Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

khủng hoảng tài chính 2008 và tác động của nó đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.57 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1


MỤC LỤC

TRANG

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008
1.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng
1.2. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
1.3. Hậu quả cuộc khủng hoảng
1.4. Chính sách đối phó khủng hoảng
2. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế của một số

3
3
7
17
24

nước ở Châu Âu và Châu Á
2.1. Tác động tới các nước Châu Âu


2.2. Tác động tới các nước Châu Á
3. Ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế Việt Nam
3.1. Tình hình kinh tế Việt Nam 2005-2008
3.2. Tác động của khủng hoảng đến Việt Nam
3.3. Kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng
3.4. Một số bài học kinh nghiệm
3.5. Một số gợi ý về chính sách nhằm giảm thiểu tác động
của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam

2

27
27
31
35
35
43
51
62
64


1. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008
1.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, theo Alan Greenspan (cựu Thống đốc
Quỹ Dự trữ Liên bang Mĩ FED), là khủng hoảng kinh tế lớn nhất, là cuộc đại suy thoái
của thế kỉ XXI kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933, thế kỉ XX.
Bắt đầu bằng việc sụp đổ của thị trường trái phiếu phái sinh bất động sản
(Mortgage Backed Securities – MBS), cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng ra
khắp thế giới. Nhiều ngân hàng lớn và công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới đã phá sản

hoặc được giải cứu. Từ tháng 10/2008 nguồn tài chính thế giới đóng băng, các nền kinh
tế lớn nhỏ đã chao đảo theo chiều suy thoái. Ngày 08/03/2009, Ngân hàng Thế giới đã
đưa ra cảnh báo: Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II, GDP toàn cầu năm 2009 sẽ sụt
giảm và điều này sẽ tác động tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Điều này cho
thấy, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lần này thực chất là những biểu hiện rõ nét của
một quá trình khủng hoảng rất lâu trước đó. Dưới đây là chuỗi những sự kiện chính, nổi
bật gây nên tình trạng khủng hoảng như hiện nay, qua đó có thể thấy khủng hoảng đã
được hình thành như thế nào.
Năm 2000: Bong bóng Dot-com vỡ, Cục dự trữ liên bang Mĩ đã hạ lãi suất cho
vay qua đêm liên ngân hàng để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, nhất là từ sau thảm họa
khủng bố 11/09/2001.
Từ tháng 05/2001 đến 12/2002: Lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5%
xuống còn 1,75%, tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo  đi vay ồ ạt kể cả nhằm
mục đích đầu cơ  hình thành nên bong bóng nhà ở.
Năm 2002- 2004: Giá cả nhà đất tại các bang Arizona,California, Florida,
Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
Năm 2004-2006: Lãi suất ở Mỹ tăng từ 1% lên 5,35%, thị trường địa ốc Mỹ bắt
đầu xuống giá. Các khoản vay địa ốc dưới chuẩn không trả được tăng vọt đến mức
báo động.
Năm 2007: Các ngân hàng lớn lần lượt báo cáo lỗ do dính vào các khoản vay loại
này. Đây là những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên.
+ Năm 2007, ngân hàng IndyMac lỗ 614 triệu USD.
3


+ Fannie Mae khoản lỗ 3,6 tỷ USD trong quý 4/2007, là một sự đảo ngược so với
khoản lãi 826 triệu USD trong quý 1/2007.
+ 1/8/2007, hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong những
tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall, tuyên bố
phá sản.

+ Ngày 17/08: Cục dữ trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiếu khấu 50 điểm cơ
bản, từ mức 6.25% xuống 5.75%.
+ Ngày 18/09: Cục dự trữ Liên bang tiếp tục hạ mức hệ số chiết khấu 50 điểm cơ
bản xuống còn 5.25%.
+ 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi
nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ
USD. Giám đốc điều hành Citigroup, Charles Prince, từ chức vào ngày 4/11.
+ Ngày 31/10: Cục dự trữ liên bang hạ Mỹ lãi suất quỹ liên bang từ mức 25 điểm
xuống 4.5%.
+ Tháng 11: Cục dự trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay
với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của cục dự trữ liên bang kể từ 19/9/2001
(50,35 tỷ đô la).
+ Ngày 11/12: FED hạ lãi suất quỹ liên bang xuống còn 4.25%.
+ Tháng 12/2007: Tổng thống Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ cho thêm 1,2 triệu
chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng.
+ Tháng 12-2007, ngân hàng đầu tư Bear Stearns công bố mức lỗ quí 4-2007 là
854 triệu đôla, tương đương 6,9 đô la/cổ phiếu; đồng thời thất thoát 1,9 tỉ đô la đầu tư
vào cổ phiếu cầm cố.
Năm 2008:
Theo Moody's Economy.com, từ tháng 8 năm 2007 tới đầu tháng 8 năm 2008,
các định chế tài chính toàn cầu đã thua lỗ tổng số tiền khoảng 925 tỷ USD vì khủng
hoảng tín dụng, tương đương 3% tổng tài sản của họ. Trong số này, trầm trọng nhất là
khoản thua lỗ có thể lên tới 525 tỷ USD liên quan đến các khoản cho vay địa ốc.

4


+ 11/1/2008: Bank of America - Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn
hoá thị trường, đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng
cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn.

+ 17/3/2008: Bear Stearns - ngân hàng lớn thứ năm ở Wall Street, mới năm ngoái
có giá khoảng 18 tỉ đô la, phải bán cho JP Morgan Chase với giá 2 đô la/cổ phiếu so với
giá 172 đô la/cổ phiếu đầu năm 2007. Fed đứng đằng sau cho vay 29 tỉ đô la để bảo lãnh
các khoản nợ khó đòi. Mức giá xấp xỉ 240 triệu USD mà JPMorgan trả cho Bear Stearns
bao gồm cả tòa nhà trụ sở cao chọc trời của tập đoàn này tọa lạc trên Đại lộ Madison.
+ Tháng 04/2008: IMF thông báo đã chịu thua lỗ 945 tỉ USD cho cuộc khủng
hoảng tài chính. Bộ trưởng các nước G7 tán thành đề xuất đưa ra các điều chỉnh tài
chính mới để chống lại cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng.
+ 11/7/2008: Ngân hàng IndyMac Bancorp với tài sản 32 tỉ bị đặt dưới quyền
kiểm soát của Fed, sau đó tuyên bố phá sản. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân
hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD
trong vòng 11 ngày.
+ 6/9/2008: Fed nắm quyền kiểm soát Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn
bảo lãnh tín dụng địa ốc lớn nhất Mỹ.
+ 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại
chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
+ 14/9/2008: Bank of America cho biết mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cổ
phiếu sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers. Trong khi đó, FED bơm
hơn 70 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ.
+ 15/9/2008: Ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers với 158 năm
lịch sử hoạt động, có vốn cổ phần khoảng 28 tỷ USD, có 26 ngàn nhân viên, quản lý
lượng tài sản 600 tỷ USD, đã tuyên bố phá sản. Đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ.
Merrill Lynch, ngân hàng đầu tư có gần 100 năm lịch sử, 60 ngàn nhân viên,
quản lý tổng tài sản 1,6 ngàn tỷ USD, lo sợ số phận tương tự Lehman Brothers. Với
khoản nợ 900 tỷ, sau khi tuyên bố lỗ 40 tỷ đô la, tự cứu bằng cách phải bán cho Bank of
America Corp với giá 50 tỉ đô la.

5



American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng
thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
FED tiếp tục bơm thêm 70 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng của Mỹ. Thêm vào
đó, FED cũng cung cấp cho thị trường những khoản vay trực tiếp bằng tiền mặt và trái
phiếu kho bạc.
+ 16/9/2008: FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản USD ở mức 2% trong
tương lai gần. Đồng thời, Fed đồng ý cho AIG vay 85 tỉ đô la đổi lại quyền nắm giữ
80% cổ phần của hãng bảo hiểm này. FED đã cứu AIG, công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ
và thế giới, có tài sản 1,1 ngàn tỷ USD, 74 triệu khách hàng ở 130 nước trên thế giới và
116 ngàn nhân viên, khỏi bờ vực phá sản.
Năm 2009: các công ty, ngân hàng cố gắng vực dậy sau khủng hoảng. Và Chính
phủ Mĩ cũng đã nâng gói giải cứu kinh tế lên 787 tỉ USD
+ Ngày 30/04: Chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính, hãng chế tạo ô tô lớn
thứ ba của Mỹ Chrysler tuyên bố nộp đơn bảo hộ phá sản. Khi Tổng thống Mỹ Barack
Obama buộc Chrysler nộp đơn xin phá sản, đối thủ của Chrysler là GM vẫn đang vật
lộn với những đòi hỏi của Chính phủ Mỹ để được nhận tiền cứu trợ.
+ Ngày 01/05: Quỹ đầu tư bất động sản và cho vay thế chấp nhà Thornburg
Mortgage nộp đơn bảo hộ phá sản.
+ Ngày 01/06: General Motors chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản
+ Ngày 01/11: Tập đoàn tài chính CIT - một trong những ngân hàng hàng đầu
nước Mỹ chuyên cho vay đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã công bố phá sản.
CIT đã không thể gượng dậy với những khoản nợ khổng lồ từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính. Vụ phá sản này còn làm thiệt hại lớn cho chính phủ Mỹ khi đã bỏ 2,33 tỷ USD
vào CIT.
Trên đây là những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ. Không chỉ dừng
lại ở đây, cuộc khủng hoảng này còn lan sang các khu vực khác trên thế giới với hậu
quả tương tự.

6



1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng gắn kết 2 nhóm người lại với nhau. Đó là những
người sở hữu nhà và các nhà đầu tư. Những người sở hữu nhà đại diện cho các khoản
vau thế chấp của họ, những nhà đầu tư đại diện cho tiền của họ. Đầu tiên xuất phát từ
nhu cầu muốn mua nhà của các hộ gia đình bằng phương pháp tiết kiệm để trả góp,
những hộ gia đình liên hệ với những người môi giới bất động sản. Những người môi
giới sẽ giúp họ kết nối với các công ty cho vay mua nhà. Trong khi người môi giới nhận
được tiền hoa hồng thì hộ gia đình mua được nhà và trở thành chủ sở hữu , đôi bên đều
được hưởng lợi bởi trên thực tế giá bất dộng sản từ trước đến nay vẫn không ngừng tăng
lên (giai đoạn 2001 đến 2005).
Year
2001
2001
2001
2001
2002
2002
2002
2002

QRT
1
2
3
4
1
2
3

4

S&P/Case- Shiller National Home Price Index
109,27
112,69
115,50
116,23
118,00
122,24
126,13
128,58
7


2003
2003
2003
2003
2004
2004
2004
2004
2005
2005
2005
2005

1
2
3

4
1
2
3
4
1
2
3
4

130,48
134,20
138,41
142,29
146,26
152,92
158,53
163,06
169,19
176,70
183,08
186,97

Cho đến một ngày, công ty cho vay mua nhà nhận được lời đề nghị của các ngân
hàng đầu tư muốn mua lại các khoản thế chấp đó. Các công ty cho vay chấp thuận và
bán lại cho các ngân hàng với một mức gia rất hợp lí. Do đó, ngân hàng tiếp tục mua
hàng triệu đô tương ứng với hàng trăm nghìn khoản vay thế chấp, đóng gói các khoản
vay thành một loại công cụ tài chính mới gọi là giấy nợ đảm bảo bằng tài sản, gọi tắt là
CDO (Collateralized Debt Obligation) . Những nhân viên ngân hàng sẽ phân loại CDO
thành 3 phần chính: An toàn, chấp nhận được và rủi ro. Các CDO hoạt động theo tuần

tự, các dòng tiền mà các hộ gia đình trả góp được phân đầy vào nhóm an toàn, sau đó
mới đến nhóm rủi ro cuối cùng. Do vậy, nếu như các hộ gia đình không trả được nợ,
đồng nghĩa với việc nhóm càng ở sau càng không được các dòng tiền chảy vào. Đó là
nguyên nhân mà nhóm rủi ro nhận được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tương tự nhóm chấp
nhận được có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Nhóm an toàn được các ngân hàng đầu tư bảo

8


hiểm cho nó một khoản tiền nhỏ được gọi là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
(Credit Default Swap).
Trong khi đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ xếp hạng lần lượt các ngăn trên
cùng là AAA, mức an toàn nhất. Ngăn chấp nhận được được xếp hạng BBB và không
xếp hạng cho ngăn cuối cùng. Các ngân hàng sẽ bán ngăn AAA cho các nhà đầu tư
thích an toàn, bán nhóm BBB cho các nhà đầu tư khác, và nhóm rủi ro cho các nhà đầu
tư ưa mạo hiểm. Nhờ việc này mà các ngân hàng kiếm được hàng triệu đô la, sau đó họ
hoàn trả tiền vay của mình.
Các nhà đầu tư nhận thấy rằng, so với lãi suất 1% tiền gửi ngân hàng mà nhà
nước công bố, thì việc đầu tư vào các CDO còn có lãi suất cao hơn nhiều. Do vậy, các
nhà đầu tư yêu cầu các ngân hàng đầu tư nhiều CDO hơn. Ngân hàng yêu cầu các công
ty cho vay mua nhà nhiều hợp đồng thế chấp hơn nữa. Tuy nhiên, người môi giới không
thể tìm được hơn các hợp đồng mới vì các hộ gia đình có yêu cầu đủ điều kiện đều đã
mua nhà hết. Cầu cao mà cung ít, công ty cho vay mua nhà nhận thấy, nếu các khách
hàng không trả được nợ thì bên cho vay có quyền phát mại tài sản. Trong khi giá nhà
đất tăng lên từng ngày thì việc khách hàng có trả được nợ hay không không còn là vấn
đề chính. Vì vậy, họ cho them rủi ro vào các điều khoản vay nợ: không đòi hỏi trả định
kì, không chứng minh thu nhập, không giấy tờ phức tạp… Thay vì tạo ra các hợp đồng
đúng chuẩn, các công ty cho vay mua nhà đang tạo ra các hợp đồng dưới chuẩn. Hệ
thống này hoạt động hiệu quả đến mức không công ty, ngân hàng, nhà đầu tư nào nhận
ra mức độ rủi ro mà họ đang phải gánh chịu.

Không lâu sau đó, các hộ gia đình không trả được nợ, ngân hàng tịch thu tài sản
và dòng tiền trả góp trở thành ngồi nhà, ngân hàng phát mại nó thành công. Tuy nhiên,
càng nhiều hộ gia đình không trả được nợ, càng nhiều ngôi nhà bị tịch thu, cung lớn hơn
cầu làm cho giá nhà trượt dốc thảm hại. Những hộ gia đình đang tích cực trả góp đều
đặn cũng chấm dứt hợp đồng vì giá trị họ phải trả cao gấp nhiều lần so với giá trị hiện
tại. Các ngân hàng đầu tư vỡ nợ vì không bán được các CDO để trả nợ cho các ngân
hàng cho vay tiền. Những nhà môi giới mất việc. Các công ty cho vay mua nhà cũng
chịu tình cảnh tương tự. Cả hệ thống tài chính đều rơi vào tình trạng đóng băng.
1.2.1. Hội chứng thích sở hữu nhà của người dân Mỹ
9


Hôi chứng này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Mỹ. Mặc dù nhiều nơi
trên đất Mỹ, số tiền phải bỏ ra để thuê một căn nhà trong 1 tháng chỉ bằng một nửa tiền
trả góp thế chấp hàng tháng, nhưng người dân Mỹ vẫn sẵn sàng thế chấp để sở hữu
những căn nhà cho riêng mình. Tỷ lệ sở hữu nhà toàn liên bang tăng từ 64% năm 1994
lên 69,2 % năm 2004. Thậm chí nhiều người còn vay tiền ngân hàng để mua nhà và lấy
chính ngôi nhà làm vật thế chấp. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu như khách hàng
không thanh toán được các khoản nợ thì sẽ bị đuổi ra khỏi chính ngôi nhà của mình.
Mặc dù rất mạo hiểm nhưng tỷ lệ người dân sử dụng hình thức này ngày càng tăng cao.
Từ năm 2002 đến năm 2007, nợ cầm cố đã tăng lên 23%.
Chính vấn đề này đã làm cho các nhà đầu tư tin rằng, giá nhà đất sẽ không thể
giảm, do đó nhà đất là lĩnh vực đầu tư tốt, đem lại lợi nhuận cao và có hiệu quả lâu dài.
Trong khi đó, tiết kiệm của người dân chỉ đạt mức 1-2%, rất thấp so với GDP.
1.2.2. Các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn
Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay cho các đối tượng có mức tín
nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công
ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt
trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ
đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn

chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro
tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn.
Vào đầu năm 2004, theo Micheal Burry, một nhà đầu tư trái phiếu, các tiêu chuẩn
cho vay không chỉ giảm, mang tính rủi ro cao mà còn chạm đáy tiêu chuẩn. Trên thị
trường còn xuất hiện các hợp đồng “ thế chấp dưới chuẩn, lãi suất thả nổi, trả dần, âm
chỉ trả lãi”. Tức là người mua nhà không phải bỏ ra một xu nào, dồn lãi vay nợ ngân
hàng vào số dư vốn gốc. Điều này thực sự có nguy cơ vỡ nợ cao gần 100%, vì những
khách hàng tìm đến loại hợp đồng này chủ yếu là từ các hộ gia đình, cá nhân không có
thu nhập, hoặc thu nhập không đều đặn, thật khó để cuối kì hạn trả được gôc và lãi. Tuy
nhiên, các công ty cho vay mua nhà lại cố gắng mở rộng các hợp đồng thế chấp tương
tự. Đội ngũ những nhà tài chính dưới chuẩn ban đầu dã bị nhấn chìm bởi một phần nhỏ
các khoản vay mà họ thực hiện vẫn được lưu trong sổ sách.
10


Thị trường thế chấp dưới chuẩn nhen nhóm từ các khu vực ngoại ô và nhanh
chóng lan rộng khắp toàn nước Mỹ. Sự hấp dẫn của các khoản lợi nhuận lớn đã làm cho
những thành phần tham gia vào bộ may sản xuất hợp đồng thế chấp bất động sản không
xem xét đến các tình huống rủi ro nhất có thể xảy ra. Tất cả công ty cho vay dưới chuẩn
phát triển rất nhanh, đồng thời sử dụng phương pháp hạch toán kế toán giấu đi sự
thực,trong khi doanh thu chỉ là các con số ảo do kế toán viên lập ra. Việc cho vay nợ
một cách thoái quá trong thời gian ngắn đã dẫn đến mất kiểm soát chất lượng tín dụng.
Vào năm 1990, với 30 tỷ đô là, đó là một năm lớn đối với hoạt động cho vay dưới
chuẩn. Năm 2000, có 130 tỷ đô cho vay thế chấp dưới chuẩn,trong đó 55 tỷ đô giá trị
của các khoản vay này được đóng gói thành các trái phiếu thế chấp. Theo biểu đồ trên,
năm 2003 là năm chứng kiến sự tăng vọt về quy mô các hợp đồng thế chấp dưới chuẩn.
Vào năm 2005, có 625 tỷ đô trong đó 507 tỷ đô trong số này dưới dạng trái phiếu thế
chấp. 500 tỷ đô dưới dạng trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp dưới chuẩn trong 1 năm
duy nhất. So với năm 2002, doanh số cho các hợp đồng dưới chuẩn là xấp xỉ 200 tỷ đô
la thì năm 2006 đã đạt mức khoảng 700 tỷ, tăng lên 3,5 lần.

1.2.3. Chứng khoán hóa
Các CDO của các ngân hàng đầu tư là 1 sản phẩm của quá trình chứng khoán
hóa. Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác
nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để
phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản-CDO). Chứng
11


khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà
chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng
khoán thanh khoản cao. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp
cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính
tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể
kinh tế trung gian giữa người đi vay và tổ chức tín dụng cho vay đóng vai trò trung
gian-môi giới, nên giúp cho người vay và tổ chức tín dụng dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra,
chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức
xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm
bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế,
chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.
Điển hình như các hợp đồng cho vay thế chấp dưới chuẩn. Nếu như tách riêng
các hợp đồng để đánh giá thì các hợp đồng dưới chuẩn sẽ bị đánh giá thấp, mang tính
rủi ro cao. Tuy nhiên các ngân hàng đầu tư đã xếp chúng vào 1 giỏ, là CDO, từ đó phân
loại CDO thành 3 thành phần chính. Mặc nhiên các hợp đồng không an toàn lại có thể
được xếp vào các nhóm an toàn để bán cho các nhà đầu tư. Không chỉ có nguyên nhân
từ ngân hàng, mà 1 phần nguyên nhân do sự thao túng của các tập đoàn xếp hạng tín
dụng nổi tiếng,uy tín hàng đầu thế giới như Moody và S&P cũng xếp hạng cao AAA
cho các nhóm trong khi chúng chỉ xứng đáng được BBB hoặc thấp hơn. Sự thao túng
này xuất phát từ việc chính các ngân hàng đầu tư chi trả tiền cho các công ty xếp hạng
tín dụng, không phải là các nhà đầu tư, nên đã xảy ra vấn đề rủi ro đạo đức. Mặc dù, các
tổ chức định mức tín nhiệm luôn khẳng định rằng họ tuân thủ một cách chặt chẽ những

quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhưng sự thật không phải như vậy. Tất cả thị trường tài
chính bị che mờ bởi các kết quả đánh giá tín dụng của ngân hàng, các nhà đầu tư lại
càng mua nhiều hơn. Nguồn cầu tăng khiến cung tăng đột biến. Những trái khoán như
CDO được mua đi bán lại trong thị trường sơ cấp, giá của các CDO ngày càng tăng lên,
tạo nên bong bóng CDO trong thị trường. Như Alan Greenspan đã nhận xét: “Chính quy
trình chứng khoán hóa những khoản vay mua nhà có chất lượng tín dụng thấp-chứ
không phải bản thân các khoản vay đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu gần
đây.”
12


Trong biểu đồ trên, giá trị của các trái phiếu thế chấp tăng hàng năm trong giai
đoạn 1997-2007, tăng từ 4000 tỷ đô la năm 2001 lên gần 7000 tỷ đô la năm 2007, tăng
1,75 lần. Trong năm 2007, quý 2, tổng giá trị thị trường trái phiếu thế chấp là 6,8 nghìn
tỷ đô la, trong đó 19,11% là các trái phiếu thế chấp dưới chuẩn, tương đương với 1,3
nghìn tỷ đô la.
1.2.4. Tỷ lệ lãi suất liên bang thay đổi liên tục
Nguyên nhân tác động trực tiếp đến cuộc khủng hoảng 2008 ở Mỹ, đó là việc Cục
dự trữ liên bang Mỹ Fed liên tục thay đổi lãi suất liên bang.

Biểu đồ sự thay đổi lãi suất của FED từ năm 2000-2008 (Nguồn: vneconomy.vn)

Sau đợt khủng hoảng Dot-com, để cứu nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái,
FED đã 11 lần cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75%. Chỉ số trên thị trường chứng
khoán NASDAQ giảm 70% đã dẫn tới việc nhiều người rút tiền ra khỏi thị trường cổ
phiếu và quay sang mua bất động sản với niềm tin rằng đấy là khoản đầu tư an toàn hơn.
Lãi suất thấp càng kích thích nhiều người đổ tiền vào thị trường nhà đất. Ngày
13



25/03/2003, lãi suất tại Fed tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 07 năm
1958 (0,68%). Bắt đầu từ giữa tháng 06/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất
định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. Và mức lãi suất này vẫn giữ
nguyên cho đến năm 2008, lãi suất lại một lần nữa giảm sâu xuống xấp xỉ 1% vào cuối
năm. Tuy nhiên, khi lãi suất đã có dấu hiệu tăng lên thì cho vay dưới chuẩn lại bùng nổ
phát triển mạnh mẽ.
Quay lại năm 1996, 65% khoản vay dưới chuẩn có lãi suất cố định. Có nghĩa là
những người đi vay dưới chuẩn điển hình có thế đang bị vắt kiệt, nhưng họ vẫn biết
được mỗi tháng họ nợ bao nhiêu tiền. Đến năm 2005, 75% các khoản vay dưới chuẩn có
lãi suất thả nổi và thường chỉ cố định trong 2 năm đầu tiên. Càng ngày các khoản cho
vay thế chấp với lãi suất thả nổi càng tăng lên. Cảm thấy sức nóng của thị trường tài
chính trong nước, trong năm 2006, 2007, lãi suất Fed không ngừng tăng làm cho lãi suất
các hợp đồng thế chấp này tăng theo, người dân không thể trả được nợ khiến cho tình
trạng vỡ nợ xảy tra, dấn đến khủng hoảng tài chính.
1.2.5. Công cụ đầu tư kết cấu
Nhiều tổ chức tín dụng của Mỹ đã lập ra các công ty con, gọi là các bộ phận mục
đích đặc biệt (hay SPV) để mua bán CDO. Điều này cho phép họ đặt CDO ngoài bảng
cân đối tài sản, và vì thế giảm nguy cơ bị các cơ quan giám sát tài chính nhắc nhở.
Citigroup là tổ chức đã phát minh ra cái gọi là công cụ đầu tư kết cấu (hay SIV) vào
năm 1988 và các tổ chức khác đã theo gương cho ra đời hàng loạt SIV. Công cụ đầu tư
kết cấu hoạt động theo hình thức huy động vốn ngắn hạn bằng việc phát hành thương
phiếu (commercial paper) với lãi suất thấp, đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm
bảo bằng tài sản (asset-backed securities) với lãi suất cao. Trên thực tế, hoạt động của
SIV không khác gì so với hoạt động ngân hàng thương mại. Nhưng các SIV này được
xem là hệ thống ngân hàng trong bóng tối. Họ đi vay bằng cách phát hành chứng khoán
ngắn hạn lãi suất thấp rồi cho vay lại bằng cách mua các chứng khoán dài hạn, nhất là
mua CDO, qua đó ăn chênh lệch. Tuy nhiên, khi lãi suất của chứng khoán dài hạn lại
thấp hơn lãi suất chứng khoán ngắn hạn thì các SIV này bị lỗ. Theo Moody (2008), tại
thời điểm tháng 7 năm 2008, giá trị tài sản của các SIV ước lên đến 400 tỷ dollar. Khi
hoạt động, các SIV này phải đối mặt với 2 rủi ro, đó là rủi ro vỡ nợ khi giá của các tài

14


sản dài hạn xuống thấp hơn giá trị của các khoản nợ ngắn hạn và rủi ro thanh khoản do
việc đi vay ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn.
Khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra, rồi lan tới các CDOs, người đi vay không
còn khả năng thanh toán thì các SIV này phải lâm vào tình trạng nguy cấp, dẫn tới phá
sản hàng loạt. Đến ngày 2-10-2008, Sigma Finance, SIV cuối cùng đã sụp đổ.
1.2.6. CDS- Hợp đồng hoán đổi tốn thất tín dụng (Credit Default Swaps)
Như đã nói ở trên, CDSs được các ngân hàng đầu tư mua để bảo hiểm cho các
nhóm hợp đồng tín dụng dưới chuẩn thuộc nhóm an toàn, được xếp hạng AAA. CDSs
được mua để đề phòng cho trường hợp người đi vay không thanh toán được nợ. Do đó
có thể phân trải rủi ro trên khắp toàn cầu. Tuy nhiên, trên thị trường tài chính xuất hiện
nhiều loại CDSs hơn, do CDSs không có yêu cầu cầm cố bất cứ tài sản nào, cũng có thể
sử dụng cho các mục đích đầu cơ.
Do ngày càng có nhiều các công ty của Mỹ không thanh toán được số chứng
khoán phát hành khi suy thoái kinh tế ngày một lún sâu nên sự đổ vỡ của các CDS là
điều không thể tránh khỏi. Dẫn đến việc các công ty bảo hiểm phát hành các CDSs
không có đủ khả năng thanh toán các khoản tiền đền bù bảo hiểm cho các hợp đồng tín
dụng dưới chuẩn. Sự sụp đổ của các công ty bảo hiểm góp phần vào phản ứng dây
chuyền sự đổ vỡ của các định chế tài chính, hoàn toàn có thể dẫn đến khủng hoảng tài
chính.
1.2.7. Các nhà đầu tư mua bán khống
Trên thị trường chứng khoán, hoạt động bán khống diễn ra như sau: Các nhà đầu
tư bán khống cho rằng một cổ phiếu được định giá quá cao nào đó sẽ mất giá mạnh
trong thời gian tới. Do đó, họ mượn cổ phiếu này từ một công ty môi giới và bán ra luôn
khi mức giá còn cao. Nếu giá sụt giảm, họ sẽ mua lại cổ phiếu này và trả lại cho công ty
môi giới và thu lời. Còn trong trường hợp giá cổ phiếu đó tăng, họ vẫn phải mua lại cổ
phiếu để trả cho công ty môi giới, nhưng phải chịu lỗ. Hoạt động bán khống được nhận
thấy rõ nét nhất ở thời điểm khi mà bất kỳ một thời kỳ bong bóng đầu cơ nào đó bắt đầu

đi vào hồi kết thúc, khi mà giá hàng hóa hoặc cổ phiếu đã ở đỉnh.
Giới quan sát cho rằng, các nhà đầu tư bán khống là các nhà đầu tư đoán được
chắc rằng trái phiếu của các tập đoàn sắp sụp đổ, ở đây là các cổ phiếu của những tập
15


đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ giảm. Một khi giới đầu tư bán khống đặc biệt
“yêu thích” một loại cổ phiếu nhất định nào đó, lệnh đặt bán của họ sẽ ngập thị trường,
họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra và giá cổ phiếu đó “mất phanh”.
1.2.8. Khủng hoảng niềm tin
Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ thảm khốc của
niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những
giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài
sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy
mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường
xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ. Thị trường tài chính xoay quanh trục
nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của
Lehman Brother là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và
dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
1.2.9. Các nguyên nhân khác
Xét về chính sách kinh tế của Mỹ, trong bối cảnh chung của các nước trên thế
giới đang thực hiện chính sách tự do hóa kinh tế, Chính phủ Mỹ còn thực hiện chính
sách nới lỏng tiền tệ trong thời gian dài. Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái
kinh tế năm 2001 và ảnh hưởng từ cuộc khủng bố 11/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã
liên tiếp giảm lãi suất liên ngân hàng (từ 6,5% xuống còn 1,75%), theo đó, lãi suất cho
vay của tín dụng thứ cấp cũng giảm xuống thấp. Chính sách nới lỏng tiền tệ (chính sách
đồng USD rẻ) đã kích thích người dân vay tiền mua nhà và các tổ chức tín dụng thì sẵn
sàng cho vay, đầu tư mạo hiểm.
Thêm vào đó, sự buông lỏng trong cơ chế quản lý nhà nước, Mỹ cho phép ngân
hàng thương mại hoạt động đa năng và rộng khắp cả nước, thay vì hạn chế mỗi ngân

hàng ở một bang, ngân hàng được phép hoạt động trên khắp liên bang. Các ngân hàng
được phép hoạt động như một công ty đầu tư tài chính. Các công cụ tài chính mới xuất
hiện không chịu sự kiểm soát của bất kì ràng buộc nào, kể cả việc thu thập chính thức
các thông tin thông kê về chúng để theo dõi. Mục đích chính là để cho các hoạt động
đầu cơ rủi ro xảy ra, cho phép bán khống. Đây là nguyên nhân mà các loại chứng khoán

16


trên thị trường dẽ dàng bị giảm giá, gián tiếp làm cho cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh
hơn và nghiêm trọng hơn.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Mỹ đứng đầu thế giới. Đồng đô là
chiếm tỷ trọng lớn trong rổ dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới. Khi cuộc khủng
hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ sẽ làm cho đồng đô la bị mất giá. Từ đó, kéo theo sự phá
sản của các ngân hàng và hệ thống tài chính của các nước trên thế giới, càng làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
1.3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
1.3.1. Hệ thống tài chính sụp đổ
Số các ngân hàng bị phá sản, sát nhập, giải thể hoặc bị quốc hữu hóa tăng lên
nhanh chóng. Trong năm 2008, tại Mỹ đã có 25 ngân hàng bị phá sản, riêng từ ngày
15/09/2008 đến cuối năm 2008 là 15 ngân hàng. Từ đầu năm 2009 đến 24/07/2009 thì
số ngân hàng bị phá sản càng tăng mạnh hơn, lên đến 64 ngân hàng. Từ 22/02/2008 đến
29/03/2009 thì tổng số ngân hàng của Mĩ và các nước EU bị mua lại là 33.
Có thể nói, sự sụp đổ của Lehman Brother trước ngày 15/09 là bước ngoặt tạo
nên tình trạng hỗn loạn trong hệ thống tài chính. Thị trường tài chính trở nên hỗn loạn,
người ta trở nên nghi ngờ và đánh mất niềm tin vào các ngân hàng, các tổ chức tài
chính. Chính những người cho vay cũng từ chối những người đi vay vì sợ họ sẽ vỡ nợ
và không có khả năng chi trả. Tất cả đều muốn tháo chạy. Một loạt các ngân hàng, các
tổ chức tài chính không chỉ tại Mĩ mà cả tại Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan,.. sụp đổ, phá
sản hoặc bị sát nhập, bị quốc hữu hóa. Cổ phiếu của các ngân hàng này cũng tức thì suy

giảm. Sự khan hiếm tín dụng trở nên tồi tệ hơn. Các nền kinh tế đang nổi cũng không
khỏi bị tác động vì các nước này sử dụng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là từ
Mĩ và các nước EU.

17


Biểu đồ nợ dự tính của các ngân hàng trong năm 2007

Theo biểu đồ trên, nợ trong năm 2007 dự tính của Citibank đạt gần 90 tỷ đô la,
ngay sau đó là JP Morgan Chase đạt gần 80 tỷ đô la. Ngành ngân hàng đang đối mặt với
khoản lỗ khổng lồ như là kết quả của cuộc khủng hoảng dưới chuẩn. Trong khi đó, các
ngân hàng đã công bố 60 tỷ đô la giá trị thiệt hại là của các trái phiếu thế chấp dưới
chuẩn đã bị sụt giảm về giá trị. Các ngân hàng như là đại diện của hệ thống tài chính
đang đóng bang, cần có sự can thiệp hỗ trợ tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để lấy
lại tính thanh khoản cho ngân hàng.
1.3.2. Thị trường chứng khoán chao đảo, suy giảm mạnh mẽ

Biểu đồ thay đổi giá trị hiện thời của các trái phiếu thế chấp được phân loại bởi S&P năm 2007
(Chỉ giá trị thế chấp bằng BĐS được phát hành vào tháng 1 năm 2007)

Tại Mỹ, những trái phiếu đã giảm mạnh về giá trị trong năm 2007 theo biểu đồ
trên. Ngay cả các trái phiếu thế chấp dưới chuẩn mà được S&P đánh giá là AA và A
cũng bị rớt giá thảm hại, xuống còn chưa đến 50% so với giá trị đầu năm. Đối với các
loại trái phiếu được xếp hạng BBB và BBB- chỉ con 20% giá trị. Người ta ước tính tổn
thất của các tổ chức tài chính do cuộc khủng hoảng gây ra vào khoảng 220 đến 440 tỷ
USD, trong khủng hoảng 1000 tỷ trái phiếu dưới chuẩn được đánh giá lại.
Quốc gia
Việt Nam
Mỹ

Pháp
Anh

Chỉ số
VN-Index
HASTC-Index
.DJI
.NDX
.GSPC
.FCHI
.FTSES

12/09/08

12/1/09

476.00
160.62
11,421.99
1,767.13
1,251.70
4,332.66
5,416.73

312.18
105.71
8,473.97
1,201.13
870.26
3,246.19

4,426.19
18

Mức tăng giảm so với 12/9
± Điểm
±%
(163.82)
-34.42%
(54.91)
-34.19%
(2,948.02)
-25.81%
(566.00)
-32.03%
(381.44)
-30.47%
(1,086.47)
-25.08%
(990.54)
-18.29%


Nga
Thái Lan
Úc
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
Hồng Kông


.RTX
.SETI
.AORD
.N225
.KS11
.SSEC
.HSI

1,991.10
654.34
4,957.10
12,214.76
1,477.92
2,079.67
19,352.90

1,014.33
452.80
3,624.00
8,413.90
1,156.75
1,900.35
13,971.00

(976.77)
(201.54)
(1,333.10)
(3,800.86)
(321.17)
(179.33)

(5,381.90)

-49.06%
-30.80%
-26.89%
-31.12%
-21.73%
-8.62%
-27.81%

Diễn biến TTCK toàn cầu (từ ngày 12/9/08 đến 12/01/2009)

Trong năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng nên thị trường chứng khoán
toàn cầu đã mất khoảng 17 nghìn tỷ USD do sự sụt giảm giá trị của các chứng khoán.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, thị trường chứng khoán của Nga chứng kiến sự sụt giảm
chỉ số chứng khoán mạnh nhất là -46,06%. Tại một số thị trường lớn kể từ khi bắt đầu
cuộc khủng hoảng (12/09/08) đến 12/01/2008 thì hầu hết chỉ số chứng khoán của các
quốc gia đều giảm như Mỹ: chỉ số Dow Jones giảm 25,81%, chỉ số Nasdas giảm
32,03%; chỉ số S&P 500 giảm 30,47%; chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%; chỉ số
Nikkei 225 của Nhật giảm 31,12%...
Nguyên nhân chính là khủng hoảng tài chính làm các nhà đầu tư không còn cách
nào khác phải bán tháo đi các chứng khoán mà họ đang nắm giữ nhằm tránh tạo ra thêm
tổn thất cho chính họ vì tất cả các đáu hiệu đều cho thấy chỉ số tài chính không những
không có dấu hiệu khả quan mà còn có dấu hiệu tụt dốc không phanh.
1.3.3. Giá bất động sản giảm mạnh
Trong khi só lượng nhà bị tịch thu tăng lên, thì giá nhà đất lại sụt giảm mạnh do
cùng nhiều hơn cầu thực tế.

19



Quý 3 năm 2006 là mốc bắt đầu sự sụt giảm không phanh của giá bất động sản.
tại quý 3 năm 2006, giá nhà đất có tốc độ tăng là 13% thi đến năm 2007, con số đó đã
dừng ở múc -10%. Tính riêng tại Mỹ, trong tháng 11 giá bất động sản giảm từ 21% đến
50%, cụ thể ở một số khu vực như: 50% ở Contra Costa; 38% ở Solano, 37% ở
Alameda, 34% ở Santa Clara, 34% ở Solano, 28% ở Marin, 28% ở Napa, 26% ở San
Mateo và 21% ở San Francisco. Bang California năm 2008 giá BĐS chỉ còn -33% so
với năm 2007.
Địa điểm
Năm 2007 (%)
Bang California
+75%
Miền Đông nước Mỹ (Boston)
Anh
Latvia
+20%

Năm 2008 (%)
-33%*
-10% (lượng giao dịch BĐS giảm 19%)
-13% so với tháng 3/2008
-24%

Biến động giá bất động sản năm 2007 và 2008

1.3.4. Giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới đều giảm mạnh
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của các nước trên thế giới.
Ngoài ra, Mỹ cũng là nơi sản xuất nhiều mặt hàng chủ chốt cho thế giới. Do vậy khi Mỹ
rơi vào trạng thái khủng hoảng, kéo theo đó là nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất

và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu
dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ
lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm
2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộckhủng hoảng giá lương thực toàn cầu.

Giá dầu (USD/thùng) từ năm 1998 đến cuối năm 2008

20


Giá dầu liên tục tăng không ngừng từ những năm 1998, giá dầu lên tới đỉnh điểm
đạt 140 USD/thùng trong giữa năm 2008. Tuy nhiên, ngay sau đó, giá dầu tụt dốc xuống
chỉ còn mức chưa đến 50 USD/ thùng vào cuối năm 2008, giảm gần 3 lần. Nguyên nhân
là do lượng cầu giảm mạnh trong khi lượng cung không thay đổi, thậm chí còn nhiều
hơn khi nền kinh tế thế giới xấu đi.
Chỉ tiêu
1. Giá hàng hoá
- Giá vàng
- Giá dầu mỏ
- Giá thép xây dựng
- Giá ngũ cốc
- Giá cao su
- Giá đường
- Giá Ga
- Giá phân Urê
- Giá gạo
- Cà phê
2. Libor kỳ hạn qua đêm
3. Tỷ giá
- EUR/USD

- GBP/USD
- USD/JPY
- USD/CNY

12/09/08

12/01/09

Tăng giảm so với 12/9
Số tuyệt đối
±%

763.45
101.19
44680.00
457.40
420.00
376.20
118.64
770.00
700
1703.40
2.15

820.25
37.62
30930.00
349.10
228.25
339.10

58.20
215.00
540.00
1485.00
0.10

56.80
-63.57
-13750
-108.30
-191.75
-37.10
-60.44
-555.00
-160
-218.40
-2.04

7.44
-62.82
-30.77
-23.68
-45.65
-9.86
-50.94
-72.08
-22.86
-12.82
-2.04


1.42
1.79
107.92
6.8370

1.32
1.47
89.25
6.84

-0.10
-0.32
-18.67
0.00

-6.99
-18.06
-17.30
0.00

Diễn biến giá cả hàng hoá thế giới (Từ 12/09/2008 đến 12/01/2009)
(Nguồn: Thomson Reuters, tính toán của Phòng NCKT )

Từ bảng trên có thể thấy, lãi suất Libor biến động mạnh. Lãi suất Libor kỳ hạn
qua đêm tăng kỷ lục 6,87%/năm ngày 30/9/2008, giảm xuống mức thấp kỷ lục là
0,11%/năm vào ngày 19/12/2008, xuống 0,1%/năm vào ngày 12/1/2009.
Trong khi đó, đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác. Những diễn biến
ngoài dự đoán của thị trường tài chính làm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế giới tăng đột biến, đẩy
đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu

khủng hoảng đến 12/01 lên giá 6,99% so với EUR; lên giá 18,06% so với GBP; nhưng
giảm giá 17,3% so với JPY và ổn định so với CNY. So với các đồng tiền khác của các
nền kinh tế đang nổi như Hàn Quốc, Mexico... thì đồng USD cũng lên giá mạnh sau thời
21


điểm tháng 09/2008. Vì các quốc gia này sử dụng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài cho
tăng trưởng của mình, nên khi các nước lớn lâm nguy như Mĩ và EU, các nhà đầu tư
phải rút vốn của mình về, tập trung cho trụ sở chính tại các nước phát triển. Kết quả là
các nước này bị thiếu hụt lớn về nguồn vốn. Đồng thời, các nhà đầu tư khi rút về trụ sở
chính của mình thì lại bán ra các đồng tiền nội tệ ở các nền kinh tế đang nổi và mua
USD vào, làm cho cầu USD tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, để chống chọi với
khủng hoảng và nguy cơ suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương các nước này phải cắt
giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Điều này càng làm cho các đồng tiền này mất giá so
với đồng USD.

22


1.3.5. Suy thoái kinh tế trên diện rộng
GDP (%)

Unemployment (%)

Vụ tai nạn bất động sản cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn, với
các ngành công nghiệp xây dựng dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng của nó bằng một nửa,
với việc mất từ một đến hai triệu việc làm. Các ngành công nghiệp xây dựng chiếm
15% nền kinh tế Mỹ, nhưng đà suy giảm của thị trường bất động sản cũng chạm nhiều
ngành công nghiệp khác, cho các nhà sản xuất hiện của hàng hóa lâu bền, chẳng hạn
như máy giặt, và các cửa hàng DIY, như Home Depot. GDP của Mỹ giữa năm 2008 bị

âm, đến năm 2009, GDP đạt hơn -6%.Riêng tỷ lệ thất nghiệp thì năm 2008 bắt đầu xu
hướng gia tăng thất nghiệp toàn nước Mỹ. Năm 2008 tỷ lệ này là xấp xỉ 5,5%. Tháng
10/2008 cũng chứng kiến mức cắt giảm việc làm lớn nhất ở Mĩ kể từ tháng 1/2004,
157000 việc làm bị mất, vượt xa mức dự đoán của các nhà kinh tế là 100000 việc làm bị
mất. Năm 2009, con số này vượt ngưỡng 9%.
Inflation (%)

Nguồn : OECD

Bên cạnh đó, tiêu dùng của người Mĩ cũng giảm sút nghiêm trọng. Tháng 9 mức
giảm bán lẻ là 1,2%, tháng 10 tiếp tục giảm 0,7%, cao hơn nhiều so với dự đoán 0,3%.
Lạm phát năm 2008 đang ở mức cao, khoảng 5 % thì sang năm 2009, lạm phát ở mức
23


âm. Chứng tỏ trong thời gian này mức giá chung của nền kinh tế đang giả xuống liên
tục. Điều này chỉ xảy ra khi nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sau
năm 2009, lạm phát tăng trở lại và giữ ở mức ổn định xấp xỉ 1%.
1.4. Các chính sách đối phó cuộc khủng hoảng ở Mỹ
1.4.1. Hành động của Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed

Giá trị MBS của Fed từ năm 2000-2007 ( nguồn: Wikipedia.org)

Sự thay đổi trong bảng cân đối tài sản của FED
phản ánh sự hoạt động của cơ quan này nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng.

Khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và
tăng mua MBS (Mortgage Backed Securities). Từ năm 2000, khối lượng dự trữ MBS
của Fed luôn đạt mức xấp xỉ dưới 10 tỷ USD. Đến tháng 7 năm 2007, tổng giá trị của
MBS mà Fed nắm giữ đạt gần 38 tỷ USD. Đến khi tình hình phát triển thành khủng

24


hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tiếp tục tiến
hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ
thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống
còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó
còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.

Diễn biến thay đổi lãi suất chính sách của Mỹ ( đường màu xanh)
(nguồn: Wikipedia.org)

Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa
Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12
năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương
trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày
theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm
2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến
hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn
tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Fed ra tay đỡ đầu cả những định chế tài chính phi ngân hàng, một hành động vượt
ra ngoài khuôn khổ của chính mình. Vì sự ra đời của chứng khoán hóa các khoản cho
vay cầm cố đã khiến cho các tổ chức ngân hàng thương mại và phi thương mại có quyền
lợi gắn chặt với nhau. Một khi các định chế tài chính phi ngân hàng sụp đổ thì hệ thống
25


×