Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Luận văn tốt nghiệp chuyên nghành kế toán NVL dành cho sinh vien kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.51 KB, 73 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà
nước về chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước
ta đã có nhiều chuyển biến to lớn. Cơ chế thị trường đầy năng động với quy
luật cạnh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp những khó khăn và
thách thức lớn lao. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải
xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, đối với các doanh nghiệp sản xuất
để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nhân tố khẳng định chính là
sản phẩm. Sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ
và phải phù hợp với người tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu đó doanh
nghiệp phải tiến hành các biện pháp đồng bộ quản lý tất cả các yếu tố liên
quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là việc tổ chức, quản lý và sử
dụng các nguồn lực, trong đó nguyên vật liệu là đối tượng lao động cơ sở vật
chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu vật liệu là một
khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn
trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp
đến sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy vấn đề đặt ra rất cần thiết và thiết thực là
phải quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách chặt chẽ đảm bảo chi
phí nguyên liệu vật liệu thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất.
Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản
lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên
liệu vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề
trọng yếu. Vì thế em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty


TNHH Xây dựng – Thương mại Hạnh Duy” với mục đích vận dụng lý luận
đã học được ở trường kết hợp với thực tế công tác kế toán của Công ty, em
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

mong tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán
nguyên liệu vật liệu của Công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm bốn phần như sau:
Phần I: Đặc điểm tình hình cơ bản của Công ty TNHH Xây dựngThương mại Hạnh Duy.
Phần II: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán Nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp sản xuất.
Phần III:Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Xây dựng –Thương mại Hạnh Duy.
Phần IV: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu tại
Công ty TNHH Xây dựng –Thương mại Hạnh Duy.
Để hoàn thiện được đề tài tốt nghiệp, em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của Thầy giáo Trần Văn Hân - người đã trực tiếp hướng dẫn em làm báo
cáo tốt nghiệp. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong
phòng Kế toán tại Công Ty TNHH Xây dựng- Thương mại Hạnh Duy đã
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thiện đề tài tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập không nhiều, cùng với nhận thức và trình độ còn
hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp các thầy, cô trong Khoa

kinh tế để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình và chuyên
đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày ….. tháng …. năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hường

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Phần I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI HẠNH DUY
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây dựng –
Thương mại Hạnh Duy:
Tên giao dịch: Công Ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Hạnh Duy
Giám đốc công ty:
Địa chỉ :

Lê Lệnh Năm

Số 203 Nguyễn Huệ – Phường Phú Sơn – Thị Xã Bỉm Sơn

Mã số thuế:


2800831208

Điện thoại :

0373.770.371

Gmail:



Địa bàn hoạt động : phạm vi cả nước
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thuỷ lợi.
- San lấp mặt bằng
- Mua bán thiết bị, máy móc phục vụ giao thông thuỷ lợi
- Mua bán vật liệu xây dựng
- Kinh doanh khách sạn nhà hàng
- Dịch vụ vận tải hàng hoá thuỷ, bộ
- Mua bán kim khí, điện máy phục vụ công nghiệp và xây dựng
Công ty TNHH Xây Dựng – thương Mại Hạnh Duy được thành lập theo
giấy phép đăng ký kinh doanh số 2800 831 208, đăng ký lần đầu ngày
03/11/2004. Thay đổi lần 2 ngày 29/7/2010.
Công ty có vốn điều lệ là 1.200.000.000đ (Một tỷ, hai trăm triệu đồng).
Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Hạnh Duy là đơn vị hạch toán
kinh tế tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và đăng ký tài khoản tại
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

ngân hàng Nông nghiệp Thị Xã Bỉm Sơn Tỉnh Thanh Hóa, sử dụng con dấu
riêng.
Để hạch toán kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế mới, công ty đã tích
cực, chủ động tạo nguồn hàng kinh doanh trên cơ sở cân đối nhu cầu thị
trường. Giá giao của công ty trong từng chu kỳ giá. Công ty đã tập trung đầu
tư nâng cấp hiện đại hoá kho, bến xuất nhập, cửa hàng, hiện đại hoá công tác
quản lý, điều hành, đồng thời tăng cường phối hợp với địa phương để bảo vệ,
quản lý các hoạt động kinh doanh xây dựng và thương mại.
Công ty hoạt động theo hình thức hạch toán kinh doanh độc lập sử dụng
vốn độc lập để kinh doanh, liên kết, mua chứng khoán, cổ phiếu, tín phiếu
kho bạc nhà nước vv...
Tổng số CBCNVC 48 người (19 nữ).
Trong đó : Đại học: 5 ; Cao đẳng : 4 ; Trung cấp : 1. Còn lại là lao động
phổ thông.
Công ty luôn phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường với nhiều
thành phần kinh tế. Thu nhập của người lao động ngày được cải thiện và được
nâng lên, thu nhập bình quân 3.000.000 đồng/ người/ tháng, đã thu hút được
đông đảo lực lượng lao động vào làm việc trong công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH XD TM Hạnh Duy:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng tổ
chức hành
chính

Đội
XD1

Phòng
kế toán

Đội
XD2

Phòng
cung ứng vật


Phòng
kế hoạch

Đội
XD3


Tổ
thiết
bi

Đội
XD5

Đội
XD4

Đội
XD6

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
- Ban giám đốc gồm:
+ Giám đốc : là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành mọi
hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc điều hành
hoạt động sản xuất KD của công ty. Giám đốc công ty có nhiệm vụ và quyền
hạn theo quy định của luật DN.
+ Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh, các chủ trương
lớn của công ty.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch và phương án sản xuất.
+ Quyết định các vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành, quản lý nội bộ
để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

+ Quyết định việc đề cử kế toán trưởng, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các
chức danh khác trong công ty.
+ Phó giám đốc: tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc triển khai,
mở rộng hay thâm nhập thị phần mới, là người được giám đốc uỷ quyền khi
vắng mặt.
- Phòng tổ chức hành chính: làm công tác quản lý nhân sự, các hoạt
động xã hội của công ty với địa phương, quan tâm đến tình hình đời sống của
cán bộ công nhân viên căn cứ vào tình hình tiến độ sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp.
- Phòng kế toán:
Chức năng:
+ Tham mưu cho Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác
tài chính thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán theo điều lệ tổ chức hoạt
động của công ty.
+ Kiểm tra mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo đúng pháp
luật.
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác thu thập, xử lý các thông
tin kế toán.
+ Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ các
chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính .
+ Giúp giám đốc tổ chức và phân tích hoạt động kinh tế.
+ Thực hiện chức năng kế toán, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về kế toán
tài chính.

+ Theo dõi và hạch toán đầy đủ chính xác sự biến động về nguồn vốn và
tài sản.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

+ Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty
cho ban giám đốc theo yêu cầu quản lý thực hiện.
- Phòng kế hoạch: Là một bộ phận lập kế hoạch và nghiên cứu công
nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, hướng dẫn đội xây dựng và từng bộ phận
làm đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác kiểm
định chất lượng từng khâu vật tư, đảm bảo hàng hoá đưa ra lưu thông đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật.
- Phòng cung ứng vật tư: Phòng có nhiệm vụ mua sắm vật tư theo đúng
kế hoạch định mức mà phòng kỹ thuật đề ra, kiểm tra chất lượng của từng
khâu vật tư, nguyên vật liệu đến sản xuất theo đúng tiêu chuẩn.
- Tổ thiết bi:Lắp đặt sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, đảm bảo
cho hoạt động thi công công trình diễn ra bình thường, quản lý sữa chữa điện
nước cho việc phục vụ thi công.
- Đội xây dựng: Các đội này có chức năng thực hiện các kế hoạch đặt ra
của phòng kỹ thuật. Các đội trực tiếp xây dựng thi công các công trình theo
yêu cầu của nhân viên kỹ thuật và chịu giám sát của họ.
Tất cả các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cả quá
trình của công ty. Nhiệm vụ của các phòng ban là trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn

nhau, mỗi phòng ban đều gánh vác phần trách nhiệm của mình nhưng đều đi
đến một mục đích là thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn.
1.2.3. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp.
* Cơ cấu tổ chức kế toán tại doanh nghiệp:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Sơ đồ 2 : Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH XD TM Hạnh Duy

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

Kế toán
Công
trình

Kế toán
Vật tư và
thiết bị

Kế toán
Công nợ
và tiền

lương

Thủ quỹ

(Nguồn :Phòng tài chính- kế toán)
+ Kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế
quản lý mới, theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán
nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành.
+ Thủ quỹ kiêm thống kê:
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng
- Bảo quản theo dõi sổ số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của quỹ.
- Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Thanh toán các khoản bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt.
+ Kế toán tổng hợp:
Là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng từ, định
khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ kế toán cho từng kế toán viên. Làm
công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán lập báo cáo.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

+ Kế toán công trình:
Có nhiệm vụ quản lý việc thu chi tại mỗi công trình, hướng dẫn công

việc cho thủ kho và cùng thủ kho kiểm tra, quản lý, giám sát tình hình nhậpxuất- tồn vật tư, công cụ tại
mỗi công trình. Định kỳ 2 ngày một lần, kế toán công trình phải tập
hợp các chứng từ thu- chi, phiếu nhập- xuất kho các loại vật tư có xác nhận
của chỉ huy công trình gửi về phòng tài chính- kế toán để kịp thời cập nhật,
báo cáo định kỳ cho lãnh đạo công ty.
+ Kế toán vật tư và thiết bi:
Thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như thiết bị phục vụ cho công
trình ổn định, cập nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp tác với khách
hàng nhằm cung cấp đầy đủ vật tư công trình.
+ Kế toán công nợ và tiền lương:
Theo dõi các khoản công nợ, các khoản thu chi tiền mặt tạm ứng, hoàn
ứng cho các bộ phận trong công ty.
1.3. Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp :
Hiện nay công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Hạnh Duy đang sử
dụng hình thức nhật ký chung .
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của BTC về việc ban hành kế toán doanh nghiệp.
+ Niên độ kế toán :
Niên độ kế toán được lập theo năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 dương lịch hàng năm. Năm tài chính bắt đầu từ ngày công ty được
thành lập, đi vào hoạt động và kết thúc vào 31/12 năm đó.
+ Tổ chức vận dụng phương pháp kế toán :
Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD : Trần Văn Hân

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán của công ty là VNĐ.
Phương pháp kế toán TSCĐ của công ty: công ty trích khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng.
+ Hệ thống tài khoản được công ty áp dụng :
Hiện nay công ty vẫn đang áp dụng hệ thống tài khoản chung do BTC
quy định hệ thống chế độ kế toán ban hành theo QĐ15/2006/QĐ- BTC ngày
20/03/2006.
TK 152: Nguyên vật liệu.
TK 153: Công cụ, dụng cụ.
Và các tài khoản liên quan như: TK 621,622,623,627,611….
*Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng trong kế toán NVL, CCDC : Phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm … tất cả chứng từ trên đều
được kế toán kiểm tra trước khi xuất hay nhập vào kho. Và một số chứng từ
khác có liên quan trong công tác như: phiếu chi tiền mặt, bảng cung ứng vật
tư….
*Sổ kế toán chi tiết:
Trong công tác hạch toán NVL, CCDC công ty đã sử dụng các sổ sau:
Hàng ngày dựa vào Chứng từ kế toán người kế toán phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, Nhật Ký Đặc Biệt và sổ
thẻ kế toán chi tiết của từng tài khoản có liên quan sau đó căn cứ vào sổ Nhật
Ký Chung ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng hay đầu kỳ từ sổ Nhật Ký Đặc Biệt kế
toán vào Sổ Cái và từ Sổ Cái kế toán lại ghi vào Bảng Cân Đối Phát Sinh từ
sổ thẻ kế toán chi tiết để vào Bảng Tổng Hợp Chi Tiết. Cuối kỳ, cuối tháng từ
Sổ Cái, Bảng Cân Đối Phát Sinh, Bảng Tổng Hợp Chi Tiết kế toán lập Báo
Cáo Tài Chính gửi lên cấp trên.


Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN
* Yếu tố đầu vào:
- Vốn: là một DN để tiến hành SXKD cần một số vốn nhất định.Ngoài
vốn cố định còn phải có vốn lưu động đủ để tiến hành hoạt động SXKD.
- Nguồn lao động:DN có quy mô vừa và nhỏ nên lực lượng lao đọng phù
hợp,chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ cao đòi hỏi có trình độ chuyên môn và có
khả năng thích ứng nhanh với công việc do vậy nguồn nhân công cũng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động cua DN.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật:phải luôn ổn định và được cải tiến để
tăng năng suât lao động giúp cho hoạt đọng SXKD được diễn ra thường
xuyên liên tục.
- Trình độ quản lý trình độ nhân công:bộ máy quản lý cần có trình độ
chuyên môn cao nêu ra các chiến lược kinh doanh giúp cho DN hoạt đọng có
hiệu quả.Đội ngũ nhân công được rèn luyện về thái độ,tinh thần đoàn kết,làm
việc nghiêm túc có năng nghiệp vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh
doanh.
* Yếu tố đầu ra:
Thị trường phải mở rộng, thị trường tạo niềm tin cho các chủ đầu tư do
vậy chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo uy tín,giá cả hợp lý mới đủ sức
cạnh tranh với DN khác để tồn tại và phat triển trên thị trường.
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm :

Sau khi đi vào hoạt động lớn, tạo được uy tín trên thị trường với những
thành tựu đạt được DN đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường. Sau đây là
bảng kết quả hoạt động SXKD trong năm 2011, 2012, 2013.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Bảng 1: Bảng tình hình Tài sản- Nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2011- 2013)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu
I. Tài sản
1.TSNH
2. TSDH
II. Nguồn vốn
1. Nợ phải trả
2. Vốn chủ sở hữu

Năm 2012

Năm 2013

So sánh


6.327.451
2.181.789

100 6.674.324
34,5 2.818.27

100 6.958.266
42,2 3.488.90

100
50,1

2012/2011
Ngđ
%
346.873 5,48
636.490 29,17

4.145.662

65,5

9
3.856.04

7
57,8 3.469.359

49,9


-289.617 -6,98

6.327.451
4.063.609

5
100 6.674.324
64,2 4.180.61

100 6.958.266
62,6 4.009.939

100
57,6

346.873
117.009

2.263.842

7
35,8 2.493.707

37,4 2.948.327

42,4

Ngđ

%


Ngđ

%

Ngđ

%

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS

2013/2012
Ngđ
%
283.941
4,25
670.627
23,8
-386.685

-10

5,48
5,48

283.941

170.678

4,25
4,08

299.321 10,15

454.619

18,23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Nhận xét :
* Tình hình về tài sản:
Tổng tài sản của công ty qua các năm đều tăng . Năm 2012/2011 tổng tài
sản tăng 346.873 nghìn đồng tương đương tăng 5,48% trong đó TSNH tăng
636.490 nghìn đồng tương đương tăng 29,17%, TSDH giảm 289.617 nghìn
đồng tương đương giảm 6,98%.
Năm 2013 so với 2012 tổng tài sản tăng 283.941 nghìn đồng tương đương
với 4,25% trong đó TSNH tăng 670.627 nghìn đồng tương đương tăng 23,8% ,
TSDH giảm 386.685 nghìn đồng tương ứng giảm 10%. Điều đó cho thấy tổng
tài sản của công ty tăng lên do sự tăng lên của TSNH lớn hơn sự sụt giảm của
TSDH
* Tình hình nguồn vốn:
Vốn là biểu hiện bằng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Qua tình hình nguồn vốn ta có thể đánh giá tình hình tài chính và việc sử

dụng vốn, khả năng sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua biểu ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên. Điều
đó cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Năm 2012
so với năm 2011: vốn chủ sở hữu tăng 229.864 nghìn đồng tương ứng với
10,15%, năm 2013 so với năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng 454.619 nghìn đồng
tương ứng tăng 18,23%.
Nợ phải trả có sự tăng giảm khác nhau cụ thể : năm 2012 tăng so với năm
2011 là 117.009 nghìn đồng tương ứng tăng 2,87%, do công ty vay nợ để mua
sắm thiết bị, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Năm 2013 giảm so với năm
2012 là 170.687 nghìn đồng tương ứng giảm 4,08%.
* Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011- 2013
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chú trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị mình. Chỉ tiêu để đánh giá kết quả này là lợi nhuận. Lợi nhuận giữ vị trí quan
trọng, nó cho thấy Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không. Điều đó
được cụ thể hoá bằng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Bảng 2: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm ( 2011- 2013)
( Đơn vị tính: Nghìn đồng)
So sánh
Chỉ tiêu

1. Tổng doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Chi phí QL + chi phí BH
7. Lợi nhuận từ hoạt động TC
8.Lợi nhuận từ hđ khác
9. Lợi nhuận trước thuế
10. Thuế các lọai
11. Lợi nhuận sau thuế

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

6.347.496
37.800
6.309.696
5.933.460
376.236
339.700
35.512
48.623
120.671
99.734

20.937

6.702.140
30.200
6.711.940
6.213.957
497.982
343.218
46.027
48.623
249.414
168.620
80.794

7.021.150
31.120
6.990,030
6.380.256
609.771
347.008
38.574
48.623
349.960
199.560
150.400

Lớp : KT 35A BS

2012/2011
Ngđ

%
354.644
5,58
-7.600
20,11
402.244
6,37
280.497
4,73
121.747
32,36
3.518
1,03
10.491
29,61
128.743
106,68
68.866
69,07
59.857
285,88

2013/2012
Ngđ
%
319.010
4,76
920
3,05
278.090

4,14
166.299
2,67
111.789
22,45
3.790
1,11
-7.453
16,19
100.546
40,31
30.940
18,35
69.605
86,15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Qua bảng ta thấy tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty rất
hiệu quả. Doanh thu qua các năm có xu hướng tăng, năm 2012 so với năm
2011 tăng 354.644 nghìn đồng tương ứng tăng 5,58%, năm 2013 so với 2012
tăng 319.010 nghìn đồng tương ứng tăng 4,76% .
Giá vốn hàng bán 2012 so với 2011 tăng 280.497 nghìn đồng tương
ứng tăng 4,37%, năm 2013 so với 2012 tăng 166.299 nghìn đồng tương ứng
tăng 2,67%.
Lợi nhuận trước thuế qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2012 so với
2011 tăng 128.743 nghìn đồng tương ứng tăng 106,68%; Năm 2013 so với

2012 tăng 100.546 nghìn đồng tương ứng tăng 40,31%
Lợi nhuận sau thuế tăng do công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản
xuất đồng thời đổi mới trang thiết bị kĩ thuật. Điều đó đã làm cho doanh thu
của công ty qua các năm đều tăng đồng nghĩa với việc chi phí cho quá trình
sản xuất cũng tăng lên nhưng sự tăng lên của chi phí không làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Phần 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Khái niệm nguyên vật liệu
NVL là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa chỉ tham gia vào
một chu kỳ SXKD nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một
lần vào chi phí SXKD trong kỳ. Hay NVL là tài sản lưu dộng được mua sắm,
dự trữ để phục vụ cho quá trình SXKD bằng nguồn vốn lưu động.
2.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu.
2.2.1. Phân loại nguyên vật liệu.
Phân loại NVL là sắp xếp NVL cùng loại theo một đặc trưng nhất định
(công dụng, tính chất, thành phần…) tùy thuộc đặc điểm SXKD, yêu cầu quản
lý tại doanh nghiệp. Thông thường có các cách phân loại sau:
2.2.1.1.Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản

xuất kinh doanh vật liệu được phân thành những loại sau đây:
-Nguyên vật liệu chính (cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm).
-Vật liệu phụ (phục vụ SX để tăng chất lượng SP, tăng chất lượng NVL
chính).
-Nhiên liệu (cung cấp nhiệt lượng cho SX) như xăng, dầu, than…
-Phụ tùng thay thế (để sửa chữa, thay thế).
-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
-Vật liệu khác: Là toàn bộ vật liệu còn lại trong quá trình sản xuất chế tạo
sản phẩm hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định…
2.2.1.2. Phân loại theo nguồn gốc nguyên vật liệu.
-Nguyên vật liệu mua ngoài.
-Nguyên vật liệu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

-Nguyên vật liệu có nguồn gốc khác (nhận vốn góp liên doanh của các
đơn vị khác, được cấp phát biếu tặng, thu hồi vốn góp liên doanh…).
2.2.1.3.Phân loại theo mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu.
-Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.
-Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý.
-Nguyên vật liệu dùng cho các mục đích khác.
2.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu.
2.2.2.1.Mục đích của việc đánh giá nguyên vật liệu.

-Tổng hợp các NVL khác nhau để báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn
nguyên vật liệu.
-Giúp kế toán thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
2.2.2.2.Các nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu.
Đánh giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL.
Với mục đích đánh giá NVL đảm bảo tính chính xác của giá thành và thông
tin trên bảng cân đối kế toán, NVL đánh giá theo giá trị vốn thực tế.
Tuy nhiên, do đặc điểm của NVL nên còn có thể đánh giá theo giá hạch
toán (với ưu điểm là đơn giả và giảm bớt sự ghi chép tính toán hàng ngày).
-Nguyên tắc giá vốn.
-Nguyên tắc thận trọng.
-Nguyên tắc nhất quán.
2.2.3.Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu.
Nguyên tắc chung hạch toán NVL nhập – xuất – tồn là theo giá thực tế, sẽ
bằng giá trên hóa đơn cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ và thuế phải nộp.
2.2.3.1.Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

*Đối với vật liệu nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho
bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc

xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực
tiếp đến việc mua vật tư (chi phí vận chuyển, bốc dỡ…), trừ đi các khoản
chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm
chất.
-Trường hợp vật liệu mua vào được sử dụng cho SXKD chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa có thuế GTGT.
-Trường hợp vật liệu mua vào được dùng cho SXKD hàng hóa dịch vụ
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT hoặc các hoạt động dự án, sự nghiệp, hoạt động văn hóa phúc lợi
và hoạt động khác có nguồn chi riêng thì giá mua là tổng giá thanh toán ghi
trên hóa đơn có bao gồm cả thuế GTGT.
*Đối với vật liệu do Doanh nghiệp gia công chế biến: Giá vốn thực tế
nhập kho là giá thành sản xuất của vật tư tự gia công công chế biến bao gồm
chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
*Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá vốn thực tế bao gồm
giá thực tế của vật liệu xuất kho thuê chế biến cộng với các chi phí vận
chuyển bốc dỡ đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp cộng với
số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến.
*Đối với vật liệu do đơn vị khác góp vốn liên doanh: Giá vốn thực tế của
nguyên vật liệu nhập góp vốn liên doanh là giá do Hội đồng liên doanh đánh
giá cộng với các chi phí vận chuyển (nếu có).
*Đối với vật liệu nhập kho do được cấp: Giá vốn thực tế nhập kho là giá
ghi trên biên bản giao nhận cộng với các chi phí phát sinh khi giao nhận.
*Đối với vật liệu nhập kho do được biếu tặng, được tài trợ: Giá vốn thực
tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng với các chi phí khác phát sinh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

2.2.3.2.Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
Theo chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho có các phương pháp tính giá vật liệu
xuất kho như sau:
-Phương pháp bình quân gia quyền.
-Phương pháp nhập trước xuất trước.
-Phương pháp nhập sau xuất trước.
-Phương pháp giá thực tế đích danh.
Tùy điều kiện cụ thể tại doanh nghiệp mà lựa chọn một trong các phương
pháp trên để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
*Phương phướng tính theo đơn giá bình quân gia quyền.
-Theo phương pháp này, giá thực tế của NVL xuất dùng tron kỳ được tính
theo giá đơn vị bình quân của từng loại NVL đầu kỳ và từng loại NVL được
mua trong kỳ, giá trị trung bình có thể tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập
một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Giá thực tế của nguyên
vật liệu xuất kho

=

Số lượng nguyên

x Đơn giá bình quân gia quyền

vật liệu xuất kho

-Có 2 cách tính đơn giá bình quân gia quyền:

Cách 1: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Đơn giá
thực tế bình =

Giá thực tế NVL tồn đầu

+

Giá thực tế NVL nhập trong

kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ

kỳ
+ Số lượng NVL nhập trong kỳ
quân
Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL,

nhưng công việc hạch toán lại dồn vào cuối kỳ, đồng thời sử dụng phương
pháp này phải tiến hành tính giá theo từng chủng loại NVL. Phương pháp này
áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại NVL nhưng số lần nhập,
xuất của mỗi loại nhiều.
Cách 2: Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD : Trần Văn Hân

Sau mỗi lần nhập, kế toán xác định lại giá bình quân cho từng chủng loại
NVL. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất kho giữa 2 lần nhập
kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
Đơn giá thực tế
bình quân sau

Trị giá thực tế của NVL tồn kho lần nhập trước
=

Số lượng thực tế của NVL tồn kho lần nhập trước

mỗi lần nhập
Phương pháp này cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp
thời. Nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá
theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở
những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu và số lần nhập của mỗi
loại không nhiều.
*Phương pháp nhập trước – xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trước thì xuất
trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng
xuất, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập, giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ
tính theo đơn giá của các lần nhập sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong
trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Giá thực tế nguyên vật

=

Số lượng xuất kho của


liệu xuất kho
từng lần nhập kho
*Phương pháp nhập sau, xuất trước:

Đơn giá tính theo

x

từng lần nhập

Theo phương pháp này, giả thiết vật liệu nào nhập kho sau cùng sẽ xuất
trước và những vật liệu tồn kho sẽ gồm vật liệu mua vào đầu kỳ.
*Theo phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
Theo đó, khi xuất kho lô nào thì căn cứ số lượng xuất kho và đơn giá thực
tế của đích danh lô đó để tính giá vốn thực tế của NVL xuất kho.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

-Do đặc tính của NVL chỉ tham gia vào 1 chu kỳ SXKD, bị tiêu hao toàn
bộ trong quá trình đó và thường xuyên biến động nên các doanh nghiệp cần
xây dựng định mức tồn kho để đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất.
2.3.Phương pháp kế toán nguyên vật liệu.

2.3.1.Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
2.3.1.1.Chứng từ kế toán sử dụng.
-Mọi nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập xuất NVL đều phải được
phản ánh ghi chép vào các chứng từ kế toán theo đúng quy định. Theo chế độ
kế toán hiện hành, các chứng từ kế toán về NVL bao gồm:
-Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
-Phiếu xuất kho (mẫu 02- VT)
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT)
-Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 08-VT)
-Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu 01-GTKT)
-Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 GTTT)
-Hóa đơn cước vận chuyển (mẫu 03-BH)
-Bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu 03-GTGT).
Bên cạnh đó là những chứng từ có tính chất hướng dẫn:
-Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT)
-Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT)
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT)
2.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Tùy thuộc vào phương pháp hoạch toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà
sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
-Sổ (thẻ) kho.
-Sổ (thẻ) chi tiết vật liệu.
-Sổ đối chiếu luân chuyển
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD : Trần Văn Hân

-Sổ số dư.
Ngoài các sổ kế toán chi tiết trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các
bảng kê nhập, xuất, các bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho vật liệu phục vụ
cho việc ghi chép sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng và kịp thời.
2.3.1.3.Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Kế toán chi tiết NVL là sự ghi chép thường xuyên biến động nhập, xuất,
tồn theo từng loại NVL cả hiện vật, giá trị ở từng kho kết hợp phòng kế
toán.Hiện nay, việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo các phương pháp:
+ Phương pháp ghi thẻ song song
+ Phương pháp sổ số dư
+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
a.Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ hạch toán chi tiết VL theo phương pháp thẻ song song

Chứng từ nhập

Thẻ kho

Sổ (thẻ) KT
chi tiết

Chứng từ xuất

Ghi chú:

Bản tổng hợp nhập,
xuất, tồn kho


Kế toán tổng hợp

Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết NVL
song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng loại với cách ghi chép gần
như nhau chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn theo
chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ chi tiết vật
liệu.
-Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập, xuất, thủ kho căn cứ vào số
lượng thực nhập, thực xuất để ghi vào thẻ kho, Hàng ngày hoặc định kỳ sau
khi ghi thẻ kho, thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất về phòng kế toán.
-Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để
theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho hàng ngày cả về mặt hiện vật và giá
trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, sau đó căn cứ vào
sổ kế toán chi tiết NVL lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn rồi đối chiếu.
+Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho.
+Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng kê nhập – xuất – tồn với số
liệu trên sổ kế toán tổng hợp.

+Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế.
-Ưu điểm: phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ kiểm kê, dễ đối chiếu
số liệu và dễ phát hiện sai sót trong ghi chép kế toán và công tác quản lý.
-Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi
chép nhiều, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng nên việc
lập báo cáo dễ bị chậm.
b.Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD : Trần Văn Hân

Sơ đồ 2:
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu
luân chuyển
Chứng từ nhập

Bảng kê nhập
VL

Thẻ kho

Sổ đối chiếu
luân chuyển


Chứng từ xuất

Ghi chú:

Kế toán
tổng hợp

Bảng kê xuất
VL

Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng

+Tại kho: Thủ kho mở thẻ cho từng danh điểm vật liệu và ghi theo chỉ
tiêu số lượng tương tự như phương pháp ghi thẻ song song.
+Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép
tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cả
năm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng. Cuối kỳ, kế toán lập bảng
kê nhập vật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng
lượng nhập của từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối
chiếu luân chuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.
-Ưu điểm: Phương pháp này dễ kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế
toán.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD : Trần Văn Hân

-Nhược điểm: Việc ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu
số lượng việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào
uối tháng nên trong trường hợp số lượng chứng từ của từng danh điểm
nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp khó khăn
và hơn thế nữa làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.
c.Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư.
Sơ đồ 3.
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư:
Thẻ kho
Chứng từ xuất

Chứng từ nhập

Sổ số dư

Bảng kê nhập

Bảng kê xuất

Bảng lũy kế xuất

Bảng lũy kế nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển

Ghi chú:


Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng

Sinh viên: Nguyễn Thị Hường

Lớp : KT 35A BS


×