Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài soạn Lý luận pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.12 KB, 12 trang )

ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Khái niệm, đặc điểm của QPPL?
1/ Khái niệm
QPPL là quy tắc xử sự chung do NN ban hành & b/đảm th/hiện để
điều chỉnh QHXH theo những định hướng & nhằm đạt được những mục
đích nhất định.
2/ Đặc điểm
QPPL là một QPXH, vì vậy nó vừa mang đầy đủ thuộc tính chung của
các QPXH vừa có những thuộc tính của riêng mình. Cụ thể là:
- QPPL là quy tắc xử sự. Với tư cách là quy tắc xử sự, QPPL luôn là
khuôn mẫu cho hành vi con người, nó chỉ dẫn cho mọi cách cư xử (nên
hay không nên làm gì hoặc như thế nào) trong những hoàn cảnh, điều kiện
nhất định. Điều này cũng có nghĩa là QPPL đã chỉ ra cách xử sự và xác
định các quy phạm xử sự của con người, cũng như những hậu quả bất lợi
gì nếu như không th/hiện chúng hoặc vi phạm chúng.
QPPL là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi
của con người. Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, QPPL còn là tiêu
chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của các chủ thể tham gia
quan hệ mà nó điều chỉnh từ phía nhà nước, từ những người có chức vụ,
quyền hạn, tự phía các chủ thể khác về tính hợp pháp hay không hợp pháp
trong xử sự của các bên. Nghĩa là, thông qua QPPL mới biết đuợc h/động
nào của các chủ thể có ý nghĩa pháp lý, h/động nào không có ý nghĩa pháp
lý, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào trái pháp luật…
QPPL do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê
chuẩn, do vậy bản chất của chúng trùng với bản chất của pháp luật. QPPL
thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng,
quan điểm chính trị - pháp lý của nhà nước, của lực lượng cầm quyền
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. NN áp đặt ý chí của mình trong
QPPL bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong
những điều kiện, hoàn cảnh nào thì phải chịu sự tác động của QPPL,


những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng
chế nào mà họ buộc phải gánh chịu.
QPPL là quy tắc xử sự chung. QPPL được ban hành không phải
cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân
tham gia QHXH mà nó điều chỉnh. Mọi tổ chức, cá nhân ở vào những
hoàn cảnh, điều kiện mà đã quy định đều xử sự thống nhất như nhau.


Tính chất chung của QPPL còn thể hiện ở chỗ nó được đặt ra không
phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một
quan hệ xã hội chung, nghĩa là, từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những
điểm chung thì cũng có rất nhiều những điểm riêng biệt, những QPPL đã
thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung
cho tất cả những chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung đó.
QPPL là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, mà nội dung của nó
thường thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là, QPPL là quy
tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội
trong QPPL thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi
có thể xử sự, cũng như những nghĩa vụ (sự cần thiết phải xử sự) của các
bên tham gia QHXH mà nó điều chỉnh. Các quyền và nghĩa vụ được QPPL
dự liệu cho các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh luôn có sự liên
hệ mật thiết với nhau.
QPPL có tính hệ thống. Mỗi QPPL được NN ban hành không
tồn tại và tác động một cách biệt lập, riêng rẽ, mà giữa chúng luôn có sự
liên hệ và thống nhất với nhau tạo nên những chỉnh thể lớn nhỏ khác nhau
(hệ thống pháp luật và các bộ phận cấu thành của HTPL) cùng điều chỉnh
các QHXH vì sự ổn định và phát triển XH.
Câu hỏi: Phân tích các yếu tố cấu thành của QPPL
1/ Giả định: là một phần của QPPL trong đó nêu ra những tình huống

(hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống XH mà QPPL sẽ tác
động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả
định nêu lên phạm vi tác động của QPPL đối với cá nhân hay tổ chức nào?
Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Phần giả định của QPPL trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào?
Trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông qua phần giả
định của QPPL chúng ta biết được tổ chức, cá nhân nào? Khi ở vào những
hoàn cảnh, điều kiện nào? Thì chịu sự tác động của QPPL đó. Việc xác
định tổ chức, cá nhân nào và những hoàn cảnh, điều kiện nào để tác động
là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.
2/ Quy định: là một phần của QPPL nêu lên những cách xử sự mà các
chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những tính huống đã nêu
ở phần giả định của QPPL. Nói cách khác, là khi xảy ra những hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu ở phần giả định của QPPL thì NN đưa ra những chỉ dẫn
có tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để các chủ thể thực hiện.
Phần quy định của QPPL được coi là phần cốt lõi của quy phạm, nó
thể hiện ý chí của nhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân khi xảy ra
những tình huống đã được nêu trong phần giả định của quy phạm pháp


luật. Phần quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh
lệnh như: Cấm, không được, phải, thì, được, có…
Phần quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách
xử sự để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước, nói
cách khác, thông qua phần quy định của quy phạm pháp luật các chủ thể
pháp luật mới biết được là nếu như họ ở vào những tình huống đã nêu
trong phần giả định của quy phạm pháp luật là một trong những bảo đảm
nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
+ Những cách xử sự (hành vi) mà chủ được phép hoặc không được
phép thực hiện;

+ Những lợi ích hoặc những quyền mà chủ thể được hưởng;
+ Những cách xử sự (hành vi) má chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí
là phải thực hiện chúng như thế nào.
3/ Chế tài: là một phần của QPPL chỉ ra các biện pháp mang tính chất
trừng phạt mà thể hiện các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có
thể áp dụng đối với các chủ thể VPPL, không thực hiện đúng những mệnh
lệnh đã được nêu trong phần quy định của QPPL.
Chế tài là 1 trong những biện pháp quan trọng để đ/bảo cho các quy
định (những đòi hỏi, yêu cầu) của PL được thực hiện nghiêm minh. Do
vậy, nếu các biện pháp trong chế tài được quy định không phù hợp (chẳng
hạn quá nặng hoặc quá nhẹ…) thì tác dụng răn đe, trừng phạt của chúng sẽ
có thể kém hiệu quả.
Phần chế tài của QPPL thường trả lời cho câu hỏi: Các chủ thể có
thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối
vói các chủ thể đã VPPL, không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã được
nêu trong phần quy định của QPPL? Còn đ/với các chủ thể đã được nêu ở
phần giả định của QPPL thì NN gián tiếp thông báo hoặc cảnh báo cho họ
biết là nếu như họ ở vào những tình huống như đã nêu ở phần giả định của
QPPL thì họ phải chịu những hậu quả bất lợi, bị trừng phạt bằng những
biện pháp gì?
Câu hỏi: Trình bày cách thức thể hiện QPPL trong các điều luật?
Để đ/bảo tính logic chặt chẽ đòi hỏi các QPPL phải được trình bày
theo một kết cấu là: Nếu một tổ chức hay cá nhân nào đó ở vào những tình
huống (hoàn cảnh, điều kiện) nhất định nào đó (giả định); thì được phép
hay buộc phải xử sự theo một cách thức nhất định (quy định) hoặc các chủ
thể có thẩm quyền có thể sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nào đối
với các chủ thể vi phạm pháp luật (chế tài). Tuy nhiên, trong các quy định
của PL (gọi chung là điều luật) không phải bao giờ cũng có được cách thức



biểu đạt như vậy. Thực tiễn trình bày QPPL trong các điều luật rất đa dạng
(điều luật chỉ là hình thức thể hiện của QPPL). Do vậy:
- Một QPPL có thể được trình bày trong một điều luật.
Cũng có thể trình bày nhiều QPPL trong cùng một điều luật.
Cách thức trình bày này thường liên quan đến các QPPL có nội dung
tương tự như nhau hoặc cùng liên quan đến một v/đề, do vậy việc trình bày
như thế sẽ tiện lợi cho việc so sánh & nhận thức n/dung các QPPL đó.
Trong trường hợp này mỗi phần, mỗi khoản của điều luật được coi là một
QPPL độc lập.
Trật tự trình bày các phần (bộ phận) của quy phạm pháp luật
trong điều luật có thể thay đổi chứ không nhất thiết cứ phải trình bày đầu
tiên là phần giả định rồi sau mới tới phần quy định hoặc phần chế tài của
quy phạm.
Có thể trình bày đầy đủ các phần của QPPL trong một điều luật nhưng
cũng có trường hợp một phần nào đó của quy phạm lại được giới thiệu
(viện dẫn) ở các điều khoản khác trong cùng VB QPPLđó.
Mặc dù các QPPL được trình bày rất đa dạng trong các điều luật
nhưng chúng đều thể hiện một mô hình chung là: “nếu… thì…”. Việc tiếp
cận QPPL theo mô hình này sẽ giúp cho việc nhận thức và thực hiện các
QPPL một cách chính xác và đầy đủ.
Câu hỏi: Khái niệm và đặc điểm của VB QPPL?
1/ Khái niệm
VB QPPL là văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,
trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được NN b/đảm
th/hiện nhằm điều chỉnh các QHXH theo định hướng XHCN và được áp
dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. VB QPPL là một trong 3 hình thức
PL được giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của g/cấp thống trị sử
dụng để nâng ý chí của g/cấp mình thành PL là: tập quán pháp, tiền lệ
pháp và VB QPPL. Pháp luật XHCN có bản chất khác với bản chất của
các kiểu pháp luật trước đó, vì vậy nó cũng đòi hỏi phải có những hình

thức biểu hiện phù hợp với bản chất đó
2/ Đặc điểm
- VB QPPL là văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành, nghĩa
là, không phải mọi VB đều có thể gọi là VB QPPL, mà chỉ những VB nào
được CQNN có thẩm quyền ban hành mới có thể trở thành VB QPPL.
Đ/điểm này cần chú ý một số điểm như sau :
Một là, không phải bất kỳ cơ quan nào trong BMNN đều có thẩm
quyền ban hành VB QPPL, mà chỉ có những cơ quan được PL quy định
mới có được thẩm quyền này.


Hai là, thẩm quyền của các cơ quan ban hành VB QPPL quyết định
nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và mức độ điều chỉnh của văn
bản.
Ba là, cơ chế phân công và phối hợp, phân cấp thẩm quyền cũng như
các nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế trong tổ chức, hoạt động của
CQNN là yếu tố quy định sự hình thành một trật tư nghiêm ngặt về hiệu
lực pháp lý của các VB.
- VB QPPL là văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự chung, được áp
dụng đối với mọi chủ thể của PL. Như vậy những VB mặc dù có ý nghĩa
pháp lý nhưng không chứa đựng những quy tắc xử sự chung thì không
phải là VB QPPL (ví dụ như Nhà nước XHCN có thể ra các văn bản mang
tính chính trị như: Lời kêu gọi, tuyên bố, thông báo, nghị quyết …. Các
văn bản đó mặc dù có ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là VB QPPL).
Đây là tiêu chí chủ yếu để phân biệt VB QPPL với các văn bản Nhà nước
khác như văn bản áp dụng pháp luật, các loại giấy tờ hành chính
- VB QPPL được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng
trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra. Như vậy, các quy
phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần đối với một đối tượng hoặc một
nhóm đối tượng có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc trong từng địa

phương, chỉ khi nào VB QPPL hết hiệu lực hoặc bị bãi bỏ do cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
- VB QPPL có nhiều loại, mỗi loại từ tên gọi, nội dung, phạm vi
điều chỉnh, giá trị pháp lý, thủ tục, trình tự ban hành đều do luật định.
- VB QPPL được NN b/đảm thi hành bằng các biện pháp như:
tuyên truyền, giáo dục thuyết phục; các biện pháp về tổ chức hành chính,
kinh tế. Trong trường hợp cần thiết thì Nhà nước áp dụng bằng biện pháp
cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi
vi phạm.
Câu hỏi: Khái niệm và đặc điểm của văn bản áp dụng quy phạm
pháp luật?
1/ Khái niệm
Văn bản ADPL là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các
chủ thể có thẩm quyền (CQNN; nhà chức trách hoặc tổ chức XH được nhà
nước trao quyền) ban hành trên cơ sở PL, theo trình tự, thủ tục luật định
nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những
trường hợp cụ thể.
Nghiên cứu dưới góc độ xây dựng văn bản pháp luật thì văn bản áp
dụng pháp luật được hiểu như sau: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản


do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình thức và trình tự thủ tục do
pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật thành những
mệnh lệnh cụ thể, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.
2/ Đặc điểm
Thứ nhất, VB ADPL do những CQNN, cá nhân hoặc tổ chức XH
được nhà nước ủy quyền áp dụng PL ban hành và bảo đảm thực hiện trong
trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước. Chỉ những chủ thể do pháp
luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản ADPL. Nếu văn bản
ADPL được ban hành bởi cá nhân hay tổ chức mà pháp luật không quy

định về thẩm quyền ban hành thì văn bản ADPL đó không có hiệu lực
pháp luật.
Thứ hai, VB ADPL được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định. Thủ tục xây dựng văn bản ADPL bao gồm một số hoạt động
chuyên môn như: soạn thảo văn bản ADPL, trình,thông qua văn bản
ADPL, ban hành văn bản ADPL. Điều này xuất phát từ mục đích ban hành
văn bản ADPL là giải quyết công việc cụ thể do vậy mỗi hoạt động chuyên
môn trên không đòi hỏi nhiều chủ thể tham gia, được tiến hành trong
khoảng thời gian ngắn.
Thứ ba, văn bản ADPL được thể hiện trong những hình thức pháp lí
nhất định như : bản án, quyết định, lệnh,…
Hình thức của văn bản PL bao gồm tên gọi và thể thức của văn bản
pháp luật. Đối với văn bản ADPL thì tên gọi do pháp luật quy định, tùy
thuộc vào tính chất công việc mà văn bản ADPL có tên gọi khác nhau,
đồng thời thông qua tên gọi của văn bản ADPL ta có thể nhận biết được cơ
quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản ADPL đó.
Thứ tư, văn bản ADPL có tính chất cá biệt, được áp dụng một lần đối
với tổ chức, cá nhân. Khác với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung
chứa đựng các QPPL (các quy tắc xử sự chung) và được áp dụng nhiều lần
trên thực tiễn thì nội dung của văn bản ADPL lại chứa đựng các mệnh lệnh
cụ thể, được áp dụng một lần đối với tổ chức, cá nhân. Nội dung của văn
bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực
hiện hành vi gì.
Thứ năm, văn bản ADPL phải hợp pháp và phù hợp với thực tế, phải
phù hợp với luật và dựa trên những quy định của pháp luật cụ thể. Bất cứ
văn bản pháp luật nào được ban hành cũng đều phải đảm bảo tính hợp
pháp và phù hợp với thực tế. Nội dung của văn bản ADPL được thể hiện ở
việc các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật về nội
dung và mục đích điều chỉnh, nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản
ADPL có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Văn bản ADPL được ban hành

không những phải hợp pháp mà còn phải phù hợp với thực tế, nếu không


phù hợp với thực tế thì nó khó có thể được thi hành hoặc thi hành mà
không mang lại kết quả cao.
Câu hỏi: So sánh văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật ?
1/ Giống nhau: Do CQNN có thẩm quyền ban hành & dùng để điều
chỉnh các QHXH.
2/ Khác nhau:
Văn bản QPPL
Văn bản áp dụng pháp luật
Chứa qui tắc xử sự chung
Chứa đựng qui tắc xử sự cụ thể
Áp dụng nhiều lần
Áp dụng một lần
Áp dụng cho mọi chủ thể
Áp dụng cho một chủ thể xác định
Ban hành trên cơ sở VBQPPL
Hình thức: Luật, VB dưới luật
Bản án, quyết định…
Câu hỏi: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ PL ?
1/ Khái niệm
Quan hệ PL là quan hệ nảy sinh trong XH được các QPPL điều chỉnh.
Quan hệ PL là hình thức đặc biệt của quan hệ XH. Nó tồn tại trong hầu hết
các lĩnh vực của đời sống XH & có liên hệ mật thiết với các loại hình quan
hệ XH khác.
2/ Đặc điểm
- Quan hệ PL thuộc loại quan hệ tư tưởng. Quan hệ PL thuộc kiến trúc
thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. Trong XH có g/cấp, mỗi kiểu

quan hệ SX có kiểu pháp luật phù hợp. Các quan hệ PL phát triển, biến đổi
theo sự phát triển, biến đổi của quan hệ SX và phục vụ quan hệ SX.
Mặt khác, quan hệ PL cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của
cơ sở hạ tầng.
- Quan hệ PL là quan hệ xã hội có ý chí. Nói cách khác, quan hệ PL
xuất hiện do ý chí của con người. Tính ý chí của quan hệ PL thể hiện ở chỗ
quan hệ PL là dạng quan hệ cụ thể hình thành giữa những chủ thể nhất
định. Các quan hệ này được hình thành thông qua hành vi có ý chí của các
chủ thể. Có những quan hệ PL mà sự hình thành đòi hỏi cả hai bên chủ thể
đều phải thể hiện ý chí. Ví dụ như quan hệ hợp đồng. Cũng có những loại
quan hệ PL được hình thàh trên cơ sở ý chí nhà nước, ví dụ: quan hệ PL
hình sự. Dù là quan hệ được phát sinh thông qua hành có ý chí của các bên
chủ thể tham gia quan hệ thì ý chí đó cũng phải nằm trong khuôn khổ ý chí
của nhà nước, và chỉ khi quan hệ PL được hình thành trên cơ sở phù hợp
với ý chí nhà nước nó với được nàh nước công nhận.


Thông qua ý chí, quan hệ xã hội từ trạng thái vô định (không có cơ
cấu chủ thể nhất định) đã chuyển sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể
nhất định).
- Quan hệ PL xuất hiện trên cơ sở các quy phạm PL. Vì thể, quna hệ
PL mang tính g/cấp sâu sắc. Việc lưạ chọn QHXH nào để điều chỉnh bằng
PL phụ thuộc vào ý chí NN.
- Nội dung của quan hệ PL được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ
pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
Đây là đặc trưng cơ bản của quan hệ PL. Trong quan hệ PL, quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt pháp luật.
- Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ PL luôn gắn liền với
sự kiện pháp lý. Nói cách khác, chỉ khi có các tình huống, hiện tượng, quá
trình xảy ra trong cuộc sống được ghi nhận trong quy phạm là sự kiện

pháp lý và các chủ thể pháp luật tham gia thì mới xuất hiện, thay đổi, chấm
dứt quan hệ PL.
Câu hỏi: Phân tích quyền chủ thể trong QHPL?
Quyền chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến
hành. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo
cách thức nhất định được pháp luật cho phép.
Quyền chủ thể có những đặc tính sau:
- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật
cho phép.
- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành vi cản trở
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu tôn trọng các nghĩa vụ
tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.
- Khả năng các chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
bảo vệ lợi ích của mình.
Các thuộc tính kể trên của quyền chủ thể là thống nhất không thể tách
rời.
Ví dụ: Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của công dân.


Chủ thể ở đây là Công dân Việt Nam, và công dân có quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan
nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Câu hỏi: Phân tích nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong QHPL?
Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải

tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Nghĩa vụ pháp lý có những đặc điểm sau:
- Chủ thể cần phải tiến hành những hành vi bắt buộc nhất định.
- Việc thực hiện những hành vi bắt buộc nhằm đáp ứng quyền chủ thể
của chủ thể bên kia.
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những hành vi bắt
buộc.
Ví dụ: Điều 46 Hiến pháp 2013 quy định
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc
sinh hoạt công cộng.
Câu hỏi: Tại sao nói nội dung của QHPL là cốt lõi của QHPL?
1/ Các yếu tố cấu thành quan hệ PL: Chủ thể PL, Nội dung của
QHPL(Quyền chủ thể, Nghĩa vụ pháp lý của Chủ thể); Khách thể của
QHPL.
2/ Nói nội dung của QHPL là cốt lõi của QHPL vì nội dung của
QHPL nói lên quyền và nghĩ vụ pháp lý của các chủ thể trong QHPL.
Chính quyền & nghĩa vụ pháp lý rang buộc chủ thể tham gia thực hiện
tốt QHPL đã đưa ra.
Câu hỏi: Vì sao nói, QHPL là QHXH có ý chí?
Quan hệ PL là quan hệ xã hội có ý chí. Nói cách khác, quan hệ PL
xuất hiện do ý chí của con người.
Tính ý chí của quan hệ PL thể hiện ở chỗ quan hệ PL là dạng quan hệ
cụ thể hình thành giữa những chủ thể nhất định. Các quan hệ này được
hình thành thông qua hành vi có ý chí của các chủ thể. Có những quan hệ
PL mà sự hình thành đòi hỏi cả hai bên chủ thể đều phải thể hiện ý chí. Ví
dụ như quan hệ hợp đồng. Cũng có những loại quan hệ PL được hình thàh
trên cơ sở ý chí nhà nước, ví dụ: quan hệ PL hình sự. Dù là quan hệ được
phát sinh thông qua hành có ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ thì
ý chí đó cũng phải nằm trong khuôn khổ ý chí của nhà nước, và chỉ khi

quan hệ PL được hình thành trên cơ sở phù hợp với ý chí nhà nước nó với
được nàh nước công nhận.


Thông qua ý chí, quan hệ xã hội từ trạng thái vô định (không có cơ
cấu chủ thể nhất định) đã chuyển sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể
nhất định).
Câu hỏi: Sự kiện pháp lý là gì? Chúng được phân loại như thế
nào?
1/ Khái niệm:
Sự kiện p/lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của
chúng được P/luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL.
Sự kiện p/lý có thể được coi là cầu nối giữa QHPL và quy phạm PL.
2/ Phân loại:
Sự kiện p/lý trongXH rất đa dạng và phân loại theo nhiều cơ sở khác
nhau song phổ biến nhất là theo tiêu chuẩn ý chí. Với cơ sở này sự kiện
p/lý được chia thành sự kiến và hành vi.
- Sự biến: là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp
nhất định, p/luật gắn việc xuất hiện của chung với sự hình thành ở các chủ
thể quyền và nghĩa vụ p/lý. Nói cách khác, sự biến là đề cập đến các yếu tố
ngoại cảnh, yếu tố biến thiên bên ngoài, ví dụ như: thiên tai, địch họa,…
- Hành vi là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người là hình
thức biểu thị ý chí của chủ thể p/luật.
Hành vi của chủ thể PL được chia thành: hành động, không hành
động; hợp pháp và không hợp pháp.
Câu hỏi: Định nghĩa vi phạm pháp luật? Dấu hiệu nhận biết? Các
bộ phận cấu thành VPPL? (T115)
1/ Định nghĩa vi phạm pháp luật:
VPPL là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực
hiện làm xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ.

2/ Các dấu hiệu nhận biết:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi (biểu hiện ra bên ngoài, ra thế giới
khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng hành động, không hành động.
Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể của pháp
luật.
Vi phạm pháp luật có những biểu hiện sau:
- Làm những gì pháp luật cấm


- Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
- Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu.
Đây là hành vi mà chủ thể không xử sự hoặc xử sự không đúng với
yêu cầu của pháp luật.
+ Có lỗi của người vi phạm. (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng
thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật). 1
hành vi trái luật chỉ được coi là VPPL khi có lỗi của chủ thể thực hiện
hành vi đó.
+ Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.
-->Tóm lại, một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó
phải đáp ứng được đầy đủ 4 dấu hiệu trên.
3/ Các yếu tố cấu thành VPPL
a/ Mặt khách quan của VPPL là những biểu hiện ra bên ngoài của
VPPL. Nó gồm những yếu tố sau:
- Hành vi trái p/luật.
- Hậu quả do hành vi trái p/luật gây ra cho XH.
- Mối Q/hệ nhân quả giữa hành vi trái p/luật với hậu quả mà nó gây ra
cho XH.
b/ Mặt chủ quan của VPPL là những biểu hiện tâm lý bên trong của
chủ thể VPPL. Nó gồm các yếu tố:

- Lỗi của chủ thể VPPL, gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi
vô ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin; lỗi vô ý do cẩu thả.
- Động cơ vi phạm.
- Mục đích vi phạm.
c/ Chủ thể VPPL có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách
nhiệm p/lý, nghĩa là theo quy định của PL thì họ phải chịu trách nhiệm
đ/với hành vi trái PL của mình trong trường hợp đó.
d/ Khách thể VPPL là những QHXH được PL b/vệ, nhưng bị hành vi
VPPL xâm hại. NHững quan hệ XH khác nhau thì có t/chất và tầm quan
trọng khác nhau, do vậy t/chất & tầm q/trọng của khách thể cũng là y/tố để
x/định mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL.
Câu hỏi: Căn cứ và cách thức phân loại VPPL? (T119)
- Căn cứ vào các loại QHXH mà PL b/vệ bị xâm hại có thể phân loại
VPPL thành vi phạm PL về tài chính, VPPL về l.động, VPPL về đất đai,…
- Căn cứ vào tính chất & mức độ nguy hiểm của hành vi có thể phân
loại VPPL thành tội phạm & các VPPL khác.
- Thông thường VPPL được chia thành 4 nhóm cơ bản:


+ Tội phạm.
+ VP hành chính.
+ VP dân sự.
+ VP kỷ luật NN.



×