Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Bài 4 QL xây dựng, đất đai và địa giới HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.94 KB, 29 trang )

H Ọ C V I Ệ N C Á N B ÔÔ
T H À N H P H Ố H Ồ C H Í M I N H

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ

TS. PHAN HẢI HỒ


TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Luật xây dựng năm 2014;
2. Luật đất đai năm 2013;
3. Luật quy hoạch đô thị năm 2009;
4.Các văn bản PL khác liên quan.


Nội dung

3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG

VỀ ĐẤT ĐAI

2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH
CHÍNH



I/. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm và đặc điểm QLNN về đất đai ở cơ sở;
2. Nguyên tắc QLNN về đất đai;
3. Phương pháp QLNN về đất đai;
4. Phân loại đất đai;
5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
6. Thẩm quyền QLNN về đất đai của UBND cấp xã.


1. Khái niệm và đặc điểm QLNN về đất đai
1.1. Khái niệm QLNN về đất đai
QLNN về đất đai là hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền trong việc sử dụng các PP, công
cụ QL thích hợp tác động đến hành vi của các tổ chức, cá nhân nhằm đạt mục tiêu QL, SD đất đai
tiết kiệm, hiệu quả và phát triển bền vững trên phạm lãnh thổ và địa phương.
1.2. Đặc điểm QLNN về đất đai
- QLNN về một TS mang tính đặc biệt;
- Chế độ sở hữu đất đai chi phối mọi hoạt động QL;
- NN sử dụng nhiều công cụ để QL (PL, QH, CS).


2. Nguyên tắc QL, sử dụng đất đai

1. Đúng thẩm quyền pháp lý;
2. Quản lý đất đai tập trung thống nhất;
3. Quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt;
4. Bảo đảm hài hoà về lợi ích;
5. SD đất tiết kiệm, có h.quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của
NSD.



3. Phương pháp QLNN về đất đai

1. Nhóm PP khoa học kỹ thuật chuyên ngành:
(1) Điều tra, quy hoạch, phân loại đất đai;
(2) Tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật địa chính;
(3) Thống kê, kiểm kê đất, XD cơ sở dữ liệu đất đai, ..v.v.
2. Nhóm PP khoa học quản lý hành chính:
(1) PP giáo dục, thuyết phục;
(2) PP kinh tế;
(3) PP hành chính;
(4) PP cưỡng chế.


4. Phân loại đất
Căn cứ mục đích SD mà đất được chia thành 3 nhóm :

1. Nhóm đất nông nghiệp
a) Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác);
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác.


4. Phân loại đất đai
2. Nhóm đất phi nông nghiệp

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm ngh.trang, ngh.địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
h) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước ch.dùng;
i) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa SD (chưa xác định mục đích SD:.


5.Quyền và nghĩa vụ của NSD đất
Quyền và nghĩa vụ chung của Người sử dụng đất:
- Về quyền (theo điều 166): Được cấp GCNQSD đất; hưởng thành quả LĐ, kết quả đầu tư; được
NN bảo vệ khi bị xâm hại, được bồi thường giá trị QSD khi nhà nước thu hồi đất, ..v.v;
- Về nghĩa vụ (theo điều 170): Sử dụng đúng mục đích, ranh giới; thực hiện kê khai đăng ký; thực
hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; giao đất cho khi nhà
nước thu hồi.


5.Quyền và nghĩa vụ của NSD đất
(1) Chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp;
(2) Chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của PL;
(3) Cho t.chức, hộ GĐ, cá nhân khác, người VN định cư ở nước ngoài đầu tư tại VN thuê QSDĐ;
(4) Để thừa kế, tặng cho QSDĐ theo quy định của PL;
(5) Thế chấp QSDĐ tại t.chức tín dụng, t.chức KT;
(6) Góp vốn = QSDĐ với t.chức, hộ GĐ, cá nhân, người VN định cư ở n.ngoài để hợp tác SX, KD;
(7) Nếu đất bị thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đ.tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư DA
thuê, góp vốn = QSDĐ đầu tư dự án để thực hiện theo quy định của CP.



6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
6.1. Lĩnh vực quy hoạch
- Phối hợp cùng cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên địa bàn;
- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất trên địa bàn;
- Rà soát, báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SD đất đến UBND cấp trên trực tiếp.
6.2. Lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, tái định cư
- Xác định nguồn gốc TS, thời điểm SD đất;
- Phối hợp với Cq liên quan: Tuyên truyền, thuyết phục NSD đất giao đất; thu thập nguyện vọng
của người có đất thu hồi; kiểm đếm TS, hoa màu trên đất, ..v.v.


6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
6.3. Lĩnh vực xác định nguồn gốc, tình trạng đất đai
-Xác định nguồn gốc, tình trạng đất đai khi làm các thủ tục HC về đất đai: Cấp giấy CNQSD đất;
chuyển quyền SD đất; bồi thường thiệt hại khi NN thu hồi đất;
6.4. Lĩnh vực quản lý đất công ích
- Trích lập quỹ đất công ích cấp xã trình HĐND duyệt;
- Quản lý, sử dụng quỹ đất công ích đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch SD đất;
- Ưu tiên cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nông nghiệp thuê tối đa không quá 5 năm khi quỹ
đất này chưa sử dụng.


6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
6.5. Lĩnh vực quản lý đất chưa sử dụng
- Quản lý, bảo vệ quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn và đăng ký vào hồ sơ địa chính;
- Đề xuất phương án SD đất bãi bồi ven sông, ven biển có diện tích chưa SD trình UBND cấp
huyện duyệt.
6.6. Lĩnh vực rà soát, thống kê, kiểm kê đất đai

- Rà hiện trạng SD đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn để xử lý các vấn đề liên quan;
- Phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định.


6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
6.7. Lĩnh vực quản lý hồ sơ địa chính
- Phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thiết lập, quản lý hồ sơ địa chính;
- Sử dụng, bảo quản, khai thác thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính theo quy định của PL.
6.8. Xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai
Cơ sở pháp lý:
- Luật xử lý VPHC năm 2012;
- NĐ số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều Luật xử lý VPHC;
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 14/12/2014 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.


6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
9. Lĩnh vực hoà giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai.
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hòa giải ở cơ sở.
-Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi
có đất tranh chấp để hòa giải.


6. Thẩm quyền QL đất đai của UBND cấp xã
6.9. Lĩnh vực hoà giải tranh chấp đất đai
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phải phối hợp với UBMTTQ cấp xã, các tổ chức thành
viên của MT, các tổ chức XH thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thời hạn
thực hiện thủ tục hoà giải tại UBND cấp xã không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu

giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và UBND cấp xã. Biên bản
hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.


II/. QLNN VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ

Học viên tự nghiên cứu:
- Giáo trình (từ trang 166 đến trang 185);
- Luật đất đai 2013;
- NĐ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của CP quy định chi tiết một số điều của luật tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- NĐ số 119/1994/NĐ-CP ngày 16/9/1994 của CP về quản lý hồ sơ địa giới hành chính;
- QĐ số 12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về phân định địa giới HC và lập HS địa giới HC các cấp.


III/. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng
2. Quản lý về cấp phép xây dựng;
3. Quản lý công trình xây dựng trên địa bàn;
4.Xử lý VPHC trong lĩnh vực xây dựng.

XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ


1. Khái niệm QLNN về xây dựng
QLNN về XD là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật và quy hoạch
đối với hoạt động XD thông qua các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn để
thiết lập trật tự quản lý trong lĩnh vực XD.

Phân tích các yếu tố cấu thành QLNN về XD:
- Chủ thể QL: Chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn;
- Khách thể: Trật tự QLNN về XD;
- Đối tượng QL: Các tổ chức, cá nhân có hđộng XD;
-Công cụ quản lý: Quy hoạch, PL, chính sách.


2. Quản lý về cấp phép xây dựng
2.1. Điều kiện cấp phép XD
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch SD đất được phê duyệt;
3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu khác theo quy định của PL;
4. Thiết kế XD công trình đã được th.định, phê duyệt;
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép.


2. Quản lý về cấp phép xây dựng
2.2. Thẩm quyền cấp phép XD
1. Bộ XD cấp GPXD đối với c.trình cấp đặc biệt;
2. UBND cấp tỉnh cấp GPXD đối với các c.trình XD cấp I, cấp II; c.trình tôn giáo; c.trình di tích LS-VH,
c.trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; c.trình trên các tuyến, trục đường phố chính
trong đô thị; c.trình thuộc dự án có vốn FDI. UBND cấp tỉnh được phân cấp cho Sở XD, ban QL khu
KT, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp GPXD theo chức năng, phạm vi QL;
3. UBND cấp huyện cấp GPXD đối với các c.trình, nhà ở riêng lẻ XD trong đô thị, trung tâm cụm xã,
trong khu bảo tồn, khu di tích LS-VH thuộc địa bàn do mình QL, trừ các c.trình XD do Bộ XD, UBND
cấp tỉnh cấp phép.


2. Quản lý về cấp phép xây dựng

2.3. Công trình được miễn giấy phép XD
- C.trình bí mật NN, c.trình XD theo lệnh khẩn cấp và c.trình nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên;
- C.trình thuộc dự án đầu tư XD được TTg, Bộ trưởng và tương đương, Ch.tịch UBND các cấp QĐ đầu
tư;
- C.trình XD tạm phục vụ thi công XD c.trình chính;
- C.trình XD thuộc dự án khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được
Cq NN có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế XD;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 Luật XD 2014.


2. Quản lý về cấp phép xây dựng
2.4. Xử lý công trình XD trước ngày 01/01/2015

Công trình đang tồn tại phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng sau khi giải phóng mặt
bằng không còn phù hợp về kiến trúc thì được phép tồn tại theo hiện trạng;

Trường hợp cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình thì phải thực hiện theo quy định của
Luật XD 2014.


3. Quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư XD công trình
3.1. Kiểm tra, rà soát quy hoạch XD
- Quy hoạch XD phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh
phù hợp với tình hình phát triển KT-XH; định kỳ rà soát quy hoạch XD là 10 năm đối với quy hoạch
vùng, 05 năm đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ
ngày quy hoạch XD được phê duyệt;
- UBND các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch XD đã được phê duyệt;
- Kết quả rà soát quy hoạch XD phải được BC bằng VB với CqNN có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
XD xem xét QĐ.



×