Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 134 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả

Trần Công Thắng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy
cô giáo trong Khoa Kinh tế - những người đã trang bị cho tôi những kiến thức
cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo
tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn
Tuấn, Phó Hiệu trưởng – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Sơn Động, ban lãnh đạo các
cấp, các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động
kinh tế đóng trên địa bàn và những người dân địa phương đã cung cấp những
thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Trần Công Thắng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
STT.................................................................................................................viii
Tên hình.........................................................................................................viii
Trang..............................................................................................................viii
2.1...................................................................................................................viii
Bản đồ hành chính huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang...................................viii
46....................................................................................................................viii
2.2...................................................................................................................viii
Sơ đồ các mối liên hệ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang...............................viii
47....................................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ HOẠT
ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO...................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo...................................4
1.1.1. Một số khái niệm về nghèo đói...............................................................4
1.1.2. Các quan điểm đánh giá nghèo đói.........................................................4
1.1.3. Xóa đói giảm nghèo................................................................................7
1.1.4. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo..........................................................8
1.2. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ...............10


iv

1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................10
1.2.2. Một số cơ chế, chính sách, giải pháp đối với các huyện nghèo............11
1.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở cấp huyện....................17
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ giảm nghèo.....................................20
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về xóa đói giảm nghèo.........................................24
1.3.1. Kinh nghiệm về hỗ trợ giảm nghèo trên thế giới..................................24
1.3.2. Kinh nghiệm về hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam...................................26
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang..........................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................41
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................41
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................44
2.2.3. Phương pháp phân tích..........................................................................45
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................49
3.1. Thực trạng thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết
30a trên địa bàn huyện Sơn Động...................................................................49

3.1.1. Một số chương trình hỗ trợ giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa
bàn huyện Sơn Động.......................................................................................49
3.1.2 . Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo
Nghị quyết 30a ở huyện Sơn Động.................................................................56
3.1.3. Kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30a
của huyện Sơn Động.......................................................................................78
3.2. Hiệu quả của chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện..........88


v

3.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.........................................................................88
3.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội..........................................................................90
3.2.3. Hiệu quả về mặt môi trường..................................................................94
3.3. Những thành công, tồn tại và nguyên nhân kết quả thực hiện chương trình
30a CP trên địa bàn huyện Sơn Động.............................................................95
3.3.1. Đối với lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp:...........................................95
3.3.2. Trong lĩnh vực công nghiệp, TM-DV, giao thông vận tải.....................96
3.3.3. Trong lĩnh vực y tế................................................................................96
3.3.4. Trong Lĩnh vực Giáo dục – ĐT và dạy nghề tạo việc làm....................97
3.3.5. Trong lĩnh vực Văn hoá – thông tin......................................................97
3.3.6. Trong lĩnh vực đào tạo, luân chuyển cán bộ.........................................97
3.3.7. Trong lĩnh vực hỗ trợ tín dụng..............................................................98
3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm nghèo
theo nghị quyết 30 a CP trên địa bàn huyện Sơn Động...................................98
3.4.1. Quan điểm và định hướng hỗ trợ giảm nghèo.......................................98
3.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giảm nghèo trên
địa bàn huyện Sơn Động...............................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................i



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BQ
BQL
CC
CN-XD
CTMTQGGN
CSHT
CSXH
DTTS
ĐBKK
ĐVT
GTSX
KHCN
KTXH
SL
SX
TM-DV
UBND
XĐGN
WB

Nguyên nghĩa
Bình quân
Ban quản lý
Cơ cấu

Công nghiệp-xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Cơ sở hạ tầng
Chính sách xã hội
Dân tộc thiểu số
Đặc biệt khó khăn
Đơn vị tính
Giá trị sản xuất
Khoa học công nghệ
Kinh tế xã hội
Số lượng
Sản xuất
Thương mại-dịch vụ
Ủy ban nhân dân
Xóa đói giảm nghèo
World Bank


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Tên bảng
2.1 Cơ cấu sử dụng đất đai của huyện Sơn Động năm 2012
Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai
2.2
đoạn 2010 - 2012
2.3 Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2012
Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện

2.4
Sơn Động giai đoạn 2010 – 2012
Tổng hợp các chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở huyện
3.1
Sơn Động
Vốn hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30ª trên địa bàn
3.2
huyện năm 2010 – 2012
Vốn hỗ trợ phát triển NLNN từ chương trình 30a
3.3
(2010 – 2012)
Vốn hỗ trợ của đề án 30a đầu tư cho XD CSHT
3.4
(2010 – 2012)
Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển Y tế
3.5
năm 2010 – 2012
Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho GD – ĐT và dạy
3.6
nghề tạo việc làm năm 2010 – 2012
Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển Văn hoá
3.7
- thể thao và du lịch năm 2010 – 2012
Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho công tác cán bộ
3.8
năm 2010 – 2012
Vốn hỗ trợ của đề án 30a cho vay ưu đãi lãi suất năm
3.9
2010 – 2012
3.1 Kết quả phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ lợi

0
3.11

năm 2010 – 2012
Kết quả thực hiện hỗ trợ của CT 30a cho lĩnh vực đầu tư

cơ sở hạ tầng năm 2010 – 2012
3.12 Kết quả hỗ trợ phát triển lĩnh vực Y tế năm 2010 – 2012

Trang
31
36
37
39
54
67
68
70
71
73
74
75
76
77
80
81


viii


3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.1

Kết quả phát triển lĩnh vực giáo dục – ĐT và dạy nghề tạo
việc làm năm 2010 – 2012
Kết quả thực hiện hỗ trợ nguồn vốn 30a cho lĩnh vực Văn
hoá – thông tin năm 2010 – 2012
Kết quả thực hiện đào tạo, luân chuyển cán bộ năm 2010 –
2012
Kết quả hỗ trợ nguồn vốn 30a cho lĩnh vực tín dụng năm
2010 – 2012
Kết quả phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện Sơn Động giai đoạn 2010 – 2012
Hiệu quả của chương trình 30a về xã hội ở huyện Sơn

8 Động
3.19 Nhận định về kết quả giảm nghèo ở huyện Sơn Động
3.2 Nguyên nhân thoát nghèo ở huyện Sơn Động
0

82
83
84
85
88
90

91
92

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
2.1
2.2

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Sơ đồ các mối liên hệ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trang
46
47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Thực hiện chính sách đổi mới từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã
hội. Tỷ lệ đói nghèo chung của nước ta từ 58,1% năm 1993 xuống còn
14,18% năm 2008. Việt Nam hiện được coi là một trong những nước đang
phát triển thành công nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các
thành phần kinh tế. Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu

tố quyết định chính là chính sách đầu tư của Nhà nước…….
Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc
Giang, cách trung tâm thành phố Bắc giang 80km. Nơi đây có gần 48% dân
cư thuộc 13 dân tộc thiểu số. Kinh tế của huyện phát triển chậm. Bình quân
mức tăng giá trị sản xuất hàng năm là 10%, thấp hơn bình quân của tỉnh.
Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà
nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án,
những dự án phải kể tới như chương trình 134, 135, 327, dự án Giảm nghèo
do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ … Đến hết năm 2008 các dự án chương
trình đã mang lại nhiều đổi thay cho vùng đất này, đặc biệt là sự cải thiện
đáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển – kinh tế xã hội và cuộc sống
đồng bào ở đây. Tuy nhiên, năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61
huyện nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới
49,87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm 23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ở
vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường xuyên xảy ra; như vậy, việc triển


2

khai thực hiện các Chương trình phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo trước
đây trên địa bàn huyện còn có những tồn tại bất cập, để tiếp tục thực hiện
công tác xóa đói giảm nghèo cho các huyện nghèo, ngày 27 tháng 12 năm
2008 Chính phủ đã có Nghị quyết số 30a/2008/NQ – CP về việc giảm nghèo
nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) trong cả nước,
trong đó có huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Để tìm ra những tồn tại, khó
khăn trong thực hiện các dự án phát triển KTXH gắn với công tác xóa đói
giảm nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện tốt Đề án giảm nghèo nhanh
và bền vững trên địa bàn huyện theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ, nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn

huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao
chất lượng công tác tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động tỉnh
Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và công tác
xóa đói giảm nghèo.
- Đánh giá được thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm
nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn huyện Sơn Động.
- Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện
chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương
trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động.


3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quá trình thực hiện và chất
lượng thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ
trên địa bàn huyện Sơn Động.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian
Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện (từ năm

2009 – 2012).
- Phạm vi nội dung
Nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo.
- Thực trạng và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghị
quyết 30a trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thực hiện giảm nghèo
theo Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện Sơn Động.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Một số khái niệm về nghèo đói
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn
thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập - Theo đó, “một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia”.
1.1.1.2. Các cấp độ nghèo đói
Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong

các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức
tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.
Nghèo tương đối: Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng,
nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo
tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm
lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã
hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
1.1.2. Các quan điểm đánh giá nghèo đói
Sẽ không có chuẩn nghèo nào chung cho tất cả các nước, vì nó phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng quốc gia.


5

Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác định
mức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người,
sau đó xác định xem ở trong nước hoặc vùng có bao nhiêu người có mức thu
nhập dưới mức đó. Để phân tích nuớc nghèo, nước giàu, ngân hàng Thế giới
(WB) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu - nghèo của các quốc gia
bằng mức thu nhập bình quân tính theo đầu người/năm để đánh giá thực trạng
giàu - nghèo của các nước theo cấp độ sau:
- Nước cực giàu : Từ 20.000 - 25.000 USD/người/năm.
- Nước khá giàu : Từ 10.000 - 20.000 USD/người/năm.
- Nước trung bình: Từ 2.500 - 10.000USD/người/năm.
- Nước cực nghèo: Dưới 500 USD/người/năm.
Ở Việt Nam Bộ Lao động - TB & XH là cơ quan thường trực trong
việc thực hiện XĐGN. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về
nghèo đói tuỳ theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 6 giai đoạn,
cụ thể cho từng giai đoạn như sau:



Lần 1 (giai đoạn 1993 - 1995):
- Hộ đói: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối

với khu vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.
- Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg
đối với khu vực thành thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.


Lần 2 (giai đoạn 1995 - 1997):

- Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một
tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.
- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập như sau: 1) Vùng nông thôn miền núi,
hải đảo: dưới 15kg/người/tháng; 2) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du:
dưới 20kg/người/tháng; 3) Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng.


6



Lần 3 (giai đoạn 1997 - 2000) (Công văn số

1751 / LĐTBXH):
- Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một
tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính
cho mọi vùng).
- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập ở các mức tương ứng như sau: 1) Vùng nông

thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng).
2) Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương
đương 70.000 đồng); 3) Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng (tương đương
90.000 đồng).
• Lần 4 (giai đoạn 2001-2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐLĐTBXH): về việc điều chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói):
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
• Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006 - 2010) (Quyết định số
170 / 2005 / QĐ-TTg):
- Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000
đồng/người/tháng.
• Lần 6: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010 - 2015):
- Vùng thành thị dưới: 500.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) dưới: 400.000
đồng/người/tháng.
Với cách đánh giá chuẩn mực đói nghèo theo thu nhập như trên tuy đã
có tiến bộ và định mức thu nhập được quy thành giá trị, dễ so sánh nhưng vẫn
còn một số hạn chế là: Không phản ánh được chỉ tiêu, tổng hợp mức sống của


7

người nghèo (như tình trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và
mức hưởng thụ các dịch vụ cơ bản khác); không phản ánh được sự mất cân
đối giữa chuẩn mực so với đời sống thực của người nghèo.
Ở mỗi vùng, mỗi địa phương cũng có thể quy định chuẩn nghèo khác
nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình tại thời
điểm nhất định. Ở huyện Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung

đều lấy chuẩn nghèo theo quy định chung của Bộ Lao động – TH&XH.
1.1.3. Xóa đói giảm nghèo
Giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực của
Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho
quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các
giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều
kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững,
giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây
dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.
Cần nhìn nhận bản chất của hỗ trợ giảm nghèo khác với bao cấp:
BAO CÂP
• Sự làm thay, chi trả thay

HỖ TRỢ
• Sự giúp đỡ, hỗ trợ

• Can thiệp trực tiếp vào hoạt động • Can thiệp nhằm khắc phục thất bại
kinh tế-xã hội nào đó

thị trường

• Thông qua trợ giá, cho không

• Thông qua hỗ trợ vật chất, nhân lực

• Thường làm nhiễu loạn hệ thống • Ít làm nhiễu loạn các hệ thống giá
giá

• Có tính đến nhóm mục tiêu của hỗ


• Ít tính đến nhóm mục tiêu của sự

trợ

tác động


8

(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2010, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ
giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo, Tạp chí Khoa học phát triển,
Tập 8, số 4, tr708-718)
1.1.4. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo
1.1.4.1. Phát huy các tác động của ngoại ứng tích cực, hạn chế ngoại ứng
tiêu cực, khắc phục tính không hoàn hảo của thị trường
Cơ chế thị trường tạo ra các tác động ngoại ứng tích cực như trồng và
bảo vệ rừng, công tác y tế, giáo dục… các hoạt động này thường cá nhân chịu
chi phí, xã hội được lợi. Do đó, cần tập trung cao độ vào hỗ trợ người nghèo
trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào giáo dục, y tế để phát huy
các tác động của ngoại ứng tích cực. Thị trường ở các vùng nghèo thường
không hoàn hảo, hiện tượng độc quyền bán, độc quyền mua là phổ biến. Các
vùng nghèo thường là vùng sâu và vùng xa, chi phí vận chuyển thường lớn,
thông tin không minh bạch. Do đó, hỗ trợ cho các hộ nghèo tiếp cận được thị
trường, tiếp cận được thông tin là một trong những nội dung cơ bản mà các
chính phủ, các quốc gia đều phải làm, nhằm khắc phục những khiếm khuyết
của cơ chế thị trường.
1.1.4.2. Giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục
tiêu
Các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo góp phần giải quyết vấn
đề nghèo đói có tính đặc thù của từng vùng (vùng nghèo, huyện nghèo, xã

nghèo), từng nhóm mục tiêu (nhóm dân tộc thiểu số, nhóm tài nguyên nghèo,
phụ nữ, trẻ em…).
Ở nhiều vùng sâu và xa, biên giới hải đảo, bãi ngang, có nhiều thôn bản
có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới nghèo đói của các địa
phương là sự khó khăn về vị trí địa lý, thiếu các điều kiện cơ bản như hạ tầng


9

cơ sở, tài nguyên nghèo, khó khăn cho giáo dục, y tế... Do đó, các chương
trình hỗ trợ giảm nghèo đã góp phần giải quyết những khó khăn này, giúp các
địa phương giảm nghèo, thoát nghèo, tiến tới phát triển kinh tế theo kịp các
địa phương khác.
1.1.4.3. Giảm bớt những khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
nghèo và tạo động lực cho người nghèo vươn lên
Người nghèo là những người có thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội ở
dưới ngưỡng nghèo đói. Người nghèo thường là những người dễ bị tổn
thương như dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, những người bị ốm đau, bệnh tật.
Người nghèo thường được biểu hiện ở sự nghèo về nguồn lực, kiến thức kỹ
năng, ốm đau bệnh tật. Người nghèo thường khó tự đứng lên nếu không có sự
hỗ trợ. Họ tiếp tục đi vào vòng luẩn quẩn: thiếu kiến thức, thiếu vốn, năng
suất thấp, đói ăn, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, sản
xuất khó khăn, lại dẫn đến làm tăng nghèo đói. Chính vì thế, các giải pháp hỗ
trợ giảm nghèo đã góp phần tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các
nhu cầu cơ bản (khám chữa bệnh, học hành, đi lại). Đồng thời, hoạt động hỗ
trợ giảm nghèo góp phần xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.
Người nghèo không thể thoát nghèo bền vững nếu cộng đồng mà họ sống
không phát triển. Do đó, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo không chỉ tạo cơ
hội cho cá nhân người nghèo mà còn cả cộng đồng người nghèo cùng phát
triển.

1.1.4.4. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, ổn định chính trị và
xã hội
Các vùng nghèo thường là các vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Người
nghèo thường là nông dân, dân tộc thiểu số, trẻ em, thuộc nhóm dễ bị tổn
thương. Do đó, thực hiện hỗ trợ giảm nghèo là góp phần thực hiện các mục
tiêu an sinh xã hội.


10

1.1.4.5. Tạo sự công bằng tương đối trong xã hội
Hỗ trợ giảm nghèo có thể giải quyết những mất cân đối về phát triển
giữa những vùng lãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật,
đời sống văn hóa xã hội của người dân.
1.2. Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ
1.2.1. Mục tiêu
+ Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến
năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt
các thế mạnh của địa phương.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của
từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có
hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo
đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không

còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp
lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất,
khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu
trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời
sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát
triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo


11

bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây
dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn
luyện đạt trên 25%.
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh.
Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các
công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về
địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được
các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao
động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.
+ Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu
vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời
sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động
nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua
đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông

thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ
diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây
công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ
bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh
hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh
hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2.2. Một số cơ chế, chính sách, giải pháp đối với các huyện nghèo


12

1.2.2.1. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
+ Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và
giao đất để trồng rừng sản xuất:
- Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng
đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng
200.000đồng/ha/năm;
- Hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch
lại là rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo
vệ nêu tại điểm a) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được
hưởng các chính sách sau:
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao
và trồng;
- Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng
sản xuất từ 02 - 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng
địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định);
Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng
và giao đất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quy

định tại các điểm a, b nêu trên còn được hỗ trợ:
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được
lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm);
- Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương
thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất
được giao để trồng rừng sản xuất;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương
mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.


13

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất
a) Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng huyện, xã, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
thường xuyên bị thiên tai;
b) Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo
ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai
hoang; 05 triệu đồng/ha phục hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang;
c) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi
cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai;
d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng
thương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế
biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
đ) Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại
khoản 1, các điểm a, b, c, d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề:
- Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong

thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn
nuôi tập trung hoặc giống thuỷ sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm
chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 02 triệu
đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc;
- Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với
gia súc, gia cầm;
- Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển
ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu
đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần).


14

+ Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian
chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
+ Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện
nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ
thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác;
hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ
100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí
ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở.
+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư
sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo:
a) Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện
hành của nhà nước;
b) Đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện

nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng
thương mại nhà nước.
+ Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng
bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thuỷ đặc sản của địa phương;
thông tin thị trường cho nông dân.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ
chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa
học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây
trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo.
+ Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ rợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại
ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang


15

cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi)... để lao động các
huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng
7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình
quân 10 lao động/xã).
1.2.2.2. Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
- Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ
giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở
cho giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện
theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học
nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện
nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử
tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên
thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
- Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi

huyện 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà
ở nội trú cho học viên để tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập
trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất
khẩu lao động.
- Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên
môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo
của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân
sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương.
4. Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức
tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã,


16

huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương
trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
5. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo.
1.2.2.3. Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo
- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện
về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban
đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và
chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến
khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo.
1.2.2.4. Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, xã và huyện
- Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều

kiện và những nơi thường xảy ra thiên tai; nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng
năm (bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung
ương), vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để
ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội sau đây:
a) Đối với cấp huyện: trường trung học phổ thông; trường Dân tộc nội trú
huyện (bao gồm cả nhà ở cho học sinh) có quy mô đáp ứng nhu cầu học tập
của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; cơ sở dạy nghề tổng hợp
huyện (bao gồm cả nhà ở cho học viên); bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực,
trung tâm y tế dự phòng huyện đạt tiêu chuẩn; trung tâm dịch vụ tổng hợp về
nông, lâm, ngư nghiệp; các công trình thuỷ lợi quy mô cấp huyện, liên xã;


17

đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã, liên xã; các
trung tâm cụm xã;
b) Đối với cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu
(gồm cả kinh phí sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã
được đầu tư) ở tất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn), bao gồm: trường
học (lớp học, trường học, kể cả trường mầm non, lớp mẫu giáo, nhà ở bán trú
dân nuôi, nhà ở cho giáo viên); trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho
nhân viên y tế); đường giao thông liên thôn, bản, đường vào các khu kinh tế,
sản xuất tập trung (gồm cả cầu, cống); thuỷ lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản
xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ); điện phục vụ sản
xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt (tập trung hoặc phân tán, đào
giếng, xây bể); chợ trung tâm xã; trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa
xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề.
1.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở cấp huyện
1.2.3.1. Tổ chức tham gia hỗ trợ giảm nghèo

Hỗ trợ giảm nghèo là công việc không chỉ của các Chính phủ mà là các
hoạt động tổng hợp, lồng ghép của các tổ chức dưới đây:
- Ở Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng các chương trình giảm nghèo như
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo 2006 – 2010, chương trình lao
động việc làm theo quyết định 120, Chương trình phát triển các xã đặc biệt
khó khăn theo quyết định 135, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững theo nghị quyết 30a.
- Các tổ chức phát triển Quốc tế như Liên hợp quốc, như các chương
trình phát triển (UNDP) thực hiện các hỗ trợ phát triển cho giảm nghèo, ở hầu
hết các nước, nhất là các nước đang phát triển.
- Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước đều tham gia triển
khai các chương trình dự án giảm nghèo.


×