Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phát huy tính tích cực của học sinh trong bài học ca dao than thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.05 KB, 31 trang )

Mục Lục

1

Phần I . Đặt Vấn Đề……………………………………………….

2

1.Lí do chọn đề tài …………………………………………………. 2
2.Giới hạn , phạm vi nghiên cứu……………………………………. 2
3.Mục đích và phương pháp nghiên cứu……………………………..3
4.Đóng góp của sáng kiến ………………………………………….. .3
Phần II. NỘI DUNG

4

1. Cơ sở lí luận ………………………………………....................... 4
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………… 6
3. Đề xuất hướng triển khai giờ học………………………………… 7
4. Áp dụng thực nghiệm trong văn bản ………………………………9
5. Kết quả thực hiện …………………………………………………17
6. Kiến nghị………………………………………………………….17
Phần III.Kết luận ……………………………………………………..18
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….19

1


PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC
CA DAO THAN THÂN , YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA.
PHẦN I .ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lí do chọn đề tài .
Năm học 2009-2010 là năm học thứ 4 thực hiện chương trình đổi mới
SGK .Trong bối cảnh hiện nay nghành GD và ĐT đang nỗ lực đổi mới phương
pháp dạy học theo xu hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại . Vấn đề này
đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các giáo viên là phải đổi mới cách
giảng dạy : GV chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến
thức mới , vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn . Chính vì vậy học sinh phải
là người tự giác,chủ động, tìm tòi,phát hiện các kiến thức mới một cách linh
hoạt , sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt , điều khiển của
của GV trong tiết học. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với kiểu bài và phát huy được hứng thú với môn học đối với HS là một vấn
đề rất quan trọng , đó cũng là tâm huyết , là thủ thuật sư phạm của người giáo
viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Phát
huy tính tích cực của học sinh trong giờ học ca dao than thân ,yêu thương tình
nghĩa ” Và tôi đã áp dụng theo dõi trong những năm qua tại trường THPT Nghi
Lộc 3 mà tôi đang công tác.
2. Giới hạn , phạm vi nghiên cứu.
Tôi tiến hành nghiên cứu mảng văn học dân gian , cụ thể là tiết 26-27 của
tuần thứ 9 , bài : Ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa , thuộc chương trình
lớp 10 , học kì 1.
Khảo sát và thể nghiệm ở 3 lớp khối 10 trong 3 khoá : khoá 2006-2009,
2007-2010, 2009-2012 thuộc Trường THPT Nghi Lộc 3.

2


4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu .
4.1.Mục đích nghiên cứu .
Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học ca dao sẽ làm tăng

hiệu quả trong việc không chỉ tiếp thu mà còn thực sự làm chủ những tri thức
đó , giúp các em :
- Có hứng thú trong giờ học ca dao.
-Kế thừa , lưu giữ, phát huy , những giá trị đặc sắc của văn hoá dân tộc.
-Gần gũi ,gắn bó hơn với cội nguồn dân tộc .
-Tự hào là công dân Việt Nam.
-Ứng xử phù hợp với văn hoá và đạo lí dân tộc
4.2. Phương pháp nghiên cứu .
Để hoàn thành nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp điều tra bằng câu hỏi trắc nghiệm nhanh
-Phương pháp phân tích , tổng hợp .
-Phương pháp thực nghiệm thực tế .
5. Đóng góp của sáng kiến .
Ca dao là nơi tập trung nhất tâm hồn dân tộc , bởi chức năng của nó là
biểu đạt một cách trực tiếp những tư tưởng tình cảm con người Việt Nam . Nhà
thơ Xuân Diệu đã từng nhận xét “ Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất
,có nước , như có cát có biển , như có mồ hôi người , chúng ta sẽ cảm nhận thấy
dần dần tụ lại nơi khoé mắt một giọt ướt sáng ngời .Đó là giọt tinh tuý chắt ra từ
ruột của non sông ”. Thế nhưng những giọt của non sông đang bị thế hệ trẻ coi
nhẹ và quên lãng .Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này ?
Sáng kiến này là sự kết hợp nhuần nhuyễn , hài hoà giữa lí thuyết với
thực hành , hướng giờ học thành một giờ sinh hoạt văn nghệ dân gian , học mà
chơi , chơi mà học , phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, các em

3


thực sự sống với ca dao trong môi trường diễn xướng sẽ cảm nhận đầy đủ
những giá trị mà nó đem lại , từ đó tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui ,
hứng thú và trách nhiệm học ca dao. Đặc biệt được là người chủ động , học sinh

không chỉ có ý thức học tập ở trường mà còn có kĩ năng vận dụng kiến thức về
ca dao vào thực tiễn cuộc sống như : ru em , tham gia các câu lạc bộ dân gian ,
ứng xử .v.v..Quan trọng hơn là các em có ý thức giữ gìn và trân trọng ca dao.
Ngoài ra áp dụng thành công các phương pháp phát huy tính tích cực của
học sinh trong học bài ca dao than thân , yêu thương tình nghĩa còn giúp học
sinh vừa có khả năng hợp tác nhóm , vừa phát huy được thế mạnh cá nhân. Đặc
biệt mỗi giờ học ca dao trở nên sôi nổi , hào hứng hơn.
Điểm mới nhất của sáng kiến là :Giờ học không đi theo những bước đơn
thuần cố hữu như SGV đã hướng dẫn , như các GV thường làm là : đọc – tìm
hiểu tiểu dẫn , đọc – hiểu văn bản mà hướng giờ học thành một một tiết sinh
hoạt văn nghệ dân gian nhưng không lạm dụng , Gv tổ chức ,hướng dẫn cho
học sinh tiếp cận ca dao theo đặc điểm diễn xướng và khai thác theo đặc trưng
thể loại ,từ đó cung cấp chìa khoá cho các em tự tìm hiểu và khám phá bất cứ
một bài ca dao nào.

PHẦN II . NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lí luận của vấn đề .
1. Cơ sở lí luận :
Luật giáo dục năm 2005 ( Điều 5 ) đã qui định : “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động , tư duy sáng tạo của người học ;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành , lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên”.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ giúp học sinh

4


phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ , thể chất , thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản , phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo , hình thành nhân
cách con người Việt Nam XHCN , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham

gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.Chương trình giáo dục phổ thông ban hành
kèm theo quyết định số 16/2006/QD-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và đào tạo cũng đã nêu : “ Phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ
động , sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học , đặc điểm đối
tượng học sinh , điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học , khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn ; tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui , hứng thú và trách nhiệm học
tập của học sinh ”.
Đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thời đại , mỗi GV cần phải đổi mới
không ngừng trong công tác giảng dạy để hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra
.Trong đó đổi mới phương pháp dạy và học văn nói chung , văn học dân gian
nói riêng là yêu cầu tất yếu , là khuynh hướng tích cực để biến việc học một
cách thụ động thành việc phát huy tính tích cực suy nghĩ , chủ động sáng tạo
của học sinh.
Ca dao , xét ở góc độ tư duy dân tộc , là tấm gương bức xạ hiện thực
khách quan của mỗi dân tộc với lối sống , điều kiện sống và phong tục tập quán
riêng.Hình ảnh của thiên nhiên , cuộc sống , truyền thống dân tộc , quan hệ xã
hội , tính cách dân tộc ….được phản ánh khá tinh tế và sắc nét trong ca
dao.Ngày xưa ông bà ta , cha mẹ ta sinh ra và lớn lên trong hơi thở của ca
dao.Ngay từ thủa lọt lòng ,ca dao dân ca đã dành cho trẻ những lời ru ngọt ngào
, sâu lắng vào giấc ngủ êm đềm . Chuyển sang tuổi ấu thơ,các em lại cất lên
những bài hát đồng dao để vui chơi giải trí , luyện cho trẻ quen với tiếng nói ,

5


tiếp cận với thiên nhiên , tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong trong đời sống
hàng ngày. Khi trưởng thành , trai gái tụ họp thi hát đố , hát giao duyên , hát
trong vui chơi , lao động .Ca dao, dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân
tộc , là nét đẹp trong văn hoá dân gian Việt Nam. Thế nhưng dường như đó là

chuyện ngày xưa , khi ngày nay xã hội phát triển mạnh mẽ , chúng ta theo đuổi
văn minh , văn hoá phương tây , xa dần , quên dần cái bầu sữa ngọt ngào chất
phác ấy . Vậy thì chúng ta , những nhà trồng người cần phải làm thế nào để ca
dao dân ca thực sự mãi là niềm tự hào dân tộc . Đó là một kho tàng vô giá ,
nhiệm vụ của chúng ta là giúp thế hệ trẻ biết giữ gìn , trân trọng.
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ
với văn hoá cộng đồng , ngoài việc cung cấp những giá trị văn học nó còn cung
cấp cho học sinh những kiến thức văn hoá cần thiết để ứng xử trong cuộc sống
vì vậy trong mỗi giờ học các em cần thực sự làm chủ và chiếm lĩnh được những
tri thức cần thiết.
Giáo viên cần tìm hiểu để có phương pháp phù hợp khiến học sinh thực
sự tự hào và yêu thích khi tìm hiểu về ca dao.
2.Cơ sở thực tiễn .
2.1 Với giáo viên .
- Mặc dù đã qua một số chuyên đề bồi dưỡng nhưng một số giáo viên vẫn chưa
chú ý tạo được sự hoà nhập nhuần nhuyễn giữa lí thuyết với thực hành , vẫn
nặng về thuyết giảng , không tạo được hứng thú với học sinh
- Chưa tạo được sự nhập cuộc của học sinh , chưa phát huy được tính tích cực
chủ động của đối tượng tham gia.
- Giờ học diễn ra đơn điệu .
2.2. Với học sinh .
- Đa số các em không có hứng thú với môn ngữ văn .

6


- Thụ động , không nhập cuộc với giờ học.
2.3.Điều tra thực trạng trước khi áp dụng :
a. Hình thức và nội dung khảo sát :
- Nội dung : tập trung vào mảng ca dao

- Hình thức : sử dụng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra
sự quan tâm , hiểu biết ca dao của học sinh.
- Tiến hành cho học sinh làm bài viết , đánh giá khái quát khả năng cảm thụ và
tình yêu đối với ca dao.
b. Kết quả khảo sát :
Lớp



Quan tâm

Không

Không quan

Thường nghe

Biết hát ru

số

đến ca dao

mấy quan

tâm.

nhạc dân ca

bằng ca


2 (5%)
1 (2,5%)
0 (0%)

dao
2(5% )
1 (2.5% )
0 ( 0% )

tâm
10c1 42
5 (12 % ) 3 (7% ) 34 (81%)
10c3 40
2 (5 % )
5 ( 12,5%) 33(82,5%)
10a1 45
0 (0%)
2 (4,5% ) 43(95,5%)
Qua thực tế và kết quả khảo sát , tôi nhận thấy rằng :

+ Đa số các em không quan tâm đến ca dao ,do đó hiểu biết về ca dao rất mơ
hồ , thậm chí là chưa từng nghe hát ru và không biết hát ru cho dù rất sành về
nhạc trẻ và hiphop .v.v.v……
+ Hơn nữa Nghệ An là nơi có những khúc hát dân ca ngọt ngào sâu lắng nhưng
có rất ít các em biết về dân ca xứ nghệ .
Chính vì những lí do trên , tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát huy
tính tích cực của học sinh trong học bài ca dao than thân,yêu thương tình nghĩa

Chương II. Nội dung của đề tài

1.Đề xuất hướng triển khai giờ học: Ca dao than thân, yêu thương tình
nghĩa.

7


1.1. Những lưu ý trước khi dạy .
Ở tuần thứ 8 khi dạy xong tác phẩm Tấm Cám , giáo viên cần giao cho
học sinh về nhà chuẩn bị những công việc sau :
Mỗi lớp sẽ được chia làm 4 nhóm từ 10 đến 11 học sinh :
- Nhóm 1 : Sưu tầm những bài ca dao có mở đầu bằng cụm từ “ Thân em…”
- Nhóm 2 : Sưu tầm những bài ca dao có mở đầu bằng cụm từ : “Trèo lên….”
- Nhóm 3 : Sưu tầm những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ
chồng. ( Mở đầu bằng : Nhớ ai ; Ước g ì ..)
- Nhóm 4 : sưu tầm những bài dân ca nghệ an.
Yêu cầu chung : Mỗi nhóm phải có từ 5 bài trở lên và phải hát được ít nhất một
bài trong số những bài đã sưu tầm.
*Quán triệt : có đầy đủ và cử đại diện trình bày trong giờ học ca dao ở tiết 2627 tuần 9.
(Tác dụng của khâu chuẩn bị : bắt buộc học sinh về nhà phải tìm hiểu , sưu tầm
từ sách vở , từ gia đình để hình thành thói quen tìm hiểu vốn văn học dân gian
trong đời sống . Đặc biệt để hát được những bài ca dao ấy đòi hỏi học sinh phải
nghe , luyện tập , tự nhiên các em sẽ ngấm dần cái hay cái đặc sắc của ca dao
,từ đó đi vào trái tim , trở thành máu thịt đi suốt chặng đường đời của các em.)
*Khâu chuẩn bị rất quan trọng nên giáo viên cần quán triệt để học sinh nghiêm
túc thực hiện để từ bắt buộc biến thành hứng thú.
GV ngoài thiết kế bài giảng , cần chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học
như : nam châm treo bảng , phiếu học tập , đĩa hát dân ca ..v.v..
1.2. Hướng khai thác .
Bài ca dao than thân yêu thương , tình nghĩa được học trong 2t .
Tiết 1 : GV tổ chức cho học sinh tiếp cận ca dao theo đặc điểm diễn xướng , ,

bằng cách cho học sinh thực hành trực tiếp những tác phẩm ca dao đã chuẩn bị

8


về nhà , sau đó khai thác để nhận diện ca dao từ đặc trưng thể loại. Tiết này có
hai hoạt động cơ bản :
-Hoạt động 1 : Tiếp cận ca dao theo đặc điểm diễn xướng.
HS :trình bày kết quả về nhà chuẩn bị và hát ít nhất một trong những bài ca dao
nhóm mình sưu tầm .
-Hoạt động 2 : Khai thác ca dao theo đặc điểm thể loại.
HS :thảo luận về đặc điểm : nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao mà
nhóm sưu tầm.
( Đóng góp của sáng kiến tập trung ở tiết 1 )
Tiết 2 : Áp dụng những hiểu biết về thi pháp ca dao ở tiết một để lần lượt tìm
hiểu chùm ca dao 6 bài trong SGK.
3.Áp dụng thực nghiệm trên văn bản :
Tiết 26 -27 :
A. Yêu cầu cần đạt :
1. Kiến thức : - Hiểu và cảm nhận được nỗi niềm và tầm hồn người bình dân
xưa qua nghệ thuật đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và khai thác ca dao qua đặc trưng diễn
xướng và thể loại.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm
hồn người lao động .
2. Kĩ năng : - Đọc diễn cảm ca dao
- Hát ru bằng ca dao
3. Thái độ : - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và trân trọng , yêu quí
những sáng tác của họ.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc

bằng tình yêu ca dao –dân ca.

9


B. Phương tiện thực hiện :
- SGV , SGK ngữ văn 10
- Thiết kế bài giảng
- Tranh minh hoạ .
- Đài cát set
C. Cách thức tiến hành :
GV kết hợp giữa : đàm thoại , phát vấn , trao đổi thảo luận nhóm với làm việc
cá nhân . Tích hợp với Tiếng việt , làm văn và văn hoá truyền thống dân tộc .
D. Tiến trình tổ chức :
* GV : Ổn định tổ chức lớp :
* GV : giới thiệu ngắn gọn vai trò , giá trị của ca dao trong đời sống tinh thần
cũng như văn hoá con người Việt Nam .
* GV : Nhắc lại những yêu cầu từ tiết trước.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 : Các nhóm trình bày kết
quả chuẩn bị ở nhà :
( Đây là công đoạn mà người làm việc
chính là học sinh , GV cần khéo léo điều
khiển để học sinh được thể hiện mình ,
thể hiện những gì mình hiểu biết về ca
dao nhưng biết điểm dừng , không lạm
dụng ).
1.Các nhóm xung phong trình bày kết quả
chuẩn bị : đọc những bài ca dao đã chuẩn
bị , sau đó hát một trong số đó.

-Cả lớp nhận xét ,đánh giá trên cơ sở :

10

Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung :


+ Số lượng sưu tầm
+ Cách trình bày : đọc , hát .
- GV : tổng hợp và đưa ra đánh giá cuối
cùng
- GV : hướng dẫn cách đọc ca dao – hát
ca dao ,
+Đọc ca dao : phải truyền cảm , tha
thiết , thể hiện được cảm xúc của nhân vật
trữ tình .( GV đọc mẫu )
+ Hát ca dao : do hát trơn không có âm
nhạc đòi hỏi người trình bày phải biết
cách đưa hơi , luyến láy để tạo thành nét
âm nhạc . ( Gv mở đài cho học sinh nghe
3 bài hát đã chuẩn bị sẵn : một bài dân ca
Quan họ , một bài dân ca nghệ an , một
bài lý Nam Bộ . Nếu GV có khả năng có
thể hát mẫu một bài thì tốt hơn ).
- GV : cho học sinh bầu chọn nhóm trình
bày xuất sắc nhất để biểu dương , khen
thưởng.
- GV : cung cấp thêm một số tư liệu về ca
dao có mở đầu bằng các mô típ quen

thuộc như : Thân em ; Trèo lên ; Nhớ ai ,
Ước gì …
GV chốt lại : môi trường sống của ca dao
đó là môi trường diễn xướng và chức

11


năng thực hành – sinh hoạt . Ca dao được
sáng tác để hát hò trong lao động , trong
sinh hoạt văn hoá cộng đồng , trong vui
chơi tự do , đó là lí do tại sao nó dễ dàng
đi vào trái tim hàng triệu con người bất
chấp thời gian.
GV : treo tranh về một số hoạt động văn
hoá nhằm bảo tồn và phát huy ca dao –
dân ca Việt Nam. .

12


1. Khái niệm : Ca dao là những lời
thơ trữ tình dân gian, thường kết
hợp với âm nhạc khi diễn xướng ,
được sáng tác nhằm diễn tả thế giới
nội tâm của con người.
2. Đặc điểm :
Gv : đặt một câu hỏi nhanh cho học sinh
làm việc cá nhân : “ Qua tìm hiểu , sưu
tầm và thể hiện những bài ca dao, em có

cảm nhận như thế nào về ca dao nói

a.Nội dung : Ca dao diễn tả đời
sống tâm hồn , tư tưởng, tình cảm
của nhân dân trong các quan hệ lứa
đôi , gia đình, quê hương , đất nước
...

13


chung và dân ca nghệ an nói riêng ? ”

Nội dung ca dao rất phong phú : có

( 5p )

thể là tiếng hát than thân , những

HS : suy nghĩ , xung phong trình bày.

lời ca yêu thương tình nghĩa , hay

Gv : nên tôn trọng và khuyến khích

là tiếng cười hài hước đáng yêu….

những cảm nhận riêng của học sinh , động b. Nghệ thuật :
viên , định hướng để các em dám nói thật


-Kết cấu ca dao : ngắn gọn , cô

những gì mình nghĩ từ đó giúp các em có

đọng , mang tính chất đối đáp trò

những nhận định và cái nhìn đúng đắn .

chuyện.

Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm về

+ thường viết bằng thể lục bát hoặc

những giá trị đặc sắc của ca dao.

biến thể lục bát.

GV đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm : Qua

+ Ca dao tồn tại một số kết cấu theo

các bài ca dao mà nhóm em đã sưu tầm ,

công thức truyền thống như : thân

trình bày ,em hiểu như thế nào là ca dao ?

em , trèo lên ; Nhớ ai ; Ước gì ….


Chúng có đặc điểm nổi bật gì về nội dung

-Ngôn ngữ : giàu hình ảnh gần gũi

và nghệ thuật ?

với lời nói hàng ngày.

( 5p thảo luận và 5p tranh luận giữa

-Các biện pháp nghệ thuật phổ biến

các nhóm để đi đến thống nhất )

trong xây dựng hình ảnh : so sánh ,

Thời gian còn lại :

ẩn dụ , biểu tượng …

GV nhận xét tinh thần làm việc của các
nhóm và chốt lại kiến thức cơ bản trên cơ
sở các nhóm đã trình bày :

14

II. Đọc – hiểu văn bản :


Hết tiết 1 chuyển tiết 2 : Vận dụng

những hiểu biết về ca dao ở tiết 1 để tìm
hiểu 6 bài ca dao trong SGK .
GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận :
-Nhóm 1 : Tìm hiểu bài ca dao số 1 và 2 .
-Nhóm 2 : Tìm hiểu bài ca dao số 3
-Nhóm 3 : Tìm hiểu bài ca dao số 4 và 5
-Nhóm 4 : Tìm hiểu bài ca dao số 6

1.Bài ca dao số 1 -2 :

Các nhóm lần lượt tìm hiểu trên 2

-Nội dung : Lời than thân của

phương diện : nội dung và nghệ thuật (tập người phụ nữ trong xã hội cũ.
trung các ý đã khảo sát : kết cấu , ngôn

-Kết cấu :

ngữ , biện pháp nghệ thuật xây dựng hình

+ Ngắn gọn : dễ nhớ .

ảnh , từ đó làm rõ hiệu quả nghệ thuật của +Mở đầu bằng công thức truyền
nó ).

thống : “Thân em”

( 7p cho các nhóm thảo luận sau đó cử


-> Khắc sâu nỗi niềm thân

đại diện trình bày )

phận.Đặc biệt là thân phận người

1.Bài ca dao số 1 -2 :

phụ nữ trong xã hội xưa.

*Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận

-Nghệ thuật xây dựng hình ảnh :Hai

* GV ghi vắn tắt lên bảng phụ sau đó

bài đều sử dụng lối so sánh ẩn dụ

nhận xét , chốt ý trên cơ sở ý kiến của học trực tiếp : “ tấm lụa đào ” “củ ấu
sinh trình bày .

gai”
->Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp
và giá trị quí báu của mình nhưng
đáng tiếc : vẻ đẹp ấy , phẩm giá ấy
không được trân trọng , không

15



được biết đến . Cảm nhận chính ở
đây là sự xót xa , đau đớn về thân
phận phụ thuộc mỏng manh , vô
định , nhỏ bé của người con gái.
- Điểm khác biệt ở hai lời than thân
:
+ Bài 1 : hình ảnh so sánh trang nhã
: Láy động từ “phất phơ”,
giàu sức gợi hình và biểu cảm
:Câu hỏi đầy băn khoăn ,lo
lắng “biết vào tay ai” ?
->Ý thức về thân phận phụ thuộc ,
nổi nênh , không có quyền quyết
định cuộc sống và tương lai của cô
gái.
+ Bài 2 : hình ảnh so sánh gần gũi
: ruột trắng >< vỏ đen -> sự
miêu tả tương phản nhằm nhấn
mạnh vẻ đẹp tâm hồn ẩn chứa bên
trong.
: lời mời gọi tha thiết “ai ơi
nếm thử mà xem” thể hiện rõ cảm
thức thân phận cũng như ý thức sâu
sắc về bản thân, mong muốn được
khám phá và trân trọng.
=>Cùng sử dụng biện pháp so sánh

16



ẩn dụ để làm rõ nỗi đau thân phận
của người phụ nữ nhưng 2 bài sử
dụng 2 hình ảnh khác nhau tạo nên
những sắc thái khác nhau tránh
được sự đơn điệu , nhàm chán.
=>Thân em là khái niệm trừu tượng
được thể hiện thông qua những
hình ảnh giản dị , gần gũi với cuộc
sống con người : tấm lụa đào, củ ấu
gai …Những vật thể khác nhau ấy
được xích lại gần nhau nhờ những
nét tương đồng bởi sự lựa chọn của
biện pháp so sánh. Điều này giúp
khắc hoạ sâu hơn đặc điểm đối
tượng được đem ra so sánh mà vẫn
giàu giá trị biểu cảm , xúc động
lòng người.
2. Bài ca dao số 3 :
- Mở đầu : bằng một hành động “
Trèo lên ” -> tạo được sự chú ý bởi
Gv nêu câu hỏi phụ khắc sâu : tiếp

hành động lạ đời

mạch cảm nghĩ chung về thân phận phụ

=> Đây là lối nói đưa đẩy phổ biến

thuộc , mỏng manh trôi nổi của người phụ trong ca dao.( Như các em đã sưu
nữ trong ca dao , tác giả nào đã cho ra đời tầm )

những tác phẩm tạo nên sự tiếp nối giữa

-Nghệ thuật :

văn học dân gian và văn học viết ?

+ Chơi chữ đặc sắc : khế ( chua ) ->

17


Đó là nữ sĩ Hồ Xuân Hương : tiêu biểu là

trèo lên cây khế để cảm nhận sự

tác phẩm “Bánh trôi nước”

chua xót của cuộc đời , khế chua –

2. Bài ca dao số 3 :

lòng người chua xót .

HS : Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận , + Câu hỏi tu từ : hỏi khế để bộc lộ
GV ghi vắn tắt lên bảng phụ ,sau đó nhận

nỗi niềm -> Lời than thêm trĩu

xét ,chốt ý trên cơ sở ý kiến các em trình


buồn ,tha thiết .

bày .

=> Lời than xót xa về duyên phận
lỡ làng.
+ So sánh bằng những ẩn dụ là hình
ảnh thiên nhiên vĩnh cửu : trời
,trăng , sao..-> khẳng định mạnh
mẽ tình nghĩa bền vững , thuỷ
chung như sự vĩnh hằng của thiên
nhiên , vũ trụ.
* Bài ca dao là nét đẹp trong tâm
hồn người lao động bình dân xưa ,
dù duyên phận dở dang nhưng tình
nghĩa vẫn vẹn tròn ,chung thuỷ.
3. Bài ca dao số 4 -5 :
* Bài số 4 :
- Đây là bài ca tương tư của cô gái
trong hoàn cảnh xa cách người yêu.
- Nghệ thuật diễn tả độc đáo :
* Sự kết hợp nhuần nhuyễn các
phép tu từ :
+ nhân hoá , ẩn dụ : hình ảnh khăn

18


kết hợp các động từ : xuống , lên,
rơi , vắt

-> Nỗi nhớ triền miên , day dứt ,
3. Bài ca dao số 4 -5 :

trải dài trong không gian.

Hs : nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận .
Gv : ghi vắn tắt ý chính lên bảng phụ .

: hình ảnh ngọn
đèn -> nỗi nhớ lan toả theo thời

Nhận xét , bổ sung , hoàn thiện , ghi bảng. gian không phút nào nguôi trong
tâm hồn cô gái.
=> Nỗi nhớ ken đầy cả không gian
và thời gian.
+hoán dụ : hình ảnh đôi mắt ->Cô
gái hỏi chính lòng mình khi tình
cảm dâng trào không thể kìm nén .
*Lặp :
+ Câu “ khăn thương nhớ ai ” lặp
lại 3 lần.
+ Kết cấu ngữ pháp với chủ ngữ
thay đổi : khăn , đèn , mắt ; lặp lại 3
lần.
+Cụm từ : “thương nhớ ai ” lặp lại
5 lần
->Khắc hoạ niềm thương nỗi nhớ
da diết ,day dứt, cồn cào đang dâng
trào mãnh liệt trong lòng cô gái.
*Khăn , đèn , mắt , trở thành 3 biểu

tượng độc đáo thể hiện tình yêu ,

19


nỗi nhớ của cô gái.
-Bài ca dao gồm 6 cặp câu :
+ 5 cặp câu đầu : chỉ có 4 chữ ,
được bố trí theo kiểu câu hỏi không
có lời đáp
+ Cặp câu cuối là thơ lục bát
->Sự dâng trào cảm xúc , từ cảm
xúc nhớ thương sang lo âu ,khắc
khoải.
*Bài ca dao là nỗi nhớ mãnh liệt
nhưng không khỏi lo âu khắc khoải
của cô gái khi xa cách người yêu.
* Bài ca dao số 5 :
- Hình thức : chỉ có 2 câu thơ lục
bát
- Bài ca dao ẩn chủ thể : ai ước , ai
bắc cầu . Nhờ vào tín hiệu : chàng
sang chơi -> Lời của cô gái.
- Hình ảnh độc đáo :
+ Sông rộng một gang : thế lực
ngăn trở tình yêu .
+ Cầu dải yếm : gắn liền với người
con gái , vừa bộc lộ nét duyên dáng
, tình tứ , ý nhị , vừa bộc lộ quyết
tâm vượt qua con sông cách trở để

đến với tình yêu.

20


 Đây là những hình ảnh của
ước mơ nhưng bộc lộ chân
thành tình cảm của cô gái
.Một tình cảm đẹp , táo bạo
nhưng ý nhị , tinh tế , đáng
yêu.
4. Bài ca dao số 6 :
- Đây là bài ca dao làm theo thể tự
do : phá cách
-> Diễn tả tình cảm mênh mông của
lòng người .
- Cách biểu hiện tình nghĩa đặc
sắc :
+ Hình ảnh : gừng – muối ( cay ,
mặn ) hai vị đậm đà không phai
nhạt theo thời gian -> biểu tượng
cho tình yêu nam nữ ,tình cảm vợ
4. Bài ca dao số 6 :

chồng thuỷ chung , son sắt , đậm đà

Hs : nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận .

, nồng ấm.


Gv : ghi vắn tắt ý chính lên bảng phụ .

+Con số : ba năm , chín tháng , ba

Nhận xét , bổ sung , hoàn thiện , ghi bảng. vạn sáu ngìn ngày ( tức 100 năm =
đời người ) -> chỉ khoảng thời gian
rất dài .Đây là cách nói phóng đại
quen thuộc trong ca dao nhằm
khẳng định tình nghĩa vợ chồng
luôn bền vững với thời gian.

21


*Bài ca dao là tiếng hát nghĩa tình
tha thiết , khẳng định phẩm chất
thuỷ chung son sắt trong cuộc sống
vợ chồng.
* So với văn học viết , ca dao có
những đặc điểm nghệ thuật riêng
biệt :
- Về thể thơ : ca dao thường dùng
các thể thơ lục bát , thể vãn bối ,
thể lục bát biến thể .
- Về lối diễn đạt : ca dao thường
* GV : Nhận xét tinh thần làm việc, kết

dùng lối diễn đạt bằng một số công

quả thảo luận và cho điểm các nhóm .


thức mang đậm sắc thái dân

Đặc biệt biểu dương nhóm làm việc

gian.Chẳng hạn mở đầu cùng một

nghêm túc , tinh thần hợp tác cao.

mô thức như : Thân em .., Trèo

* Khắc sâu ấn tượng bài học : Qua

lên.., Ước gì , Nhớ ai ……

chùm ca dao vừa học , anh ( chị ) thấy

- Về biểu tượng : Nhiều sự vật ,

ca dao có những đặc điểm nghệ thuật

hiện tượng quen thuộc đã trở thành

riêng biệt nào so với nghệ thuật thơ của biểu tượng trong ca dao : cái cầu ,
văn học viết ?

cái khăn , ngọn đèn , gừng cay –

( HS làm việc cá nhân , suy nghĩ xung


muối mặn ..

phong trình bày )

- Về hình ảnh : Nhiều hình ảnh đem

GV : nhận xét , bổ sung , chốt ý.

ra so sánh , ẩn dụ thường được từ
cuộc sống đời thường hoặc thiên
nhiên vũ trụ : tấm lụa đào , củ ấu
gai ……

22


II. Tổng kết :
1.Nội dung : Qua nỗi niềm chua xót
, đắng cay và tình cảm yêu thương
chung thuỷ, tác giả dân gian đã
ngợi ca , khẳng định vẻ đẹp đáng
trân trọng trong đời sống tâm hồn
của người bình dân Việt nam xưa.
2.Nghệ thuật :
- Thể thơ : lục bát , lục bát biến
thể , thơ bốn chữ.
- Lặp lại công thức mở đầu : Thân
II. Tổng kết :

em ; Trèo lên ; Nhớ ai ; Ước gì …


HS tự rút ra những giá trị về nội dung và

- Các mô típ biểu tượng : cái cầu ,

nghệ thuật qua chùm ca dao đã học

gừng cay - muối mặn ; thuyền - bến

Gv gọi học sinh trình bày, sau đó khắc

- Các hình ảnh so sánh , ẩn dụ : tấm

sâu.( Chú ý ghi nhớ SGK )

lụa ; củ ấu gai …….
IV. Củng cố :
a.Trong bài thơ tác giả đã sử dụng
rất nhiều ý tứ của ca dao :
- Câu 1,12,13 :
Trèo lên cây bưởi hái hoa

IV.Củng cố:

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm

GV ra bài tập để HS thấy được sự kế thừa xuân …..
và phát huy vốn ca dao trong sáng tác thơ

- Câu 5 :


văn .

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Bài tập : Trong bài thơ sau,tác giả đã

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

23


mượn ý tứ của những câu ca dao nào, ở

-Câu 7 : Quả cau nho nhỏ

những câu thơ nào?Cách sử dụng khéo

Cái vỏ vân vân…

léo và sáng tạo ra sao?Anh(chị)thích nhất

-Câu 9,10:

cách sử dụng câu ca dao nào?Vì sao?

Đàn bà nông nổi giêng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

Bóng chiều


-Câu 14 :

Ai vừa trao nụ tầm xuân

Mình nói với ta mình hãy còn son

Cho lòng ai lại âm thầm xót xa

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

N ỗi ni ềm trong một cánh hoa
Chiều chiều nghiêng cả cánh cò chân

- Câu 15 :

mây

Bèo than thân khi trôi khi nổi …
b. Cách vận dụng ca dao thật tự

Lời yêu thương để gió bay
Hẹn thề xưa để tháng ngày phong rêu

nhiên , nhuần nhị , khéo léo khiến
bài thơ đậm đà sắc thái dân gian mà

Quả cau xanh chút vôi điều

vẫn hiện đại .


Trầu xanh một lá người yêu một thời

c. HS tự trình bày câu ca dao mà

Sâu làm chi bấy giêng thơi

mình thích nhất và lí giải.

Để trầu cau héo trong cơi nhà người
Duyên mình không thắm thì thôi
Xin ai đừng xuống dạo chơi vườn cà
Đừng lên cây bưởi hái hoa
Đừng đi qua ngõ…người ta đặt điều
Đừng làm gợn sóng ao bèo
Và đừng xô ngã bóng chiều vào em...
( Thảo Vi , báo Văn Nghệ )
4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
4.1. Điều tra kết quả sau khi áp dụng :
a. Hình thức và nội dung khảo sát :

24


- Nội dung : Sự hiểu biết và tình yêu với ca dao
- Hình thức : Câu hỏi trắc nghiệm và bài viết 15p giữa 3 lớp áp dụng đề tài
nghiên cứu ( 10C1 ; 10C3 ; 10A1 ) và 3 lớp không áp dụng đề tài nghiên cứu
( do giáo viên khác giảng dạy ) ( 10C2 ; 10C4 ; 10A2 ) .
b. Kết quả khảo sát :
- Ba lớp áp dụng đề tài nghiên cứu :

Lớp



Có hứng

Biết hát ru

Biết tự đọc hiểu ca

Đồng cảm và yêu

số

thú với ca

bằng ca dao dao theo đặc trưng

quý hơn ca dao –

10C1 42
10C3 40
10A1 45

dao
35 (83% )
32 (80%)
31(69%)

thể loại

33 (79% )
26(65%)
29(64%)

28 (67% )
30(75%)
23(51%)

dân ca VN
32(76%)
26(65%)
25(55%)

- Ba lớp không áp dụng đề tài nghiên cứu :
Lớp



Có hứng

Biết hát ru

Biết tự đọc hiểu ca

Đồng cảm và yêu

số

thú với ca


bằng ca dao dao theo đặc trưng

quý hơn ca dao –

10C2 39
10C4 41
10A2 44

dao
5 (13%)
6 (15%)
3 (7% )

thể loại
5 (13%)
6 (15%)
8 (18% )

2 (5%)
4 (10%)
1 ( 2% )

dân ca VN
4 (10% )
5 (12% )
3 ( 7% )

5.2 . Qua bảng đối chứng điều tra tại lớp áp dụng đề tài và lớp không áp dụng
đề tài chúng tôi nhận thấy rõ :
a. Tại lớp không áp dụng đề tài nghiên cứu :

Đa số học sinh hời hợt với bài học , thậm chí không biết làm thế nào để có thể
hát được các bài ca dao. Vốn hiểu biết của các em về ca dao quá ít ỏi , không có

25


×