Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.79 KB, 22 trang )

Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch
toán nguyên vật liệu tại các doanh
nghiệp sản xuất
Biên tập bởi:
Hà Thị Tân


Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch
toán nguyên vật liệu tại các doanh
nghiệp sản xuất
Biên tập bởi:
Hà Thị Tân
Các tác giả:
Hà Thị Tân

Phiên bản trực tuyến:
/>

MỤC LỤC
1. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và sự cần thiết phải hạch toán nguyên vật
liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
2. Tính giá nguyên vật liệu- NVL
3. Tổ chức chứng từ kế toán
4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
5. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
Tham gia đóng góp

1/20


Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và


sự cần thiết phải hạch toán nguyên vật liệu
trong các doanh nghiệp sản xuất
Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và sự cần thiết phải hạch toán
nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
Khái niệm, đặc điểm
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham
gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất
dưới tác động của sức lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật
chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm và toàn bộ giá trị vật liệu được
chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng
chi phí sản xuất do đó nó quyết định chất lượng của cả quá trình sản xuất. Đầu vào có
tốt thì đầu ra mới đảm bảo, đó là sản phẩm sản xuất ra mới có chất lượng cao.
Nguyên vật liệu tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, có thể ở thể rắn như
sắt,thép, ở thể lỏng như dầu, xăng, sơn ở dạng bột như cát, vôi… tuỳ từng loại hình sản
xuất.
Nguyên vật liệu có thể tồn tại ở các dạng như:
- Nguyên vật liệu ở dạng ban đầu, chưa chịu tác động của bất kỳ quy trình sản xuất nào.
- Nguyên vật liệu ở các giai đoạn sản xuất khác: nguyên vật liệu là sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm đẻ tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm.
Những đặc điểm trên đã tạo ra những đặc điểm riêng trong công tác hạch toán nguyên
vật liệu từ khâu tính giá, đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu và
sử dụng quản lý tốt nguyên vật liệu.
Phân loại nguyên vật liệu:
Do nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều loại nhiều thứ
có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việc quản

2/20



lý và hạch toán nguyên vật liệu. Có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu khác nhau tuỳ
theo yêu cầu quản lý đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
* Theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Theo đặc trưng
này, thì nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất được phân ra thành:
- Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến sẽ
thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Ngoài ra, còn có cả bán thành phẩm mua
ngoài để tiếp tục chế biến.
- Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất kinh doanh được sử dụng kết hợp nguyên vật liệu chính để hoàn thiện nâng cao tính
năng, chất lượng sản phẩm, thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị, hoặc dùng để bảo quản
hoặc để sử dụng để theo dõi bảo đảm cho công cụ lao động bình thường hoặc dùng để
phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
- Nhiên liệu là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh
doanh như than, củi, xăng dầu…
- Phụ tùng thay thế: Là các loại vật tư được sử dụng cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ
bản.
Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc trưng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu
hồi . Hạch toán nguyên vật liệu theo cách phân loại trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh
tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu.
Ngoài ra còn có cách phân loại khác:
* Phân loại theo nguồn hình thành:
- Vật liệu mua ngoài: Là những vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh được doanh
nghiệp mua ngoài thị trường.
- VL sản xuất: Là những VL do doanh nghiệp tự chế biến hay thuê ngoài chế biến
- Vật liệu nhận vốn góp liên doanh.
- Vật liệu được biếu tặng, cấp phát.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu:
- Vật liệu tự có: Bao gồm tất cả những vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp
- Vật liệu nhận gia công chế biến cho bên ngoài

3/20


- Vật liệu nhận giữ hộ.
Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
Do nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng trong tổng số giá thành sản phẩm; có vị trí quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần tiến hành tốt việc quản lý,
bảo quản và hạch toán các qúa trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và dự trữ
nguyên vật liệu; Do đó đặt ra yêu cầu đối với quản lý và sử dụng nguyên vật liệu:
- Doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các thông tin chi tiết và tổng hợp của từng thứ nguyên
vật liệu cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Phải quản lý nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất kinh doanh theo đối tượng sử dụng
hay các khoản chi phí.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các quy định về lập “Sổ danh điểm nguyên vật
liệu”, thủ tục lập và luân chuyển đúng chứng từ, mở các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp phải quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tránh tình trạng ứ đọng,
hoặc khan hiếm ảnh hưởng đến tình trạng sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê, đối chiếu nguyên vật liệu, quy
trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong từng phân
xưởng, phòng ban trong toàn doanh nghiệp.
Như vậy, nếu quản lý tốt nguyên vật liệu tạo điều kiện thúc đẩy việc cung cấp kịp thời,
ngăn ngừa hiện tượng hư hỏng, mất mát góp phần hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Từ những đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trên đã dặt ra nhiệm vụ hạch
toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất.
Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất:
Để cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho công tác quản lý nguyên vật liệu, hạch
toán nguyên vật liệu phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng, giá

mua thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời số lượng, giá trị nguyên vật liệu xuất
kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu

4/20


- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh.
- Tính toánvà phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện
kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất, ứ đọng để doanh nghiệp có biện
pháp xử lý kịp thời hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

5/20


Tính giá nguyên vật liệu- NVL
Tính giá nguyên vật liệu- NVL:
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên
vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng. Trong công
tác hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu được tính
theo giá thực tế.
Giá thực tế của nguyên vật liệu là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp
lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu.
Các doanh nghiệp tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế
bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ thì giá thực tế không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Tính giá nguyên vật liệu nhập trong kỳ:
Giá thực tế của VL nhập kho được xác định tuỳ thuộc vào từng nguồn nhập:
- Vật liệu mua ngoài: Giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán, các

khoản thuế(nếu có), chi phí thu mua vận chuyển, lưu kho, lưu bãi.... trừ đi các khoản
giảm trừ như: giảm giá, chiết khấu(nếu được người bán chấp nhận).
- Vật liệu chế biến xong nhập kho: Giá thực tế bao gồm chi phí tự chế biến, chi phí thuê
ngoài gia công chế biến( nếu thuê ngoài gia công).
- Đối với NVL nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế là giá trị NVL được các bên tham
gia góp vốn thoả thuận cộng (+) các chi phí tiếp nhận (nếu có).
- Nguyên vật liệu được tặng thưởng: Giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương
cộng (+) các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận.
- Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giá thực tế được
tính theo đánh giá thực tế hoặc giá thị trường.
Tính giá nguyên vật liệu xuất trong kì.
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu tuỳ thuộc vào đặc điểm của
từng doanh nghiệp và trình độ của kế toán trong doanh nghiệp.
Các phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho thường dùng là:
6/20


Phương pháp tính giá thực tế bình quân:
Giá thực tế của NVL xuất
kho

=

Giá bình quân 1 đơn vị
NVL

x

Lượng NL xuất
kho


Trong đó:
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá bình quân 1 đơn vị NVL

=

Giá trịn NVL tồn đầu kỳ+ giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL(tồn đầu kỳ+ số lượng nhập trong kỳ)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu nhưng
số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều:
Ưu điểm: Giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Nhược điểm: công việc tính giá NVL vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đế tiến độ
của các khâu kế toán; đồng thời phải tính cho từng loại NVL.
- Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm nguyên
vật liệu sau mỗi lần nhập:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

=

Giá trị thực tế NVL (tồn trước khi nhập+ nhập vào lần này
Lượng thực tế VL(tồn trước khi nhập+ nhập vào lần này)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu và số
lần nhập nguyên vật liệu mỗi loại ít.
Ưu điểm: Theo dõi thường xuyên, kịp thời, chính xác.
Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều.
- Phương pháp giá thực tế bình quân cuối kỳ trước:

7/20



Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

=

Giá thực tế VL tồn đầu kỳ(hoặc cuối kỳ trước)
Lượng VL tồn đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ trước)
- Phương pháp này có:
Ưu điểm: Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng tính toán.
Nhược: Không chính xác nếu giá cả NVL trên thị trường có sự biến động.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có danh điểm nguyên vật liệu
có giá thị trường ổn định.
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô
NVL nào nhập trước sẽ được xuất trước. Vì vậy, lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập
nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.
Ưu điểm: kế toán có thể tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời
Nhược điểm: Hạch toán chi tiết theo từng loại, từng kho mất thời gian công sức, chi phí
kinh doanh không phản ánh kịp thời theo giá thị trường NVL.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, chủng loại NVL ít, số lượng
nhập, xuất NVL ít, giá cả thị trường ổn định...
Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho giả định là lô NVL nào
nhập vào kho sau sẽ được dùng trước. Vì vậy, việc tính giá xuất của NVL được làm
ngược lại với phương pháp nhập sau - xuất trước.
Ưu điểm: Tính giá NVL xuất kho kịp thời, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được
phản ảnh kịp thời theo giá thị trường của ngân hàng.
Nhược điểm: Phải hạch toán theo chi tiết từng nguyên vật liệu, tốn công.


8/20


Phương pháp trực tiếp (gọi là phương pháp giá thực tế đích danh hay phương pháp
đặc điểm riêng)
NVL được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến
lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Vì vậy, khi xuất nguyên vật liệu ở lô nào thì
tính giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô
nguyên vật liệu nhập kho với các loại NVL có giá trị cao, phải xây dựng hệ thống kho
tàng cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.
Ưu điểm: công tác tính giá được thực hiện kịp thời, thông qua đó kho kế toán có thể theo
dõi được thời gian bảo quản riêng từng loại NVL.
Nhược điểm: chi phí lớn cho việc xây dựng kho tàng để bảo quản NVL.
Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ
Áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL mẫu mã khác nhau
nhưng không có điều kiện kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Vì vậy, doanh nghiệp phải
tính giá cho số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xác định được NVL xuất
kho trong kỳ:
Giá thực tế NVL
tồn cuối kỳ

=

Số lượng tồn
cuối kỳ

x

Đơn giá NVL nhập

kho lần cuối

Giá thực tế NVL
xuất kho

=

Giá thực tế
NVL nhập kho

+

Giá trị thực tế tồn
đầu kỳ

-

Giá trị thực tế
tồn cuối kỳ

Doanh nghiệp nên áp dụng đối với những NVL có giá thị trường ổn định.
Phương pháp hệ số giá
Áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL, giá cả thường xuyên biến
động, nghiệp vụ nhập- xuất NVL diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực
tế trở nên phức tạp tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó, việc
hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhậpxuất- tồn kho NVL trong khi tính được giá thực tế của nó.
Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá mua vật liệu ở thời điểm nào đó hoặc giá bình
quân tháng trước.


9/20


Việc tính giá thực tế xuất trong kỳ dựa trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và
giá hạch toán.
Hệ số giá VL

=

Giá thực tế VL tồn đầu kỳ+Giá thực tế VL nhập trong kỳ
Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ+Giá hạch toán VL nhập trong kỳ
Do đó, giá thực tế:
VL xuất trong kỳ (hoặc tồn
cuối kỳ)

=

Giá hạch toán VL xuất trung kỳ (tồn
Hệ số giá
x
cuối kỳ)
VL

Phương pháp này cho phép kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL
trong công tác tính giá nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng không bị phụ
thuộc vào chủng loại, số lần nhập- xuất NVL; Vì vậy khối lượng công việc ít, hạch toán
chi tiết đơn giản hơn.
Tuy nhiên, khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ.
Phương pháp này có thể tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu chủ
yếu tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý.

Trên đây là một số phương pháp tính giá xuất NVL trong kỳ. Từng phương pháp có ưu,
nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Vì vậy, tuỳ vào quy mô, đặc điểm doanh nghiệp
và trình độ quản lý của kế toán mà sử dụng phương pháp tính toán thích hợp.

10/20


Tổ chức chứng từ kế toán
Tổ chức chứng từ kế toán
Trong doanh nghiệp sản xuất các chứng từ được sử dụng để hạch toán NVL gồm: Hoá
đơn bán hàng(hoặc HĐ GTGT), phiếu nhập- xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ... tuỳ theo từng nội dung nghiệp vụ kinh tế.
Các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu phải phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời
theo đúng chế độ quy định. Mỗi chứng từ phải chứa đựng các chỉ tiêu đặc trưng cho
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nội dung, quy mô, chất lượng, thời gian… xảy ra cũng
như trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan.
Chứng từ kế toán nhập nguyên vật liệu
Phiếu nhập kho: Dùng để xác định số lượng quy cách giá trị NVL, nhập kho và làm căn
cứ để thủ kho và kế toán ghi vào các bảng, sổ kế toán.
Phiếu nhập kho được lập dựa trên mẫu 01 VT do Bộ tài chính ban hành.
Phiếu nhập kho được lập và luân chuyển như sau:
- Phiếu nhập kho do phòng kế toán hoặc bộ phận vật tư của đơn vị lập thành 3 liên và
người lập phải ký vào đó. Trước khi lập phiếu nhập, người lập phải căn cứ vào chứng từ
bên bán như hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm vật tư, các chứng từ khác
- Chuyển phiếu nhập kho cho thủ trưởng đơn vị hoặc người phụ trách ký.
- Người giao hàng nhận phiếu nhập.
- Chuyển phiếu nhập xuống kho, thu kho ghi số lượng, quy cách vào cột thực nhập cùng
người giao ký xác nhận.
Ba liên của phiếu nhập kho được lưu giữ như sau:
Liên 1: lưu tại quyển gốc.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ; định kỳ chuyển cho kế toán ghi sổ.
Liên 3: Dùng để thanh toán.

11/20


Chứng từ kế toán xuất nguyên vật liệu:
Phiếu xuất kho: dùng để xác định số lượng, giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Phiếu này
là căn cứ để thủ kho xuất kho và ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán vật tư tính
thành tiền và ghi vào sổ kế toán.
Phiếu xuất kho được lập dựa trên mẫu số 02 VT do Bộ tài chính ban hành.
Phiếu xuất kho được lập và luân chuyển như sau:
- Phiếu xuất kho do bộ phận xin lĩnh hoặc do phòng cung ứng lập thành 03 liên. Sau khi
lập xong, phụ trách bộ phận, phụ trách cung ứng ký và giao cho người cầm phiếu xuống
kho để lĩnh.
- Thủ kho căn cứ vào lượng xuất để ghi vào cột số lượng thực xuất và cùng người nhận
hàng ký vào phiếu xuất kho.
+ Ba liên phiếu xuất được luân chuyển:
- Liên 1: Lưu ở bộ phận rập phiếu.
- Liên 2: Thủ kho giữ để ghi ở thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để tính thành tiền và
ghi vào sổ kế toán.
- Liên 3: Người nhận giữ để ghi ở bộ phận sử dụng. Cuối tháng, kế toán xác nhận số
lượng sử dụng ở từng bộ phận để xác định tính chính xác của kế toán.

12/20


Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thường có nhiều chủng loại. Nếu thiếu

một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Vì vậy hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
đòi hỏi phải đảm bảo theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu,
phải phản ánh cả về số lượng, giá trị, chất lượng của từng danh điểm theo từng kho và
từng người phụ trách vật chất.
Để đảm bảo thuận tiện và tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý nguyên vật liệu về mặt
hạch toán nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị, các doanh nghiệp cần phải hình
thành nên sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, quy cách,
mã hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL.
Trong thực tế công tác kế toán ở nước ta, có thể sử dụng một trong ba phương pháp hạch
toán chi tiết nguyên vật liệu, đó là:
- Phương pháp thẻ song song.
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Phương pháp sổ số dư.
Phương pháp thẻ song song
Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật
liệu, khối lượng chứng từ xuất vật liệu ít, không thường xuyên, trình độ chuyên môn của
kế toán không cao.
Tại kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho. Thẻ
kho được mở theo từng danh điểm nguyên vật liệu.
Tại phòng kế toán: Kế toán vật liệu dựa vào chứng từ nhập - xuất NVL để ghi số lượng
và tính thành tiền NVL nhập- xuất vào “Sổ kế toán chi tiết vật liệu” (mở tương ứng với
thẻ kho). Sổ này giống như thẻ kho chỉ khác có thêm các giá trị vật liệu. Cuối kỳ, kế
toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho tương ứng đồng thời
từ sổ kế toán chi tiết NVL kế toán lấy số liệu vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn NVL
theo từng danh điểm NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp NVL.
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song:

13/20



Ưu điểm: đơn giản trong ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót đồng thời cung
cấp thông tin nhập- xuất- tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác,
thích hợp với việc sử dụng máy tính.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lắp về số lượng. Hạn
chế việc kiểm tra của kế toán do chỉ đối chiếu vào cuối tháng
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Ở kho: được ghi chép giống phương pháp thẻ song song.
Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển NVL theo từng kho. Cuối kỳ
trên cơ sở phân loại chứng từ nhập- xuất- theo từng danh điểm NVL và theo từng kho kế
toán lập bảng kê nhập NVL, bảng kê xuất NVL, dựa vào các bảng kê này để ghi vào sổ
đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳ. Khi nhận được thẻ kho, kế toán NVL tiến hành đối
chiếu giữa thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển
vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn vật liệu và đồng thời đối chiếu với sổ kế toán tổng
hợp về vật liệu.
Sơ đồ hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

14/20


Ưu điềm: giảm nhẹ việc ghi chép của kế toán, tránh sự trùng lắp.
Nhược điểm: Việc kiểm tra giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên
trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất vật liệu của từng danh điểm vật liệu khá
lớn thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến tiến độ
thực hiện các khâu kế toán khác.
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu
nhưng số lượng chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu không nhiều
Phương pháp sổ số dư:
Điều kiện áp dụng: đối với doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, số lượng chứng từ
nhập- xuất của mỗi loại nhiều xây dựng thành hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, dùng
giá hạch toán để để hàng ngày nắm được tình hình xuất, nhập, tồn, yêu cầu trình độ kế

toán tương đối cao.
Ở kho: thủ kho ghi vào thẻ kho giống như các phương pháp trên. Ngoài ra thủ kho còn
phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập- xuất phát sinh theo từng danh điểm nguyên vật
liệu. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và chuyển cho kế toán kèm theo các chứng
từ nhập, xuất vật liệu. Thủ kho phải phản ánh số lượng vật liệu tồn cuối tháng theo từng
danh điểm nguyên vật liệu vào sổ số dư. Sổ này được kế toán mở cho từng kho và dùng
cho cả năm. Trước ngày cuối tháng, kế toán đưa sổ số dư cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi
xong thủ kho gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền theo giá hạch toán.

15/20


Ở phòng kế toán: kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL được
tổng hợp từ các chứng từ nhập- xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo
định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày kèm theo phiếu giao nhận chứng từ và dựa vào giá hạch toán
để tính thành tiền NVL nhập- xuất theo từng danh điểm NVL từ đó ghi vào bảng luỹ kế
nhập- khẩu NVL (lập theo từng danh điểm NVL). Cuối kỳ tính tiền trên sổ số dư do thủ
kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho ở sổ sách với bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn. Từ bảng
lũy kế nhập- xuất- tồn, kế toán vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn NVL để đối chiếu với
kế toán tổng hợp về NVL.
Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư.
HẠCH TOÁN CHI TIẾT NVL THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ.

Ưu điểm: không trùng lặp, ghi sổ thường xuyên, không bị dồn vào cuối kỳ
Nhượcđiểm: kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn.

16/20


Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo

phương pháp KKTX
Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
Tài khoản sử dụng
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tính hình hiện có, biến động
tăng, giảm một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng
tồn kho.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta vì những thuận lợi của nó. Phương
pháp này có độ chính xác cao, thông tin về hàng tồn kho kịp thời, cập nhật, có thể xác
định được lượng nhập - xuất - tồn của từng loại hàng tồn kho. Tuy nhiên đối với các
doanh nghiệp có nhiều loại hàng tồn kho, chủng loại vật liệu nhiều, có giá trị thấp, nhậpxuất- tồn thường xuyên mà áp dụng phương pháp này rất tốn nhiều công sức, thời gian.
Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế toán phải
sử dụng các tài khoản sau:
- TK 152: “nguyên vật liệu” TK này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình biến động
tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tài khoản này có thể mở chi tiết
theo nhóm, thứ, từng loại vật liệu theo yêu cầu quản lí và phương tiện tính toán.
- TK 151: “hàng mua đi đường”: tài khoản này sử dụng để theo dõi các loại nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã mua nhưng cuối tháng hàng chưa về nhập
kho.
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 331, TK 133,
TK 621, TK 627, TK 642, TK 111, TK 112.
Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX:
Hạch toán tăng giảm, kết quả kiểm kê nguyên vật liệu được mô tả trong sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NVL THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX

17/20


18/20



Tham gia đóng góp
Tài liệu: Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh
nghiệp sản xuất
Biên tập bởi: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />Module: Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu và sự cần thiết phải hạch toán nguyên
vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
Các tác giả: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />Module: Tính giá nguyên vật liệu- NVL
Các tác giả: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />Module: Tổ chức chứng từ kế toán
Các tác giả: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />Module: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
Các tác giả: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />Module: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
Các tác giả: Hà Thị Tân
URL: />Giấy phép: />
19/20


Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn

tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.

20/20



×