Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ HÓA - XẠ PHỐI HỢP ĐỒNG THỜI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG TÁI PHÁT TẠI CHỖ- TẠI VÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 141 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM NGUYÊN TƯỜNG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG
PHÁC ĐỒ HÓA - XẠ PHỐI HỢP
ĐỒNG THỜI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
TÁI PHÁT TẠI CHỖ- TẠI VÙNG

Chuyên ngành: Ung thư
Mã số: 62.72.23.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức
Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Duy Thăng

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Ung thư vòm mũi họng



3

1.1.1. Một số đặc điểm dịch tể học

3

1.1.2. Sơ lược giải phẫu- hệ thống bạch huyết
1.1.2.1. Sơ lược giải phẫu

5

1.1.2.2. Hệ thống bạch huyết

6

5

1.1.3. Tiến triển tự nhiên 7
1.1.4. Điều trị ung thư vòm mũi họng 8
1.1.4.1. Vai trò của xạ trị 8
1.1.4.2. Vai trò của hóa trị

11

1.1.4.3.Vai trò của phẫu thuật 14
1.2. Ung thư vòm mũi họng tái phát

14


1.2.1. Khái niệm tái phát 14
1.2.2. Tái phát trong UTVMH 15
1.2.2.1. Tỷ lệ tái phát

15

1.2.2.2. Các yếu tố tiên lượng tái phát 16
1.2.3.Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.2.3.1. Triệu chứng cơ năng

20

1.3.1. Chẩn đoán xác định

26

1.3.2. Chẩn đoán giai đoạn

27

1.4. Điều trị ung thư vòm mũi họng tái phát
1.4.1. Các phương pháp điều trị 28
1.4.1.1. Xạ trị

28

1.4.1.2. Phẫu thuật 30
1.4.1.3. Hóa trị

30


1.4.1.4. Các phương pháp phối hợp

30

1.4.2. Phác đồ phối hợp hóa-xạ trị đồng thời31
1.4.2.1. Cơ sở lợi ích

31

20

28


1.4.2.2. Cisplatin 31
1.4.3. Lịch sử nghiên cứu điều trị ung thư vòm mũi họng tái phát
1.4.3.1. Xạ trị lần 2

33

33

1.4.3.2. Phẫu thuật 38
1.4.3.3. Hóa trị

39

1.4.3.4. Điều trị đa mô thức


40

Chương 2 : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Chọn mẫu

42

2.1.2. Cỡ mẫu

42

42

42

2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

42

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.2. Phương pháp nghiên cứu

43

2.2.7. Xử lý số liệu52
Liệu trình điều trị 53
Sơ đồ nghiên cứu 54
Chương 3: Kết quả


55

3.1. Đặc điểm bệnh nhân 55
3.1.1. Tuổi 55
3.1.2. Giới 56
3.1.3. Lý do vào viện

57

3.1.4. Thời gian tái phát 57
3.1.5. Vị trí tái phát

58

3.1.6. Mức độ tái phát tại vòm 58
3.1.7. Đặc điểm hạch cổ tái phát
3.1.8. Mức độ u tiên phát

59

3.1.9. Mức độ hạch tiên phát

59

3.1.10. Giai đoạn bệnh tiên phát

58

60


3.1.11. Đặc điểm hình ảnh u vòm tái phát trên phim cắt lớp vi tính
3.1.12. Đặc điểm mô bệnh học 61

60


3.2. Kết quả điều trị

61

3.2.1. Mức độ đáp ứng 61
3.2.2. Liên quan giữa mức độ đáp ứng với thời gian tái phát

63

3.2.3. Liên quan giữa mức độ đáp ứng với vị trí tái phát 63
3.2.4. Liên quan giữa mức độ đáp ứng với mức độ tái phát

64

3.2.5. Liên quan giữa mức độ đáp ứng với vị trí hạch tái phát

65

3.3.1. Sống thêm toàn bộ 69
3.3.2. Sống thêm không tiến triển bệnh
3.3.3. Các yếu tố tiên lượng

70


71

3.3.3.1. Sống thêm toàn bộ 3-năm theo tuổi 71
3.3.3.2. Sống thêm toàn bộ 3-năm theo thời gian tái phát 72
3.3.3.3. Sống thêm toàn bộ 3-năm theo mức độ tái phát

73

3.3.3.4. Sống thêm toàn bộ 3-năm theo vị trí tái phát

74

3.3.3.5. Sống thêm toàn bộ 2-năm theo mức độ đáp ứng 75
3.3.3.6. Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo tuổi 76
3.3.3.7. Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo thời gian tái phát 77
3.3.3.8. Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức độ tái phát 78
3.3.3.9. Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo vị trí tái phát

79

3.3.3.10. Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức độ đáp ứng
Chương 4: Bàn luận

81

4.1. Đặc điểm bệnh nhân 81
4.1.1. Tuổi và giới 81
4.1.2. Lý do vào viện

82


4.1.3. Thời gian tái phát 83
4.1.4. Vị trí tái phát

84

4.1.5. Mức độ u tái phát - Giai đoạn tái phát 86
4.1.6. Giai đoạn bệnh tiên phát 87
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
4.2.1. Mô bệnh học

88

88

4.3.2.2. Mức độ đáp ứng theo vị trí tái phát 92

80


4.3.2.3. Mức độ đáp ứng theo mức độ tái phát

93

4.3.2.4. Mức độ đáp ứng theo vị trí hạch cổ tái phát
4.3.3. Độc tính

94

4.3.2.1. Độc tính trên hệ tạo huyết


94

4.3.2.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết 94
4.4. Kết quả theo dõi

96

4.4.1. Sống thêm toàn bộ 96
4.4.2. Sống thêm không tiến triển bệnh

101

4.4.3. Phân tích các yếu tố tiên lượng 102
4.4.3.1. Sống thêm theo tuổi

104

4.4.3.2. Sống thêm toàn bộ theo thời gian tái phát 106
4.4.3.3. Sống thêm theo mức độ tái phát

107

4.4.3.4. Sống thêm theo vị trí tái phát 109
4.4.3.5. Sống thêm theo mức độ đáp ứng

110

4.4.4. Biến chứng muộn 110
Kết luận


114

Kiến nghị 116
Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh sách bệnh nhân

93


Danh mục các bảng
Ký hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1a,b
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21

Nội dung
Trang
4
Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi tính trên 100.000 dân của
một số ung thư tại một số vùng trên thế giới
Các yếu tố tiên lượng tái phát trong nghiên cứu của
17
Ang và cs.
Tỷ lệ tái phát tích lũy 5 năm trong nghiên cứu của
18
Min và cs.
Kết quả điều trị trong nghiên cứu của Kwong và cs. 36
Phân chia giai đoạn bệnh (theo hệ thống phân chia 44-45
giai đoạn bệnh theo AJCC/UICC năm 1997)

Độc tính trên hệ tạo huyết
47
47
Độc tính ngoài hệ tạo huyết (chức năng gan, thận...)
48
Độc tính trên hệ tiêu hóa
49
Biến chứng sớm Biến chứng muộn Phân bố tuổi
Phân bố giới Lý do vào viện Thời gian tái phát Vị trí 50
55
tái phát
Mức độ tái phát tại vòm
56
Đặc điểm hạch cổ tái phát
57
Mức độ u tiên phát Mức độ hạch tiên phát Giai đoạn 57
58
bệnh tiên phát
Đặc điểm hình ảnh u vòm tái phát trên phim cắt lớp 58
58
vi tính
Đặc điểm mô bệnh học
59
Mức độ đáp ứng
59
Liên quan giữa mức độ đáp ứng với thời gian tái phát 60
Liên quan giữa mức độ đáp ứng với vị trí tái phát 60
Liên quan giữa mức độ đáp ứng với mức độ tái phát
Liên quan giữa mức độ đáp ứng với vị trí hạch tái 61
61

phát
Độc tính trên hệ tạo huyết
63
Độc tính trên gan- thận
Độc tính trên da, niêm mạc, hệ tiêu hóa
63
Biến chứng muộn do xạ trị
64
65
66
66
67
68


Bảng 3.22

Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 4.1
Bảng 4.2

Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

Sống thêm toàn bộ 1-năm, 2-năm, 3-năm
Sống thêm không tiến triển bệnh 1-năm, 2-năm, 3năm
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo tuổi
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo thời gian tái phát
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo mức độ tái phát
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo vị trí tái phát Sống
thêm toàn bộ 2-năm theo mức độ đáp ứng
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo tuổi
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo thời
gian tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức
độ tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo vị trí
tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức
độ đáp ứng
Vị trí tái phát qua một số nghiên cứu
Phân bố tổn thương tái phát tại vòm theo nghiên
cứu của Lee và cs.

Mức độ tái phát qua một số nghiên cứu
So sánh các phương pháp đánh giá tổn thương vòm
tái phát
So sánh độc tính trên da, niêm mạc, hệ tiêu hóa
qua một số nghiên cứu
Sống thêm toàn bộ sau điều trị lại qua một số
nghiên cứu
Thời gian sống thêm trung bình qua các nghiên
cứu Thời gian tiến triển bệnh trung bình qua một
số nghiên cứu
Sống thêm toàn bộ theo một số yếu tố tiên lượng
trong nghiên cứu của Fu và cs.
Sống thêm toàn bộ và sống thêm không tiến triển
bệnh theo một số yếu tố tiên lượng trong nghiên
cứu của Didem và cs.
Phân tích đơn biến biến chứng muộn sau xạ trị lại
trong nghiên cứu của Leung và cs.
Biến chứng muộn sau xạ trị lại trong nghiên cứu
của Didem và cs.

69
70
71
72
73
74
75
76
77
78

79
80
84
86
87
90
96
97
100
102
103
104
111
112


Danh mục các biểu đồ
Ký hiệu
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8
Biểu đồ 3.9
Biểu đồ 3.10
Biểu đồ 3.11
Biểu đồ 3.12

Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2
Biểu đồ 4.3
Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5
Biểu đồ 4.6

Nội dung
Trang
Sống thêm toàn bộ 1-năm, 2-năm, 3-năm
69
Sống thêm không tiến triển bệnh 1-năm, 2-năm, 3- 70
năm
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo tuổi
71
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo thời gian tái phát 72
Sống thêm toàn bộ 3-năm theo mức độ tái phát Sống73
thêm toàn bộ 3-năm theo vị trí tái phát Sống thêm 74
75
toàn bộ 2-năm theo mức độ đáp ứng
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo tuổi 76
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo thời 77
gian tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức
78
độ tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 3-năm theo vị trí 79
tái phát
Sống thêm không tiến triển bệnh 2-năm theo mức
80

độ đáp ứng
Sống thêm sau xạ-phẫu định vị qua nghiên cứu của 98-99
Chua và cs.
Sống thêm toàn bộ và sống thêm không tiến triển 100
bệnh qua nghiên cứu của Poon và cs.
105
Sống thêm toàn bộ theo tuổi qua nghiên cứu của
Didem và cs.
Sống thêm toàn bộ theo thời gian tái phát qua nghiên 106
cứu của Didem và cs.
Sống thêm không tiến triển bệnh theo mức độ u tái 108
phát qua nghiên cứu của Leung và cs.
Sống thêm không tiến triển bệnh theo mức độ u tái108
phát qua nghiên cứu của Lee và cs.


Danh mục các hình ảnh
Ký hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1


Nội dung
Trang
Thiết diện đứng dọc cấu trúc vòm mũi họng
5
Những chặng di căn hạch cổ trong UTVMH Các6
8-9
trường chiếu vào vòm
Cửa vào các trường chiếu bên vào khối u nguyên phát 9
Cửa vào các trường chiếu trước, trước-sau, và bên
Cửa vào các trường chiếu vào hệ hạch cổ thấp Hình 10
10
ảnh CT-Scan của một bệnh nhân UTVMH T2N0
Xạ trị áp sát với hạt phóng xạ I-125 cho bệnh nhân 22
UTVMH tái phát tại chỗ
Phân bố giới
29
So sánh hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính trước và
sau điều trị
56
Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán hạch lympho 62
vùng cổ của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng 2 năm
90
sau điều trị hóa-xạ đồng thời


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tái phát là một trong những thất bại sau điều trị các bệnh ung thư, bao gồm
cả ung thư vòm mũi họng (UTVMH). ở Việt Nam, UTVMH là căn bệnh phổ biến

đứng hàng thứ 5 trong các loại bệnh ung thư thường gặp nhất và đứng hàng đầu
trong các ung thư vùng đầu cổ [3], [13], [14] ,[22], [28], [30], [89]. Đây là một
trong những loại bệnh ung thư nhạy cảm với điều trị bằng tia phóng xạ (xạ trị)
nhưng tỷ lệ tái phát tại chỗ- tại vùng còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết
bệnh nhân UTVMH đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) vào thời điểm chẩn
đoán [33], [37], 47], [50], [62], [56], [86], [95], [110] [128]. Theo Nguyễn Hữu
Thợi (1995), điều trị UTVMH bằng xạ trị từ ngoài đơn thuần với nguồn xạ
Cobalt-60 có thể đảm bảo cho 64% bệnh nhân không bị tái phát và 36% sẽ bị tái
phát sau điều trị từ 6 tháng đến 10 năm [33]. Ngay cả trên thế giới, nhiều nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ tái phát này thay đổi từ 15% đến 58% sau 5 năm [65],[71].
Tiên lượng bệnh sẽ rất kém nếu không được điều trị lại, sống thêm 5 năm chỉ
đạt dưới 1% [71],[140],[146]. Tuy nhiên, điều trị UTVMH tái phát là một vấn
đề nan giải, kết quả còn hạn chế [15],[33],[127]. Nhiều phương pháp điều trị
được áp dụng, thông thường nhất vẫn là xạ trị lần 2, bao gồm xạ trị từ ngoài, xạ
trị áp sát, hoặc phối hợp cả hai [71],[123],[127]... Trong phần lớn các trường hợp,
tổn thương tái phát thường lan rộng thì điều quan trọng là phải xem xét phối
hợp cả xạ trị từ ngoài và xạ trị áp sát, nhằm nâng cao liều xạ tại chỗ lên mức tối
đa cho phép đồng thời hạn chế các biến chứng [67],[84],[103]. Ngoài ra, tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể, các nhà điều trị ung thư có thể chọn áp dụng các
phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hoá chất, phối hợp phẫu-xạ, hoá-xạ
v.v... [114], [120], [123], [127], [144], [145].
Ngoại trừ phẫu thuật là phương pháp can thiệp quá nặng nề đối với bệnh
nhân, hiện nay các phác đồ phối hợp hóa- xạ trị đang được lựa chọn để điều trị
ung thư vòm mũi họng tiên phát cũng như tái phát. Có thể áp dụng hoá chất
bổ trợ, tân bổ trợ hoặc hóa- xạ trị phối hợp đồng thời. Một số công trình nghiên
cứu cho thấy phác đồ hoá- xạ trị phối hợp có thể giúp tăng cường kiểm soát tại
chỗ, ngăn ngừa di căn xa, và cải thiện sống thêm.


11


Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá kết quả điều trị đã đề cập đến các
yếu tố tiên lượng bệnh liên quan đến tỷ lệ kiểm soát tại chỗ-tại vùng, tỷ lệ sống
thêm, tình trạng di căn xa... Các yếu tố này bao gồm tuổi, giới, chủng tộc, mô
bệnh học, thời gian tái phát, mức độ tái phát, phương pháp điều trị, tổng liều xạ
v.v... Tuy nhiên, chỉ một số các mối liên quan này là có ý nghĩa thống kê [65],
[71]. Hầu hết các nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn đề biến chứng sau điều
trị do phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân, và liều xạ tại
chỗ nâng cao. Những biến chứng sớm và muộn đều ảnh hưởng đến chất lượng
sống của bệnh nhân ở nhiều mức độ khác nhau.
Ở Việt Nam, số lượng các nghiên cứu về vấn đề tái phát trong UTVMH
còn ít, và thường chỉ dừng lại ở chỗ mô tả đặc điểm, tình hình tái phát mà chưa
đi sâu nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị tái phát, tạo cơ sở để triển khai các
phác đồ điều trị ngày càng hiệu quả hơn. Đặc biệt chưa có nghiên cứu áp dụng
các phác đồ hóa- xạ trị phối hợp và đánh giá hiệu quả của chúng trong việc kiểm
soát bệnh và cải thiện tình trạng sống thêm.
Trước thực tế đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng và hiệu quả phác đồ hoá
chất (Cisplatin) và xạ trị phối hợp đồng thời điều trị ung thư vòm mũi họng
tái phát tại Bệnh viện Trung ương Huế.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sống thêm sau điều trị ung
thư vòm mũi họng tái phát.


Chương 1
Tổng quan
1.1. UNG THƯ VòM MũI HọNG
1.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) được xem như là bệnh “ung thư
Quảng Đông” vì lý do rõ ràng là có một tỷ lệ mắc cao ở những cư dân sống hay

có gốc gác từ tỉnh Quảng Đông thuộc đông nam Trung Quốc. Tỷ lệ này từ
30-50/100.000 dân, trái ngược với một tỷ lệ thấp hơn nhiều ở các tỉnh miền
Bắc. Bệnh cũng thường gặp ở những cư dân miền nam Trung Quốc di cư sang
Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Hoa Kỳ.
Theo thống kê từ “Ung thư Năm Châu”, tỷ lệ mắc cao nhất tìm thấy ở
Hồng Kông, sau đó là người Trung Quốc ở Singapore và Hoa Kỳ. Do phần lớn
dân số di cư từ Quảng Đông Trung Quốc, tỷ lệ được báo cáo ở Hồng Kông là
30/100.000

dân đối với nam và 10-15/100.000

dân đối với nữ. Tiếp sau là

Singapore, tỷ lệ này là 20/100.000 dân (nam) và 8-10/100.000 dân (nữ). Phần lớn
người Trung Quốc ở Los Angeles và Vùng Vịnh di cư từ miền nam Trung Quốc,
tỷ lệ này cũng tương đối cao.
Tỷ lệ mắc ở nhóm trung gian (5-15/100.000 dân) gặp ở những cư dân vùng
Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Những người này có một mối liên hệ lâu đời
về nhân chủng học, về văn hoá, xã hội với miền nam Trung Quốc. Một số nước
khác cùng thuộc nhóm này là Eskimo và một số nước ả rập ở Bắc Phi (như
Tunisia và Algieri).
Nhóm trung bình (1-5/100.000 dân) gặp ở Thượng Hải, và một số vùng
thuộc miền Bắc Trung Quốc [4],[5],[30],[97].
Ung thư vòm mũi họng ở châu  u và châu Phi:
Những thống kê mới nhất của “Ung thư Năm Châu” cho thấy sự phân bố
UTVMH ở các nước phương Tây là rất thấp, ngoại trừ một vài sắc dân nằm ở
mức trung gian (5-12/100.000 dân) như người Eskimo ở miền Bắc Canada,
Alaska, Greenland. Trong số những nhóm dân có tỷ lệ mắc thấp vẫn thấy những



trường hợp trội lên, có tỷ lệ cao hơn như ở Zimbabwe-Harare (nơi có phần lớn
người châu Âu sinh sống), Kuwait, Israel và Malta.
ở châu Âu, (UTVMH < 2/100.000 dân/năm), tỷ lệ mắc ở Nam Âu (Tây Ban
Nha, ý, Pháp…) cao hơn ở Bắc Âu (Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Anh)
[112].
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi tính trên 100.000 dân của một số ung
thư tại một số vùng trên thế giới (nguồn: Viện Nghiên cứu phòng chống
ung thư- Việt Nam)


trớ

ung thư

Việt Nam

Thỏi lan

Singapore

Philippines

Trung Quốc

Mỹ

Giới
Hà Nội

TP HCM


Chieng mai

Chinese

Manila

Hong Kong Shanghai

SEER

Nam

33.1

24.6

36.0

62.7

58.7

74.7

56.1

61.3

Nam


18.9

25.3

20.1

22.1

23.9

36.2

28.2

3.0

Nữ

5.8

5.9

9.7

5.8

8.0

9.5


9.8

1.2

Nam

29.8

16.5

7.5

29.3

11.1

19.4

46.5

7.5

Nữ

12.9

7.5

4.9


13.6

6.4

9.5

21.0

3.0

Nam

10.7

5.1

2.6

18.5

7.6

24.3

4.5

0.5

Nữ


5.1

1.5

1.5

7.3

3.7

9.5

1.8

0.2

Đại tràng Nam

5.8

5.9

4.1

24.2

10.9

22.5


12.2

28.1

Vỳ

Nữ

21.8

12.2

14.6

41.8

47.7

34.0

26.5

90.7

Cổ tử

Nữ

6.8


26.0

25.6

16.3

21.6

15.3

3.3

7.5

Phổi

Gan

Dạ dày

Vũm

cung

Tại Việt Nam: Tại Hà Nội, UTVMH đứng hàng thứ 5 ở nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi là 10,7/100.000 và hàng thứ tám ở nữ, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là
5,1/100.000. Tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1 [3]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, UTVMH
đứng hàng thứ bảy ở nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 5,1/100.000 dân[14].
Tuổi và giới:

Trong vùng có tần suất mắc cao, tỷ lệ mắc tăng dần lên từ 20 tuổi và đạt
đỉnh cao ở 40-50 tuổi. ở vùng có tần suất mắc thấp, tuổi mắc cao hơn, đỉnh cao
vào tuổi trên 60. Vùng có tần suất mắc trung gian thường gặp nhiều ở lứa tuổi
10-20.
Về giới: nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ 2-3/1[7],[30],[32],[71],[97].


1.1.2. Sơ lược giải phẫu - Hệ thống bạch huyết
1.1.2.1. Sơ lược giải phẫu

Hình 1.1. Thiết diện đứng dọc cấu trúc vòm mũi họng
1. Xoang bướm

6. Đốt đội

2. Mảnh nền

7. Mỏm nha C2

3. Tổ chức V.A

8. Loa vòi Eustache

4. Hố Rosenmuller

9. Khẩu cái cứng

5. Giới hạn dưới của vòm

10. Khẩu cái mềm


Vòm mũi họng là một cấu trúc hình hộp rỗng, kích thước trung bình
6x4x2cm, được bao phủ bởi một lớp biểu mô trụ lát tầng chế nhầy.
- Phía trước tiếp giáp với hốc mũi qua lỗ mũi sau 2 bên.
- Nóc vòm hình thành bởi thân xương bướm, nền xương chẩm, và cung trước
của đốt đội. Nóc vòm hơi dốc về phía sau, liên tục với thành sau.
- Thành sau được tạo bởi 2 đốt sống cổ đầu tiên.
- Các thành bên của vòm có loa vòi Eustache, nằm trong gờ vòi tai (phần sau
của ống tai trong). Phía sau gờ vòi là ngách hầu, còn gọi là hố Rosenmuller, xuất
phát điểm thường gặp nhất của UTVMH.
- Mặt dưới vòm là phần trên của khẩu cái mềm [4], [26],[128].
1.1.2.2. Hệ thống bạch huyết
Gồm 3 hệ thống:


- Chuỗi hạch trước-sau hợp giao với đường giữa từ đó dẫn vào một nhóm hạch
nhỏ ở nền sọ khoảng giữa thành bên và thành sau hầu, gọi là khoang cận hầu và
khoang sau hầu. Hạch ở cao nhất của nhóm này là hạch Rouviere. Nhóm hạch
này nằm gần các đôi dây thần kinh sọ não IX, X, XI, và XII chạy qua khoang cận
hầu.
- Chuỗi hạch chạy từ vòm đến nhóm cổ sau, nằm sâu, hội lưu với nhóm gai và
nhóm cảnh. Nhóm này nằm dưới cơ ức đòn chũm, ngay tại đỉnh chũm. Chính
điều này tạo nên một đặc trưng của bệnh UTVMH. Khi thấy khối hạch lớn ở
vùng này, nhà lâm sàng có quyền ưu tiên nghi ngờ là hạch di căn của UTVMH dù
chưa có các triệu chứng khác.
- Cuối cùng là nhóm hạch nằm dưới cơ nhị thân, theo Lederman, tỷ lệ di căn
đến nhóm hạch này cao tương tự như nhóm hai [7],[74],[128].

Hình 1.2. Những chặng di căn hạch cổ trong UTVMH
1.1.3. Tiến triển tự nhiên

Xuất phát điểm của UTVMH phần lớn từ thành bên của vòm, gần hố
Rosenmuller, đôi khi là nóc vòm. Tổ chức ung thư phát triển theo kiểu xâm lấn
hoặc thâm nhiễm. Thông thường, những bất thường niêm mạc có thể chỉ phản
ánh một phần nhỏ sự lan rộng u. Cũng đôi khi niêm mạc hoàn toàn bình thường.
Trong những trường hợp đó, ung thư tồn tại dạng dưới niêm mạc, lan rộng ra các
tổ chức xung quanh, vượt khỏi giới hạn của vòm. Hạch cổ trong UTVMH xuất
hiện rất sớm. Xấp xỉ 90% các bệnh nhân nổi hạch cổ và có đến 60-85% là có
hạch cổ ngay từ đầu, 40-50% xuất hiện hạch cổ hai bên. Khác với các ung thư
vùng khoang miệng và họng miệng, di căn hạch trong UTVMH thường xảy ra


sớm ở tam giác sau cổ (hạch Kuttner), sau đó các tế bào sẽ tiếp tục xâm lấn sang
các hạch bên cạnh theo kiểu “vết dầu loang”. Dòng bạch huyết ở cổ chảy chậm
nên khi hạch bị xâm lấn ung thư, các dòng bạch huyết này dễ chảy ngược vì vậy
các nhóm hạch dưới hàm, nhóm gai cũng rất dễ bị di căn ung thư. Vị trí di căn
hạch hiếm gặp hơn là nhóm hạch hầu sau (nhóm Rouviere). Chuỗi hạch dọc
thần kinh gai sống, dọc tĩnh mạch cảnh, thượng đòn tiếp nhận bạch huyết từ các
vùng khác nên di căn chậm hơn, nếu có tổn thương thì tiên lượng xấu vì nguy cơ
di căn xa cao.
Một số triệu chứng cơ năng thường gặp là đau tai, ù tai, ngạt tắc mũi một bên,
đau đầu một bên... Các triệu chứng này phản ánh sự phát triển của khối u
đến tổ chức

xung quanh. Khối u có thể lan đến khoang

cận hầu qua xoang

Morgagni, ra hai bên qua loa vòi Eustache. Sự thâm nhiễm đến khoang cận hầu
có thể dẫn đến xâm lấn xương bướm, mỏm chân bướm hàm, gây khít hàm. U
phát triển lên trên qua nền sọ gây tổn thương các dây thần kinh sọ, phá huỷ hố sọ

giữa, xâm lấn nền xương bướm cho hình ảnh tiêu xương trên phim điện quang.
Khoảng 5% các bệnh nhân có tổn thương xâm lấn các thành sau hoặc/và thành
giữa xoang sàng, xoang hàm.
Bất kỳ một sự tiến triển ung thư nào cũng tiềm ẩn một khả năng di căn xa. Di
căn xa ít liên quan đến mức độ khối u mà liên quan nhiều đến mức độ di căn
hạch cổ, 25-74% các bệnh nhân có di căn xa tuỳ theo tình trạng hạch cổ.
Petrovich và CS nghiên cứu trên 193 bệnh nhân, thấy 17% các bệnh nhân có di
căn xa khi hạch N0, trong lúc đó tỷ lệ này là 74% khi hạch N3. Cơ quan thường
di căn nhất là xương, tiếp đến là phổi và gan [128].
1.1.4. Điều trị Ung thư vòm mũi họng
1.1.4.1. Vai trò của xạ trị
- Mặc dù phẫu thuật và hoá chất đều có những đóng góp nhất định, xạ trị
vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu, hiệu quả nhất đối với UTVMH. Xạ trị
được áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh, nhằm mục đích triệt căn.
- Các phương pháp xạ trị bao gồm:
+ Xạ trị chiếu ngoài đơn thuần
+ Xạ trị áp sát bổ sung


- Liều xạ vào vòm đạt từ 60- 70 Gy tuỳ thuộc giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng
u và thể mô bệnh học.
- Liều xạ vào hệ hạch cổ từ 50- 70 Gy, tuỳ thuộc các mức độ di căn hạch, từ
N0 đến N3. Liều xạ dự phòng hạch toàn cổ đạt 50 Gy[31], [68], [96], [113],
[115], [128], [131], [137], [149].
Sơ đồ trường chiếu bên tại Viện Xạ trị Mallinckrot

A


Hình1.3: Các trường chiếu vào vòm

A: Đường cách dòng phía trên chỉ định cho các trường hợp có hoặc nghi ngờ có
xâm lấn xoang bướm.
B: Phim mô phỏng cho thấy các giới hạn của trường chiếu cao- bên chiếu xạ
vào vòm, các cấu trúc lân cận và hệ hạch cổ cao.
C: Phim định vị trường chiếu bên cho thấy che chắn phần sau khoang miệng
Một số hình ảnh các trường chiếu xạ trong UTVMH áp dụng tại Trung tâm
ung thư Anderson- Hoa Kỳ.

A

B

Hình 1.4. Cửa vào các trường chiếu bên vào khối u nguyên phát
A: Trường chiếu cho khối u T1, T2
B: Trường chiếu cho khối u T3, T4. Giới hạn trên (B) cao hơn giới hạn trên
(A) từ 1-2cm.
Trường chiếu vào u nguyên phát bao gồm cả phần cổ cao với nhóm hạch hầu
sau, hạch cổ cao, cổ sau, xương móng.


Hình 1.5. Cửa vào các trường chiếu trước, trước-sau, và bên
A: Hai trường chiếu trước.
B: Ba trường chiếu vào vòm. Trường chiếu trước bao gồm cả hốc mắt trái,
xoang sàng, cửa mũi sau.


Hình 1.6. Cửa vào các trường chiếu vào hệ hạch cổ thấp
- Số lượng, kích thước các trường chiếu phải được tính toán kỹ, nhằm mục
đích phân bố liều xạ tốt nhất vào thể tích bia, giảm thiểu liều xạ cho mô lành
xung quanh [19], [20], [23], [34], [43].

- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CTScan), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) không những đóng vai trò quan trọng
trong đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương, mà còn làm cơ sở để lập kế
hoạch điều trị, nhằm làm tăng kiểm soát tại chỗ, cải thiện sống thêm.
- Với những ích lợi do kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới đem lại, việc lập kế
hoạch xạ trị theo không gian 3 chiều (3D-CRT), xạ trị điều biến cường độ
(IMRT), xạ trị theo dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT) có ý nghĩa sống còn, giúp
tập trung liều xạ tối đa vào thể tích khối u, giảm liều mô lành [48], [51], [78],
[81], [118], [142].
-Máy xạ gia tốc với hệ thống chuẩn trực (collimateur) đa lá có thể giúp tự
động hoá, dễ dàng chỉnh sửa trong quá trình điều trị .
1.1.4.2. Vai trò của hóa trị
Ung thư vòm mũi họng, đặc biệt là thể không biệt hóa (UCNT) được xem
là loại ung thư nhạy cảm không chỉ với xạ trị mà còn cả với hóa trị, cả loại tiên
phát tiến triển tại chỗ-tại vùng cũng như loại tái phát hay di căn[8], [40], [70].
Mặc dù tỷ lệ kiểm soát tại chỗ và tỷ lệ sống thêm đạt rất cao đối với các


UTVMH (thể không biệt hóa) giai đoạn T1, T2, N0, N1 sau xạ trị đơn thuần, thế
nhưng với các tổn thương giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống thêm 5-năm rất kém,
chỉ từ 10%- 40%[128]. Do nguy cơ di căn xa cao, người ta tính đến khả năng hóa
trị như là phương pháp điều trị ban đầu, cho dù thoạt tiên nó chỉ mang tính chất
điều trị triệu chứng. Nhiều nghiên cứu hồi cứu cho thấy một tỷ lệ đáp ứng chung
cao, trong đó có một tỷ lệ đáng kể đáp ứng hoàn toàn. Mặc dù chưa có thử
nghiệm lâm sàng nào khẳng định hiệu quả vượt trội của phác đồ hóa trị trên nền
tảng cisplatin, nhưng rõ ràng là những phác đồ không có cisplatin thì cho kết
quả nghèo nàn. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn cho thấy ngay cả với những
trường hợp UTVMH di căn, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng như sống thêm không
bệnh đạt cao với những phác đồ hóa trị trên nền tảng cisplatin và/hoặc
anthracyline. Một nghiên cứu thực hiện tại viện Gustave Roussy (Pháp) trên 20
BN UTVMH di căn, cho thấy đạt được sống thêm không bệnh dài lâu (từ 42-208

tháng). Trong số này có 15 BN di căn xương đã đạt lui bệnh hoàn toàn sau hóa
trị và xạ trị. Nhiều thử nghiệm lâm sàng khác cũng được thực hiện tại viện
Gustave Roussy từ năm 1986 đến 1996 về hiệu quả của các phác đồ hóa trị bao
gồm 5 FU, Bleomycin, Epirubicin và Cisplatin đã cho thấy đạt được tỷ lệ đáp
ứng chung từ 46-75% trong số 160 BN UTVMH tái phát hoặc di căn. Kết quả này
đã khuyến khích xu hướng hóa trị tân bổ trợ cho UTVMH trong các nghiên cứu
pha II. Mục đích của các nghiên cứu này là làm tăng khả năng kiểm soát di căn vi
thể cũng như cải thiện kiểm soát tại chỗ bằng cách thu nhỏ khối u dọn đường cho
xạ trị [62].
Từ đó, nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu
quả của hóa trị gây đáp ứng (hóa trị tân bổ trợ), hóa trị bổ trợ, hay hóa- xạ
phối hợp đồng thời trong điều trị UTVMH. Mục đích căn bản của phối hợp hóa
trị và xạ trị chính là làm tăng kiểm soát ung thư tại chỗ-tại vùng, ngăn chặn di
căn xa và cải thiện sống thêm [9], [11], [40], [42], [45], [59], [61], [77],[87],
[113], [138].
Hóa trị tân bổ trợ
Hóa trị một số đợt (chu kỳ) trước khi tiến hành xạ trị. Nhiều công trình
nghiên cứu áp dụng hóa trị tân bổ trợ trong hơn hai thập niên qua đưa ra một số
nhận định sau:




Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 60%- 90% bao gồm đáp ứng hoàn toàn đạt

20% đến 50% đối với các ung thư biểu mô tế bào vảy giai đoạn tiến triển.


2/3 trường hợp đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng được xác định đáp ứng


hoàn toàn về mô bệnh học và những trường hợp này có thời gian sống thêm tốt
hơn.


Độ đáp ứng với hóa trị có ý nghĩa dự đoán đáp ứng với xạ trị tiếp theo.



Hóa trị tân bổ trợ không làm tăng biến chứng của xạ trị tiếp theo.
Hóa trị tân bổ trợ không làm tăng thời gian sống thêm so với xạ trị đơn

thuần nhưng làm tăng tỷ lệ bảo tồn cơ quan và chất lượng sống của bệnh nhân [7],
[8], [10], [41] .
Hóa- xạ trị đồng thời
Hóa- xạ trị đồng thời là phương pháp điều trị trong đó người bệnh cùng
lúc nhận 2 kỹ thuật điều trị: hóa trị và xạ trị. Mục đích chính của phác đồ là làm
tăng tính nhạy cảm của tế bào và tổ chức ung thư với tia bức xạ đồng thời tiêu
diệt những tế bào ung thư đã di căn vi thể.
Ưu điểm của phương pháp này là đạt được tỷ lệ kiểm soát tại chỗ khá
tốt, rút ngắn được thời gian điều trị, khắc phục những hạn chế của phác đồ
điều trị tân bổ trợ. Tuy nhiên để thực hiện được phác đồ, đòi hỏi người bệnh phải
có một thể lực tương đối tốt bởi vì cùng lúc họ phải chịu 2 tác dụng phụ của xạ
trị và hóa trị [7], [52], [141].
Hóa trị bổ trợ
Cơ sở của hóa trị bổ trợ: hóa trị bổ trợ được dùng sau khi BN đã được
điều trị ổn định tại chỗ- tại vùng. Mục tiêu của hóa trị bổ trợ là nhằm giảm tỷ lệ
thất bại do di căn xa và phần nào giảm tái phát tại chỗ- tại vùng.
Phương thức này có một số lợi điểm so với hóa trị tân bổ trợ: (1) phương
pháp điều trị chủ yếu, quyết định (xạ trị) không bị trì hoãn, (2) ranh giới tổn
thương không bị thay đổi do đáp ứng hóa trị giúp dễ xác định lằn mức an

toàn, (3) giảm bớt tỷ lệ BN bỏ điều trị vì không còn triệu chứng lâm sàng sau
hóa trị tân bổ trợ.
Hóa trị bổ trợ có vai trò trong nhóm BN có nguy cơ cao tái phát tại chỗ- tại
vùng hay di căn xa, như có mức độ xâm lấn rộng, có hai hoặc nhiều hơn hạch


vùng bị xâm lấn, hay tổn thương xâm lấn ra ngoài vỏ hạch. Một số công trình
cho thấy hóa trị bổ trợ có thể làm giảm nguy cơ di căn xa nh−ng ch−a cho thấy
hiệu quả cải thiện thời gian sống thêm có lẽ vì chưa có những công trình quy tụ
đủ số lượng lớn những bệnh nhân có nguy cơ cao này [49], [133].
1.1.4.3. Vai trò của phẫu thuật
Phẫu thuật có vai trò rất hạn chế trong điều trị UTVMH do khối u vòm mũi
họng là tổ chức nằm sâu dưới nền sọ, liền kề với rất nhiều cơ quan quan trọng
của cơ thể nên gây nhiều tai biến khi phẫu thuật. Hơn thế đây là phẫu thuật lớn,
rất khó và sau phẫu thuật lấy u, người bệnh còn phải chịu từ 1-3 lần phẫu thuật
tạo hình mặt, vì vậy chỉ ở những trung tâm chuyên khoa lớn mới thực hiện được
những phẫu thuật triệt để bệnh ung thư vòm. Chỉ định chủ yếu của phẫu thuật cho
UTVMH là những trường hợp lấy hạch cổ chẩn đoán hoặc lấy hạch còn tồn tại
hay tái phát sau xạ trị. Phẫu thuật trong những trường hợp này nhằm tránh làm xơ
hóa, hoại tử vùng cổ do phải chịu một liều xạ quá cao.
1.2. ung thư vòm mũi họng táI phát
1.2.1. Khái niệm tái phát
Tái phát là một trong những đặc điểm quan trọng và cơ bản của bệnh ung
thư. Một ung thư đã được phá huỷ hoàn toàn bằng các phương pháp điều trị (phẫu
thuật, xạ trị, hoá chất…) được coi là tái phát khi xuất hiện lại sau đó.
U tái phát: từ để chỉ những ung thư xuất hiện hiển nhiên trở lại trên lâm
sàng hoặc mô bệnh học sau khi bệnh nhân đã kết thúc điều trị [33], [35], [83].
Cần phân biệt hai khái niệm sau:
- U còn tồn tại: Sau điều trị, các nhà lâm sàng thường sinh thiết vùng tổn
thương, nếu còn tế bào ung thư, chứng tỏ tổn thương ung thư chưa thoái lui

hoàn toàn.
- Tái phát thật sự: Tổn thương xuất hiện trở lại sau khi được đánh giá lui
bệnh hoàn toàn.
Người ta vẫn đang tranh cãi khoảng thời gian nào xuất hiện trở lại tổn
thương thì được gọi là tái phát. Một số nghiên cứu đề xuất khoảng thời gian đó là
2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng phải sau ít nhất 1
năm [50]. Tuy nhiên, có một quan điểm được chấp nhận: dù là tổn thương tái


phát hay còn tồn tại sau điều trị thì vẫn phải điều trị lại cho BN, phác đồ không
khác nhau.
Tác giả Wang (1987) lưu ý rằng: bệnh trơ với điều trị thì hiếm khi được
chữa khỏi khi xạ trị lại, trong khi đó, nếu tổn thương là tái phát thật sự thì có thể
điều trị thành công cho khoảng 50% các BN, với điều kiện tái phát được phát
hiện sớm trước 24 tháng và còn ở giai đoạn sớm [50].
Tái phát tại chỗ là tái phát tại vị trí nguyên phát của u.
Tái phát tại vùng là tái phát tại vị trí hạch vùng.
1.2.2. Tái phát trong UTVMH
1.2.2.1. Tỷ lệ tái phát
Tỷ lệ tái phát tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của khối u,
mức độ di căn hạch cổ, tuổi, và thể trạng BN.
Nghiên cứu của Chu và cs. cho thấy, tỷ lệ tái phát tại chỗ là 39,5%, tái phát
tại vùng 28,5% và di căn xa 18% trên mẫu 80 BN.
Theo Lee và cs. (1992) trong số 5037 BN được xạ trị từ ngoài phối hợp với
xạ trị áp sát, có 638 BN không đáp ứng với điều trị, chiếm 13%. Trong số
4399 BN còn lại đáp ứng hoàn toàn, có 20% tái phát tại chỗ, thời gian tái phát
trung bình 1,7 năm. Trong số 3502 BN di căn hạch cổ có 3078 BN đáp ứng hoàn
toàn, chiếm 88%, trong đó 14% tái phát tại hạch sau thời gian trung bình
1,6 năm [50].
Một nhận định từ nghiên cứu của Fu và cs. cho thấy sống thêm 5 năm sau

xạ trị đơn thuần đạt 36-58%, tuy vậy, tỷ lệ tái phát tại chỗ- tại vùng có thể lên
đến 10-30% [71].
Nghiên cứu của Randall, tỷ lệ tái phát là 20-25% các BN, trong đó 70% các
BN tái phát tại vòm, và chỉ 30% trong số đó là tái phát khu trú. Còn lại là tái phát
xâm lấn rộng. Khoảng 10% tái phát đi kèm với tổn thương di căn xa [127].
Nghiên cứu của Phạm Kim Khanh và cs. (1999) trên 1063 BN UTVMH
được xạ trị tại Bệnh viện K Hà Nội cho thấy, tỷ lệ tái phát lên đến 12% ở giai
đoạn III và 14% đối với giai đoạn IV. Tái phát chủ yếu xảy ra trong 2 năm đầu
sau điều trị [15].
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thợi (2000) cho kết luận rằng tỷ lệ tái phát tại chỗ
là 10,5% đối với tổn thương T3 và 44,6% đối với tổn thương T4. Nghiên cứu


cũng ghi nhận, UTVMH được điều trị bằng xạ ngoài đơn thuần có thể đảm bảo
không tái phát sớm cho 95% tổn thương T1, 74% T2, 80% T3 và
23,7% đối với tổn thương T4 [33].
Nghiên cứu của Ngô Thanh Tùng và cs. (2000) tiến hành xạ trị chiếu ngoài
cho 243 BN ung thư vòm mũi họng (thể mô bệnh học: ung thư biểu mô không
biệt hóa) cho thấy kết quả gần: 98,02% u vòm tan hết sau điều trị trong khi có
một tỷ lệ nhất định hạch vẫn còn tồn tại sau điều trị, cụ thể 14,13% đối với hạch
N3, 8,7% đối với N2 và 2,17% đối với N1. Nghiên cứu kết luận, điều trị tại hạch
nan giải hơn tại vòm. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy BN phải chịu đựng
nhiều biến chứng của điều trị, khô miệng (98,02%), xơ hóa vùng cổ (88,12%),
khít hàm (45,54%) [37].
Nghiên cứu của Lê Minh Quang và cs. (2005) trên 86 BN ung thư vòm mũi họng
được chẩn đoán và xạ trị chiếu ngoài tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Việt- Tiệp
Hải Phòng cho thấy tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn rất cao 94%, tuy nhiên 2% BN tái
phát tại chỗ và 15% BN tái phát tại vùng [25].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh ái và cs. (2006) trên 273 BN được xạ trị
triệt căn tại khoa Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy, mọi kích thước

của u vòm đều đáp ứng tốt với xạ trị, trong đó 100% các tổn thương T1, T2 tan
hoàn toàn sau xạ trị. 30,9% tổn thương T4 và 34,68% tổn thương T3 còn tồn tại
u sau xạ trị. Đối với hạch cổ, tỷ lệ hạch còn tồn tại sau xạ trị đối với các giai
đoạn N1, N2, N3 lần lượt là 8%, 19,12% và 72,34% [1]. Theo Phạm Nguyên
Tường, 60,3% các trường hợp UTVMH tái phát xảy ra trong 2 năm đầu. Tái phát
sau 5 năm giảm còn 11,6% [38].
1.2.2.2. Các yếu tố tiên lượng tái phát
Nghiên cứu của Ang và cs., cho thấy:
- Tỷ lệ kiểm soát tại chỗ 5 năm, 10 năm, 20 năm lần lượt là 71%, 66% và 66%.
Trong tổng số 100 trường hợp tái phát tại chỗ (vòm), có 17 BN kèm tái phát tại
vùng (hạch), 5 BN kèm di căn xa và 9 BN vừa tái phát tại chỗ- tại vùng vừa di
căn xa. Phân tích đa biến cho thấy: mức độ khối u (T), mô bệnh học, và mức độ
xâm lấn thần kinh trung ương là các yếu tố tiên lượng độc lập [47].
- Tỷ lệ kiểm soát tại hạch vùng 5 năm, 10 năm, 20 năm lần lượt là 84%, 83% và
83%. Trong tổng số 51 trường hợp tái phát tại vùng (hạch), có 17 BN kèm tái


×