Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Dạy học bài thơ đàn ghi ta của lor ca của thanh thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng luận văn ths giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.5 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HÀ

DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA”
CỦA THANH THẢO TỪ THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HÀ

DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA”
CỦA THANH THẢO TỪ THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Khánh Thành

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới PGS.TS.Trần Khánh Thành, Thầy đã
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình nghiên cứu đề tài để tơi được học hỏi, được hiểu biết và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự nhiệt tình, lịng tâm huyết của các
thầy cô giáo đang công tác và giảng dạy tại Trường Đại Học Giáo Dục, Đại
Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi học tập, được
nghiên cứu mở mang kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học
sinh trường THPT Yên Viên đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và thực nghiệm luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Hà

i


Các kí hiệu viết tắt đƣợc sử dụng trong luận văn

GV:

Giáo viên


HS:

Học sinh

SGK:

Sách giáo khoa

THPT:

Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái lược về chủ nghĩa tượng trưng trong văn học................................ 5
1.1.2. Nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng .................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 19
1.2.1. Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Thảo ................. 19

1.2.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” ........................ 24
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG THI PHÁP CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG
TRONG DẠY HỌC BÀI “ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA” ..................... 30
2.1. Hƣớng tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca dƣới góc độ thi pháp học 30
2.1.1. Thể loại của bài thơ .............................................................................. 30
2.1.2. Kết cấu................................................................................................... 32
2.1.3. Không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ .................................. 35
2.1.4. Thế giới hình tượng ............................................................................... 39
2.1.5. Hình ảnh và biểu tượng ......................................................................... 46
2.1.6. Ngơn ngữ thơ và nhạc tính .................................................................... 51
2.2. Dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca xuất phát từ đặc điểm của chủ
nghĩa tƣợng trƣng ............................................................................................ 56
2.2.1. Cơ sở đề xuất phương pháp .................................................................. 56

iii


2.2.2. Đọc sáng tạo văn bản để dạy học bài thơ từ thi pháp chủ nghĩa tượng
trưng ................................................................................................................................... 63
2.2.3. Phương pháp gợi tìm bằng các câu hỏi nêu vấn đề khai thác từ thi pháp
chủ nghĩa tượng trưng ................................................................................................... 66
2.2.4. Phối hợp các biện pháp bình giảng, trao đổi thảo luận, vấn – đáp ....... 69
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 72
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 72
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 72
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 90
1. Kết luận ....................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92


iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Thảo có những đóng góp quan trọng trong thành tựu thơ ca hiện
đại Việt Nam. Ơng là nhà thơ khơng ngừng tiếp cận những trào lƣu văn học
mới, nhằm làm cho các sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đƣơng
đại. Một trong những bài thơ mang dấu ấn thơ tƣợng trƣng là bài thơ “Đàn
ghi ta của Lor- ca”. Bài thơ này đƣợc lựa chọn vào chƣơng trình Ngữ văn lớp
12 tập 1 từ năm 2008 đến nay đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh. Đây là một bài thơ hay và độc
đáo cả về phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật, là thi phẩm xuất sắc
của Thanh Thảo đồng thời là sáng tác tiêu biểu cho xu hƣớng cách tân thơ
Việt trong giai đoạn văn học sau 1975. Thi phẩm đƣợc viết theo khuynh
hƣớng thơ tƣợng trƣng với cách biểu đạt mới. Nhƣng để cảm nhận đƣợc cái
hay cái mới của bài thơ lại là một thách thức không nhỏ đối với ngƣời dạy và
ngƣời học. Chính vì vậy việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
về bài thơ này không dễ thành công. Đối với học sinh, bài thơ trên khó bởi lối
biểu đạt và cách sử dụng ngơn từ hết sức lạ của Thanh Thảo khiến các em
lúng túng trong cách giải mã ngơn từ, dẫn đến khó liên tƣởng, tƣởng tƣợng
nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Đối với giáo viên, bài thơ này khó ở
chỗ: đây là bài thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngơn ngữ giàu giá trị biểu
trƣng có khả năng mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa và liên tƣởng phong phú.
Nhiều giáo viên đã dạy bài thơ này nhƣ một truyện vì mải mê hƣớng học sinh
tìm hiểu vẻ đẹp của Lor- ca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là
tấc lòng tri ân tiếng nói cảm thơng sâu sắc sự đánh giá cao của Thanh Thảo
với Lor- ca….Việc xác định chủ đề, tƣ tƣởng của bài thơ và các tầng ý nghĩa
của các hình thơ không hề đơn giản và không dễ thống nhất nếu khơng đƣa ra

đƣợc cách cắt nghĩa, lí giải phù hợp. Thực tế cho thấy đã nhiều cách hiểu xa
rời văn bản thậm chí sai lệch về giá trị đích thực của bài thơ. Vì thế để có thể
hiểu đúng về bài thơ này chúng ta phải tìm hiểu về đặc điểm thi pháp thơ

1


tƣợng trƣng và bút pháp tƣợng trƣng mà tác giả đã sử dụng. Xuất phát từ lí do
trên tơi nghiên cứu đề tài: Dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” của
Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng. Với mong muốn đóng góp
cho việc dạy học bài thơ này đƣợc thành công hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều bài viết về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo từ
những góc độ khác nhau. Nguyễn Phƣợng với bài “Vài suy nghĩ về việc đọc
hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca” (Văn học & Tuổi trẻ số 8 tháng 8 năm
2008), đã chỉ ra nguyên nhân khiến giáo viên, học sinh lúng túng khi đọc hiểu
bài thơ này, từ đó đƣa ra ý kiến cần phải hiểu đƣợc trƣờng phái thơ tƣợng
trƣng, siêu thực trƣớc khi đi vào tìm hiểu bài thơ. Phan Huy Dũng trong Ngữ
văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học đã khám phá bài thơ Đàn
ghi ta của Lor-ca từ góc độ thể loại và dƣới cái nhìn liên văn bản. Chu Văn
Sơn với bài viết “Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” đã nghiên cứu,
phát hiện tính nhạc trong thơ Thanh Thảo nói chung, trong Đàn ghi ta của
Lor-ca nói riêng. Nguyễn Ái Học trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống
trong dạy học văn, đã đƣa ra định hƣớng dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca gắn với loại thể, loại hình để giải mã văn bản.
Một số luận văn thạc sĩ đã tập trung nghiên cứu về thơ Thanh Thảo và
phƣơng pháp dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Luận văn Hệ thống biểu
tượng trong thơ và trường ca của Thanh Thảo, tác giả Vũ Thị Minh Hạnh đã
giải mã biểu tƣợng “đàn ghi ta” trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca. Luận
văn Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca (Thanh
Thảo) (Ngữ văn 12 – tập 1) của Thế Thị Nhung tập trung xây dựng hệ thống

câu hỏi để tiến hành dạy tác phẩm.
Một số sách, tài liệu hƣớng dẫn dạy học cũng chỉ ra những điều cần thiết
khi dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo. Trong “Chuyên
đề dạy - học Ngữ văn 12” Lê Thị Hƣờng đã nghiên cứu khá chi tiết về bài thơ
Đàn ghi ta của Lor-ca từ những hiểu biết về tác giả, đến việc chú thích các
2


hình ảnh, cách giảng dạy tác phẩm, hƣớng dẫn học sinh học bài. Trong sách
Hướng dẫn Thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ vănNXB Giáo dục/2008, Lê Nguyên Cẩn có bài viết “Để hiểu thêm một số hình
tượng thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” với mục đích
giúp giáo viên THPT nắm đƣợc đôi chút về quan niệm mĩ học của chủ nghĩa
siêu thực và tƣợng trƣng để có thể cảm nhận bài thơ của Thanh Thảo dễ dàng
hơn. Đây là một gợi ý mang tính định hƣớng cơ bản trong quá trình soạn
giảng “Đàn ghi ta của Lor- ca” của giáo viên THPT.
Các cơng trình trên là nguồn tài liệu q báu đối với chúng tơi, nhƣng
chƣa có cơng trình nào xây dựng một cách có hệ thống phƣơng pháp dạy học
bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tƣợng
trƣng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Bƣớc đầu tìm hiểu quan niệm mĩ học của chủ nghĩa tƣợng trƣng và ảnh
hƣởng tích cực của nó trong văn học Việt Nam.
Chỉ ra những đổi mới đặc trƣng về nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài
thơ “ Đàn ghi ta của Lor – ca” của Thanh Thảo.
Đề xuất hƣớng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo
hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề xuất phƣơng pháp dạy học hiệu quả
nhất bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo, chúng tôi xác định

những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về thi pháp của chủ nghĩa tƣợng trƣng
và ảnh hƣởng của chủ nghĩa tƣợng trƣng đối với thơ Việt Nam hiện đại.
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của
Thanh Thảo ở trƣờng trung học phổ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3


- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn để từ đó xác định hƣớng dạy
học hợp lí và hiệu quả cho việc dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của
Thanh Thảo ở trƣờng trung học phổ thông.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá kết quả nghiên cứu để đƣa ra
những kết luận và khuyến nghị thiết thực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc lựa chọn nghiên cứu là phƣơng pháp Dạy học bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor- ca” của Thanh Thảo từ thi pháp chủ nghĩa tượng trưng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi cụ thể bài thơ Đàn ghi ta của
Lor- ca của Thanh Thảo trong chƣơng trình Ngữ văn 12 ở trƣờng THPT. Đối
tƣợng đƣợc áp dụng nghiên cứu là học sinh lớp 12 trƣờng THPT Yên Viên –
huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài chúng tôi đã vận dụng nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học
- Phƣơng pháp khảo sát thực nghiệm
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận – thực tiễn
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận
văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Vận dụng thi pháp thơ tƣợng trƣng trong dạy học bài thơ
Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái lược về chủ nghĩa tượng trưng trong văn học
Khái niệm tƣợng trƣng đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau:
Tƣợng trƣng nhƣ là một kiểu tƣ duy nghệ thuật, tƣợng trƣng với tƣ cách là
một hình thức chuyển nghĩa và tƣợng trƣng nhƣ là một khuynh hƣớng nghệ
thuật.
Tƣợng trƣng nhƣ là một kiểu tƣ duy nghệ thuật đã có từ lâu trong nghệ
thuật nhân loại. Trong cuốn Mĩ học, khi bàn về sự phát triển của lý tƣởng ở
trong những hình thức đặc thù của cái đẹp, Hegel (1770 -1831) đã trình bày
về nội hàm khái niệm tƣợng trƣng nhƣ một kiểu tƣ duy nghệ thuật, nhƣ một
hình thức nghệ thuật trƣớc hình thức nghệ thuật cổ điển và hình thức nghệ
thuật lãng mạn. Dựa trên mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức biểu hiện
trong tƣ duy nghệ thuật, ơng chỉ ra rằng: “Nói chung, tƣợng trƣng là một sự
vật bên ngoài, một dẫn liệu trực tiếp nói thẳng với trực giác chúng ta: tuy vậy
sự vật này không phải đƣợc lựa chọn và đƣợc chấp nhận nhƣ nó tồn tại trong
thực tế vì bản thân nó. Trái lại, nó đƣợc chấp nhận với một ý nghĩa rộng lớn
và khái quát hơn nhiều. Do đó, phải phân biệt ở trong tƣợng trƣng hai yếu tố:
ý nghĩa và biểu hiện. Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu hiện hay một sự vật

dù cho nội dung của biểu hiện này hay của sự vật này là cái gì. Cịn sự biểu
hiện là một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó” [10, tr 496 -497].
Theo Hegel, để một hình ảnh thành tƣợng trƣng cần có ba điều kiện: a)
hình ảnh tƣợng trƣng là một ký hiệu, b) sự trùng nhau có tính bộ phận giữa
hình ảnh và ý nghĩa, c) tình trạng khơng ăn khớp về bộ phận giữa hình ảnh và
ý nghĩa. Tƣợng trƣng là một ký hiệu, mối quan hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa
mà nó biểu hiện có tính võ đốn. Nhƣng đó khơng phải là một ký hiệu bàng
quan thuần túy mà là ký hiệu đã bao hàm nội dung đƣợc gợi lên từ hình thức

5


bên ngồi của nó do có sự trùng nhau một phần giữa hình ảnh và ý nghĩa. Mặt
khác để có tính tƣợng trƣng thì giữa hình ảnh và ý nghĩa khơng có sự ăn khớp
hồn tồn. Một hình ảnh tƣợng trƣng có thể thay thế bằng các hình ảnh khác
tùy theo trƣờng văn hóa và trƣờng liên tƣởng của các dân tộc và hình ảnh ấy
cũng khơng chỉ biểu hiện một nội dung thuần túy trong ngữ cảnh mà có thể
thay đổi trong ngữ cảnh khác. Thí dụ, con hổ tƣợng trƣng cho sức mạnh.
Muốn hình ảnh con hổ thành tƣợng trƣng cần có ba điều kiện: a) sự quan hệ
giữa hình ảnh con hổ và ý nghĩa sức mạnh là võ đốn (là kí hiệu), b) giữa hình
ảnh con hổ và ý niệm về sức mạnh là gặp nhau (bản thân hổ là con thú có sức
mạnh), c) giữa hình ảnh con hổ và ý nghĩa sức mạnh khơng hồn tồn trùng
nhau, vì nó khơng chỉ mạnh mà cịn dữ tợn, tinh khôn. Nhƣ vậy tƣợng trƣng
bao giờ cũng đa nghĩa, nó là một hình ảnh có một tồn tại trực tiếp nhƣng bản
thân nó chứa đựng những nghĩa bóng do nó gợi lên. Tính đa nghĩa của tƣợng
trƣng là tiền đề quan trọng để nó trở thành một hình thức nghệ thuật hữu hiệu.
Chu Quang Tiềm, trong cuốn Tâm lý văn nghệ, cũng cho rằng, phần
nhiều văn học đều mang tính chất tƣợng trƣng, trong q trình sáng tạo, nhà
văn đã chuyển ý tƣởng khái quát vào ý tƣợng, q trình chuyển dịch ấy chính
là tƣợng trƣng. Ơng giải thích: “Tƣợng trƣng là dùng những sự vật cụ thể để

diễn tả những gì mang tính chất trừu tƣợng. Mỹ cảm phát sinh ở chỗ trực giác
đƣợc hình tƣớng, cho nên tác phẩm văn nghệ là sự biểu hiện những ý tƣợng
cụ thể, nó trực tiếp lay động sự cảm xúc của giác quan’’ [38, tr 301].
Trong thế giới nghệ thuật, mọi hình tƣợng đều là tƣợng trƣng ở những
mức độ khác nhau. Bằng hình tƣợng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới
mang tính tƣợng trƣng, ƣớc lệ. Nhờ có tính tƣợng trƣng mà nhiều hình tƣợng
có tính đa nghĩa, gợi nhiều liên tƣởng đa dạng, phong phú, nó có khả năng tái
sinh qua thế giới nghệ thuật khác nhau và trong tái sinh trong quá trình lịch sử
tiếp nhận.
Gần gũi với tƣợng trƣng là biểu tƣợng (symbol). Tƣợng trƣng có quan hệ
thống nhất mà khơng đồng nhất với biểu tƣợng. Mọi biểu tƣợng đều mang
6


tính tƣợng trƣng, nó là hình ảnh tƣợng trƣng mang tính thơng điệp đƣợc sử
dụng trong một ngữ cảnh nhằm chỉ ra một ý nghĩa nào đó. Trong Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier cho rằng cần phân biệt rạch rịi hình
ảnh tƣợng trƣng với tất cả những hình ảnh khác mà nó thƣờng hay bị lẫn lộn
nhƣ biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ…Những lối diễn đạt bằng hình ảnh
nhƣ biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ đều là những dấu hiệu và không
vƣợt quá mức độ của sự biểu nghĩa. Qua so sánh với các lối diễn đạt bằng
hình ảnh trên đây, Jean Chevalier khẳng định: “Nhƣ vậy biểu tƣợng phong
phú hơn là một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vƣợt ra ngồi ý
nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào
một thiên hƣớng nào đó. Nó đầy gợi cảm và năng động. Nó khơng chỉ vừa
biểu hiện, theo một cách nào đó, vừa che đậy; nó vừa thiết lập, cũng theo một
cách nào đó, vừa tháo dỡ ra” [39, Tr 20]. Bản chất của biểu tƣợng khó xác
định nhƣng cần chỉ ra những đặc tính của biểu tƣợng nhƣ: cách diễn đạt một
cách gián tiếp, bóng gió; nó gợi cảm và năng động, đồng thời gợi lên nhiều ý
nghĩa; nó vừa ổn định vừa biến đổi; nó ln có sự thâm nhập lẫn nhau và tồn

tại trên “trên bè đệm hiện sinh của nó”.
Biểu tƣợng tồn tại trong đời sống văn hóa của các dân tộc và nhân loại,
đƣợc con ngƣời sử dụng nhƣ một công cụ thông tin và giao tiếp mang tính
tƣợng trƣng. Biểu tƣợng văn hóa đƣợc các nhà văn vận dụng sáng tạo trong
tác phẩm văn học và ngƣợc lại văn học có thể sáng tạo những biểu tƣợng mới
làm phong phú kho tàng biểu tƣợng văn hóa nhân loại. Trong sáng tạo văn
học, hình ảnh là tiền đề xây dựng biểu tƣợng, nó là “cái biểu đạt” có quan hệ
với “cái đƣợc biểu đạt”. Hình ảnh trƣớc hết chứa đựng nghĩa tả thực (nghĩa
hiển ngôn) và có thể biểu hiện nghĩa bóng (nghĩa hàm ngơn). Tác phẩm văn
học có rất nhiều hình ảnh nhƣng chỉ những hình ảnh chứa hàm nghĩa, có tính
tƣợng trƣng thì mới trở thành biểu tƣợng. Tzvetan Todorov cho rằng, trong
biểu tƣợng diễn ra hiện tƣợng ngƣng kết: “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận
thức ra nhiều cái đƣợc biểu đạt; hoặc đơn giản hơn…cái đƣợc biểu đạt dồi
7


dào hơn cái biểu đạt” [39, Tr 27]. Biểu tƣợng trong văn học gắn với hình ảnh
nhƣng có phần vƣợt khỏi hình ảnh cụ thể để vƣơn tới nghĩa hàm ẩn, nghĩa
tƣợng trƣng. Nó khơng đơn thuần là “cái biểu đạt” trong quan hệ với “cái
đƣợc biểu đạt” ban đầu, mà vƣơn tới tầm khái quát cao, mang ý nghĩa trừu
tƣợng, chứa đựng tính đa trị, đa nghĩa. Mỗi biểu tƣợng có một sức vang vọng
và tự sinh, nó kích thích liên tƣởng, tƣởng tƣợng để sinh tạo ý nghĩa mới,
không ngừng cách tân và bổ sung hàm nghĩa. Trong biểu tƣợng nghệ thuật
thƣờng có sự hịa quyện giữa truyền thống và cách tân. Nhờ bảo tồn hàm
nghĩa truyền thống mà biểu tƣợng có tính phổ qt, chun chở mã văn hóa
qua tiến trình dân tộc nhƣng đi qua mỗi thời đại, biểu tƣợng đƣợc bổ sung nét
nghĩa mới, nhiều khi trở thành yếu tố mang đậm phong cách cá nhân. Biểu
tƣợng nghệ thuật vì thế ln có sự thống nhất và đối lập giữa hai mặt: tính
hiện thực và tính tƣợng trƣng, nó vừa gợi lên những cái mơ hồ trừu tƣợng vừa
giữ mối liên hệ với ý nghĩa nào đó của hiện thực, của đối tƣợng mà nó thay

thế. Điều này càng khẳng định vai trò tƣợng trƣng trong nghệ thuật, từ chất
liệu ngôn từ và chân lý cuộc sống, nghệ thuật tạo nên một thế giới mang tính
tƣợng trƣng, ƣớc lệ. Biểu tƣợng là hình ảnh tƣợng trƣng nó góp phần tạo nên
tính tƣợng trƣng của giao tiếp nghệ thuật. Nhƣng tƣợng trƣng nghiêng về tính
ổn định và nhiều khi trở thành ƣớc lệ. Tƣợng trƣng đƣợc biểu hiện trên nhiều
cấp độ, từ biểu tƣợng đến phƣơng thức chuyển nghĩa, từ phƣơng thức chuyển
nghĩa đến hình tƣợng và từ hình tƣợng đến tƣ duy nghệ thuật. Tƣợng trƣng
nhƣ là một phƣơng diện đặc thù của sáng tạo nghệ thuật, nó là một phƣơng
thức khái quát đời sống một cách cụ thể, là công cụ giao tiếp đầy gợi cảm và
ám thị, nó chứng minh cho bản chất của nghệ thuật là khám phá, biểu hiện
chứ không phải là sao chép đời sống.
Chủ nghĩa tƣợng trƣng là một trào lƣu nghệ thuật xuất hiện ở phƣơng
Tây nửa cuối thế kỷ XIX tồn tại và ảnh hƣởng đến nghệ thuật nhiều nƣớc
trong thế kỷ thứ XX, bao gồm nhiều hiện tƣợng văn học nghệ thuật nhƣ thơ,
kịch, tiểu thuyết, hội họa…
8


Ngày 18/9/1886, trên báo Le Figaro, Jean Moréas cho đăng bản tuyên
ngôn văn chƣơng “Un manifeste litéraire” thể hiện thái độ khƣớc từ chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tự nhiên, công bố sự ra đời trƣờng phái mới –
chủ nghĩa tƣợng trƣng. Nhiều năm trƣớc khi bản tuyên ngôn này ra đời,
khuynh hƣớng tƣợng trƣng đã xuất hiện trong thơ ca nhân loại với nhiều màu
sắc và cung bậc khác nhau. Từ nửa đầu thế kỷ XIX, một số nhà thơ Mỹ tiêu
biểu nhƣ Emerson, Melville Hawthome, đặc biệt là Edgar Allan Poe đã có ý
thức sử dụng yếu tố tƣợng trƣng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu. Là
một đại diện xuất sắc của trào lƣu văn học lãng mạn Mỹ, Edgar Allan Poe
(1809 -1849) có ảnh hƣởng không nhỏ đến các nhà thơ lãng mạn và tƣợng
trƣng Pháp nhƣ Charles Baudelaire (1821 – 1867), Stéphane Mallarmé (1842
– 1898), Paul Valéry (1871 -1945)… Chính Charles Baudelaire đã say mê

dịch nhiều bài thơ của Edgar Allan Poe sang tiếng Pháp đã tự coi mình là mơn
đệ trung thành của Edgar Allan Poe. Có thể nói, chủ nghĩa tƣợng trƣng ra đời
trong lòng của chủ nghĩa lãng mạn, là sự đòi hỏi cách tân thơ theo hƣớng hiện
đại, mang lại khả năng mới cho văn học trong việc khám phá thế giới bên
trong đầy huyền bí của con ngƣời và thế giới.
Nhìn lại lịch sử văn học Pháp, ta có thể thấy sự ra đời của chủ nghĩa
tƣợng trƣng nhƣ là sự vận động tất yếu. Nửa đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng
mạn và chủ nghĩa hiện thực đều phát triển rực rỡ với những tên tuổi nhƣ
Chateaubriand (1768 -1848), Lamartine (1790 – 1869), Vigny (1797 – 1863),
Victor Hugo (1802 – 1885) và Stendhan (1783 – 1842), Balzac (1779 –
1850), Flaubert (1821 – 1880), Maupassant (1850 – 1893)…Chủ nghĩa lãng
mạn và chủ nghĩa hiện thực có những khác biệt nhƣng không mâu thuẫn mà
liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau. Họ đều chống lại những quy phạm
của chủ nghĩa cổ điển nhằm tìm ra sinh khí mới cho văn học. Họ đều có thái
độ bất bình với thực tại, phủ nhận thực tại nhƣng quan niệm về nghệ thuật,
cách ứng xử với thực tại giữa họ có những khác biệt cơ bản. Trong khi các
nhà văn lãng mạn quay lƣng với thực tại, tìm con đƣờng thốt li thực tại thì
9


các nhà văn hiện thực dám đối mặt với thực đắng cay chua chát và tìm cách
miêu tả chân thực nhƣ nó tồn tại.
Từ sau thất bại của Cách mạng tháng Hai, tiếp đến Cách mạng tháng
Sáu 1848, những ảo tƣởng bị tan vỡ, sự tuyệt vọng lan tràn trong giới nghệ sĩ
và trí thức nƣớc Pháp. Một làn sóng phản ứng mang tính nổi loạn chống lại sự
ngƣng đọng, trì trệ, cũ kĩ của xã hội, địi hỏi phá bỏ để xây dựng một xã hội
tốt đẹp hơn. Thêm vào đó, các học thuyết xã hội mà các nhà tƣ tƣởng đƣa ra
về bảo thủ hay tiên tiến, hoài niệm hay quá khứ ngƣỡng vọng tƣơng lai, đã tạo
nên những chuyển biến khá mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của những
nghệ sĩ thời ấy. Nhu cầu đổi mới, khát vọng tìm kiếm những giá trị mới trong

đời sống tinh thần xã hội dội vào đời sống văn chƣơng, tạo nên khát vọng tìm
tịi đổi mới nghệ thuật. Nếu nhƣ trƣớc đây, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa
hiện thực ra đời đã để lại dấu ấn vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học
Pháp thì khi xã hội thay đổi, những trƣờng phái nghệ thuật ấy đã lần lƣợt
nhƣờng chỗ cho chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) và Nhóm Thi sơn (Parnasse)
Chủ nghĩa tự nhiên ra đời và tồn tại những năm 1860 – 1880 với những
đại biểu nhƣ Edmond (1822 – 1896), Goncourt (1830 – 1870), Emile Zola
(1840 -1892)... Họ yêu cầu miêu tả cuộc sống bằng phƣơng pháp của khoa
học tự nhiên, chú trọng tƣ liệu về con ngƣời và hiện tƣợng đời sống, đặc biệt
là đời sống sinh lí và những hoạt động vật chất của con ngƣời. Họ coi trọng
quan sát, săn tìm tƣ liệu hơn là dùng trí tƣởng tƣợng. Vì q chăm chú miêu
tả bình diện sinh lí, giải thích hoạt động của con ngƣời bằng quy luật di
truyền, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã làm nghèo đời sống tinh thần các
nhân vật, làm mờ nhạt các quan hệ xã hội của con ngƣời.
Cũng trong thời kì này, một số nhà thơ trẻ đã tập hợp những vần thơ
mới trong tuyển tập Thi sơn đương đại với 3 tập thơ đƣợc xuất bản lần lƣợt
những năm 1866, 1869, 1876. Nhóm Thi sơn tập hợp một đội ngũ thi sỹ khá
đông đảo trong đó có Thesophile Gautier (1811 -1872), Thesodore Banville
(1823 -1891), Leconte de Lisle (1818 – 1894) …Họ nổi lên nhƣ một sự phản
10


ứng trực tiếp với chủ nghĩa lãng mạn bị coi là lỗi thời. Nhóm Thi sơn khơng
đồng nhất về quan điểm nhƣng họ có chí hƣớng làm cho thơ hồi sinh bằng
những năng lƣợng mới. Họ chủ trƣơng đƣa thơ tách biệt khỏi công chúng,
chống lại thái độ nhập cuộc và sứ mệnh lịch sử của nhà thơ; đề cao sự vô ngã
chống việc lạm dụng cái tôi; tôn sùng cái đẹp tuyệt đối, chống lối hoa mỹ giả
tạo; đề cao lao động nghề nghiệp, chống sự tự do dễ dãi. Với chủ trƣơng nhƣ
vậy, họ chú trọng đến dáng vẻ, đƣờng nét, âm thanh của thế giới bên ngoài,
họ quan tâm nhiều đến nghệ thuật ngôn từ, quan tâm đến cấu trúc chỉnh thể

tác phẩm, coi hình thức là hiện thân của cái đẹp. Họ công khai ủng hộ quan
điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” mà Thesophile Gautier đã đƣa ra từ năm
1835. Giữa bầu sinh thái văn học phức tạp ấy, năm 1857, Baudelaire đã xuất
bản tập thơ Những bông hoa Ác (Les Fleurs du Mal) mang lại một thế giới
thơ phong phú, phức tạp, đầy những “tƣơng ứng”, tạo nên những rung cảm
mới mẻ. Với tập thơ “dữ dội” này, Baudelaire đƣợc coi là ngƣời mở đầu cho
khuynh hƣớng tƣợng trƣng trong thơ Pháp. Nối tiếp nguồn thơ Baudelaire có
một thế hệ đơng đảo các nhà tài năng nhƣ Stéphane Mallarmé (1842 – 1898),
Paul Verlaine (1844 – 1896), Arthur Rimbaud (1855 – 1891), Henri de
Réginier (1864 -1936), Paul Valéry (1871 -1945) ... khai thác, phát triển, bổ
sung thành một khuynh hƣớng nghệ thuật chủ đạo của thơ Pháp và châu Âu
nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa tƣợng trƣng ra đời và phát triển trên cơ sở vừa tiếp thu vừa
phủ định thơ lãng mạn và thơ của của phái Thi sơn. Thơ lãng mạn có nhiều ƣu
thế trong việc biểu hiện cái tơi nội cảm, nó đƣa lại một thế giới nội tâm đầy
cảm xúc sống động, đậm màu sắc cá tính. Nhƣng các nhà thơ tƣợng trƣng
không tán thành với cách miêu tả trực tiếp quá rõ ràng của các nhà thơ lãng
mạn, họ muốn tìm đến hình thức tinh tế, hàm súc hơn nhƣ khơi gợi, ám thị để
đánh thức mĩ cảm ngƣời đọc. Đối với thơ của phái Thi sơn, các nhà thơ
tƣợng trƣng cũng khơng đồng tình với chủ trƣơng xu hƣớng vô ngã và tả thực
trong thơ. Họ cho rằng thơ phải gần với âm nhạc hơn là điêu khắc hay hội
11


họa, thơ phải “cảm nhận đƣợc cái bí ẩn, mơ hồ” chứ khơng phải mơ tả đƣờng
nét, hình dáng của sự vật. Mặc dù có những quan điểm khác với các nhà thơ
lãng mạn và các nhà thơ phái Thi sơn nhƣng các nhà thơ tƣợng trƣng vừa kế
thừa vừa cách tân thành tựu của cả hai khuynh hƣớng để có thêm những cống
hiến mới mẻ, độc đáo mở ra thời kỳ của thơ ca hiện đại.
Với những ƣu thế trong nhận thức con ngƣời và đời sống trong chiều sâu

vốn có, với tiềm năng thẩm mĩ phong phú, chủ nghĩa tƣợng trƣng phát triển
thành trào lƣu ở Pháp và nhanh chóng trở thành khuynh hƣớng nghệ thuật chủ
đạo ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và mở rộng dần ra các
châu lục, đến cả các nền văn học châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam.
1.1.2. Nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa tượng trưng
Mỗi trào lƣu, trƣờng phái nghệ thuật thƣờng có những tun ngơn của
mình. Chủ nghĩa tƣợng trƣng cũng có tuyên ngôn do nhà thơ Jean Moréas viết
công bố trên tờ Le Figaro ra ngày 18/9/1886. Tuy nhiên trƣớc đó đã có những
lời “tun ngơn” khá độc đáo của nhà thơ Baudelaire dƣới hình thức một thi
phẩm: Tương hợp (Correspondances) in trong tập thơ Những bông hoa Ác
(Les Fleurs du Mal). Tiếp theo là bài Tựa của Mallarmé viết cho cuốn Luận
về ngôn từ (Traité du verbe) của René Ghil, Nghệ thuật thơ (Art poestique)
của Verlaine …đã thể hiện khá tập trung quan niệm nghệ thuật của các nhà
thơ tƣợng trƣng.
- Trƣớc hết qua Tuyên ngôn thơ tượng trưng, Jean Moréas thể hiện thái độ
khƣớc từ một số nguyên tắc sáng tạo của chủ nghĩa lãng mạn và phái Thi sơn:
“Phải chống lại sự dạy đời, sự huênh hoang lớn tiếng, chống lại thương cảm
giả dối, sự miêu tả khách quan”. Các nhà thơ tƣợng trƣng khơng hài lịng với
lối thơ mô tả sự vật một cách hời hợt bên ngồi, mà cho rằng thế giới xung
quanh chúng ta ln chứa đựng những điều bí ẩn kì diệu, thơ có khả năng và
quyền lực để chiếm lĩnh và biểu hiện nó. Nhà thơ Baudelaire là ngƣời ý thức
đầy đủ về bản chất khám phá và sáng tạo của thơ, từ đó định hƣớng phát triển
12


cho một thời đại thơ với những sáng tạo mới. Ông cho rằng, chức năng thơ
không phải sự bộc bạch những trạng thái cảm xúc thông thƣờng mà phải
hƣớng đến thể hiện những tri thức huyền nhiệm và chỉ có thơ mới diễn đạt
đƣợc. Thơ là sự cố gắng thể hiện một thế giới mới nằm ẩn dấu sau thế giới

hiện thực, một thế giới khơng giống nhƣ nó hiện hữu, mà ở chỗ nó lộ ra bằng
những loại suy bất ngờ giữa những cảm giác và trong sự tƣơng hợp sâu xa
giữa cái có thể nhìn thấy, cảm tính và cái tinh thần ẩn dấu bên trong. Ông viết
bài thơ Tương hợp để bày tỏ quan niệm đó:
Kìa Tạo vật, ngơi đền với hàng hàng cột sống
Thống lọt ra những tiếng nói u huyền:
Người qua đó giữa hàng cây biểu tượng
Ln nhìn người với ánh mắt thân quen.
Như bao tiếng vang dài từ phương xa cộng hưởng
Thành một nỗi niềm chung nhất thâm sâu
Rộng như bóng đêm, hịa như ánh sáng
Hương, sắc, thanh cùng lặng lẽ tương giao.
Có mùi thơm mát như da thịt trẻ con
Êm như tiếng tiêu, xanh như đồng cỏ,
Và những mùi thanh hôi, phong phú, dập dồn
Ơm cái mênh mơng của những gì vơ tận
Như long diên, an tức, xạ, trầm
Ca những phút cảm hoài của tâm trí, giác quan.
Trần Mai Châu dịch
(Thơ Pháp thế kỷ XIX – Nhà xuất bản Trẻ, 1997)
Có thể coi đây là bản tun ngơn nghệ thuật vì với thi phẩm này,
Baudelaire đã xác lập đƣợc một cách nhìn mới mẻ về thế giới và về thiên
chức của nhà thơ. Theo cách nhìn ấy, thế giới là một thể thống nhất, vừa bình
dị vừa thiêng liêng, vừa rõ ràng vừa huyền bí, thẳm sâu vơ tận, phong phú
sống động. Đó là một thế giới đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị hiện lên trong
13


những mối liên hệ gắn bó, tương giao tương hợp với nhau. Đây khơng phải là
thế giới đƣợc nhìn thấy mà là thế giới đƣợc cảm nhận bằng tất cả các giác

quan, là thế giới đƣợc nhận ra bằng tâm hồn tinh tế, bằng trực cảm tâm linh
huyền diệu của thi nhân. Từ thế giới đƣợc nhận ra sống động, bất ngờ và thú
vị ấy, ngƣời khai sinh của trƣờng phái tƣợng trƣng đề xuất cách nhìn mới về
thế giới trong tính thống nhất tƣơng hợp: thế giới hữu hình và thế giới vơ hình
tƣơng thơng tƣơng giao trong thể thống nhất. Cũng từ cách nhìn này, quan
niệm về bản chất và chức năng của thơ cũng thay đổi. Thơ không chỉ miêu tả
và bộc lộ cảm xúc về cái quan sát đƣợc mà là khám phá cái mơ hồ, vơ hình, bí
ẩn của thế giới, khám phá thế giới vơ hình trong thế giới hữu hình. Khám phá
và diễn đạt sự bí ẩn sâu xa của thế giới là mục đích và bản chất của thơ tƣợng
trƣng. Nhƣ vậy viễn cảnh chân trời khám phá của thơ đƣợc mở ra vơ tận, bởi
cái vơ hình, bí ẩn là vơ biên, sự trải nghiệm của cá nhân là quá nhỏ trƣớc bao
la của thế giới. Nhìn chung thơ tƣợng trƣng từ Baudelaire đến Rimbaud,
Mallarmé... phản ánh niềm say mê thám hiểm thế giới mới và những sự tìm
kiếm khơng mệt mỏi những giá trị nghệ thuật, cách biểu hiện theo hƣớng hiện
đại.
Trong hành trình khám phá thế giới, nhà thơ Baudelaire đã phát hiện ra
sự tương hợp của những phƣơng diện khác nhau: Hƣơng thơm, màu sắc, âm
thanh tƣơng hợp với nhau. Từ sự tƣơng hợp kỳ diệu đó, nhà thơ nhận ra sự
tương thông của các giác quan: nhà thơ nhìn thấy mùi hƣơng của da thịt, nghe
đƣợc sự dịu dàng của tiếng kèn, cảm nhận đƣợc bao hƣơng sắc của thế giới vô
biên bằng những rung cảm tâm hồn và tâm trí. Khi sự hịa âm của đời sống
ngân lên trong tâm hồn thi nhân nó sẽ địi hỏi hỏi đƣợc viết ra bằng chỉnh thể
nghệ thuật ngôn từ. Các nhà thơ tƣợng trƣng quan niệm, nghệ thuật khơng
phản ánh thế giới của hiện tƣợng bề ngồi nhìn thấy mà là một thế giới siêu
tƣởng, một thế giới mơ hồ của sự tƣơng hợp giữa ánh sáng, màu sắc, âm
thanh, mùi vị. Chủ thể tiếp nhận thơ tƣợng trƣng cùng một lúc có thể cảm
nhận tổng hịa thế giới bằng tất cả các giác quan trong trạng thái tƣơng ứng,
14



tƣơng thơng. Họ xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là biểu
trƣng cho một thế giới mà ta không thấy đƣợc. Nhà thơ sáng tạo ra một thế
giới đầy biểu tƣợng, có sức ám gợi, tạo nên nhiều liên tƣởng, tƣởng tƣợng,
giúp ngƣời đọc cảm nhận đƣợc thế giới bề sâu huyền bí.
Sử dụng biểu tượng không phải là độc quyền của các nhà thơ tƣợng
trƣng nhƣng chƣa bao giờ sáng tạo biểu tƣợng lại đƣợc đề cao và trở thành
một phƣơng tiện nghệ thuật hữu hiệu trong việc khám phá cái vơ hình và bí
ẩn của thế giới nhƣ vậy. Nhờ tạo nên “khu rừng biểu tƣợng” giàu ẩn ý mà thơ
tƣợng trƣng tạo ra đƣợc sức gợi cảm và ám ảnh đầy ma lực. Chính điều này
đã tạo cho thơ tƣợng trƣng những khả năng biểu hiện mới, những vẻ đẹp
quyến rũ thú vị mà thơ ca trƣớc đó khơng thể có đƣợc. Đi xa hơn cả
Baudelaire trong việc khám phá thế giới tƣơng giao bí ẩn, Rimbaud đề cao
trực giác và năng lực liên tƣởng của nhà thơ.
Nhà thơ tƣợng trƣng nhận thức thế giới bằng trực giác, chỉ có trực
giác mới giúp họ nắm bắt đƣợc cái vơ hình, mới ứng cảm đƣợc thế giới đích
thực mà ngƣời khác khơng nhìn thấy. Thế giới trong thơ tƣợng trƣng là thế
giới đƣợc phát hiện ra một cách bất chợt, bất ngờ bằng trực giác của thi nhân.
Đó là thế giới của thực thể, thế giới sâu thẳm, thiêng liêng, vô tận mà điều bí
ẩn bên trong đƣợc hiện ra một cách bất ngờ. Nhờ cách nhìn thế giới trong tính
phức hợp, đa diện, phát hiện cái bí ẩn trong cái hiện hữu, tìm ra mối liên hệ
giữa cái vơ hình và cái hữu hình mà thơ tƣợng trƣng đã là đem lại những sáng
tạo mới mẻ, đƣa con ngƣời phiêu du đến miền bí ẩn và phƣơng trời màu
nhiệm xa xơi. Đây cũng là đặc điểm tạo nên sự khác nhau giữa thơ lãng mạn
và thơ tƣợng trƣng: “Thơ lãng mạn là sự thổ lộ của trái tim, của khát vọng
giải phóng, khẳng định cá tính, lý tƣởng. Cịn thơ tƣợng trƣng là tiếng nói của
thế giới, là khát vọng tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế
giới, các hiện tƣợng tâm linh của con ngƣời, của thế giới cảm giác và vô
thức” [30, Tr 73]

15



Các nhà thơ tƣợng trƣng đặc biệt đề cao tính nhạc. Với Thi nghệ (Art
poétique), Paul Verlaine bổ sung vào tun ngơn thơ tƣợng trƣng từ phƣơng
diện tính nhạc:
Trước hết thơ cần có nhạc,
Nhịp nhàng câu đẹp lẻ chân,
Khơng nặng nề, không áp đặt,
Mơ hồ tan giữa không gian.
Theo các nhà thơ tƣợng trƣng, thơ không cần mô tả, kể lể mà ám thị,
muốn ám thị thơ cần âm nhạc, làm cho độc giả nghe bài thơ nhƣ ngƣời nghe
âm nhạc. Nhạc điệu đƣa lại cho thơ bƣớc chân nhẹ nhàng, đôi cánh bay bổng,
nhạc điệu gợi lên cái mơ hồ, hƣ thực trong không gian, gợi lên “hƣơng trời
thoảng nhẹ”; thơ sẽ nhờ âm thanh của ngôn từ gợi lên những sắc thái tinh tế
nhất của tâm trạng. Họ muốn biến bài thơ thành một thứ nhạc điệu chiêu hồn,
gợi lên những giấc mơ kì lạ, nhƣ một điệu đàn âm vang từ nơi rừng thẳm xa
xôi. Bài thơ sẽ dẫn con ngƣời đi tới một nơi xa lạ không giống với xã hội thi
sĩ đang sống, đi tới nơi ngự trị của ý niệm nguyên sơ.
Bàn về tính nhạc trong thơ, thực chất là nói đến khả năng tạo nên
những cấu trúc, tổ hợp âm thanh dựa trên đặc tính âm học của lời, của ngơn
ngữ. Thơ là một thể loại văn học gần với âm nhạc, nhạc điệu là năng lƣợng
của câu thơ. Thesodore de Banville (1823 – 1891) đã từng khẳng định: “Thơ
vừa là nhạc, là họa, là tạc tượng, là hùng biện, thơ phải làm vui tai thích chí,
tỏ rõ được âm thanh, bắt chước được màu sắc, khiến cho trơng thấy mọi vật
và kích thích ở ta những rung động…”[15, tr 353]. Tổ chức thế giới nghệ
thuật dựa trên đặc tính âm học của ngơn ngữ, lời thơ là một khía cạnh quan
trọng của tƣ duy thơ. Ý tình trong nội giới của thi nhân phát triển đến một
giới hạn nhất định, đẩy chủ thể vào trạng thái bị dồn ép, phấn khích khơng thể
không giải tỏa. Tuy nhiên, sự ký thác các mã tâm hồn vào hệ thống ký hiệu
nào luôn làm bận lòng tất cả các thi sĩ. Nhạc điệu là đặc trƣng của thơ nhƣng

vấn đề cơ bản ở đây là quan niệm về nhạc điệu trong việc thể hiện thế giới
16


tâm hồn và ngoại cảnh. Các nhà tƣợng trƣng Pháp thế kỷ XIX đã đề cao âm
nhạc nhƣ là con đƣờng để đạt tới thơ tƣợng trƣng thuần túy. Thơ có lúc đƣợc
xem nhƣ là sự giao thoa giữa âm thanh và ý nghĩa. Mallarmé còn táo bạo hơn
khi “liên kết những từ mà sức mạnh gợi cảm không đƣợc sinh ra từ ý nghĩa
mà lại chỉ từ sự rung động của âm thanh” [5, tr 108]. Chính hiệu quả về mặt
âm thanh mà thơ khẳng định đƣợc tƣ cách loại hình của mình trong tƣơng
quan với các loại hình khác. Sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa là cơ chế
“phối dàn nhạc” làm nên “âm nhạc” trong thơ. Đây chính là điều R. Wellek
và A. Warren lƣu ý trong cơng trình Lý luận văn học của mình. Khái niệm
“Âm nhạc” mà Verlaine đƣa ra hƣớng tới thao tác “phối dàn nhạc” trong thơ
hơn là “tính âm nhạc” của thơ. Bởi lẽ, thi ca không thể cạnh tranh đƣợc với
âm nhạc trên phƣơng diện “tính âm nhạc”. R. Wellek và A. Warren quả
quyết: “Các ý định của các nhà thơ lãng mạn và các nhà tƣợng trƣng chủ
nghĩa muốn đồng nhất thơ ca với bài hát hay âm nhạc - là một thủ thuật ẩn
dụ” [26, tr 279]. Nhƣ vậy, đối với thơ tƣợng trƣng, nhạc là một siêu biểu
tƣợng. “Sự phối dàn nhạc” chỉ có thể trở thành hiện tƣợng nghệ thuật khi nó có
ý nghĩa và đặt trong ngữ cảnh nhất định. Từ một vài phác thảo trên chúng tơi
nhận ra rằng kiến tạo nhạc tính trong thơ là một quan niệm nghệ thuật đƣợc
chuyển hóa vào thao tác, nhƣ biểu tƣợng có tính “thủ pháp” của loại hình, nhất là
đối với thơ tƣợng trƣng. Ngƣời có ảnh hƣởng trực tiếp đến các nhà thơ tƣợng
trƣng Pháp là Edgar Allan Poe rất coi trọng nhạc điệu trong thơ. Ơng quan niệm:
“Âm nhạc khơng có ý tƣởng chỉ đơn thuần là âm nhạc, còn ý tƣởng mà khơng có
âm nhạc thì chỉ là văn xi” [23]. Với ông, âm nhạc là yếu tố làm nên đặc trƣng
của thơ, âm nhạc giúp thơ bay bổng đến chân trời thơ mộng, tạo cho thơ bầu sinh
quyển tinh khiết. Thơ Edgar Allan Poe rất giàu nhạc tính, ơng làm cho âm thanh
và ý nghĩa cộng hƣởng với nhau bằng những từ tƣợng thanh và phép điệp từ.

Khuynh hƣớng đề cao tính nhạc khơng chỉ thể hiện ở quan niệm nghệ
thuật mà còn thể hiện rõ nét trong thực tiễn sáng tạo thơ của Baudelaire,
Verlaine. Các tập thơ Những bài thơ sao Thổ (1866), Tình ca khơng lời (1874)
17


của Verlaine tràn đầy nhạc tính, với kĩ thuật tạo nhạc tính tuyệt vời, ơng đã đƣa
lại những gia điệu buồn, thấm đọng trong tâm hồn ngƣời.
Ngôn từ thơ tƣợng trƣng là sản phẩm của hành trình kiếm tìm những tri
thức mới, kiểu diễn ngôn mới. Cái mà các nhà thơ tƣợng trƣng muốn khám
phá là thế giới bên trong, cái thế giới vơ hình, bí ẩn ấy khơng dễ nói bằng
ngơn ngữ duy lí thơng thƣờng. Vì vậy, họ phải tạo những từ ngữ mới hoặc cấp
cho từ những ý nghĩa mới. Thơ tƣợng trƣng dùng biểu tƣợng nhƣ là một cấu
tạo hình tƣợng đặc biệt để chống lại lối miêu tả và biểu lộ tình cảm trực tiếp
của chủ nghĩa lãng mạn. Nói cách khác, chủ nghĩa tƣợng trƣng tơn trọng điều
bí ẩn của thơ. Họ dùng ngơn từ để ám gợi, dùng biểu tƣợng nhƣ là một
phƣơng tiện biểu hiện cơ bản. Họ triệt để vận dụng mọi biện pháp nghệ thuật
ngôn từ để thức gợi những liên tƣởng độc đáo, hữu hình hóa cái vơ hình, tạo
lập quan hệ giữa cái bình thƣờng và cái bí ẩn. Các nhà thơ tƣợng trƣng đã cố
gắng tìm kiếm “một thứ ngôn ngữ đặc biệt, phổ biến, là linh hồn đối với linh
hồn, thu gom đƣợc tất cả mùi hƣơng, âm thanh, màu sắc” [3, tr 396]. Những
nỗ lực của họ đã tìm ra một lối viết hiện đại, là “thiết lập một lời nói đầy
những lỗ hổng và đầy ánh sáng, đầy những trống vắng và những ký hiệu siêu
dinh dƣỡng, không báo trƣớc cũng chẳng liên tục về ý đồ và do đó đối lập với
chức năng xã hội của hành ngôn cho đến nỗi chỉ cần dùng một lời nói đứt
đoạn cũng đủ mở đƣờng cho mọi thứ Siêu nhiên” [25, tr 86]. Với các tác giả
tƣợng trƣng, sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật diễn ra trong lịng ngơn ngữ thơ:
những sự “tƣơng hợp” của Baudelaire hay “thuật luyện đan về ngôn từ” của
Rimbaud, triết luận ngôn ngữ của Mallarmé hay “chủ nghĩa ấn tƣợng” về từ
vựng hoặc ngữ pháp ở Verlaine, Mallarmé đều tạo nên tiếng nói mới, một loại

hình thơ mới. Có lẽ vì thế nhiều ngƣời cho rằng, thơ tƣợng trƣng là cuộc nổi
loạn ngơn từ, nó đấu tranh chống lại ngơn từ cổ điển bị dẫn dắt, lôi cuốn, sắp
xếp theo một nghi thức cũ của nghệ thuật biểu đạt. Trong hành trình “nổi
loạn” ấy nó đã vƣơn tới chân trời sáng tạo, mở ra thời đại mới cho thơ nhân
loại.
18


Chủ nghĩa tƣợng trƣng bắt đầu từ những sáng thơ, rồi nhanh chóng mở
rộng sang các thể loại văn học khác nhƣ tiểu thuyết, kịch, các loại hình nghệ
thuật khác nhƣ kiến trúc, hội họa …và trở thành hiện tƣợng nghệ thuật mang
tính quốc tế. Khởi đầu từ nƣớc Pháp, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX,
chủ nghĩa tƣợng trƣng lan tỏa ra các nƣớc châu Âu, châu Mỹ, châu Á với
nhiều màu sắc đa dạng. Dù khơng ít những cực đoan trong quan niệm về bản
chất của văn học về đặc trƣng của thơ nhƣng nhìn chung chủ nghĩa tƣợng
trƣng là một tìm tịi, sáng tạo mới trong hành trình nghệ thuật nhân loại, nó
đƣa lại một cách nhìn mới thế giới và mở đầu cho các khuynh hƣớng hiện đại
trong văn học thế kỷ XX.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Dấu ấn của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Thanh Thảo
Trƣởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, Thanh Thảo đƣợc
đánh giá là một “giọng điệu lạ” ngay từ những ngày đầu cầm bút. Bản thân
anh lại say mê nghiên cứu lí thuyết của trào lƣu văn học nghệ thuật phƣơng
Tây, cũng nhƣ ln có ý thức đổi mới nghệ thuật một cách sâu sắc. Khi trao
đổi về sự ảnh hƣởng của văn học nghệ thuật phƣơng Tây trong q trình hiện
đại hóa văn học nghệ thuật Việt Nam, Thanh Thảo cho rằng “tính hiện đại”
không chỉ do “những kĩ thuật thơ phương Tây” mang đến, “mà còn đến từ sự
chi phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn nén,
tích chứa, u mặc, phẳng lặng và sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm hồn
thơ Việt. Và cái chính là phải qua ngơn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ”

(Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả - Thanh Thảo). Với quan điểm
khách quan này, dù khơng có ý định trở thành một nhà thơ tƣợng trƣng,
Thanh Thảo vẫn tiếp nhận tự nhiên và đầy sáng tạo những thành tựu của chủ
nghĩa tƣợng trƣng trong văn học phƣơng Tây để làm nên một cõi thơ mình rất
riêng, rất lạ…
Quả thực có thể nói, Thanh Thảo là nhà thơ tƣợng trƣng khi anh có
những ám ảnh kỳ lạ, huyền bí, ảo diệu….gây nên sự sùng bái hay khiếp sợ về
19


×