiện cảm xúc, tình cảm tôn giáo, kiểu người mộ đạo thành kính.
Sau thời cổ đại, tình hình xã hội thay đổi. Tôn giáo ngự trị trong xã hội, hướng cái
đẹp lên thế giới của cha - con và thánh thần, thế giới thiên đàng vĩnh hằng.
Nghệ thuật mang tính nhân văn của Hy Lạp La mã cổ bị hạn chế không được
tiếp tục phát triển. Thay vào đó là một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần
như chiếm độc quyền. Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng phục hưng cách
tân và đưa ra phong cách nghệ thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo
nghệ thuật.

III.
1.

Mỹ thuật phục hưng Ý

Khái Niệm

Danh từ “phục hưng”(Renaissance) theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái sinh hay hồi
phục. Quan niệm về sự tái sinh nghệ thuật, sự hồi sinh của tất cả những gì cao cả
và vĩ đại được thể hiện ở nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ là ở Phờ-lo-răngxơ(Florence). Người Ý cho rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La Mã cổ đại
đã bị người Gốt(Goth- tên một mãn tộc ở châu Âu) phá hủy cùng với việc làm sụp
đổ La Mã. Vì vậy sứ mệnh của họ là phải làm cho nghệ thuật được phục hồi, sống
lại. Vào đầu thế kỉ XIV các nghệ sĩ Ý đã quyết tâm tạo ra một nghệ thuật mới, khác
PHỤC HƯNG

Page 14


xa với nghệ thuật thời trung cổ. Cùng với sự tái sinh của mĩ thuật còn có sự tái sinh
của văn chương, của thuyết tâm linh Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ
thuật và văn học. Phong trào văn hoá mới này gọi là phong trào văn hoá phục
hưng.
Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được h́nh thành đă phá vỡ các lănh địa phong
kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giầu có - đây là tiền thân của giai cấp tư sản.
Tại I-tali- a, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, …
nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một nền văn
hoá chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn hoá Phục
hưng ở I-ta-li-a, sau lan sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức,…Phong trào
mĩ thuật Phục hưng ở I-ta-li-a được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII bởi hai hoạ sĩ Xima-bu-ờ và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi phục và làm hưng thịnh lại nền
văn hoá cổ đại Hi-Lạp, La-Mó (nền văn hoá đề cao giá trị vật chất và tinh thần của
con người) mà thời Trung cổ đă huỷ hoại; đưa cái đẹp phục vụ cuộc sống con
người, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt tới sự mẫu mực, hoàn
chỉnh. Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I-tali- a phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học: t́m ra luật viễn cận, t́m
ra chất liệu sơn dầu,…Cỏc hoạ sĩ thời Phục hưng thường lấy đề tài tôn giáo dể thể
hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ không vẽ theo công thức g̣

bó như nghệ thuật Trung cổ (tranh thời Trung cổ mang tính trang trí hơn tính tạo
h́nh, chỉ diễn tả không gian hai chiều nên không diễn tả được chiều sâu; h́nh dáng
con người thường c̣m nhom, ốm yếu, thiếu sức sống…) mà học hỏi cái đẹp từ thời
Hy Lạp, La Mă, từ thiên nhiờn. Cỏc hoạ sĩ đưa không gian thấu thị vào tranh và áp
dụng những luật vờn khối theo sáng tối, nhờ đó con người và thiên nhiên được
diễn tả rất sâu về khối, t́nh cảm, y phục và bối cảnh, các qui luật về bố cục, màu
sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả đều đạt tới sự hoàn hảo. Mĩ thuật
Phục hưng I-ta-li- a đă sản sinh ra nhiều hoạ sĩ nổi tiếng có những cống hiến to lớn
cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ tiêu biểu như Lờ-ụ-na đờ Vanhxi,
Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en; Thời kỳ Phục Hưng kéo dài từ năm 1400 đến 1600,
Trung tâm ở Florence.

2.

Những cơ sở hình thành và phát triển

Ở châu Âu thế kỉ XI, những thành thị được hình thành đã phá vỡ các lãnh địa
phong kiến, từ đó xuất hiện tầng lớp thị dân giầu có - đây là tiền thân của giai cấp
tư sản. Tại I-tali- a, nhiều thành thị trung tâm ổn định về chính trị, phát triển về
kinh tế, …nhu cầu đời sống tinh thần được nâng cao, giai cấp tư sản muốn có một
PHỤC HƯNG

Page 15


nền văn hoá chống lại giai cấp phong kiến, đó là nguyên nhân sự ra đời của văn
hoá Phục hưng ở I-ta-li-a, sau lan sang một số nước ở châu Âu như: Pháp, Đức, …
Phong trào mĩ thuật Phục hưng ở I - ta - li - a được khởi đầu vào cuối thế kỉ XIII
bởi hai hoạ sĩ Xi - ma - bu - ê và Gi-ốt-tụ, phong trào ra đời nhằm khôi phục và
làm hưng thịnh lại nền văn hoá cổ đại Hi-Lạp, La - Mã (nền văn hoá đề cao giá trị

vật chất và tinh thần của con người) mà thời Trung cổ đã huỷ hoại; đưa cái đẹp
phục vụ cuộc sống con người, đồng thời nâng cao hơn trong hoàn cảnh mới để đạt
tới sự mẫu mực, hoàn chỉnh. Sang thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XV, phong trào mĩ
thuật Phục hưng ở I-ta-li- a phát triển rực rỡ trên cơ sở những phát minh khoa học:
tìm ra luật viễn cận, tìm ra chất liệu sơn dầu, …Cỏc hoạ sĩ thời Phục hưng thường
lấy đề tài tôn giáo dể thể hiện cái đẹp, để diễn tả cuộc sống, diễn tả con người, họ
không vẽ theo công thức gò bó như nghệ thuật Trung cổ (tranh thời Trung cổ mang
tính trang trí hơn tính tạo hình, chỉ diễn tả không gian hai chiều nên không diễn tả
được chiều sâu; hình dáng con người thường còm nhom, ốm yếu, thiếu sức
sống…) mà học hỏi cái đẹp từ thời Hy Lạp, La Mã, từ thiên nhiên. Các hoạ sĩ đưa
không gian thấu thị vào tranh và áp dụng những luật vờn khối theo sáng tối, nhờ đó
con người và thiên nhiên được diễn tả rất sâu về khối, tình cảm, y phục và bối
cảnh, các qui luật về bố cục, màu sắc không gian, tỉ lệ, ánh sáng đến cách diễn tả
đều đạt tới sự hoàn hảo. Mĩ thuật Phục hưng I-ta-li- a đã sản sinh ra nhiều hoạ sĩ
nổi tiếng có những cống hiến to lớn cho nền mĩ thuật thế giới, trong đó có ba hoạ sĩ
tiêu biểu như Lê - ô - na đờ Vanhxi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en; Thời kỳ Phục
Hưng kéo dài tõ năm 1400 đến 1600, Trung tâm ở Florence.
Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita, theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ, đã có
từ Giorgio Vasari, người đã viết một trong những tác phẩm miêu tả các nhà nghệ
thuật Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự phát triển của nghệ thuật ra làm 3
thời kỳ:
1. Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
2. Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
3. Thời kỳ hồi sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ Trung cổ từ
khoảng năm 1250
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó có
Arnolfo di Cambio, Nicolu Pisano, Cimabue hay Giotto di Bondone, ngay từ nửa
sau của thế kỷ 13, " trong những thời kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho những người tài
giỏi đi sau con đường dẫn đến hoàn mỹ".
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích

PHỤC HƯNG

Page 16


cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục
Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto
có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được.
Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý
muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt
được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia
về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật
trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của
các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các
thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được
mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc
người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật " không những
ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên
họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế
mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng
mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp.
Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp hoàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý
tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người tronghội
họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển
các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu
không gian với tính chính xác củatoán học.
3.


Các giai đoạn phát triển

Nghệ thuật hội hoạ thời kì phục hưng được chia làm ba giai đoạn cơ bản
– Giaiđoạn 1 – Thời kì Mở đầu: Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XIII tại Ý với những tên
tuổi như: Sipawe, Giotto di Bontone(1267 – 1337), Donatello(1386 – 1486)…
Tranh của Giotto bắt đầu khám phá không gian vào trong tranh, có sự xa gần mặc
dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ
ràng…

PHỤC HƯNG

Page 17


Huyền thoại thánh Francis của Giotto
Kế tục của ông là Sipawe , ở ông đã bắt đầu có sự xuất hiện của ánh sáng trong
tranh nhưng vẫn chưa tập chung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể…Hình chưa chính
xác, cơ thể được vẽ bao bọc bởi những trang phục kín từ đầu đến chân bằng những
mảng lớn, giải phẫu, cấu trúc, tạo hình chưa chính xác. Tuy nhiên nếu so sánh
với tranh thời Trung cổ thì tranh ở thời kì này đã có những điểm rất khác biệt(tranh
thời trung cổ mang tính trang trí, không đề cập đến không gian ba chiều, chưa diễn
tả chiều sâu của không gian, hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, ít tả khối,
hoặc chỉ là khối đơn giản).
– Giai đoạn 2: Kéo dài khoảng 200 năm từ thế kỉ XIV Đến cuối thế kỉ XV. Với
những tên tuổi nổi tiếng như: Masaccio, Angelico hay nổi bật là Sandro Botticelli.

PHỤC HƯNG

Page 18



PHỤC HƯNG

Page 19


Đuổi khỏi vườn địa đàng của Masaccio
Với Masaccio, ông là người mở đầu cho cho nghệ thuật thế kỉ XV. Ông được thừa
hưởng thành tựu về phép phối cảnh, hình hoạ, điêu khắc, ánh sáng trong tranh rõ
ràng, các mảng sáng tối trên nhân vật sắc nét, tương phản, được gợi khối tròn và có
sự mềm mại. Chiều thứ ba của không gian được diến tả tốt nhờ sự chắc chắn về
hình đậm nhạt và tương quan nóng lạnh của màu sắc trong tranh. Ngoài cái đẹp vè
hình thể, khối, ông còn thể hiện được rõ tình cảm trên khuôn mặt nhân vật trong
tranh như bức tranh ở trên.
Tuy nhiên, khi nói tới giai đoạn này, người để lại nhiều tác phẩm còn giữ được khá
nguyên vẹn và nổi tiếng cho tới nay đó là Botticelli. Nói tới ông, người ta hay nhớ
tới các bức: Mùa xuân, Sự sinh ra của thần vệ nữ, Lễ truyền tin, …với đề tài tôn
giáo và thần thoại. tranh của ông diễn tả rất thành công cơ thể mềm mại, da thịt
căng tròn, đầy cảm xóc, thân hình mượt mà, sống động của thần Vệ Nữ, một cái
đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, chất biểu
cảm của bức tranh đã làm mờ đi những khiếm khuyết trên cơ thể của nàng. Bức
tranh này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng Uffizi tại Florence.

Sự sinh ra của thần vệ nữ của Sandro Botticelli
Ở thời kì này, mỹ thuật đã được đẩy lên một mức cao hơn so với giai đoạn mở đầu.
+ Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn.
+ Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc.
PHỤC HƯNG

Page 20



+ Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật cơ bản hoàn chỉnh, chính xác, cân đối .
+ Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung
cảnh xung quanh.
+ Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để.
+ Màu sắc tương đối hài hoà, Êm cúng, tương phản nhẹ.
+ Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật
được miêu tả xinh động.
+ Ánh sáng trong tranh giai đoạn 2 được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh
hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn đầu.

– Giai đoạn 3: Từ khoảng 1490/ 1500 cho đến 1520. Đây được coi là thời kì đỉnh
cao của nghệ thuật Phục Hưng, các tác phẩm đạt tới sự hoàn mĩ, tinh tế và trở
thành các tác phẩm kinh điển. Các danh họa thời kì này có thể kể tới là tam trụ của
nền Phục Hưng: Raphael, Michelangelo và Leonardo da Vinci.
Với Michelangelo, hầu hết các tác phẩm để đời của ông đều là điêu khắc, xét về
hội họa thì người ta nhớ đến ông qua bức “Ngày phán xét cuối cùng” được vẽ
trên tường nhà nguyện Sistine trong 04 năm liên tục và hoàn thành trong
khoảng 1536 and 1541.

PHỤC HƯNG

Page 21


Ngày phán xét cuối cùng
Trước đó, ông cũng đã treo mình liên tục 4 năm nữa từ 1508 tới 1512 để vẽ nên
bức tranh trên toàn bộ trần của nhà nguyện này


PHỤC HƯNG

Page 22


Trần nhà nguyện Sistine
Nói về Leonardo da Vinci thì người ta không thể không nhắc tới bức tranh “Nàng
Mona Lisa” vốn chưa bao giờ ngừng làm vơi giấy mực để bình phẩm về nó (đang
được lưu giữ ở bảo tàng Louvre, Pháp).

PHỤC HƯNG

Page 23


Nàng Mona Lisa của Davinci
Hay những bức tranh đầu màu sắc, tinh tế, tỉ mỉ sống động trong bảo tàng Vatican
của Raphael.

PHỤC HƯNG

Page 24


Giải cứu Thánh Peter

Trường học Athen

PHỤC HƯNG


Page 25


×